Leo lên khỏi bờ sông Tiền (TP.Mỹ Tho, Tiền
Giang) khi chiều đã muộn, Rémi Camus hào hứng nói: ‘Chỉ còn 79 km nữa là tôi đến
biển Đông’. Anh chàng này đã bơi tổng cộng khoảng 4.400 km (tổng quãng đường
bơi) từ đầu nguồn sông Mekong ở Tây Tạng đến hạ nguồn (ở Việt Nam) của dòng
sông này.Rémi Camus trong chuyến hành trình của mình tại Lào.
Video: Xem Rémi Camus bơi trên sông Tiền ở Việt Nam
Chuyến bơi điên rồ nhất cuộc đời
Chuyến bơi điên rồ nhất cuộc đời
Tháng 10.2013, Rémi bước xuống dòng sông Mekong
ở một đoạn gần biên giới Tây Tạng và Đại lục, khởi hành cho chuyến bơi dài,
chinh phục dòng sông Mekong qua 5 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam.
“Ở Trung Quốc là quãng dễ chịu nhất của hành
trình. Người ta bảo tôi phải đến khách sạn ngủ, đăng ký với cảnh sát, nhưng có
những đoạn bờ sông cách thành phố đến 200 km, chẳng ai chú ý đến tôi, chỉ cần
căng lều và ngủ”, anh chàng cho biết.
Có lần, Rémi được một gia đình nông dân mời ngủ
lại trong nhà. Sau khi ăn no, anh chui vào túi ngủ của mình và leo lên giường
ngủ. Một lát sau, cô vợ của chủ nhà bỗng nhiên vào giường nằm cạnh anh. “Tôi
như nín thở luôn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra”. Chỉ thêm một lúc nữa, anh
chồng cũng đi vào và nằm cạnh Rémi. Đêm đó anh không tài nào ngủ nổi với hai
người nằm hai bên, nỗi sợ lởn vởn trong đầu anh. Tuy nhiên, sáng hôm sau, khi
anh hỏi: "Tại sao các bạn vào ngủ chung giường với tôi?”. Chủ nhà đã cười
bẽn lẽn nói: “Đó là cái giường duy nhất của cả nhà”. Dù cực kỳ nghèo khổ, họ đã
không tiếc lòng hiếu khách với anh.
Chiến lược của Rémi rất đơn giản, anh gói tất
cả hành lý vào những túi chống vô nước, sử dụng một số túi hút chân không, bơi
trên sông với chiếc phao từ sáng đến tối, rồi kiếm một bờ sông trống trải nào
đó căng lều và ngủ khi trời tối.
Trên đường bơi dọc dòng Mekong, Rémi đã gặp
những người dân rất thú vị. Anh kể: “Tôi không thể tin được, trên dòng sông này
còn có những người nghèo đến thế. Khi tôi vào nhà, họ mời tôi ngồi và nói thầm
cẩn thận nhé, cả đêm chúng tôi chỉ có cây đèn cầy này thôi”. Theo anh, đó là
ánh sáng duy nhất tỏa ra từ căn nhà rách nát giữa đêm khuya, trong nhà không có
chút vật dụng gì, nhưng những người tốt bụng vẫn sẵn sàng đón anh vào ngủ nhờ
trong đêm lạnh trên sông.
Có lần, Rémi đang bơi giữa sông Lan Thương thì
có một người đàn ông đứng trên bờ vẫy anh vào. Khi Rémi bơi vào, dù không ai
hiểu ai, ông cũng ngoắc anh vác đồ lên bờ, đi qua bên kia đường. Hóa ra đó là
một chủ nhà nghỉ nhỏ, ông cho anh chọn một phòng rồi ở lại.
Rémi kể: “Họ nấu cho tôi ăn bữa tối. Sáng hôm
sau tôi nói mình phải đi, nhưng ông chồng nài nỉ tôi ở lại. Và tôi ở thêm một
ngày. Họ nấu cho tôi ăn cả sáng, trưa, tối. Đến sáng hôm tôi khởi hành, tôi vét
hết tiền còn khoảng 200 nhân dân tệ đưa họ. Nhưng họ đã không lấy gì, kể cả
tiền phòng”.
