Tuesday, April 22, 2014

NGÀY THỨ 40 - TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC

NGÀY 18-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUÂN KHU III
18.4.1975: 

Trận Chiến Phan Thiết
* Tình hình Phan Thiết ngày 18-4-1975
Sau khi tỉnh Ninh Thuận thất thủ, tỉnh Bình Thuận trở thành phòng tuyến cuối cùng của VNCH tại miền Trung. Biết trước Cộng quân sẽ tấn công chiếm Phan Thiết, lực lượng VNCH đã bố phòng tại các ngã ba và ngỏ vào thị xã. Ngoài các đơn vị Địa phương quân của Tiểu Khu, lực lượng phòng thủ Phan Thiết còn có Trung đoàn 6 Bộ binh thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh.
Sáng ngày 18-4-75, tình hình Phan Thiết trở nên hỗn loạn, mặc dù Cộng quân còn ở xa vòng đai tuyến phòng thủ tỉnh lỵ. Tối 18/4/1975, sau khi bộ chỉ huy nhẹ của Tiểu khu Bình Thuận rút khỏi lầu ông Hoàng để về bờ biển Phan Thiết, các đơn vị của Trung đoàn 6 Bộ binh, lực lượng Thiết giáp, Địa phương quân cũng lần lượt rút quân. Theo ghi nhận của Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, thì trong tình hình Phan Thiết bất ổn, ông đã dặn riêng Trung tá Tôn Thất Hồ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Bộ binh, chuẩn bị các ghe đánh cá thuê của dân, khi cần thì rút về Vũng Tàu.

-Vào 9 giờ đêm 18-4-1975, Cộng quân tràn vào thị xã Phan Thiết, chiếm Tòa Hành Chánh của Tỉnh Bình Thuận.

-Theo các tài liệu tổng hợp, phải đến rạng sáng ngày 19/4/1975, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 mới nhận được tin chính thức là Phan Thiết thất thủ (một số tài liệu ghi là Phan Thiết thất thủ vào ngày 19/4/1975, nhưng theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên viết theo sự cung cấp tin tức của Chuẩn tướng Trần Đình Thọ-trưởng phòng 3 bộ Tổng tham mưu, và theo lời của một số sĩ quan có mặt tại Phan Thiết khi trận chiến xảy ra thì tỉnh lỵ này thất thủ vào ngày 18/4/1975, đến ngày 19/4/1975 toàn tỉnh Bình Thuận lọt vào tay Cộng quân).

POSTED BY SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH AT 8:31 PM





NGÀY 18-3-1975 CHIẾN TRƯỜNG ĐỊNH QUÁN


Ngày 18 tháng Ba, sau những đợt tiền pháo hậu xung ác liệt, Trung Đoàn 209 Bắc quân tiến vào Định Quán. Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43 BB và Tiểu Đoàn ĐPQ, bảo vệ Định Quán, bị thiệt hại nặng, buộc phải rút lui. Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 43BB cũng đụng độ nặng với địch quân tại tây bắc Hoài Đức, giết chết 10 lính BV trong ngày 17 tháng Ba. Trong lúc đó, một tiền đồn khác của Xuân Lộc do một đại đội ĐPQ và một trung đội pháo binh trấn giữ bị địch pháo và tấn công dữ dội. Cuộc tấn công của quân BV bị đẩy lui với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Một đại đội ĐPQ được gởi tới tăng viện cho tiền đồn này bị chặn đánh và thiệt hại nặng trên đường số 1(QL1), phía tây Ông Đồn. Trung Đoàn 24, SĐ 6 chính qui BV mỡ những đợt tấn công dữ dội vào vị trí của quân ta tại Gia Ray, về phía bắc Ông Đồn, trên lộ 333. Tới lúc này thì Bắc quân đã tung vào mặt trận Long Khánh 2 SĐ 6, và 7 chính qui BV. Đặc công CS cũng phá sập một cây cầu taị khu vực giao lộ giữa QL1 và TL332, cô lập hoàn toàn các đơn vị ta tại phía tây Lộ 332 với thị xã Xuân Lộc. 

Phiá Bắc Xuân Lộc, trên đường 20, các ấp xã dọc trục lộ đã bị Bắc quân chiếm đóng, đồng thời một tiền đồn ĐPQ về phía cực bắc Long Khánh, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng cũng bị địch tràn ngập. Tướng Đảo quyết định phản công với Trung Đoàn 52 trừ gồm hai tiểu đoàn bộ chiến, được tăng cường bởi Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh điều từ Tây Ninh qua. Chiến Đoàn 52 được lịnh hành quân khai thông QL20 đoạn từ Long Khánh tới Định Quán. Nhưng lực lượng này đã bị chận đứng bởi sức kháng cự dữ dội và hỏa lực pháo nặng của địch. Bắc quân cho tăng cưòng lực lượng tấn công tại mặt trận Long Khánh. Trung Đoàn 141, SĐ 7 chính qui BV, cùng Trung Đoàn 209 BV, tấn kích Định Quán. Trong lúc đó, Trung Đoàn 812, SĐ 6 chính qui BV tấn công tràn ngập quận Hoài Đức, Bình Tuy; hai trung đoàn còn lại của Sư Đoàn 6 Bắc quân, Trung Đoàn 33 và 274 tiến chiếm Gia Ray. Cứ điểm và là trạm quan sát của quân ta trên đỉnh núi Chứa Chan cao trên 2200 bộ cũng rơi vào tay các đơn vị thuộc SĐ 6 chính qui BV. Bắc quân bắt đầu nã trọng pháo vào thị xã Xuân Lộc. Tướng Toàn lập tức rút một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 48 BB, về tăng viện cho mặt trận phía đông của QK3.

Ngay trước khi Bắc quân mỡ đợt tỗng công kích, lực lượng của SĐ18BB được phân bổ theo nhu cầu chiến trường. Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43BB, nằm bảo vệ QL20, phía bắc thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh. Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn này, nằm ở phía nam Định Quán, và Tiểu Đoàn 3 đóng tại quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy. Trung Đoàn 52BB, với Tiểu Đoàn 3 đóng dọc QL1, đoạn giữa Biên Hòa và Xuân Lộc; trong lúc hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 52BB hoạt động tại khu vực tây bắc thị xã Xuân Lộc. Riêng Trung Đoàn 48BB vẫn tăng phái cho SĐ 25BB tại Tây Ninh. 
18.4.1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG LONG AN 
Bộ Tỗng Tham Mưu đã cho tăng cường tuyến phòng thủ nội vi bảo vệ Thủ Đô Sàigòn trong khi trận chiến quyết định tại Long Khánh vẫn đang tiếp diễn ác liệt. Tướng Bá, Tư Lệnh SĐ 25BB, cho thành lập một bộ tư lệnh tiền phương với các đơn vị thuộcTrung Đoàn 50 BB tại Gò Dầu Hạ. Trung Đoàn 49 BB, cùng Bộ Chỉ Huy, và một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 46BB bảo vệ thị xã Tây Ninh. Hai tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn 46 BB đóng dọc theo đường 22, đoạn giữa thị xã Tây Ninh và Gò Dầu Hạ. Ngoài các lực lượng diện địa đặc trách phòng thủ Sàigòn, ba liên đoàn Biệt Động Quân cũng được phối trí bảo vệ mặt phía tây dẫn vào Thủ Đô Sàigòn. LĐ 8 BĐQ mới thành lập với 1600 người đóng gần Phú Lâm, khu vực vòng đai thủ đô, nơi QL 4 dẫn từ vùng châu thổ sông Cửu Long về Sàigòn. Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân, đơn vị tinh nhuệ, bảo vệ và đưa đoàn công voa di tản về Tuy Hoà trên chặng đường điạ ngục Liên Tỉnh Lộ 7B, vừa được tái tổ chức, bổ sung quân số với 2600 binh sĩ nằm án ngữ phía tây nam Phú Lâm, trên QL4, đoạn gần Bình Chánh. Liên Đoàn 9 BĐQ, cũng vừa được thành lập với khoãng 1900 người, nằm bảo vệ quận Hóc Môn, cách phi trường Tân Sơn Nhất 5km về phía bắc. Mỗi liên đoàn BĐQ được một pháo đội trừ gồm 4 khẩu 105-ly Howitzwers yểm trợ, nhưng thiếu hụt trang bị hướng dẫn tác xạ, cũng như các phương tiện truyền tin, liên lạc, và vũ khí cộng đồng. Ngày 14 tháng Tư, BĐQ và quân diện điạ chặn đánh Trung Đoàn 115, SĐ 27 Đặc Công CS tại Hóc Môn, giết chết 11 lính BV. Lực lượng đặc công địch đang yểm trợ một toán đặc công thành có nhiệm vụ tuyên truyền, kích động quần chúng nổi dậy tại quận Gò Vấp, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Đài phát thanh Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một công cụ của Cộng Sản BV, liên tục phát đi những lời kêu gọi quần chúng nổi dậy, nhưng cũng như những lần kêu gọi trong các cuộc công kích trước đây, hoàn toàn bị dân chúng xao lãng. Mặt phía tây và đông nam dẫn vào Thủ Đô Sàigòn được một lữ đoàn TQLC án quân tại Long Bình, bảo vệ. Ngày 15 tháng Tư, SĐ 18 BB kiệt lực sau những trận đụng độ đẩm máu, liện tục với bốn SĐ quân chính qui BV tại Long Khánh, đã bắt đầu cuộc triệt thoái chiến thuật từ thị xã Xuân Lộc về phòng thủ Biên Hoà qua ngả Trãng Bom. Căn cứ Long Bình nay trở thành tuyến đầu tại mặt trận phía đông.
Tại mặt trận phía tây, mặc dầu lực lượng diện địa của TK Long An và Trung Đoàn 12, SĐ 7 BB vẫn còn giữ vững Tân An, ngày 18 tháng Tư, pháo binh Bắc quân đã tiến sát vòng đai Sàigòn, pháo dữ dội vào đài phát tuyến Phú Lâm bằng hỏa tiển 122-ly, phá hủy hai doanh trại quân đội và khu gia binh tại đây. Kế hoạch của Bắc quân là cắt đứt trục giao thông trên QL 4, gần quận Bình Chánh, nhằm mục đích ngăn chặn không cho lực lượng của hai SĐ 7và 9 BB lên tăng cường phòng thủ Sàigòn; từ Bình Chánh, Đặc Công địch sẽ xâm nhập vào khu vực phi trường Tân sơn Nhất và thành phố Sàigòn. Tại Long An, SĐ 5 BV tiếp tục tấn kích dữ dội dọc theo đường phân ranh cũ giữa QK3 và QK4, nhưng đến ngày 15 tháng Tư, Bắc quân buộc rút lui sau khi hai Trung Đoàn 6, 275 chính qui BV bị các đơn vi thuộc Trung Đoàn 12 BB đánh thiệt haị nặng nề gần khu vực Tân An. Vào lúc này, hai Trung Đoàn 41, 42 thuộc SĐ 22 BB vừa được tái phối trí, bổ sung quân số với trang bị hoàn toàn thiếu hụt, được điều động về Bến Lức và Tân An. Nhưng Bắc quân đã nhanh chóng tăng cường lực lượng tại Long An. Các trung đoàn thuộc Sư Đoàn 3, 5, 8, 9 BV, và SĐ 27 Đặc Công CS đã có mặt tại Long An và khu vực phía tây nam tỉnh Hậu Nghĩa. Trung Đoàn 262 và Lữ Đoàn 71 Pháo Phòng Không địch với các pháo đội đã xuất hiện gần ranh giới hai tỉnh Long An-Hậu Nghĩa. 
NGÀY THỨ 41 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC)

NGÀY 19-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUÂN KHU III - PHAN THIẾT

Ngày 19/4/1975 Phan Thiết mất – Ngày 19/4/2007 Đi tìm đồng đội ai mất ai còn ?
Tác giả/Nhân vật: Mường Giang 
Vậy mà cũng đã 32 năm rồi đó, thế nhưng thời gian hơn một phần tư thế kỷ cũng không làm sao xóa mờ tận tuyệt những hình ảnh khắc đậm trên mỗi khuôn mặt đau thương của từng người mẹ, người vợ, người con và bạn bè chiến hữu, có thân quyến đã gục ngã trên quê hương hay trong các ngục tù Cộng Sản. Nhưng chính xương máu của các anh, mới là trường thành xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc thật sự, chắc chắn phải có trong tương lai gần, giữa lúc cả nước và hải ngoại, muôn người như một đang đứng dậy, đối mặt “tử chiến “với kẻ thù của Dân Tộc VN : Ðó là đế quốc Cộng Sản đang cai trị, nô lệ hóa dân tộc Hồng Lạc từ sau ngày non sông bị giặc cưỡng chiếm, dầy xéo 1-5-1975.
Ngày Chủ Nhật 15-4-2007 tại thủ đô tị nạn của người Việt Quốc Gia ở Miền Nam CA, một Ðại Hội được mang tên “Ân Tình”, được thể hiện với mục đích truy điệu, vinh danh và tưởng nhớ những người con thân yêu của Phan Thiết, Bình Thuận… đã gục ngã trong cuộc chiến hay vẫn còn sau cuộc đổi đời, tuy nghi thức giản dị nhưng cũng đủ làm chảy nước mắt những người lính già hiện diện trong buổi lễ và đặc biệt là những tiếng khóc của những người vợ lính, có chồng chết trong các ngục tù CS, khi nghe bà Trương Ðức Nghi, quả phụ cố Thiếu Tá Trinh Văn Bình, Tiểu Ðoàn trưởng Tiểu Ðoàn 275 ÐP thuộc Tiểu khu Bình Thuận, khóc nhớ người chồng thân yêu, đã mất xác vào năm 1979 tại rừng núi Vĩnh Phú (Bắc Việt).

Hỡi ôi con người đâu phải cây cỏ, thép đá, đâu phải cầm thú vô tình, nên đâu có ai nỡ ngoảnh mặt quay lưng với đồng đội mình, trong lúc đó có rất nhiều người, họ chẳng bao giờ biết tới chuyện lính tráng, chiến tranh, chuyện Phan Thiết, Bình Thuận, thậm chí có những hậu duệ sinh trưởng ở quê người… cũng vẫn cố có mặt ngày hôm đó, để cùng với ông-cha, anh em, chia xẻ niềm đau chung của đất nước và dân tộc, đồng thời hân hoan tiếp nhận sự hy sinh cao quý của ông cha mình, để mà hãnh diện với người muôn phương, rằng chúng tôi là con cháu của các thế hệ thuộc QLVNCH, Cán Bộ, Cảnh Sát, Công Chức Miền Nam nói chung và Tỉnh Bình Thuận yêu quý, thân thương.

Ngày 19-4-1975 Phan Thiết mất vào tay đế quốc Cộng Sản Quốc Tế. Ngày 19-4-2007 giữa chốn quê người, tôi người lính già tàn phế, sau cuộc chiến chỉ còn trái tim cô đơn khô máu, mang một thân phận tủi buồn của kiếp lính quèn nhưng vẫn hiên ngang ngẩng mặt, vẫn đầy đủ tư cách của người lính “VNCH”, quỳ đây giữa trời đất mông mênh, cùng với sóng biển, đá núi và những cánh chim bạt ngàn, những sinh vật vô tình nhưng mang trái tim nhân thế, để dâng lên hương linh các anh hùng liệt nữ, trong đó có Những Người Con Thân Yêu Của Phan Thiết, Bình Thuận, vì đời, vì người, vì đại nghĩa dân tộc, nên đã “VỊ QUỐC VONG THÂN”. Ðó là lòng tri ân thanh kính, mà chúng ta hôm nay, ngày mai và mãi mãi sẽ không bao giờ quên được.

Cảm động biết bao những người lính còn sống sót của Bình Thuận sau ngày 19-4-1975, trong đó có cánh chim đầu đàn là Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa và những Tiểu Ðoàn Trưởng, Ðại Ðội Trưởng và quân nhân các cấp, có mặt tại Phan Thiết vào những giờ phút cuối cùng, đã ghi lại “Thiên Hùng Ca Phan Thiết “vào những ngày cuối tháng 4-1975.

“Tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
Mười Chín giặc về gây khổ hận
Ðạn tăng nghiền nát vạn con tim
Tháng tư hè tới ve rền hát
Hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
Máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi
Tháng tư mất nước ai quên được ?
Ðồng đội năm nao xác ngập đường
Nơi bến, trên tàu trong xóm nhỏ
Những ngày tù ngục sống thê lương
Tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuột
Phan Thiết thang tư xác ngập đường
Cả nước tháng năm thành địa ngục
Giờ đây sông núi vẫn đau thương… ’ ’


+ NHỮNG NGÀY TỬ CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI PHAN THIẾT :

Ngày 2-4-1975, Bộ Tư Lệnh/ Quân Ðoàn II lần lượt tan hàng tại Pleiku và Nha Trang., và cuối cùng bị xóa tên, vào lúc 1giờ 45 trưa cùng ngày, qua quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH, sáp nhập phần lãnh thổ còn lại vào QÐIII. Theo Thiếu Tá Phạm Huấn, tác giả “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên1975 “cũng như tài liệu của Ðốc Sự Phạm Ngọc Cửu, Phó Tỉnh trưởng BT. Cả hai đều là nhân chứng,xác nhận Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh QDII, đã tiếp nhận mệnh lệnh trên, tại BCH. Hành quân của Tiểu Khu Bình Thuận đóng trên Lầu Ông Hoàng, từ tay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó QDIII. Sau đó,ông đã rút súng của mình để tự sát nhưng nhờ Ðại Ta Ngô Tấn Nghĩa (chứ không phải Ðại Tá Ðức), đang đứng bên cạnh, đã ngăn cản kịp thời, nên Tướng Phú đã nói “Chết bây giờ hay chết lúc VC vào Sài Gòn, cũng thế thôi, có gì đáng tiếc”.Và ông đã giữ đúng lời hứa, vào ngày 1-5-1975, khi VC cưỡng chiếm được Miền Nam, đã quyên sinh bằng độc dược,như các Vị Tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai… lưu danh thiên cổ, tuy chết nhưng vẫn sống muôn đời trong lòng Dân Tộc Việt.

Về lực lượng quân sự bảo vệ thị xã Phan Thiết, do Tiểu đoàn 229 ÐPQ của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó đang công tác tại Khu Ðịnh Cư Nghĩa Thuận, nằm bên kia Ðập Ðồng Mới, thuộc xã Lương Sơn, thì có lệnh rút về tăng phái cho Nam Bình Thuận vào những ngày đầu tháng 4-1975. Ðại Ðội 4/229 do Trung Uý Cao Hoài Sơn làm Ðại Ðội Trưởng, phụ trách bảo vệ Nông Trường Sao Ðó tại Bình Tú, thế cho Ðơn Vị của Ðại Uý Huỳnh Văn Quý, đã di chuyển. Ngày 3-4-1975, toàn bộ Tiểu Ðoàn 229/ÐP được lệnh rút về bảo về Tiểu Khu và Tòa Hành Chánh Tỉnh : ÐÐ2/229 phòng thủ Tiểu Khu, ÐD4/229 trách nhiệm khu vực có chu vi là đường Nguyễn Hoàng, vườn hoa bao quanh mặt sau Tiểu Khu. ÐD3 và 1/229 phòng thủ vi trí còn lại quanh thị xã.

Một đêm trôi qua và cuối cùng Ðoàn Di Tản cũng đã vào lãnh thổ Bình Thuận. Các Quận Tuy Phong, Phan Lý Chàm, Hải Ninh nhờ không nằm trên QL1 nên ít bị thiệt hại vật chất. Ngược lại Quận Hòa Ða bị tàn phá nặng nề, từ Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành,Chợ Lầu vào tới Lương Sơn nằm dưới chân núi Tà Dôn. Tiệm ăn, quán giải khát, cửa hàng tạp hóa đều bị cướp sạch.

Tại Phan Thiết, sáng ngày 4-4-1975, hầu như mọi con đường trong thành phố đều tràn ngập các loại xe cộ của Ðoàn Di Tản, chẳng khác gì một con quái vật khổng lồ, dài mấy chục cây số. Hỡi ôi công trình ba trăm năm đánh đổi bằng máu xương huyết lệ của không biết bao nhiêu thế hệ, chỉ có một đêm ngắn ngủi, đã bị đốt cháy ngôi chợ lớn, nhiều cây xăng, dập phá phố xá thương mại và nhà cửa của dân lành. Nhưng nhức nhối hơn hết, vẫn là cảnh đàn bà, con gái bị hãm hiếp… ngay trước đám đông, mà không ai dám ngăn cản hay can thiệp, vì Tỉnh dã bỏ ngỏ nên không tìm đâu được bóng dáng của chính quyền.

Theo lời kể của Trung Uý Sơn, ÐÐT/ÐÐ4/229 “ Tối đêm 4-4-1975, trong lúc tinh thần đang căng thẳng, bỗng nghe một tiếng nổ rất lớn, tiếp theo là chợ Phan Thiết bốc cháy. Lập tức tôi dùng máy PRC25 gọi báo về BCH/TÐ và Tiểu Khu, đồng thời xin phép cho Ðại Ðội tôi tới chợ chữa cháy. Lúc đó vào khoảng 10 giờ đêm nhưng mãi tới 12 giờ khuya mới được chấp thuận, đồng thời có lệnh “bắn bỏ tất cả những ai chống cự hay thừa dịp hỏa hoạn cướp giựt”…Bấy giớ đám tàn quân thấy có Ðơn Vị Ðịa Phương tới đường Gia Long, nên tự động rút đi nơi khác, tránh được đổ máu, một điều mà tất cả quân dân Bình Thuận không ai muốn. Theo lời tường thuật của đồng bào, nguyên nhân vụ hỏa hoạn là do một tàn quân dùng súng M72 bắn vào cửa sắt của tiệm giầy Ba Ta, nằm trong phạm vi chợ, trên đường Ngô Sĩ Liên. Lửa từ đó cháy lan khắp chợ nhưng không ai dám ra chữa cháy, vì lúc đó đám tàn quân đang bắn phá cướp giựt loạn ngầu.

Thấy có quân đội tới, đồng bào ở các khu phố Gia Long, Ngô Sĩ Liên, Lý Thường Kiệt, Minh Mạng… mới túa ra khỏi nhà, xông vào chợ để khuân vác những đồ đạc còn lại. Phần Ðại Ðội tôi vừa lo chữa lửa, vừa phụ giúp chuyển vận hàng hóa từ chợ ra chất đầy truớc Rạp Chiếu Bóng Ngọc Thuý. Ðồng lúc có hai xe chữa lửa của Trung Tâm Yểm trợ Tiếp Vận, do Thiếu Tá Phạm Minh chỉ huy, tới chữa cháy cho hai dãy phố Ngô Sĩ Liên và Gia Long, vì chợ lúc đó đã thành đống tro tàn. Thảm nhất là cả hai xe cứu hỏa, đều không có nhân viên cứu lửa mà chỉ có tài xế, nên Thiếu Tá Phạm Minh và Tôi, phải đích thân cầm vòi rồng xịt nước dập lửa. Công tác kéo dài gần tới sáng mới dập tắt hết lửa. Ðồng bào đường Gia Long đã hết lòng cảm ơn, tự nguyện quyên góp được 120.000 đồng, để ủy lạo anh em binh sĩ và tài xế xe chữa lửa, vi đã hết lòng giúp đỡ mọi người trong cơn họan nạn, nhất là Thiếu Tá Phạm Minh. Trời mới sáng, chưa kịp nghĩ ngơi, thì VC pháo kích vào BCH/TK nhưng lại rớt ra ngoài, quanh vườn hoa, bờ sông và ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Có hai trái rớt vào khu đông dân ở Bình Hưng, khiến cho nhiều người thương vong. Tôi được lệnh trèo lên sân thượng của Ngân Hàng VNTT để quan sát hướng đạn, sau đó gọi Pháo Binh tại Lầu Ông Hoàng phản pháo, nhờ đó mới dập tắt được pháo kích.

Khoảng 10 giờ sáng, lúc VC đang pháo kích, bỗng có một bọn du đảng, nhặt ở đâu được một xe Jeep quân đội bỏ lại, cắm cờ Mặt Trận GPMN, tay cầm súng AK47, mang băng đó, lái xe chạy băng qua cầu Quan, tới trước Rạp Chiếu Bóng và Khách Sạn Anh Ðào, thì đụng độ với ÐÐ1/229/ÐP của Trung Uý Nguyễn Văn Thư, nên chúng đã bị bắn chết ngay trên xe. “

Buổi trưa, có thêm hai hỏa tiễn 130 ly, từ hướng Xuân Phong,Trinh Tường, pháo vào trung tâm Phan Thiết., làm thương vong một số người. Chừng ấy đoàn di tản mới chịu rời thành phố nhưng lại rơi vào ổ phục kích của VC tại cây số 37 trên QL1. Số còn lại chạy thoát về tới Căn cứ 10, thì bị Tiểu khu Bình Tuy giải giới hết.

Ngày 7-4-1975, sau khi Lâm Ðồng bỏ ngõ, quân Bắc Việt từ Di Linh về tấn công Chi Khu Thiện Giáo và Trung Ðội Nghĩa Quân,bảo vệ Cầu Ngựa tại Xóm Gọ,đồng thời pháo kích vào TD230 DPQ của Ðại Uý Mai Vi Thành, Quyền Tiểu Ðoàn Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Thiện Giáo. để chận đường tiếp viện. Trận chiến thật ác liệt., VC mở nhiều đợt tấn công nhưng đều bị chận tại hàng rào phòng thủ,bỡi mìn Claymore, lựu đạn và những khẩu đại liên ở các lô cốt. Trận này, có sự tham dự của hai Ðại Ðội thuộc TD230, do Ðại Uý Tập và Trung Úy Sanh chỉ huy, thêm vào yểm trợ của Pháo Bi nh và Trực Thăng võ trang. Sáng ngày 8-4-1975, VC chém vè, bỏ lại chiến trường 72 xác chết, bên ta có 14 tử thương và nhiều binh sĩ thương nặng. Ngày 15-4-1975, VC từ khắp nơi, pháo kích dồn dập vào Chi khu Thiện Giáo. Do trên Ðại Tá Nghĩa cho lệnh di tản và điều động TD230 về phòng thủ Phan Thiết.

+ TỬ CHIẾN TẠI PHÚ LONG :

Chiều ngày 12/4/1974, Ðại Uý Huỳnh Văn Quý đang là Liên Ðội Trưởng Liên Ðội Ðặc Biệt, bảo vệ Nông Trường Sao Ðỏ, ở phía nam phi trường Phan Thiết, được chỉ đinh làm Tiểu Ðoàn Trưởng, TÐ 249 DPQ thay thế Thiếu Tá Phan Sang, với nhiệm vụ tái chiếm lại Phú Long, đã mất từ mấy ngày qua. Vì quân số quá hao hụt, nên TK biệt phái thêm cho TD, Ðại Ðội 283 Biệt Lập của Ðại Uý Nguyễn Văn Ba, một sĩ quan LLDB rất gan dạ và tài giỏi. Ngoài ra Ðại Uý Nguyễn Văn Hạnh, một sĩ quan Biệt Ðộng Quân, đang làm việc tại Phòng 3/TK, cũng được chỉ định làm TDPhó/249 thay Đ Uý Huỳnh Ðắc Hoá.

Lúc 4 giờ chiều ngày 13-4-75, xe chở TD249 và DD283, từ Phan Thiết tới Phước Thiệu Xuân thì đổ quân và tái chiếm Phú Long bằng ba cánh : – 1 do DD283 tăng phái của DU Ba và DD3/249 của Trung Uý Thời, đánh từ Lò Vôi tới Chợ và Cầu Phú Long. Cánh 2, do DD4/249 của Trung Uý Thành và Trung Ðội Thám Sát của TD, đánh từ Lò Vôi tới Trụ Sở Xã Phú Long. Cánh 3, do DD1/249 của DU.Ðáp, tấn công hướng đông. Riêng DD2/249 của Ðại Uý Nguyễn Chánh Trúc, làm lực lượng trừ bị cho TD.

Trận chiến rất khốc liệt, kể cả TrD6/SD2BB biệt phái, mấy ngày trước vẫn phải rút về Phước Thiệu Xuân, vì hỏa lực của giặc rất mạnh, lại chiếm được nhiều cao ốc trên QL1, đặt súng Ðại bác 57 ly và B40 bắn từ trên cao xuống. Thêm vào đó là pháo 105 ly, mà giặc đã chiếm được ở Lâm Ðồng, Tuyên Ðức kéo về, bắn liên tục từ Bình An sang, làm thương vong nhiều người, trong đó có TrU Thời (DDT) và TrY Nhàn (DDP) của DD2/249, tại Ấp Phú Trường. Vì vậy tới ngày 14-4-75, TD phải đánh cận chiến bằng lưu đạn, cũng như tranh giành từng thước đất khắp các vị trí, mới chiếm lại được xã Phú Long. Suốt trận đánh, dù bom đạn đã biến Phú Long thành biển lửa nhưng các cấp chỉ huy chiến trường, đã cố gắng tuyệt đối giữ nguyên vẹn những chốn tôn nghiêm, một sự khác biệt giữa người Việt Quốc Gia nhân bản, và bọn Việt Gian Cộng Sản, mang mặt người mà con tim khối óc thú vật, nên không chừa bất cứ ai, kể cả tù nhân, thương phế binh, cô nhi quả phụ… thì noí gì tới các đấng Thần Linh, Trời Phật…

Sau đó TD249 và DD283 biệt lập cố thủ tại Phú Long, cho tới chiều ngày 18-4-1975 được lệnh lui quân, vì các binh đoàn của Cộng Sản Bắc Việt đã vào tới Xã Tùy Hòa. Tuy Phan Rang đã thất thủ từ chiều ngày 16-4-1975, nhưng CS Bắc Việt đã tổn thất rất nặng nề tại mặt trận này, hơn nữa dọc theo bờ biển, từ Mũi Dinh vào tới Vịnh Cà Ná có rất nhiều chiến hạm của BTL Vùng 2 Duyên Hải, nên chúng chỉ dám tới Cầu Ðá Chẹt, ở bên kia ranh giới tỉnh Bình Thuận mà thôi. Vì Bắc Bình Thuận đã bỏ ngỏ ngay từ chiều 16-4-1975, nên Binh Ðoàn Bắc Việt tiến vào Phan Thiết rất nhanh và chiều ngày 18-4-75, đã tới Tà Dôn. Bỡi vậy Ðại Uý Quý, xin Ðại Tá Nghĩa, tăng cường cho TD249, Chi Ðoàn Thiết Giáp của SD2BB, đóng tại Phước Thiệu Xuân, cùng với TrD 6/SD2BB, do Trung Tá Tôn Thất Hổ làm Trung Ðoàn Trưởng, nhưng TK không đáp ứng, vì các Ðơn Vị tăng phái này, đang chuẩn bị rút về Nam, khi biết tin quân Bắc Việt sắp tới Phú Long. Khoảng 6 giờ chiều ngày 18-4, qua hệ thống truyền tin, Ðại Uý Quý, biết BCH. Tiền Phương của Ðại Tá Nghĩa, đóng trên Lầu Ông Hoàng, đã rút ra bờ biển, theo đường Phú Hài về Phan Thiết. Dù nhận lệnh cố thủ Phú Long, nhưng Quý không thể chấp hành lệnh, khi tất cả các đơn vị,kể cả Thiết Giáp đã rút. Lúc đó, coi như TD249 và DD283/DPQ là đơn vị đoạn hậu.

Tuy nhiên cuộc rút quân, chỉ thực hiện, khi biết xe tăng địch đã tới Xã Tuỳ Hòa,cách Phú Long chừng 2 km, vào lúc 7 giờ tối. Theo kế hoạch, DD4/249 đóng ở Cổng Bắc xa nhất, rút trước. Còn DD2/249 là thành phần trừ bị, nên rút sau cùng. Vì nghĩ rằng sẽ về tái chiếm lại, nên DU Quý không cho phá Cầu Phú Long, ngang sông Cả, trên QL1, như lệnh của TK/BT đã ban hành, mà chỉ gọi Hải pháo bắn yểm trợ. Trong lúc TD249 rút quân, thì máy của Thiết Giáp/SD2BB, liên lạc ngăn chận, bảo chờ gở mìn. Tại Lầu Ông Hoàng, lúc đó còn có DD1/275DPQ của Ðại Uý Nguyễn Ðình Uý, từ Tà Dôn rút về. Còn DD290/DPQ biệt lập của DU Sâm, thì từ lâu ở đó, để bảo vệ BCH nhẹ của TK và Khẩu Ðội Pháo Binh 105, đóng tại đây. Cuối cùng trong đêm 18-4-1975, TD 249 và DD283 rút về Rạng và được thuyền đánh cá, chở tới Vũng Tàu. Riêng DD1/275 của DU. Uý và DD290 của DU.Sâm, chỉ rút khỏi Lầu Ông Hoàng, khi xe tăng VC tấn công.

