Một phi công chưa từng
đáp máy bay xuống hàng không mẫu hạm bao giờ, lại chở quá tải trên chiếc máy
bay không đủ điều kiện để đáp trên tàu sân bay, không có radio liên lạc với đài
không lưu của tàu, nhưng đã đáp thành công trên tàu sân bay vào ngày 30-4-1975.
Đó chính là Thiếu tá
phi công Lý Bửng, đã lái chiếc máy bay Cessna OE-1 “Bird Dog” (L-19), còn gọi
là máy bay bà già hay là máy bay thám thính. Máy bay này chỉ có 2 chỗ ngồi, một
cho phi công và một dành cho người quan sát, nhưng ông Lý Bửng đã chở tới 7
người, gồm vợ chồng ông và 5 người con.
Ngày 29-4, ông Lý Bửng đã cùng vợ con bay từ phi trường Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn để sang ngày 30-4-1975 sẽ bay từ Côn Sơn ra hàng không mẫu hạm của Mỹ đậu ngoài khơi. Ông Bửng biết có chiếc tàu sân bay đậu ngoài biển, nhưng không biết chính xác vị trí nào. Rồi ông thấy tất cả các máy bay khác đều bay về một hướng, nên ông bay theo họ và tìm thấy tàu sân bay USS Midway đang đậu ngoài biển khơi.
Gặp tàu sân bay, nhưng trên máy bay không có radio để liên lạc xin đáp. Ông Bửng bay vòng quanh tàu và chớp đèn ra hiệu đáp, nhưng ông không nhận được tín hiệu đèn xanh để đáp xuống.
Đài kiểm soát không lưu trên tàu Midway thì tưởng rằng chỉ có một mình ông trên máy bay, nên đã cố gắng liên lạc với ông, bảo ông không đáp trên tàu, mà phải đáp xuống biển, tàu Midway sẽ cho người ra cứu. Thế nhưng, mọi liên lạc đều không thành, do trên máy bay của ông Bửng không có radio.
Máy bay của ông lại sắp hết nhiên liệu, không đủ xăng để bay vào đất liền. Nếu thuyền trưởng tàu Midway không cho ông đáp xuống, 7 mạng người trên tàu không thể sống sót.
Ông kể, ông đã viết vào mảnh giấy xin lệnh đáp, cột vào cái dao và quăng xuống tàu. Ông làm như vậy 3 lần, nhưng nó đều rơi ra biển. Lần thứ 4 ông cột miếng giấy vào khẩu súng, bay thật thấp rồi quăng. May quá, lần này nó rơi xuống tàu sân bay. Mảnh giấy ghi: “Các ông làm ơn dời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để dời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu tá Bửng, vợ và 5 đứa con”.
Ngày 29-4, ông Lý Bửng đã cùng vợ con bay từ phi trường Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn để sang ngày 30-4-1975 sẽ bay từ Côn Sơn ra hàng không mẫu hạm của Mỹ đậu ngoài khơi. Ông Bửng biết có chiếc tàu sân bay đậu ngoài biển, nhưng không biết chính xác vị trí nào. Rồi ông thấy tất cả các máy bay khác đều bay về một hướng, nên ông bay theo họ và tìm thấy tàu sân bay USS Midway đang đậu ngoài biển khơi.
Gặp tàu sân bay, nhưng trên máy bay không có radio để liên lạc xin đáp. Ông Bửng bay vòng quanh tàu và chớp đèn ra hiệu đáp, nhưng ông không nhận được tín hiệu đèn xanh để đáp xuống.
Đài kiểm soát không lưu trên tàu Midway thì tưởng rằng chỉ có một mình ông trên máy bay, nên đã cố gắng liên lạc với ông, bảo ông không đáp trên tàu, mà phải đáp xuống biển, tàu Midway sẽ cho người ra cứu. Thế nhưng, mọi liên lạc đều không thành, do trên máy bay của ông Bửng không có radio.
