Saturday, April 5, 2014

HỒ CHÍ MINH ĐƯA GIÁO DỤC ĐI CÂU CÁ MẬP

Nguyễn Việt Nữ - Ngày 28/03/2014 nhật báo Nhân Dân Điện Tử (NDĐT), tiếng nói chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam có lệnh truyền quan trọng cho Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về Hiến Pháp mới với tựa đề và nội dung: (Nguyên văn)
“Rà soát lại các nội dung về Hiến pháp trong sách giáo khoa”
Thứ sáu, 28/03/2014 - 11:14 AM (GMT+7)
Trong thư viện trường (Ảnh: L.H)
NDĐT- Các nội dung về Hiến pháp trong sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật sẽ được rà soát, bổ sung, cập nhật biên soạn...phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo.
Bộ Giáo dục và đào tạo vừa quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục đích phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp đến cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong toàn ngành; nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp…(Hết trích)
Để giúp toàn ngành, nghề, thanh niên, sinh viên, từ lao động chân tay tới trí thức tức là toàn dân như chỉ thị trên, chúng tôi xin giúp Bộ GD&ĐT (Bộ Giáo dục và đào tạo) phổ biến tài liệu của hai nhân chứng sống giá trị nhất đến toàn thể 90 triệu nhân dân để rà xét về Hiến Pháp, tủ sách Giáo khoa về Giáo dục trong thư viện nhà trường. Đó là:
Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết,  người thứ hai là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, người Bỉ gốc Việt, tài liệu ông Giáo Sư có giá trị chính xác về GD&ĐT nhất vì ông không thèm “rà sát” thư viện tại mỗi nhà trường địa phương mà oai phong được “Cấp trên cao” mời khám phá thư viện Trung ương tại Hà nội.
Đặc biệt, cả hai nhân chứng sống nầy đều yêu Hồ Chí Minh tận đáy tim lòng.
Nhân chứng cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói về HP và GD
Từ thời Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền Vua Bảo Đại,năm 1945, sang năm năm 1946 Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam đầu tiên, (Sau đó đổi là nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.) Chủ tịch Hồ ban hành Hiến Pháp 1946 là HP thứ nhất.
Từ Chủ tịch nước Hồ Chí Minh tới Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là Chủ tịch thứ 7 của nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN). Ông  Nguyễn Minh Triết nhậm chức Chủ tịch nước từ ngày 27 tháng 6, 2006--5 tháng 7, 2011) tức được 5 năm 28 ngày thì ông “về hiu” nhường ngôi cho đương kiêm  Chủ tịch nước thứ 8 là Trương Tấn Sang hiện giờ.
Suốt thời Chủ tịch nước thứ 7 Nguyễn Minh Triết lãnh đạo,  Hiến Pháp  xử dụng cho Việt Nam XHCN là HP từ năm 1992, có Điều 4 HP cho Đảng lãnh đạo theo Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ năm 2010 sang  2011,  Trung Ương Đảng VN XHCN đã “quyết tâm” sửa đổi HP mới cho phù hợp trào lưu văn minh nhân loại.  Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hạ câu vọng cổ chung tình nổi tiếng nhưng rất chậm tiến:
“Bỏ Điều 4 HP là tự sát!”. Nên Hiến Pháp mới năm 2013 ra đời là bình mới nhưng rượu cũ là Điều 4 HP vẫn y nguyên được nội các Chủ Tịch nước thứ 8 là Trương Tấn Sang đem trình Liên Hiệp Quốc UPR. Vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014.
Đó là về HP, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết còn nói về Giáo Dục, vì Hồ Chí Minh từng là thầy giáo Nguyễn Tất Thành, khi lên ngôi Chủ tịch nước từng có “5 điều dạy của Bác Hồ” treo tại mỗi trường học toàn quốc.
Làm bài toán trừ từ khi đảng Cộng Sản cướp nước --Chữ dùng của HCM trong sách Trần Dân Tiên—cho tới Nguyễn Minh Triết lên ngôi Chủ tịch thứ 7 là 61 năm (1945—2006). Nhưng  chỉ 3 tháng trước khi thăng ngôi Vua,  Nguyễn Minh Triết còn là Bí Thư thành Ủy TP HCM, ngày 18 tháng 3,   2006 ông Bí Thư thành Ủy đã nghe thanh niên, sinh viên nói về hậu quả Giáo Dục của “5 điều Bác Hồ dạy”
(Ghi thêm cho tuổi trẻ tài liệu lịch sử: Trước năm 1975 Sài gòn  thủ đô của VNCH; sau năm 1975 nhờ “Giặc miền Bắc vô Nam” Sài gòn mới được đổi tên xác chết lãnh đạo đảng CS là HCM)
Thử tìm hiểu nền Giáo dục XHCN của Hồ Chí Minh đưa thế hệ trẻ về đâu? Về vòng xóay biển khơi!! Để khám phá đại dương chẳng? Không. Để ra khơi câu cá mập”!