Tại QL số 1, dù SD2/BB cũng như các TD249/DPQ và TD274/DPQ rút về Phan Thiết, nhưng các Trung Ðội Nghĩa Quân vẫn ở lại, dù có lệnh di tản. Chính Họ đã bắn cháy một T54, trước Nhà Thờ Kim Ngọc. Kiêu hùng nhất là Trung Ðội Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân của Bảy Neo (Trung Ðội Trưởng) và Phụ Tá là Bảy Bửu (Ủy Viên Cảnh Sát) nhất quyết ở lại không chay. Ðược biết cả hai trốn vào rừng, sau đó thay tên đổi họ lưu lạc khắp bốn phương trời. VC nhiều lần bắt vợ con hù dọa nhưng vẫn không được tung tích hai vị anh hùng vô danh trên.

+ TỬ CHIẾN TRONG THỊ XÃ PHAN THIẾT :

Từ ngày 15-4-1975, Tiểu Ðoàn 229/ÐP được lệnh phòng thủ từ Cầu Sở Muối trên QL1 qua tới Tân An trên Liên Tỉnh Lộ 8, tiếp giáp với Tiểu Ðoàn 202/ÐP của Ðại Uý Huỳnh Văn Hoàng. Ba Ðại Ðội 2,1,4 dàn quân thành vòng cung, từ QL1 tới Tỉnh Lộ 8, ôm trọn phía bắc Ấp Tân Ðiền. Còn Ðại Ðội 3/229 của Trung Uý Quang, đóng ở Ruộng Muối ngang với Ấp Tân Ðiền, BCH Tiểu Ðoàn đóng dưới chân Cầu Sở Muối. Lúc bấy giờ Tiểu Ðoàn 249/ÐP của Ðại Uý Quý đang anh dũng tử chién với giặc tại Phú Long, nên CS pháo kích liên tục vào BCH/TÐ229 liên tục nhưng không gây thương vong cho người nào.

Theo lời Trung Uý Sơn kể “ Trưa ngày 18-4-1975, tôi nhận được lệnh, đem ÐÐ4/229 tấn công tái chiếm Tân Ðiền. Sau khi được Pháo Binh và Súng cối 81 ly của TÐ bắn yểm trợ, chúng tôi xung phong vào Ấp, qua sự yểm trợ của ÐÐ2/229 của Ðại Uý Duyên và ÐÐ1/229 của Trung Uý Thứ. Hỏa lực của địch phản công dữ dội, khiến 1 Chuẩn Uý và 2 Binh sĩ bị thương nặng, nên tôi xin lệnh rút lui. Sau khi trở về vị trí phòng thủ, tôi nhận được lệnh TỐI NAY GIỜ N LÀ LÚC CẦU PHÚ LONG BỊ GIỰT SẬP. Từ đó Tiểu Ðoàn sẽ lui quân xuống Bải Biển Bình Tú, chờ Tàu Hải Quân vào vớt, chở tới Vũng Tàu. Ðây là tiêu lệnh chung của Ðại Tá Nghĩa ban hành cho tất cả các đơn vị ÐPQ đang tham chiến tại Phan Thiết và vùng phụ cận, trước khi di tản xuống tàu Hải Quân, để xin phương tiện của Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyển Hải, lúc đó do Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh chỉ huy.

Nhưng cả Tiểu đoàn chờ mãi tới 8 giờ tối vẫn không thấy tín hiệu, trong lúc đó có Trung Ðội Nghĩa Quân đóng ở một đồn nhỏ cạnh QL1, liên lạc xin được nhập chung với Ðại Ðội tôi để rút quân. Tới 9 giờ tối, nhìn về Phú Long vẫn im hợi lặng tiếng, khác với những ngày qua, lúc nào bom đạn cũng nổ rầm trời. Chờ tới 10 giờ, thì nghe tiếng xích sắt của xe tăng VC lăn trên QL, thật ghê rợn, tiếp theo là tiếng đại bác trên xe tăng nhắm bắn vào tháp chuông của Nhà Thờ Kim Ngọc. Lúc đó tôi đã gọi máy báo cáo về BCH/TÐ rằng xe tăng của địch đã qua cầu Phú Long và đang tiến về hướng Phan Thiết. Nhưng Thiếu Tá Tiến không tin, bảo đó là tiếng máy cầy kéo vĩ sắt để hù chúng ta (ThT Tiến sau khi học tập về, được con bảo lảnh sang Úc và qua đời vì bệnh)… ngoài ra cho biết sẽ bắn trái sáng để cho tôi quan sát, còn ra lệnh bắn hạ ngay chiếc xe đi đầu. Nhưng lệnh chưa thi hành kịp, thì xe tăng chỉ còn cách chúng tôi chừng 200m. Vì trước sau đều có địch, nên tôi ra lệnh nằm im tại chỗ, lúc đó xe tăng chạy ngang đồn Nghĩa Quân đã nả vào mấy trái, rồi tiếp tục chạy về hướng Phan Thiết. Khi hai bên còn cách nhau 100m, thì TÐ bắn đạn chiếu sáng nên địch phát hiện được và quay pháo tháp về phía chúng tôi khai hỏa. Ðơn vị tôi tháo chạy về phía Tân An, cùng ÐÐ1 và 2. Riêng ÐÐ3 thì chạy về hướng Hưng Long và được tàu đánh cá chở tới Vũng Tàu. Lúc tăng qua cầu Sở Muối, BCH/TD nằm ở dưới chân cầu, nên lặng lẽ rút về hướng Tân An.

Sau khi qua cầu, xe tăng địch quẹo vào con đường nhỏ nối liền QL1 và đường Lương Ngọc Quyến, để truy sát TÐ229. Cũng may lúc đó, chúng tôi liên lạc được với Ðại Tá Nghĩa đã di tản ra Chiến Hạm HQ Trần Khánh Dư, trước khi ban lệnh “Di Tản Cho Các Ðơn Vị”.Tiểu Ðoàn xin Ðại Tá gọi Không Quân Yểm Trợ, để lui binh vì không thể băng ngang Phan Thiết xuống Bình Tú, mà phải đi vòng phía sau nhà thương và lội sông Cà Ty mới thoát được. Riêng TD202 của Ðại Uý Hoàng, đã rút từ chiều. Nói chung giờ này, chỉ còn đơn độc TÐ229/ÐP kẹt ở phía bắc Phan Thiết mà thôi.

Trong lúc nguy ngập, thì một chiếc Hỏa Long C-47, được Ðại Tá Nghĩa đích thân gọi từ Tàu HQ, xuất hiện cứu kịp chúng tôi, bằng cách thả hỏa châu và bắn đại liên vào vị trí địch. Hai bên quần thảo chừng 10 phút thì Hòa Long trúng đạn phòng không của địch, từ Tân Ðiền bắn lên, nên phải bay về Biên Hòa. Nhờ vậy mà cả TÐ229, mới có cơ hội, chạy tới bờ sông Cà Ty, để lội qua phía bên Phú Lâm Khi kiểm điểm lại quân số, chỉ riêng ÐD4/229 từ 120 người, sau khi đụng với tăng, chỉ còn lại 50 người. Tất cả qua sông, tới QL1 lúc 4 giờ sàng và di chuyển xuống bãi biển Bình Tú vào lúc 5 giờ sáng ngày 19-4-1975 đề chờ tàu HQ như kê hoạch đã định.

Tóm lại cũng nhờ Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa di tản được ra chiến hạm sớm, nên ông mới liên lạc với Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải, giúp đoàn tàu đổ bộ vào bờ, cứu hết các đơn vị ÐPQ/BT vào lúc 2 giờ chiều ngày 19-4-1975. Có một số đi theo bờ biển vào Bình Tuy nhưng tới Ba Hòn thì bị phục kích, nên quay trở lại và cũng được tàu HQ vớt. Khi mọi người ra hết Tàu Trần Khánh Dư, thì được chuyển sang hai tàu há mồm. Tất cả quân số chừng 5000 người, được chở về Vũng Tàu. Vậy mà có người dám viết là Binh Sĩ Bình Thuận những ngày cuối cùng, chiến đấu không có đại bàng? “

Trong khi đó, khắp Thị Xã Phan Thiết, từ 9 giờ tối đêm 18-4, xe tăng và bộ binh của Bắc Việt, đã tràn ngập nhưng chỉ chiếm được Tòa Hành Chánh và Tiểu khu đã bỏ ngỏ. Còn các vị trí quân sự khác vẫn do DPQ /BT trấn giữ, như DD206 Trinh Sát của Ðại Uý Hùng, ÐÐ954/DPQ của Ðại Uý Mai Xuân Cúc, Yếu Khu Châu Thành của ThT Cư và Xã Châu Thành Phan Thiết của ThT Hải. Nói chung, khắp thành phố lửa đạn mịt mù, VC tuy vào được trong thành phố nhưng chỉ cố thủ trong các vị trí vừa chiếm được, chứ không dám bung ra trong đêm, vì chỗ nào cũng còn quân ta chiến đấu, chứ không tan hàng như tại các địa phương khác. Quan trọng nhất, là máy truyền tin của ba BCH.Bình Thuận vẫn hoạt động liên tục (Ðại Tá Nghĩa, Thiếu Tá Trị và Phó Cửu), để theo dõi và ra lệnh cũng như hướng dẫn các đơn vị, tới các vị trí an toàn, chờ các chiến hạm của BTL.Vùng 2 Duyên Hải, vào vớt chở tới Vũng Tàu…

+ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI QUÂN Y VIỆN ÐOÀN MẠNH HOẠCH :

Ðại Uý Lê Bá Dũng sinh năm 1940 tại Ðà Lạt nhưng từ năm 1944 đã theo song thân (GS Lê Bảo, Hiệu trưởng trường TH Tư thục Bạch Vân) tới lập nghiệp tại Phan Thiết. Sau khi đỗ Tú Tài II tại Trường TH Võ Tánh Nha Trang, ông vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1967. Ngày 10-1-1968, tổng động viên theo Lệnh Trưng Tập Khóa 10 Y Sĩ (chừng 200 người). Vì biến cố Tết Mậu Thân (1968), nên đặc biệt khóa này, đã tới học quân sự tại Trường Võ Bị Ðà Lạt 2 tháng, mới trở tiếp tục học tại trường Quân Y tại Sài Gòn. Mãn khóa, ông phục vụ tại Bệnh Viện Quảng Trị, cho tới cuối năm 1971, mới xin thuyên chuyển về QYV Doàn Mạnh Hoạch, mang câp bậc Ðại Úy.

Lúc đó QYV/ÐMH do Y Sĩ Thiếu Tá Võ Ðạm làm Chỉ Huy Trưởng, Y Sĩ Ðại Uý Nguyễn Văn Lâm là CHP. Ngoài ra còn có Bác Sĩ Ðại Uý Bùi Hoành (Cựu Tỉnh trưởng Dân sư Quảng Ngãi, khóa 10/Trưng Tập), sau cùng với Bác Sĩ Thiếu Tá Ðinh Xuân Dũng, biệt phái về Dân Y Viện Phan Thiết. Bác Sĩ Ðại Uý Nguyễn Hữu Toại (Sĩ Quan Quản Lý), Ðại Uý Nguyễn Tư (Hành Chánh), Ðại Uý Bác Sĩ Lê Bá Dũng (Trưởng Khối Chuyên Môn), Ðại Uý Bác Sĩ Duyên (Ðiều Dưỡng, đã chết trong tù), Tôn Thất Phùng (Trung Uy Trợ Y), Trung Uý Nguyễn Văn Công (Sĩ quan An ninh va Chiến tranh Chính trị).

Những ngày đầu tháng 41974, Y sĩ Thiếu Tá Võ Ðạm (chỉ huy trưởng), đã dọn nhà, cuốn gói, chở vợ con, đào ngủ về Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Ðại Uy Lê Bá Dũng là Chỉ huy Phó, đã phải vào Sài Gòn bằng ghe, để trình diện Cục Quân Y, xin bổ sung tiếp tế thuốc men đang thiếu hut, mà số thương bệnh binh lại quá đông, từ các mặt trận tải về. Sau khi trình diện Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục Trưởng Quân Y, Ðại Uý Dũng được cữ làm Q.Chỉ Huy Trưởng QYV Ðoàn Mạnh Hoạch, thế cho Võ Ðạm, đã bị báo cáo đào ngũ với giấy báo thị tầm nã.

Bác Sĩ Dũng trở về Phan Thiết bằng trực thăng UH1B, cùng với 1 HSQ Quân Y có nhiệm vụ tảii các thuốc men cần dùng về QYV. Tại phi trường Phan Thiết, Ðại Uý Dũng đã gặp Ðề Ðốc Chung Tân Cang (Tư Lệnh Hải Quân) và Ðại Tá Nghĩa, với lời hứa “sẽ yểm trợ và cứu giúp kịp thời QYV khi cần thiết”.Ðể tiện liên lạc, Tiểu Khu đã cấp cho QYV một máy truyền tin PRC25, đề phòng khi đường dây liên lạc bằng điện thoại bị cắt.

Ngày 18-4-1975, đã có một số binh sĩ đào ngũ nhưng QYV vẫn hoạt động, để chăm sóc và điều trị thương bệnh binh và phòng thủ. Kể từ lúc 6 giờ chiều, tình hình Phan Thiết đã bắt đầu hổn loạn, khăp nơi lửa đạn mịt mù, của ta lẫn đích. Tiếng nổ càng lúc lúc càng lớn và thêm gần. Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Yểm trợ Tiếp Vận là Thiếu Tá Phạm Minh, cùng với một số sĩ quan và binh sĩ, đã di tản tới QYV vì tình hình quá nguy khổn. Lúc 11 giờ 30 phút, QYV nhận được lệnh “Di Tản của Tiểu Khu”, thay vì đường bộ, sẽ di chuyển theo đường bờ biển Bình Tú, chờ tàu Hải Quân vào vớt. Cũng may QYV đã cho làm một con đường bậc thang phía sau, để đi xuống bãi biển.

Tất cả tính luôn quân số đơn vị và thương bệnh binh, được 200 người. Vì con đường dốc rất cao, nên chỉ có thể di chuyển các thương bệnh binh nhe. Ðó là nỗi khổ tâm của người bác sĩ nhưng hoàn cảnh quá cấp bách và nguy khốn, nên cũng đành chịu. Ngoài biển, đèn của tàu thuyền đánh cá san rực một góc trời, nhìn không biết cứ tưởng đó là một thành phố. Xa về phía thành phố Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng, phía bên đường 8 đi Thiện Giáo, bom đạn vẫn liên hồi vang dậy không dứt, thỉnh thoảng là ánh hỏa châu soi sáng cả vùng. Phan Thiết chìm ngập trong lửa đỏ, thảm cảnh của chiến tranh, chỉ có người Lính đang chiến đấu và người Dân bị tai ương, mới cảm nhận được nỗi đau khổ này mà thôi… Tất cả nằm yên trên bãi biển, cứ mở máy PRC25 để theo dõi nhưng vẫn không nhận được lệnh lạc gì. Còn trên QYV tình hình cũng yên tỉnh, không có gì thay đổi.

Nằm yên tại chỗ tới 3 giờ sáng ngày 19-4-1975, Ðại Uý Dũng ra lệnh di chuyển về hướng Bình Tú. Ðoạn đường chỉ xa vài cây số nhưng rất khó đi, vì bãi biển mọc đầy dây rễ chằng chịt, vô ý là vâp té, nhất là cac thương bệnh binh. Do đó tới gần 7 giờ sáng, mới tới điểm hẹn. Tại đây đã có mặt rât nhiều đơn vị DPQ/BT chờ tàu HQ tới rước. Thiếu Tá Tiến (TÐT229) và Ðại Uý Hoàng (TDT202), đã bố trí đơn vị thành hình cánh cung, để bảo vệ cho Thương Bệnh Binh và QYV.

Ðúng 12 giờ trưa ngày 19-4-1975, tàu HQ vào bờ đón quân. Theo lời kề của Bác Sĩ Dũng, thì cuộc di tản rât trật tự, cảm động nhất là ai cũng nhường cho QYV và thương bệnh binh lên tàu trước, sau đó mới tới phiên mọi người. Ðoàn tàu vào bờ thuộc loại đổ bộ và Ferro-Ciment. Ngoài ra còn có cac ghe thuyền của Duyên Ðoàn 28 cũng cặp sát bờ, để mà vớt lính. Trong lúc đó, nhìn về hướng phi trường Phan Thiết, đã thấy bóng dáng của xe tăng Bắc Viết xuất hiện Cuộc lui quân của TK Bình Thuận chấm dứt vào lúc 2 giờ chiều ngày 19-4-1975, số quân di tản được trên 3000 người, trong tổng số 13.000 quân của tỉnh.Tất cả lính được dồn vào ba chiến hạm, chạy ra đậu ngoài tầm đại bác, cho tới trời sập tối mới được di chuyển về Nam va tàu cập bến Rạch Dừa vào sáng ngày 20-4-1975. Tai đây toàn bộ Thương Bệnh Binh được gửi vào điều trị tại QYV Nguyễn Văn Nhứt, còn Ðại Uý Dũng và quân nhân QYV Ðoàn Mạnh Hoạch về trình diện Cục Quân Y ở Sài Gòn. Riêng tại QYV ở Phan Thiết, sang ngày 20-4-1975, Trung Sĩ Nguễn Văn Sáu, Y Tá Trưởng đã bàn giao cho VC, còn tất cả thương bệnh binh nặng nhẹ, đều bị đuổi về nhà.

Cùng di tản với Ðại Uý Dũng, còn có Ðại Uý Toại, Thành, Tư, Trung Uy Công, Phương, Thọ. Những ngày đầu thang 5-1975, Bác Sĩ Dũng, Ðại Uý Tư, TRung Uý Thọ về Phan Thiết trình diện và cùng vào tù tại Kà Tót. Ở đây Tư bị bệnh sốt rét chết, còn Bác sĩ Dũng chuyển ra Sông Mao, Sông Cái, Lương Sơn, Huy Khiêm… tổng cộng hơn 7 năm tù. Năm 1992, ông được tới Mỹ qua diện HO, hiện định cư tại Houston (TX).

Riêng các đơn vị ÐPQ/BT, khi tàu vào Bến Ðình, đã có Ðại Tá Vũ Huy Tạo, Thị Trưởng Vũng Tàu và Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa, TT.BT chực sẵn, đón các đơn vị, đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, tái trang bị và tiếp tục chiến đấu khắp lãnh thổ Phước Tuy, cho tới khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mới rã ngũ. Sau đó, tất cả các Sĩ Quan của TK.Bình Thuận, bị chở về Xuân Lộc và tập trung trong doanh trại của của Tiểu Ðoàn 1, Trung Ðoàn 43/SD18BB và đi cải tạo chung với Sĩ Quan của SD5BB, khắp các trại tù miền Bắc. Ngoài ra, đêm 18-4-1975, Trung Tá Dụng Văn Ðối, QT. Hàm Thuận, đã chỉ huy các Tiểu Ðoàn DPQ, Liên Ðội NQ, Cán Bộ XDNT, Cảnh Sát, Viên Chức Xã Ấp thuộc Chi Khu, cùng với Pháo Binh và một Chi Ðội Thiết Giáp V100, di tản bằng đường bộ vào tới Bình Tuy. Sau đó được tàu Hải Quân chở vào Vũng Tàu và tăng phái cho Sư Ðoàn 22 Bộ Binh của Tướng Niệm, đang trấn giữ tại Cầu Bến Lức-Long An, cho tới khi tàn cuộc.

20-4-1975, BT coi như đã lọt vào tay Hà Nội, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công, cán, cảnh VNCH tới khai báo trình diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm, Sông Mao và mọi nẻo đường tận tuyệt.

Hỡi ơi đời là vậy đó, lính khổ như thế đó nhưng có bao nhiêu người cần biết tới họ, ngoài những bà mẹ già một lần tiễn con thơ lên đường nhập ngũ, những cô gái có người yêu là lính chiến, chỉ một lần và một lần thồi rồi trở thành nàng Tô Thị Vọng Phu trông chồng nơi biên tái như Trương Ðức Nghi, Phan Thi Sâm, Nguyễn Kim Sang, Hồ Thị Ngọc Trai… và muôn ngàn người yêu, người vợ của lính, nay chỉ biết âm thầm thay chồng nuôi con. Ðó đời lính, đời phế binh, đời quả phụ cô nhi của VNCH thảm thê tận tuyệt, không phải chỉ xảy trong quá khứ mà tới bây giờ vẫn hận hờn tê tái, đó là chưa nói tới nỗi đau bị chính bạn bè đồng đội ta vì đố kỵ mà nhẫn tâm đâm tan nát trái tim người.

Cho nên nỗi đau của lính trong quá khứ, tưởng đâu đã hóa đá theo nàng Tô Thị Vọng Phu… nay bỗng bừng lên ánh lửa hồng soi sáng những khuôn mặt đẹp của người chinh phụ VNCH, bên cạnh hình ảnh phi thường của người lính trận. Tất cả cùng đóng góp máu xương để tô bồi thêm dầy những trang Việt Sử. 19-4-1975 tuy Phan Thiết bị lọt vào ay giặc nhưng các Anh đã chiến đấu thật hào hùng cho tới giây phút cuối. Máu người lính trận thấm vào đá núi cây rừng, hòa chung trong giòng nưóc Mường Giang, trở thành bất tử như những địa danh Tà Dôn, Tà Cú, Tháp Nước, Ngôi trường… để đời đời con cháu mai sau được xanh hạnh phúc. Các Anh đã viết tiếp những trang Sử Vàng Ba Trăm Năm Bình Thuận, làm chói lọi rực sáng thêm nòi giống Lạc Hồng, khiến cho người lính già, đang vất vưởng úa tàn ngoài biên tái mà cứ tưởng như mình đang cùng đồng đội trẩy bước quân hành, qua những con đường quê hương biển mặn, giữa hai hàng người hân hoan chào đón, trong đó có người em gái thơ ngây, mà tôi trót thương yêu năm nào.
Ðời lính như vậy, sao ta không buồn ?

Xóm Cồn
Mùa Quốc Hận Năm 32
Ngày 19-4-2007
Mường Giang

CŨNG TRONG NGÀY 19-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG ĐỊNH QUÁN

19.4.1975: Trận Chiến Định Quán

* Kịch chiến tại phòng tuyến Định Quán
-Tại mặt trận Long Khánh, sau khi phòng tuyến Dầu Giây do Trung đoàn 52 Bộ binh phòng ngự bị vỡ, Cộng quân chuyển mục tiêu tấn công sang khu vực Định quán do một Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 Bộ binh trấn giữ, đồng thời gia tăng áp lực tại phòng tuyến của lực lượng VNCH tại núi Chứa Chan, Gia Rai. Cùng lúc đó, Cộng quân điều động 2 trung đoàn tấn công vào trung tâm thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh.

Tại khu vực Định Quán, Cộng quân tung 1 trung đoàn tấn công ồ ạt vào tuyến phòng ngự của 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 43 Bộ binh. Quân trú phòng đã dũng cảm đánh trả nhiều đợt xung phong của địch quân. Sau những giờ tử chiến với Cộng quân, tuyến phòng thủ Định Quán đã bị vỡ trong ngày 19/4/1975. Một số chiến binh của tiểu đoàn nói trên rút về được tuyến sau.

* Tình hình chiến sự tại miền Nam ngày 19-4-1975

Tính đến ngày 19 tháng 4/1975, Cộng quân đã chiếm toàn lãnh thổ Quân khu 1 và Quân khu 2.

Về lực lượng Lục quân của Quân Lực VNCH, còn 6 sư đoàn Bộ Binh đủ quân số và khả năng tham chiến: Sư đoàn 5, 7, 9, 18, 21, 25 còn 100% quân số; 2 sư đoàn tổng trừ bị là Dù và Thủy Quân Lục chiến còn 50% quân số, 2 Lữ đoàn Thiết Kỵ (Lữ đoàn 3 và 4), gần 10 Liên đoàn Biệt động quân, hơn 30 tiểu đoàn Pháo binh của các sư đoàn và quân đoàn.

NGÀY THỨ 42 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC)

NGÀY 20-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUÂN KHU III - LONG KHÁNH
MẶT TRẬN XUÂN LỘC
(4-1975)
Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng của một quân đội bị phản bội

Trung Đoàn 43 BB là một trong những đơn vị kỳ cựu của QLVNCH, thoát thay từ Trung Đoàn 404 bộ binh của Sư Đoàn 5 Khinh chiến. Năm 1974, Tiểu Đoàn 2/43 và Tiểu Đoàn 1/52 của Sư Đoàn 18 BB được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên dương trước Quân Đội với thành tích hạ nhiều tăng 54 và chiến xa PT 76 của Bắc quân tại Bến Cát (Bình Dương). 2 xe tăng T54 và 76 được lái về làm kiểng trong khuôn viên của Dinh Độc Lập cho đến ngày đổi đời 1-5-75 mới được dời.

Riêng Tiểu Đoàn 1/43 lại là đơn vị chủ lực quân đầu tiên đến trấn đóng tại tỉnh Long Khánh từ đầu năm 1964 khi thành phố Xuân Lộc lúc đó còn nhỏ xíu, buồn hiu với bao nhiêu nỗi bực dọc mùa nắng thì bụi bay đỏ người, trái lại, mùa mưa sình lầy trơn trợt. Muổi mòng, đĩa vắt không thiếu, nhưng đổi lại dân chúng địa phương hiền lành, hiếu khách, đặc biệt các em nữ sinh miền đất đỏ đồn điền rất đỏm dáng và thích lính miền xa.

Năm 1966, Sư Đoàn 10 được thành lập với 3 Trung Đoàn nguyên biệt lập. Trung Đoàn 43 BB, Trung Đoàn 52 và Trung Đoàn 48. Tướng Lữ Lan, ông Tướng có tiếng là tham nhũng nhất nước, được làm Tư Lệnh Sư Đoàn. Có lẽ vì mang số 10 bù, xui xẻo nên cuối năm 1966 Tiểu Đoàn 1/43 đã gần như bị tan hàng khi kịch chiến với 2 Trung Đoàn CS Bắc việt tại xã Võ Xu quận Võ Đắc (Bình Tuy) nên phải trở về tái trang bị và huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn (Dục Mỹ). Sau đó Sư Đoàn 10 được đổi danh hiệu là 18 BB. Vị Tư Lệnh cuối cùng là Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, là vị Tướng đã cùng với 2 phụ tá: Đại tá Lê Xuân Mai (Tư Lệnh phó Sư Đoàn 18) và Đại tá BĐQ Phạm Văn Phúc, chỉ huy phòng tuyến thép Xuân Lộc từ rạng sáng 8-4 cho đến khi được lệnh rút quân ngày 21-4.

Cuộc chiến đấu thần thánh của những người lính miền đất đỏ Long Khánh trong lúc đất nước sắp sụp đổ thật ra cũng chỉ là cơn phẫn nộ cuối cùng của một quân đội, trên phần đất còn lại của người Việt Nam, cố níu kéo, gìn giử để dân tộc có chỗ cắm dùi, nhưng cuối cũng những người lính trên đã thất bại não nề vì bị cấp lãnh đạo tối cao bán đứng, đồng minh phản bội, trí thức toa rập kẻ thù, trù dập, đuổi xô và đâm sau lưng chí mạng. Thật não nùng thay.

"Chí chưa thành, danh chưa đạt
Trai trẻ bao năm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế, bóng tà dương...
(Thơ Nguyễn Bá Trạc)

3-4-74, Thượng viện Mỹ biểu quyết cắt giảm viện trợ của Nam Việt Nam.

11-4-74, Bắc việt tràn ngập trại Tống Lê Chân (Bình Long) do Tiểu đoàn 92 BĐQ của Trung tá Lê Văn Ngôn, khóa 25 sĩ quan Đà Lạt trấn giữ trong 510 ngày bị vây hãm.

7-8-74, Quận Thường Đức, tỉnh Quảng Nam thất thủ.

9-8-74, Tổng Thống Nixon từ chức vì vụ Watergate, mang theo xuống mồ những lời hứa hẹn với Tổng Thống Thiệu về viện trợ, can thiệp v.v..., khi Ford lên thay thế đã không đếm xỉa gì tới.

Đầu năm 1975, Binh đoàn 301 Bắc việt gồm các Sư đoàn 3, 7 với tăng, đại pháo tấn công Phước Long do Sư đoàn 5 BB và BĐQ trấn giữ. Phước Long lọt vào tay Bắc việt ngày 6-1-75 vì không có quân tiếp viện. Trước sự vi phạm trắng trợn và láu cá của CS, Hoa Kỳ chỉ phản ứng lấy lệ, bằng chứng là Ford không đề cập gì đến tình trạng nguy khốn của Nam Việt Nam trong bài diễn văn nhậm chức trước Quốc hội Mỹ ngày 5-1-75, đã vậy, theo B. Palmer Jr. trong "The 25 years war American's Military Role in Vietnam" xuất bản năm 1984, thì ít ngày sau Ford lại họp báo để dứt khoát là Mỹ chấm dứt can thiệp vào VN. Đây là lý do bằng vàng ròng, khiến CS Bắc việt hồ hởi tổng tấn công cưỡng chiếm Miền Nam.
Rồi chiến dịch 275 mở màn, 2 giờ sáng 10-3-75, Bắc việt tấn công thủ phủ Ban Mê Thuộc của Cao nguyên Trung phần, và thành phố đã mất sau 2 ngày giao tranh đẩm máu, ác liệt giữa Cộng quân và đơn vị trú phòng gồm có Trung đoàn 53 Sư đoàn 23 BB và Tiểu đoàn 21 BĐQ, Địa phương quân và các đơn vị yểm trợ của Sư đoàn 23 BB. Thù trong, giặc ngoài, Mỹ bỏ rơi, trí thức a dua đâm sau lưng lính, khiến Tổng Thống Thiệu mất trí, điên loạn đề ra chiến lược "đầu bé đít to", ra lệnh bỏ Cao nguyên, bỏ dân chúng, bỏ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân cho CS, rút tăng, pháo, chủ lực quân về bảo vệ Duy ên hải bằng con đường máu Liên Tỉnh Lộ 7 Phú Bổn - Phú Yên ngày 14-3-75, được chỉ huy bởi bọn Tướng, Tá bất tài, bất lực, tham quyền, sợ chết. Rồi kế đó lại bỏ Quảng Trị, Huế, ngày 20-3-75, khiến cho bao nhiêu người dân vô tội chết uổng trong khi di tản, làm hủy diệt tất cả các lực lượng Pháo binh, Chiến xa M 48, 41, M113 của Quân đoàn I, II. Ba (3) Sư đoàn 1, 3, 23 tan hàng, 200 máy bay các loại bị bỏ lại tại các phi trường Huế, Đà Nẳng, Pleiku, cộng với 100 chiến xa, 900 đại bác không được phá hỏng. Các Sư đoàn 2, 22, TQLC, Sư đoàn 1, 2, 6 Không quân, 1 Lữ đoàn Dù, 11 Liên đoàn BĐQ, các Liên đoàn Công binh, Truyền tin, Tiếp vận v.v... bị tổn thất quá nửa quân số. Tổng Thống Thiệu chỉ trong 1 phút quyết định tại Cam Ranh trước các Tướng Viên, Khiêm, Quang, Phú, đã làm mất 2/3 lãnh thổ và làm tan rã 1/2 lực lượng VNCH.