Máy bay của ông lại sắp hết nhiên liệu, không đủ xăng để bay vào đất liền. Nếu thuyền trưởng tàu Midway không cho ông đáp xuống, 7 mạng người trên tàu không thể sống sót.
Ông kể, ông đã viết vào mảnh giấy xin lệnh đáp, cột vào cái dao và quăng xuống tàu. Ông làm như vậy 3 lần, nhưng nó đều rơi ra biển. Lần thứ 4 ông cột miếng giấy vào khẩu súng, bay thật thấp rồi quăng. May quá, lần này nó rơi xuống tàu sân bay. Mảnh giấy ghi: “Các ông làm ơn dời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để dời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu tá Bửng, vợ và 5 đứa con”.
Larry Chambers, thuyền
trưởng của tàu Midway đã cho ông hạ cánh. Biết không đủ chỗ đáp, nên ông
Chambers ra lệnh cho các thủy thủ quăng mấy chiếc trực thăng VNAF UH-1 Huey
xuống biển. Trị giá của số máy bay quăng xuống biển lúc đó khoảng 10 triệu Mỹ kim,
để có chỗ trống cho ông Bửng đáp xuống.
Trên tàu sân bay lúc đó chỉ có lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khác khi đáp, không đủ dụng cụ để chiếc L-19 của ông Bửng hạ cánh. Thế nhưng ông Bửng đã đáp thành công, trước những cặp mắt kinh ngạc của tất cả những người Mỹ có mặt trên tàu.
Và đó là cú đáp lịch sử, trong ngày lịch sử 39 năm trước.
Hàng không mẫu hạm USS Midway trên đường đến Việt Nam tham gia chiến dịch di tản. Lưu ý tất cả chiến đấu cơ trên mẫu hạm được thay thế bằng những chiếc trực trăng. Ảnh :fallofsaigon.org
Trên tàu sân bay lúc đó chỉ có lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khác khi đáp, không đủ dụng cụ để chiếc L-19 của ông Bửng hạ cánh. Thế nhưng ông Bửng đã đáp thành công, trước những cặp mắt kinh ngạc của tất cả những người Mỹ có mặt trên tàu.
Và đó là cú đáp lịch sử, trong ngày lịch sử 39 năm trước.
Hàng không mẫu hạm USS Midway trên đường đến Việt Nam tham gia chiến dịch di tản. Lưu ý tất cả chiến đấu cơ trên mẫu hạm được thay thế bằng những chiếc trực trăng. Ảnh :fallofsaigon.org
Phần nghi thức bao gồm lễ thượng kỳ, quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, lễ
mặc niệm. Ðây là lần đầu tiên cờ Việt Nam Cộng Hòa được kéo lên trên một chiến
hạm Hoa Kỳ. Trong phần khai mạc khu triển lãm vĩnh viễn có lời phát biểu của
các ông Larry Chambers, hạm trưởng USS Midway thời gian 1975, và Vern Jumper
chỉ huy trưởng không lực trên mẫu hạm. Một số trong những người tị nạn năm xưa
sẽ có mặt và kể lại câu chuyện họ được tàu USS Midway cứu vớt như thế nào. Tiếp
sau nghi lễ là một chương trình văn nghệ đặc biệt với các nghệ sĩ Việt
Nam.
Hiện vật đáng chú ý
nhất trong khu triển lãm là một chiếc máy bay quan sát O-1 Bird Dog, cùng loại
chiếc máy bay mà Thiếu Tá Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Lý Bửng, chở vợ và 5
con, đáp xuống USS Midway hồi năm 1975. Ðây là lần đầu tiên một máy bay không
trang bị phương tiện đáp trên mẫu hạm, không có móc ở đuôi để mắc vào dây cáp
giữ lại, và do một phi công chưa từng được huấn luyện về kỹ thuật đáp trên tàu,
đã thành công trong việc khó khăn này với một máy bay chở quá tải.
