1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Theo các tác giả Trần Văn Đôn trong Việt Nam Nhân Chứng, Frank Snepp trong Decent Interval và Oliver Tood trong Cruel Avril thì hồi 10 giờ sáng ngày 24-4-75, qua sự trung gian của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm,Tổng Thống Trần Văn Hương đã đến gặp cựu Đại Tướng Dương Văn Minh tại tư gia của Đại Tướng Khiêm trong cư xá sĩ quan tại Bộ Tổng Tham Mưu gần phi trường Tân Sơn Nhứt.
Theo các tác giả Trần Văn Đôn trong Việt Nam Nhân Chứng, Frank Snepp trong Decent Interval và Oliver Tood trong Cruel Avril thì hồi 10 giờ sáng ngày 24-4-75, qua sự trung gian của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm,Tổng Thống Trần Văn Hương đã đến gặp cựu Đại Tướng Dương Văn Minh tại tư gia của Đại Tướng Khiêm trong cư xá sĩ quan tại Bộ Tổng Tham Mưu gần phi trường Tân Sơn Nhứt.
Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu sĩ quan tùy viên
của Tổng Thống Trân Văn Hương lại cho người viết biết rằng Cụ Hương không muốn
gặp ông Minh ở dinh độc Lập cũng như tại Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lý, Cụ
cũng không muốn gặp ông Minh tại tư gia của ông Minh trên đường Hồng Thập Tự
như ông Minh muốn, do đó Cụ đã nhờ Đại Tướng Trần Thiện Khiêm sắp đặt cuộc gặp
gở nầy. Cụ Hương cũng không muốn việc nầy tiết lộ ra ngoài, do đó Cụ đã dùng
trực thăng bay từ Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lý đến Bộ Tổng Tham Mưu và
ngay cả hai người phi công cũng chỉ được lệnh bay lên Tổng Tham Mưu sau khi Cụ
lên phi cơ.
Trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Quốc
Hội ngày 26 tháng 4 năm 1975, TT Trần Văn Hương có nói rằng: “Trong các cuộc gặp gỡ
tại tư thất của người bạn chung – bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước,
không thể mời Đại Tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể
tự mình tới nhà Đại Tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà
một người bạn chung”
Trong cuộc tiếp xúc nầy, TT Trần Văn Hương đã
yêu cầu Tướng Minh nhận chức thủ tướng toàn quyền để thương thuyết với phe Cộng
sản theo đề nghị của Đại sứ Pháp . TT Trần Văn Hương đã nói với Lưỡng Viện quốc
Hội về việc gặp gỡ Tướng Dương Văn Minh rằng:
“Người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để
thương thuyết, vậy thì xin Anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm đã qua, mọi sự không
tốt đẹp đã xảy ra, xin Anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước.
Xin Anh chấp nhận cái ghế thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phe bên kia”
Tuy nhiên Tướng Minh đã cương quyết từ chối và
ngược lại ông đã yêu cầu Tổng Thống Hương từ chức, nhường chức vụ tổng thống
VNCH lại cho ông Minh để được toàn quyền nói chuyện với phe bên kia.
Cuộc tiếp xúc đó coi như là đã hoàn toàn thất
bại và Cụ Hương trở về Phủ Tổng Thống. Theo vị sĩ quan tùy viên của TT Trần Văn
Hương, đó là chuyến bay bằng trực thăng duy nhất kể từ khi Cụ nhận chức Tổng
Thống và chuyến bay khứ hồi chỉ mất khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ chứ Tổng Thống
Trần Văn Hương không có “bay vòng vòng khắp Sài Gòn – Chợ Lớn” như một vài
người đã đồn đại sau nầy. (ghi chú: Phỏng vấn cựu Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan
tùy viên của TT Trần Văn Hương)
Trong cuốn “Cuộc
Đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam”, ông Nguyễn Mạnh Tri, một trong những tác
giả cuốn sách nầy đã được cựu TT Nghuyễn Văn Thiệu dành cho một cuộc phỏng vấn
tại San Jose ngày 22-10-2000. Trong cuộc phỏng vấn nầy, cựu TT Thiệu có nói như
sau về việc ông bàn giao chức vụ tổng thống VNCH cho Phó Tổng Thống Trần Văn
Hương:
“Khi tôi quyết định từ chức, tôi chỉ giao
quyền lại cho Cụ Hương mặc dù tôi có nghe nói ông Dương Văn Minh muốn thay thế
Cụ Hương. Tôi từ chức là vì những lý do riệng của tôi và tôi nghĩ rằng đó là
quyết định tốt nhát cho đất nước trong tình thế khó khăn lúc ấy. Tôi quyết định
từ chức vì bổn phận bắt buộc tôi phải làm như vậy. Tôi tin rằng giao lại cho Cụ
Hương, chắc chắn Cụ
Hương sẽ không bao giờ chịu trao quyền lại cho Việt Cộng, họa chăng là VC vào
Dinh Độc Lập dí súng vào cổ ông. Ông thà chịu để địch bắt chớ không bao giờ kêu
gọi quân dân trao quyền cho bọn chúng” (*148: Nguyễn Mạnh Tri: “Cuộc đời của Tướng Nguyễn
Khoa Nam” do Hội Phát Huy Văn Hóa Việt Nam, Ann Arbor, Michigan xuất bản năm
2001)
Có lẽ sau ngày 21 tháng 4 năm 1975, ông Thiệu
là một trong số những người hiếm hoi ủng hộ cụ Trần Văn Hương. Ông Thiệu muốn
Cụ Trần Văn Hương ngồi ở ghế tổng thống vì muốn bảo vệ cho quyền lợi của cá
nhân của riêng ông, dù sao đi nữa thì Cụ Trần Văn Hương cũng không thể nào đối
xử “cạn tàu ráo máng” với ông Thiệu, còn các thế lực chính trị khác tại Sài gòn
thì gần như hầu hết đều chống lại việc
cụ Hương tiếp tục làm tổng thống. Trước hết là toà đại sứ Pháp vì giải pháp
của người Pháp là dùng lá bài Dương Văn Minh, toà đại sứ Mỹ thì như trên đã nói
chỉ muốn lo cho việc di tản ra khỏi Miền Nam và khoán trắng mọi sự sắp xếp cho
người Pháp, tuy nhiên riêng Đại sứ Graham Martin thì mong muốn Cụ Hương ngồi ở
ghế tổng thống thêm dăm ba ngày nữa để giữ cái bộ mặt hợp hiến của chế độ miền
Nam, cựu Đại tướng Dương Văn Minh thì chỉ muốn lên làm tổng thống ngay để có đủ
toàn quyền thương thuyết với “những người anh em bên kia” và cuối cùng là cựu
Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng trong chính
phủ Nguyễn Bá Cẩn cùng một số tướng tá thân cận của ông ta.
Theo lời của Trung tướng Trần Văn Đôn kể lại
trong “Việt Nam Nhân Chứng” thì ngay ngày hôm sau khi Cụ Hương
tuyên thệ nhậm chức, một số tướng lãnh như Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh
Quân đoàn III, chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tưlệnh Lữ đoàn III Thiết giáp đã
gọi điện thoại “khuyên” ông nên đứng ra lãnh nhiệm vụ thủ tướng. Đến ngày 25
tháng 4 thì cựu tổng thống Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc lập và trong buổi gặp
mặt này, ông Thiệu có nói với ông rằng “Ngoài
ông Minh ra, ông là người có thể nhận lãnh đựơc trách nhiệm này Tôi đã nghĩ đến
ông từ năm 1973 nhưng vì tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của
tôi nên không thể ngồi chung với họ, nếu chịu thương thuyết thì tôi đã mời ông
làm thủ tướng từ năm 1973 rồi”. ông Thiệu gọi điện thoại cho Cụ Hương và
“khuyên” Cụ rằng “Nếu
ông Dương Văn Minh không chịu làm thủ tướng toàn quyền thì Cụ tìm một người
khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Trần văn Đôn”
(*149 Trần Văn Đôn: sđd, trang 467)
Cũng theo lời Trẫn Văn Đôn thì đến 4 giờ 30
chiều 24 tháng 4, Tướng Khiêm gọi điện thoại cho ông Đôn biết là Tổng Thống
Trần Văn Hương sẽ chỉ định Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lãnh tụ Phong trào Quốc gia
Cấp tiến làm tân thủ tướng. Cụ Hương biết giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từ hồi thập
niên 1940 trước khi sang Pháp du học và Cụ rất quý trọng ông Huy. Sau đó ông
Đôn đến gặp Dương Văn Minh và ông Minh tha thiết yêu cầu ông Đôn giàn xếp thế
nào để cho Cụ Hương đồng ý giao quyền lại cho ông ta càng sớm chừng nào tốt
chừng đó để thương thuyết với phe bên kia.
Tướng Đôn nghĩ rằng nên có áp lực về phía quân
đội để Cụ Hương chấp nhận giải pháp này và ông ta đã điện thoại mời hai Đại
tướng Trần Thiện Khiêm và Cao Văn Viên đến nhà ông Dương Văn Minh, tuy nhiên cả
hai ông này không đến nhà ông Minh mà họ đến thẳng Dinh Độc Lập. Đại tướng
Khiêm vào nói chuyện với Cụ Hương, kế đó là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và sau đó
Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Văn Đôn cùng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên
trình bày về tình hình quân sự: vòng đai Sài Gòn đang bị thu hẹp, đạn dược
thiếu và tinh thần chiến đấu của binh sĩ quá sa sút.
Tổng thống Trần Văn Hương nói rằng ông chia xẻ
với số phận của anh em quân nhân tại chiến trường, ông sẽ sống chết với anh em
binh sĩ trong quân đội. Sau đó ông chỉ định Đại Tướng Cao Văn Viên làm Tổng Tư
Lệnh Quân lực VNCH, có nghiã là Tướng Cao Văn Viên có toàn quyền chỉ huy và
điều động quân đội, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hoà do chính ông
Thiệu nắm giữ. Đại tướng Cao Văn Viên phải miễn cưỡng nhận lời, tuy nhiên ông
yêu cầu TT Trần Văn Hương một điều, đó là “nếu
Tổng Thống phải giao quyền lại cbo Đại tướng Dương Văn Minh thì tôi xin Tổng
Thống cho tôi đựơc nghỉ dài bạn không lương vì tôi không thể làm việc dưới
quyền Dương Văn Minh”. Theo
lời Trần Văn Đôn thì Tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận lời yêu cầu này.