II MẶT TRẬN XUÂN LỘC:

Chiến trường Long Khánh gồm cả 3 mặt trận chính: Mặt trận ngã ba Dầu Giây di Trung đoàn 52 và 1 Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ. Mặt trận núi Chứa Chan, Gia Rai do Liên đoàn 7 BĐQ và Trung đoàn 48 BB. Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43 BB và các Tiểu đoàn ĐPQ bảo vệ. BTL hành quân của Tướng Lê Minh Đảo được đặt tại Quận đường Xuân Lộc, mé ngã ba Tân Phong - Long Giao được bảo vệ bởi các đơn vị trừ bị của Sư đoàn, Pháo binh và 1 Thiết đoàn Chiến xa.



Thế rồi vào lúc 5 giờ rưỡi sáng ngày 9-4, khi vạn vật bắt đầu bằng một ngày mới, chim chóc rời tổ kiếm ăn, dân chúng dọn hàng ra chợ, các tín đồ Thiên Chúa Giáo đi lễ sớm tại các nhà thờ, các loa phóng thanh của Ty Thông tin Xuân Lộc mở đầu bằng các bài hát trữ tình thương lính... thì cũng là lúc Bắc việt nã hàng ngàn quả pháo đủ loại vào thành phố, đa số rớt vào chợ, nhà thờ và nhà của dân chúng, khiến cho người dân vô tội chết và bị thương như rạ vì trận pháo kích kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ với hơn 300 trái đạn liên tục không hết, nên dân chúng không biết chạy đâu để trốn tránh tử thần.



8 giờ Bắc việt tấn công vào thành phố nhưng bị chận lại bởi Trung đoàn 43 BB và Tiểu đoàn 3/4 ĐPQ Long Khánh nên phải chém vè sau khi bỏ lại tại chỗ 100 tử thi. Nhiều T54, PT76 bị hạ khắp nơi bời các hỏa tiễn M72 và các phản lực cơ A37, F5 của Không quân.

Ngày 10-4, Cộng quân trở lại tấn công Xuân Lộc với 2 Sư đoàn 6, 2 và các Trung đoàn chiến xa, khắp các mặt trận Đông, Tây, Nam, Bắc thành phố, từ tòa Thị chính đến sân bay, nơi nào Cộng quân cũng sử dụng quân số cấp Trung đoàn. Cuộc chiến kéo dài trong nhiều ngày, cả hai phía dành giựt từng ngôi nhà, phòng tuyến để sống. Không quân VN đã yểm trợ tích cực và hữu hiệu cho các đơn vị dưới đất bằng các phản lực cơ tối tân F5E, góp phần tiêu diệt số lớn Cộng quân. Trung đoàn 43 BB mặc dù đã bị Cộng quân cắt ra từng đơn vị nhỏ, nhưng vẫn tiếp tục chống trả mãnh liệt, gây cho địch nhiều tổn thất như Văn Tiến Dũng đã phải xác nhận trong tác phẩm Mùa Xuân Đại Thắng.
Qua đến ngày 4 của cuộc chiến, Lữ đoàn I Dù gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù từ Miền Trung về, được lệnh tăng cường cho Xuân Lộc. Tất cả các trực thăng của 2 Sư đoàn 3, 4 Không quân, gồm 100 trực thăng bán phản lực HUIB đã thả hơn 2000 quân Dù từ Trảng Bom vào trận địa, các Pháo đội Dù cũng được trực thăng Chinook chuyển vận đến Bộ chỉ huy Hành quân đóng kề BTL Sư đoàn 18 BB. Hai Tiểu đoàn Dù đầu tiên đã nhảy xuống đầu địch để chiếm lại Bảo Định trên quốc lộ 1, nơi 2 Trung đoàn thuộc Công trường 6 đang tập trung tấn công BTL Sư đoàn 18 BB tại Tân Phong. Một Tiểu đoàn Dù khác nhảy xuống chiếm lại vườn cây của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ. Ngoài ra các Tiểu đoàn khác nhảy vào Xuân Lộc đẻ giải vây cho các Tiểu đoàn ĐPQ và BCH Tiểu Khu Long Khánh.
Ngã ba Dầu Giây, Cộng quân cũng đồng loạt tấn công Chiến đoàn 52 từ ngày 12-4 bằng biển người và tăng, pháo. Lần lượt các tiền đồn, phòng tuyến của Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về tới ấp Phan Bội Châu trên quốc lộ 20 bị tràn ngập. Cuộc chiến trở nên ác liệt đẩm máu đã xảy ra chiều ngày 15-4-75 ngay tại xã Dầu Giây, ngã ba 2 quốc lộ 1 - 20, giữa Chiến đoàn 52 BB (gồm Trung đoàn 52, Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, các lực lượng ĐPQ Kiệm Tân - Long Khánh, tổng cộng khoảng 2000 người) và buộc Đoàn 4 Bắc việt trong đó có Sư đoàn Tổng trừ bị của Hà nội 341 vừa từ Thanh Hóa vào, do Trần Văn Trà vừa thay thế Hoàng Cầm chỉ huy, đã cho áp dụng chiến thuật biển người. Trong trận chiến tàn bạo, khủng khiếp này, 1 người lính VNCH đã chọi với 10 lính CS Bắc việt với tăng và pháo. Chiến đoàn 52 đã tan hàng đêm 15-4, tất cả pháo binh, thiết giáp, người, đều bị hủy diệt sau 6 ngày đêm ác chiến, 9 giờ đêm đó, khi chiếc hầm chỉ huy của Chiến đoàn bị bắn sập, Đại tá Chiến đoàn trưởng mới cho rút quân với vỏn vẹn 200 người được sống sót.

III. 2 TRÁI BOM "DAISY CUTTER" TẠI MẶT TRẬN DẦU GIÂY:

Trong cuộc phỏng vấn của nhà văn Phạm Huấn sau ngày 30-4-75, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân đoàn III đã cho biết, sau khi trình Bộ TTM, ông đã ra lệnh cho Không quân sử dụng 2 trái bom "DAISY CUTTER" tại ngã ba Dầu Giây trong đêm 15-4, vào vùng tập trung quân của Bắc việt ngay khi Chiến đoàn 52 BB bị tan hàng gần 10.000 quân Bắc việt cùng với chiến xa T54, đại pháo đang di chuyển trên quốc lộ 20 vừa tới ngã ba Dầu Giây đã bị hủy diệt.

Bom "DAISY CUTTER" còn được gọi là bom Con Heo hay là bom tiểu nguyên tử, có chiều dài và chiều cao gần tương đương với vận tải cơ Hercule C-130, trọng lượng là 7 tấn, vừa vỏ bọc, vừa khối thuốc 15.000 cân Anh TNT. Bom Con Heo dùng để mở bãi đáp cho cấp Sư đoàn hay lộ quân trong bất cứ địa thế nào và có hiệu quả sát hại trong vùng với đường kính là 5 dặm Anh.

10 giờ sáng ngày 16-4, Không quân VN gọi về BTL Quân đoàn III báo cáo về rừng người, chiến xa, đại pháo Bắc việt đang tập trung trong xã Dầu Giây để chuẩn bị về Sàigòn. 11 giờ cùng ngày, 2 vận tải cơ C 130 được lệnh mang 2 quả bom khổng lồ, xuất phát từ phi đạo 39 tại phi trường Tân Sơn Nhất, thả xuống vùng tập trung quân của CS, khiến cho đại quân của Hà Nội rối loạn trong 3 ngày liền và CS lại la làng rằng Mỹ đã vi phạm hiệp định Balê và B 52 đã trở lại Việt Nam.

Việc Mỹ viện trợ bom Con Heo cho VNCH cũng là chuyện khôi hài cười ra nước mắt, vì chỉ cho bom mà không co đầu đạn, cũng như bí mật được phanh phui sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm rằng: trong khoảng từ 3 giờ đến 3 giờ rưỡi sáng ngày 29-4-75, 3 chiếc C 130 của cơ quan DAO dùng để di tản người, không biết do lệnh của ai, ở đâu, đồng loạt chở vào VN 3 trái bom BLV 82, Daisy Cutter 15.000 cân Anh, rồi trong lúc các chuyên viên Mỹ, Việt đang tháo gỡ đem vào kho an toàn thì phi công Mỹ lại vô tình hay cố ý dùng điện thoại báo cáo để CS Bắc việt biết được, pháo kích vào địa điểm đang bốc dỡ. Mỹ đã tháo chạy, Nam VN sắp mất, lại đem bom đến Sàigòn làm gì, đó là bí ẩn mà các nhà quân sự Mỹ vẫn chưa chịu tiết lộ, cũng như số phận của nhưng trái bom khổng lồ trên đang ở đâu, cũng chẳng ai biết, ngoài Bắc bộ phủ.

IV. QLVNCH BỎ LONG KHÁNH:

Về việc rút bỏ Long Khánh trong khi các đơn vị chiến đấu tại đây (ngoại trừ ngã ba Dầu Giây) vẫn còn giữ nguyên được các vị trí, cũng có nhiều nguồn tin, theo những kẻ thân cận làm việc trong Dinh Độc Lập, thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi được tin Phan Rang thất thủ, các quân nhân tại đây uất ức trong cảnh gia đình ly tán, đất nước lâm nguy nên bất tuân thượng lệnh, dùng xe ủi đất và chiến xa M 113 San bằng mồ mả gia đình Tổng Thống, bởi vậy quá đau đớn trước khi bỏ ngai vàng, ông đã cho rút khỏi Long Khánh để Bắc việt mau vào Sàigòn thay thế ông, vì theo các thày tướng số mà ông tin, thì nếu ông từ chức, Nam VN không ai có thể thay thế được, trừ Cộng sản.

Nhưng theo lời Tướng Nguyễn Văn Toàn thì chính ông quyết định rút bỏ Long Khánh vì thấy rằng phòng tuyến này không còn được giữ lâu, hơn nữa Cộng quân sau khi bị thiệt hại nặng nề đã cho thay đổi kế hoạch tấn công Sàigòn bằng chiến dịch 2 với 5 Sư đoàn Biên Hòa, Phước Tuy đồng loạt với 3 Sư đoàn khác tại Tây Ninh. Vì vậy Long Khánh không còn là điểm nóng, nên tất cả các lực lương tham chiến tại đây phải rút lui về Biên Hòa để lập phòng tuyến mới.

Qua 12 ngày ác chiến đẩm máu, tuyến thép Xuân Lộc vẫn đứng vững dù Phan Rang đã thất thủ 17-4, Phan Thiết mất đêm 18-4, Bình Tuy bỏ ngỏ, giờ đây Xuân Lộc là vùng giới tuyến của đất nước. Tin thắng trận của Sư đoàn 18, Lữ đoàn 1 Dù, BĐQ, Thiết giáp, ĐPQ, Lôi hổ và Không quân tới tấp bay về Sàigòn như những gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn nhà báo, nhà văn, ký giả, trí thức ngoại quốc và VN, khiến chúng không có cách nào hơn để bóp méo sự thật, xuyên tạc, nên cũng cúi đầu kính phục tinh thần bất khuất của người VN, bởi vì đây là chiến thắng vĩ đại cuối cùng của QLVNCH trước khi bị rã ngũ.
10 giờ sáng ngày 20-4-75, lệnh bỏ Long Khánh được ban hành bởi Tư Lệnh Sư đoàn 18 BB, tất cả các lực lượng tại đây dùng Liên tỉnh lộ 2, phát xuất từ Tân Long, Long Giao về Phước Tuy với 3 cánh quân Sư đoàn 18 BB, Tiểu khu Long Khánh và ĐPQ, Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 3 pháo binh Dù.
Trong cuộc lui quân này, Lữ đoàn 1 Dù bị thiệt thòi và nguy hiểm nhất vì là đơn vị đoạn hậu, đang chống trả với Cộng quân, 2 bên còn đang giao tranh ác liệt tại Bảo Định thì 7 giờ tối 20-4 có lệnh rút quân, trong khi thương binh và tử thi lính chưa được di tản. Nhưng tất cả đã phải bỏ lại như năm nào tại Hạ Lào, bởi vì đối với người còn sống, đoạn đường xác người hơn 40 cây số trong rừng cao su đen nghịt để ra quốc lộ 1, là các cửa địa ngục phải vượt qua. Tất cả thảm trạng trên đều là những oan khiên bi thiết của người lính VNCH.

9 giờ tối, các Tiểu đoàn Dù mới tới quốc lộ 1 và một hoạt cảnh cảm động đã diễn ra, tất cả các con chiên của các xóm đạo Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo Hòa đã tập trung sẵn hai bên vệ đường để theo chân lính di tản. Thì ra người lính VNCH trong suốt cuộc chiến 20 năm trời đó, xác thực, luôn luôn là kẻ giữ nhà, giúp dân. Tình quân dân thắm thiết chỉ được nhắc tới trong những lúc cùng khốn, cực nguy. Cộng sản Hà Nội đã biết được cái ưu điểm này của người lính Miền Nam, nên không ngớt quấy phá, xuyên tạc, đầu độc bằng cách cho cán binh trà trộn giả làm lính VNCH trong những lúc rối loạn, chẳng hạn như Tết Mậu Thân, Mùa Hè đỏ lửa 72, 55 ngày cuối cùng, để bêu xấu bằng cách cướp của, hãm hiếp dân. Vịn vào đó, một số trí thức VN viết trường thiên lịch sử tiểu thuyết kể tội lính... Cũng như gần đây Dương Thu Hương và tạp chí Đại Trường, một người là văn sĩ bộ đội Cộng sản, một kẻ là cựu sĩ quan biệt phái Miền Nam, cũng trở lại đề tài cũ rích trong việc nói xấu kẻ ngã ngựa, những người bị thua trận, nhưng càng lúc càng được nhiều người trong thế giới văn minh cảm phục khi khám phá ra cái giá trị tinh thần xứng đáng của họ, đúng như lời Trần Bạch Đằng đã viết trong Kiến thức Ngày nay số 138 phát hành ngáy 1-5-94: "Đối với dân tộc Việt Nam, chiến tranh là điều bất đắc dĩ, xa xưa cũng như hiện tại, chỉ khi nào sự sinh tồn của dân tộc, chủ quyền Quốc gia bị đe dọa, người Việt Nam mới cầm vũ khí để tự vệ".

Mấy chục cây số đường rừng bị bỏ hoang trên Liên tỉnh lộ 2 từ Tân Phong đến Đức Thành, Long Lễ về Bà Rịa không phải là chuyện bình thường của một đoàn quân có dân chúng lẫn lộn, bởi vậy ngay trong đêm rút quân 20-4-75, Trung tá Lê Quang Định, Tiểu khu phó Tiểu khu Long Khánh đã bị tử thương vì nhiều loạt B 40 của Cộng quân trong khi đang di chuyển.

Lữ đoàn 1 Dù rút lui sau cùng, chỉ riêng Tiểu đoàn 3 Pháo binh được di chuyển trên đường lộ với đại đội Trinh sát Dù, các Tiểu đoàn tác chiến đều mở đường bọc sâu trong rừng.

4 giờ sáng ngày 21-4-75, tại ấp Quí Cả, gần ranh giới Long Khánh - Phước Tuy, Tiểu đoàn 3 Dù và đại đội Trinh sát Dù đã bị 2 Tiểu đoàn CS Bắc việt phục kích. Pháo đội C và Trung đội Trinh sát bảo vệ, hầu hết bị thương vong trước biển người tấn công. Cánh quân đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù cũng đụng độ nặng với CS tại thung lũngGia-rai, dưới chân núi Cam Tiêm. Ngoài những thiệt hại kể trên, cuộc rút quân tên Liên tỉnh lộ 2 coi như hoàn toàn kết quả tốt đẹp. Sư đoàn 18 BB được chỉ định về phòng thủ mặt Đông Thủ đô, từ Tổng kho Long Bình đến kho đạn Thành Tuy Hạ, tiếp cận với các lực lượng của Trường Bộ binh Thủ Đức. Trướng Thiết giáp và Lữ đoàn 1 Dù có trách nhiệm bảo vệ quốc lộ 15, từ Long Thành về Bà Rịa. Tất cả chiến đấu với giặc cho đến khi ông Dương Văn Minh ra lệnh bỏ súng, tan hàng vào lúc 11 giờ 30 mới chấm dứt. Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo và Bộ chỉ huy của SĐ18 BB đóng bản doanh sát căn cứ Hải Quân Cát Lái, ngày ngày nhìn thấy thiên hạ bỏ chạy bằng tàu, thuyền, ông và các sĩ quan, binh lính dưới quyền cũng có thể bỏ chạy dễ dàng, nhưng họ đã ở lại, và sau ngày 1-5-75, cái giá máu mà Tướng Đảo đã phải trả là sự đầy ải, hành hạ, chịu tủi nhục trong các trại tù từ Nam, Trung ra đến tận biên giới Việt-Lào-Hoa, cho đến đầu thập niên 90, ông vẫn còn bị Cộng sản hành hạ tại trại Z 30D, Long Khánh.

Cuộc chiến đã tàn phai theo năm tháng, nhưng đồng bào trong nước vẫn không có tự do để thở, cơm áo để ăn mặc và tình trạng đói rách càng ngày càng thê thảm. Thì ra:

"Đất nước điêu tàn, giải phóng thành ra vô ích,
Đồng bào rách nát, lãnh đạo quả thị bất nhân".

Ngày nay, ai có dịp được xuôi ngược trên những miền quê hương lửa khói xa xưa, từ cổng Nam của thị trấn Hố Nai đến Bầu Cá, Trảng Bom, Hưng Lộc, ngã ba Dầu Giây lên Cao nguyên, xuôi Miền Trung v.v... không hiểu họ có còn nhớ chăng những ngày lao đao lận đận của đất nước vào tháng 4-75. Cũng chính tại đây, người Miền Nam VN trước sự lộng hành trơ trẽn, bất nhân, bất nghĩa, vô nhân đạo của Cộng sản Miền Bắc, đã thực sự phẫn nộ nên đứng lên cùng họ tử chiến lần cuối cùng trong 12 ngày. Trong khi tại Hà Nội, Đảng ngồi đứng không yên, chờ tin thắng trận. Cùng thời gian đó, tại Sàigòn, hàng hàng lớp lớp lãnh đạo, quan quyền, nhà giàu, kẻ có thế lực tiếp nối di tản, thì tại các mặt trận khắp tỉnh Long Khánh, người Việt trong 2 quân đội thù nghịch, ăn xương uống máu lẫn nhau. Họ từng phút từng giây tắm dưới bom đạn, lội trên máu thịt con người, dành nhau từng bức tường cháy, đống gạch vụn, mái nhà xiêu, đến các công thự phòng thủ để giữ mạng. Tội nghiệp và thê thảm nhất vẫn là dân chiến nạn Miền Nam. Chạy loạn từ các vùng bị giặc chiếm như Đà Lạt, Di Linh, Định Quán, Kiệm Tân về, hoặc xa hơn là Phan Thiết, La Gi, Võ Đắt, Tánh Linh. Tất cả cùng với dân chúng Long Khánh chịu chung số phận của những con cá nằm giữa thớt, dao, bởi đạn bom vô tình từ trên trời rớt xuống, khiến cho:

"Đống xương vô định đã cao bằng đầu..." bởi tử thi của gần mười mấy ngàn người vừa dân vừa lính VNCH, bộ đội Cộng sản Bắc việt. Bỗng dưng thấy u uất, ngậm ngùi khi vô tình được đọc bài Lương Tây Hành của Trần Đào tiên sinh thời Hậu Hán:

"Thê tảo hung nô bất cố thân
Ngũ thiên điều cẩm tăng hồ cầm
Khả liên vô định hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý nhân".

Toàn bài cổ thi nói lên tâm trạng người chiến sĩ lúc ra đi, thề quét sạch rợ hung nô, không tiếc đến thân mình. 5000 chiến sĩ mặc chiến bào bằng da chim điêu đã vĩnh viễn chôn xác nơi đất Hồ Thương thay nắm xương tàn của những người vì nước, nằm xuống bên cạnh con sông Vô Định, nơi cực bắc tỉnh Cam Túc đã rã mục lâu rồi. Vậy mà họ vẫn còn là người trong mộng của những thiếu phụ chốn phòng khuê. Nhưng còn người lính Miền Nam thì sao? Thê thảm và bi thiết lắm, bởi họ là kẻ bị bại trận, người sống thì vào tù, người bị thương thì ôm hận với những ngày tàn lụi hẩm hiu và kẻ đã chết cũng chẳng được yên mồ.

Cuối tháng 5-75, cố Tổng bí thư Lê Duẫn vào Sàigòn, ông tuyên bố: "Chiến tranh chấm dứt, không có kẻ thắng người bại". Nhưng ông lại không chịu nói tiếp rằng: "Chỉ có chúng tôi: Cấp lãnh đạo tối cao Miền Bắc và chính quyền cũ Miền Nam (những người đã ra đi) là thắng lợi vênh vang".
Hai mươi năm qua rồi, tóc xanh thành tóc bạc, bạn bè thân thương một còn chín mất, lưu lạc khắp ngàn phương. Cái mộng mơ năm nào được:

"Ngày mai rồi có ngày nào
Cười vui theo gót ai vào Thăng Long..."
(thơ của Vũ Tấn Hoan)
đã tan biến theo mây khói, giờ chỉ còn biết:
Nghiêng bầu mà hỏi
Thiên hạ mang mang
Ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một Hồ Trường
Hồ Trường! Hồ Trường!
Ta biết rót về đâu?!
(thơ Nguyễn Bá Trạc)

HỒ ĐINH

Trận Xuân Lộc Chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH Tháng 4

Đầu tháng 4 năm 1975, QK 1 và QK2 đã lọt vào tay CSBV, hai phòng tuyến chính của VNCH phía đông bắc Sài Gòn bấy giờ là Phan Rang và Xuân Lộc thuộc Long Khánh. Từ 25-3-1975 Bộ chính trị CSBV quyết định đốt giai đoạn cuộc tổng tấn công, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật đánh chiếm Sài Gòn trước mùa mưa.

Xuân Lộc cách Sài Gòn khoảng 80 cây số, cửa ngõ của Thủ đô, phòng tuyến Xuân Lộc rất quan trọng vì nó nó là vị trí yết hầu, CSBV từ miền Trung nếu chiếm được Xuân Lộc sẽ đổ xuống Sài Gòn. Từ đầu tháng 4-1975 sư đoàn 18 BB, các đơn vị thiết giáp, Biệt động quân, pháo binh tăng cường đã được đưa lên trấn đóng trên một tuyến dài 20 km. CSBV mở đầu chiến dịch Hồ chí Minh bằng cuộc tấn công Xuân Lộc từ ngày 9-4, trận chiến đẫm máu kéo dài 11 ngày, đây là một chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH trước ngày đất nước lọt vào tay CS.

Chiến tuyến Xuân Lộc được thiết lập dọc theo Quốc lộ 1 dài dộ hơn 10 Km về phía tây và 8 km về phía đông. Chiến đoàn 52 (gồm trung đoàn 52 thuộc sư đoàn 18 + tăng phái)) và Thiết đoàn xe tăng giữ mặt tây tại ngã ba Dầu Giây trên đường đi Đà Lạt, Trung đoàn 48 (sư đoàn 18 BB) và Liên đoàn 7 Biệt động quân phòng thủ mặt đông từ núi Chứa Chan, Giá Rai đến Xuân lộc. Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43 (sư đoàn 18 BB) và các tiểu đoàn địa phương quân Long Khánh bảo vệ. Tướng Lê Minh Đảo Tư lệnh sư đoàn đóng tại Tân Phong phía nam Xuân Lộc 3 cây số . CSBV đưa vào mặt trận sư đoàn 6 (2300 người), sư đoàn 7(4100 người), sư đoàn 341, sư đoàn 1 (3400 người), sư đoàn 325 (5000 người), Trung đoàn 95B (1200 người), tổng cộng khoảng 1700 người.

Biết trước địch sẽ tấn công Xuân Lộc Long Khánh, Tướng Đảo đã chuẩn bị trận địa chờ địch, ông khuyến khích dân chúng di tản, cho di chuyển các trại gia binh, bệnh viện, thương binh cùng các cơ sở chuyên môn về hậu cứ, ông cũng cho sửa sang các phòng tuyến, đào giao thông hào chuẩn bị chiến đấu . Theo Hồ Đinh (Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc) truyền tin của ta tại chiến trường rất giỏi, đã bắt và giải mã được tần số VC, biết trước lệnh tấn công của địch nên đã tránh được nhiều tổn thất cho phía VNCH.

Năm giờ sáng 9-4 VC pháo kích thị xã Xuân Lộc trong 2 tiếng đồng hồ khoảng 3000 quả đại bác giết hại vô số thường dân, tại nhà thờ thị xã dân chúng đang hành lễ bị trúng đạn pháo kích chết nhiều. Pháo vừa ngưng tức thì bộ binh, xe tăng VC ào ạt tiến vào, quân trú phòng chống trả ác liệt, hơn 10 xe tăng VC bị bắn hạ sau 6 tiếng đồng hồ giao tranh. Hai tiểu đoàn đặc công VC bị thiệt hại nặng , hơn 100 tên bỏ xác tại trận, VC rút lui giữa ban ngày bị máy bay, pháo binh ta truy kích dữ dội. Địa phương quân Long Khánh phòng thủ mặt bắc chiến đấu rất dũng cảm.

Trưa hôm ấy VC chém vè, sáng hôm sau 10-4 sư đoàn 6, sư đoàn 7 VC tấn công tuyến phòng thủ Long Khánh , hai trung đoàn VC giao tranh ác liệt với chiến đoàn 52, một số tiền đồn các cao điển trên Quốc lộ 20 bị mất, tuyến phòng thủ của chiến đoàn nay thu ngắn lại còn chừng 10 km.

Đêm 11-4 tiểu đoàn 2 của chiến đoàn đã phục kích đánh tan một tiểu đoàn VC đang di chuyển trên đường từ đồn điền Bình Lộc về Xuân Lộc. Một đoàn xe 30 chiếc chở đầy bộ đội, đạn dược, lương thực, quân dụng.. bị lọt ổ phúc kích của tiểu đoàn 2/52 , hàng ngũ địch bị rối loạn vì chúng bị hoàn toàn bất ngờ. VC bị bắn chết như rạ ngay khi còn trên xe cũng như nhẩy xuống đất, cả tiểu đoàn bị chận đánh tơi bời, hằng trăm tên bỏ xác tại trận. Trên phòng tuyến chính từ 10-4 những trận đánh cấp trung đoàn đã diễn ra tại phía bắc, phía đông và đông nam Long Khánh.

Sau trận đánh mở đầu thất bại, hôm sau 10-4 CSBV đem 2 sư đoàn 6, 7 cùng với xe tăng đại bác tiến đánh toà hành chánh và tiểu khu, sân bay thị xã và tây bắc Long Khánh. Trưa 10-4 VC di chuyển trên tỉnh lộ từ Định Quán xuống bị máy bay trinh sát của ta phát hiện, không quân VNCH liền được gọi tới oanh kích gây nhiều thiệt hại nặng cho địch, hàng chục xe tăng, hằng trăm VC bị tiêu diệt. Hai trung đoàn VC từ hướng bắc Long Khánh ồ ạt tấn công vị trí phòng thủ của BĐQ và trung đoàn 48 BB nhưng bị thảm bại, hàng trăm tên bỏ xác tại trận.
Sang ngày thứ tư 12-4 mặt trận Long Khánh được ï tăng cường lữ đoàn dù và một tiểu đoàn pháo, cuộc đổ quân bằng trực thăng vận vĩ đại đã được sư đoàn 3 và 4 không quân thực hiện đúng thời gian qui định. Lữ đoàn Dù đã giao tranh dữ dội với Cộng quân để yểm trợ cho các lực lượng trú phòng. Hai tiểu đoàn VC đã đột nhập thị xã chiếm được một số cơ sở hành chánh quân sự, ĐPQ và trung đoàn 43 đã dũng cảm đẩy lui địch, nhờ sự chiến đấu anh dũng của các đơn vị trú phòng Xuân Lộc vẫn còn đứng vững.
Tỉnh trưởng Long Khánh Đại tá Phạm Văn Phúc, sĩ quan BĐQ mới nhậm chức từ cuối tháng 3-1975, kiên quyết giữ vững vị trí chiến đấu bảo vệ Long Khánh, ông đã cho lệnh bắn bỏ những kẻ đào ngũ khiến cho tinh thần binh sĩ được nâng cao, ai nấy chiến đấu anh dũng cho tới khi Bộ chỉ huy tiểu khu phải rời về phía Nam Xuân Lộc.
Tướng Smith đã tường trình về Mỹ, ông đã ghi nhận không quân VNCH đã chứng tỏ ý chí kiên cường gây thiệt hại nhiều cho đối phương . Trận giao tranh nhằm kiểm soát Xuân Lộc, VC quyết tâm tiêu diệt các đơn vị phòng thủ VNCH để lấy cửa ngõ vào Biên Hoà và Sài Gòn bằng bất cứ giá nào.

Sáng ngày 13-4 QĐVNCH vẫn giữ vững vị trí, nhờ sự yểm trợ chính xác của không quân, lực lượng phòng thủ đã gây thiệt hại nặng nề cho VC.

Sang ngày 14-4, 15-4 chiến đoàn 52 và ĐPQ đã bị thiệt hại và mệt mỏi vì giao tranh liên tục với quân số đông đảo của CSBV . Tại Ngã ba Dầu Giây trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt, BV tung thêm nhiều sư đoàn có xe tăng yểm trợ cùng với pháo binh để chọc thủng phòng tuyến của ta tại ngã ba Dầu Giây do chiến đoàn 52 bảo vệ. Trong trận đánh cuối cùng này các chiến sĩ ta phải đương đầu với một lực lượng địch đông gấp mười lần cùng với sự yểm trợ dữ dội của pháo binh và xe tăng T-54.

Trận chiến rất ác liệt tàn khốc ngay từ lúc mới giao tranh, Những đợt xung phong biển người của VC đã tràn ngập các vị trí chiến đấu của VNCH, địch chọc thủng phòng tuyến và chia cắt các lực lượng ta, 4 xe tăng M-48 của ta bị trúng pháo kích VC, trời tối nên máy bay cũng không yểm trợ được. Chiến đoàn 52 gồm một trung đoàn thuộc sư đoàn 18 BB và các lực lượng tăng phái đã bị CSBV đánh tan đêm 15-4, chỉ có hai đại đội thoát được. Phòng tuyến của chiến đoàn tại ngã ba Dầu Giây Long Khánh bị vỡ đêm 15-4-1975, pháo binh, thiết giáp của ta tại đây bị tiêu hủy hết. VC tác chiến không giỏi nhưng chúng rất đông, bộ đội phần nhiều là những thanh niên còn trẻ dưới 20 chỉ mới được huấn luyện sơ sài, không có kinh nghiệm chiến trường gì mấy.
Tướng Toàn xin lệnh Bộ TTM cho ném bom Daisy Cutter, hồi đó còn gọi là bom CBU để ngăn sức tiến của Cộng quân. Hôm sau 16-4 vào lúc 11 giờ sáng hai trái bom khổng đã được thả xuống vị trí đóng quân của BV cùng với một đoàn xe dài đầy những xe tăng đại bác trên quốc lộ 20 từ Định Quán trở xuống. Có vào khoảng 2 sư đoàn, 10 ngàn cán binh VC bị tiêu diệt, hằng trăm thiết giáp, đại bác bị phá huỷ, CSBV bị chận đứng tại Dầu Giây.

Ngày 20-4 Tướng Toàn bay vào Long Khánh gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch rút quân bỏ Xuân Lộc. Sau này tại hải ngoại Tướng Toàn đã trả lới Phạm Huấn trong một cuộc phỏng vấn về chiến trường Long Khánh.

Nguyễn Văn Toàn cho biết sau khi phòng tuyến của chiến đoàn 52 bị CS tràn ngập đêm 15-4, ông đã xin lệnh Bô TTM cho ném bom Daisy Cutter vì VC tập trung rất đông đảo trong vùng này, BTTM đã chấp thuận đề nghị và cho thi hành ngay hôm sau.
“Hỏi: Trung Tướng có được báo cáo về kết quả sau khi những trái bom này được thả?