Trả lời phỏng vấn của
cựu phi công Lý Bửng trên một tờ báo Việt ngữ ở Mỹ gần đây:
* Anh bay từ đâu ra
hàng không mẫu hạm và vào ngày nào?
- Tôi bay từ Côn Sơn.
Đầu tiên tôi bay từ Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn ngày 29-4, rồi từ Côn Sơn bay ra
hàng không mẫu hạm ngày 30-4.
* Anh bay bao lâu thì
thấy hàng không mẫu hạm?
- Khoảng nửa tiếng hay
45 phút thì gặp chiếc USS Midway.
* Nếu không gặp, máy
bay của anh có đủ nhiên liệu bay qua Thái Lan không?
- Nếu ở sát biên giới
Thái Lan thì được, còn ở Sài Gòn, Biên Hòa, Nha Trang hay Côn Sơn thì không đủ
nhiên liệu bay qua Bangkok.
* Vậy khi gặp hàng
không mẫu hạm, anh làm gì?
- Tôi xin nó cho mình
đáp xuống, nhưng khổ nỗi trên máy bay của tôi không có vô tuyến để liên lạc với
dưới hàng không mẫu hạm, nên tôi cứ bay vòng vòng xung quanh nó và dùng các
phương pháp mình đã học để áp dụng cho nó hiểu mình xin đáp nhưng chẳng thấy
dấu hiệu trả lời! Sau đó tôi nghĩ ra cách viết ghi chú cho họ hiểu là tôi xin
đáp.
Đầu tiên tôi cột vào
con dao và bay sát con tàu, tôi mở cửa liệng dao xuống. Nó đụng sàn tàu, tưng
lên rơi xuống biển. Sau đó tôi làm cái thứ hai, thứ ba, cột vào dây súng thảy
xuống, cũng rơi luôn xuống biển. Lần thứ tư, tôi cột vào khẩu P38, bay thật thấp
và liệng xuống. Lần này nó không rơi xuống biển. Tôi nhìn thấy một người chạy
lại lượm lên coi và chạy biến đi, không biết đi đâu. Sau khi xuống tàu, được
biết khi lượm và đọc ghi chú của tôi, họ chạy ngay lên báo cho hạm
trưởng.
Tôi bay mấy vòng nữa quan
sát thì thấy họ đang dọn dẹp mấy chiếc trực thăng đậu trên phi đạo cho gọn lại,
lúc đó tôi biết họ đồng ý cho mình xuống.
* Trên máy bay L-19 anh
chở những ai?
- Máy bay L-19 chỉ có
một chỗ cho hoa tiêu, một chỗ cho người quan sát, nhưng tôi “chơi” luôn bảy
người là tôi, vợ và năm đứa con. Chính điều này làm người Mỹ rất sợ vì chở quá
trọng tải
Trong buổi họp báo, đứng bên hai tấm hình chụp những người di
tản đến tàu Midway, ông McGaugh cho biết bảo tàng viện rất cần có thêm những
hình ảnh chụp vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những ngày sau đó của người tị nạn
Việt Nam đến định cư ở Hoa Kỳ. Trong dịp này ký giả Nguyễn Tú A đem tới tặng một
chiếc máy chữ xách tay hiệu Olivetti mà 35 năm trước ông đã mang theo khi di tản
bằng trực thăng đến mẫu hạm Midway. Ông Nguyễn Tú A cũng tự nguyện tham gia vào
việc thu thập hình ảnh, tài liệu cho bào tàng viện bằng cách kêu gọi những ai
có thể đóng góp, nếu cần biết hỏi thêm chi tiết gì hãy liên lạc với ông qua điện
thoại: 714-822-6069
hoặc e-mail: nguyentua@gmail.com.
Cuộc di tản kết thúc, USS Midway trực chỉ Hoa Kỳ chở theo 105 chiến đấu cơ không quân VNCH. Ảnh :fallofsaigon.org
hoặc e-mail: nguyentua@gmail.com.