Rémi đã bơi qua những hồ chứa thủy điện giữa
dòng sông Mekong, gặp những nông dân trồng tỉa ngay bên cạnh dòng sông, được họ
giúp đỡ và bắt gặp những cách sống kỳ lạ chưa bao giờ có ở châu Âu - nơi anh
sống.
Rémi khi bơi đến Đồng Tháp, Việt Nam
Có lần, anh được một gia đình nông dân mời ngủ
lại trong nhà. Sau khi ăn no, anh chui vào túi ngủ của mình và leo lên giường
ngủ. Một lát sau, cô vợ của chủ nhà bỗng nhiên vào giường nằm cạnh anh. “Tôi
như nín thở luôn, không hiểu chuyện gì đang xảy ra”. Chỉ thêm một lúc nữa, anh
chồng cũng đi vào và nằm cạnh Rémi. Đêm đó anh không tài nào ngủ nổi với hai
người nằm hai bên, nỗi sợ lởn vởn trong đầu anh.
Tuy nhiên, sáng hôm sau, khi anh hỏi: “Tại sao
các bạn vào ngủ chung giường với tôi?”. Chủ nhà đã cười bẽn lẽn nói: “Đó là cái
giường duy nhất của cả nhà”. Dù cực kỳ nghèo khổ, họ đã không tiếc lòng hiếu
khách với anh.
“Tôi đã đốt đống lửa to nhất trong đời mình
trên sông Lan Thương. Mỗi ngày thức dậy tôi đều đạp nước, đạp nước, con sông
phía trước còn dài. Có những khi bão đến, nước dâng lên, và thật tuyệt vời vì
tôi bơi rất nhanh”, Rémi hào hứng khoe thành tích của mình trên con sông dài
hơn 4.000 cây số.
Những phút nản lòng không thể tin được
“Nếu ai đó hỏi tôi đã bơi hết dòng sông chưa, thì
chưa, tôi đã bỏ chừng 60 km ở thượng nguồn Tây Tạng. Để đến được đó, có lẽ tôi
phải xin 3 loại giấy phép, một cái visa của nhà cầm quyền. Tôi sẽ không tiêu
tiền của nhà tài trợ mình để làm việc tốn kém vô ích đó”, Rémi cho biết. Đó là
cản trở đầu tiên Rémi phải đối mặt khi bắt đầu chuyến bơi dài trên con sông
xuyên biên giới này.
Tháng 1.2014, Rémi mắc kẹt ở Viêng Chăn (Lào),
khi anh đang bơi ngang qua thành phố này, với hai bờ sông ở hai biên giới Lào -
Thái. “Họ lấy hết đồ của tôi”, Rémi nhớ lại khoảng thời gian khó chịu đó.
Tại một bãi đậu thuyền ở Cái Bè, Tiền Giang.
Remi đã nghỉ một đêm ở đây và khởi hành lại lúc 12 giờ trưa hôm sau
Những lần đi lên xuống gặp cảnh sát, người ta
liên tục nói anh hãy về nhà chờ, hãy đợi kết quả điều tra. Cuối cùng cuộc điều
tra kéo dài hơn 1 tháng. Người ta trả lại hành lý cho Rémi và bảo anh không
được phép bơi trên dòng sông này. Rémi đáp trả: “Họ đưa cho tôi một quyển sách
dày 700 trang và nói tôi đọc về quy định trên dòng sông Mekong. Nhưng ngay
chương 1, tôi đã thấy ghi rõ người ta được phép tự do đi lại trên sông Mekong.
Vì thế, không có lý do nào ngăn cản tôi khởi hành được. Tôi chẳng muốn gì, chỉ
muốn tiếp tục được bơi thôi!”.
Bất chấp những cấm cản, ngày 7.2, Rémi nhảy
xuống dòng sông Mekong và bắt đầu đạp nước. Anh quay trở lại hành trình của
mình sau một tháng dài chờ đợi.