Đáp: Vâng, khoảng hai sư đoàn Cộng sản bị loại khỏi vòng chiến (hơn 10 ngàn quân) và rất nhiều chiến xa T-54, đại pháo của Bắc Việt bị hủy diệt khi đang di chuyển trên Quốc lộ 20, từ Định Quán xuống ngã ba Dầu Giây. Tôi đã đề nghị thả 5 bom ’Daisy Cutter’ nữa xuống nhiều vùng tập trung quân khác của Cộng Sản Bắc Việt trên chiến trường Quân Đoàn III sau khi biết chắc rằng những pháo đài bay B- 52 của Mỹ không còn trở lại ViệtNam, và để quân ta có thể bung ra phản công, tiêu diệt địch, nhưng chỉ có 2 quả được thả xuống phía Bắc Dầy Giây mà thôi.

Hỏi: Lý do?

Đáp: Tôi được thông báo cho biết loại bom ’Daisy Cutter’ tùy thuộc vào đầu nổ, và các chuyên viên của Mỹ. Mình có bom, nhưng không có đầu nổ và chuyên viên xử dụng cũng như không!

Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước trang 164.
Mặc dù sáng 20-4 lữ đoàn Dù và thiết giáp đụng dộ VC giữa ban ngày, ta tiêu diệt gần 2 trung đoàn VC nhưng theo Tướng Toàn phòng tuyến này không thể giữ được nữa, VC bị thiệt hại nặng nhưng chúng vẫn còn 4 sư đoàn chính qui, nếu còn cố giữ Dầu giây thì sư đoàn 18 BB và lữ đoàn Dù sẽ bị tiêu diệt hết. CS đang chuẩn bị kế hoạch 2 tiến về Sài Gòn với 5 sư đoàn ở mặt trận phía đông sẽ tấn công thẳng vào Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 ở Biên Hoà, trường thiết giáp, trường bộ binh Long Thành, 3 sư đoàn BV nữa ở tây bắc Sài gòn sẽ chiếm Tây Ninh nên ông đã cho lệnh bỏ Long Khánh về lập phòng tuyến mới phòng thủ Biên Hoà. Rút bỏ Long Khánh là một quyết định đúng vì BTTM và BTL Quân đoàn 3 tránh thiệt hại vô ích cho sư đoàn 18 BB. Vị trí Xuân Lộc lúc bắt đầu trận chiến là cửa ngõ phía đông bắc để vào Sài Gòn. Quân đoàn 2 CSBV sau khi phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang đang theo Quốc lộ 1 tiến về Sài Gòn nên vị trí của Xuân Lộc bây giờ không còn quan trọng nữa.
Sư đoàn 18 BB và các lực lượng tăng phái, ĐPQ đã rút lui về về phía Nam theo liên tỉnh lộ 2 nối liền Long khánh và Phước Tuy rất có trật tự, an toàn, ít thiệt hại. Rút kinh nghiêm ở thất bại của cuộc triệt thoái Cao nguyên, gia đình binh sĩ đã được di tản từ trước trận đánh nên đã không sẩy ra tình trạng náo loạn như tại miền Trung tháng 3-1975. Trung đoàn 48 rút lui trước về đến Long Giao đặt pháo tại đây để yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh , tiếp theo là các đơn vị yểm trợ như công binh truyền tin, quân y… Bộ chỉ huy Tiểu khu Long Khánh, Trung đoàn 43, lữ đoàn Dù đi sau cùng bị thiệt hại nặng.

Theo Hồ Đinh kế hoạch lui binh có tổ chức và các cấp đều sát cánh với nhau.

“ Tóm lại cuộc lui quân coi như thành công , nhờ có tổ chức, kế hoạch và trên hết, chính Tướng Đảo cũng như tất cả các đơn vị trưởng từ Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc, Đại Tá Đỉnh , Lữ đoàn trưởng Dù..đều đi bộ và tác chiến như lính. Thử hỏi sao không đạt được chiến thắng?

( Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc.)

Sư đoàn 18 BB bị thiệt hại khoảng 30% quân số, chiến đoàn 52 bị thiệt hại tới 60%, ĐPQ, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều nhất, hơn 5000 quân CSBV bị tử thương cùng 37 chiến xa bị bắn cháy, chưa kể hai sư đoàn đã bị bom Daisy Cutter tiêu diệt.

Nói về tinh thần chiến đấu của sư đoàn 18 BB tại Long Khánh tháng 4-1975 Ông Dawson, trưởng nhóm phóng viên hãng thông tấn UPI viết:

“…Trận đánh kéo dài một ngày nữa, rồi lại một ngày nữa, và cứ thế. Tướng Đảo và binh sĩ của ông đã đánh một trận đánh mà ít người dám nghĩ rằng họ có thể làm được. CS tung vào Xuân Lộc một sư đoàn nữa. Sư đoàn 18 vẫn tiếp tục chống cự. Ngày 10 tháng 4. Cộng quân lại đánh vào giữa thị xã và lại bị đẩy lui. Ngày 12, quân CSBV vẫn không tiến thêm được chút nào. Hai trung đoàn của quân đội nam Việt Nam không những đã giữ vững được vị trí mà còn phản công dữ dội hơn… Thêm 2000 đạn nữa rót vào Xuân Lộc, xé nát mọi vật. Sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Tướng Đảo ở lại bên các binh sĩ của ông và tiếp tục chiến đấu”.

Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 790.

Thượng tuần tháng 4-1975, đài phát thanh và truyền hình tại Sài Gòn ca ngợi chiến thắng Long An (Thủ Thừa) “Chiến thắng Long An và Long Khánh là những nhát búa đập lên đầu bọn chủ bại”, mục đích nâng cao tinh thần quân dân. Lê Đức Thọ cũng phải công nhận thất bại tại trận Thủ Thừa, Long An và Xuân Lộc, Long Khánh.

“Sau hai lần B2 xin quân thì tôi vào chiến trường gặp lúc hội nghị miền vừa kết thúc. Tôi được nghe anh em báo cáo lại là đã bàn về việc đánh Xuân Lộc. Lúc ấy tôi cũng được biết trước đó, theo chủ trương của Miền, anh em đã đánh Thủ Thừa, đường số 4, nhưng bị thiệt hại nặng nề, không giải quyết được chiến trường ? Ngoài ra, còn có bọn địch ngoan cố chống cự như trận đánh vào Đồng Dù (Củ Chi), Nước Trong (Trường Thủ Đức, Trường Thiết Giáp) là các trận đánh ác liệt tại miền Đông, thương vong của ta không phải ít. Do đó tôi mới có ý toan bàn với các đồng chí ngưng đánh Xuân Lộc lại. Nhưng nghe anh Dũng nói, tôi cũng nghĩ có thể mình mới vào chưa rõ hết tình hình; cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là anh em ta không đánh được Xưân Lộc, bị thương vong nặng phải rút ra”. CTVNTT, trang 791, 792

Darcourt, sử gia người Pháp nhận xét:

“Trong hai ngày pháo binh CSBV tác xạ hơn 8000 trái đạn vào các vị trí của sư đoàn 18. Liên lạc vô tuyến với Bộ Chỉ Huy của Tướng Đảo bị gián đoạn rồi lại được tái lập. Quân của ông bám sát trận địa, chiến đấu cực kỳ dũng mãnh và nhất định không lùi, mặc cho những trận mưa lửa cứ trút lên đầu họ” CTVNTT, trang 791.
Các nhà báo, nhà quân sự ngoại quốc không ngớt lời ca ngợi chiến thắng Long Khánh như dưới đây:
“Với ba sư đoàn 7, 341 và 16, Văn Tiến Dũng tin tưởng sẽ chiếm được Xuân Lộc một cách dễ dàng. Ông đã lầm, sư đoàn 18 chưa bao giờ được xem là một sư đoàn thiện chiến của miền Nam VN. Trái lại, có lần sư đoàn này còn được xem là sư đoàn tệ nhất. Thế mà trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN, sư đoàn này đã chiến đấu một cách dũng cảm. Không những họ đã giữ vững được trận địa mà lại còn phản công mỗi ngày” (D,Warner, người Úc) CTVNTT, trang 790, 791.

Tướng Smith, trưởng phòng DAO Mỹ tại Sài Gòn đã phúc trình cho TMT lục quân:

“Chúng tôi đã tạo được một chiến thắng. Tại chiến trường Long Khánh, rõ ràng QĐVNCH đã chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chống lại địch quân đông hơn gấp nhiều lần. Mặc dù chiến trường chỉ mới qua giai đoạn một, chúng tôi có thể nói không ngần ngại rằng QĐVNCH đã thắng vòng đầu”

CTVNTT, trang 791
Văn Tiến Dũng, người chỉ huy chiến dịch Hồ chí Minh đã phải công nhận tinh thần chiến đấu dũng mãnh của QĐVNCH tại mặt trận Long Khánh như sau:

“Các sư đoàn 7, sư đoàn 6 và sư đoàn 341 của ta đã phải tổ chức tiến công nhiều lần vào thị xã, đánh đi đánh lại diệt từng mục tiêu và phải nhiều lần đẩy lùi các cuộc tập kích của địch. Trung đoàn 43 địch bị tổn thất nặng. Pháo binh chiến dịch và pháo binh đi cùng các sư đoàn của ta đã phải dùng thêm cơ số đạn. Xe tăng, xe bọc thép của ta một số bị hỏng, một số phải trở về vị trí xuất phát tiến công để bổ sung xăng dầu, đạn dược.

Kế hoạch tiến công Xuân Lộc của Quân đoàn 4 lúc đầu chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch. Tính chất giằng co ác liệt qua trận đánh này không phải trong phạm vi của Xuân Lộc-Long Khánh nữa rồi… Đại Thắng Mùa Xuân trang 174. Sau khi QK1 và QK 2 bị thảm bại trên đường triệt thoái, Quân đội VNCH tại QK 3 ai nấy đều rất xúc động tủi nhục cho danh dự quân đội và quyết tâm phản công lại các lực luợng CSBV tới cùng. Tại Long Khánh từ ông Tướng Tư lệnh cho tới người lính trơn, từ bộ binh chính qui cho tới Địa phương quân, nghĩa quân, ai nấy đều chiến đấu rất kỷ luật can trường. Theo Phạm Huấn Đại Tá Phạm Văn Phúc Tỉnh trưởng Long Khánh đã tử trận cùng hằng nghìn chiến sĩ khác, nhưng theo Hồ Đinh ông Phúc đã bị VC bắt sống tại trận.
Mặc dù tinh thần chiến đấu của quân ta còn rất cao, các đơn vị vẫn còn giữ vũng Xuân Lộc nhưng Tướng Toàn cũng phải cho lệnh di tản về phía Nam vì biết không thể nào chống lại lực lượng đông đảo của địch. CSBV hối hả đưa đại binh vào chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn trước khi mùa mưa tới, chúng dốc hết cả túi tiền đánh xả láng canh bạc cuối cùng , sẵn sàng đẩy hằng hà sa số thanh niên vào chỗ chết để nuốt trọn miền Nam.
Toàn bộ 5 quân đoàn 1, 2, 3, 4, 232 của CSBV cùng với trên 10 trung đoàn độc lập, tổng cộng gần 20 sư đoàn BB, 280 ngàn người, với sự yểm trợ của hơn 20 trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không. Đạn dược, tiếp liệu của địch dồi dào, trong khi ấy chủ lực quân toàn quốc và vũ khí tối tân của VNCH như xe tăng, đại bác đã bị thiệt hại tới 40% do hậu quả của hai cuộc triệt thoái thất bại miền Trung, đạn dược tiếp liệu của ta thiếu thốn.

Chiến thắng Long Khánh được coi như chiến thắng cuối cùng của miền Nam trước ngày mất nước, mặc dù có gây được tiếng vang và lấy lại được uy thế cho QĐVNCH nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế đã quá bi đát. Quyết định của Tướng Toàn hợp lý vì ông không muốn để cho sư đoàn 18 và các đơn vị tăng phái thiệt hại vô ích.

Bom Daisy Cutter vào khoảng tháng 4-1975 thường được dân Sài Gòn gọi là bom CBU, ngày 21-4-1975 chúng tôi được nghe một ông dân biểu, có chức vụ lớn tại hạ viện cho biết:

“Mặt trận cuối cùng sẽ là mặt trận Biên Hoà, CSBV sẽ mất 10 sư đoàn, mình đã chuẩn bị bom CBU đầy đủ cả rồi chỉ chờ nó đến”.

Ông ấy cũng cho biết tin này do một ông Tướng nói lại. Có thể do bọn “xịa” tung ra để ru ngủ đồng bào ngõ hầu chúng dễ bề cuốn gói ra đi êm thắm.

Theo lời Tướng Toàn như đã nêu trên, người Mỹ chỉ cho ngòi nổ để ném hai qua? CBU, họ nắm đằng chuôi từ đầu chí cuối tất cả mọi chuyện, bom thì để sẵn đó nhưng chưa cho ngòi nổ. Có giả thuyết cho rằng người Mỹ cho ném 2 quả CBU để ngăn chận bớt đà tiến quân của BV để họ kịp thời di tản, họ cảnh cáo BV. Cũng có người cho rằng họ chỉ cho ném 2 quả để thí nghiệm vũ khí, cả hai giả thuyết đều có thể đúng. Tất cả những gì người Mỹ làm đều nhằm vào những mục đích riêng tư của họ và không bao giờ đếm xỉa tới xương máu của cả hai miền Nam Bắc. Sinh mạng của nhân dân ta chẳng qua cũng chỉ là vật thí nghiệm cho một cuộc chiến tranh phản bội.

Hồi ấy có người nói “Nó cố tình bỏ mình chứ nếu không nó lấy CBU nó ném thì VC chết hết chứ sống sao nổi?”

Xem thêm : Về quả bom CBU thả tại Long Khánh

Trước khi cuộc lui binh khỏi Xuân Lộc bắt đầu, ngày 18-4 Uỷ ban Quốc phòng Thượng viện biểu quyết bác bỏ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Mỹ, họ chỉ cho tiền cứu trợ di tản.

Hai hôm sau cuộc lui binh, ngày 23-4-1975 tại đại học Tulane, New Orléans, Tổng thống Ford tuyên bố “Đối với Hoa Kỳ chiến tranh VN đã kết thúc” ….

Sư đoàn 18 BB, ĐPQ Long Khánh cùng các đơn vị tăng phái đã liều thân sống chết chống trả cuộc tấn công vũ bão của quân thù, đã chận đứng cuộc tiến quân của địch tại Dầu Giây, Xuân Lộc. Nhưng mọi nỗ lực và hy sinh gian khổ của binh lính để giữ vững phòng tuyến, xương máu của biết bao nhiêu chiến sĩ cuối cùng cũng chỉ là “dạ tràng xe cát”, nước lã ra sông…

“ Khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, buông súng, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo dừng quân trên xa lộ Biên Hoà, nhìn vào hướng Trường Bộ Binh Thủ Đức, Long Thành Bà Rịa, và xa kia Xuân Lộc, Long Khánh, gần hơn Trung Liệt Đài của Nghĩa Trang Quân Đội, Long Bình. Ông thấy thấp thoáng bức tượng Tiếc Thương tạc hình Người Lính Chờ Đợi in hình trong không gian mờ khói đạn. Người lính cuối cuộc chợt thoáng nhớ những lời thơ ngắn:

“ vì anh là lính áo rằn

Ra đi nào biềt mấy trăng mới về…’ 



Những câu thơ của em ông, Trung tá Lê Hằng Minh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến ’Trâu Điên’, người lính đã ra đi từ một ngày Hè năm 1966 nơi chiến trường Thị-Thiên……

..rất nhiều người lính đã ra đi, không trở về từ những vùng đất không hề biết. Hôm nay sáng 30 tháng Tư năm 1975, rất nhiều người lính không còn chốn trở về…

Phan Nhật Nam, Những Người Lính Chiến Trường Xưa.

Trọng Đạt

NHỮNG GIỜ PHÚT SAU CÙNG TẠI CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC - LONG KHÁNH
NGÀY 20-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC
Sau khi tham dự Hành quân để giải tỏa Quận lỵ Võ Đắt với Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân, Pháo đội A 181 Pháo Binh giờ thì chỉ còn có 4 khẩu 105 ly mà thôi, chúng tôi đang đợi để nhận bổ sung thay thế 01 khẩu đại bác đã bị Cộng quân đánh phục kích và kéo đi ở Chánh Tâm 2 đường đi Võ Đắt. Hai trung đội ở hai vị trí khác nhau, một trung đội đóng ở Hậu cứ Tiểu đoàn 181 Pháo Binh, nằm cuối phi trường, còn một trung đội được đóng ở căn cứ Núi Thị cách Bộ chỉ huy hậu cứ của Tiểu đoàn độ 5 cây số, Pháo đội chúng tôi ở lại Long Khánh với Thiếu tá Nguyễn Tiến Hạnh trong những giờ phút sau cùng, Thiếu tá Nguyễn Tiến Hạnh xuất thân Khóa 13 trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam về thay thế Thiếu tá Tôn Xuân nhận thuyên chuyển đến Tiểu đoàn 47 Pháo Binh tại Long Xuyên.. Được biết ông từ Pháo Binh Thủy quân Lục Chiến, sau cùng về Pháo Binh Biệt Khu Thủ Đô trước khi về nhận Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 181 Pháo Binh. Ngay từ khi mới về nhận đơn vị, Thiếu Tá Nguyễn Tiến Hạnh đã tỏ ra rất vui vẻ và rất dễ dãi với các Sĩ quan và binh sĩ trong đơn vị, mỗi khi có tiệc tùng hay tổ chức ăn nhậu, ông thường kêu các sĩ quan cùng ngồi nhậu và ăn uống chung với ông, không cần biết có mấy sĩ quan, cứ khui một két bia lớn ra, ông chỉ uống những chai có nhãn hiệu trái thơm mà thôi, và số còn laị thì các sĩ quan phải chia nhau uống cho hết. Thường thường mỗi két chỉ có chừng 2 đến 3 chai có nhãn hiệu trái thơm mà thôi.

Vào những giờ phút chót, tôi được điều động lên Núi Thị với một trung đội của Trung Uý Trung. Còn một trung đội đóng chung với Bộ chỉ huy Tiểu đoàn cho đến giờ nầy tôi cũng không còn nhớ rõ trung đội nầy là trung đội mấy của Pháo đội A nữa. Tôi cũng không nhớ rõ lúc đó các Pháo đội B của Đại Úy Vũ Huy Thiện và Pháo Đội C của Trung Úy Trần Hữu Rật đang tham dự hành quân ở đâu nữa, vì sau gần 7 năm tù và qua đây phải vất vả với cuộc sống cho nên trí óc tôi không còn được sáng suốt nữa. Nếu tôi nhớ không lầm thì sáng ngày 8 tháng 04 năm 1975, khoảng 04 giờ sáng Cộng quân đã chận xe đò và chiếm Cua Heo đường vào Quận lỵ Long Khánh, cũng kể từ ngày tháng nầy, con đường xe chạy Saìgòn Bình Tuy hay Sàigòn Võ Đắt – Tánh Linh đã không còn lưu thông nữa, xe chạy trên tuyến đường nầy đã phải đậu laị nối đuôi nhau để chờ giải tỏa, thế nhưng cho đến chiều cũng vẫn chưa được phép chạy, vì vậy các xe đã trở đầu để quay trở lại. Trên hệ thống vô tuyến chúng tôi nghe tin Cộng quân đang chiếm dinh Tỉnh Trưởng, hiện chúng đang quần thảo với Bộ chỉ huy Tiểu khu, chưa biết tình hình Tỉnh trưởng như thế naò, tin trên loan ra làm cho chúng tôi vô cùng hoang mang, ngay cả dinh Tỉnh trưởng mà cộng quân đã chiếm được thì còn chỗ nào an toàn nữa. Tình hình Long Khánh trong lúc bấy giờ thật hết sức nguy ngập.Các đơn vị ở miền Trung đã di tản chiến thuật, bây giờ Long Khánh là cứ điểm cuối cùng, nếu Long Khánh thất thủ thì cộng quân sẽ tiến chiếm vào Sàigòn, vì vậy bằng bất cứ giá nào chúng tôi cũng phải giữ cho được Long Khánh. Các đơn vị trực thuộc Tiểu khu đã chạm súng ác liệt với Cộng quân từ sáng đến giờ, những tiếng súng lớn nhỏ nổ dòn như bắp rang ở hướng dinh Tỉnh trưởng, tình hình ta và địch lẫn lộn, chúng tôi cũng không còn biết tin tức chính xác là như thế nào nữa., đến trưa thì chúng tôi được tin quân ta đã làm chủ được tình hình, đã đẩy lui Cộng quân ra khỏi dinh Tỉnh trưởng, như vậy dinh Tỉnh trưởng đã được giải tỏa sau gần 6 tiếng đồng hồ đã bị cộng quân vây hãm. Trung đội Pháo binh 1A của chúng tôi lúc đó đang được yểm trợ trực tiếp cho tiểu đoàn 2/43 đang trú đóng tại Núi Thị, cùng lúc ấy tôi được lệnh tác xạ trực tiếp từ một sĩ quan Pháo binh của Tiểu đoàn chúng tôi, Trung úy Đinh Văn Phùng, sĩ quan Thủ khoa của Khóa 4/68 Căn bản sĩ quan Pháo binh, Phùng gia đình ở Láng Cát Bà Rịa , tôi và Phùng thường về phép chung với nhau và Phùng đang là sĩ quan Liên lạc và ngay sáng sớm hôm đó, tôi đã tác xạ yểm trợ trực tiếp cho Phùng, có lẽ số phận gắn liền nhau cho nên sau khi Cộng quân cưỡng chiếm miền Nam rồi, chúng tôi phải trình diện để đi tù, thì cũng lại gặp nhau tại trại Hoàng Diệu ở Long Khánh, gặp nhau trong cảnh tù gồm có Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Phước Lễ, Trần Văn Tuyến, Ðinh Văn Phùng, các anh là những bạn học với tôi trong những năm tháng chúng tôi ở mái trường Châu Văn Tiếp Phước Tuy. Những trái đạn điều chỉnh thật chính xác và chỉ mấy phút sau chúng tôi đã được nghe Phùng báo cáo oang oang trên máy:
- Trúng ngay chiếc xe tăng T-54 rồi, bây giờ chiếc xe tăng đã bị lật nằm ngang trên ụ đất phiá ngoài vòng đai phi trường.
- Tin bắn trúng xe tăng của địch đã làm cho binh sĩ trong Trung đội lên tinh thần, tôi dặn các binh sĩ phải tháo đạn thật lẹ, giật cò cho nhanh để yểm trợ thật chính xác.
Những chiếc xe tăng của chúng đã bị Pháo binh bắn trúng lật nghiêng, và những chiếc khác đã bị bắn đứt dây xích nằm môt chỗ không chạy được, chúng đã rồ máy kêu inh ỏi, chúng tôi đã được nghe tiếng máy của xe tăng trong combinet trên máy vô tuyến. Cho đến giờ nầy chúng tôi mới tạm được nghỉ để cho binh sĩ ăn uống, kiểm điểm lại, từ sáng đến giờ chúng tôi đã sử dụng rất nhiều đạn để yểm trợ cho đơn vị đẩy lui Cộng quân ra khỏi vòng đai của Tỉnh lỵ, cũng kể từ ngày hôm nay, chúng tôi đã không còn được đi chợ nấu ăn như trước nữa mà chỉ toàn dùng thực phẩm khô mà thôi. Con đường từ Núi Thị xuống tỉnh lỵ Long Khánh đã không còn sử dụng được nữa, Pháo binh Núi Thị đã trở thành đơn vị Pháo binh duy nhất để yểm trợ cho Sư đoàn và tỉnh lỵ Long Khánh và Chi Khu Xuân Lộc.

Cũng kể từ ngày nầy, chúng tôi đơn vị nào ở đâu thì đóng ở đó, chỉ liên lạc với nhau qua hệ thống vô tuyến mà thôi. Mỗi ngày chúng tôi đếm từng ngày để mong được xuống núi đi chợ thay đổi mua thức ăn tươi, chứ nằm ở trên nầy hoài ăn uống thiếu thốn nên tinh thần binh sĩ rất xuống dốc, qua radio,mỗi ngày chúng tôi lại nhận thêm tin tức mất thêm một vài quận lỵ và tỉnh lỵ từ miền Trung trở vào, vì thế càng làm cho chúng tôi hết sức lo lắng và dự đóan tình hình thật xấu, riêng bản thân và sự suy nghĩ của riêng tôi, với sự ngây thơ về chính trị, tôi vẫn luôn luôn tin rằng không bao giờ có chuyện Cộng quân chiếm Sàigòn, và luôn luôn tin tưởng quốc gia ta sẽ thắng, Cộng quân trước sau gì cũng sẽ phải rút lui mà thôi, vì vậy chúng tôi rất yên tâm chiến đấu, Sau khi đẩy lui cộng quân ra khỏi bờ đai tỉnh lỵ, chúng tôi cảm thấy yên tâm và tin rằng chúng ta sẽ cố thủ Long Khánh cho đến giờ phút sau cùng và nhất là chúng ta đã đẩy lùi bọn chúng ra khỏi vòng đai, Long Khánh sẽ được sống trở lại bình thường, mỗi ngày chúng tôi vẫn bắn liên tục để yểm trợ cho các đơn vị bạn. Thế rồi hôm đó ngày 20 tháng 04 năm 1975, tôi được lệnh của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho tội xuống đồi và gặp ông ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 181 Pháo Binh, để trung đội do Trung Úy Trung điều hành, tôi có hỏi đoạn đường qua Cua Heo đã đi được chưa vì từ ngay 08 tháng 04 đến giờ chúng tôi chưa hề xuống được núi, nhà binh lệnh là phải thi hành, vì vậy dù rất lo sợ, tuy nhiên tôi vẫn phải xuống núi, tôi đã để lại xe Jeep của tôi tại vị trí Núi Thị và nhờ một binh sĩ chở tôi về trình diện Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng bằng xe Honda của anh ta, tôi biết rằng đi xuống bằng xe Jeep thì quá nguy hiểm cho nên đi xe Honda có lẽ cũng đỡ nguy hiểm hơn, tôi trang bị cho mình áo giáp, nón sắt, dây ba chạc và súng colt 45 và đạn được đầy đủ, trên vai còn mang theo một khẩu M-79 và trên tay cầm một khẩu M-16, giả từ Trung Úy Trung trung đội trưởng của trung đội nầy và các binh bĩ của trung đội, các binh sĩ cũng rất lo lắng cho tôi trên đường đi, tôi nói với trung úy Trung cho súng hướng về đoạn đường mà tôi sẽ xuống núi và yểm trợ cho tôi ngay khi tôi gọi, Hạ sĩ nhất Vũ văn Soạn nhà ở Kiệm Tân nên đem xe Honda để ở trại vị trí trung đội, độ vài tuần thì về phép bằng xe Honda, tôi bảo Soạn đeo thêm máy PRC-25 trên vai và thầy trò tôi bắt đầu xuống núi. Phải chi như bây giờ có điện thoại di động thì còn gì sung sướng cho bằng, vừa gọn nhẹ và dễ dàng cất dấu.

Sau gần nửa tháng không xuống núi, giờ lần đầu tiên trở laị con đường nầy tôi cũng cảm thấy sờ sợ, mong sao cho mau được đến vị trí của bộ chỉ huy tiểu đoàn để chờ ông có lệnh lạc gì mới cho tôi?
Đã lâu lắm rồi, từ ngày làm trung đội trưởng Pháo binh đến giờ, tôi hầu như không còn đi xe Honda nữa, ngay cả những lần về phép tôi cũng dùng xe Jeep để đi phép, ký sự vụ lệnh cho tài xế đưa tôi đi chỗ nầy, chỗ nọ. Tôi ngoại giao rất giỏi, vì thế xe Jeep của tôi lúc nào cũng có xăng đầy đủ để chạy, có những tháng tiểu đòan cấp cho xe Jeep nhưng không cấp nhiên liệu, các sĩ quan khác đành không nhận xe vì không có xăng để xử dụng, nhưng riêng tôi chưa bao giờ không có xe Jeep cả, và ngay cả phương tiện truyền tin tôi cũng đã có máy VRC-34 trên xe ngoài cấp số.
Thật may mắn cho tôi, sau khi từ Núi Thị hai thầy trò tôi chạy thật nhanh, Soạn chạy hết ga sau khi xuống được con đường chánh của quốc lộ, tôi ôm chặt lấy Soạn và mắt nhìn xung quanh rất nhanh, hai bên đường cảnh trí hoang tàn, tiêu điều sau những trận pháo của chúng tôi, đi ngang Cua Heo tôi còn thấy chiếc xe tăng bị bắn cháy đang nằm trơ trọi nơi đó, Soạn chạy riết ở đường ngoài để xuống Chi Khu xuân Lộc, vì lúc bấy giờ bộ chỉ huy Tiểu đoàn đang đóng ở rừng cao su trước quận lỵ.
Tôi vào gặp Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và được tin tối nay chúng tôi sẽ rút khỏi Long Khánh và bàn giao vùng hành quân nầy lại cho Lữ Đoàn 1 Dù sẽ thay thế chúng tôi.Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đưa cho tôi những mục tiêu, và tôi chấm lại trên bản đồ toàn là YS nằm trên trục lộ về Đức Thạnh, sau khi chấm những điểm nầy lên bản đồ tôi đã đoán ra được lộ trình mình sẽ đi. Con đường từ Xuân Lộc về Đức Thạnh gần 10 năm nay không được sử dụng, thế mà tối nay chúng tôi sẽ đi lại bằng con đường đó, tôi băng khoăn tự hỏi, bỏ đi cả 10 năm rồi, giờ làm sao đi lại cho được?
Phối hợp một trung đội của Pháo đội A(-) còn lại ở đây và bộ chỉ huy của Tiểu đoàn, tôi tập hợp tất cả lại và chỉ thị cho tất cả chuẩn bị lên đường khi có lệnh, không được mang theo gì cả, ngoaì việc phải kéo hai khẩu 105 ly, móc hậu gạo và móc hậu nước cũng bỏ lại. Tôi không còn nhớ rõ trưởng ban 3 của tiểu đoàn lúc đó là ai nữa, duy chỉ biết Thiếu tá Hạnh nói sẽ đi với tôi và ông nói rằng đi với tôi ông ta thấy yên tâm hơn. Thiếu tá Hạnh sẽ đi xe Jeep sau chiếc xe kéo súng của trung đội, tôi sẽ đi trên chiếc xe GMC kéo súng đầu tiên.