Cuộc di tản kết thúc, USS Midway trực chỉ Hoa Kỳ chở theo 105 chiến đấu cơ không quân VNCH. Ảnh :fallofsaigon.org
Cuộc
di tản kết thúc, USS Midway trực chỉ Hoa Kỳ chở theo 105 chiến đấu cơ không
quân VNCH. Ảnh :fallofsaigon.org
Hàng
không mẫu hạm USS Midway (CV-41) được Hải Quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng năm 1945
sau Thế Chiến II, tới 1992 giải ngũ và từ năm 2004 về neo tại cảng San Diego trở
hành một bảo tàng viện nổi. Chỉ trong năm đầu tiên, Bảo Tàng Viện USS Midway đã
có gần 900,000 khách lên thăm.
Chiếc máy chữ Olivetti được trao tặng cho Bảo Tàng Viện USS Midway
Chiếc máy chữ Olivetti được trao tặng cho Bảo Tàng Viện USS Midway, trong buổi họp báo của ông Scott McGaugh đại diện Bảo Tàng Viện USS Midway. Ký giả Nguyễn Tú A, bên phải, đã mang theo chiếc máy chữ xách tay kiểu rất quen thuộc này tại Việt Nam gần nửa thế kỷ trước, khi lên trực thăng từ Sài Gòn tới chiến hạm Midway ngày 30 tháng 4, năm 1975.
Hàng
không mẫu hạm Midway thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đã cứu vớt và di tản hàng
ngàn người Việt tị nạn cộng sản vượt thoát ra biển đông, đưa họ đến Hoa Kỳ bình
an vào những ngày cuối của cuộc chiến, trong chiến dịch “ Operation Frequent
Wind nay đang cập bến tại tại 910 North Harbor Drive, San Diego, Ca 92101
để chuẩn bị lễ tưởng niệm 30/04/1975”.
Trong
chiến tranh Việt Nam, USS Midway có mặt trong những giai đoạn then chốt, lần thứ
nhất, năm 1965, khi Hoa Kỳ bắt đầu trực tiếp tham chiến và oanh tạc Bắc Việt, tới
Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972, các máy bay của Midway góp phần vào việc thả mìn phong
tỏa bờ biển Bắc Việt, năm 1975 trở lại trong “Operation Frequent Wind” và là
chiến hạm chính trong Hải đội 76 thi hành cuộc di tản bằng trực thăng từ Sài
Gòn.
Năm nay kỷ niệm 39 năm, ngày hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do, một buổi lễ được đặc biệt tổ chức trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway, nay là Bảo Tàng Viện USS Midway, đang neo đậu vĩnh viễn tại hải cảng San Diego, miền Nam California. Vào những ngày cuối tháng 4-1975, Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway đã đón nhận hàng ngàn người Việt di tản, trong đó có một số tướng lãnh cao cấp của chính quyền VNCH. Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng, một trong số những người có mặt trên USS Midway đã làm cho cả thế giới thán phục, vì ông là người đầu tiên lái loại phi cơ L19 đáp xuống hàng không mẫu hạm an toàn. Để tìm hiểu chi tiết sự kiện độc đáo của người phi công Không Lực VNCH, chúng tôi đã được ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt, và sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Thiếu Tá Lý Bửng qua đường dây điện thoại viễn liên.
Năm nay kỷ niệm 39 năm, ngày hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do, một buổi lễ được đặc biệt tổ chức trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway, nay là Bảo Tàng Viện USS Midway, đang neo đậu vĩnh viễn tại hải cảng San Diego, miền Nam California. Vào những ngày cuối tháng 4-1975, Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway đã đón nhận hàng ngàn người Việt di tản, trong đó có một số tướng lãnh cao cấp của chính quyền VNCH. Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng, một trong số những người có mặt trên USS Midway đã làm cho cả thế giới thán phục, vì ông là người đầu tiên lái loại phi cơ L19 đáp xuống hàng không mẫu hạm an toàn. Để tìm hiểu chi tiết sự kiện độc đáo của người phi công Không Lực VNCH, chúng tôi đã được ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt, và sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Thiếu Tá Lý Bửng qua đường dây điện thoại viễn liên.
