1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4 năm 1975, tuy nhiên ông vẫn còn trú ngụ trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 25 tháng 4. Theo bản cáo trạng của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Để Cứu Nước và Kiến Tạo Hoà Bình phổ biến vào ngày 8 tháng 9 năm 1974 tại Huế thì “Tổng Thống Nguyễn vẫn Thiệu có mua một căn nhà ờ trên đường Công Lý trị giá khoảng 98 trệu đồng và một ngôi nhà ba căn trong Cư xá sĩ quan cao cấp trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu mà ông đã dùng 30 trệu đồng của ngân sách quốc gia để sửa chữa và tân trang từ khi còn là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia năm 1965″ (*l64: Nguyễn Khắc Ngữ: Sđd, phần Phụ lục) tuy nhiên ông Thiệu không muốn dọn ra khỏi Dinh Độc Lập vì “lý do an ninh.”
Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4 năm 1975, tuy nhiên ông vẫn còn trú ngụ trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 25 tháng 4. Theo bản cáo trạng của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Để Cứu Nước và Kiến Tạo Hoà Bình phổ biến vào ngày 8 tháng 9 năm 1974 tại Huế thì “Tổng Thống Nguyễn vẫn Thiệu có mua một căn nhà ờ trên đường Công Lý trị giá khoảng 98 trệu đồng và một ngôi nhà ba căn trong Cư xá sĩ quan cao cấp trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu mà ông đã dùng 30 trệu đồng của ngân sách quốc gia để sửa chữa và tân trang từ khi còn là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia năm 1965″ (*l64: Nguyễn Khắc Ngữ: Sđd, phần Phụ lục) tuy nhiên ông Thiệu không muốn dọn ra khỏi Dinh Độc Lập vì “lý do an ninh.”
Theo Frank Snepp, người đã lái xe đưa ông
Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất, thì Cụ Hương cũng không mấy vui vẻ cho lắm
khi ông Thiệu tuy đã từ chức nhưng vẫn còn muốn đóng vai “thái thượng hoàng” và
vẫn còn ngồi trong Dinh Độc Lập gọi điện thoại can thiệp hết chuyện này đến
chuyện kia, tuy nhiên nếu Cụ ép buộc ông Thiệu phải ra đi thì sẽ làm phật lòng
những kẻ vẫn còn ủng hộ ông Thiệu, do đó Cụ yêu cầu đại sứ Martin tìm một giải
pháp cho vấn đề này. Đại sứ Martin chẳng mấy tha thiết về việc này vì cho đến
giờ phút đó, ông vẫn còn muốn cho mọi người mang cái cảm tưởng là toà đại sứ
Hoa Kỳ không hề dính dáng gì đến việc ông Thiệu từ chức. Tuy nhiên, Tướng Dương
Văn Minh thì lại nghĩ rằng việc ông Thiệu còn tiếp tục ở lại Sàigòn sẽ là một
chướng ngại vật cho việc ông ta vận động lên thay thế Cụ Hương để điều đình với
Cộng sản, do đó ông Minh đã yêu cầu bạn của ông và cũng là nhân vật số hai của
CIA ở Sài gòn là cựu Thiếu tướng Charles Timmes phải tìm mọi cách đề đẩy ông
Thiệu ra đi. Khi có thêm áp lực của CIA, Đại sứ Martin phải bỏ thái độ dè dặt
và đành phải sắp xếp đưa ông Thiệu ra khỏi Việt Nam.
Theo ông Trần Văn Đôn trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng thì vào buổi sáng ngày 25 tháng 4, ông
Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc Lập để “nhờ tôi lấy cho bạn ông ấy một chiếu
khán đi ngoại quốc.” Ông Trần Văn Đôn kể lại rằng trước khi từ giã, ông nhìn
thẳng vào ông Thiệu và nói với ông ta rằng: “còn
phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn xảy ra chuyện như ông Diệm.
Xung quanh ông đang bỏ ông, nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới.
