Đã hơn 5 năm nay, Cồn Dầu trở thành cái tên đã quá quen thuộc
với nhiều sự kiện nóng bỏng. Cồn Dầu được người ta biết đến với bao đau thương,
tang tóc, với bao tiếng khóc than kêu cứu của người dân nơi đây. Giờ đây, nhìn
về Cồn Dầu thấy quả đúng như câu thơ trong bài thơ Chạy Giặc của nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu: “Mất tổ bầy chim dáo dác bay”. Bài thơ được sáng tác khi
thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta. Nhưng giờ nó lại đúng khi nói về Cồn
Dầu, chỉ khác rằng, giờ đây kẻ khiến bà con mất nơi chôn rau cắt rốn lại chính
là chính quyền Việt Nam, với lý do "vì lợi ích cộng đồng".
Cồn Dầu là một xứ đạo nằm ở ngoại thành Đà Nẵng, đã có tuổi đời trên 80 năm, đã trở thành một di sản văn hóa cần được bảo tồn. Bà Farida Shaheed, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền Văn Hóa, trong lần đến thăm Cồn Dầu vào tháng 11.2013 đã lưu ý rằng: “Làng Cồn Dầu là quê hương của một cộng đồng nhỏ theo đạo Công giáo, và nghĩa trang Cồn Dầu là một địa điểm bảo tồn văn hóa". Bà nói những vụ cưỡng chế đất đai, phá hủy nhà cửa tại đây đã gây gián đoạn cho đời sống tôn giáo và văn hóa của cộng đồng, và phải được lập tức đình chỉ. Bà cũng nói thêm khi trả lời phỏng vấn RFA: “Theo tôi khi người dân bị bắt buộc phải rời bỏ vùng đất nơi mà họ đã sinh sống nhiều năm thì nó luôn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của họ vì mảnh đất và cuộc đời họ gắn kết lẫn nhau dù đó là ở đâu, ở cộng đồng nào. Trong trường hợp này, đây là cộng đồng đã sinh sống hơn 1 thế kỷ tại đó. Họ đã sống ở đó rất lâu và đời sống văn hóa của họ gắn kết với xứ đạo của họ. Bây giờ, nơi chôn cất của họ vốn là một biểu tượng trong đời sống văn hóa tôn giáo của họ đã bị dời đi. Theo tôi đây là một vấn đề khi kế hoạch di dời không được bàn thảo thỏa đáng với người dân, những người đã sinh sống ở đó rất lâu. Dù là họ có được chứng nhận có chủ quyền ở đó hay không thì họ cũng cần phải được tham khảo ý kiến khi có những thay đổi lớn như vậy”. Hơn 70 năm, trải qua bao thế hệ Cồn Dầu sống trong yên bình, và cho đến cái năm định mệnh 2007 ngôi làng nhỏ ấy bị lọt vào tầm ngắm của công ty tư nhân Sun Land, họ muốn thuê để xây khu nhà nghỉ sinh thái tại đây. Chính quyền Đà Nẵng đã giao đất cho công ty này, bắt người dân Cồn Dầu phải di dời với giá đền bù rất thấp (250.000 VND/m2) và phải tái định cư ở một nơi xa xôi.
