Saturday, April 12, 2014

NHÀ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG NGÔI CHÙA TÙ

Tội phạm duy nhất của Hòa thượng Thích Quảng Độ là chống lại một Nhà nước đàn áp Phật giáo 
Francis Wade - Thiền viện nhỏ nằm bên rìa trung tâm thành phố là thế giới riêng của Hòa thượng Thích Quảng Độ từ hơn thập niên qua. Những gã đàn ông ngồi trên xe gắn máy bên kia đường, túc trực mỗi ngày trước thiền viện, là bọn mật vụ mặc thường phục, quan sát mọi di động, xoi mói từng cử chỉ đám người tới lui viếng chùa hằng năm, săn đuổi ông già 87 tuổi hiếm khi được rời thiền viện đi khám bệnh.
Nhà lãnh đạo nổi danh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thương cảm cho mọi người. Hòa thượng nói: “Nhiều người trong đám mật vụ phải thương lo cho gia đình nên bị ép buộc phải theo Cộng sản. Tôi nghĩ rằng một số trong họ không còn ủng hộ ý thức hệ của giới cầm quyền ; họ chỉ lo cho gia đình họ mà thôi”. Hòa thượng quá quen thuộc những cuộc theo dõi, kiểm soát ngày đêm, vì sự quản chế tại Thanh Minh Thiền viện tiếp diễn con đường tù đày từ năm 1975, khi chính quyền Cộng sản đặt sự kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam, thu tập mọi phê phán để bắt người ta vào tù. 
Liên hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo luôn luôn thù nghịch, ở Việt Nam cũng thế thôi, nơi chính quyền rao bán chủ nghĩa vô thần trên mọi tín ngưỡng khác. Tuy nhiên cũng khó thực hiện chủ trương này, vì theo Diễn Đàn PEW về Tôn giáo và Đời sống chung, thì 16% dân chúng theo Phật giáo (số liệu này do nhà cầm quyền Cộng sản cung cấp; còn theo Báo cáo viên LHQ về Tự do tôn giáo thì 75% dân chúng theo đạo Phật, PTTPGQT chú), 8% theo Thiên Chúa giáo; các tôn giáo như Hòa Hảo và Cao Đài phát triển tại địa phương, được nhiều người ngưỡng mộ. Vào thời đại này kẻ có tín ngưỡng cần phải mặc áo giáp - theo phúc trình năm ngoái của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới thì tự do tín ngưỡng “quá tệ” tại Việt Nam, qua sự kiện chính quyền sử dụng “lực lượng đặc tình tôn giáo và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia” để đàn áp sự thờ phụng. 
Công cụ hăm doạ và kiểm soát, mài nhọn gần nửa thế kỷ cộng sản cai trị, đã giam giữ Hòa thượng Thích Quảng Độ và hàng giáo phẩm của ngài trong vòng luân hồi không dứt của sự tù đày. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hình thành năm 1964, đã không ngừng phê phán chính quyền, và không bao giờ được hiện hữu như một thực thể chính thức, khác với “Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam” được nhà nước công nhận. Những nỗ lực muốn thoát ly sự khống chế của nhà nước đều bị dập tắt: hồi tháng Giêng, lãnh đạo tổ chức Gia Đình Phật tử, Lê Công Cầu, lên máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh với dự tính gặp gỡ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, đã bị bắt. Hiện ông bị quản chế. 
Mặc dù được xem như nhà bất đồng chính kiến, Hòa thượng Thích Quảng Độ kiên định trong tư thế phi chính trị. Dù vậy, lằn ranh quá mỏng giữa chính trị và tôn giáo trong chủ nghĩa vô thần, dưới chế độ độc đoán, chính quyền xem Hòa thượng như cái gai cho giới lãnh đạo cộng sản. Hòa thượng nói: “Tôi phải được quyền sinh hoạt tôn giáo, nhưng ở đây, Đảng Cộng sản không cho chúng tôi thực hiện ước muốn của chúng tôi. Tôi không được quyền thuyết pháp cho Phật giáo đồ để hoằng pháp giáo lý đạo Phật. Cộng sản muốn kiểm soát mọi sự, nhưng chúng tôi khước từ” 
Chạy xe quanh thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, người ta có thể quên đi và nghĩ rằng tự do tôn giáo đang rộ nở. Gần Biên Hòa, một cộng đồng Thiên Chúa giáo đông đảo, sử dụng một tá nhà thờ loè loẹt, sâu thẳm, thành hàng dài lộ liễu, một số được xây sau thời Cộng sản cướp chính quyền. Một số người sùng bái hớn hở vô tư trong Đại Thánh đường Dòng Chúa Cứu thế ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, xem như thảnh thơi với chuyện quốc gia của đất nước. Tuy nhiên, trong văn phòng thánh đường, Cha Joseph Thoại, linh mục dòng Chúa Cứu thế, ra hiệu cho những người bước vào cổng chính, xem xét kẻ ra người vào. 
Cha Joseph nói “Không ai có thể tiêu diệt tôn giáo. Vì nơi nào có con người, nơi đó tôn giáo hiện hữu”. Thay vào đó, chính quyền tìm cách kiềm chế sự phát triển tôn giáo. “Họ sợ rằng khi tôn giáo trở thành tổ chức lớn, tất sẽ có ảnh hưởng tới quần chúng. Họ nắm một đảng độc tài, và họ không muốn có những quyền lực khác cai quản quần chúng”. 