Khi ở Campuchia, vết đau ở chân của Rémi trở
nặng và anh không đi được nên phải ở lại Phnom Penh 6 ngày để nghỉ ngơi. Khi
đến Việt Nam, anh đi lại rất khó khăn và không thể mang giày
Nhưng mọi chuyện chưa dừng ở đó, khi đến Pakse
(Lào), chân của Rémi bỗng nhiên tự sưng phồng lên. Vết sưng càng ngày càng lớn,
và khi anh đạp nước thì cơn đau như cắn lấy chân.
Rémi nói: “Dường như có điều gì đó không ổn với
chất lượng nước. Tôi đã bơi ở thượng nguồn hai tháng mà chân có bị sao đâu”.
Trong một nỗ lực đầy đau đớn, anh bơi đến Phnom Penh và bị kiệt sức đến mức
phải ở lại đây nhiều ngày chờ chân bớt đau.
Khi đang kể câu chuyện này với Thanh Niên
Online, Rémi chỉ còn 79 km nữa là đến biển Đông. Anh vẫn đang đạp nước trên
sông Tiền và trèo lên bờ với vết sưng ngày càng đau ở chân.
Rémi cùng với em bé trong một gia đình anh gặp
gỡ
“Tôi sẽ không dừng lại. Ra đến biển Đông tôi sẽ
kết thúc chuyến bơi của mình và bắt xe buýt về lại TP.HCM để khám chân. Nếu tôi
khám ở bất cứ đâu bây giờ, chắc chắn bác sĩ sẽ nói tôi phải nghỉ, phải ngừng
lại. Đơn giản là tôi không thể ngừng lại. Tôi cứ đạp nước thôi, khi nào đau lại
nghỉ”, Rémi nói.
Tự uống nước tiểu và nghĩ đến nước sạch
Rémi Camus (29 tuổi) là người Pháp. Anh thực
hiện chuyến bơi dọc dòng sông Mekong trong 6 tháng để kêu gọi sự quan tâm của
cộng đồng đến chất lượng nước và tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước
sạch.
Trước chuyến đi này, Rémi đã từng chạy bộ xuyên
nước Úc trong 100 ngày (5.300 km) để kêu gọi một quỹ từ thiện dành cho bệnh
nhân bị hội chứng Lowe.
Rémi Camus, đã dành 1 năm 4 tháng để chuẩn bị
cho chuyến hành trình vượt sông Mekong một mình. Anh nghĩ đến chuyến đi khi
đang ở sa mạc trong cuộc chạy bộ xuyên nước Úc. Những ngày ở giữa hoang mạc Úc,
khi không thể tìm được nơi xin nước uống, Rémi đã hứng chính nước tiểu của mình
vào chai và uống để không bị mất nước. Khi ấy anh nghĩ đến việc ở rất nhiều nơi
trên thế giới, người ta vẫn không có nguồn nước sạch để uống.
Trước đó, Remi đã đi chơi ở Lào, Campuchia,
Thái Lan... và anh nghĩ đến dòng sông Mekong để chọn làm mục đích cho chuyến đi
của mình.
Trong 1 năm 4 tháng chuẩn bị tiền bạc, dụng cụ,
4 người bạn đã giúp Rémi "độ" một chiếc xuồng riverboard thành thiết
bị thích hợp cho chuyến đi dài, họ gắn thêm chất liệu chống vỡ xuồng khi gặp đá
trên sông, gắn thêm pin mặt trời, hộp không vô nước... Nếu hoàn thành chuyến
vượt sông Mekong, Rémi sẽ trở thành người thứ 2 trên thế giới sử dụng loại
xuồng này cho một chuyến phiêu lưu cực dài trên sông. Người đầu tiên đã dùng
cùng loại xuồng này để vượt dòng Amazon dài thứ 2 thế giới.
----------------------------------------------------
Mời bạn đọc theo dõi tiếp câu chuyện: Một mình
bơi 4.000 km, từ Tây Tạng đến Việt Nam - Kỳ 2: Làm sao Rémi Camus bơi qua 5
quốc gia? vào sáng mai
No comments:
Post a Comment