Cồn Dầu là một xứ đạo nằm ở ngoại thành Đà Nẵng, đã có tuổi đời trên 80 năm, đã trở thành một di sản văn hóa cần được bảo tồn. Bà Farida Shaheed, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền Văn Hóa, trong lần đến thăm Cồn Dầu vào tháng 11.2013 đã lưu ý rằng: “Làng Cồn Dầu là quê hương của một cộng đồng nhỏ theo đạo Công giáo, và nghĩa trang Cồn Dầu là một địa điểm bảo tồn văn hóa". Bà nói những vụ cưỡng chế đất đai, phá hủy nhà cửa tại đây đã gây gián đoạn cho đời sống tôn giáo và văn hóa của cộng đồng, và phải được lập tức đình chỉ. Bà cũng nói thêm khi trả lời phỏng vấn RFA: “Theo tôi khi người dân bị bắt buộc phải rời bỏ vùng đất nơi mà họ đã sinh sống nhiều năm thì nó luôn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của họ vì mảnh đất và cuộc đời họ gắn kết lẫn nhau dù đó là ở đâu, ở cộng đồng nào. Trong trường hợp này, đây là cộng đồng đã sinh sống hơn 1 thế kỷ tại đó. Họ đã sống ở đó rất lâu và đời sống văn hóa của họ gắn kết với xứ đạo của họ. Bây giờ, nơi chôn cất của họ vốn là một biểu tượng trong đời sống văn hóa tôn giáo của họ đã bị dời đi. Theo tôi đây là một vấn đề khi kế hoạch di dời không được bàn thảo thỏa đáng với người dân, những người đã sinh sống ở đó rất lâu. Dù là họ có được chứng nhận có chủ quyền ở đó hay không thì họ cũng cần phải được tham khảo ý kiến khi có những thay đổi lớn như vậy”. Hơn 70 năm, trải qua bao thế hệ Cồn Dầu sống trong yên bình, và cho đến cái năm định mệnh 2007 ngôi làng nhỏ ấy bị lọt vào tầm ngắm của công ty tư nhân Sun Land, họ muốn thuê để xây khu nhà nghỉ sinh thái tại đây. Chính quyền Đà Nẵng đã giao đất cho công ty này, bắt người dân Cồn Dầu phải di dời với giá đền bù rất thấp (250.000 VND/m2) và phải tái định cư ở một nơi xa xôi.
Trước tình cảnh đó người dân Cồn Dầu đã đồng loạt không đồng ý
và nhất quyết phản đối quyết định này. Bởi, xét về mặt tinh thần thì đây là nơi
chôn rau cắt rốn của người dân Cồn Dầu, đã bao thế hệ nối tiếp để từng ngày vun
đắp ngôi làng, họ đã hàng chục năm gắn bó với xứ đạo, không một ai muốn rời bỏ
ra đi. Mặt khác, xét về vấn đề vật chất thì việc đền bù cho người dân là không
thỏa đáng, nguyện vọng được tái định cư ở gần nhà thờ để sớm hôm kinh nguyện
cũng không được chấp nhận. Trước sự phản đối gay gắt của người dân, để đạt được
mục đích, nhà cầm quyền Đà Nẵng điều động lực lượng cảnh sát vũ trang thẳng tay
đàn áp và sách nhiễu người dân Cồn Dầu. Người dân nơi đây đã chịu bắt bớ tra
tấn, đổ máu,
thậm chí đã phải bỏ mạng.
Trước nhiều biến cố xảy ra như thế, đã có nhiều hộ gia đình chấp nhận để dời
đi, một số khác buộc phải lưu vong tị nạn tại Thái Lan, số còn lại vẫn kiên
quyết bám trụ để gìn giữ mảnh đất ấy.
Chính quyền Đà Nẵng cho rằng, việc phát triển
kinh tế, du lịch tại khu này sẽ làm cho nơi đây thay da đổi thịt, nâng cao đời
sống của người dân. Nhưng cho dù có lợi thì đó cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài, rồi
đây các tòa nhà cao tầng sẽ mọc lên, nhưng điều đó có thay đổi được gì cho
những người dân bị mất đất, bị chịu thiệt thòi, và người hưởng lợi từ cái thiệt
thòi đó là ai? Lại chính là những công ty đầu tư, lại là chính quyền. Rồi khi
xây lên những tòa nhà cao tầng đó thì đời sống của những người dân đã bị lấy
đất đó cũng lên theo chăng? Không bao giờ, những ngôi nhà cao tầng kia cũng chỉ
để dành cho những kẻ có quyền, có tiền. Thử hỏi rằng những điều đó có xứng đáng
để cái giá phải trả là san bằng các giá trị văn hóa lâu đời, là sự chia cắt
người dân với mảnh đất chôn rau cắt rốn của họ, là sự thiệt thòi với cái giá rẻ
mạt cho người dân? Đây mà được gọi là một đất nước của dân, do dân và vì dân
chăng?