Các linh mục Dòng Chúa Cứu thế vốn có thái độ gay gắt trong quan hệ với Hà Nội, qua nhiều thập niên họ thường lên tiếng phê phán chính quyền về việc cưỡng chiếm tài sản, đất đai giáo hội. Đứng ngoài văn phòng nói trên, một nhóm 20 người, toàn là Dân oan, đứng chờ xin cố vấn cho những khiếu nại của họ. Những báo cáo việc công an tấn công và bắt bớ tùy tiện Dòng Chúa Cứu thế là chuyện thường tình - Cha Joseph gần đây bị bắt hai lần, trong năm 2011 và năm 2013, lần cuối khi cha tham dự phiên xử blogger Đinh Nhật Huy. Người đồng sự, Cha Anthony, từng bị công an đánh đập. 
Chính quyền đang đối diện với cuộc đấu tranh vất vả để ngăn chận các nhà bất đồng chính kiến phát triển, xuất phát từ nguồn tôn giáo hay chính trị. Tự do tôn giáo được ghi trong Hiến pháp Việt Nam, Cha Joseph ghi nhận, nhưng từ lâu bản Hiến Pháp này chẳng có giá trị gì. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị thường bị chính quyền vu cáo, trong nỗ lực làm mất uy tín họ trước mắt tín đồ: tháng Hai vừa qua, tòa án ở Hà Nội xử Lê Quốc Quân, một luật sư và blogger Công giáo chống chính quyền, với cái tội sai lầm nghiêm trọng là trốn thuế. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi trả tự do cho ông.
 Thế nhưng sự gia tăng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến mấy năm vừa qua được xem như dấu hiệu của một quần chúng lớn mạnh trong sự nói thẳng điều họ nghĩ, và họ đã sử dụng những nguồn như Internet mà chính quyền nỗ lực kiểm soát.
 Hòa thượng Thích Quảng Độ nói rằng: “Mười năm trước, chẳng ai dám lên tiếng, nhưng bây giờ đã bắt đầu thay đổi”.
 “Thời gian trôi qua, dân chúng xem Truyền hình để biết những chi xảy ra trong thế giới ; 20 năm trước họ chỉ biết chuyện xảy ra tại Việt Nam. Thời đó, họ như con chim trong lồng”, Hòa thượng cười nói một cách bình thản, như muốn che giấu con người khắc kỷ phải chịu sống suốt 40 năm ròng trong tù tội. Hòa thượng nói tiếp: “Chính quyền không thể kiểm soát dễ dàng tất cả mọi người, tuy nhiên quần chúng cũng biết rằng nếu họ sử dụng quyền ăn nói để biểu tỏ ý kiến họ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tôn giáo, vân vân, là họ phải vào tù”.
 Chẳng sợ chính quyền trừng phạt khi tiếp xúc với các nhà nhà báo đến thăm, Hòa thượng luôn đón chào mọi cơ hội để trao đổi. Hòa thượng nói: “Họ có thể bắt bỏ tù tôi bất cứ lúc nào họ muốn. Tôi chẳng sợ hãi, cho nên họ cũng chẳng cần bắt tù tôi. Tôi đã già rồi - nếu tôi chết trong tù sẽ là điều chẳng hay ho gì trên công luận thế giới”. 
 Dường như chính quyền biết điều đó. Vị cao tăng đầy biểu tượng đã được nhiều lần đề cử Giải Nobel Hòa Bình. Sau những cuộc đàn áp mấy năm qua, chính quyền cảm nhận áp lực quốc tế trước những án tù đối với các nhà bất đồng chính kiến, nên chính quyền tô vẽ lớp sơn tự do có giới hạn cho Hòa thượng trong khuôn viên thiền viện của ngài.
 Hòa thượng Thích Quảng Độ có thể còn ở mãi nơi ngôi Chùa tù cho đến khi, hoặc Hòa thượng hay chính quyền mất đi. Hòa thượng không biết rõ ai sẽ đi trước. Hòa thượng nói “Muốn hay không muốn họ đã mất quyền kiểm soát chính trị - bây giờ có đông người đòi hỏi cho dân chủ Việt Nam, và cuối cùng, nếu Đảng Cộng sản muốn tồn tại, họ phải thay đổi. Mọi sự chuyển biến mỗi ngày - đặc biệt chính trị luôn đổi thay. Một ngày nào đó trong tương lai họ phải chấp nhận những quan điểm khác, những đảng phái khác. Tôi nghĩ như thế và tôi muốn như thế”. 
 * Giữa tháng 3 vừa qua, Ký giả Francis Wade đến Việt Nam quan sát tình hình tôn giáo, và ông đã có dịp đến Thanh Minh Thiền viện gặp gỡ trao đổi với Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ. Trở về ông viết bài đăng tải hôm 27.3.2014 dưới đề mục “Nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong ngôi Chùa tù” với tiểu tựa “Tội phạm duy nhất của Hoà thượng Thích Quảng Độ là chống lại một Nhà nước đàn áp Phật giáo.
 (Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản Anh ngữ: The Vietnamese Buddhist leader whose temple is his prison
 Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax: Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail: pttpgqt@gmail.com