Trước khi ra về, ông Đôn còn nói thêm với Cụ Hương rằng “Xin Cụ nghiên cứu lại
vì phía bên kia bọ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi.” .
Tối hôm đó, ông Đôn đến nhà Dương Văn Minh thì
đã có sự hiện diện của Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền, Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu và ông
Brochand, cố vấn toà đại sứ Pháp. Ông Minh cho ông Đôn biết là Cụ Hương không
muốn từ chức, cố vấn Brochand tỏ ra thất vọng vì ông ta cho biết Hà Nội nhất
quyết không nói chuyện với bất cứ nhân vật nào ngoại trừ Dương Văn Minh. Ông
Đôn trấn an nhóm này và nói rằng “ông Hương mới lên mà ép buộc ông phải từ chức
thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn có hiến pháp và quốc hội”. Nghị sĩ
Nguyễn Văn Huyền đồng ý và sau đó thì cả ông Minh lẫn ông Vũ Văn Mẫu đều cho
rằng ông Hương cố trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận từ chức.
Lá Bài Trần Văn Đỗ?
Vào cuối tháng 4 năm 1975, sau khi ông Nguyên
Văn Thiệu từ chức, Tổng Thống Trần Văn Hương trong một tuần lễ ngắn ngủi kế
nhiệm chức vụ tổng thống theo hiến pháp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tìm người để thương thuyết với Bắc Việt ngõ hầu tìm được một giải pháp ít bi
thảm hơn cho miền Nam và cuối cùng đã phải “trao quyền” lại cho cựu Đại tướng
Dương Văn Minh, một người mà
hồi đó tại miền Nam người ta đồn rằng ông ta là người duy nhất có thể nói
chuyện được với Cộng sản Bắc Việt. Sau ngày 30 tháng 4 thì tất cả mọi người đều
thấy rõ điều đó không đúng sự thật vì trong hai ngày ngắn ngủi lên làm tổng
thống, Cộng sản không hề nói chuyện
với Dương Văn Minh và cũng không bao giờ có ý định nói chuyện với ông ta cả.
Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam
Cộng Hòa, sau khi hơn một nửa lãnh thổ bị rơi vào tay Cộng sản, vào khoảng cuối
tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, một số dư luận về phía ngoại quốc có đề cập
đến việc đã đến lúc miền Nam nên “nói chuyện” với Cộng sản Bắc Việt và tên tuổi
của Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cũng có được nhiều người nhắc nhở đến.
Trong một cuốn hồi ký được xuất bản vào năm
2003 ông Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa có cho
biết:
“Theo lời Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên thuật
lại với Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh (đăng trong Tạp chí Human Rigbts viết bằng Pháp)
văn) thì Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm nói rằng “không có một chính phủ ở một quốc
gia nào còn có thể đứng vững sau một sự sụp đổ kinh thiên động địa như vậy. Một
khi đất nước đã mất 14 tỉnh rồi mà không có một nhân vật nào từ chính phủ cho
tới Tổng Tham Mưu bị trừng phạt thì là một việc vô lý. Và Thủ Tướng Khiêm nói
ông ta xin tự nguyện làm “vật tế thần .”
“Từ Tổng Thống Thiệu cho đến Thủ Tướng Khiêm
và Phó Thủ Tướng Viên đều đồng ý là phải có một biện pháp gì mạnh hơn quyết
định sự cải tổ nội các. Sau đó, theo lời phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên thì Tổng
Thống Thiệu đọc lại tờ trình của thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trong đó có đoạn
đề cập đến giải pháp nếu cần có một tân nội các thì những nhân vật sau đây được
Thủ Tướng Khiêm đề nghị với Tổng Thống Thiệu:
1. Bác Sĩ Trần Văn Đỗ
2. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
3. Chủ tịch Thựơng nghị Viện Trần Văn Lắm
4. Chủ tịch Hạ nghị Viện Nguyễn Bá Cẩn ”
(*150: Nguyễn Bá Cẩn: Việt Nam Đất
Nước Tôi, tác giả xuất bản, San Jose 2003, trang 365-366)
Như vậy thì theo nhận xét của Thủ Tướng Trần
Thiện Khiêm, Bác sĩ Trần Văn Đỗ được xem là một trong những nhân vật có đủ khả
năng để thay thế ông để đảm nhận chức vụ thủ tướng và trong số 4 người được ông
đề nghị, tên của Bác sĩ Trần Văn Đỗ được đứng vào hàng đầu, tuy nhiên Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu đã chọn người đứng hàng thứ tư trong danh sách này là
ông Nguyễn Bá Cẫn làm thủ tướng.
Người viết có một thời gian được phục vụ dưới
quyền Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho nên người viết biết được rằng giữa Đại Tướng Trần
Thiện Khiêm và Bác sĩ Trần Văn Đỗ thì chỉ có một vài liên hệ thân hữu, có quen
biết nhau chứ hai người không hề có liên hệ họ hàng hay là bạn bè thân thiết gì
cho lắm khiến cho ông Khiêm đã vì cảm tình cá nhân mà để tên Bác sĩ Trần Văn Đỗ
đứng hàng đầu trong bản đề nghị gửi lên Tổng Thống Thiệu.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ là em ruột của Luật sư Trần
Văn Chương, người đảm nhiệm chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ của Cụ
TrầnTrọng Kim vào năm 1945 và dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa làm Đại sứ Việt Nam
Cộng Hòa tại Washington từ năm 1955 cho đến năm 1963 thì từ chức để phản đối
Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Trần văn Chương cũng là thân phụ của bà Trần Lệ
Xuân tức là bà Ngô Đình Nhu.
Năm 1954, khi Bác sĩ Trần Văn Đỗ đang giữ chức
vụ Đại Tá, Giám Đốc Nha Quân Y của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thì ông Ngô Đình
Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định thành lập một tân chính phủ thay thế cho
Hoàng thân Bửu Lộc. Dù rằng đến ngày 7 tháng 7 năm 1954 chính phủ Ngô Đình Diệm
mới ra mắt tại Sài Gòn, nhưng ngay từ trước khi rời nước Pháp về Việt Nam vào
cuối tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm đã mời Bác sĩ Trần Văn Đỗ đảm nhận
chức vụ Tổng Truởng Ngoại Giao và tân Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đã được chỉ thị
của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bay sang Thụy Sĩ để thay thế cho Ngoại Trưởng
Nguyễn Quốc Định cầm đầu Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam tham dự Hội
Nghị về Đông Dương đang diễn ra tại Genève.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ là người đại diện cho Chính
Phủ Quốc Gia Việt Nam đã không ký vào Bản Hiệp Định Genève về Đông Dương ngày
20 tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước tại Vỹ tuyến 17.
Năm 1955, Bác sĩ Trần Văn Đỗ từ chức Bộ Trưởng
Ngoại Giao cho đến năm 1965 mới trở lại giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ
của Bác sĩ Phan Huy Quát và sau đó tiếp tục giữ chức vụ này trong ủy Ban Hành
Pháp Trung Ương tức là chính phủ của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Từ năm 1968 cho
đến năm 1965, Bác sĩ Trần Văn Đỗ không hề giữ một chức vụ nào trong các chính
phủ dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa sau này.
Vào thời điểm năm 1975, Bác sĩ Trần Văn Đỗ
được nhiều người nói đến không phải vì ông dã từng giữ chức vụ ngoại trưởng
dưới nhiều chính phủ trước đó, nhưng người ta chú ý đến ông vì một lý do khác
mà ngay cả người Việt Nam ở miền Nam cũng có ít người được biết: Bác sĩ Trần
Văn Đỗ là nhân vật Miền Nam duy nhất đã được Cộng sản Bắc Việt mời đến gặp gỡ - được mời chứ không có
xin hay yêu cầu như những người khác –
không những chỉ một lần mà đến hai lần: lần đầu tiên tại Genève vào tháng 7 năm
1954 và lần thứ hai tại Paris vào khoảng năm 1969 hay 1970.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại cho nhiều người,
trong số đó có cả người viết, về chuyện ông được Cộng sản mời đến gặp Phạm Văn
Đồng, trưởng Phái Đoàn của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị
Genève khi ông vừa mới đến Thụy Sĩ hồi cuối tháng 6 năm 1954.
Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cho biết lúc đó ông chỉ là
một bác sĩ y khoa, không có một kinh nghiệm gì về ngành ngoại giao, tuy nhiên,
qua sự giới thiệu của ông Ngô Đình Nhu là cháu vợ của ông, khi ông được ông Ngô
Đình Diệm khẩn khoản mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao để thay thế cho Giáo Sư
Nguyễn Quốc Định mà những người ủng hộ ông Diệm cho rằng “quá thân Pháp” thì
ông cũng phải nhận lời vì thì giờ quá cấp bách, lúc đó đã vào cuối tháng 6 mà
Thủ Tướng Pháp Mendes France thì đã long trọng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề
Đông Dương trước ngày 20 tháng 7.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói trong khi ông đến
Genève vào cuối tháng 6 thì Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không được
người Pháp cho biết một điều gì về việc họ đang thương lượng với Việt Minh, tuy
nhiên ông có nghe một vài dư luận hành lang cho biết một cách mơ hồ về những
giải pháp có thể tiến đến một cuộc hưu chiến tại Đông Dương và một trong những
giải pháp đó là chia cắt nước Việt Nam thành hai phần, không rõ chia cắt ở điểm
nào, địa phương nào. Khi ông đến Genève thì các phái đoàn tham dự Hội Nghị đang
tạm “ngưng họp” (recess) và trong thời gian này, trưởng phái đoàn Pháp là Thủ
Tướng kiêm Ngoại Trưởng Mendes France đang về Paris tham khảo với chính giới
Pháp, do đó ông có thêm thì giờ để thăm dò và tìm hiểu tình hình các phái đoàn
tham dự hột nghị: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Bang Xô Viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa, Cao Miên, Lào và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là Việt Minh do Thủ Tướng
Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Vào đầu tháng 7, vài người bạn của Bác sĩ Đỗ đang sống
tại Paris báo cho ông Đỗ biết rằng Luật sư Phan Anh có nhờ họ nhắn với ông rằng
ông ta muốn gặp. Bác sĩ Đỗ nói rằng Luật sư Phan Anh là bạn của Luật sư Trần
Văn Chương, anh ruột của ông và cũng là bạn của ông thời còn ở Hà Nội trước năm
1945, ông ta từng làm Bộ Trưởng Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và
vào thời gian 1954 thì ông đang làm Bộ Trưởng Kinh Tế của Việt Minh và cũng
đang là một thành viên trong Phái đoàn của Phạm Văn Đồng. Ông Đỗ trả lời rằng
“anh em bạn cũ muốn gặp nhau thì gặp chứ có chuyện gì mà phải ngại!”. Sau đó
ông đã sang nơi trú ngụ của Phái đoàn Việt Minh để gặp Luật sư Phan Anh và tại
đó ông đã gặp cả Phạm Văn Đồng.