Nếu tôi lên làm thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi phải làm
theo “. (*165: Trần
Văn Đôn: sđd, trang 467-468)
Frank Snepp nói thêm trong phần phụ chú rằng
ông Đôn là người đóng vai trò quyết định trong việc ông Thiệu sớm ra đi khi ông
Đôn nói thêm với ông Thiệu rằng “Tướng
Nguyễn Cao Kỳ và Không Quân muốn ông Thiệu ờ lại – để họ có thể giết ông”.(*166: Frank Snepp: sđd, trang 434). Như vậy
thì việc cựu tổng thống Thiệu ra đi là do ý của tân TT Trần Văn Hương và tướng
Dương Văn Minh, ông Trần Văn Đôn hù doạ thêm và Đại sứ Martin sắp xếp để ông
Thiệu ra đi càng sớm càng tốt.
Trong cuốn Decent
Interval, Frank Snepp kể lại rằng vào hồi 5 giờ 30 chiều ngày 25 tháng 4
năm 75, trùm CIA Thomas Polgar gọi Tướng Charles Timmes và Frank Snepp vào văn
phòng của ông ta và ra lệnh cho họ phải giúp cho ông ta đưa ông Thiệu và ông
Khiêm đi Đài Loan vào tối hôm đó.
Khoảng 8 giờ rưỡi tối, Tướng Timmes, Frank
Snepp cùng 2 nhân viên CIA khác lái ba chiếc xe đến tư gia của Đại Tướng Trần
Thiện Khiêm trong Bộ Tổng Tham Mưu và khoảng 9 giờ tối thì trùm Polgar cũng
đến nơi. Ít lâu sau thì một chiếc xe Mercedes chạy đến đậu ngay trước nhà ông
Khiêm và ông Thiệu vội vã bước vào nhà. Frank Snepp nói rằng ông Thiệu có mái
tóc bạc chải bóng loáng, quần áo ủi thẳng nếp và trong lúc trời còn tranh tối
tranh sáng, ông ta có vẻ giống như là “một người mẫu trong tạp chí Gentleman’s
Quartery” hơn là một vị cựu tổng thống.” Đoàn tuỳ tùng của ông Thiệu người nào
người nấy đều to con vạm vỡ tay xách những chiếc va-li quá khổ đến những chiếc
xe của toà đại sứ Mỹ và họ đòi phải để cho họ đích thân đặt những chiếc va-li
đó vào thùng sau xe. Frank Snepp nói ông ta không biết trong những va-li đó
đựng gì, tuy nhiên có vẻ rất nặng vì khi những hành lý đó được đặt xuống xe thì
nghe như có tiếng kim loại chạm vào kim loại.
Trong một bài nhan đề Từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà Đến Dinh
Độc Lập, Những Ngày Cuối, một cựu thiếu úy Công Binh đã từng chỉ huy Đại
đội 541 Công Binh Kiến Tạo vào sửa chữa Dinh Độc Lập sau ngày bị Nguyễn Thành
Trung dội bom vào tháng 4 năm 1975 có cho biết rằng:”Ngày 25 tháng 4 lăm 1975,
vị trung úy trong Dinh đến bắt tay thăm hỏi. Ánh mắt có vẻ không vui. Ngỏ ý
mượn 6 anh em binh sĩ. Khoảng 25 phút, anh công binh trong toán trở lại đưa cho
tôi 1O,OOO đồng và nói ông Trung uý nhắn là đưa cho tôi 4,000 còn mỗi anh em
binh sĩ 1,OOO đồng. Nghe xong tôi đưa bết cho anh em binh sĩ để họ chia nhau.
Tôi thắc mắc hỏi xem họ đã làm công việc gì thì họ trả lời: lên trên lầu vào
phòng khiêng một cái tủ sắt nhỏ xuống dưới thềm Dinh thì thấy có xe hiệu Scout,
loại cảnh sát dã chiến sử dụng, che bạt kín bịt bùng đậu sẵn. Đẩy tủ sắt vào
sàn xe bên trong có 4 người mặc thường phục áp tải đi với viên trung úy. Theo
tôi suy nghĩ, đây là tài sản riêng của Tổng Thống Thiệu mang đi vào phút cuối.