Lúc đó hơn 4 giờ, tôi ra lệnh cho các binh sĩ sẵn sàng di chuyển khi có lệnh, Soạn nói với tôi xin phép cho mang theo chiếc xe Honda, tuy nhiên tôi đã ra lệnh không ai được mang theo gì cả, vì vậy tôi nói với HS1 Soạn là tôi rất tiếc không thể để Soạn mang theo chiếc xe Honda được. Soạn nói với tôi rằng, thôi em sẽ chạy Honda theo hai xe kéo súng của mình và tôi đã đồng ý. Tôi đã cho sắp xếp tất cả xe của đơn vị Pháo binh của chúng tôi ra ngoài đường từ 5 giờ chiều ngày 20 tháng 04 năm 1975. Và ngày đó chúng tôi coi như là một ngày kỷ niệm, cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ đến ngày đó.
Tất cả đoàn xe đều nổ máy và chờ lệnh, chúng tôi được biết Thiếu tướng Lê Minh Đảo tư lệnh Sư đoàn đã đi với 81 Biệt cách Dù từ buổi trưa, và bây giờ chúng tôi đang đợi lệnh ông để di chuyển. Thời giờ chờ đợi lúc nào cũng đi thật chậm, chúng tôi càng sốt ruột hơn vẫn chưa được lệnh di chuyển, rồi từ hướng sân bay chúng tôi nghe những tiếng bụp … bụp bụp.. là tiếng depart của pháo địch, chừng vài giây sau những tiếng nổ chát chúa ngay tại vị trí chuẩn bị di chuyển của chúng tôi, trái đạn đầu tiên đã rớt trúng ngay xe Jeep của Thiếu tá Hạnh Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 181 Pháo binh, và những trái pháo kích khác đã rớt xung quanh đoàn xe của chúng tôi, lúc đó chẳng còn lệnh lạc gì nữa, mạnh ai nấy chạy, xe của thiếu tá Hạnh đã bị pháo nên không đi được nữa, ông chạy ngay lại xe GMC kéo súng của tôi và chúng tôi di chuyển ngay lúc đó, chạy về hướng trung đoàn 48 bộ binh đóng ở Long Giao, tôi thiết nghĩ nếu như lúc đó chỉ cần một tràng AK nữa thì tôi tin rằng đơn vị sẽ rả ngủ, chúng tôi cố cho xe chạy thật nhanh, trong khi đó những tiếng nổ vẫn tiếp tục sau lưng chúng tôi, nếu không có phản ứng cấp thời và di chuyển ngay thì có lẽ chúng tôi đã ăn những qủa đạn pháo đó rồi, hai bên đường mùi xác chết xông lên nồng năc, thiếu tá Hạnh ngồi bên trong xe GMC kéo súng làm trưởng xa, tôi nghĩ rằng có lẽ đây là lần đầu tiên một vị tiểu đoàn trưởng pháo binh ngồi trên xe GMC kéo súng, vì pháo binh xe cộ rất đầy đủ, và tiểu đoàn trưởng thì muốn xe gì mà không có, thế nhưng đây là lần đầu và cũng là lần cuối cùng vì sau trận nầy chúng tôi không còn được đi xe GMC nữa mà phải vào các trại tù mà chúng gọi là đi cải tạo. Tôi đứng phía ngoài xe GMC tiếp tục chạy trên đường về Long giao, vừa chạy tôi vừa liên lạc với bộ tư lệnh sư đoàn để nhận chỉ thị, cũng may sau đợt pháo đầu tiên, tôi liên lạc với các xe và được biết tất cả anh em sĩ quan và binh sĩ của chúng tôi hoàn toàn vô sự, duy chỉ có chiếc xe jeep của thiếu tá Hạnh là bị trúng pháo kích và đã bỏ lại ngay lúc khởi hành. Khảng 09 giờ tối chúng tôi đến Long Giao, tôi không còn nhớ rõ nữa nhưng hình như chúng tôi là đơn vị pháo binh được di chuyển có xe còn các đơn vị khác đã di chuyển bộ, vì vậy khi dừng lại Long Giao tôi không thấy một đơn vị nào hộ tống chúng tôi cả, bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn lúc đó là Đại tá Ngô Văn Hưng, tôi không được nghe tiếng nói của ông lúc đó, nhưng tôi nghe giọng nói của Trung úy Hà Phương Đính. Lệnh cho tôi phải ở lại Long Giao và sẵn sàng tác xạ để yểm trợ cho lữ đoàn 1 Dù đang ở lại để thay thế chúng tôi. Tôi cho dừng xe và ra lệnh cho trung dội đưa súng vào vị trí để chuẩn bị gióng hướng và sẵn sàng tác xạ, hai khẩu pháo nằm chênh vênh trên đường trước cổng Trung đòan 48 tại Long giao (Black Horse) khẩu nầy cách khẩu kia không đầy 5 mét, gióng hướng súng xong và sẵn sàng tác xạ, cọc ngắn 1 mét và cọc dài 3 mét thay vì cọc ngắn 50 mét và cọc dài 100 mét. Tất cả sách vở học trong trường pháo binh đều được bỏ hết mà chỉ thực hành theo điều kiện cho phép, tôi được lệnh qua tần số của Dù và liên lạc để yểm trợ cho họ, lúc nầy mà họ xin tác xạ mới mệt cho chúng tôi quá, nhưng chúng tôi vẫn nhận lệnh và đã bắn yểm trợ cho họ khoảng 10 quả đạn 105 ly trước khi chúng tôi tiếp tục di chuyển. Lúc nầy khỏang 11:30 tối, tôi được lệnh tiếp tục di chuyển để về điểm hẹn, Tôi được biét đơn vị Dù thay thế chúng tôi cũng sẽ đến Long Giao sau khi tôi đi khỏi nơi nầy, tôi liên lạc qua trung đội pháo binh ở Núi thị để hỏi thăm tình trạng của trung đội nầy ra sao? Trung úy Trung cho tôi biết, bây giờ trung đội đang chuẩn bị xử dụng M-14 (đây là loại đạn chỉ dùng khi có lệnh để phá hủy đaị bác, tôi từ ngày gia nhập vào binh chủng Pháo Binh cho đến giờ, tôi cũng chưa hề xử dụng đến loại đạn nầy). Trung đội sẽ nhận lệnh trực tiếp của Bảo Định Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 /43. Tôi dặn dò Trung úy Trung cố gắng bảo tòan đơn vị và liên lạc chặt chẻ với Bảo Định, sau đó tôi trở qua hệ thống để liên lạc với BCH pháo binh sư đoàn 18 Bộ binh. Đoạn đường đã bỏ từ nhiều năm nên cỏ mọc hai bên đường ngăn cả lối đi, trời thật tối, tôi đứng bên hông xe khoảng 50 thước tôi lại bật đèn Pin lên rọi về hướng trước để tài xế liếc nhìn đoạn đường mà chạy, và cứ thế chúng tôi tiếp tục di chuyển trên con đường đã bỏ trống cả gần 10 năm nay. Lúc tôi di chuyển có đơn vị của bộ chỉ huy tiểu khu cùng di chuyển theo chúng tôi, tôi dừng lại và ra lệnh cho đơn vị nầy phải di chuyển xa chúng tôi và không được mở đèn, đến sáng hôm sau khoảng 9 giò, chúng tôi đã về đến Đức Thạnh, đơn vị tôi tới nơi an toàn, duy chỉ có Trung Tá Long tham mưu trưởng Tiểu khu Long Khánh, ông là người chỉ huy đoàn xe chạy theo tôi lúc đêm qua đã không may bị cộng quân phục kích và ông đã tử thương, tất cả chúng tôi đều hoàn hồn và nghĩ rằng ông Tham mưu trưởng đã mở đèn và vì vậy bọn Việt cộng đã phục kích bắn trúng xe ông ta. Vừa vào đến vị trí, tôi được lệnh phải sẵn sàng tác xạ.
Gióng hướng súng vừa xong thì tôi nhận được lệnh tác xạ yểm trợ cho lữ đoàn 1 Dù. Các mục tiêu nằm ngoài tầm pháo, vì vậy chúng tôi chỉ bắn vài chục quả để dọn mục tiêu, trong lúc đang tác xạ tôi lại nhận được lệnh trung đội lại chuẩn bị lên đường. Đại Úy Hoàng Uông Lễ trưởng ban 4 tiểu đoàn sẽ tiếp tế cho tôi 10 xe đạn vào chiều nay tại ví trí hành quân mà tôi sắp sửa di chuyển đến. Hai giờ chiều tôi nhận được lệnh sẽ di chuyển Trung đội trở ngược về hướng Chi Khu Xuân Lộc để yểm trợ cho Lữ đoàn 1 Dù đang hành quân ở Cẩm Tâm, Cẩm Mỹ. Đơn vị hộ tống cho tôi lúc bấy giờ là một đơn vị của Chi khu Đức Thạnh với một trung đội , tôi chỉ thấy họ đưa hộ tống đơn vị tôi bằng 02 xe cơ giới mà thôi, tôi trở laị trên con đường mà sáng nay tôi đã đi qua, trở lại được khoảng hơn 10 cây số, tôi được lệnh đóng tại đây để yểm trợ cho Lữ đoàn 1 Dù. Tôi cho 02 khẩu pháo đóng ngay bên đường đi, chỉ cách đường không đầy 5 thước, gióng hướng súng, thiết lập xạ bảng và sẵn sàng tác xạ. Khi vừa chiếm đóng vị trí xong không đầy nửa giờ, tôi nhận được lệnh tác xạ từ sĩ quan liên lạc của Lữ đoàn 1 Dù, “Đích thân” là danh hiệu của Lữ đoàn trưởng vô hệ thống và ông đã trực tiếp liên lạc với tôi. Tôi đã bắn yểm trợ cho lữ đoàn vào bìa rừng cao su được chừng 20 tràng thì cùng lúc ấy Ðại Úy Hoàng Uông Lễ ông đã dẫn một đoàn xe Quân vận và tiếp tế cho tôi thêm 10 xe đạn nữa. Binh sĩ quá mệt mỏi sau một đêm không ngủ, giờ lại vừa tác xạ và vừa tháo đạn nên rất mệt, tôi liên lạc với Bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn xin tăng cường người để phụ giúp tháo đạn, tôi được tăng cường thêm 10 loài chim đi biển (Lao công đào binh) để phụ giúp cho các khẩu đội. Tôi cũng không còn nhớ rõ các Lao công đào binh nầy đã đến bằng phương tiện gì nữa, tôi tiếp tục vừa tác xạ yểm trợ cho lữ đoàn Dù cho mãi đến 07 giờ tối, trong lúc tác xạ, đồng bào đã di chuyển từ hướng Long khánh đi ngang qua vị trí cuả tôi rất nhiều từng đợt, từng đợt, tôi nghĩ ngay biết đâu trong đám dân di chuyển nầy lại không có những tên Cộng sản trà trộn, và như vậy chúng nó sẽ báo cáo vị trí của tôi thì chỉ có chết mà thôi, nghĩ như vậy nhưng không làm cách nào ngăn cản người dân di chuyển được, tôi đành nhắm mắt mặc cho mọi việc gì đến thì phải đến mà thôi.

Trời đã quá tối, đơn vị cơ giới bảo vệ cho tôi họ đã đi từ lúc nào chúng tôi cũng không biết, tôi liên lạc với BCH Pháo binh Sư đoàn để báo cáo tình hình và xin lệnh rút lui nhưng lúc đó BCH pháo binh sư đoàn không có lệnh gì cho tôi cả mà bảo tôi chờ ở đó đợi lệnh. Trời bắt đầu tối, những cơn gió lạnh thổi đến, lại thêm những đoàn người di chuyển ngang qua vị trí, càng làm cho chúng tôi càng lo lắng hơn, giá như trong đoàn người di chuyển nầy có vài tên Việt cộng trà trộn, và khi đi ngang qua vị trí của tôi chúng bắn vài phát AK vào vị trí đóng quân của tôi lúc bấy giờ thì tôi không biết sẽ phải giải quyết như thế nào nữa, đơn vị bạn yểm trợ cho tôi thì họ đã đi từ lúc nào, chúng tôi mãi mê tác xạ mà không để ý đến đơn vị bạn đã bỏ chúng tôi đi từ lúc nào rồi, chưa bao giờ một đơn vị Pháo binh yểm trợ mà không có đơn vị bộ binh bảo vệ vị trí như đêm nay. Sau khi biết được đơn vị cơ giới đã bỏ chúng tôi và đã rút lui trước, thật sự lúc đó tôi vô cùng lo lắng, nếu cộng quân tấn công chúng tôi ngay lúc bấy giờ thì không biết chúng tôi sẽ phải đối phó ra sao nữa.
Trời càng tối rất mau, quá nguy hiểm mà đơn vị pháo binh của tôi giờ lại không có ai bảo vệ, không chờ được nữa, tôi ra lệnh cho binh sĩ móc súng vào xe và tự động chạy trở lại Đức Thạnh. Đây cũng là lần đầu tiên tôi tôi đã quyết định một cách liều lĩnh mà không chờ lệnh lạc gì cả, khoảng cách chỉ 10 cây số mà tôi bổng thấy thật xa, xe chạy trong đêm tối, thỉnh thoảng có tiếng súng nổ phía sau lưng càng làm cho chúng tôi lo sợ hơn. Chúng tôi chạy thục mạng, chạy trong đêm tối và chỉ mong sao cho mau về đến vị trí. Đơn vị tôi thật sự may mắn, tôi về đến vị trí Đức Thạnh lúc đó khỏang gần 10 gờ đêm, tôi báo cáo tình hình cho Bộ chỉ huy Pháo binh Sư Đoàn, và lúc đó sĩ quan trực là Trung Úy Hà Phương Đính vẫn còn cho lệnh tôi ở ngoài vị trí và đợi lệnh. Gần 15 phút đứng ở ngoài cổng, tôi được lệnh cho Pháo vào vị trí, tôi cho lệnh các khẩu vào vị trí, gióng hướng súng và xuống đạn dược, anh em binh sĩ và tôi mệt lã người sau 2 ngày di chuyển, cũng may tôi kịp trở về chứ nếu cứ ở đó đợi lệnh thì có lẽ hôm nay tôi không còn để viết trang hồi ký nầy.

Đêm hôm đó chúng tôi tạm ở lại Đức Thạnh và sáng sớm hôm sau đơn vị di chuyển về Long Bình, Thấy tôi qúa vất vả trong những ngày cuối, vì vậy Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đã ký giấy phép cho tôi về thăm nhà, còn đơn vị sáng sớm hôm sau trở về Long Bình, vì vậy vào những giờ phút chót của đơn vị tại Long Bình tôi không được tham dự.

Bài viết nầy tôi muốn nói lên tinh thần chiến đấu của chúng tôi nói riêng và cũng là tinh thần chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong những giờ phút chót ở chiến trường Xuân Lộc. Cho đến những giây phút chót chúng tôi vẫn thi hành lệnh một cách tuyệt đối .Tôi cũng cảm ơn Thiếu Tá Nguyễn Tiến Hạnh, vị tiểu đoàn trưởng sau cùng của tôi, cũng nhờ ông ra lệnh cho tôi từ Núi Thị xuống gặp ông và đã được di chuyển cùng ông trong những giờ phút cuối của Sư đoàn 18 tại Xuân Lộc. Tôi được biết trung đội pháo binh ở Núi thị sau khi phá huỷ súng bằng đạn M-14, Trung Úy Trung đã theo tiểu đoàn 2/43 rút lui xuống núi và đơn vị nầy đã chịu tổn thất rất nhiều, sau đó tôi tập trung vào các trại tù với các sĩ quan trong đơn vị như: Trung Úy Nguyễn Đắc Tài, Trung Úy Nguyễn Tiến Hiệp trong suốt thời gian ở các trại tù GK3 Long Khánh, rồi di chuyển lên Phước Long chúng tôi đều được ở chung trong một tiểu đoàn, cho đến năm 1979 trong lúc đơn vị lên Trung đoàn để chặt tre và gặt lúa, trên đường về các anh đã vượt trại và cho đến nay chúng tôi không nhận được tin tức gì về các anh nữa. Khi vượt biên qua đây, tôi cũng không được tin tức của Trung Úy Trung Trung đội trưởng Pháo Binh đóng tại Núi Thị và các binh sĩ cùa Trung đội nầy.

Tôi đã được gặp lại Bảo Định (Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế) Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/43 tại San Jose, Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế xuất thân khóa 13 Trừ bị Thủ Đức, Ông là một sĩ quan gan dạ, một sĩ quan ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Ông luôn luôn được đề nghị là chiến sĩ xuất sắc của Sư đoàn 18 Bộ binh nói riêng, và là sĩ quan xuất sắc của QLVNCH nói chung. Ông đã viết những bài thật xúc động và chúng tôi không thể ngờ ông không những là một sĩ quan tài ba trên chiến trường mà còn là một cây bút tuyệt tác nữa. Chúng tôi đã được đọc những bài viết của ông như: Võ Đắc Trong Biển Lửa, Lui Binh, Ði Tìm Xác Chồng v.v…Tôi cũng đã được gặp lại Thiếu Tá Nguyễn Tiến Hạnh con chim đầu đàn của Tiểu đoàn 181 Pháo Binh, vị tiểu đoàn trưởng cuối cùng trong đời binh nghiệp của chúng tôi, ông là một sĩ quan trẻ, gan dạ và rất được các sĩ quan trong đơn vị thương mến, 

Tôi cũng đã được gặp lại Đại úy Đặng Hồng Tâm, Đại Úy Hoàng Uông Lễ, Trung Úy Trần Ngọc, Trung Úy Trần Ngọc Thông, Trung Úy Ðinh văn Phùng, Trung úy Nguyễn Phi Hùng, Trung Úy Cao Ngọc Tú, Trung úy Đoàn Thanh Bình, Trung úy Trần Hữu Rật, tôi cũng được nói chuyện qua điện thoại với Thiếu Tá Vòng Phát Sáng Tiểu đoàn Phó, Đại úy Vũ Huy Thiện, Trung Úy Ngô Thanh Lệ, Thiếu uý Hoa tuy nhiên cho đến giờ phút nầy tôi cũng chưa có dịp để ghé thăm quý vị nầy.

Ước mong có một ngày nào đó, chúng ta sẽ lại gặp lại nhau trên mảnh đất Việt Nam quê hương yêu dấu của chúng ta, để nhớ lại những kỷ niệm của thời xa xưa khi quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta thật sự hoàn toàn tự do.

John Nguyen – Nguyễn Hữu Nhân – California

Pháo thủ Nguyễn Hữu Nhân

Tiểu đoàn 181 Pháo Binh Sư Đoàn 18 BB

CŨNG TRONG NGÀY 20-4-1975 TẠI SÀI GÒN

Chúa Nhật 20.4.1975

Trong cuốn hồi ký Đất Nước Tôi được xuất bản vào năm 2003, vị thủ tướng cuối cùng của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết rằng: “Cũng chính ngày 20 tháng 4 nầy, trong lúc Cộng Sản Bắc Việt đang chặt tay, chặt chân để bóp cổ và chọc thủng bụng theo thế đánh mà bọn chúng thường rêu rao để tuyên truyền thì đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa đã “trảm thủ” miền Nam bằng một nhát gươm ân huệ. Thật vậy, sáng hôm ấy, Đại Sứ Martin đến gặp TT Thiệu. Sau khi Đại sứ Martin ra về thì một màn khói im lặng và bí mật bao phủ Dinh Độc Lập cho đến sáng hôm sau” (Nguyễn Bá Cẩn: Đất Nước Tôi, Hoa Hoa Press, Derwood, Maryland, trang 420)

Ngày Chủ Nhật 20 tháng 4 không chỉ có Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin mà còn có cả đại sứ Pháp Mérillon đến hội kiến với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập với mục đích thuyết phục ông từ chức để cứu vãn tình hình vì phe công sản dứt khoát không chịu thương thuyết với ông. Theo Frank Snepp và các tác giả của bộ “The Vietnam experience” thì Đại Sứ Mérillon vào gặp TT Thiệu trước Đại sứ Martin, tuy nhiên theo Oliver Todd thì ông đại sứ Pháp vào gặp TT Thiệu sau ông đại sứ Hoa Kỳ.

Oliver Todd cho biết vào ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mérillon đến Dinh Độc Lập một mình và nói chuyện thẳng với TT Thiệu. Đại sứ Mérillon nói rằng:

“Thưa Tổng Thống, tôi đến gặp Ngài tại vì tình hình đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Không còn vấn đề quân sự nữa”. TT Thiệu không trả lời và Đại sứ Mérillon nói tiếp: “Tôi thấy chỉ còn là vấn đề chính trị. Cần phải để cho một tiến trình dân chủ được khai triển”.

“Tổng Thống Thiệu ngồi nghe trong khi Đại sứ Mérillon tiếp tục trình bày gần như là độc thoại về những thực tế mà ông Thiệu dần dần bắt đầu hiểu. Đại sứ Mérillon nói rằng chính phủ chỉ còn nắm giữ được vài thành phố lớn nhưng ba phần tư lãnh thổ đã bị mất vào tay Cộng sản, rồi ông Đại sứ nói đến những mối liên lạc thân hữu giữa cá nhân hai người và cả giữa bà Thiệu và bà Mérillon nữa, ông kêu gọi đến trách nhiệm trước lịch sử, đến danh dự cá nhân và yêu cầu Tổng Thống Thiệu nên làm một sự hy sinh lớn lao cho dân tộc Việt Nam qua một sự thương thuyết không thể tránh khỏi để cho một vài quyền lợi nào đó còn có thể cứu vãn được.

“Tổng Thống Thiệu bắt đầu nói đến những tái phối trí cần thiết, về sự phản bội của Mỹ và tinh thần chủ bại của một số tướng lãnh. Rồi Tổng Thống Thiệu kết thúc cuộc hội kiếh bằng mộtn câu nói rất bình dân: “thôi, tới đâu hay tới đó” và ông Đại sứ ra về” (ghi chú: Oliver Todd: sách đã dẫn, trang 312)

Vào hồi 10 giờ sáng, đến lượt Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin vào gặp Tổng Thống Thiệu và cuộc gặp kéo dài trong một tiếng rưởi đồng hồ.

Đại sứ Martin trước hết trình bày với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về nhận định của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đối với tình hình quân sự hiện tại. Thực ra thì bản nhận định nầy đã được Frank Nepp, một chuyên viên phân tích tình báo (intelligence analyst) của CIA soạn thảo. Trong cuốn Decent Interval, Frank Nepp tiết lộ rằng ông đã được Polga, Giám Đốc CIA tại Sài Gòn ra chỉ thị phải “soạn thảo bản nhận định càng đen tối càng tốt chừng đó. Đại sứ Martin sẽ dùng bản nhận định nầy để thuyết phục ông Thiệu rằng đã đến lúc ông ta phải ra đi”

Đại sứ Martin đã đưa cho TT Nguyễn Văn Thiệu bản nhận định do Frank Nepp viết nguyên văn như sau:

“Với cuộc sụp đổ của các cuộc phòng thủ của quân đội của chính phủ quanh tỉnh lỵ Xuân Lộc và sự tiếp tục gia tăng tập trung quân đội của Cộng sản trong Vùng 3 Chiến Thuật cán cân lực lượng trong vùng chung quanh Sài Gòn hiện nay đã nghiêng về phía Bắc Việt và Việt Công. Mặc dù chính phủ vẫn còn có thể tăng viện cho một trong những mục tiêu có thể sẽ bị tấn công như Biên Hòa – Long Bình ở về phía Đông Sài Gòn, các tỉnh Long An, Hậu Nghĩa ở về phía Tây hay tỉnh Bình Dương ở về phía Bắc, tuy nhiên lực lượng của chính phủ sẽ không đủ sức mạnh để phòng thủ tất cả các mục tiêu nầy một cách hữu hiệu.Mặt khác về phía Bắc Việt và Việt công thì chỉ trong vòng ba hay bốn ngày, họ lại có đủ khả năng phóng ra những cuộc hành quân phối hợp trên mức nhiều sư đoàn vào tất cả những mục tiêu nầy. Như vậy thì chính phủ VNCH sẽ phải đối phó với một tình trạng mà trong đó Sài Gòn sẽ bị cô lập và sẽ không còn liên lạc được với bên ngoài chỉ trong vòng vài tuần lễ và có thể rơi vào tay của các lực lượng Bắc Việt – Việt Cộng trong vòng 3 hay 4 tuần lễ.

(Frank Nepp nói rằng ông muốn viết “chỉ vài tuần lễ” nhưng Polgar không muốn như vậy. Frank Nepp cũng cho biết thêm rằng sau khi ra đi, ông Thiệu vẫn còn để bản nhận định nầy trên bàn giấy của ông trong Dinh Độc Lập. Khi VC chiếm Sài Gòn, Văn Tiến Dũng đã lấy được bản nhận định nầy và đã cho đăng nguyên văn trong cuốn sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của ông ta (ghi chú: Frank Nepp: sđd, trang 382)

Sau nầy, trong một buổi tường trình với Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Mỹ vào ngày 22 tháng 1 năm 1976, Đại sứ Martin nói rằng ông ta đến gặp TT Thiệu “với tư cách cá nhân, ông ta không đại diện cho TT Gerald Ford, không đại diện cho Ngoại Trưởng Henry Kissinger và cũng không nói chuyện với tư cách là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa, ông chỉ nói chuyện với tư cách là một người đã từng quan sát tình hình ở Đông Nam Á từ bao nhiêu năm qua và cũng là một người mà trong hai năm qua đã bỏ ra nhiều thì giờ tìm hiểu tất cả ngọn ngành của các vấn đề quân sự tại Việt Nam”

Sau khi trình bày với TT Thiệu về nhận định đầy đen tối về tình hình trong một vài ngày sắp tới, Đại sứ Martin nói rằng ông không hề nói với TT Thiệu là ông ta phải từ chức, ông “chỉ trình bày với TT Thiệu một cách rõ ràng, chính xác và khách quan về nhận định của người Mỹ đối với tình hình hiện tại”

Đại sứ Martin nói rằng ông “nói với TT Thiệu, sau khi phân tích và so sánh lực lượng hai bên và nếu cả hai điều dồn lực lượng vào trận đánh cuối cùng thì các cân quân sự về phía VNCH rất bi quan. Kết luận của tôi là nếu Cộng sản quyết tâm đánh để tiêu diệt Sài Gòn thì Sài Gòn không thể cầm cự được hơn một tháng. Dù sự phòng thủ có khéo léo, dũng cảm và quyết tâm đến đâu chăng nữa thì cũng không thể kéo dài quá ba tuần lễ.

“Tôi nói, theo ý kiến của tôi thì Hà Nội muốn giữ Sài Gòn nguyên vẹn chứ không muốn Sài Gòn trở thành một đống gạch vụn khi họ chiếm đóng. Tuy nhiên không ai biết được một cách chắc chắn rằng Hà Nội sẽ không biến Sài Gòn thành bình địa nếu mà không có một sự thương thuyết nhằm vào việc đình chiến” (ghi chú: Graham Martin: Bản Điều Trần Tại Ủy Ban Ngoại Giao của Hạ Viện Hoa Kỳ tại Washington ngày 22 tháng 1 năm 1976)

ĐẠi sứ Martin nói trắng rằng đây là một việc mà chỉ có một mình TT Thiệu mới có quyền quyết định, tuy nhiên ông Đại sứ cũng “nhắc khéo” TT Thiệu là đa số người Việt Nam đều quy trách ông Thiệu là người phải chịu trách nhiệm trước sự thãm bại quân sự trong hơn một tháng qua, đa số người Việt Nam không tin rằng ông Thiệu còn có đủ khả năng lãnh đạo dất nước vượt qua cuộc khủng hoảng nầy và họ tin tưởng rằng nếu ông Thiệu ra đi thì việc thương thuyết với phe Cộng sản sẽ dễ dàng hơn.
Tổng Thống Thiệu hỏi Đại sứ Martin rằng nếu ông ra đi, liệu quốc hội Hoa Kỳ có thay đổi ý kiến mà bỏ phiếu chấp thuận viện trợ bổ túc cho VNCH hay không thì Đại sứ Martin trả lời rằng nếu cách đây vài tháng, việc đó có thể giúp VNCH có thêm vài ba phiếu tại quốc hội Mỹ, tuy nhiên đó là việc đã qua. Đại sứ nói thêm rằng “giả thử như quốc hội Mỹ chấp thuận viện trợ bổ túc cho VNCH đi nữa thì sự viện trợ đó cũng không thể đến kịp thời để thay đổi tình hình quân sự tại miền Nam”

Thật ra thì khoảng 10 ngày trước đó, vào ngày 10 tháng 4, TT Hoa Kỳ Gerald Ford trong một bài diễn văn được truyền hình trên toàn nước Mỹ đã cho biết rằng ông đã yêu cầu quốc hội cung cấp 722 triệu đô la viện trợ quân sự bổ túc cho VNCH theo đề nghị của Đại Tướng Frederick Weyand và còn xin thêm 250 triệu nữa để cung cấp thực phẩm, thuốc men và cứu trợ cho người tỵ nạn, tuy nhiên đề nghị đã bị Thượng Viện lúc bấy giờ do Đảng Dân Chủ kiểm soát ngâm tôm, không cứu xét.

Qua ngày 16 tháng 4, trong một bài diễn văn đọc trước “Hội Các Nhà Biên Tập Báo Chí Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Ediors), TT Ford đã lên án quốc hội bội ước không giữ đúng sự cam kết và nghĩa vụ trợ giúp cho VNCH trong khi Liên Xô và Trung Cộng lại gia tăng nổ lực viện trợ cho đồng minh của họ là Cộng sản Bắc Việt. Dùng ngôn từ của giới mộ điệu football, TT Ford nói rằng: “Tôi cảm thấy muốn phát bệnh khi mà trong hiệp chót (của trận football) nước Mỹ đã không có một nổ lực đặc biệt nào, không có một chút cam kết dù là nhỏ nhoi trong việc viện trợ kinh tế và quân sự mà VNCH cần phải có để có thể tránh được tình trạng bi thảm nầy”

Ngày hôm sau 17 tháng 4, Tiểu ban Quân vụ của Thượng Viện Hoa Kỳ do Đảng Dân Chủ kiểm soát biểu quyết không chấp thuận bất cứ viện trợ quân sự bổ nào cho VNCH, điều nầy có nghĩa là vấn đề viện trợ quân sự cho VNCH sẽ không còn được đưa ra cứu xét trước Thượng Viện Hoa Kỳ nữa.

Qua ngày 18 tháng 4, quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật về viện trợ quân sự tài khóa 1976 trên 3 tỷ đô la dành cho nhiều nước trên thế giới, nhưng trong số những quốc gia nhận được viện trợ không có VNCH. Như vậy có nghĩa là sau ngày 30 tháng 6 năm 1975, dù có còn tồn tại, VNCH cũng sẽ không còn nhận được một số tiền viện trợ nào dành cho quân sự nữa, không còn ngân khoản nào để mua súng đạn, nhiên liệu và cũng không còn để trả lương cho quân đội nữa.

Sau khi VNCH bị Cộng sản cưởng chiếm, Đại sứ Graham Martin đã điều trần với quốc hội rằng: “Tôi nói với TT Nguyễn Văn Thiệu rằng kết luận của tôi là dù các sĩ quan trong quân đội vẫn còn phải tiếp tục chiến đấu, nhưng gần như hàu hết các vị tướng lãnh của ông Thiệu đều tin rằng đó là một cuộc chiến vô vọng, trừ khi mà bên cạnh sự chiến đấu đó phải bắt đầu khởi sự tiến trình thương thuyết. Tôi nói với ông Thiệu rằng các tướng lãnh tin tưởng rằng tiến trình đó không thể nào được khởi sự trừ khi ộng Thiệu ra đi hoặc là ông Thiệu phải thực hiện ngay tiến trình thương thuyết đó với phe Cộng sản. Tôi nói tôi có cảm tưởng rằng nếu ông Thiệu không từ chức ngay tức khắc thì các tướng lãnh của ông buộc ông phải ra đi”

Sau khi Đại sứ Martin nói hết những điều cần nói. Tổng Thống Thiệu cam kết với ông Martin là ông “sẽ làm bất cứ những gì mà tôi nghĩ rằng có lợi nhất cho đất nước của chúng tôi.*123 (ghi chú: The Vietnam Experience, sđd, trang 136)



CHIẾN TRƯỜNG LẮNG DỊU TỪ 20-26-4-1975

Trong tuần lể từ 20 tới 26 tháng Tư, chiến trường tạm lắng dịu khi Bắc quân ngừng tiến quân để cũng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc tỗng tấn công vào Thủ Đô Sàigòn. Mười sáu sư đoàn quân chính qui BV đã có mặt tại Quân Khu 3, Vùng 3 Chiến Thuật, sẵn sàng cho ba mũi tấn công vào Sàigòn, cứ điểm trọng yếu cuối cùng của miền Nam tự do. Ngày 21 tháng Tư, trong một hy vọng mong manh Cộng Sản BV sẽ ngừng tấn công, chấp nhận một giải pháp hoà hợp hòa giải cho miền Nam Việt Nam, TT Thiệu từ chức, trao quyền theo hiến định cho Phó TT Trần Văn Hương, để lên máy bay Hoa Kỳ bay đi Đài Loan!! Nhưng CSBV trên đà chiến thắng đã không hề có một mảy may ý định thưong thuyêt nào khi quân lực miền Nam đang trên đà tan vở hoàn toàn, và đồng minh Hoa Kỳ hầu như quay mặt, phủi tay!

NGÀY THỨ 43 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC)

NGÀY 21-4-1975 TẠI SÀI GÒN

21.41975: Tổng Thống Thiệu Từ Chức

-Trong khi cuộc rút quân của lực lượng VNCH tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc đang diễn ra trên liên tỉnh lộ 2, thì tại Sài Gòn, vào sáng ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia với sự tham dự của các nhân vật sau đây: Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang. Ngoài các thành viên kể trên, còn có Trung tướng Nguyễn Văn Toàn ( Tư lệnh Quân đoàn 3), Trung tướng Nguyễn Văn Minh (Tư lệnh Biệt khu Thủ đô), Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình (Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia).
-Một ghi nhận đặc biệt là phiên họp không có mặt Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn, nhân vật đáng lý phải được thông báo và được mời dự. Theo lời của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn thì Tổng thống Thiệu không mời ông vì biết ông đã hai lần họp với các tướng lãnh và nghi ngờ ông vận động buộc Tổng thống Thiệu phải từ chức. Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuộc họp này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông báo quyết định từ chức và trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Giải thích cho sự ra đi của mình, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói rằng Hoa Kỳ muốn ông từ chức và dù ông có bằng lòng hay không thì nhiều tướng lãnh cũng muốn ông phải rút lui.