Bác sĩ Đỗ nói rằng sau phần chào hỏi, Phạm Văn
Đồng hỏi ngay về vấn đề chia cắt đất nước và khi ông hỏi lại là chia cắt từ đâu
thì Phạm Văn Đồng nói rằng “ở vỹ tuyến thứ 13.” Bác sĩ Đỗ nói rằng đây là lần
đầu tiên ông nghe nói một cách chính thức về vấn đề chia cắt và cũng là lần đầu
tiên ông nghe nói đến “vỹ tuyến thứ 13.” Phạm Văn Đồng cũng hỏi ý kiến ông về
vấn đề “tổng tuyển cử” và khi Bác sĩ Đỗ hỏi chừng nào thì Phạm Văn Đồng trả lời
rằng có lẽ trong vòng 6 tháng. Khi Phạm Vàn Đồng hỏi ý kiến của ông về cả hai vấn
đề này thì ông chỉ trả lởi một cách ỡm ờ là “không có ý kiến gì” vì quả thật
thì Bác sĩ Đỗ cũng như phái đoàn Việt Nam chẳng hay biết gì về những quyết định
trọng đại này.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng nhờ ông tự ý đi
sang thăm phái đoàn của Việt Minh nên tình cờ mới biết được rằng Việt Minh và
các cường quốc đã đồng ý về giải pháp chia cắt chứ không phải là “da beo” tức
là ngưng bắn tại chỗ và về sau thì ông được biết rằng giải pháp này đã được họ
thỏa thuận với nhau từ cuối tháng 4 năm 1954 tức là ngay cả trước khi trận Điện
Biên Phủ kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Ngoài ra họ cũng còn đề cập đến
vấn đề tổng tuyển cử, những vấn đề sính tử đối với người Việt Nam mà phái đoàn
của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không hề được biết mảy may gì cả. Chuyện nực
cười là chính ông, người cầm đầu phái đoàn này lại chỉ được biết về hai vấn đề
tối quan trọng này qua sự tiết lộ của ông Phạm Văn Đồng, Trưởng Phái đoàn của
Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là phe đối thủ của phe Chính phủ Quốc
Gia Việt Nam mà sau này người ta vẫn gọi là “phe quốc gia.” Ông Trần Văn Đỗ kể
lại chuyện này với một nụ cười chua xót và ông nói rằng“người ta định đoạt số phận
của nhân dân mình mà chính mình cũng không hay biết gì hết.”
Bác sĩ Đỗ cho biết rằng cuộc gặp gỡ này diễn
ra trong một bầu không khí rất thân hữu, khi ông Phan Anh giới thiệu ông Phạm
văn Đồng thì ông ta nói rằng: “Xin giới thiệu với anh đây là “Anh Tô”. Tên thật
của Phạm Văn Đồng là “ Tô”, do đó chỉ trong vòng đồng chí, bạn bè thân hữu thì
người ta mới gọi . là ” anh Tô “. Ông cho biết rằng sau một hồi chuyện vãn xã
giao thì ông ra về và ngày hôm sau chính ông Phạm Văn Đồng lại dẫn một nhóm
sang thăm đáp lễ phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Đỗ
cũng cho biết thêm rằng cho đến ngày Hội Nghị Genève về Đông Dương kết thúc vào
ngày 21 tháng 7 năm 1954 thì giữa hai phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng lãnh
đạo và Phái Đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam do ông lãnh đạo không hề có
chuyện cãi vã, không hề có thái độ hận thù gì cả.
Ông nói rằng ngày hôm sau khi ông gặp ông Phạm
văn Đồng, báo chí tại Thụy Sĩ đã đăng tãi tin này dưới cái tít “Cuộc Gặp Gỡ Giữa Hai
Huynh Đệ Thù Nghịch” (La
rencontre desfrères ennemis) và đó cũng là một điều may mắn cho Phái đoàn Quốc
Gia Việt Nam vì sau đó thì các phái đoàn như Pháp và Hoa Kỳ đã đến tiếp xúc với
ông và trao cho ông những tài liệu chính thức: đó là một cái “note verbale” tức
là một sự thỏa thuận bằng miệng giữa Pháp, Anh và Mỹ từ ngày 27 tháng 4 năm
1954 chấp nhận giải pháp chia cắt nước Việt Nam và nếu chia cắt tại vỹ tuyến
thứ 18 thì có thể chấp nhận được.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết rằng ngoài
việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng còn
được gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chính ông Chu Ân Lai có ngỏ lời mời
ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường
trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên
sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu
sau thì ông từ chức.
Chuyện Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ gặp Thủ Tướng
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng hồi Hội Nghị Genève năm 1954 rất ít
người được biết vì dưới thời Ngô Đình Diệm, chính quyền không cho phép phổ biến
những tin tức có liên quan đến Cộng sản như vấn đề này. Nhưng sau năm 1975,
chính Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã kể lại chuyện này qua một lá thư gửi cho cựu Thiếu
tướng Đỗ Mậu và ông này đã cho đăng vào Phụ Bản của cuốn sáchViệt
Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Người
viết xin trích lại một đoạn như sau:
“Paris ngày 30 tháng 8 năm 1983
“Nhắc lại Hội nghị Genève thì không mấy ai biết bề trong thế nào.
Ai cũng tưởng tượng trong bàn hội nghị bàn cãi kẻ nói qua người nói lại như đi
chợ trả giá. Nhưng sự thật chẳng có bàn cãi gì trong phòng hội nghị cả.
“Tôi sang Genève hỏi nhân viên phái đoàn thì họ nói lúc này nghỉ
hè, các trưởng phái đoàn đều vắng mặt, trừ các phái đoàn Việt Nam, Lào và Cao
Mên. Không có tin tức gì các phái đoàn nói chuyện với nbau, không ai đá động gì
đến ta cả. Trong lúc đó có tin hành lang nói đến việc chia xẻ đất nước. Tin đồn
không biết thiệt hư, ở đâu ra. Phía Pháp trước khi tôi qua Genève, ông Tổng
Trưởng Guy la Chambre (Ministre des états Associés – Tổng Trưởng Các Quốc Liên
Kết tức là Đông Dương), hứa có tin gì thì sẽ cho mình biết nhưng không bao giờ
cho mình biết gì cả.
Bởi vậy nên tối 3 hay 4 tháng 7 gì đó, hai ông Nguyễn Ngọc Bích và
Nguyễn mạnh Hà đến trụ sở hỏi tôi có bằng lòng gặp Phạm Văn Đồng không. Tôi nói
tôi không có complex (mặc cảm) gì cả, gặp ai cũng được, ở đâu cũng được lúc nào
cũng được. Hôm sau tôi đi với ông Nguyễn Hữu Châu qua trụ sở Việt Minh gặp Phạm
Văn Đồng, có mặt Hoàng Văn Hoan, Trần Công Tường. Chào hỏi xong, ông Đồng nói
đến vấn đề chia xẻ đất. Tôi hỏi chia chỗ nào ông Đồng trả lời: lối vỹ tuyến thứ
13, rồi đem bản đồ ra chỉ về đường đi từ Pleiku xuống An Khê. Hỏi thì tôi trả
lời không có ý kiến. Đồng nói. “nhưng chia chỉ tạm thời vì tính sẽ có tổng
tuyển cử để thống nhất, trong vòng 6 tháng. ” Tôi trả lời chưa có ý kiến gì vì
mới tới.
Ngày bôm sau, Phạm Văn Đồng sang đáp lễ nhưng không có nói gì
khác. Nhờ vậy tôi mới biết việc họ bàn tính với nbau, định đoạt số phận mình mà
không cho mình biết.
Vài giờ sau khi tôi nói chuyện với bên Việt Minh thì báo chí tung
ra “La rencontre des frères ennemis” vì đây là lần đầu tiên mà hai bên gặp nói
cbuyện riêng với nhau.
Tôi về đến nhà thì phái đoàn Pháp kế đến phái đoàn Mỹ xin lại gặp
tôi. Người Pháp hỏi tôi nói chuyện với Phạm văn Đồng có chi lạ cho họ biết với.
Tôi nói tôi đi thăm ông Đồng cũng như đi thăm các ông – thăm xã giao. “(*151 Đỗ Mậu: Việt Nam Máu Lửa Quệ Hương Tôi, trang
1441-1442)
Hai nhân vật mà Bác sĩ Trần Văn Đỗ đề cập đến
là Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Mạnh Hà là hai nhà trí thức Việt Nam rất nổi
tiếng trong giới người Việt Nam đang sống tại Pháp. Nguyễn Mạnh Hà là một nhà
trí thức nổi tiếng thân Việt Minh ngay từ thời năm 1945, tuy nhiên Bác sĩ
Nguyễn Ngọc Bích thì không phải là một người thân Cộng sản.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một nhân vật mà đa
số người Việt Nam ở miền Bắc và miền Trung ít biết đến, tuy nhiên người Việt
Nam ở Nam Bộ tức là Nam Kỳ thì không có ai mà lại không biết đến ông, nhưng mà
dưới một cái tên khác: Bác vật Nguyễn Ngọc Bích. Ông Nguyễn Ngọc Bích là con
của ông Nguyễn Ngọc Tương, Giáo Tông của Đạo Cao Đài tại Bến Tre. Vào thập niên
1930, ông thi đậu vào trường Politechnique tại Pháp. Trước ông cũng có hai
người đã thi đậu vào trường nổi tiếng này là Trung Tướng Nguyễn Văn Xuân về sau
làm Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên vào năm 1948 và Giáo sư
Hoàng Xuân Hãn, Bộ Trưởng Giáo Dục trong Chính Phủ Trần Trọng Kim vào năm 1945.