Đây, hình ảnh và đối thoại từ tờ báo Pháp Luật của Đảng ngày 20 tháng 3 năm 2006 có hình  Bí Thư thành Ủy Nguyễn Minh Triết. Bài báo nầy kể lại một buổi họp hai ngày trước, tức ngày 18 tháng 3.  Nguyên văn:
Đối thoại giữa lãnh đạo TP HCM và giới trẻ hôm 18—3:
“Chúng ta đang ra khơi câu cá mập”
Tin trên báo vẹm
Tờ báo còn ghi rõ: “Đó là câu trả lời của Nguyễn Ngọc Thụy, cựu cán bộ Hội Sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM” trong buổi đối thọai giữa lãnh đạo thành phố và giới trẻ.
Tờ Pháp Luật còn viết kỷ suy tư của tuổi trẻ khi ra khơi trên chiếc thuyền “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”: “Tuổi trẻ thành phố đang đứng ở vòng xóay hội nhập, ra khơi để câu cá mập. Chính vì thế chúng ta cần phải đủ lực và đủ lượng để không bị vòng xóay cuốn chúng ta xuống biển”.(Hết trích)
Nguy chưa? Nhất là từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI nầy, tin địa cầu càng ngày càng bị hâm nóng, bão tố lũ lụt, đất chùi, đông đất, sóng thần xảy ra khắp thế giới, nên đất nước chúng ta càng bị “vòng xóay cuốn sâu xuống biển” khi ra khơi “muốn chinh phục những đỉnh cao khoa học” như bài báo viết.
Dân ta chỉ mong “đủ lực đủ lượng” để sống sót trong cuồng phong và đừng gặp cá mập nuốt trửng vào bụng là mừng chứ nói gì tới câu được ông “cá mập” nổi tiếng là ăn thịt người? 
Cộng Sản lúc nào cũng ôm mộng trèo tới “đỉnh cao”.  Khi tự hào một mình thắng Tây, thắng Mỹ là đảng ta đã đạt tới “đỉnh cao trí tuệ lòai người”; năm 1975 từ trong rừng bò về chiếm Sàigòn mới thấy miền Bắc thua xa miền Nam, mới té ngửa ra, có nhiều người trong Bộ Đội Cụ Hồ đã nói với Quân đội VNCH: ước gì “Anh giải phóng tôi”.
Nhà văn nữ Cộng Sản Dương Thu Hương là một. Bà viết bài chống các đồng chí đảng Cộng Sản của bà rất năng nổ, dám kết luận Cải Cách Ruộng Đất để tiến lên thiên đường XHCN là “Thiên đương mù”, người tị nạn Cộng Sản nghe rất mát ruột. Nhưng tháng 1 năm 2009 bà phát hành tại Pháp quyển  “Au Zénith”, giải thích mục đích là tố khổ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cướp ngôi vua Hồ, giết những người nghệ sĩ yêu nước như Lưu Quang Vũ, nên bà viết “Au Zénith”, là để trả thù hai công thần họ Lê cho Lưu Quang Vũ, chứ Bác  Hồ Chí Minh của bà vẫn là “Đỉnh cao chói lọi”.
Đất nước Việt Nam càng ngày càng tan nát là vì thế.  Ai cũng định bệnh được, nhưng trong hàng ngũ Đảng không ai dám nói tên con vi trùng gây bệnh là Hồ Chí Minh, hay có nhiều người “đeo bảng đỏ” dám bỏ đảng như Lê Hiếu Đằng, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng v.v.  nên 69 năm rồi (1945-2014)  ta vẫn  không trị lành bệnh cho Mẹ Việt Nam được mà còn bị nguy cơ nhiễm độc Hán hóa!