Viễn
Đông: Xin chào Thiếu Tá Lý Bửng, Thiếu Tá mạnh khỏe không?
Thiếu
Tá Lý Bửng: Ồ, chào anh, tá với tướng gì nữa, gọi anh em đi cho nó thân mật.
Viễn
Đông: Vậy thì cám ơn Thiếu Tá, nhưng trước khi xưng hô anh em, xin Thiếu Tá cho
biết năm nay bao nhiêu cái xuân xanh rồi mà chưa nghỉ hưu vẫn phải đi cày?
Th/Tá
Lý Bửng: Xấp xỉ bảy bó rồi, nhưng còn cày được ta cứ cày (cười).
Viễn
Đông: Vậy thì gọi Thiếu Tá là anh phải rồi, vì đàn em thua anh vài tuổi thôi.
(Đến
đây xin phép độc giả, chúng tôi đổi cách xưng hô theo lời yêu cầu của Thiếu Tá
Lý Bửng).
Th/Tá
Lý Bửng: Rồi, OK, tôi làm anh, chú là em. Bây giờ chú muốn hỏi điều gì đây?
Viễn
Đông: Thì hỏi anh chuyện lái máy bay đáp xuống hàng không mẫu hạm USS Midway đó
mà!
Th/Tá
Lý Bửng: Mà hỏi để làm gì?
Viễn
Đông: Để đăng báo cho bà con đọc!
Th/Tá
Lý Bửng: Thôi mà, có gì mà phải đăng báo! Mà đăng báo có sao không?
Viễn
Đông: Sao là sao ạ? Có phải anh khiêm tốn hay là ngại chuyện gì khác?
Th/Tá
Lý Bửng: Có liên quan đến chính trị không đó?
Viễn
Đông: Thưa không đâu, chả có chính trị chính em gì cả. Đây là câu chuyện lý thú
và rất đặc biệt của một phi công Việt Nam Cộng Hòa tài ba thôi.
Th/Tá
Lý Bửng: Cho tôi một phút suy nghĩ.... Alô, rồi OK tới luôn đi.
Viễn
Đông: Thế là ông anh sẵn sàng trả lời rồi phải không?
Th/Tá
Lý Bửng: Sẵn sàng.
Viễn
Đông: Trước hết xin cho biết, ông anh gia nhập Không Quân VNCH năm nào? Vào thời
điểm cuối tháng 4-1975, anh mang cấp bậc gì, đơn vị nào và đồn trú tại đâu?
Th/Tá
Lý Bửng: Cấp bậc cuối của tôi là Thiếu Tá, còn hỏi đơn vị để làm gì vậy chú?
Viễn
Đông: Thưa ông anh, trước hết để đơn vị của ông anh hãnh diện là có một bạn đồng
ngũ nổi tiếng thế giới, đem vinh dự cho đơn vị; thứ hai là để kiểm chứng xem
ông anh có ở trong Không Quân thiệt hay là ông anh cướp máy bay đi thì sao?
Th/Tá
Lý Bửng: Chịu thua. Rồi, OK, tôi vô Không Quân năm 1963, đơn vị tôi là Phi Đoàn
114 Quan Sát, đóng tại Nha Trang, rồi gì nữa đây?
Viễn
Đông: Anh lái loại máy bay nào khi bay ra hàng không mẫu hạm?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi lái L19, loại máy bay quan sát.
Viễn
Đông: Nếu em nhớ không lầm, loại máy bay này người ta thường gọi là máy bay bà
già hay là máy bay thám thính, đúng không anh?