Cồn Dầu trong một lần bị trấn áp
Sự việc cứ kéo dài suốt năm này qua năm khác,
người dân Cồn Dầu vẫn từng ngày sống trong thấp thỏm lo âu, sợ sệt. Có lẽ rằng,
trong tâm thức họ chưa bao giờ quên được những lần đàn áp đẫm máu, những cú đòn
giáng xuống không thương tiếc, những cái chết oan uổng của người thân, họ không
biết kêu vào đâu, không biết bám vào ai, những người nông dân quanh năm chỉ
biết lam lũ với ruộng đồng giờ đây đang chới với. Mặc dù vậy, nhưng với quyết
tâm giữ đất tới cùng, vào cuối năm 2013 dân oan Cồn Dầu đã ra Hà Nội để khiếu
kiện, nhưng nhà cầm quyền lại dùng chiêu trò đùn đẩy để rồi không giải quyết
nguyện vọng của họ. Vậy là tất cả mọi nỗ lực đều tan biến trong vô vọng. Mặc
cho những nguyện vọng của người dân, nhà cầm quyền vẫn đặt mục tiêu “san bằng”
Cồn Dầu trong năm 2014.
Suốt gần 5 năm nhà cầm quyền đánh phá Cồn Dầu,
đó cũng là thời gian mà giáo dân Cồn Dầu sống trong đau thương tang tóc và sự
kiên cường bám trụ, nhưng cuối cùng với thế lực và cái quyền nằm trong tay, nhà
cầm quyền đã từng ngày san bằng từng ngôi nhà của người dân Cồn Dầu trong những
tiếng nấc nghẹn ngào của họ. Cho đến giờ phút này lại thêm một người dân Cồn
Dầu nữa bị đột quỵ vì tức tưởi. Giờ đây, lần lượt từng gia đình dân oan Cồn Dầu
bị cưỡng chế, với chút hy vọng mỏng manh cuối cùng họ đã lên đường ra thủ đô Hà
Nội chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất để kêu oan cho mình.
Cồn Dầu bị san bằng
Dân khiếu kiện thì vẫn khiếu kiện, còn nhà cầm quyền vẫn thẳng tay cưỡng chế.
Trong tháng 3 nhà cầm quyền đã thi hành cưỡng chế một số nhà, và tiếp tục cưỡng
chế với mục tiêu sẽ hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm 2014, các hộ gia đình
lần lượt mất hết nhà cửa. Nỗi lo âu mà lâu nay bà con vẫn thấp thỏm giờ đây
cũng đã đến, những con mãnh thú thèm mồi đã chờ đợi suốt bao năm qua chỉ chực
thời điểm này để lao vào vồ con mồi trong sung sướng.
Vậy là một ngôi làng yên ổn bỗng chốc bị san
bằng, kẻ quyền thế chễm chệ no nê cười khẩy, còn dân đen vẫn mãi lầm than, từ
những người dân bình thường bỗng chốc trở thành những người vô gia cư đội đơn
khiếu kiện, giờ đây người dân Cồn Dầu không khác nào đàn chim mất tổ. Thật tài
tình, chỉ với một cái lật bàn tay của chính quyền đã phù phép cho kẻ giàu trở
nên giàu thêm còn kẻ nghèo lại trở nên tay không trắng tay. Vậy ai sẽ giúp
những người dân khốn cùng ấy, không ai khác ngoài chúng ta, chỉ có người dân
mới có thể giúp người dân, không thể trông chờ vào chính quyền này được nữa,
tất cả chúng ta đều là nạn nhân của chế độ này. Tha thiết kêu gọi tất cả mọi
người ra tay hỗ trợ giúp đỡ dân oan Cồn Dầu bằng cách này hay cách khác trong
nỗ lực đấu tranh, khiếu kiện đòi quyền lợi cho mình.
Hình ảnh khiếu nại và người dân khiếu kiện tại Hà Nội |
No comments:
Post a Comment