Nhân chứng Giáo Sư Việt Kiều Nguyễn Đăng Hưng nói  về Thư viện Trung Ương Hà Nội của Bác  “Hồ Chí Minh chói lọi”
Giáo sư là người yêu nước, yêu cả Hồ Chí Minh, chung thủy từ đầu đến cuối như Dương Thu Hương từ miền Bắc.  Còn GS Hưng ở miền Nam, cựu học sinh Petrus Ký, tuy gia đình có người theo Việt Minh nhưng nhờ học giỏi nên vẫn  được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học ở Bỉ. Tốt nghiệp kỹ sư kỹ thuật hàng không không gian, là Giáo sư Tiến Sĩ Đại học Liège, Bỉ quốc. Ông trở thành nhà khoa học kỹ thuật khoa bảng của phương Tây, đi giảng dạy khắp thế giới.
Khi anh hùng chiến thắng cai trị khiến dân đói, trở thành người quân tử kiểu Nguyễn Công Trứ: “ngày ba bửa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no…”. nên Chúa đảng Nguyễn Văn Linh phải “đổi mới”, báo chí được cởi trói,  nên tờ báo ngọai vi của đảng Cộng Sản ở Pháp là tờ  Đoàn Kết số tháng 11 năm 1989, có đăng bài Bút ký của một nhà khoa học Việt Kiều”.
Nhà khoa học đó là Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng viết Bút ký kể chuyện từ Bỉ về ăn Tết Hòa Bình đầu tiên sau 30 năm chiến tranh. Ông kể rằng có tất cả 80 người như ông  từ các nước khác đổ xô về Hà Nội ăn Tết. “Nhà nước huy động gần 20 nhân viên ngân hàng đến tận khách sạn giúp chúng tôi đổi tiền, vị chi một người phục vụ cho bốn người (ghi chú: thấy trí thức được phục vụ tối đa chưa? Chỉ phiền một tí là chậm như rùa bò và còn bị ngũ bót công an TP HCM ngay đêm Giao thừa!). 
Ông Hưng viết tiếp: “thế là từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều chúng tôi mới có được tiền Việt Nam. Được tiền xong, đoàn Việt kiều lên máy bay vào Sàigòn ngày 29 Tết và đêm 30 Tết tôi đi chợ hoa Sàigòn cùng với người cháu. Mười bảy năm trời xa cách, nay mới thấy lại thành phố thân yêu hôm nay mang tên Hồ Chí Minh chói lọi, còn gì xúc động bằng. Có máy ảnh trong tay, tôi chụp hình lia lịa. Cái gì cũng đẹp, cũng vui, cũng đầy ý nghĩa! Chẳng may chụp chợ hoa mà có một anh công an đứng bối cảnh dính trong hình! Bị gọi về Ty công an ngay, đòi tịch thu máy ảnh, tịch thu phim!”
Ông Hưng phân trần giải thích lung tung, nhưng “mấy ông công an lạnh lùng, không trả lời, không cho phép tôi điện thoại về Ban Việt kiều thành phố lãnh tôi ra, không cho phép cháu tôi về nhà báo tin cho gia đình hay!”.
Lúc hai cậu cháu ngồi trong bót công an thành phố “Hồ Chí Minh chói lọi” (Sao trùng hợp cùng lời phong tặng của DTH quá vậy?), ông Hưng nhớ lại lúc mới tới Hà Nội, ông dùng điện thoại tại khách sạn Dân Chủ để “Xin bắt liên lạc với ông chú họ đi kháng chiến đã hai mươi mấy năm nay” thì đầu dây kia chỉ trả lời bằng giọng gắt gỏng, sừng sộ “không được điện thoại hỏi han lôi thôi nghe không”, dù ông đã xưng danh ông là Việt kiều yêu nước! Đó là công an Hà Nội, còn công an miền Nam có thủ đô Sàigòn đổi tên người chết của ông có khá hơn không? Giáo sư Việt kiều Nguyễn Đăng Hưng cho biết kết quả là: “Sau bốn tiếng đồng hồ hội đàm nghiêm chỉnh, Ban Thường Trực công an quyết tâm thả tôi về, chả mất chi, chỉ mất ăn giao thừa với gia đình thôi”.