PTTPGQT gửi Danlambao
Thich Quang Do's only crime against the state is his religious belief

Francis Wade (ucanews.com reporter) - The small temple compound on the edge of downtown Ho Chi Minh City is Thich Quang Do’s world, and has been for more than a decade. The men who perch on motorbikes across the road from the temple are there every day, plain-clothed spooks who keep watch on his every move, logging details about the handful of visitors who come and go each year, and trailing the 87-year-old on the rare occasions he is permitted to leave for hospital. 
The famed leader of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) pities the men. “Many of the secret police have families to support so they are compelled to follow the communists. I think some of them don’t support the government’s ideology; they just support their families.” He’s grown used to the round-the-clock surveillance. His ongoing spell under house arrest in the Thanh Minh Zen Monastery is just the latest in a long line of incarcerations beginning in 1975, when the communist government consolidated control over South Vietnam, rounded up critics and put them behind bars. 


Thich Quang Do, inside the temple compound in 
Ho Chi Minh City where he has been under house arrest since 2003

The relationship between communism and religion has always been a hostile one, and no less so in Vietnam, where the government touts the merits of atheism above all other belief systems. It’s had a hard job enforcing this, however – the Pew Forum on Religion and Public Life counts 16 percent of the population as Buddhists, and eight percent as Christians; religions like Hoa Hao and Cao Dai that evolved locally are also popular. Yet believers need a thick skin – in its annual report last year, the US Commission on International Religious Freedom found freedom of belief to be “very poor” in Vietnam, with the government using a “specialized religious police force and vague national security laws” to suppress the ability to worship. 

That apparatus of intimidation and surveillance, refined over nearly half a century of communist rule, has kept Thich Quang Do, as well as his colleagues, in a never-ending cycle of detention. The UBCV, formed in 1964, has been consistently critical of the government, and unlike the officially sanctioned Buddhist Sangha of Vietnam, has never been able to exist as an official entity. Other attempts by religious groups to organize beyond the government’s reach have been snuffed out: in January, the leader of the Buddhist Youth Movement, Le Cong Cau, boarded a plane bound for Ho Chi Minh City, where he planned to meet Thich Quang Do, and was detained. He is now under house arrest. 