Tôi không biết trong tủ sắt nhỏ đó có những gì”. (*167:Nhật báo Người Việt ngày Chủ
nhật 20 tháng 4 năm 2003)
Như vậy, ông cựu thiếu úy Công Binh này cho
biết là lính của ông đã di chuyển tủ sắt nhỏ vào ngày 25-4 tức là ngày ông
Thiệu ra đi thì việc này cũng có thể bổ túc cho nhận xét của Frank Snepp nói
rằng “hành lý rất nặng”.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông Nguyễn
Tiến Hưng ngày 6 tháng 3 năm 1986, ông Thomas Polgar, cựu giám đốc CIA tại Sài
Gòn đã phủ nhận điều này. Ông ta nói rằng ông Thiệu ra đi không có mang theo
nhiều hành lý vì ông Polgar muốn rằng việc ra đi này phải thật lẹ làng và êm
thấm chừng nào tốt chừng đó. Frank Snepp cũng cho biết thêm rằng ông Thiệu đã
cho gởi đi nhiều thùng tài sản, đồ đạc sang Đài Loan và Canada từ ngày 2 và 3
tháng 4, tức là mấy tuần lễ trước khi ông từ chức.
Theo Frank Snepp thì sau khi đưa hành lý vào
thùng xe, Polgar, Tướng Timmes cùng nhiều nhân viên người Việt ra khỏi nhà và
bước lên xe. ông Thiệu lên ngồi đằng sau xe của Frank Snepp, ông ta ngồi giữa
Tướng Timmes và một nhân viên người Việt, (có lẽ là Đại Tá Võ Văn Cầm, Chánh
Văn phòng của ông Thiệu). Tướng Timmes đã từng quen biết với ông Thiệu khi ông
ta làm tư lệnh Sư đoàn 1 tại Vùng I hồi năm 1961 và khi ông Thiệu làm tổng
thống, Tướng Timmes vẫn thường thuyết trình cho ông Thiệu về các tiến bộ trong
lãnh vực bình định. Trên xe, Tướng Timmes nói với ông Thiệu: “Xin Tổng thống
cúi đầu xuống” và khi xe đi vào cổng phi trường Tân Sơn Nhất, ông ta lại vội vã
nhắc ông Thiệu cúi đầu xuống vì lính gác có thể nhìn mặt người trong xe, nhất
là lúc đó đã sau giờ giới nghiêm. May thay, khi thấy xe mang bảng số ngoại giao
đoàn, lính gác vẫy tay cho đoàn xe chạy thẳng.
Khi đoàn xe chạy qua khỏi văn phòng của hảng
hàng không Air America, người lái xe trước tắt đèn và Frank Snepp chở ông Thiệu
trên xe sau cũng phải vội vã tắt đèn theo. Bên ngoài trời quá tối, bổng Frank
Snepp chợt nhìn thấy trùm Polgar chạy ra cách xe chỉ chừng mấy thước, anh ta
đạp thắng thật gấp và những người ngồi băng sau kể cả ông Thiệu đều bị dội vào
băng ghế trước, tuy nhiên chẳng có ai bị thương tích gì. Pọlgar mở cửa xe và
dẫn ông Thiệu đến phi cơ đậu cách đấy không xa. Ông Thiệu quay lại vỗ vai và
cám ơn Frank Snepp, mắt ông ta long lanh và nắm tay người tài xế Mỹ khá lâu,
nói mấy lởi cám ơn rồi bước vội đến phi cơ. Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và đoàn
tuỳ tùng cũng theo chân ông Thiệu. Đại Sứ Graham Martin và đoàn vệ sĩ của ông
đang đứng dưới một chiếc phi cơ vận tải C-118 bốn động cơ của Không Lực Hoa Kỳ,
ông ta cùng Polgar tiễn đưa ông Thiệu và phái đoàn lên phi cơ rồi sau đó cất
cánh rời phi trường Tân Sơn Nhất bay đi Đài Bắc. Frank Snepp nói rằng vì có sự
sơ sót của Văn phòng CIA Sài Gòn, Polgar quên không mang theo hồ sơ tạm dung
(parole documents) lên phi trường cho nên cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu
rời khỏi Việt Nam mà không có giấy tờ gì cho phép ông được nhập cảnh vào Hoa Kỳ
và cũng không hề có chiếu khán xuất cảnh của chính phủ Việt Nam.(*168: Frank Snepp: sđd, trang
434-436)
Việc cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rời Việt
Nam vào năm 1975 đến hơn 30 năm sau thì lại được một nguồn tin xuất phát từ
London nói rằng ông Thiệu đã được người Mỹ đưa bằng phi cơ ra Đệ Thất Hạm Đội
ngoài khơi hải phận Việt Nam rồi từ đó ông được đưa sang ty nạn tại nước Anh.