Hè sau, ông Hưng trở về Việt Nam với tư cách giáo sư điện toán do kế hoạch thỏa thuận giữa Đại Học Liège của Bỉ và Ủy ban Khoa Học Kỹ Thuật nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Ông Hưng cho biết được tiếp rước rất ân cần, ăn ở với “tiêu chuẩn của một thứ trưởng: Khách sạn tiện nghi, xe volga riêng có tài xế nhà nước, sử dụng tùy hỷ, đi đâu cũng được, ngay cả chủ nhật. Bữa ăn bốn năm món, gói thuốc thơm mỗi ngày! Tôi có dịp đi làm khoa học nhiều nơi ở Âu Mỹ nhưng phải nói chưa lần nào sướng như vậy. Ở nước Việt Nam nghèo nàn của chúng ta, nhất là ở Hànội, có tiêu chuẩn là sướng lắm, hơn cả Tây Phương!”
Ông được ưu đãi, được đi nhiều nơi, thấy nhiều cảnh “nghịch lý” nên bắt đầu quan sát và viết: “Quái đản!  Ông giám đốc trường Đại học Xây Dựng có vẻ không biết gì về chuyên môn (có phải vì dốt chữ mà lý lịch tốt vẫn giữ chức cao?) trong khi các đồng nghiệp cấp dưới lại rất thành thạo từ sinh ngữ đến chuyên môn!”
Đi thăm Thư Viện Trung ương Hà Nội, thấy khu sách khoa học kỹ thuật lại đầy dẫy những cuốn kinh điển của Mác, của Lênin, của Stalin, của Bác Hồ, của Trường Chinh, Phạm Văn Đồng...
Ông Hưng viết: “Đồng chí giám đốc thư viện giải thích: khoa học kỹ thuật của chúng tôi là khoa học kỹ thuật xuất phát từ chân lý Mac-Lênin (...) không có chân lý Mac-Lênin thì không có khoa học chân chính (...) áp dụng qua điều kiện cụ thể Việt Nam soi sáng bởi tư tưởng và lý luận của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước! (...) Cái ưu việt của khoa học xã hội chủ nghĩa phát xuất từ quan điểm cơ bản ấy. Các nước xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và vượt qua các nước tư bản cũng nhờ nắm được nguyên lý ấy!”
Kiến thức của một giám đốc thư viện trung ương xã hội chủ nghĩa nó “ưu việt” quá khiến ông Hưng bị “lạnh cả người” trọn ngày hôm ấy. Ông cảm thấy lo sợ. Sợ “sự trói buộc của trí thức, của khoa học, của kỹ thuật, của chuyên môn trói chặt bằng những sợi dây vô hình nhưng cứng như thép, hồng như máu!”
Sau hai tuần dạy lý thuyết ở Hànội, ông dẫn đoàn nghiên cứu sinh bay vô Sàigòn để thực tập trên máy điện toán IBM của Mỹ để lại tại Tân Sơn Nhất (Vì Hà Nội làm gì có. Anh cả Liên Sô còn không có nổi máy IBM nữa là đàn em Việt Nam). Văn minh Bỉ quốc của ông có, nhưng chẳng may nó đã cũ mèm so với Mỹ như ông viết: “Chương trình vạn năng của Đại Học Bỉ dùng cả 50 năm nay bị máy IBM của Mỹ chê không chịu nhận. Nhà nước xã hội chủ nghĩa giới thiệu chuyên gia tốt nghiệp từ Liên Sô, Tiệp Khắc v.v.. lục đục cả ngày vẫn không xong, máy không chịu chạy”.
Nhà khoa học Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng biết phải có chuyên gia Sàigòn cũ mới xong. Ông phải nằn nì, năn nỉ rằng chuyến đi của ông rất tốn kém cho nhà nước, nếu chương trình thành công sẽ đem lại giá trị thương mãi và khoa học lớn, bằng ngược lại, máy không chạy được thì hoài công, tốn của...
Nhờ vậy mà chuyên gia “Sàigòn” được gọi đến. Chỉ sau một giờ làm việc, sửa chữa, máy chấp nhận chương trình và chạy thông suốt. Ông mừng quá, tổ chức tiệc mừng, đề nghị nhà nước mời chuyên gia “Sàigòn” dự để tỏ lòng biết ơn, nhưng không được tọai nguyện!
Lúc ở Sàigòn, ông Hưng đi dạo bằng xích lô để giải khuây mới khám phá ra người đạp xích lô là người bạn cũ đã tốt nghiệp ở trường Ponts bên Paris (trường nổi tiếng của Pháp dậy kỹ sư Công Chánh và Xây Cất), về nước năm 1967 . Giáo sư Hưng viết: “Thành ra anh bạn học xuất sắc tôi từng thán phục ngày nào bây giờ phải đạp xích lô để kiếm ăn qua ngày”.