Sau khi tốt nghiệp trường Politechnique, ông lại theo học ngành kỹ sư tại École
des Ponts et Chaussées tức là trường Kỹ Sư Kiều Lộ, một trong những Trường Lớn
(Grandes Écoles) của nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư kiều lộ, ông trở về
Việt Nam phục vụ trong ngành công chánh, người Việt Nam gọi là trường tiền. Hồi đó, tại Việt Nam chưa
có trường nào đào tạo ngành kỹ sư cho nên danh từ này chưa được thông dụng và
riêng tại Nam Kỳ thì đa số dân chúng gọi những người tốt nghiệp bằng kỹ sư ở
Pháp bằng “bác vật”, do đó mà ông được mọi người gọi là ông “bác vật Nguyễn Ngọc
Bích”
Tháng 8 năm 1945, sau khi người Nhật đầu hàng,
người Pháp trở lại Nam Việt nhằm tái lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ nhưng nhân
dân đã nổi lên chống lại người Pháp và cuộc kháng chiến tại Nam Bộ bùng nổ vào
tháng 9 năm 1945. Bác vật Nguyễn Ngọc Bích cũng hăng say tham gia kháng chiến
và ông được cử làm chỉ huy một đơn vị kháng chiến tại vùng Tiền Giang. Nhằm
ngăn chận không cho quân Pháp tiến về chiếm tỉnh Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây,
bác vật Nguyễn Ngọc Bích đã chỉ huy những toán kháng chiến phá sập các cây cầu
quan trọng trên Quốc lộ 4 từ Sài Gòn về miền Tây như cầu Bến Lức, cầu Tân An
thuộc tỉnh Tân An, cầu Long Định thuộc tỉnh Mỹ Tho và cầu Cái Răng thuộc tỉnh
Cần Thơ v.v. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích được đồng bào Nam Bộ xem như là một vị “anh
hùng kháng chiến chống Pháp” và tên tuổi, uy tin của ông nổi bật hơn cả những
cán bộ cao cấp Việt Minh tại Nam Bộ. Chính trong thời gian này, ông được Việt
Minh cử giữ chức Khu Bộ Phó Khu 9 tức là vùng Hậu Giang. Cựu Thủ Tướng Cộng sản
Võ Văn Kiệt vào thời gian đó chỉ là một cán bộ cấp quận đã nói về Kỹ sư Nguyễn
Ngọc Bích như sau:
“Nguyễn Ngọc Bích tham gia kháng chiến, bị
địch bắt và trục xuất khỏi Việt Nam khi là Khu Bộ phó Khu 9. Thời kỳ đầu của
cuộc kháng chiến tôi có dịp gặp Nguyễn Ngọc Bích trong chiến khu. Khi đó ông
Ngọc Bích là Khu Bộ Phó Khu 9, một “dân Tây” đẹp trai và đặc biệt nhiệt tình. ” (*152 Trầm
Hương: Đêm Trắng của Đức Giáo Tông, nhà xuất bản Công An Nhân dân, Sàigòn 2002)
Người Pháp điều tra và họ biết được người chỉ
huy việc phá cầu này phải là một người có hiểu biết thật nhiều về cầu cống và
họ biết ngay người đó không ai khác hơn là bác vật Nguyễn Ngọc Bích, cựu sinh
viên trường Ponts et Chausées tại Pháp. Người Pháp đã huy động mấy tiểu đoàn đi
truy lùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích và sau cùng thì nhờ có sự điềm chỉ, họ đã bắt
sống được ông vào năm 1946.
Theo ông Chester Cooper, một chuyên gia đã
từng phục vụ cho Trung Ương Tình Báo CIA của Hoa Kỳ thì “Vì ông Nguyễn Ngọc Bích càng ngày càng có
uy tín trong quần chúng Nam Bộ mà lại không theo Cộng sản cho nên bọ tìm cách
loại ông và báo cho gián điệp của Pháp biết hành tung của ông. Không rõ Việt
Minh có thực sự phản bội mà điềm chỉ cho tình báo của người Pbáp nơi trú ẩn để
bắt ông bay không, điều đó không có gì rõ rệt, tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích
thì luôn luôn nghi ngờ rằng đó chính là nguyên nhân khiến cho ông bị Pháp bắt.” (*153 Chester Cooper: The Lost Crusade: America in
Vietnam, Dodd, Mead & Company. New York. 1970, trang 123.)
Trên nguyên tắc, tất cả mọi sinh viên tốt
nghiệp trường Politechnique đều đương nhiên trở thành sĩ quan trong quân đội
Pháp và dĩ nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích cũng là một sĩ quan của Pháp, vậy mà ông
lại có những hoạt động chống lại quân đội Pháp, do đó người Pháp đưa ông ra tòa
án quân sự. Ông bị khép vào tội “phản nghịch” và bị kết án tử hình tại Sài Gòn.
Tuy nhiên nhờ sự can thiệp tích cực của giới cựu sinh viên các trường Grandes
Écoles tại Pháp và sự vận động tích cực của vợ ông là Bác sĩ Heriette Bùi Quang
Chiêu mà người Pháp tại Đông Dương phải trả tự do cho ông với điều kiện là ông
phải rời khỏi Việt Nam sang sống ở Pháp. Sau khi sang Pháp, ông Nguyễn Ngọc
Bích không hành nghề kỹ sư kiều lộ mà trở lại đi học ngành y khoa và sau khi
tốt nghiệp bác sĩ, ông chuyên nghiên cứu về ngành ung thư.
Vào năm 1961, ông trở về Việt Nam và cùng với
Giáo sư Nguyễn Văn Thoại ghi danh ứng cử tổng thống, tuy nhiên liên danh này bị
bất hợp lệ vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho ghi thêm một điều khoản vào luật
bầu cử quy định rằng tất cả mọi ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống phải
cư ngụ tại Việt Nam ít nhất là hai năm, một điều kiện mà nếu được áp dụng vào
tháng 10 năm 1955 thì chính ông Ngô Đình Diệm cũng không hợp lệ vì ông mới trở
về Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 1954.
Trong thời gian sống ở Pháp, Bác sĩ Nguyễn
Ngọc Bích thường hay tham dự những cuộc hội họp trong giới trí thức nhằm đòi
người Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, tuy nhiên Bác Sĩ Nguyễn Ngọc
Bích không hề theo Cộng sàn. Ông Nguyễn Ngọc Châu, con trai của Bác sĩ Nguyễn
Ngọc Bích, thời trước 1975 là một trong những vị Giám Đốc của Ngân Hàng Việt
Nam Thương Tín tại Sài Gòn và hiện đang sống tại Paris, có cho người viết biết
rằng ông Gaston Phạm Ngọc Thuần, anh của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, đã từng làm đại
sứ của Việt Cộng tại Đông Đức nhưng sau năm 1975 thì đã “vượt biên” sang ty nạn
tại Pháp, ông ta là bạn của Kỷ sư Nguyễn Ngọc Bích trước năm 1945 và đã nói cho
ông Châu biết rằng trong thời kỳ tham gia kháng chiến, dù có được Việt Minh mời
mọc, thuyết phục nhiều lần nhưng Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích cương quyết từ chối
không chịu gia nhập vào đảng Cộng sản, ông chỉ theo kháng chiến để chống lại
thực dân Pháp mà thôi.
Trong thời gian sống tại Pháp, Bác sĩ Nguyễn
Ngọc Bích chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư và cũng có viết một số bài có giá
trị đăng trên báo chí. Sau khi bị bác đơn không được tham dự cuộc bầu cử tổng
thống vào năm 1961, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có viết một bài nhan đề ” Vietnam-An Independent Viewpoinf’ (Việt Nam- Một Quan Điểm Độc Lập) đăng
trên The China Quarterly) số tháng 1-3 năm 1962. The Chinia Quarterly là một
tam cá nguyệt san vô cùng giá trị chuyên nghiên cứu về các vấn đề Á châu và
trong số báo này, ngoài Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích còn có bài của những học giả
nổi tiếng khác như là Philippe Devillers, P. J. Honey, Bernard Fall, Gerard
Tongas, William Kaye, ông Hoàng Văn Chí và nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến.
Trong phần giới thiệu về tác giả, tạp chí
China Quarterly viết rằng:
“Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một
trong những người Việt Nam đầu tiên được tốt nghiệp trường Politechnique ở
Paris, sau đó ông trở về phhục vụ tại Nam Kỳ, thuộc địa của Pbáp. Sau Đệ Nhĩ
Thế Chiến, ông trở thành một chỉ huy cao cấp trong phong trào kháng chiến tại
Nam Bộ nhưng mà ông đã bị các đồng đội Cộng sản phản bội điềm chỉ cho người
Pháp bắt vì ông nhất quyết chủ trương công cuộc kháng chiến là để chồng lại
người Pháp để dành độc lập cho Việt Nam chứ không phải cho đảng Cộng sản. Thoát
được bản án tử bình nhờ một thỏa hiệp ân xá giữa hai phe, sau đó ông sang sinh
sống tại Pháp cho đến bây giờ. Ông hiện là giám đốc một nhà xuất bản tại Paris
và là một y khoa bác sĩ, tuy nhiên ông vẫn còn rất chăm chú theo dõi rất sát
mọi diễn biền chính trị tại Việt Nam. Ý kiến của ông về các vấn đề miền Nam
Việt Nam rất được nhiều người tôn trọng và ông cũng được họ xem như là một
người có thể kế vị ông Ngô Đình Diệm. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nộp đơn tham
dự vào cuộc bầu cử tổng thống năm 1961 nhưng vào giờ chót thì liên danh này lại
bị chính quyền Sài Gòn tuyên bố là bất hợp lệ vì lý do “kỷ thuật” (*154 The China Quarterly, January-march 1962, trang
221.)