-19 giờ 30 ngày 21/4/1975, lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống đã diễn ra tại Dinh Độc lập và được trực tiếp truyền hình. Trong khi đó tại nhiều phòng tuyến thuộc Quân khu 3 chiến trận vẫn diễn ra giữa các đơn vị Quân lực VNCH và các sư đoàn Cộng quân.

Ngày Thứ Hai 21.4.1975 – TT NGUYỄN VĂN THIỆU TỪ CHỨC
NGÀY THỨ HAI 21 tháng 4/1975.
TT Thiệu Từ Chức.

Sau đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21 thánng 4, TT Thiệu mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm, cưu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng ông sẽ từ chức. Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước và nhận mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến cáo ông từ chức, tuy nhiên vì tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và ông cảm thấy rằng ông không còn có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được nữa cho nên ông phải từ chức. TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế.

Tuy nhiên, trong một cuộc tiếp xúc qua điện thoại tại San Jose, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho người viết biết rằng trong phiên họp tại Dinh Độc Lập sáng 21 tháng 4 năm 75, chỉ có ba người đó là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng Thống Trần văn Hương và ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ Tướng Chính Phủ. Ông Thiệu ngồi giữa, PTT Hương ngồi bên phải và ông Cẩn ngồi bên trái, không hề có cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm như trong các tài liệu khác đã nói. Theo ông Cẩn thì trong phiên họp nầy, TT Thiệu loan báo cho cụ Hương và ông biết rằng ông đã quyết định từ chức tổng thống VNCH và yêu cầu Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên thay thế ông theo đứng tinh thần hiến pháp 1967 (ghi chú: Mạn đàm qua điện thoại với cựu thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn tại San Jose, California, ngày 6/5/2002)

Trong cuốn hồi ký Đất Nước Tôi mới xuất bản gần đây, cựu thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết rõ hơn như sau:

“Sáng thứ Hai (21/4/75) tôi gọi điện thoại hỏi Đại Tá Cẩm, đổng lý Văn Phòng của TT Thiệu để bàn công việc khẩn cấp, toàn là những tin bất lợi mà tôi thu nhận được trong hai ngày cuối tuần vừa qua, từ quân sự cho đến ngoại giao, ngoại viện v.v.. Nhưng Đại Tá Cẩm cho tôi biết nhiều lần là TT Thiệu đang họp với PTT Hương. Đại Tá Cẩm cũng cho tôi biết là trong ngày Chủ Nhật hôm qua, Đại sứ Martin đến thảo luận với TT Thiệu về tình hình nguy ngập của miến Nam và hình như TT Thiệu sẽ lấy những quyết định tối ư quan trọng.

“Sau cùng vào lúc 11 giờ trưa ngày 21 tháng 4, tôi được mời gặp TT Thiệu. Đến nơi, tôi nhận thấy không phải chỉ Tt Thiệu mà còn có thêm PTT Hương. Phiên họp võn vẹn chỉ có ba người. TT Thiệu mở đầu là sau khi thảo luận với Đại sứ Martin, ông ta quyết định là từ chức và bàn giao trách nhiệm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa cho Phó TT Trần Văn Hương theo đúng hiến định. Việc TT Thiệu từ chức, ông ta cho biết, là đế xem quốc hội Hoa Ký có thay đổi lập trường của Uy ban quốc Phòng Thương Viện, tiếp tục quân viện cho Việt Nam để mở đường cho Hoa Kỳ và đồng minh thương lượng một một giải pháp chính trị mà phía Cộng sản Bắc Việt nhất quyết từ chối mọi cuộc thảo luận nếu TT Thiệu còn tại chức. Đúng là cả bạn lẫn thù đang ban cho miến Nam phát súng ân huệ cuối cùng. (ghi chú: Nguyễn Bà Cẩn, sách đã dẫn, trang 421)

Tuy cả hai ông Đại sứ Pháp Mérillon và Hoa Kỳ Martin đã thuyết phục TT Thiệu nên từ chức trong ngày Chủ Nhật nhưng TT Nguyễn Văn Thiệu cũng chưa có quyết định dứt khoát vì dường như ông vẫn còn chờ đợi thái độ của các tướng lãnh, ông vẫn còn chờ đợi xem các tướng lãnh có còn ủng hộ ông trong việc ngồi lại ghế tổng thống hay không.

Trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết vào năm 1984, cựu Tổng Thống Thiệu đã tiết lộ với ông rằng trước khi quyết định từ chức, ông đã mời các tướng lãnh đến Dinh Độc Lập để báo cho họ biết về cuộc hội kiến với đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước: “Ông Thiệu kể cho tôi (năm 1984) là hôm sau ngày gặp ông Martin, ông đã mời các tướng lãnh đến dinh Độc Lập-. Trong buổi họp ông cho họ biết về những chuyện Đại sứ Martin đề cập tới.Ông Thiệu nói nếu các tướng lãnh cho rằng ông là một chướng ngại vật cho hòa bình của đất nước thì ông sẽ từ chức. Không ai phát biểu gì cả. Thế là đã rõ họ không muốn cho ông ngồi ghế tổng thống nữa. Giữa lúc đó, ông tuyên bố từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay. (ghi chú: Nguyễn tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 389)

Như vậy có lẽ TT Thiệu đã tham khảo các tướng lãnh một cách bán chính thức trước khi quyết định từ chức và khi không còn được họ ủng hộ nữa, khi ông thấy rằng: “thế là đã rõ họ không muốn ông ngồi lại ghế tổng thống nữa” thì ông mới loan báo quyết định nầy với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm.

Frank Snepp, nhân viên CIA và cũng là tác giả cuốn Decent Interval tiết lộ rằng khi ông Thiệu nói chuyện với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (hay Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn) tại Dinh Độc Lập thì bộ phận nghe lén của CIA ở tòa đại sứ Mỹ nghe hết không sót một lời nào. Trùm CIA tại Sài Gòn là Thomas Polga sau đó đã ra lệnh cho phụ tá của ông là Thiếu Tướng Charles Timmes đến gặp Đại Tướng Dương Văn Minh ngay chiều hôm đó và hỏi thẳng ông Dương Văn Minh rằn nếu người Mỹ có cách loại ông Hương ra khỏi ghế tổng thống thì ông Minh có sẳn lòng đảm nhận chức vụ nầy để điều đình với Việt cộng hay không? Địa Tướng Minh gật đầu nhận lời, ông bày tỏ sự tin tưởng rằng ông có thể thuyết phục “phe bên kia” và ông nói với tướng Timmes rằng ông cần gởi ngay một địa diện của ông sang Paris để thương thuyết ngay với phe công sản. Nghe ông Minh nói như vậy, tướng Timmes liến mở cặp lấy ngay một ngàn đô la tiền mặt trao cho ông Minh để mua vé may bay cho người nầy. Frank Snepp chú thích thêm là ông Minh không hề gởi người nào sang Paris, không dùng đến số tiền nầy và cũng không trả lại cho người Mỹ. Frank Snepp cũng cho biết thêm là Đại sứ Martin không hề hay biết gì về việc CIA cho người tiếp xúc với Dương Văn Minh trước khi ông Thiệu từ chức. (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 395)

Chiều hôm đó, ông Thiệu triệu tập hội đồng An Ninh quốc Gia gồm có Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Binh, Tư Lịnh Cảnh Sát Quốc Gia, Thiếu Tướng Đăng Văn Quang, Phụ tá An Ninh, ngoài ra còn có thêm sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Văn toàn, Tư Lịnh Quân Đoàn III và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lịnh Biệt Khu Thủ Đô dù rằng hai nhân vật nầy không phải là thành viên của HĐANQG. Trong phiên họp nầy, Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng ông sẽ từ chức và ông sẽ loan báo việc nầy với quốc dân đồng bào vào tối hôm đó.

Theo cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, lúc đó đang giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn và không được mời dự trong phiên họp nầy, Đại Tướng Cao Văn Viên đã kể lại với ông rằng ông Thiệu nói: “Lý do thứ nhất mà ông từ chức là vì quân đội đưa ông lên ghế tổng thống năm 1967 thì bây giờ ông phải làm vừa lòng quân đội vì quân đội định đảo chánh. Lý do thứ hai là ông ta ra đi để Hoa Kỳ viện trợ trở lại cho Việt Nam Cộng Hòa”. Ông Thiệu không nói rõ tên người nào dự định đảo chánh nhưng theo lời Tướng Trần Văn Đôn thì lúc đó ai cũng nghi là ông ta, tuy nhiên ông minh xác rằng “sự thật không đúng vậy”. Ông Thiệu cũng cho mọi người biết rằng ông sẽ trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương như hiến pháp đã quy định và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đã nhận lời.

Cựu Đại Tướng cao Văn viên cho biết thêm: “Trong buổi họp ở Dinh Độc Lập ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu tuyên bố từ chức. Theo lời giải thích của Tổng Thông Thiệu, Hoa Kỳ muốn ông từ chức và dù ông có muốn hay không thì một số tướng lãnh trong quân đội cũng sẽ ép buộc ông phải ra đi. Ông hy vọng sự từ chức của ông sẽ đem lại hòa bình và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ giúp cho quân dội Việt Nam Cộng Hòa. Theo hiến pháp, ông nhường chức lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Cuối cùng, Tổng Thống Thiệu mong muốn quân đội, Cảnh sát quốc Gia ủng hộ vị tân tổng thống”.(ghi chú: Cao Văn Viên: sách đã dẫn, trang 219)
Chiều ngày 21 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh sài Gòn lien tục đọc thông cáo khẩn cấp của Phủ Tổng Thống mời tất cả các vị nghị sĩ và dân biểu, các thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện và các vị giám sát trong Giám Sát Viện đến Dinh Độc Lập dự phiên họp đặc biệt váo tối hôm đó, tuy nhiên thông báo không nói rõ lý do của phiên họp nầy. Đúng 7 giờ rưởi tối hôm đó, Tổng Thống Nguyễn Văn thiệu đã nói chuyện với đại diện cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng toàn thể quốc dân đồng bào trong gần 2 tiếng đồng hồ và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc.
Tổng Thống Thiệu trình bày các diễn tiến từ Hiệp Đinh Paris 1973 đến việc cộng sản leo thang chiến tranh năm 1974, việc Cộng sản chiếm Phước Long mà không gặp phản ứng nào từ phía Hoa Kỳ để rồi từ đó tấn chiếm Ba Mê Thuột mở đầu cho sự thất thủ miền Cao Nguyên, miền Trung và Duyên Hải. Ông Thiệu lên án đồng minh Hoa Kỳ không giữ lời hứa tiếp tục viện trợ cho VNCH và ông nói rằng:
“Người Mỹ từ chối giúp đở cho một nước đồng minh, bỏ rơi một nước đồng minh như vậy là một điều vô nhân đạo. Các ông để cho chiến sĩ của chúng tôi chết đuối dưới làn mưa đạn của địch. Đó là hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo”
TT Thiệu nói thêm rằng: “Người Mỹ thường hãnh diện họ là những kẻ vô địch bảo vệ cho chính nghĩa và lý tưởng tự do trên thế giới và sang tới năm (1976) họ sẽ ăn mừng kỷ niệm 200 năm lập quốc, liệu người ta còn có thể tin tưởng vào những lời tuyên bố của người Mỹ hay không?”. quay sang tình hình quốc nội, ông Thiệu nói rằng: “Tại một vài nơi, quân đội của chúng ta đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng tôi cũng phải nhìn nhận rằng có một vài cấp lãnh đạo quân đội, không phải tất cả, đã tỏ ra hèn nhát. Tôi có thể tiếp tục nhiệm vụ tổng thống để lãnh đạo cuộc kháng chiến tuy nhiên tôi không còn có thể cung cấp vũ khí đạn dược (vì người Mỹ đã cúp viện trợ) để cho quân đội tiếp tục công cuộc chiến đấu. Nhân dân có thể ghét tôi và họ cho rằng tôi sẽ là một chướng ngại vật cho hoa bình và do đó tôi chỉ còn một giải pháp duy nhất, đó là từ chức”.

Ông Thiệu nói rằng ông từ chức không phải vì áp lực của đồng minh, cũng không phải vì những khó khăn về quân sự do Cộng Sản gây nên. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo một số cường quốc trên thế giới thường tự hào là họ đã vượt qua được sáu, bảy hay mười cơn khủng hoảng và sau nầy đã viết hồi ký tự đề cao mình như những bậc anh hùng, như những chính khách vô cùng lỗi lạc, nhưng trong 10 năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam, từng năm, từng tháng, từ ngày, từng giờ ông Thiệu đã đương đầu với mọi khó khăn như lá số tử vi của ông đã nói rõ.
Ông Thiệu kết luận rằng:

“Tôi sẳn sàng nhận lãnh sự phán xét và buộc tội của đồng bào nhưng sự sống còn của cả một dân tộc không có thể mang ra mặc cả như con cá ở ngoài chợ. Tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ”. Sau đó ngừng một giây đồng hồ, ông Thiệu nói tiếp “Theo hiến pháp, người thay thế tôi là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương”.

Sau khi dứt lời ông Nguyễn Văn Thiệu bước xuống mời Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên tuyên thệ nhậm chức. Trong bài diễn văn ngắn ngủi, tân Tổng Thống Trần Văn Hương nhắn nhủ với quân đội:
“Chừng nào các anh em còn tiếp tục chiến đấu, bao giờ tôi cũng đứng tôi cũng sẽ đứng bên cạnh các anh em. Đất nước chúng ta đang rơi vào cơn thảm họa nhưng ước vọng quý giá nhất của tôi là sẽ được đóng góp xương máu và chia xẻ mọi gian nguy của các anh em ở chiến trường. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.
Sau đó cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngồi vào ghế của Phó Tổng Thống và tân tổng thống ngồi vào ghế của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước đó để nghe Đại Tướng Cao Văn Viên đọc nhật lệnh cho quân đội tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu và Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình kêu gọi các lực lượng cảnh Sát tiếp tục nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự trên toàn quốc.

Trong khi lễ bàn giao đang diễn ra tại Dinh Độc Lập, các đơn vị cuối cùng còn lại của sư Đoàn 18 và các đơn vị tang viện bắt đầu di tản ra khỏi thị trấn Xuân Lộc sau khi đã chiến đấu vô cùng anh dũng chống lại một lực lượng chính quy Bắc Việt đông gấp năm lần trong hơn hai tuần lễ. Khi cụ Trần Văn Hương nhậm chức tổng thống thì quân Cộng sản đã tiến về tới Biên Hòa và bộ máy của cơ quan tình báo Mỹ CIA cùng tình báo của Pháp cũng như Đại sứ là ông Jean-Marie Mérillon đã bắt đầu hoạt động ráo riết để đưa cựu Đại Tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần Văn Hương nhằm thương thuyết với Cộng Sản.

Trong khi đó thì từ Hà Nội, Ban Bí Thư Đảng đã gửi điện văn số 316-TT/TW ngày 21 tháng 4 năm 1975 cho tất cả các chi bô Đang chỉ thị về việc chọn lựa cán bộ để tiếp thu Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Chỉ thị nầy nói rằng ưu tiên dành cho các cán bộ quê ở miến Nam, nếu trường hợp thiếu thì mới dùng cán bộ miền Bắc. Ngoài ra chỉ thị nầy cũng ra lệnh phải điều động cán bộ khẩn trương để sớm đi nhận nhiệm vụ. Chỉ thị nầy do Lê văn Lương, Ủy viện Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức đảng ký tên. (ghi chú: Văn kiện Đảng: trang 291-293)

Cũng trong ngày 21 tháng 4, Tố Hữu thay mặt cho Ban Bí Thư gởi bức điện văn số 178 gởi cho “Anh Bảy” Phạm Hùng, “Anh Sáu Mạnh” Lê Đức Thọ và Thường Vụ Trung Ương Cục về những chỉ thị của Bộ Chính Trị trong công tác tiếp quản thành phố Sài Gòn bao gồm 156 mục tiêu quân sự, 122 mục tiêu chính trị và hành chánh, 103 mục tiêu kinh tế v.v.. Chỉ thị nầy dài 7 trang giấy tuy nhiên chỉ là những chi tiết về việc tiếp thu các cơ quan tại Sài Gòn và quan trọng nhất là việc thành lập một Ủy Ban Quân Quản tại Sài Gòn-Gia Định cũng như là những ủy ban quân quản của 11 quận đô thành. Chỉ thị cũng chú trọng đến việc tổ chức ngay các đội quân cảnh, các đội cảnh sát, các đội tự vệ nhân dân ở địa phương để giữ gìn an ninh trật tự, quản lý bọn ngụy quân, ngụy quyền, phát hiện bọn phản động lẫn trốn và trấn áp bọn phản cách mạng hiện hành. Bản chỉ thị không hề đả động gì đến chuyện thương thuyết hay hòa hợp hòa giải với thành phần thứ ba thứ tư nào cả. (ghi chú: Văn kiện Đảng: trang 294-299)

CÙNG NGÀY 21-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUÂN KHU III - XUÂN LỘC

Ngày 21.04.75 Long Khánh mất

Tác giả/Nhân vật: Hồ Đinh 

Chiến tranh VN đã kết thúc từ 32 năm về trước, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho QLVNCH đang chiến đấu, phải buông súng vào giữa trưa 30-4-1975. Tất cả những sự kiện lịch sử của một thời loạn lạc, xáo thịt bằng nồi da của chính đồng bào mình, nay ngó lại, có khác gì ta đang ngồi xem một vở bi hài kịch rất tàn nhẫn vô duyên, ngắn ngủi, nên mở màn và kết thúc một cách vội vàng.

Nhưng làm sao quên được hỡi trời ? nhất là đối với những người trong cuộc, bất kể là dân hay lính, những ai được mắt thấy tai nghe, là nạn nhân hay thân quyến, phải sống trong địa ngục hãi hùng sau ngày ngưng bắn 1-5-1975, trong cảnh ngày đêm lúc nào cũng chiết điếng, qua tiếng dọa thét, đập cửa xét nhà, bắt tội phạm của công an, cán bộ VC. Ðó là chưa nói tới những khuôn mắt dã man cầm thú của chúng, thể hiện bản chất tàn ác gớm ghê, mà mới đây toàn thể nhân loại, mới nhận diện đích thực, qua tấm hình “lịch sử”có một không hai, diễn lại cảnh VC bóp họng Linh Mục Nguyễn Văn Lý, trước cái gọi là Tòa Án.

Ðọc “Kẻ ở lại Thạch Hào” của thi hào Ðỗ Phủ đời Ðường, từ những câu thơ “chiều trú xóm Thạch Hào. Ðên nha lại bắt người. Ông già vượt tường trốn. Bà già ra cửa dòm… Van rằng có con trai.Nghiệp Thành đều đi thú. Một đứa gửi thư nhắn. Hai đứa vừa chết trận… Trong nhà không còn ai… ” Cũng đủ cho chúng ta hình dung lại khúc phim những ngày chinh chiến, trong đó nói lên thân phận của người trai thời tao loạn của cả hai miền Nam-Bắc VN, ai cũng cùng chung cảnh khổ, có khác chăng là khác ở chỗ bị cưỡng bức tại miền Bắc và tự nguyện thi hành bổn phận quân địch tại VNCH.

Tại xứ Chùa Tháp, bộ mặt ác quỷ của Cộng Sản Quốc Tế qua Khmer Ðỏ xuất hiện sớm hơn VNCH 13 ngày. Lúc đó, thủ đô Nam Vang có hơn 2 triệu dân chiến nạn, từ khắp nơi chạy về. Cũng vì quân lực nước này quá yếu, nên vào những ngày cuối cùng, không thể bảo vệ được cho đồng bào mình, khiến họ bị Polpot giết hại thảm thê. Cuối cùng Mỹ phải bỏ rơi phi trường Pochentung dưới mưa pháo, cuốn cờ siêu cường cùng với tổng thống Lon Nol chạy trối chết bằng máy bay ra biển, mới toàn mạng.

Ngày 17-4-1975, trên đường vào thủ đô, Polpot tàn sát dã man dân Cam Bốt, đến nổi cả xứ Chùa Tháp vang danh thế giới, qua những hình ảnh “các cánh đồng xác người (the killing fields) “… Trong đợt tàn sát này, Polpot gần như thủ tiêu hết thành phần trí thức của đất nước mình, nên chúng ta cũng không lấy làm lạ, khi thấy Cộng Ðồng Người Miên tị nạn trên đất Mỹ, rất ít khoa bảng, trí thức.

Trong khi đó tại VNCH, mặc dù gần nữa quân lực VNCH tại hai quân đoàn I và II tan rã sau cuộc lui quân vào những ngày đầu tháng 4-1975. Nhưng sau đó, những đơn vị còn lại của QLVNCH đã cũng cố và lấy lại tinh thần. Họ đã chiến đấu rất anh hùng và bạt mạng, coi cái chết nhẹ tợ lông hồng, dù ai cũng biết đó là giờ thứ 25, chết không có tiền tử tuất, bị thương thì ráng mà cắn răng trăn trở với vết thương… Ðiều này cho thấy gần hết những người đi chiến đấu tại Miền Nam VN, không vì tiền Mỹ mà đánh giặc thuê cho Mỹ… như nhiều người trước đây đã hiểu lầm.

Chính Họ dã đem xác thân mình ngăn tănk đỡ pháo khắp các mặt trận long trời lở đất tại Khánh Dương, Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy, Long An, Tay Ninh, Hậu Nghĩa và Sài Gòn.

Tóm lại không có những người bạt mạng kiêu hùng của QLVNCH liều chết, bảo vệ cho đồng bào, cho Mỹ, cho các tai to mặt lớn trong chính quyền và quân đội… có cơ hội leo lên máy bay hay tàu thuyền đi Mỹ vào những ngày cuối tháng 4-1975… Không có QLVNCH, chính phủ Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ cho bất cứ người VN nào nhập cảnh nước mình, ngoại trừ vợ con lính Mỹ. Do đó sẽ chẳng bao giờ có những tên tuổi lừng lẫy người Việt, đã và đang được báo chí nhắc nhớ, nhất là tại tiểu bang CA, 

những doanh nhân thành công tới mức có thể ngự trong những biệt thự trị giá hằng triệu mỹ kim trong khu vực thung lũng sang trọng Evergreen. Tại các thành phố lớn khác như Houston (TX), Wesminster (CA), San Francisco (CA), New York (NY)… nơi nào người Việt cũng rất thành công moi mặt… Nói chung, qua cái hào quang của QLVNCH, mới có được những nhân vật nổi tiếng của Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS như Triệu Phát (Frank Jao), theo tờ Orange County Register ngày 30-9-2006, mới đầu tư buôn bán với VC 10 triệu đô la, để mở một công ty công nghệ thông tin tại Hà Nội và một công ty chế biến thực phẩm tại Sài Gòn. Ngoài ra còn có Trần Thái Vân, Hubert Võ, Nguyễn Quốc Lân, Andy Quách, Tạ Ðức Trí, Andrew Nguyễn, Thuy Pham Remmele, Mina Nguyễn, Nguyễn Văn Hạnh, Ðinh Trường Hân, Huỳnh Phước Ðương, Lê Duy Loan, Dương Nguyệt Ánh… tất cả dược vang danh ngày hôm nay tai Hoa Kỳ, đều là người Việt tị nạn Cộng Sản, có liên hệ tới QLVNCH. Sau rốt là Dụng Trung, cũng là một thuyền nhân vào được Mỹ nhờ có cha là Dụng Văn Ðối, cựu quân nhân VNCH. Trung được nhắc nhiều trên các tờ báo Mỹ như Forbes, Fianancial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle và trong tác phẩm “The American Dream” của Dan Rather, vì là một trong những người Mỹ gốc Việt có được tài sản kếch xù, khi bán công ty On Display của mình cho tập đoàn Vignette với giá 1 tỉ 8 USD.

Ngày nay ai cũng biết hết những thành tích của QLVNCH, qua thời gian tồn tại suốt 20 năm máu hận (1955-1975) giữa biền thù trời lệ, giặc ngoài, giặc trong, giặc đâm sau lưng chiến sĩ… Mới đây, trong tác phẩm “55 days of the fall of South Vietnam”, tác giả Alan Dawson, có nhắc tới tiểu đoàn còn lại của Nam VN, chừng 600 người, giữa trùng vây của Bắc Việt, sau khi QLVNCH được lệnh rút bỏ Xuân Lộc. 

Chuyện có thật nhưng Alan viết sai dữ kiện, vì giờ chót rút quân, không có một đơn vị nào, kể cả Nghĩa quân, bị buộc ở lại để bảo vệ Xuân Lộc, lúc đó không còn giá trị chiến lược, vì Bắc Việt đã tìm đường khác để tiến quân về Sài Gòn. Ðơn vị bị kẹt lại là Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 43, SD 18BB, do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế làm Tiểu Ðoàn Trưởng. Trong suốt những ngày tử chiến tháng 4-1975, TD2/43/18 có nhiệm vụ đóng trên Núi Thị, ngoại ô thị xã Xuân Lộc, để bảo vệ dàn pháo của Su Ðoàn. Khi Tướng Lê Minh Ðảo, tư lệnh Mặt Trận Long Khánh, nhận lệnh của Bộ Tổng Thanm Mưu QLVNCH, qua lệnh trực tiếp của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3, ngay tại mặt trận, “BỎ LONG KHÁNH”và triệt thoái tất cả các đơn vị đang chiến đấu, gồm SD18BB, Tiểu Khu Long Khánh, Lữ Ðoàn1 Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân… thì Tiểu Ðoàn 2/Trung Ðoàn 43/SD18BB là đơn vị cuối cùng, trong cuộc rút quân, vì còn có nhiệm vụ đánh nghi binh, chận đường, để giúp đại quân an toàn trở về cõi sống, nên bị thiệt hại nặng nề. Còn luật sư Nguyễn văn Chức thì dựa vào tài liêu của Hoàng Cơ Thụy và Frank Snepp, nên nói trực thăng tới bốc 4 tiểu đoàn còn lại của SÐ18BB, trong đó có Tướng Tư Lệnh Lê Minh Ðảo, Ðại Tá Trung Ðoàn Trưởng TrÐ43/18 là Lê Xuân Hiếu, đang bị 40.000 bộ đội Bắc Việt tràn ngập. 

Thật sự trong cuộc lui quân, từ tướng xuống tới hàng binh sĩ, không có ai được trực thăng tới bộc về, mà tất cả đều hành quân bộ. Lúc các cánh quân VNCH, hầu hết đã về gân như an toàn tại Bình Giả, Phước Tuy, thì TD2/43’ 18BB, chỉ một mình còn trong biển giặc như Alan Dawson mô tả. Sự thật là vậy đó, các nhân chứng như tướng Ðảo, các Ðại Tá Lược, Lến, Hiếu. Dũng, Công… của SD18), Ðại Tá Phạm Văn Phúc-Tỉnh Trưởng Long Khánh, Trung Tá Ðính, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, các Tiểu Ðoàn Trưởng thuộc SD18BB, có tham dự trận đánh và cuộc lui quân như Nguyễn Phúc Sông Hương, Ý Yên-Phan Tấn Mỹ, Ðại Uý Lê Sơn, Chi Ðoàn Trưởng Thiết Ðoàn 5 Kỵ Binh, các Thiếu Uý Ðặng Phúc (Biệt Ðội Quân Báo), Ngô Gia Hậu (Phóng Viên), Nguyễn Hào (Phòng 3.SD)… và nhất là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2/TrD43/SD18BB, người từ cõi chết trở về, vào tù tại Bắc Việt và tới Mỹ qua diện HO… đều là những nhân chứng sống, có đủ tư cách, để nói và viết những sự thật lịch sử.

Tóm lại, đến giờ này, sự đau đớn nhất của người Lính Miền Nam, là thấy cái thân phận bọt bèo của chính mình, cứ bị đem ra mổ xẻ rao bán, bởi những người không hề biết gì về thực chất của đời lính, dù họ có là lính. 

Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, câu chuyện sử gia số 1 của nước Mỹ là giáo sư Joseph J.Ellis, tại Ðại Học Mount Holyoke, vừa bị nhà báo Walter V. Robinson, lột mặt nạ trong bài báo “Professors past in doubt”, đăng trên tờ Boston Globe ngày 18-6-2001, về những đề tài có liên quan tới Chiến tranh VN và sự Ellis dù ở trong quân đội Mỹ nhưng chỉ ngồi dạy học ở Hoa Kỳ, nên đã mao tôn cương, khi viết trận đánh không có đại bàng. Mới đây là bài học thất cử của ứng cử viên tổng thống Mỹ, thượng nghị sĩ John Kerry, cũng do chính khẩu nghiệp, đã làm hại thân mình. Việt Cộng và những kẻ lừa đảo ngòi bút, đã đến lúc phải đối mặt với những tra vấn của lương tâm, trong cuộc chiến VN vừa qua, vì cuộc chiến đấu thần thánh của QLVNCH, trách nhiệm bảo vệ quê hương, trong đó có SD18BB,LD1Dù,BDQ,DPQ và NQ Long Khánh… vào những ngày cuối tháng 4-1975, là câu chuyện lịch sử, trong dòng sinh mệnh của Dân Tộc Hồng Lạc, miên viễn sẽ không bao giờ bị phủ nhận của bất cứ một ai, qua thời gian hay miệng lưỡi nào, kể cả những lỗ miệng có gan có thép, nhổ ra nuốt vào của bọn văn công giặc cộng.

Tuần trước, cựu Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, Tư Lệnh SÐ18BB, cánh chim đầu đàn của Mặt Trận Long Khánh tháng 4 năm 1975, sau chuyến công tác tại Úc, trở lại Nam CA trước khi về nhà ở miền Ðông Mỹ. Ông tâm sự với những đồng đội cũ “nói gì thì nói, niềm sung sướng nhất của tôi bây giờ là có dịp gặp lại các chiến hữu ngày xưa, để cám ơn họ đã cùng với sát cánh tử chiến với giặc Hồ tại mặt trận Xuân Lộc”. Ðời của những người lính già là thế đó, dù cho họ có mang cấp bậc nào chăng nữa, thì ước nguyện cuối cùng của người lính Miền Nam, cũng chỉ hướng về đồng đội, chiến hữu mà thôi. Tóm lại chiến sử trên, tuy không lật ngược được tình hình của đất nước lúc đó nhưng ít ra cũng giúp cho đồng bào có thêm thời gian di tản ra nước ngoài, tránh được những thảm họa, mà những người ở lại phải nhận chịu sau ngày 1-5-1975.