Ông Hưng càng thấy rõ “một giới tuyến vô hình nhưng vô cùng kiên cố” đã được dựng lên giữa bạn và ông. Ông thấy “những điều nghịch lý của một cơn ác mông”.
Thật ra, đối với đảng, chẳng có gì là nghịch lý cả, vì chủ trương của Bác Hồ, trí thức, chuyên gia vốn là tài sản quí của chế độ, cho nên phải được đãi ngộ bằng một tiêu chuẩn vượt bực. Chỉ cần điều kiện là nhà chuyên môn đó phải được soi sáng bởi tư tưởng Mác-Lê và lý luận của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước. “Thư Viên Trung Ương” đã ghi rõ ràng rằng lý tưởng hồng, đỏ như máu phải hơn chuyên môn. Hồng hơn chuyên mà!
Giáo sư Hưng, vì không ngờ có những điều nghịch lý trên đây nên 30 năm vẫn chưa nhập Bỉ tịch mà chờ về xứ được làm công dân Việt Nam anh hùng, bây giờ thấy rồi, nên ông kể rằng khi trở về Bỉ đã xin nhận Bỉ quốc làm quê hương.
Ông  kể rằng khi được “nước ông” (Bỉ) đề cử đi dạy ở các nước Phi Châu nghèo nàn lạc hậu như ở Zaire, ở Congo thì ông lại gặp đủ những người Việt Nam di tản sau 1975 từ các quốc gia Tây phương khác gởi tới để giúp phát triển xứ sở này. Chính ở đây mà ông Hưng gặp lại chuyên viên “Ngụy” đã giúp ông chạy máy IBM năm 1977 ở Tân Sơn Nhất. Người nầy kể cho nghe rằng sau đó vượt biển đến Mỹ năm 1981, và được chính phủ Mỹ cử đi xây dựng xứ... Congo!
 Thư Viện Trung ương đầy kinh điển Mac-Lênin-Hồ  y như HP 2013
Bộ GD&ĐT cần rà sát sách giáo khoa để cho toàn dân thấy  hình ảnh “những sợi dây vô hình nhưng cứng như thép, hồng như máu!” càng phát triển  như:
--Giáo sư Hưng viết “Phải đi sang cái xứ Phi Châu xa xôi này mới tìm thấy được một khung cảnh Việt Nam hài hòa, đa nguyên, đa dạng, mới có trách nhiệm đúng với khả năng, mới được trọng dụng và biết quý trọng lẫn nhau”.
Phải chăng nhờ những người Việt Nam bị đảng chê này mà trước kia người bình dân ta cũng hay dùng chữ “Congo” để chỉ cái gì lạc hậu nhất, kém văn minh nhất, nghèo nàn nhất; nhưng nay cái xứ Phi Châu “rừng rú” này chẳng những được ra khỏi sự “chụp mũ” đó mà họ còn hân hoan dở cái “mũ Congo” ấy chụp lên đầu Việt Nam?
Tôi e rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện giờ vẫn chưa xứng đáng đội mũ “Congo”, bởi như giáo sư Hưng viết, ngay từ năm 1989 “thành phố họ có nhà cao, cửa rộng, xe cộ tấp nập, đường sá mới mẻ”. Còn đường sá Việt Nam ngay từ năm 1985 đã được một tác giả vô danh tả chân trong bài “Vịnh ổ gà” làm người sử dụng giao thông bị “Xóc hoài xóc hủy”, chồm lên, dằn xuống nên đau quá, than:
Ổ gà, ổ gà, lại ổ gà
Nhăn mặt xương khu dường tục mất
Cắn môi bàn tọa sắp toang ra
Bắt đền ông đấy ông công chánh (…)
 Lúc chép lại bài “Vịnh” nầy, chúng tôi có hỏi tác giả vinh danh “Hồ Chí Minh chói lọi”: Ông kỹ sư Công chánh tốt nghiệp trường Ponts nổi tiếng của Pháp nhưng vì là dân “Ngụy” nên đang đạp xích lô kiếm sống mà ông đòi bắt đền cái gì!) (Trích “Yêu và Bị Yêu” của Nguyễn Việt Nữ, trang 142—145)
--Đó là năm “mở trói” của thế kỷ XX, sang tới thế kỷ XXI, tư bản cho vào WTO là hi vọng nhà nước tập làm kinh tế thị trường theo luật pháp mà chấn hưng đất nước. Nhưng khi được nhiều tiền thì đường xá Hà Nội, cả Sàigon  từ “Ổ gà” tiến tới thành vũng, thành sông, rồi năm 2010 nầy càng khóet sâu thành gần cả trăm “hố tử thần”, con số đếm tại thành phố Hồ Chí Minh chói lọi của GS Nguyễn Đăng Hưng! Tại sao?