Nguồn tin này hoàn toàn không đúng sự thật vì khi ông Thiệu rời khỏi Việt Nam
vào ngày 25 tháng 4 thì các tàu chiến của Hoa Kỳ chưa nhận được lệnh cho phép
đón tiếp người ty nạn Việt Nam và hơn nữa, ông Thiệu được di tản bằng phi cơ
C-118 tức là một loại phi cơ vận tải 4 động cơ, loại phi cơ này không thể nào
đáp xuống hàng không mẫu hạm được. Ông Thiệu được đưa sang Đài Loan rồi sau đó
ông và gia đình được sang ty nạn tại Anh Quốc, mãi cho đến thập niên 1980 mới
di chuyển sang Hoa Kỳ.
Cũng trong ngày 25 tháng 4 khi cựu Tổng Thống
Thiệu ra đi, theo Pierre Darcourt thì TT Trần Văn Hương đã tiếp kiến Đại sứ
Pháp Mérillon trong 80 phút và sau khi ông Mérillon ra về thì lại đến lượt Đại
sứ Hoa Kỳ Graham Martinvào Dinh Độc Lập gặp TT Trần Văn Hương. Darcourt nói
rằng cả hai ông đại sứ đều cố thuyết phục TT Trần Văn Hương nên tìm ngay một
công thức để thương thuyết với phe Cộng sản. Tuy nhiên Cụ Trần Văn Hương vẫn
giữ vững lập trường của ông, đó là ông không thể giao quyền cho ai ngoài khuôn
khổ hiến pháp.
Trong khi đó, cũng trong ngày 25 tháng 4,
Thường Vụ Trung Ương Cục đã gửi bức điện văn sổ 481/TV cho “Anh Sáu Dân (Võ Văn
Kiệt) anh Năm Xuân”? và P.10 tức là Đảng ủy Sài gòn Gia Định nói rằng “Theo đài
BBC thì Hương đã gặp Minh nhường quyền tổng thống cho Minh. Trước đây ta dự
kiến Thiệu đổ thì phải làm gái. Nay Thiệu đổ trong một tình hình ta đang thắng
lớn, địch đang thất bại và bối rối, nhưng lại đưa con bài mới này ra và sẽ đặt
vấn đề thương lượng để hạn chế thắng lợi của ta và làm lạc hướng đấu tranh của
quần chúng. Cần lãnh đạo tư tưởng cho nòng cốt ta tuyên truyền trong những
người tích cực ở lực lượng thứ ba đừng mắc mưu bọn đế quốc và phản động đang có
âm mưu dùng con bài mới để ngăn ta giành thắng lợi hoàn toàn. Ta vẫn khẳng định
phải giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để”. (*l69:Văn kiện Đảng, trang 307-308)
Như vậy thì theo tinh thần điện văn này, dù cụ
Trần Văn Hương có trao quyền cho “con bài mới” là Dương Văn Minh đi nữa thì
Cộng sản vẫn quyết tâm không thương lượng và “khẳng định phải dành thắng lợi
hoàn tòan và triệt để” tức là đi đến chiến thắng toàn diện, đó là chiếm Sài Gòn.
No comments:
Post a Comment