Monday, April 21, 2014

TIẾT LỘ VỤ THẢM SÁT NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ Ở QUẢNG NINH: HÀ NỘI ĐÃ MẮC MƯU BẮC KINH?

Sự kiện 16 người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn chế độ CS Trung Quốc, khi vào đến cửa khẩu Quảng Ninh, bị hải quan Việt Nam dùng vũ lực vây bắt để trao trả cho Trung Quốc, khiến bạo động xảy ra, đã làm chấn động nhiều nguồn tin thế giới.
Phân tích mật mới nhất, được tiết lộ từ một sĩ quan quân đội CSVN giấu tên, cho biết thật ra đó là một kịch bản của Trung Quốc. Và Việt Nam hoàn toàn bị mắc mưu, trở thành tay sai giết người thay cho Trung Quốc, cũng như bộc lộ nhiều thông tin về an ninh cửa khẩu cho Trung Quốc.
Sự kiện 16 người Duy Ngô Nhĩ ở Việt Nam, được tóm tắt như sau. Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 18/4. Trong lúc chờ làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu Quảng Ninh. Công an cửa khẩu Việt Nam đã bất ngờ đưa những người này sang phòng làm việc riêng, giam lỏng và thông báo rằng tất cả tạm thời bị giữ lại, chờ xe đưa sang biên giới trao trả cho công an Trung Quốc vì nhập cảnh trái phép, cũng như vì có yêu cầu chính thức bằng điện thoại từ Trung Quốc. Bất ngờ, 4 người đàn ông trong nhóm 16 người Trung Quốc đã chọn cách không chịu trao trả về Trung Quốc đã xông vào cướp súng AK của những công an đang canh gác họ. Số khác thì bẻ gãy chân bàn, cố thủ đòi phải được tự do.
Theo lệnh của chỉ huy cửa khẩu, an ninh cửa khẩu nổ súng tấn công. Những người Duy Ngô Nhĩ bắn trả nên một công an chết tại chỗ. Một công an khác chết sau đó ít phút.
Bộ đội được điều tới. Thấy không còn đường sống nên những người Duy Ngô Nhĩ đã tự sát bằng cách nhảy lầu hoặc tự bắn vào mình. Thông điệp của những người này rất rõ ràng “tự do hay là chết”.
Theo mô tả của sĩ quan an ninh giấu tên, một trong những phân tích của an ninh Quân đội CSVN cho biết rằng Hà Nội đã hoàn toàn mắc mưu Trung Quốc trong sự kiện này.
Thứ nhất là Trung Quốc đã mượn tay Việt Nam giết những người Duy Ngô Nhĩ này. Dù biết rõ và kiểm soát những người Duy Ngô Nhĩ này đi đâu, làm gì, nhưng Trung Quốc không ra tay và chỉ thông báo, ra lệnh cho Việt Nam hành động khi những người này ở trên đất Việt Nam. Sự kiện đau thương này diễn ra, như là một thông báo ngầm cho những người Duy Ngô Nhĩ muốn trốn khỏi chế độ CS Trung Quốc rằng chọn ngã đường Việt Nam thì chỉ có cái chết.
Thứ nhì, trong việc đẩy những người Duy Ngô Nhĩ vào cuộc đánh trả – mà Bắc Kinh vốn biết đây là những người nhất quyết liều chết đi tìm tự do – nhằm kiểm tra khả năng kiểm soát an ninh và bộ đội cửa khẩu Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung. Tình hình cho thấy an ninh yếu ớt, khiến 2 lính bị chết là một phác đồ rõ cho Trung Quốc thấy thực lực của Việt Nam. Giả như một cuộc chiến tranh 1979 tái diễn, Bắc Kinh hoàn toàn có thể đo được thực lực của cuộc chiến hỏa tốc, sẽ như thế nào.
Thứ ba, trong việc Hà Nội đang đi dần đến các hiệp ước thương mại và quốc tế có khuynh hướng dân chủ và tách ra khỏi Bắc Kinh, sự kiệm thảm sát này sẽ là một vết nhơ khiến con đường bắt tay với các quốc gia tự do phương Tây gặp nhiều khó khăn hơn.
Nội bộ của Hà Nội đang rối bời về chuyện này. Sáng ngày 19 tháng 4, tất cả các báo chí nhà nước đều nhận được lệnh của ban tuyên giáo là không được gọi những người Duy Ngô Nhĩ bị thảm sát bằng hai chữ “Tân Cương”, nhằm tránh sự quan tâm của dân chúng về tình hình bất mãn chính quyền, từ các vùng đất do cộng sản kiểm soát.

Văn Phan

No comments:

Post a Comment