Tại vì Giáo dục 69 năm nay theo “Chân lý khoa học Mác-Lê và  Hồ Chí Minh”, HP mới 2013 vẫn còn điều 4 HP  nên Đảng vẫn lái con thuyền “Kinh tế thị trường” với cái đuôi Đỏ “Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, kết quả cho đến năm 2010 thế giới tính sổ,  trí thức Việt Nam kiểm điểm lại, thấy  Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa tuổi trẻ lên con tàu Vinashin với số nợ trên 4 tỉ Mỹ kim mà đi Câu Cá Mập!
Con cháu Hồ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng v.v. vì có quyền lợi to lớn thì thờ lạy Hồ đã đành rồi, còn những người như Nguyễn Đăng Hưng vẫn chưa thấy tội phạm, mặc dù chính ông đã nghe và thấy những nghịch lý khiến ông lạnh cả người!
Giáo sư tác giả Nguyễn Đăng Hưng còn ghi rất hay trong Bút Ký: “Kỹ thuật đông lạnh tinh vi nào đã hình thành những khối băng khổng lồ vĩnh cửu, co cứng lại ngay trong vùng nhiệt đới? Tôi cố bào chữa, nghĩ đến chiến tranh tàn phá, cán bộ tiêu hao, nhưng vẫn thấy tóat ra những điều nghịch lý của một cơn ác mộng”.
GS Nguyễn Đăng Hưng là tiêu biểu cho những trí thức Việt Kiều lọai “Biết mà không hiểu” khi ông viết thêm: “Có một cái gì thô bạo, quá khích, giáo điều và gian trá đã trở nên nề nếp bình thường, bình thường đến mức không mường tượng nổi!”
Hai thập niên trước, chúng tôi đã  chép y bút ký vào sách, khen Giáo sư Hưng nhận xét đúng, nhưng nên sửa rằng “Có một cái gì dã man, tàn ác… đã trở nên nề nếp bình thường, bình thường đến mức không mường tượng nổi!”  thì đúng hơn.
Chúng tôi còn kết luận và gửi ngay cho thế giới Cộng Sản  khi tham dự Đại Hội Thế giới Nhân Quyền cho Việt Nam năm 1993 tại cái nôi Mạc Tư Khoa rằng: “Đó là kết quả tất nhiên của Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Tư Tưởng đó là thứ vũ khí, đạn dược có sức hủy diệt nhân tính con người liên tục nhiều thế hệ” (Yêu và Bị Yêu, Nguyễn Việt Nữ, tr.146, 147).
Chưa chịu cắt đứt đường tơ
Tưởng ông Giáo sư khi đó đã là người Bỉ gốc Việt không thèm dính dấp tới cái thứ “giáo điều khoa học kỹ thuật Mác-Lê” nữa, nhưng cũng theo Bút Ký, ông tin vào những “ngọn gió ấm nổi lên từ lòng đất, từ lòng người như báo Tuổi Trẻ, Đòan Kết…và  những bài tham luận của nhà văn Dương Thu Hương” mà những tảng băng hà đã bắt đầu tan dần”.
Cho nên ông  “Việt kiều Yêu Nước” Nguyễn Đăng Hưng lại về Việt Nam,  đem hết tài sức xây đấp đại học đúng Đẳng cấp, được quốc tế nhìn nhận hẳn hòi mà không tốn ngân sách nhà nước nhiều, nhưng lại bị Việt Cộng không nhìn nhận công trình lớn lao đó; không hề muốn học hỏi gì với vị giáo sư nầy, đến đổi  ông phải thu xếp đóng cửa trường sau mười hai năm hoạt động, đào tạo trên 20 Tiến Sĩ được Quốc tế nhìn nhận cho nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa!