+ SƯ ÐOÀN 18BB VÀ CÁC ÐƠN VỊ TĂNG VIỆN, TỬ CHIẾN VỚI CỘNG SẢN QUỐC TẾ TẠI XUÂN LỘC THÁNG 4-1975 :


Sau khi Sài Gòn thất thủ, ngày 2-5-1975 Peter Kahn chủ bút Wall Street Journal, giải báo chí Pulitzer, đã viết bài truy điệu Nam VN đăng trên báo này “Quả thật sau cùng, quân lực VNCH đã rã ngũ vì tuân theo lệnh của tổng tư lệnh quân đội lúc đó, là tổng thống Dương Văn Minh. Nhưng đó không phải là một quân lực hèn nhát hoặc vô dụng, vì có một vài phần tử quan quyền đào ngũ chạy theo Mỹ. Sự thật, quân đội VNCH rất vững mạnh và chiến đấu dũng cảm khắp các mặt trận, đăc biệt là từ mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị, Kon Tum, Bình Ðịnh và An Lộc. Ðó là một quân đội xứng đáng được biết ơn, ca tụng vì đã giữ được từng mảnh đất quê hương, trước cuộc xâm lăng của Cộng sản quốc tế, trong nhiều năm qua. Và cuối cùng vào những tuần lễ chót của tháng tư, khi người Mỹ đã chấp nhận đầu hàng giặc, thì người Lính VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu khắp nơi, và mặt trận XUÂN LỘC đã trở thành mồ chôn tập thể của những kẻ xâm lăng, bạo tàn. Nhờ vậy, một số người, VN lẫn Mỹ mới có cơ hội trốn chạy ra ngoại quốc, thoát được cảnh tù đầy địa ngục, chốn nhân gian cùng khốn tận tuyệt của cõi đời, khi rợ Hồ từ miền Bắc vào Nam làm chủ. Một số it này, hiện nay, dù đã cuối đời nhưng vẫn không giữ nổi khi phách và danh phận của đấng trượng phu, tướng lãnh, trí thức, khi đã quay lưng phản bội dân tộc, bôi mặt hợp tác với giặc, để dầy xéo thêm nỗi đau tận tuyệt của đồng bào mình trong suốt 30 năm quốc hận, đối lấy chút hư danh cặn thừa trong vũng bùn ô uế xã nghĩa. Ðây là những hình nộm nói tiếng người, hằng ngày được VC bêu xấu trên báo chí, để miệng đời bôi bác rủa trù, chẳng những riêng chúng, mà lây xấu tới con cái dòng họ.

Tháng tư ở Long Khánh, trời thường đổ những cơn mưa rào như trút nước, nhiều lúc lính đang hành quân trong rừng, có cảm tưởng như mình đang lênh đênh bơi trong biển khổ của cuộc đời. Và tháng tư năm 1975, trời hình như biết trước cơn bão táp của miền Nam, nên đổ mưa rất sớm. Trong mưa có gió, nên khiến cho cả thị xã Xuân Lộc, đỏ ối một màu vì xác hoa phượng vĩ ven đường, bị gió mưa dồn dập.

“… đêm nay Xuân Lộc, vầng trăng khuyết
như một vành tang trắng đất trời
chân theo quân rút, hồn ta ở
nghe nước La Ngà cuồn cuộn trôi
… em ơi tiếng tắc kè thê thiết
gọi giữa đêm dài quá lẽ loi
chân bước, nửa hồn chinh chiến dục
nửa hồn Xuân Lộc, gọi quay lui… “’
(thơ của Nguyễn Phúc Sông Hương).

Xuân Lộc là chiếc nôi đầu đời, mà người lính Tiểu Ðoàn 1, Trung Ðoàn 43 Biệt Lập, của Ðại uý Ngô Văn Diệp, từ miền xa cao nguyên Di Linh, tới hành quân và tru đóng vào giữa tháng 4-1964, coi như là đơn vị tiền phương thành lập Sư Ðoàn 10 bô binh vào ngày 16-5-1965, gồm ba Trung Ðoàn biệt lập, kỳ cựu của quân lực VNCH là Trung Ðoàn 43, 48 và 52.Trung Ðoàn 43 bộ binh thoát thai từ Trung Ðoàn 404 thành lập tại Phan Thiết ngày 1-8-1954, trước khi biệt lập, trực thuộc SD5 khinh chiến, từng tham dự các chiến dịch Ðinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ… tại Nam Phần vào năm 1955.
Trung Ðoàn 48 bộ binh thoát thai từ Trung Ðoàn 203 bộ binh, gồm các tiểu đoàn 47, 702 và 52. Sau đó cải thành Trung đoàn 48 bộ binh, thuộc Sư Ðoàn 16 khinh chiến, gồm các Trung Ðoàn 46, 47 và 48. Năm 1958 qua đợt cải tổ, SD16 khinh chiến bị bãi bỏ, các Trung Ðoàn 46,47 và 48 trở thành biệt lập. Sau này, Trung Ðoàn 47 bô binh cùng với Trung Ðoàn 43 qua nhiều lần hoán đổi đơn vị, để trực thuộc SD23 bộ binh, cuối cùng Trung Ðoàn 46 thuộc SD25BB, Trung Ðoàn 47 thuộc SD22 BB.
Theo tinh thần Sự Vụ Văn Thư số 00326 ngày 6-3-1963, quyết định thay đổi danh hiệu mới cho Trung Ðoàn 32 ( nguyên Trung đoàn 101 BB với tiểu đoàn 5 (1/32), 13 (2/32) và 511 (3/32), của SD21Bộ Binh, trở thành Trung Ðoàn 48 Biệt Lập. Còn Trung Ðoàn 48 củ, đổi danh hiệu là Trung Ðoàn 32, trực thuộc SD21 Bộ Binh.

Riêng Trung Ðoàn 52 được thành lập ngày 1-12-1954 tại Ðệ 1 Quân Khu, gồm các Tiểu Ðoàn 54 BVN, 704 và 713. Về sau, đổi danh hiệu là Trung Ðoàn 54 Biệt lập, trú đóng tại Ðà Nẳng. Ngày 14-2-1968, tướng Wheeler, chủ tịch Liên quân Mỹ,khi trả lời với báo chí,trong cuộc điều trần trước Hạ Viện Mỹ, là sáng nay tướng Westmoreland có báo, là đã tới thăm Trung Ðoàn 54 biệt lập, đóng ở phía nam Ðà Nẵng, để chúc mừng và tưởng thưởng cho Họ vì đã chận đứng được Sư Ðoàn 2 Bắc Việt, trong mưu toan chiếm Ðà Nẳng, vào Tết Mậu Thân. Còn Trung Ðoàn 135 Ðịa Phương, đóng tại Gia Ðịnh, trở thành Trung Ðoàn 52 Biệt Lập, sau đó Trung Ðoàn này trực thuộc SD18BB.

Hai tiểu đoàn nổi tiếng nhất của SD18/BB là TD2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế và TD1/52 của Ðại Uý Huỳnh Văn Út, nhiều lần được vinh danh trước quân đội, vì thiện chiến và là đơn vị bắn cháy nhiều xe tăng của Bắc Việt tại trận địa. Năm 1974, hai chiếc T54 và PT76 của Bắc Việt, bị hai đơn vị trên bắn cháy, được kéo về làm kiểng trước sân Dinh Ðộc Lập, sau khi mất nước, mới bị VC phi tang. Ngoài ra, các Tiểu Ðoàn 1/52 & 1/48 và nhất là TD3/52 của Thiếu Tá Phan Tấn Mỹ (Nhà văn Ý Yên) đã vang danh trong những ngày tử chiến tại Xuân Lộc vào tháng 4-1975.

Từ tháng 6-1965, các Trung Ðoàn 43, 48 và 52 đều có thêm Tiểu Ðoàn 4, nhưng tới tháng 2-1971, các Tiểu Ðoàn 4 đều bị giải tán và quân số được nhập vào các Tiểu Ðoàn còn lại. Về chiến thuật, Trung Ðoàn 43 là thành phần lưu động của Sư Ðoàn cũng như giữ Long Khánh-Xuân Lộc, Trung Ðoàn 48 trách nhiệm Chiến Khu D (Phước-Bình-Thành), còn Trung Ðoàn 52 có doanh trại tại Ðồi Phượng Vỷ, trên núi Chứa Chan, ở Ngã Ba Ông Ðồn (Gia Ray) Nhưng về sau, tình hình chiến cuộc gia tăng, nên các Trung Ðoàn thay phiên nhau trong các vùng trách nhiệm.

Sư Ðoàn 10 BB sau đổi thành SD18BB vào ngày 1-1-1967 qua đề nghị của Tư lệnh lúc đó là Chuẩn tướng Ðổ Kế Giai. SÐ mang phù hiệu Nỏ Thần, đang lướt trên hai nền màu xanh da trời đậm và lợt, tượng trung cho bước chân của lính trong cõi mông mênh cùng tận, mà Nguyễn Cộng Trứ khi đề cập tới chí nam nhi, đã viết : “tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, làm cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng”. Từ năm 1965-1969 qua các tư lệnh như Ðại Tá Nguyễn Văn Mạnh (16/5/1965-10-8-1965), Chuẩn Tướng Lữ Lan (10/8/1965-15/9/1966), Ðại Tá Ðỗ Kế Giai (15/9/66-20/8/69), trong giai đoạn này, Sư Ðoàn 18BB bao vùng Khu 31 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và Ðặc Khu Vũng Tàu, thuộc Vùng III Chiến Thuật. Từ ngày 20-8-1969 tới 4-4-1972, tư lệnh là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, vì bị Quân Ðoàn III, chia chặt thành từng mãnh, tăng phái khắp nơi, dưới quyền của các SD5 và 25 BB, nên binh sĩ có mặc cảm là đơn vị trừng giới, khiến cho SD18BB, bị xếp hạng chót trong bảng xép hạng đơn vị thuộc QLVNCH…

Cá sống nhờ nước, lính chiến đấu giỏi khi gặp được cấp chỉ huy tài ba, can trường, thương lính và trên hết phải biết lội với lính trước súng đạn… Ngày xưa, qua huyền thoại, điển tích và sách vở, ta biết giai nhân cùng danh sĩ, như có duyên nợ với nhau từ tiền kiếp. Dương Chí Hoán đời Ðường, nổi danh nhờ một ca kỹ hát bài Lương Châu Từ của mình. Tô Ðông Pha làm giúp một bài phú cho ca nhi Triệu Vân, mà lấy được một người vợ tài hoa ý hợp nhưng cảm động hơn hết, có lẽ là Giang Châu Tư Mã-Bạch Cư Dị (772-846), trong một đêm mưa rơi tầm tả, tiễn bạn trên Bến Tầm Dương, tình cờ gặp lại người ca kỹ năm nào nổi danh tài sắc chốn Trường An, qua một bản đàn tuyệt diệu, Danh Sĩ đã cảm hứng viết Trường Ca “Tỳ Bà Hành” cổ kim bất hủ.

Trong đời binh nghiệp cũng vậy, suốt cuộc chiến VN, những nguời lính nhảy dù, biệt kích, thủy quân lúc chiến, biệt động quân… được đồng bào miền nam thân thương quen gọi là các thiên thần, bởi vì hầu hết các đơn vị trên đã có nhiều cấp chỉ huy tài ba can trường. Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa… luôn hòa mình với thuộc cấp của mình tại các tiền đồn hẻo lánh, bên những đơn vị nghĩa quân, cảnh sát dã chiến,xây dựng nông thôn và địa phương quân tại chiến trường. Nhờ vậy hai tỉnh Chương Thiện-Bình Thuận, bị Cộng sản quậy phá nhiều nhất, lại là hai địa phương an ninh hạnh phúc cho tới 30-4-1975. 

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) dù bị lịch sử phán xét thế nào cũng kệ nhưng rõ ràng nhất, ông là một cấp lãnh đạo can đảm, biết chia xẻ gian lao, máu lệ với người chiến sĩ đang lăn xả trong bom đạn sa trường nguy hiểm nhất, ngay lúc trận tuyến chưa im tiếng súng, tại Quảng Trị, KonTum, An Lộc, Bình Ðịnh… Tương tự, những người lính Nỏ Thần Miền Ðất Ðỏ, đã tao phùng-kỳ ngộ với một cấp chỉ huy năng động, thích hợp với những lính biệt lập 43,48 và 52 đã từng bị đầy ải khắp mọi miền đất nước, đâu có khác gì các Ðơn Vị Biệt Ðộng Quân Biên Phòng, Biệt Lập, không biết ai là Cấp Chì Huy tối cao của mình. Ðây cũng là một trong những yếu tố then chốt, đã vực dậy một Ðại Ðơn Vị sắp quỵ vì quá nản phiền. Nhờ đó mà SD18BB từ đội đít, lần lần dọc ngang và cuối cùng, đứng ưỡn ngực với các Ðơn Vị khác của Quân Lực trong bảng xếp hạng cuối đời.

Ngày 4-4-1972, Ðại Tá Lê Minh Ðảo làm Tư Lệnh SD18BB, thế Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ. Gọi là Sư Ðoàn Trưởng cho oai, chứ lúc đó quân số còn lại của SD18BB vỏn vẹn chỉ có DD18 Trinh Sát, DD48 Trinh Sát và 1 Tiểu Ðoàn của Trung Ðoàn 48BB. Tất cả lính của Sư Ðoàn từ Thiết Ðoàn 5 kỵ binh, Trung Ðoàn 43, 48, 52 đều bị Quân Ðoàn III xử dụng, tận góc biển chân mây, khiến cho Tư Lệnh SD18BB lúc đó, thật ra còn thua Tiểu Ðoàn Trưởng, vì trong tay không còn một đơn vị nào thuộc về mình., để chỉ huy xử dụng.

Khởi sự từ con số không, Tướng Ðảo, một sĩ quan thường bị cười nhạo là hành chánh vì quẩn quanh chỉ làm quận trưởng, tỉnh trưởng. Nhưng đó là một nhận xét có ác ý ganh tỵ, vì qua kinh nghiệm lịch sử cận đại VN, không thiếu gì những vị tá, tướng… một đời lăn xả ngoài trận mạc, vẫn không được đời xưng tụng là tài giỏi. Ðể chứng minh người thật việc thật, tri hành phải hợp nhất, qua việc hành sử lúc ban đầu, với số đơn vị ít ỏi trong tay, đã biết khôn khéo, cũng như bỏ cái quan niệm “lính chính quy-lính bảo an’, trong việc phối hợp hành quân cùng các Ðơn Vị Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân và Bình Ðịnh Xây Dựng Nông Thôn, kể cả Cảnh Sát Dã Chiến (Lúc đó toàn là chủ lực quân biệt phái hay thuyên chuyển về gần nhà)… tại các Tiểu Khu Long Khánh, Phước Tuy, nên chỉ một thời gian ngắn đã bình định xong vùng này. Rồi thì lần lượt Quân Ðoàn III, trả lại các Trung Ðoàn cơ hữu của SD18BB cho tướng Ðảo. Lúc đó,Trung Ðoàn 52BB, đang hành quân tại Bình Long, Trung Ðoàn 48BB trách nhiệm giữ nhà, nên chỉ còn Trung Ðoàn 43 của Trung Tá Lê Xuân Hiếu, cùng tư lệnh là Ðại Tá Ðảo, xông pha hầu hết các miền đất dữ của VC lúc bấy giờ, dẹp tan chiến khu Chà Rầy, Trung Lập, Củ Chi để giải vây cho quận Trảng Bàng. Tiếp đến, Trung Ðoàn 43 và Tướng Ðảo lại vào Bến Súc, Dầu Tiếng, giải vây Ðồn Ðiền Michelin, giữ được con đường huyết mạch từ Bình Dương-Bến Cát, mà trong trận Mùa hè đỏ lửa 72, quân tiếp viện của ta sử dụng để vào An Lộc.

Tới cuối tháng 6-1972, SD5BB của Tướng Lê Văn Hưng, tuy vẫn giữ vững An Lộc nhưng đã bị tổn thất nặng nề, nên được điều động ra khỏi trận địa. Các đơn vị tăng phái của Vùng 4 CT như SD21BB, Trung Ðoàn 15/SÐ9BB… cũng được trả về bản địa. Do trên, Quân Ðoàn III, sau khi hoàn lại đủ quân số cho Tướng Ðảo, đã điều động toàn bộ SD18BB vào An Lộc, phối hợp với Liên Ðoàn 5 Biệt Ðộng Quân của Trung Tá Ngô Minh Hồng, chiếm lại toàn vẹn lãnh thổ Bình Long. Tháng 12-1972, sắp đến ngày ký Hiệp Ðịnh Paris, nên VC lại ồ ạt dành dân chiếm đất, vì vậy QDIII giao Bình Long-An Lộc cho Biệt Ðộng Quân và sử dụng SD18BB như một đơn vị Tổng Trừ Bị của Quân Ðoàn. Thời Trung Tướng Phạm Quốc Thuần thay Tướng Nguyễn Văn Minh làm Tư Lệnh QDIII, ngày 7-11-1973 đã cho tái lập lại Lực Lượng 3 Xung Kích, trước sau vẫn do Chuẩn Tướng Kỵ Binh Trần Quang Khôi, là một trong những tướng lãnh tài ba, anh hùng của QLVNCH chỉ huy. Ðại đơn vị này có bảng cấp số tương đương với một sư đoàn bộ binh nhưng về hỏa lực có phần hùng mạnh hơn vì được phối hợp tác chiến giữa bộ, thiết giáp và pháo binh., gồm 3 Chiến Ðoàn Thiết Giáp 315,318 và 322. Các Chiến Ðoàn đều tổ chức giống nhau, gồm 1 Tiểu Ðoàn BDQ, 2 Chi Ðoàn Thiết Vận Xa 113, 1 Chi Ðoàn Chiến Xa M48, 1 pháo đội cơ động 105 ly gắn trên xe M548 và 1 Trung Ðội Công Binh. Ðây là đơn vị trừ bị thứ 2 của QDIII, sau ngày ký hiệp định Ba Lê năm 1973. Từ đó chiến cuộc càng ngày càng tàn khốc, Bắc Việt ngoài số bộ đội có sẵn được Mỹ cho ở lại, còn có nhiều sư đoàn khác cũng ào ạt vào Nam, vì đường mòn Hồ Chí Minh coi như đã bị bỏ ngõ, tấn công khắp mọi nơi nhưng dữ nhất vẫn là những địa danh sát nách Sài Gòn như Ðịnh Quán, Củ Chi, Tam Giác Sắt, Phước Tuy… hầu hết những vùng trên đều thuộc trách nhiệm của SD18BB. Tóm lại, từ năm 1972 tới đầu năm 1975, SD18BB dưới quyền của Tướng Lê Minh Ðảo, gần như xông pha trăm trận, nên đã hy sinh rất nhiều quân nhân các cấp. Nhờ vậy mà người lính Nỏ Thần đã trưởng thành trong khói lửa, quân kỳ của Sư Ðoàn được gắn nhiều anh dũng bội tinh, mang giây biểu dương màu quân công bội tinh, nhờ niềm hãnh diện đó, dân và lính miền đất đỏ, đã đánh một trận cuối cùng với giặc tại Xuân Lộc, vừa rửa hận cho Dân-Nước, vừa lưu danh ngàn đời trong Việt Sử, chống ngoại xâm do Bắc Việt mang từ Nga-Tàu về.

Tháng 4-1974, Thượng Viện Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho Nam VN. Tại chiến trường, Bắc Việt xé bỏ hiệp ước vừa ký tại Ba Lê năm 1973, tấn chiếm Thường Ðức và Trại Tống Lê Chân. Ngày 9-8-1974, Nixon từ chức tổng thống vì vụ Watergate mang theo hẹn hứa giúp VNCH xuống mồ, vì Ford lên thay không bao giờ đếm xỉa tới., hoặc có muốn giúp miền Nam, thì nói cũng chẳng ai nghe, vì ông không phải là vị tổng thống do dân bầu lên theo luật định.

Trước tình hình hỗn độn chính trị tại Mỹ,Bắc Việt tấn công và chiếm tỉnh Phước Long nhưng Hoa Kỳ vẫn im lặng, còn Ford theo B.Paulmer trong “The 25 th year war “năm 1984, đã tuyên bố là Hoa Kỳ dứt khoát không can thiệp vào chiến tranh VN. Thế là Hà Nội hồ hởi xâm lăng Miền Nam.
Ngày 10-3-1975 đánh thành phố Ban Mê Thuột. Ngày 14-3-1975 rút bỏ cao nguyên bằng Liên tỉnh lộ 7, Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên. 

Ngày 20-3-1975 bỏ Huế, Quảng Trị. 

Nói chung hai cuộc lui quân, làm hàng trăm ngàn đồng bào vô tội, gia đình binh sĩ, chết và bi thương thảm thiết vì hỏa lực của Cộng sản, bắn nhắm vào những người dân lánh nạn, trong đó phần lớn là người già, đàn bà, trẻ thơ vô tội. 

Tổng thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên… chỉ một phút quyết định ngắn ngủi tại Cam Ranh đã làm mất 2/3 lãnh thổ, hủy diệt một nửa lực lượng quân lực tinh nhuệ của VNCH, trong đó có các Ðại đơn vị ưu tú như SD Dù, Thủy Quân Lục Chiến, SD1,23 BB và các Liên Ðoàn BDQ… Như vậy sau ngày 2-4-1975, Quân Ðoàn 1 mất hẳn, QD2 chỉ còn Ninh Thuận-Bình Thuận, nên sáp nhập vào Quân Ðoàn III. Phan Rang-Phan Thiết và Xuân Lộc, trở thành vùng hỏa tuyến, vì là cửa ngỏ ( quốc lộ 1 & 20), để Bắc Việt vào Sài Gòn.

Ðể tấn công Long Khánh & Xuân Lộc, Cộng sản quốc tế Bắc Việt, tung vào chiến trường Quân Ðoàn 4, gồm 3 Sư Ðoàn 6, 7 và 341 và Sư Ðoàn 7 Việt Cộng, do tướng Bắc Việt là Hoàng Cầm và Hoàng Thế Thiệp chỉ huy. Về VNCH, ngoài SD 18 BB với các Trung Ðoàn 43 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Ðoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công, Trung Ðoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, Thiết Ðoàn 5 của Trung Tá Nguyễn văn Nô, Tiểu Khu Long Khánh của Ðại Tá Phạm văn Phúc và các Ðơn vị tăng phái như Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù của Trung Tá Nguyễn văn Ðỉnh, đặc biệt là Tiểu Ðoàn 82 BDQ, thuộc LD24BDQ, của Thiếu Tá Vương Mộng Long, từ Quảng Ðức, Lâm Ðồng di tản về Xuân Lộc… cùng với các SD 3,4 và 5 Không Quân, kể luôn các đơn vị Truyền Tin, Công Binh., đả đánh với quân xâm lăng Cộng sản quốc tế, một trận để đời, như các trận Chí Lăng, Bạch Ðằng, Chương Dương, Xuân Kỹ Dậu, Rạch Gầm Xoài Mút, mà tổ tiên ta đã lưu lại nghìn đời muôn kiếp cho con cháu sau này, trong dòng sử Việt…

Ngày nay đọc những trang sử trong cũng như ngoài nước, từ người thương cho đến kẻ thù Việt Cộng, kể cả bọn ăn cơm quốc gia thờ Hồ tặc, tất cả đều hớn hở hoặc cúi mặt, kính chào và ngưỡng mộ, cuộc chiến đấu thần thánh của người lính VNCH, trong lúc đất nước đã tận tuyệt, gần hết cấp lãnh đạo tối cao cõng vợ con và vàng bạc chạy theo Mỹ để cầu sinh, giữ chức. Giữa giờ thứ 25, trong lúc bên ngoài thì Ðồng Minh phản bội, bên trong đầy rẩy bọn trí thức, cha-sư, đầu hàng giặc Cộng, toa rập trù dập và đâm sau lưng người lính trí mạng.

Trong “Ðại thắng mùa xuân”, Văn Tiến Dũng, tổng tư lệnh bộ đội Cộng sản Bắc Việt, đã thú nhận rằng “Mặt trận Xuân Lộc vô cùng ác liệt và đẫm máu ngay từ ngày đầu tiên. Các sư đoàn 6,7,341 của ta, dù đã tấn công nhiều lần vào thành phố Xuân Lộc, nhưng nhiều lần đều gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung Ðoàn 43 địch, nên bị tổn thất nặng nề. Các đơn vị pháo của ta, đã sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dược dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép bị bắn cháy… “, còn D.Todd người ký giả Pháp thân cộng, trong tác phẩm “Cruel April, the fall of Sai Gon”, đã viết “tinh thần binh sĩ tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt, các đơn vị Dù và BDQ đã đến, đường Sài Gòn được thông. Các Sĩ quan QLVNCH đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác và nhanh chóng. Tình trạng chiến đấu của họ, gần giống như lúc còn quân đội Mỹ yểm trợ… ”

Như vậy qua hai lời phê phán trên, ta biết mặt trận Xuân Lộc vô cùng ác liệt và tinh thần chiến đấu của người lính VNCH dũng mãnh phi thường. Ðược như vậy, trước hết theo lời của tướng Lê Minh Ðảo, tư lệnh Sư Ðoàn 18 BB cũng là Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh Xuân Lộc từ ngày 8-4-1975 tới ngày 20-4-1975, đó là tinh thần của người lính quyết tâm chiến đấu tới cùng, vì từ trên xuống dưới không một ai đào ngũ hay bỏ theo giặc. Thứ hai do ta chủ động trận địa và sau rốt là tinh thần binh sĩ ổn định, khi thấy gia đình mình đã được di tản về hậu phương an toàn tại Biên Hòa.

* CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC *


Chiến trường Xuân Lộc gồm 3 mặt trận chính : Mặt trận Ngã ba Túc Trưng,, thành phố Xuân Lộc và Khu vực Núi Chứa Chan-Gia Ray. Do nắm được tình hình chính sự, biết chắc khi Phan Thiết-Lâm Ðồng thất thủ, Bắc Việt sẽ xuyên qua QL1 và 20 để về tấn chiếm Sài Gòn. Do trên Xuân Lộc sẽ là chiến địa đẫm máu. Biết như vậy, cho nên tướng Ðảo sớm chuẩn bị trận địa để chờ. Trườc hết, khuyến khích dân chúng có phương tiện, nên về lánh nạn binh lửa ở Biên Hoà hay Sài Gòn. Ðồng thời cho di chuyển trại gia binh, bệnh viện, thương bệnh binh cùng các phòng sở chuyên môn về hậu cứ tại Long Bình, làm một đầu cầu tiếp vận từ Trung ương tới Chiến trường. Tại Long Khánh, tướng Ðảo cho sửa sang tất cả các phòng tuyến trong cũng như ngoài thị xã, đào giao thông hào khắp nơi, để chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Chiếm lại tất cả các vị trí cao quanh Xuân Lộc, để quan sát địch từ mọi hướng. Ðem tất cả pháo dấu trong các vị trí đào sẵn, một số câu lên núi Thị và giao cho TD2/43 cuả Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế bảo vệ, chỉ để lại 2 khẩu cho Tiểu Khu Long Khánh và 2 khẩu khác cho Chiến Ðoàn 43 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, trong thị xã Xuân Lộc sử dụng mà thôi. Lại đặt ba bộ chỉ huy Sư Ðoàn, một tại Xuân Lộc, một tại Tân Phong và một trên núi Thị có TD2/43 bảo vệ. Tất cả các Bộ Tư Lệnh Hành Quân, đều giống nhau, được thiết kế đầy đủ máy móc truyền tin kể cả đài siêu tầng số. Trong số này, BTL/HQ trên núi Thị giao cho Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, TDT/TD2/43 trách nhiêm, như một đài liên lạc giữa Tướng Ðảo và Quân Ðoàn cũng như các cấp tại Trung Ương, nhờ máy móc siêu tần đặt trên núi cao nên rất mạnh. Ngoài ra, nhờ có ba BTL/HQ nên tướng Ðảo để di chuyển liên tục, tránh phao địch. Về Truyền Tin của Ta cũng rất tài giỏi, nhờ thế nên đã bắt và giải mã được tần số của giặc, gần như biết trước lệnh tấn công của các đơn vị Bắc Việt, nên đã tránh được rất nhiều tổn thất. Riêng bộ tham mưu của SD18BB lúc đó gồm có : Tướng Lê Minh Ðảo là tư lệnh SD, Ðại Tá Lê Xuân Mai tư lệnh phó, Ðại Tá Huỳnh Thao Lược – tham mưu trường SD, Ðại Tá Hứa Yến Lến ố tham mưu phó hành quân tiếp vận và Ðại Tá Dương Phun Sang ố chánh thanh tra SD…

Theo tất cả các cấp chỉ huy thuộc SD18BB còn sống, hiện đang ở Mỹ, hầu hết ai cũng xác nhận một sự thật rất quan trọng, đó là khi quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Xuân Lộc, thì Tướng Lê Minh Ðảo đang có mặt tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của SD18BB tại căn cứ Long Bình và chỉ một vài giờ sau đã bay vào biển máu bom đạn và xác người tại trận địa Xuân Lộc. Trong lúc đó, đại úy Nguyễn Khiêm, trưởng ban ba của TrD43/18 vì công vụ cũng có mặt tại Long Bình và chính Tướng Ðảo đã ra lệnh cho phi công chiếc C&C của TL, chở ông ta vào BTL/HQ tại Tân Phong.

Bốn ngày đầu chưa có Lữ Ðoàn 1 Dù tăng viện nhưng Chiến Ðoàn 43 và các Tiểu Ðoàn Ðịa Phương Quân thiện chiến của TK Long Khánh, cùng TD82 BDQ vẫn giữ được Xuân Lộc. Từ ngày 12/4/75, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù của Trung Tá Ðỉnh tăng viện, đảm trách mặt trận Gia Ray-Chứa Chan, nên tướng Ðảo đã dùng Trung Ðoàn 48 và Thiết Ðoàn 5 kỵ binh, làm lực lượng tiếp ứng khắp nơi. Cũng theo tướng Ðảo, trong trận Long Khánh, chỉ có cứ điểm Ngã Ba Túc Trưng, do Chiến Ðoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng trấn giữ, là khó khăn và ác hiểm nhất nhưng quân ta dù lực lượng ít ỏi so với quân biển người của Bắc Việt, vẩn anh dũng chống cự. Oanh liệt nhất là trận Ðồi Móng Ngựa, chỉ có hai đại đội của TD3/52 do Thiếu Tá Phan Tấn Mỹ, tức nhà văn nổi tiếng Ý Yên làm Tiểu Ðoàn Trưởng, đã giữ vững vị trí từ ngày 10-4 tới 15-4-75, qua nhiều đợt tấn công biển người, cấp Trung Ðoàn của SD6 Bắc Việt. Trận tử chiến trên Ðồi Móng Ngựa cũng như hai trái bom con heo tại Dầu Giây Túc Trưng, đều là những huyền thoại đẹp nhất trên những trang cận sử vừa nở hoa vừa loang đỏ máu, mà sau này mỗi khi đọc tới, chắc ai cũng không thể ngăn nổi giọt nước mắt muộn màng, để khóc tủi cho những người lính trận năm nào, đã vì ai mà xả thân không tiếc hận.

Ðánh mãi không lấy được Xuân Lộc, Văn Tiến Dũng điều động Trần văn Trà thay Hoàng Cầm nhưng chiến trường vẫn không thay đổi. Do đó Trà một mặt để SD7 VC ở lại cầm chân SD18 BB và Dù tại Xuân Lộc, mặt khác tấn công biển người vào các vị trí của Chiến Ðoàn 52, mở một đường máu từ Túc Trưng xuyên qua Biên Hòa, đối mặt với các Ðơn Vị phòng thủ của Lực Lượng 3 Xung Kích, của tướng Trần Quang Khôi. Riêng Chiến Ðoàn 52 của Ðại Tá Dũng, tuy bị tổn thất gần 1/2 quân số, nhưng cuối cùng vẩn mở được đường máu Từ ngả ba Túc Trưng về Biên Hòa.

+ HAI TRÁI BOM DAISY CUTTER VÀ CUỘC LUI QUÂN CỦA SD18 :


Trong “Ðứa con cầu tự”, ông Nguyễn Cao Kỳ nguyên Thiếu tướng QLVNCH, cựu tư lệnh Không quân, cựu chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, cựu phó tổng thống VNCH từ 1967-1971, có viết rằng chính ông ta là nhân vật đã ra lệnh sử dụng bom con heo tại mặt trận Xuân Lộc. Ai cũng biết từ sau năm 1972, ông Kỳ đã là một tướng lãnh bị phế thải, ngồi chơi xơi nước, trong tay “không quân, không đơn vị”. Cũng từ đó cho tới ngày 29-4-1975 bay trốn ra biển để tới Mỹ hưởng vinh hoa phú quý, tướng Kỳ ngoài việc trồng khoai mì tại đồn điền riêng ở Khánh Dương-Khánh Hòa, thì gần hết thời gian quý báu còn lại của một tướng lãnh, chỉ lăn vùi trong rượu chè, mạt chược, đá gà và bar-bung gái vợ. Như vậy, sức nào để ra lệnh cho KQ đánh bom, một sự kiện quan trọng bậc nhất của an ninh quốc phòng quốc gia VNCH, lúc đó chỉ có chính Tổng Thống, Thủ Tướng và Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH mới có thẩm quyền quyết định.