Người viết có được đọc bài này và nhận thấy
rằng tuy được viết vào năm 1962 nhưng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nhiều ý kiến
vô cùng độc đáo, không những của một nhà trí thức mà còn là một nhà chính trị,
một nhà kinh tế và một nhà xã hội có cái nhìn rất xa và rất rộng. Trong bài
này, ông chỉ trích những sai lầm về chính trị của cả hai chế độ Hà Nội cũng như
Sài Gòn và đã đưa ra những nhận định rất xây dựng về các vấn đề kinh tế cũng
như là xã hội tại cả hai miền. Nếu còn sống, có lẽ ông cũng có thể đóng góp
dược một phần nào đó trong lãnh vực chính trị tại miền Nam vào thời gian giữa
thập niên 1960 sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết. Tiếc thay khi cảm thấy
đã đến giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư, ông trở về sống những ngày cuối
cùng tại quê hương và từ trần vào ngày 4 tháng 12 năm 1966 tại Bến Tre.
Luật sư Đinh Thạch Bích có được may mắn hầu
chuyện với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích mấy lần trước ngày ông tạ thế có nói với
người viết rằng B.S. Nguyễn Ngọc Bích quả thực đúng là một người “quốc gia chân
chính”.
Các ông Nguyễn Mạnh Hà, Bác sĩ Nguyễn Ngọc
Bích và Luậtsư Phan Anh đều là bạn của Bác sĩ Trần Văn Đỗ do đó mà khi ông Đỗ
làm Tổng Trưởng Ngoại Giao, họ đã móc nối cho ông Đỗ gặp gỡ Phạm Văn Đồng để
hai bên nói chuyện với nhau ngõ hầu có thể tìm được một giải pháp nào tốt đẹp
hơn cho Việt Nam tuy nhiên vào năm l954 thì số phận của Việt Nam lại do các
cường quốc quyết định như lời của Bác sĩ Đỗ: “người
ta định đoạt số phận của nhân dân mình mà chính mình cũng không bay biết gì
bết!’.’
Nhà báo Pháp nổi tiếng Jean Lacouture cũng có
nhận xét về Bác Sĩ Trần Văn Đỗ như sau:“Tân Tổng Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam,
Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã sang Genève đại diện cho chính phủ của ông tại bội nghị
với một thái độ hòa hoãn, đầy tư cách và tinh thần thực tiễn rất đáng quý. “
Lacouture cũng có kể lại cuộc gặp gỡ giữa Ngoại
Trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng và Ngoại Trưởng Chính Phủ Quốc
Gia Việt Nam Trần Văn Đỗ như sau:
“Ngày bôm sau, 13 tháng 7, là
một ngày vô cùng quan trọng. Mendes-France gặp Chu Ân Lai và Phạm văn Đồng, cả
Trần Văn Đỗ cũng gặp Phạm Văn Đồng. Sau khi Mandes France rời Genève về Paris,
Phạm Văn Đồng tiếp Trần Văn Đỗ, Ngoại Trưởng của phe Quốc Gia, một cơ bội mà ai
cũng ngạc nhiên và vô cùng khích lệ.
“Phan Anh, Bộ Trưởng Kỹ Nghệ và
Thương Mại là một nhân viên trong phái đoàn Việt Minh, vốn là bạn thân của anh
Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Ngay sau khi ông Đỗ đến Genève, Phan Anh đã nhắn với ông ta
rằng cả hai vị ngoại trưởng nên gặp gỡ nhau. Bác sĩ Trần Văn Đỗ trả lời: “những
người anh em cùng huyết thống thì làm sao mà có thể từ chối không gặp gỡ nbau?”
“Và sau đó thì Phạm Văn Đồng và
Trần Văn Đỗ đã chính thức gặp gỡ đối diện nbau, cả hai người đều gầy ốm khẳng
khiu như nhau, đều có gương mặt khắc khổ nghiêm trang như nhau và cũng đều có
những mối ưu tư khắc khoải về một tổ quốc chung đang bị cảnh tan nát vì chiến
tranh. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai phe, và cuộc tiếp xúc này chứ
không phải là cuộc thảo luận chính trị giữa đôi bên đã đựơc mọi người xem như
là một việc rất đáng khích lệ.
“Tuy nhiên hai vị tổng trưởng
có thảo luận với nhau về một vấn đề có liên hệ đến cả hai người nhiều nhất:
cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Lần đầu tiên ông Phạm Văn Đồng đề
nghị một cách cụ thể là cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng 6 tháng, một
thời hạn mà trước đó ông ta cũng có mập mờ nói đến. Ông Trần Văn Đỗ tỏ ra thận
trọng, không có phản đối những mà điều hiển nhiên đối với ông và cả hai đồng
minh Pháp và Hoa Kỳ đều hiểu rằng nếu tổng tuyển cử trong thời gian chỉ có 6
tháng sau ngày Việt Minh chiến thắng thì khó mà có thể thắng đựơc họ tại phòng
bỏ phiếu” (*155:Philippe Devillers & Jean Lacouture End of a War. Indochina
1954, Frederick A. Praeger. New York 1969, trang 281-282)
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng
ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng
còn được gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chính ông Chu Ân Lai có ngỏ lời
mời ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường
trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên
sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu
sau thì ông từ chức.
Theo Bác sĩ Trần Văn Đỗ thì đây là lần đầu
tiên Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã ngõ lời mời đại diện của Miền Nam Việt
Nam sang viếng thăm Bắc Kinh, tuy nhiên mấy năm sau đó thì Chu Ân Lai lại còn
ngõ lời mời và đề nghị thiết lập liên lạc ngoại giao trên cấp tổng lãnh sự với
Việt Nam Cộng Hòa và lần thứ nhì thì đề nghị này đã được chuyển đến ông Ngô
Đình Luyện, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại London. Cựu Đại sứ Ngô Đình Luyện cũng
có tiết lộ chuyện này với một số người thân tín của ông và mới đây, một trong
những người đó là cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ có ghi lại như sau:
“Ông Ngô đình Luyện kể cho tôi
ngbe một bí mật hết sức quan trọng mà tôi chưa ngbe bao giờ.
Ngày Thủ Tướng Chu Ân Lai viếng
Anh Quốc (tôi quên bẵng nhớ năm nào),phái đoàn của Chu Ân Lai đông lắm, có đến
bơn 100 người và được chính phủ Anh đón tiếp rất long trọng. Ông Luyện đựơc một
tham vụ ngoại giao của tòa đại sứ Trung Quốc đem biếu hai vò rượu “Mao Thái”,
kèm tấm thiệp của Thủ Tướng Chu Ân Lai mời dự tiếp tân ờ tòa đại sứ Trung Quốc
với sự hiện diện của Nữ Hoàng Anh.
Khi ông đựơc đại sứ Trung Quốc
giới thiệu với Thủ Tướng Chu Ân Lai, thủ tướng rất niềm nở, nói đã biết ông là
em của tổng thống Việt Nam, là người ông rất kính trọng và ngưỡng mộ. Ông xin
ông Luyện chuyển lời thăm của Mao Chủ Tịch đến Ngô Tổng Thống. Ông Chu Ân Lai
nói ông không có cơ hội để nói nhiều với Đại sứ Luyện nhưng đã chỉ thị cho đại
sứ Trung Quốc đến gặp đại sứ Luyện trình bày chi tiết sau.
Sau đó, ông đại sứ Trung Quốc
đến thăm ông Luyện ờ tòa đại sứ Việt Nam. Đại sứ Trung Cộng nói với ông Luyện
rằng Chủ tịch Mao Trạch Đông rất cảm phục lòng yêu nước và những gì Ngô Tổng
Thống đã làm cho miền Nam Việt Nam được phồn thịnh như ngày nay. Ýcủa Chủ tịch
Mao là muốn có liên lạc ngoại giao với miền Nam Việt Nam.
Theo ý Mao Trạch Đông, trước
tiên hai bên sẽ đặt liên lạc trên cấp tổng lãnh sự, sau đó sẽ nâng lên cấp đại
sứ nếu tình thế cho phép.Theo Mao trạch Đông thì hai bên sẽ có liên lạc chặt
chẽ về văn hóa và bình thường hóa việc buôn bán giữa hai quốc gia. Trung Quốc
cũng sẽ giàn xếp để hai miền Nam Bắc Việt Nam có đại diện giữa hai miền, sau đó
sẽ đi đến việc liên lạc, tiếp tế và buôn bán giữa hai miền .
Ông Luyện trả lời là sẽ trình
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sẽ trả lời ông đại sứ Trung Cộng sau.
Ông Luyện đích thân về Sài Gòn
trình Tổng Thống Diệm việc này. Sau đó gần hai tháng, ông đựơc tổng thống triệu
về và cho biết là sau khi đã nhờ ông đại sứ Trung Hoa Quốc Gia về tham khảo ý
kiến Tổng Thống Tưởng Giới Thạch, tổng thống cũng tham khảo ý kiến với đại sứ
Hoa Kỳ thì đi đến kết luận là việc này chưa thể đồng ý trong giai đoạn này
đựơc. ” (*156:Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh TT Ngô Đình Diệm, tác
giả xuất bản. San Diego 2003, trang 33-34.)
Sự tiết lộ này cho thấy rằng hồi năm 1954 khi
ông Chu Ân Lai ngỏ lời mời Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ sang thăm Bắc Kinh là theo
ý kiến của Mao Trạch Đông và đến mấy năm sau thì nhà lãnh đạo Trung Hoa Cộng
sản này cũng vẫn còn có ý đó, lần này còn đi xa hơn nữa, ông ta đã đề nghị việc
thiết lập liên lạc ngoại giao, văn hóa và thương mại với miền Nam Việt Nam mà
chắc chắn rằng đó không phải là điều mà các nhà lãnh đạo Cộng sản Hà Nội mong
muốn. Ông Nguyễn Hữu Duệ nói rằng ông không nhớ rõ năm nào nhưng việc đó xảy ra
khi ông Ngô Đình Diệm còn làm tổng thống tức là phải trước năm 1963. Thật là
một điều đáng tiếc cho Miền Nam Việt Nam vì nếu hồi đó mà miền Nam thiết lập
mối bang giao, dù chỉ là thương mại, với Trung Hoa Cộng sản thì đó là một điều
vô cùng có lợi về phương diện ngoại giao vì trong trường hợp đó thì Trung Cộng
sẽ ít thân thiện hơn với Hà Nội và cũng sẽ ít đối nghịch hơn đối với miền Nam.
Thật là đáng tiếc khi chính quyền Ngô Đình Diệm đã bỏ lở cơ hội đến hai lần.