Th/Tá
Lý Bửng: Đúng rồi đó, nhưng mà gọi là máy bay quan sát cho nó nhẹ nhàng, chứ
thám thính nghe ghê quá!
Viễn
Đông: Anh bay từ đâu ra hàng không mẫu hạm, và ngày nào?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi bay từ Côn Sơn. Đầu tiên tôi bay từ Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn ngày
29-4, rồi từ Côn Sơn bay ra HKMH ngày 30-4-1975.
Viễn
Đông: Anh có biết trước vị trí của chiếc HKMH đang ở đâu hay phải bay đi tìm?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi biết có HKMH đón người di tản, nhưng không rõ đang ở đâu, nên phải
bay đi tìm.
Viễn
Đông: Anh bay bao lâu thì thấy HKMH?
Th/Tá
Lý Bửng: Khoảng nửa tiếng hay 45 phút thì gặp chiếc USS Midway.
Viễn
Đông: Nếu không gặp HKMH, máy bay của anh có đủ nhiên liệu bay qua Thái Lan
không?
Th/Tá
Lý Bửng: Nếu ở sát biên giới Thái Lan thì được, còn ở Sài Gòn, Biên Hòa, Nha
Trang hay Côn Sơn thì không đủ nhiên liệu bay qua Bangkok.
Viễn
Đông: Lúc đó chắc còn nhiều loại máy bay khác, sao anh lại chọn L19?
Th/Tá
Lý Bửng: Lúc đó chỉ còn duy nhất chiếc L19.
Viễn
Đông: Ngoài L19, anh còn lái được loại máy bay nào khác?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi cũng lái được loại AD5, AD6 và Cessna, nhưng không lái thường
xuyên như L19.
Viễn
Đông: Vậy khi gặp HKMH, anh làm gì?
Th/Tá
Lý Bửng: Thì tôi xin nó cho mình đáp xuống, nhưng khổ nỗi trên máy bay của tôi
không có vô tuyến để liên lạc với dưới HKMH, nên tôi cứ bay vòng vòng xung
quanh nó và dùng các phương pháp mình đã học để áp dụng cho nó hiểu là mình xin
đáp, nhưng chẳng thấy dấu hiệu trả lời!
Viễn
Đông: Xin anh đơn cử một trong những phương pháp xin đáp?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi chớp đèn đáp liên tục.
Viễn
Đông: Rồi sao nữa anh?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi nghĩ ra cách, viết cái “note” cho họ hiểu là tôi xin đáp. Đầu tiên
tôi cột vào con dao và bay sát HKMH, tôi mở cửa liệng dao xuống. Nó đụng sàn
tàu, tưng lên rơi xuống biển. Sau đó tôi làm cái thứ hai, thứ ba, cột vào dây
súng thảy xuống, cũng rơi luôn xuống biển. Lần thứ tư, tôi cột vào khẩu P. 38,
bay thật thấp và liệng xuống. Lạy Trời, lần này không xuống biển. Tôi nhìn thấy
một anh chàng chạy lại lượm lên coi và chạy biến đi, không biết đi đâu. Sau khi
xuống tàu, được biết, khi họ lượm và đọc cái note của tôi, họ chạy ngay lên báo
cho Hạm Trưởng.
Viễn
Đông: Trước khi trên HKMH họ lượm được cái note của anh, liệu họ có sợ máy bay
khủng bố không, vì anh cứ bay vòng vòng quanh họ và lại bay rất thấp?
Th/Tá
Lý Bửng: Không đâu, họ có ống dòm tối tân, họ nhìn thấy hết chứ.
Viễn
Đông: Sau khi lượm được note của anh, họ có ra dấu OK cho anh đáp không?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi bay mấy vòng nữa quan sát, thì thấy họ đang dọn dẹp mấy chiếc trực
thăng đậu trên phi đạo cho gọn lại, lúc đó tôi biết họ OK cho mình xuống.