Chưa hết, viên kỹ sư tâm hồn Nguyễn Đăng Hưng  vẫn còn tiếp tục về Hà Nội tham gia “Đại lễ Một ngàn năm Thăng Long”. Phải là nhân vật đáng tin cậy lắm mới được mời duyệt Bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”
Ngày 11/9/2010, cũng trên báo Pháp Luật, loan tên nhiều nhân vật tai mắt trong nước phản đối, không cho chiếu phim, trong đó cũng có tên Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, trích nguyên văn: “Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng! Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc (..) Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?”.
Chúng tôi lúc ấy đã trả lời: “Đậm đà bản sắc dân tộc…Tàu”. Bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” không chỉ khiến ông “Lạnh người” như 30 năm trước đi thăm Thư Viện Trung Ương, mà năm 2010 còn tiến đến “đỉnh cao chói lọi” của  kinh hòang!
Kinh hòang nhất là  khi kiểm điểm cuối năm 2010, riêng về trường học tại Việt Nam dưới  lời dạy bác Hồ mà Thầy hiếp trò, trò đánh Thầy trọng thương, bạn bè cùng trường chỉ vì cải nhau chuyện tầm thường đã xúm lại đâm đánh nhau túi bụi. Vấn đề là tội ác ở đâu cũng có, nhưng riêng XHCN thì không ai đứng ra xử án cho nghiêm minh.
-- Kinh hòang khác là, khi tổ chức “Đại lễ Một ngàn năm Thăng Long” tốn trên 40 tỉ bạc không tiếc, nhưng tiếc tiền xây cầu vệ sinh: hơn phân nửa trường học không có cầu tiêu hợp vệ sinh, chính báo đảng Thanh Niên, Tuổi Trẻ phải lên tiếng than là hàng chục triệu học sinh đi học không có cầu tiêu nên “Giải phóng” bừa bãi khiến nhiều học sinh không dám đi cầu, nhịn riết sinh bệnh đường ruột, phải đưa vào bệnh viện các em  mới khai thật, khám phá ra nguyên nhân do Đảng …rút ruột khiến thế hệ trẻ bị đau ruột!
Phải chăng như GS Nguyễn Đăng Hưng viết “Giáo điều gian trá, dã man, tàn ác, trở nên bình thường?”
 Và càng tăng trưởng nhanh, mạnh đến năm 2014 nầy,  báo “Năng lượng Mới” số 296 đỗ tội cho phụ huynh:
Người lớn không làm gương?
Không phải ngẫu nhiên mà lại có nhiều bậc phụ huynh, nhiều nhà giáo và cả xã hội quan tâm đến vấn đề “đạo đức học đường” đến như vậy, khi mà tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%.
Còn báo Petro Times cũng lên tiếng về Giáo dục đạo đức  nhưng cũng vu oan cho phụ huynh:

Giáo dục đạo đức thiếu đồng bộ

09:39 | 16/02/2014
(PetroTimes) - Giáo dục đạo đức cho học sinh được coi là vấn đề cấp thiết trước lo ngại về tình trạng xuống cấp đạo đức, lối sống ở trong khung cảnh học đường. Tuy nhiên, có không ít cha mẹ “khoán trắng” việc dạy con cho nhà trường, vì thế giáo dục nhân cách, đạo đức giữa 2 môi trường gia đình - nhà trường đang thiếu đồng nhất.(Hết trích)
 Bấy nhiêu đó tạm đủ để giúp Bộ GD&ĐT “Rà soát lại các nội dung về Hiến pháp trong sách giáo khoa” nhất là nên phổ biến Thư Viện Trung ương Hà Nội, thấy khu sách khoa học kỹ thuật đầy dẫy những cuốn kinh điển của Mác, của Lênin, của Stalin, của Bác Hồ, của Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... mà GS Hưng được : “Đồng chí giám đốc thư viện giải thích: khoa học kỹ thuật của chúng tôi là khoa học kỹ thuật xuất phát từ chân lý Mac-Lênin (...) không có chân lý Mac-Lênin thì không có khoa học chân chính (...).
Vậy có phải thủ phạm là Hồ Chí Minh đã đem “chân lý Mac-Lênin” vào nước ta  từ 1945 và còn mãi đến Hiến Pháp 2013 để đưa cả thế hệ đã và đang ra khơi  câu cá mập không? Nhất là giới sinh viên thanh niên rường cột của đất nước?

Ngày 5/4/2014

Nguyễn Việt Nữ

No comments:

Post a Comment