Tuy nhiên đến 10 năm sau thì chuyện liên lạc
với Trung Hoa Cộng sản lại được nhắc nhở đến và lần này thì phía muốn xích lại
gần Trung Hoa Cộng sản lại chính là Việt Nam Cộng Hòa. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
cho biết rằng trong một cuộc phỏng vấn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại
London vào ngày 8 tháng 8 năm 1978, ông Thiệu đã tiết lộ rằng:
“Vào mùa thu năm 1974, ngoại
trưởng Vương Văn Bắc đã đề nghị với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là Việt Nam
Cộng Hòa nên bí mật tiếp xúc với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để yêu cầu các nhà
lãnh đạo Trung Cộng giảm thiểu bớt sự ủng bộ của họ dành cho Cộng sản Bắc Việt
là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời tại miền Nam. Lúc đó thì Tổng Thống Thiệu đang
sẵn sàng thỏa hiệp với Trung Cộng về vấn đề khai thác dầu hỏa trong vùng thềm
lục địa biển Nam Hải và theo đuổi một đường lối ngoại giao mới theo đó thì Việt
Nam Cộng Hòa chấp nhận ảnh hưởng của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á “.
Sau đó ông đã phỏng vấn luật sư Vương Văn Bắc
tại Paris vào ngày 22 tháng 8 năm 1985 về việc này và đựơc Luật sư Bắc cho biết
thêm như sau:
“Trong thời gian ông Bắc làm
đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh từ năm 1972 đến năm 1973 ông có quen thân một
vị dân biểu Anh thuộc Đảng Bảo Thủ. Vào cuốn năm 1974, lúc đó ông Vương Văn Bắc
đang làm Tổng Trưởng Ngoại giao, người bạn dân biểu Anh nầy có tên trong một
phái đoàn đoàn quốc hội Anh sắp sang viếng thăm Bắc Kinh. Ngoại trưởng Vương
Văn Bắc đã nhờ ông đại sứ Việt Nam tại London nhân danh ông tiếp xúc với vị dân
biểu này và nhờ ông ta thăm dò với giới lãnh đạo Trung Cộng về khả năng có thể
xích lại gần (rapprochement) giữa Bắc Kinh và Sài Gòn. Ông Bắc hy vọng rằng có
thể lợi dụng được sự nghi ngờ sâu xa giữa Hà Nội với Trung cộng sau cuyến công
du của Tổng Thống Nixon tại Bắc kính. Vị dân biểu Anh này đã nói chuyện với Thứ
trưởng Ngoại giao Trung cộng là ông Kiều Quán Hoa và đã được ông này cho biết
rằng lập trường của Trung Hoa Cộng sản là hoàn toàn ủng hộ chính phủ Lâm Thời
Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Kiều Quán Hoa cũng nói thêm rằng vì lý do đó mà nếu
muốn thay đổi đường lối đối với Sài Gòn thì cũng đã quá trễ rồi . Như vậy thì
Ông Vương Văn Bắc đã biết rõ rằng Trung Cộng đang cố gắng gây dựng chính phủ
Cách Mạng Lâm Thời như là một lực lượng để cầm quyền tại Miền Nam đương đầu với
ảnh hưởng của chế độ Hà Nội. Khi ủng bộ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ý đồ của
Trung Cộng là duy trì ảnh hưởng của họ tại Đông Dương sau khi người Mỹ triệt
thoái ra khỏi vùng này. “
“Khi Ngoại Trưởng Bắc trình với
Tổng Thống Thiệu về việc Trung Cộng khước từ đề nghị của Việt Nam thì Thống
Thiệu nói rằng: Người Trung Hoa quá tự tin.
Họ tự nhủ rằng “Tại sao mà bây
giờ chúng tôi lại phải giúp cho miền Nam? Bây giờ chúng tôi đã có trọn nước
Việt Nam rồi”. Họ tin tưởng rằng Bắc việt sẽ để cho chính phủ Cách Mạng Lâm
Thời cai trị miền Nam, như vậy thì chẳng có lý do gì lại chia xẻ xẻ một miếng
bánh với Thiệu “
“Có điều nực cười là người Mỹ
can thiệp vào Việt Nam với lý do “be bờ” ảnh hưởng của Trung Cộng trong lòng
Đông Nam Á thì đến khi cuộc chiến gần tàn, ông Thiệu cảm thấy rằng Việt Nam sắp
sửa bị Hoa Kỳ bỏ rơi vì chiến lược của Nixon là nghiêng về phía Trung Cộng, do
đó ông Thiệu muốn quay sang Trung Cộng để tìm cách “be bờ” Cộng sản Bắc Việt.
Ông Thiệu sẵn sàng đi với Bắc Kinh còn hơn bị Hà Nội thống trị. Ông Thiệu tin
rằng Trung Cộng cũng sợ ảnh hưởng của Hà Nội tại Đông Dương hơn là Sài Gòn do
đó họ có thể sẽ bỏ rơi Bắc Việt vì họ nghĩ rằng chính Bắc Việt mới là đối thủ
chính của Trung Cộng tại Đông Dương. Viễn kiến của ông Thiệu rất đúng, tuy
nhiên tiếc thay ông đã hành động quá trễ rồi”. (*157: Nguyễn Tiến Hưng & Jenold Schecter: Sđd,
trang 313-314.)
Có lẽ Bác sĩ Trần Văn Đỗ có “duyên” với những
người lãnh đạo Cộng sản như Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng và Thủ Tướng
Phạm Văn Đồng của Cộng sản Bắc Việt cho nên gần khoảng 15 năm sau thì nhân một
chuyến viếng thăm Paris với tư cách cá nhân, ông lại được Cộng Sản Bắc Việt
“mời “ đến gặp một lần thứ hai.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại với một số thân
hữu rằng nhân một chuyến ông sang Pháp về việc gia đình, người viết không nhớ rõ
vào khoảng cuối năm 1969 hay đầu năm 1970 gì đó, thì ông nhận được lời mời của
ông Xuân Thuỷ, Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Trưởng Phái đoàn của Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa tại cuộc Hòa Đàm Paris. Lúc bấy giờ Hội nghị Paris đang ở trong tình
trạng mà báo chí gọi là “đánh đánh đàm đàm”, tuy Việt Nam Cộng Hòa cũng có phái
đoàn chính thức tham dự hội nghị nhưng Cộng sản Bắc Việt chỉ nói chuyện với Hoa
Kỳ và tuyệt đối không bao giờ tiếp xúc hay nói chuyện trực tiếp với phái đoàn
miền Nam.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ lúc đó không còn giữ một
chức vụ gì trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1968 (cho đến năm 1975),
ông chỉ là một người công dân thường mà thôi, vì thế cho nên ông vô cùng ngạc
nhiên khi ông được chính Bộ Trưởng Xuân Thủy mới đến gặp. Bản tính dễ dãi, hiền
hòa, cởi mở, hiếu khách và không hề có mặc cảm, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng
thấy chuyện này cũng hay hay và thú vị cho nên ông đã nhận lời dù rằng ông
không có quen biết thân tình gì với ông Xuân Thủy. Tuy nhiên, vì cuộc gặp gỡ
này vào giai đoạn đó có phần vô cùng tế nhị về những phương diện ngoại giao và
chính trị cho nên ông đã nhờ tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Paris phúc trình
việc này về Sài gòn. Bác sĩ Trần Vãn Đỗ nói với người viết rằng ông không giữ
chức vụ gì trong chinh phủ cho nên ông không cần phải xin phép ai cả, tuy nhiên
ông phải cho tòa đại sứ biết vì ông chỉ muốn thông báo cho các giới chức có
thẩm quyền ở Sài Gòn biết về việc này mà thôi. Ông cũng nói thêm rằng tuy Sài
Gòn có đưa ra một vài ý kiến nhưng ông khẳng định ông lúc đó chỉ là một thường
dân và cuộc gặp gỡ này là do phía Cộng sản chủ động cho nên ông sẽ chỉ lắng
nghe những điều gì họ muốn nói mà thôi.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng khác với lần gặp
gỡ trước tại Genève có tính cách chính thức vì ông đang giữ chức Tổng Trưởng
Ngoại Giao của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đang giữ chức
vụ Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa,
lần này thì ông Xuân Thủy đang giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Trưởng Phái
đoàn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Paris còn ông thì chỉ là một “phó thường
dân” cho nên cuộc gặp gỡ chỉ có tính cách cá nhân mà thôi. Bác sĩ Đỗ nói rằng
trong suốt buổi gặp gỡ, ông gọi Xuân Thủy bằng “ông Bộ Trưởng” và ông Xuân Thủy
thì gọi ông là “Bác sĩ” chứ cả hai người không hề gọi nhau bằng tiếng “Anh” như
đối với ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1954.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng ông Xuân Thủy và
một vài người phụ tá đã đón tiếp ông một cách niềm nỡ và cởi mở, tuy nhiên câu
chuyện chỉ loanh quanh trong vòng xã giao, nói những chuyện thông thường mà
thôi chứ tuyệt đối không có đả động gì đến chuyện chính trị, nhất là chuyện
liên quan đến hòa đàm. Ông nói rằng sau hai tiếng đồng hồ chuyện vãn một cách
thân tình thì ông ra về và chuyện ông gặp gỡ Xuân Thủy thật sự cũng chỉ có vậy
mà thôi, chẳng có gì quan trọng cả.
Bác sĩ Đỗ nói rằng sau khi đến gặp ông Xuân
Thủy thì ông lại gặp phải nhiều chuyện rắc rối làm cho ông rất bực mình.
Trước hết là người Mỹ.
Bác sĩ Đỗ nói rằng vị Phó Trưởng Phái đoàn Hoa
Kỳ lúc đó là đại sứ Phillip Habib, trước đó là phụ tá của Đại sứ Ellsworth
Bunker trong chức vụ Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông nói rằng ông Habib là
bạn thân của ông, vào năm 1965 chính ông Habib đã thuyết phục ông nên nhận lời
giữ chức vụ ngoại trưởng trong chính phủ quân nhân của Thiếu Tướng Nguyễn Cao
Kỳ vì ông Habib nói rằng “nếu có bác sĩ trong chính phủ thì ít ra người Mỹ
chúng tôi cũng biết còn có một người có thể nói chuyện được.” Vậy mà sau khi
ông gặp Xuân Thủy, dù đã kể lại cho ông Habib nghe những gì đã xẩy ra mà ông ta
vẫn không chịu tin vì người Mỹ nghi rằng Bác sĩ Đỗ gặp Xuân Thủy để trao một đề
nghị gì đó của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Hà Nội. Bác sĩ Đỗ nói rằng sau
đó thì ông đi đâu cũng có người của CIA theo dõi.