Viễn
Đông: Trong suốt thời gian là phi công, đã có lần nào anh hạ cánh trên hàng
không mẫu hạm chưa?
Th/Tá
Lý Bửng: Chưa.
Viễn
Đông: Nhưng đã có lần nào anh phải hạ cánh xuống một phi đạo ngắn như trên HKMH?
Th/Tá
Lý Bửng: Có chứ, nhưng trên đất liền, đỡ nguy hiểm hơn.
Viễn
Đông: Chắc anh biết, phi đạo trên HKMH không có những dụng cụ chuẩn bị cho loại
L19 đáp chứ?
Th/Tá
Lý Bửng: Biết chứ. Họ chỉ trang bị lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực
khi đáp xuống, không dự trù cho trườøng hợp của tôi.
Viễn
Đông: Khi biết trước như vậy mà anh còn cố đáp xuống, anh có nghĩ là quá liều
lĩnh không?
Th/Tá
Lý Bửng: Dĩ nhiên là liều mạng rồi, vì không đáp xuống HKMH thì phải đáp xuống
biển thôi.
Viễn
Đông: Vậy trước khi quyết định hạ cánh, tâm trạng anh ra sao?
Th/Tá
Lý Bửng: Nếu bây giờ tôi còn nhớ được tâm trạng lúc đó ra sao thì tôi thành
Superman rồi chú ạ.
Viễn
Đông: Ồ, em quên, ông anh cho biết trên máy bay L19, ông anh chở những ai?
Th/Tá
Lý Bửng: Máy bay L19 chỉ có một chỗ cho hoa tiêu, một chỗ cho ông quan sát,
nhưng tôi chơi luôn 7 mạng, tôi, vợ và 5 đứa con. Chính điều này làm người Mỹ rất
sợ, vì chở quá trọng tải!
Viễn
Đông: Khi bay, anh có cho chị và mấy cháu biết là sắp đáp xuống HKMH không?
Th/Tá
Lý Bửng: Không. Cho bả biết, bả và mấy đứa nhỏ sợ thì hỏng chuyện.
Viễn
Đông: Trước khi hạ cánh, anh có tin tưởng sẽ đáp xuống an toàn không?
Th/Tá
Lý Bửng: Tin chứ, không tin sao dám đáp?
Viễn
Đông: Lúc máy bay của anh dừng trên HKMH, mũi tàu còn khoảng cách bao xa thì lọt
xuống biển?
Th/Tá
Lý Bửng: Lúc đó mừng quá rồi ai mà nhớ, nhưng tôi nghĩ cũng còn một khoảng cách
ngắn nữa.
Viễn
Đông: Làm sao một phi đạo ngắn như vậy, anh đáp xuống được?
Th/Tá
Lý Bửng: Khi máy bay vừa chạm sàn tàu, tôi tắt máy ngay, đó là nguyên tắc đáp
ngắn.
Viễn
Đông: Khi máy bay của anh hạ cánh an toàn, chuyện gì xảy ra?
Th/Tá
Lý Bửng: Ôi, họ túm lại bồng tôi rồi bồng vợ, con tôi ra. Họ ríu rít hỏi han và
tỏ ý rất khâm phục, họ dẫn chúng tôi lại gặp Hạm Trưởng, sau đó một Hạm Trưởng ở
chiếc khác hay tin cũng bay đến gặp tôi chúc mừng. Người Mỹ họ rất cảm phục
mình, thứ nhất là máy bay chở quá mức, thứ hai là dám đáp xuống HKMH bằng L19
và thứ ba là không có vô tuyến liên lạc.
Các
phóng viên ngoại quốc phỏng vấn Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng - ảnh: Thiếu Tá Lý Bửng
cung cấp.
Viễn
Đông: Sau đó họ đưa anh và gia đình đi đâu?