Although considered a dissident, Thich Quang Do is steadfastly apolitical. Yet with the line between politics and religion in an atheistic, authoritarian state forever thin, the government considers him a thorn in the elite’s side. “I must have the right to carry out our religious activities, but here, the Communist Party does not allow us to do as we want. I am not allowed to speak to the Buddhists, to explain Buddhist doctrine. They want to control everything we do, but we refuse.”  
Driving around Ho Chi Minh City and its satellite towns, one could be forgiven for thinking that religious freedom is flourishing. In nearby Bien Hoa, a large Christian community makes use of the dozen or so gaudy and cavernous churches that line the main strip, some of which were built after the Communist Party took power. Worshippers breeze around the grounds of the Most Holy Redeemer church in central Ho Chi Minh City, seemingly at ease with the state of affairs in the country. In his office inside the church compound, however, Father Joseph Thoai, a Redemptorist priest, gestures towards the men at the main gate, who also quietly record who enters and leaves.  
“No one has ever been able to destroy religion, because wherever man exists, religion exists,” Father Joseph says. Instead, the government seeks to curb its development. ”They are afraid that when a religion becomes a big organization it will have a large impact on people. They have a dictatorial party, and they don’t want any other forces that have the ability to govern people.” 
 The Redemptorists have had a similarly acrimonious relationship with Hanoi, and for decades have been vocally critical of government-sanctioned confiscation of church-owned land and property. Outside his office, a group of 20 or so people, all victims of land grabs, queue to seek advice on lodging complaints. Reports of police assaults and arbitrary arrests of Redemptorists are common – Father Joseph has been arrested twice recently, in 2011 and 2013, the latter when he attended the trial of blogger Dinh Nhat Huy. His colleague, Father Anthony, has been severely beaten by police in the past. 
 The government faces an uphill struggle in containing the spread of dissent, whether it be from a religious source or a political one. Freedom of religion is written into Vietnam’s constitution, Father Joseph notes, but that document unraveled long ago. Religious and political leaders are regularly slandered by the government in an effort to discredit them in the eyes of followers: in February, a court in Hanoi upheld the conviction of Le Quoc Quan, an anti-government Catholic blogger and lawyer, on highly spurious charges of tax evasion. Rights groups across the world have called for his release. 
 But the upsurge in arrests of dissidents over the past few years can be read as a sign that people are growing increasingly outspoken, and utilizing resources like the internet that the government struggles to control. Ten years ago, no one dared speak out, says Thich Quang Do, but that’s beginning to change. 
 “Time has passed, and people can use TV and know so much about the rest of the world; 20 years ago they only knew about what was happening in Vietnam. They were like birds in a cage,” he says with a smile and air of nonchalance that belies the stoicism that has kept him sane during his 40 years as a prisoner. “The government cannot control all the people easily, although they know that if they use their freedom to express their own ideas regarding politics, economics, religion, and so on, they must accept to go to jail.” 
 Rather than fearing the punishments the government could mete out to him for talking to visiting journalists, he welcomes the opportunity to speak. “They can put me in prison any time they want. I’m not afraid, so they need not send me to jail. I’m too old – if I die in prison it will not look good to the outside world.” 
 The government appears now to recognize this. The iconic monk has been nominated for the Nobel Peace Prize on numerous occasions; already feeling the weight of pressure over the spate of jail terms handed to dissidents in the past year’s crackdown, the government would rather a globally recognized figure be given at least the veneer of limited freedom in his temple compound. 
 Thich Quang Do may well remain in the temple until he, or the government, moves on. He’s just not sure who will go first. “Willy or nilly they must loosen political control – many people now are asking for democracy in Vietnam, and in the end, if the Communist Party wants to exist, it must change. Everything is changing each day – politics especially, always changing. Some day in the future they must accept other views, other parties. I think so, I want so.”

Francis Wade
ucanews.com reporter, Ho Chi Minh City
Vietnam 
March 27, 2014

No comments:

Post a Comment