Có lẽ vào lúc đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ không được
biết chủ trương của Tiến sĩ Henry Kissinger là tất cả mọi sự thương thuyết về
Việt Nam phải do chính người Mỹ hay nói rõ hơn là do chính Kissinger với Bắc
Việt mà thôi. Trong cuốn sách “Khi
Đồng Minh Tháo Chạy”, ông Nguyễn Tiến Hưng có tìm thấy một tài liệu nói rõ
vấn đề này:
“Cho đến thời điển cuối cùng
trước khi Miền Nam sụp đổ ngày 26 tráng 4 năm 1975, Kissinger còn đánh điện cho
Đại sứ Martin nói rằng: bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa Kỳ và phía
Bắc Việt chứ không phải giữa Sài Gòn và Hà Nội. Ông còn nói thêm rằng “bất cứ
cuộc thảo luận nào cũng phải diễn ra tại Paris” (*158: Nguyễn Tiến Hưng: Sđd., trang 453-454.)
Sau đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng gặp một vài sự
phiền phức ở SàiGòn.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho biết
thêm rằng sau khi về đến Sài Gòn thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại mời ông
vào Dinh Độc Lập để tường trình về cuộc gặp gỡ này. Ông cũng thực tình kể lại
như vậy, chỉ có nói chuyện suông mà thôi chứ cũng chẳng có gì quan trọng cả,
ông Xuân Thủy không hề đưa ra một đề nghị nào, không có một điều gì nhắn gửi gì
đến chính quyền Miền Nam, tuy nhiên ông Thiệu cũng không tin như vậy và sau đó
thì mối liên lạc giữa Tổng ThốngThiệu với ông trở nên lạnh nhạt hơn.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng cho
đến khi về Sài Gòn, ông suy nghĩ thật nhiều mà cũng không thể nào hiểu được
nguyên nhân lại sao ông lại được Xuân Thủy mời đến gặp tại Paris. Bác sĩ Đỗ nói
với người viết rằng nếu Xuân Thủy hay các nhà lãnh đạo Cộng sản muốn mua chuộc
hay thuyết phục ông thì đó cũng là một điều thật vô cùng buồn cười vì tại Sài
Gòn thì ai cũng đều biết rằng từ năm 1968, Bác sĩ Tần Văn Đỗ là Phó Chủ Tịch
Chi Hội Việt Nam Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (World’s Anti-communist League),
vị Chủ Tịch Chi Hội là Bác sĩ Phan Huy Quát và Tổng Thơ Ký là luật sư Nguyễn
Lâm Sanh, bạn thân của Luật sư nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang làm Chủ Tịch Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau năm 1975, Bác sĩ Phan Huy Quát bị giam tại Chí
Hòa rồi bị Cộng sản đầu độc và chết ở trong tù, Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, dù là
bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ cũng bị đi tù “cải tạo“ ở Bắc Việt gần 10 năm trời
và sau khi được trả tự do thì sang sống ở Pháp rồi từ trần tại Paris.
Mấy năm sau thì chính Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu Bác sĩ Trần Văn Đỗ tiếp xúc với các đại diện
của Mặt Trận Giải Phóng tại Paris. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng thì vào cuối năm
1974 Thiệu “cho phép“ (authorized) cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ bí mật thương
thuyết với đại diện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Paris. Ông Đỗ, một
người miền Nam đã được sự tin cậy của các đại diện của chính phủ Cách Mạng Lâm
Thời mà ông đã từng quen biết từ trước khi cuộc chiến tranh xảy ra. Người Mỹ
không chấp thuận việc ông Đỗ tiếp xúc với phái đoàn Việt Cộng, tuy nhiên nổ lực
của ông Đỗ cũng chẳng đi đến đâu vì Hà Nội không muốn chính phủ Cách Mạng Lâm
Thời thương thuyết trực tiếp với Sài Gòn, cũng cùng một lý do mà người Mỹ không
muốn Sài Gòn trực tiếp gặp gỡ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.
Cả hai phe Bắc Việt và Hoa Kỳ đều muốn kiểm soát mọi hành động cũng như là kết
quả.” (*159: Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold
Schecter : Sđd., trang 314.)
Vào năm 1974, theo tinh thần của điều 12 Hiệp
định Paris l973, một hội nghị giữa VNCH và Việt Cộng đã được triệu tập tại La
Celle St Cloud ở Pháp để làm hết sức mình để “thực hiện việc ký kết một hiệp
định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam”, Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã được
mời tham dự vào phái đoàn này cùng với các ông Trần Văn Ân, Nguyễn Quốc Định,
Nguyên Đắc Khê, Nguyễn Ngọc An, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật sư Trần Văn Tuyên
và Luật sư Nguyễn Thị Vui, trưởng phái đoàn là Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và phó
trưởng phái đoàn là ông Nguyễn Xuân Phong. Phía Việt Cộng, người cầm đầu phái
đoàn là Nguyễn Văn Hiếu. Hội nghị này diễn ra hằng tuần, mỗi phía đọc một bài
diễn văn soạn sẵn rồi sau đó ai về nhà nấy chờ đến tuần sau, không khí vô cùng
tẻ nhạt và chẳng có đi đến đâu, báo chí Sài Gòn hồi đó gọi hội nghị này là
“chuyện dài nhân dân tự vệ”. Hội nghị kéo dài cho đến ngày 15 tháng 5 năm 1974
thì cả hai bên đồng ý ngưng hẳn mọi sự thương thuyết vì tất cả mọi người đều
biết rõ rằng vấn đề Việt Nam sẽ chỉ được giải quyết trên chiến trường mà mọi
lực lượng quân sự đều do Cộng sản Bắc Việt lãnh đạo.
Trong một cuốn sách tên là “Hồi Ức Về Hội Nghị
Paris” do nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia ở Hà Nội xuất bản vào năm 2001 thì Nguyễn Văn Hiếu cho biết rằng
Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, Trưởng Phái đoàn VNCH có một lần ngỏ lời mời phái đoàn
của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến dùng cơm nhưng họ đã từ chối. Trong một
bài phỏng vấn dành cho Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh cách đây mấy năm, Bác sĩ Nguyễn Lưu
Viên xác nhận chuyện đó. Ông cho biết rằng: ” Tôi có đề nghị phái đoàn của
Nguyễn Văn Hiếu dùng cơm chung vì cùng là dân miền Nam cả, nhưng họ tránh né”.
Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên đã từng tham gia kháng
chiến chống Pháp từ năm 1945, ông từng làm quân y sĩ trưởng của Sư Đoàn 320 hồi
năm 1949 và người chính ủy đại đơn vị này là Văn Tiến Dũng do đó trong thời
kháng chiến ông quen biết với cả Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Ông rời bỏ
hàng ngũ kháng chiến sau khi đảng Cộng sản chính thức lãnh đạo cuộc kháng chiến
và trở về sống trong vùng quốc gia vào năm 1951 và sau này đã giữ chức vụ phó
thủ tướng trong ba chính phủ: Trần Văn Hương năm 1964, Nguyễn Cao Kỳ năm 1965
và Trần Thiện Khiêm vào năm 1969. Ông cho biết rằng có lẽ vì nguyên nhân ông có
tham gia kháng chiến cho nên đã được chính phủ VNCH chọn làm trưởng phái đoàn ở
Hội nghị La Celle Saint Cloud để đễ bề nói chuyện với Việt Cộng chứ ông không
có tài ăn nói giỏi.
Một người có thành tích kháng chiến trên 5 năm
như Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên ngỏ lời mời phái đoàn Việt Cộng dùng cơm mà họ cũng
không dám nhận lời thì việc Bác sĩ Trần Văn Đỗ được các nhà lãnh đạo Cộng sản
cao cấp hơn như Phạm Văn Đồng và Xuân Thủy mời đến gặp hai lần đủ cho thấy rằng
ông cũng có nhiều uy tín đối với những người Cộng sản Bắc Việt.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ
tuy từng đảm nhận chức vụ tổng trưởng Ngoại Giao của Miền Nam nhiều lần nhưng
ông là người có đầu óc rất phóng khoáng, được cảm tình của nhiều người, nhiều
phe phái và họ đều cho rằng ông ta có tinh thần “quân tử”, hiểu theo tiếng quân
tử của người Tàu hay là tiếng “gentleman” của người Anh. Về phương diện chính
trị, tuy rằng ông là người có tinh thần chống Cộng sản nhưng ông cũng tôn trọng
chính kiến của những người khác, dù rằng họ theo Cộng sản. Ông là con rể của Kỹ
sư Lưu Văn Lang, người đã được Cụ Trần Trọng Kim mời làm Bộ Trưởng Công Chánh
trong chính phủ đầu tiên vào năm 1945. Vào tháng 4 năm 1954, trước khi Hội nghị
Genève khai mạc, có một nhóm trí thức tại Sài Gòn thành lập một hội mang tên là
“phong Trào Bảo Vệ Hòa bình.”
Chủ tịch phong trào này là Dược sĩ Trần Kim
Quan và trong số các ủy viên có Luật sư Trịnh Đình Thảo, Luật sư Nguyễn Hữu
Thọ, Hòa Thượng Thích Huệ Quang, Thạc sĩ Phạm Huy Thông, Giáo sư Nguyễn văn
Dưỡng, chuyên viên ngân hàng Nguyễn Văn Vi và Kỹ sư Huỳnh Văn Lang.