Th/Tá
Lý Bửng: Họ tiếp đãi rất nồng hậu, sau đó chuyển qua một chiếc tàu thương mại
chở qua Subic Bay (Phi Luật Tân). Ở đó 1, 2 đêm, rồi họ chở về Guam và rồi từ
Guam qua đây.
Viễn
Đông: Sau đó, chiếc máy bay L19 do anh lái họ để ở đâu?
Th/Tá
Lý Bửng: Chiếc L19 tôi lái là chiếc máy bay duy nhất được đem toàn vẹn qua Hoa
Kỳ và trưng bày trong Bảo Tàng Viện Hải Quân của tiểu bang Florida.
Viễn
Đông: Từ đó đến nay, đã có lần nào anh tới nhìn lại chiếc L19 đó, và nếu có thì
cảm nghĩ của anh như thế nào?
Th/Tá
Lý Bửng: Tôi có đến xem và thấy vẫn nguyên vẹn, còn cảm nghĩ thì mình cám ơn nó
đã giúp đưa mình đến HKMH an toàn.
Viễn
Đông: Vào ngày 30-4 sắp tới, nghe nói Ban Tổ chức có mời anh qua dự?
Th/Tá
Lý Bửng: Đúng, họ có mời tôi.
Viễn
Đông: Giả sử họ trao cho anh một chiếc L19 và yêu cầu anh bay biểu diễn rồi đáp
xuống USS Midway một lần nữa cho bà con coi chơi, anh có dám không?
Th/Tá
Lý Bửng: Dám chớ sao không? Làm thì làm chớ. Lâu quá rồi, với lại mình già rồi
nhưng chắc cũng không đến nỗi tệ, vì quen như mình cầm đũa ăn cơm vậy mà!
Viễn
Đông: Phục ông anh lắm. Vậy năm người con của anh, có ai nối nghiệp bố không
anh?
Th/Tá
Lý Bửng: Không, tụi nó nói: “Bố gan quá! Tụi con không dám!”.
Viễn
Đông: Thế còn chị nhà, từ sau khi anh hạ cánh an toàn trên HKMH đến nay, có khi
nào chị nhắc lại chuyện cũ và tưởng thưởng cho anh không?
Th/Tá
Lý Bửng: Bả nói, sao mà đưa bả qua đây làm chi? Còn thưởng thì thưởng lâu rồi!
Riêng mấy bà bạn bả hỏi thì bả nói: Ổng làm cái gì thì ổng làm, chứ tôi có biết
gì đâu!
Viễn
Đông: Còn người Mỹ thì sao? Họ có gặp anh phỏng vấn không?
Th/Tá
Lý Bửng: Mỹ thì họ làm hoài đó chứ. Lần nào họ viết bài họ cũng nói họ rất khâm
phục phi công VNCH, gan dạ cùng mình.
Viễn
Đông: Tại sao lần này họ tổ chức 30-4 trên USS Midway?
Chiếc
“Bird Dog” L19 vừa được treo lên triển lãm tại Bảo Tàng Viện USS Midway, chuẩn
bị mở cửa vào ngày 30-4-2010 sắp tới – ảnh: Bảo Tàng Viện USS Midway cung cấp.
Th/Tá
Lý Bửng: Chiếc USS Midway này đã quá cũ nên chính phủ Mỹ đưa qua San Diego, biến
nó thành cái Bảo Tàng Viện như một chứng tích của cuộc chiến. Trong đó một phần
cũng do cái chuyện đáp L19 của tôi làm cho nhiều người tò mò đến xem, nên họ đã
làm một cái L19 khác giống như chiếc tôi lái và để trên HKMH cho du khách xem,
nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày mất miền Nam.
Viễn
Đông: Thôi, làm phiền anh vậy đủ rồi, cám ơn anh và mong gặp anh ngày 30-4 trên
USS Midway.
Th/Tá
Lý Bửng: Cám ơn chú.
No comments:
Post a Comment