Vào khoảng tháng 11 năm 1954, phong trào này
tổ chức một cuộc biểu tình tại chợ Bến Thành và sau đó thì chính quyền Ngô Đình
Diệm bắt giam 26 người trong phong trào này. Tuy những người như Luật sư Nguyễn
Hữu Thọ, Luật sư Trịnh Đình Thảo, Tiến sĩ Phạm Huy Thông v.v sau này theo Cộng
sản nhưng vào thời điểm đó thì họ chỉ hoạt động cho hòa bình mà thôi, do đó
người đứng ra can thiệp với chính quyền của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trả tự do
cho một số người chính là Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ. Nhờ sự can thiệp của ông,
có một số người được trả tự do, trong đó có Kỹ sư Lưu Văn Lang, nhạc phụ của
ông, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, sau này là Chủ tịch Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam
vào năm 1961 và Luật sư Trịnh Đình Thảo, sau vụ Tết Mậu Thân là chủ tịch Liên
Minh Dân Tộc, Dan Chủ Phụng Sự Hòa Bình, một tổ chức thân Cộng sản.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ được người Mỹ di tản vào
ngày 28 tháng 4 năm 1975 rồi sang sống tại Pháp. Cho đến ngày ông từ trần, Bác
sĩ Trần Văn Đỗ vẫn hăng say hoạt động, tuy tuổi đã cao nhưng ông đã đi nhiều
nơi kêu gọi người ty nạn tích cực chống lại bạo quyền Cộng sản Việt Nam.
Người viết có dịp hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi
tháng 4 năm l975 ông có được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham khảo mời làm thủ
tướng theo đề nghị của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm hay không thì ông trả lời
rằng ông không hề gặp hay nói chuyện gì với ông Thiệu vào tháng 3 hay tháng 4
năm 1975.
Theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thì Tổng
Thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm, theo lời Phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên, cũng đã
nghĩ đến các ông Trần Văn Đỗ, Nguyễn Ngọc Huy và Trần Văn Lắm. Tôi đốc thúc
khéo để TT Thiệu mời ông Lắm như đã trình bày ở đoạn trên nhưng có nhiều lý do,
và nhất là những suy tính chính trị tế nhị làm cho TT không mời họ mà lại “nhắm
” vào tôi”. (*160: Nguyễn
Bá Cẩn : Sđd., trang 376)
Khi được hỏi rằng nếu Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu có ngỏ lời mời ông làm thủ tướng thay thế Đại Tướng Trần Thiện Khiêm thì
ông có nhận lời hay không, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng chức vụ thủ tướng chính
phủ là thi hành đường lối chính sách của tổng thống và dù rằng vào đầu tháng 4
năm 1975, tình hình đã trở nên vô vọng nhưng ông không rõ đường lối và chính sách
của ông Thiệu như thế nào, vẫn giữ nguyên “4
không” như cũ hay là có thay
đổi. Nếu Tổng Thống Thiệu vẫn giữ nguyên chính sách “4 không”, vẫn mong muốn làm tổng thống
một phần ba nước Việt Nam v.v. thì ông không bao giờ nhận lời. Tuy nhiên nếu
ông Thiệu muốn cứu vãn một vài phần còn lại cho nhân dân miền Nam, miền Nam đây
là xứ Nam Kỳ cũ vì miền Trung và miền Cao Nguyên đã hoàn toàn rơi vào tay Cộng
sản Bắc Việt rồi, nếu ông Thiệu muốn cho phần còn lại của Nước Việt Nam Cộng
Hòa có thể tránh được chết chóc, đau thương và đổ nát như tại miền Trưng thì
ông ta phải nghĩ đến việc “nói chuyện” với Cộng sản. Tuy nhiên họ có muốn “nói
chuyện” với chúng ta hay không là một vấn đề khác, một vấn đề mà chúng ta cũng
chưa biết được. Nếu Tổng Thống Thiệu muốn lập một chính phủ để “nói chuyện” với
Cộng sản ngỏ hầu làm chậm bước tiến của đoàn quân xâm lược của họ, ngỏ hầu
chuẩn bị cho miền Nam thích ứng với tình thế mới để phải sống trong vòng thỏa
hiệp với phe Mặt Trận Giải Phóng và Cộng sàn Bắc Việt, để ít ra miền Nam cũng
còn giữ được phần nào danh dự và phẩm giá của họ thì trong trường hợp đó, bác
sĩ Trần Văn Đỗ nói tiếp rằng nếu được yêu cầu thì ông có thể nhận lời.
Theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thì khi ông
nhận lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để đứng ra thành lập nội các, ông “cũng
đưa ra điều kiện chính trị mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải miễn cưỡng chấp
nhận là trong công cuộc thương thuyết sắp tới sẽ không còn lập trường “4 không” nữa. Tôi hình dung một thứ liên hiệp
với Mặt Trận Giải Phóng để mua thời gian. ..” (*161: Nguyễn Bá Cẩn: Sách đã dẫn, trang 370)
Như vậy thì khi thành lập chính phủ Nguyễn Bá
Cẩn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có nghĩ đến việc nói chuyện trong tương lai
với Mặt Trận và đã đồng ý bỏ lập trường 4
không, tuy nhiên nhân vật mà ông chọn lựa để đảm nhận vai trò đó là ông
Nguyễn Bá Cẩn.
Người viết có hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng hồi
đó, ai là người đã nghĩ đến việc đưa tên của Bác sĩ vào trong danh sách những
người được đề nghị làm thủ tướng thì ông trả lời rằng ông không được biết, tuy
nhiên ông cho biết trong khi nói chuyện với một vài nhà ngoại giao Nhật Bản thì
họ là những người đã đưa ra ý kiến là nếu cần phải thương thuyết hay nói chuyện
một cách nghiêm chỉnh với Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì
nhân vật thích hợp nhất là ông. Người viết đã từng được tháp tùng Bác sĩ Trần
Văn Đỗ sang thăm Nhật Bản nhiều lần và có biết rõ ràng ông có nhiều liên hệ rất
thân thiết với cựu thủ tướng Nhật Nebusuki Kishi lãnh tụ đảng Dân Chủ Tiến Bộ
(Liberal Demoratic Party) cầm quyền tại Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế chiến cho
đến tận bây giờ.
Ông Kishi là vị thủ tướng Nhật đã đưa nước
Nhật phục hồi sau sự bại trận vào năm 1945 để trở thành một quốc gia cường
thịnh nhất trên thế giới về phương diện kinh tế. Do đó ông Kishi sau này tuy
không còn làm thủ tướng nhưng vẫn còn có rất nhiều ảnh hưởng trong giới chính
trị tại Nhật Bản, nhất là trong giới lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ đang cầm
quyền tại Nhật từ thập niên 1940 cho đến tận bây giờ.
Người viết có hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng
trong quá khứ, ông là người Miền Nam duy nhất đã được những người trong giới
lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt mời đến nói chuyện với họ đến hai lần, giả thử như
ông được mời và nhận lời làm thủ tướng vào tháng 4 năm 1975, liệu phe Cộng sản
có chấp nhận “nói chuyện” với ông hay không?
Sau vài giây suy nghĩ, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói
rằng ông không tin rằng họ sẽ nói chuyện với ông vì đến cuối tháng 3 năm 1975
thì mình có còn gì nữa đâu để mà họ cần phải nói chuyện với mình!
Chuyện Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi năm 1975 có thể
được mời đứng ra thành lập một chính phủ với đại diện của nhiều thành phần đối
lập để nói chuyện với Cộng sản vẫn còn được nhắc nhở đến gần 10 năm sau. Trong
cuốn The Final Collapse được xuất bản vào năm 1983 tại Hoa
Kỳ, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết rằng:
“Ngày 2 tháng 4 năm 1975, trong
một cuộc họp thường lệ ở quốc hội, Thượng Viện VNCH đã bỏ 42 phiếu thuận và 10
phiếu chổng, kết tội Tổng Thống Thiệu về những thất bại đang xảy ra và yêu cầu
ông thành lập một nội các mới với đại diện của nhiều thành phần chính trị đối
lập. Có nhiều tiếng đồn chính phủ có thể có một nội các liên hiệp với sự lãnh
đạo của hai ông Trần Văn Đỗ và Trần Văn Lắm. Ba ngày sau, ngày 5 tháng 4, chủ
tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn được chỉ định làm thủ tướng”.(*162: Cao Văn Viên : sđd, trang 218.)
Trong cuộc đời chính trị, Bác sĩ Trần Văn Đỗ
đã giữ chức vụ Tổng trưởng Ngoại Giao trong ba nội các khác nhau: Nội các của
Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vào năm 1954 nội các của Bác Sĩ Phan Huy Quát vào năm
1965 và nội các của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ năm 1965 cho đến 1968. Tuy
nhiên có lẽ số mệnh đã an bài, dù rằng ông có thể được mời làm thủ tướng đến
hai lần nhưng ông không bao giờ có cơ hội được giữ chức vụ này.
Cách đó chừng 10 năm, vào tháng 2 năm 1965,
sau khi Tướng Nguyễn Khánh tuyên bố Hội Đồng Tướng Lãnh dưới sự lãnh đạo của
ông đã “bất tín nhiệm’ Thủ Tướng Trần Văn Hương, Tướng Nguyễn Khánh đã dự định
mời Bác sĩ Trần Văn Đỗ ra làm thủ tướng. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhà
báo Lý Kiến Trúc trên đài truyền hình Little Sai gon TV vào ngày 20 tháng 2 năm
2004, cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh cho biết:
” Tôi chỉ định ông Phan Huy
Quát làm thủ tướng. Một cái chi tiết nữa là tôi có hai người lựa chọn, trong
lúc đó ngoài ông Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ không bằng lòng (nhận lời làm thủ
tướng), là cái ông gì làm Bộ Ngoại Giao của mình, đó là Bác sĩ Trần Văn Đỗ.
Trần Văn Đỗ với tôi có liên hệ chút nào đó, ông Trần Văn Đỗ lúc đó cũng được
người ta để ý lắm. Tôi mời ông Trần Văn Đỗ lại, ổng đang đi đánh tennis. Trời
ơi! Quốc gia hữu sự như thế này mà mời ổng, ổng đang đi đánh tennis thì thôi,
thì cho ổng đi luôn đi. Tôi đưa ông Quát thế thôi” (*163: Lý Kiến Trúc : Phỏng vấn Đại Tướng Nguyễn
Khánh, Nguyệt san Văn Hóa số 86. tháng Ba năm 2004 )
Bác sĩ Trần Văn Đỗ, dù là một trong những
người trong sạch, có tài đức và uy tín nhất tại Miền Nam nhưng chưa bao giờ nắm
giữ chức vụ thủ tướng, chắc có lẽ đó cũng là cái số của ông. Sau khi đọc bài
phỏng vấn cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh vào năm 2004, người viết không thể nào hỏi
Bác sĩ Trần Văn Đỗ về vấn đề này được nữa vì ông đã qua đời tại Pháp.
No comments:
Post a Comment