Bom Daisy Cutter, còn được gọi là bom con heo hay tiểu nguyên tử, có chiều dài và chièu cao gần tương đương với lòng chiếc vận tải cơ C130, trọng lượng là 7 tấn, gồm vỏ bọc và khối thuốc nổ 15.000 cân Anh TNT. Bom dùng mở bãi đáp cho cấp sư đoàn hay lộ quân trong bất cứ địa thế nào. Với con người, bom có tầm sát hại trong vòng bán kính 5 dặm Anh, hút hết dưỡng khí, làm cho người bị chết ngạt. Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, Mỹ có để lại cho VNCH chừng 10 trái nhưng không có ngòi nổ. Trong trận Xuân Lộc, truyền tin của Bắc Việt gần như bị ta giải mả hết, nên nhờ đó mà Bộ tư lệnh của SD18BB đều biết trước. Nhờ vậy đã kịp thời xin không quân hay pháo binh, bắn hay giội bom vào các vị trí của địch hay xe tăng một cách vô cùng chính xác. Ngày 15-4-75, khi tướng Ðảo nhận tin vị trí của Chiến đoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, từ Ngã ba Túc Trưng xuống tới Dầu Giây, bị hai sư đoàn Bắc Việt 6 và 341 tràn ngập, nên đã xin tướng Nguyễn văn Toàn, tư lệnh QD3, trình Bộ TTM, sử dụng bom con heo, để ngăn chận và giải cứu Chiến đoàn 52. Do trên, trong ngày 15-4-1975, Bộ TTM đã dùng vận tải cơ C130A thả 2 trái bom khổng lồ này, xuống vị trí của Bắc Việt, từ Túc Trưng về tới Dầu Giây, khiến cả một quân đoàn Bắc Việt, gồm người, tăng, pháo như rối loạn trong ba ngày liền vì có quá nhiều thương vong. Vì Hà Nội la làng, Mỹ vi phạm hiệp định ngưng bắn, dùng bom nguyên tử và trở lại VN, nên Hoa Kỳ đã chở số bom con heo còn lại về Mỹ.

Ngày 16-4-1975, phòng tuyến tại Phan Rang vở, các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Pham Ngọc Sang, Ðại Tá Nguyễn Thu Lương và hầu hết các sĩ quan cao cấp trong Bộ tư lệnh tiền phương của QD3, vì đi bộ với lính (dù có máy bay), và Ðại Tá Lương, lúc đó đả cùng với các tiểu đoàn Dù về tới Cà Ná, nhưng ông cũng đã trở lại tìm hai tướng Nghi-Sang, nên đã bị giặc Cộng bắt giữa chốn ba quân. 
May mắn nhất vẫn là tướng Trần văn Nhựt,Tư lệnh SD2 BB đang tham chiến tại mặt trận, nhờ lanh lẹ, nên leo L19, chạy kịp xuống tàu hải quân, đậu trong vịnh Ninh Chữ, sau đo cũng là một trong nhiều tướng lãnh tới Mỹ sớm. 

Ðêm 19-4-1975, Bình Thuận-Phan Thiết mất và Bình Tuy ngày 20-4-1975. Như vậy các tuyến phòng thủ trên QL1 và 20, dẫn về Long Khánh gần như khai thông. Tướng Nguyễn Văn Toàn vì không muốn Xuân Lộc, lúc đó lại trở thành một Ðiện Biên Phủ hay Khe Sanh, giữa trùng vây của hơn mấy vạn quân Bắc Việt như trước. Hơn nửa, khi Trần Văn Trà thế Hoàng Cầm, đã dùng SD7 Bắc Việt cầm chân quân ta, còn Lộ quân 4 thì tìm đường khác tại Ngã ba Túc Trưng về Biên Hoà. Ở đó, chỉ có Lực lượng 3 Xung Kích của tướng Khôi, cùng Trung Ðoàn 8 /SD5BB tăng phái, nên không đủ quân chống giữ. Do trên tướng Toàn đã xin Bộ Tổng Tham Mưu, chấp thuận bỏ Xuân Lộc, rút toàn bộ lực lượng đang chiến đấu tại đây gồm SD18BB, TK Long Khánh, Lữ Ðoàn Dù, BDQ về Phước Tuy, giữ Biên Hòa-Sài Gòn, và đã được chấp thuận, dù lúc đó, quân ta còn đầy đủ đạn pháo và tinh thần chiến đấu. Tại Gia Ray-Chứa Chan, Lữ Ðoàn Dù-BDQ-Thiết Ðoàn 5 và Trung Ðoàn 48/18 đang gom SD7 Bắc Việt vào rọ, để tiêu diệt.

Theo tướng Ðảo, thì vào lúc 9 giờ sáng ngày 20-4-1975, tướng Toàn thân hành bay trực thăng vào BTL.SD18BB tại chiến trường Xuân Lộc, ban lệnh RÚT QUÂN, BỎ LONG KHÁNH của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tới Tướng Ðảo và CUỘC RÚT QUÂN hoàn toàn bằng đường bộ, không có ai được máy bay tới chở về. Quan trọng hơn hết, tất cả đều đi, không có 600 quân nào của Trung Ðoàn 43, do Ðại Tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại bán mạng, như một vài người đả vin vào tài liệu Mỹ, viết sử. Cảm động vô cùng, là khi Lữ Ðoàn 1 Dù của Trung Tá Ðỉnh rút quân, đồng bào công giáo ở các xã Bảo Ðịnh, Bảo Toàn, Bảo Hòa… đã đồng loạt rút theo, làm cho cánh quân này vì phải bảo vệ đồng nào tị nạn, nên bị thiệt hại nhiều nhất.

Ngay khi nhận được lệnh, trong ngày 20-4-1975, tướng Ðảo ra lệnh cho Lữ Ðoàn 1 Dù, tấn công tới tấp SD7 VC để nghi binh. Trên núi Thị, rút hết pháo, chỉ để lại 2 khẩu cho Tiểu Ðoàn 2/43 bắn cầm chừng, làm giặc không biết đâu mà mò. Cuộc lui quân, bắt đầu, lúc 8 giờ đêm 20-4-1975, bằng Liên Tỉnh lộ 2, Tân Phong-Long Giao-Bà Rịa. Ðây cũng là một quyết định táo bạo, đồng thời cũng là một yếu tố bất ngờ mà Bắc Việt không bao giờ đoán nổi. Vì Liên tỉnh lộ 2 dài khỏng 40 km, từ khi quân Ðồng Minh rút, đường đã bị bỏ hoang và trở thành căn cứ địa cuả các lực lượng du kích tỉnh cũng như Trung Ðoàn 33 chính quy Bắc Việt. Theo kế hoạch lui quân, Trung Ðoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công mở đường. Cánh 2 là đoàn cơ giới, pháo, chiến xa Thiết đoàn 5 của Trung Tá Nô. Ðặc biệt tướng Ðảo, đã mang trả lại cho QD3 hai khẩu đại pháo 175 ly cho mượn, có tầm bắn xa trên 30 km, đặt trên xe xích. Tất cả lực lượng này do Ðại Tá Hứa Yến Lến, tham mưu phó hành quân SD 18BB chỉ huy. Ðơn vị kế tiếp là DPQ và NQ Long Khánh của Ðại Tá BDQ. Phạm văn Phúc, Tỉnh trưởng Long Khánh. Cánh quân này, trong lúc rút bị đụng nặng, làm Trung Tá Tiểu Khu Phó tử thương. Còn Ðại Tá Phúc bị bắt và giải ngay ra Bắc, (chịu nhiều năm tù khôc hận như các cấp Sĩ quan/QLVNCH sau ngày 30-4-1975.)

Tướng Ðảo đi bộ với cánh quân Trung Ðoàn 43 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, hiện ở Oregon. Và cuối cùng là Lữ Ðoàn 1 Dù đoạn hậu. Theo kế hoạch lui quân, Tiểu đoàn 2/43 của Thiếu tá Chế từ Núi Thị xuống sẽ đi trước Lữ Ðoàn Dù, nhưng vì trục trặc chiến thuật, nên cuối cùng lại trở thành đơn vị cuối khi rời Long Khánh. Tóm lại cuộc lui quân coi như thành công, nhờ có tổ chức, kế hoạch và trên hết, chính tướng Ðảo cũng như tất cả các đơn vị trưởng từ Tỉnh Trưởng Phạm văn Phúc, Trung tá Ðỉnh, Lữ Ðoàn trưởng Dù… đều đi bộ và tác chiến như lính. Thử hỏi sao không đạt được chiến thắng ?.

+ NGƯỜI VỀ TỪ ÐỊA NGỤC :

Tiểu Ðoàn Trưởng TD2/Trung Ðoàn 43/SD18BB là Nguyễn Hữu Chế, xuất thân từ khóa 13, sĩ quan trừ bị Thủ Ðức. Từ năm 1972 khi Ðại Tá Ðảo, về làm tư lệnh SD18BB, thay tướng Thơ, lúc đó Trung Úy Nguyễn Hữu Chế ở TD2/43 nhưng sau những chiến công rền vang khắp các mặt trẩn từ Chà Rầy-Trung Lập, tới Tam Giác Sắt-An Ðiềm, chỉ trong 1 năm, đã được vinh thăng ngay tại mặt trận, Ðại Uý rồiThiếu Tá và giữ TDT.TD2/43 là một đơn vị cùng với TD1/52 của Ðại Uý Út, là hai đơn vị kiệt hiệt nhất của SD18BB.

Theo lời Thiếu Tá Chế, thì trong đêm lui quân 20-4-1975, lệnh hành quân ghi rõ : kể từ 12 giờ đêm, TD2/43 sẽ trở về hệ thống liên lạc của sư đoàn. Tiểu đoàn sẽ di chuyẻn trước, sau đó là Lữ Ðoàn 1 Dù, theo lộ trình về hướng Ðức Thanh-Bà Rịa. Lệnh là vậy nhưng thực tế vô cùng khó khăn, vì khi Lữ Ðoàn 1 Dù, cho lệnh TD2/43 trở về với hệ thống của sư đoàn 18BB, thì lúc đó đã 3 giờ sáng. Tiểu đoàn liền cho lệnh gom quân các tiền đồn về, trong đó có Trung Ðội Biệt Kích hoạt động tận núi Ma, cho nên tới 5 giờ sáng mơi hoàn tất việc thu quân. Vì vậy khi xuống núi Thị, thì trời đã rạng đông. Tiểu đoàn tiếp tục di chuyển theo lộ trình rút quân, gần tới Căn cứ Long Giao, lúc đó đã 7 giờ sáng, thì Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Ðoàn Trưởng TrD52/18, bay trên chiếc C&C của Tư Lệnh, chuyển lệnh của Tướng Ðảo, ra lệnh cho TD2/43 phải hủy bỏ lộ trình củ như lệnh hành quân ban đầu và phải băng rừng, chuyển hướng về Long Thành, vì Bắc Việt đã phát giác SD18BB lui quân, mà đơn vị cuối cùng là TD2/43 nên ra lệnh cho SD7 VC phải truy sát cho tận tuyệt.Thật ra, lúc đo cũng còn một vài toán Ðịa Phương Quân và nghĩa Quân, lạc đàn chạy theo. Nhưng trong tình cảnh hiểm nguy đó, làm sao biết được ai là bạn hay thù, hoặc có thể VC đã theo kíp họ, nên TD 2/43 đã tìm cách đổi hương, để giữ mạng.

Khi rời núi Thị, quân số của TD2/43, kể cả tăng phái trong đó có nhiều SQ,HSQ, và binh sĩ Pháo Binh,hơn 600 người. Ngoài Hậu cứ của TD2/43 đã di chuyển trước với cánh quân của Trung Ðoàn, Bộ Chỉ Huy TD ngoài TDT Chế, còn có TDP là Ðại Uý Nguyễn Tấn Chi (Khóa 12 SQTB/TD), Trung Úy Võ Kim Thạch (DDT/DDCH), Trung Uý Nguyễn Văn Hào (DDT/DD1), Trung Uý Võ Văn Mười (DDT/DD2), Trung Uý Nguyễn Văn Hùng (DDT/DD3), Trung Uý Hà Văn Dương (DDT/DD4) cùng các Sĩ quan truyền tin, ban 2, ban 3, quân y, sĩ quan tiền sát viên pháo binh…

Nhưng sau lần liên lạc được với Ðại Tá Dũng, TD2/43 coi như lạc lỏng trong rừng sâu từ giây phút đó. Vùng này bốn bề xưa nay đầy rẩy các căn cứ Cộng sản trong đó có mật khu Hắc Dịch nổi tiếng, đang có sự hiện diện của SD341 Bắc Việt tân lập. Từ đó, TD2/43 không còn ai liên lạc, chẳng có pháo binh, không quân hay thiết kỵ nào yểm trợ, vì mọi đơn vị bạn đều cách xa. Nhưng cũng may, từ khi được thành lập tại Phan Rí, tỉnh Bình Thuận vào năm 1955, qua danh xưng TD265, 84 sau đó là TD2/43 biệt lập cho tới ngày nay. Hầu hết các vị Tiểu Ðoàn Trưởng như Ðại Uý Nguyễn Văn Hai, cố Trung Tá Hắc Long Ðổ văn Tân, cố Trung Tá Hắc Long Nguyễn Văn Thoại và cuối cùng là Thiếu Tá Bảo Ðinh Nguyễn Hữu Chế, tất cả đều là những đơn vị trưởng tài giỏi, đầy kinh nghiệm hành quân trong vùng, biết địa thế rõ như lòng bàn tay, mà không cần phải xem bàn đồ., nhờ vậy mới không bị biển người Cộng sản tiêu diệt. Từ 9 giờ sáng, TD2/43 đã bắt đầu chạm địch ở phía tây căn cứ Long Giao., nhưng vì không có quân bạn yểm trợ, nên Thiếu Tá Chế đã cố gắng đoạn chiến, đổi hướng nhiều lần lộ trình, vì không muốn gây thương vong cho đơn vị. Ðến chiều cùng ngày, khi TD2/43 vào tới bìa của một khu rừng rậm, sau khi nhĩ ngơi, Thiếu Tá Chế chia TD làm hai cánh, một do Ðại Uý Chi TDP chỉ huy, để hành quân xuyên rừng về Long Thành. Cũng từ đó, TD chạm địch liên miên, đến đổi cánh quân do Thiếu Tá Chế chỉ huy, chỉ còn vỏn vẹn có 28 người. Cũng trong đêm đó, toán người của Thiếu Tá Chế lại bị lọt vào vòng vây, nhưng nhờ trong số này còn có Trung Ðội Biệt kích thiện chiến nhất của TD, nên cuối cùng anh em thoát được.

Ðến ngày thứ tư, TD đến gần Long Thành nhưng TT Chế vẫn không dám liên lạc truyền tin vì sợ lộ mục tiêu, dù lúc đó trên bầu trời lúc nào cũng có phi cơ của SD18BB bay tìm kiếm TD2/43. Tại căn cứ Long Bình, tiền trạm của TD2/43 do Trung Uý Nguyễn Văn Thắng, SQ ban 1 chỉ huy hậu cứ, điều động quân xa vào các bìa rừng ven Long Thành để đón lính TD2/43., đã vượt thoát được vòng vây, trở về cõi sống. Nói chung, cánh quân do Ðại Uý Chi, TDP chỉ huy gần như còn nguyên vẹn khi ra tới Long Thành. Nhưng trái lại, cánh quân của Thiếu Tá Chế lại đụng độ rất nặng, nhưng nhiều quân nhân còn sống sót, đã tìm được đường về điểm tãp trung. Dù đã liên lạc được với Ðại Tá Hiếu Trung Ðoàn Trưởng TrD43 vào buổi chiều ngày 24/4/1975 nhưng tới 9 giờ sáng hôm sau, bốn chiếc trực thăng của SD mới vào bốc người nhưng vẫn bị VC truy sát, không buông tha.

Tại căn cứ Long Bình, Tiểu Ðoàn tập hợp lại, bổ sung và tiếp tục chiến đấu, sau khi thoát chết, để cùng với SD18BB và tướng Ðảo, cũng như tất cả các đơn vị trưởng, chiến đấu cho tới ngày 30-4-1975, mới phải buông súng, rã ngũ vì lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Riêng Tiểu Ðoàn Trưởng TD 1/43 là Ðại Uý Chu hiện ở Úc nhưng vào ngày 12-4-1975 được thay thế bởi Thiếu Tá Tùng. Thảm nhất là Tiểu Ðoàn Trưởng TD3/43, Ðại Uý Du, ngày tan hàng về nhà, thì bị giặc bất ngay, đem thủ tiêu mất xác.
Trong “Ðại thắng mùa xuân”, Văn Tiến Dũng, Tổng tư lệnh bộ đội miền Bắc, đã lấy lý do vì không kịp vẽ bản đồ Long Khánh, nên đã bị bại trận Xuân Lộc. Thật sự trong 12 ngày ác chiến, Bắc Việt đã tung vào chiến trường sáu Sư Ðoàn, gồm 6,7,341,325,10 và 304 để chọi với SD18BB, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, TD82BDQ và các TD.DPQ, Trung Ðội NQ của tỉnh Long Khánh. Kết quả có hơn 6000 cán binh bộ đội bị phơi thây tại chỗ và 37 chiến xa đủ loại bị bắn cháy.

Ðể tưởng thưởng những quân nhân có công trong trận Xuân Lộc, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng lúc đó là Trung Tướng Ðồng Văn Khuyên, ban hành SVVT ân thưởng cho tất cả quân sự đã tham dự, được lên một cấp. Riêng Chuẩn tướng Lê Minh Ðảo, Tư lệnh Mặt Trận Long Khánh kiêm TL.SD18BB, được chính Tổng Thống Trần Văn Hương, vinh thăng Thiếu Tướng, đặc cách tại Mặt Trận từ ngày 25-4-1975. ( nhưng vẫn có một số đơn vị tăng phái không được hưởng ân thưởng nầy VD : TĐ 82 BĐQ Thiếu Tá Vương Mộng Long & Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh v,v,)

Ba mươi hai năm qua, cuộc chiến đã tàn theo năm tháng nhưng hơn 80 triệu đồng bào trong nước vẫn không có đủ tự do để thở, cũng như có cơm ăn áo mặc, khiến cho đất nước càng ngày càng thảm thê héo hận. Ngày nay ai có dịp được xuôi ngược trên các nẻo đường quê hương lửa khói xa xưa, từ cổng bắc của Thị Trấn Hố Nai, qua Bầu Cá, Trảng Bom, Hưng Lộc, Dầu Giây, lên Kiệm Tân, Túc Trưng, Ðịnh Quán… hay về Xuân Lộc, Tân Phong, Long Giao, Gia Ray, không hiểu họ có còn nhớ chăng những ngày bi thảm tận tuyệt của đất nước vào cuối tháng 4-1975. Cũng chính tại Xuân Lộc, người dân cũng như lính tráng của miền cao su-đất đỏ, trước cuộc xâm lăng tàn bạo của giặc cộng xâm lăng Bắc Việt, đã phẩn nộ, tử chiến lần cuối cùng với rợ Hồ. Trong lúc tại Sài Gòn người ta tìm đường trốn khỏi nước, thì tại Xuân Lộc, người lính từ quan cho tới cấp binh nhì, binh sĩ quân dịch, từng giây lội trong hố máu, hầm xương, còn trên đầu thì đội bom hứng đạn, giành nhau từng vách tường cháy, đống gạch vụn, các công sự phòng thủ để giữ mạng. Tội nhất là những lính của TD2/43 đơn vị cuối cùng, đói khát chết chóc trong rừng sâu, giữa chốn ba quân, để tìm đường về cõi sống.
Bỗng dưng thấy thật u uất ngậm ngùi, khi vô tình đọc được bài cổ thi “Lưỡng Tây Hành” của Trần Ðào thời Hậu Hán, nói lên thảm trạng chiến tranh, đến nỗi xác của những người lính tại sa trường, đã trở thành “đống xương vô định cao hơn đầu”, mà tại hậu phương những người thiếu phụ vẫn cứ mãi bên án trông chồng ngoài quan tái. Hỡi ơi mới đó mà đã ba mươi năm đoạn trường máu lệ, tóc xanh thành tóc bạc, bạn bè thân thương một còn, chín mất, lưu lạc khắp ngàn phương, khiến mất cứ mãi ngóng tìm.

“nghiêng bầu mà hỏi
thiên hạ mang mang
ai người tri kỷ
llại đây cùng ta cạn một hồ trường
hồ trường, hồ trường
ta biết rót về đâu ?
(thơ của Nguyễn Bá Trác)

Ngày 21 tháng 4 năm 1975 các lực lượng tăng phái và Sư Ðoàn 18 Bộ Binh (trừ Tiểu Ðoàn 2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế) lui quân an toàn về Long Thành, sau 12 ngày tử chiến với giặc Hồ trong biển lửa Long Khánh. Ngày 21 tháng 4 năm 2007, ngươi lính già Lê Minh Ðảo, cánh chim đầu đàn của Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, may mắn sống còn sau một cuộc đổi đời kinh khiếp, ông đi khắp nơi để tìm lại đồng đội và chiến hữu cũ, để nhớ lại Cuộc biển dâu đó, đối với những người còn là con người, đâu có ai quên được, nhất là những người lính từng sống trong nổi hải hùng và ghê sợ của chiến tranh. Cho nên dù chiến tranh đã kết thúc, đất nước coi như đã vản hồi hòa bình nhưng triệu triệu người dân Việt từ Nam tới Bắc, vẫn không ngớt những tiếng khóc nghẹn ngào, ấm ức, khổ đau và thống hận, vì sưu cao thuế nặng của chính quyền cộng với sự hà khắc bất nhơn của đế quốc Cộng Sản.

Cộng sản Bắc Việt tiến vào Long Khánh

Riêng những người lính già còn sống sót, thì chẳng bao giờ khóc nhưng cứ ấm ức, tức tưởi vì sự thua trận vô lý trong cuộc chiến vừa qua. Nước mất trong tay bọn quỷ đỏ, làm cho triệu triệu gia đình đồng bào và người lính Miền Nam phải tan nhà, chia lìa, chết chóc, mồ côi, góa bụa, điêu đứng, khổ đau.

Nên giờ đây là lúc chúng ta phải dứt khoát phân định rõ ràng lằn ranh, chẳng những ợ “Quốc-Cộng”mà còn là thái độ và hành động, giữa người Việt Quốc Gia và Bọn Việt Gian đang nối giáo cho VC, chia phần uống máu của hơn 80 triệu đồng bào trong nước.

Ai có dịp sang thăm Miên CA nắng ấm, mới thực sự chứng kiến hết khí thế đấu tranh bừng bừng vang dội của người Việt hải ngoại, qua đủ mọi hình thức, đảng phái, kể cả thái độ của những đồng bào quen sống thầm lặng từ bấy lâu nay. Ngày xưa VC nhờ bưng bít mọi sự thật, nên đã lừa bịp được cả thế giới và đồng bào cả nước. Ngày nay mọi hành động của VC trong nước, kể cả bọn Việt Gian đang nằm vùng trong các tổ chức hội đoàn của người Việt Quốc Gia, dù chúng có mang mặt nạ hay đội lớp nào chăng nữa, thì cũng bị đồng bào lột mặt nạ, không sớm thì muộn.

Ngày trước thế giới mù đui vì bị bọn trí thức khoa bảng thân cộng che mắt, đầu độc, nên không biết rõ thực chất cuộc xâm lăng nước Việt của đế quốc cộng sản đệ tam quốc tế. Ngày nay cả nước VN tuy không bị VC đầy đọa bằng hàng rào, kẽm gai, lưởi lê, họng súng nhưng chúng đã đẩy mọi người vào một cuộc sống nô lệ mới, tới bước tận cùng của cay đắng ngậm ngùi, bằng thủ đoạn độc ác, siêu phong kiến của tập đoàn già nua thất học trong chính trị bộ đảng CSVN.

Dù đất nước đang đổi mới, mọi người ùn ùn kéo về thăm quê hương nhưng được bao nhiêu người có can đãm đối diện với mặt thật của nổi khổ đau cùng khốn của tuyệt đại đồng bào cả nước đang hứng chịu.

Ba mươi hai năm trước, những ngày cuối tháng tư năm 1975, người lính Sư Ðoàn 18 Bộ Binh và những đơn vị tăng phái, thề quyết tử chiến với quân thù, để kéo thêm thời gian, giúp đồng bào có thêm phương tiện vượt thoát được ngục tù cộng sản sắp tới. Những ngày cuối tháng tư năm 2007, những người lính già sống sót của SÐ18BB, trong đó có cánh chim đầu đàn Lê Minh Ðảo, vẫn không xao lãng nhiệm vụ và bổn phận làm trai, quyết tâm sát cánh cùng đồng bào, chiến hữu trong và ngoài nước, đạt cho được lý tưởng cuối cùng, bằng cách lấp kín tội hèn trong mỗi chúng ta, để ngẩn mặt đối diện với kẻ thù, quang phục đất nước.

Mấy năm nay cả nước Mỹ náo loạn vì nạn dân nhập cư lậu, trong khi đó người Việt hàng hàng lớp lớp hiên ngang đi vào nước Mỹ, mà đông nhất là tại tiểu bang CA và Texas. Ðó cũng là nhờ cái hào quang của QLVNCH, cho nên chúng ta ngày nay đâu ai nỡ quên những người Thương Binh, quã phụ và cô nhi tử sĩ VNCH, đang ngoi ngóp sống trong đáy địa ngục VN. Xin hãy cứu giúp Họ, tội nghiệp lắm trời ơi -/-

Xóm Cồn Hạ Uy Di,
Ngày 22 tháng 4 năm 2007
Hồ Ðinh
Tiểu Ðoàn 1/Trung Ðoàn 43/ Sư Ðoàn 18




TỪ MỸ LAI ĐẾN TÂN LẬP

Nhân ngày 30/4 sắp đến, tôi xin gửi đến các bạn bài viết tôi ghi lại theo lời kể của một người còn ở VN về vụ thảm sát TÂN LẬP tháng 4/75 để ghi thêm vào quyển sách đen của cộng sản VN.

1. VỤ THẢM SÁT MỸ LAI: 

Ấp Mỹ Lai-4 thuộc xã Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi Trung phần Việt Nam là một nơi được xem như là nằm trong tầm ảnh hưởng của Việt cộng. Tin tức tình báo ghi nhận Tiểu đoàn 48 Việt cộng lối 250 tên đang hoạt động trong vùng. Ngày 25 tháng 2, Đại đội C của Đại úy Ernest L. Medina, Quân lực Đồng minh Hoa Kỳ, trong một cuộc hành quân tuần tiểu vướng phải mìn làm cho 6 chết và 12 bị thương. Ngày 14 tháng 3, đơn vị lại chịu nhiều tổn thất khác. Ngày hôm sau, Trung tá Frank A. Baker, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/20 của Sư đoàn Americal 23 Bộ Binh, chỉ thị Đại úy Medina mở cuộc hành quân “tìm địch và tiêu diệt địch” (Search-and-destroy) để tiêu diệt đơn vị Việt cộng.
Sáng sớm ngày Thứ Ba, 16 tháng 3 năm 1968, Đại đội C được trực thăng vận xuống một bãi đáp ở phía tây Ấp. Đại úy Medina đặt Ban Chỉ Huy Đại đội trong một khu nghỉa địa bên ngoài và tung các Trung đội tiến chiếm và lục soát mục tiêu. Trung đội 2 lục soát nửa Áp về hướng Bắc, còn Trung đội 1 của Trung úy Calley lục soát nửa Áp về hương Nam. Sau khi tiến chiếm mục tiêu, Trung úy Calley đã cho lệnh bắn giết bừa bải một cách dã man. Đã có hơn 175 dân làng bị thiệt hại mà tất cả đều là đàn bà, trẻ con và người già cả. Lối 9 giờ sáng, Trung tá Baker, Tiểu đoàn trưởng bay trực thăng vào vùng. Khi biết được sự việc, ông liền ra lệnh cho Đại úy Medina hãy ngừng ngay cuộc nổ súng.
Vụ thảm sát này sau đó được đưa ra ánh sáng vào năm 1969. Kết quả có 25 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ bị kết án với nhiều tội danh khác nhau – 13, gồm Trung úy Calley bị kết “tội phạm chiến tranh” (war crimes) và 12, gồm Tướng Koster, Tư lệnh Sư đoàn về tội “bao che” (cover-up). Trung úy Calley bị tù chung thân, và Tướng Koster bị giáng cấp.

2. VỤ THẢM SÁT TÂN LẬP: 

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, một vụ thảm sát không kém phần dã man do chính bọn Cộng sản xâm lăng Bắc Việt (cũng người Việt) đã thực hiện với chính người Việt (thường dân vô tội Miền Nam Việt Nam mà chúng xem là ngụy dân) với con số trên 183 nạn nhân mà tất cả là đàn bà, trẻ con và người già cả.

Sau khi biết chắc chắn đơn vị cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Tiểu 2/43, Sư đoàn 18 Bộ Binh đã triệt thoái khỏi trận địa Xuân Lộc, rời căn cứ hõa lực Núi Thị, đang di chuyển trong rừng cao su, gần Ấp Núi Đô, hướng về Long Giao để theo LTL.2 đi Bà Rịa, các đơn vị của Sư đoàn 341 quân Cộng sản xâm lăng Bắc Việt, thuộc Quân đoàn IV của Tướng Hoàng Cầm, được lệnh tiến vào tiếp thu các làng xã từ đèo Mẹ Bồng Con, dọc theo QL.1 đến Ngã Ba Cua Heo, cửa ngỏ đi vào Thị xã Xuân Lộc từ hướng Tây.

Dù biết Xuân Lộc đã bị bỏ ngỏ, nhưng Cộng quân vẫn e dè, thận trọng trong lúc tiến quân. Đơn vị tiến vào xã Tân Lập, một xã nằm ngay sát phía nam đường xe lửa, cách căn cứ Núi Thị của Tiêu đoàn 2/43 lối 3 cây số về hướng Tây-Nam, cách Thị xã Xuân Lộc lối 5.5 cây số về hướng Tây, tọa độ 392-082, đã vướng phải mìn claymore do các chiến sĩ Nghĩa quân gài. Mìn nổ đã làm cho một số cán binh cộng sản chết và bị thương. Phản ứng lại trước kẻ thù vô hình - vì tất cả các đơn vị của QLVNCH, kể cả Nghĩa quân đã được lệnh triệt thoái khỏi Xuân Lộc từ lúc 7 giờ tối ngày hôm trước, chỉ còn lại Tiểu đoàn 2/43 thì cũng đã rời Núi Thị hồi 5 giờ sáng – 

Bọn cộng sản xâm lược nổ súng đồng loạt vào xã. Những tràn đạn tiểu liên AK47, B40, B41 bắn xối xả vào dân làng. Trớ trêu thay, những người dân này bị kích động, bị xúi dục hay bị dọa nạt bởi những kẻ nằm vùng đang ra đứng trước nhà để “hoan hô bộ đội giãi phóng”. Nhưng đáp lại là những tràn đạn dã man, giết người. Chúng ồ ạt tiến chiếm mà không gặp bất cứ một sức kháng cự nào. Tên chỉ huy ra lệnh lùa dân làng tập trung tại một bãi đất trống. Chúng bắt để tay trên đầu, nằm úp mặt xưống mặt đất rồi cho lệnh bộ đội “cụ Hồ” hay “bộ đội giãi phóng” của nó “giãi phóng” tất cả những ai chúng bắt được về bên kia thế giới. Những người còn chưa kịp chết vì đạn thì nó cho dùng lưởi lê đâm chém cho đến chết mới thôi. Những tên du kích, những tên nằm vùng đi theo “bộ đội giãi phóng” phải năn nỉ tên chỉ huy mãi cuộc bắn giết mới tạm ngưng. Vi trong số đồng bào bị giết hại đó có thân nhân của chúng. Con số tử vong đếm được trên 183 nạn nhân. Tất cả được lùa xuống hố và chôn tập thể. Hiện nay mồ chôn tập thể đó vẫn còn tồn tại tại xã Tân Lập, Quận Xuân Lộc, Tỉnh Long Khánh. 

Vụ thảm sát Mỹ Lai dù ban đầu được bao che, nhưng cuối cùng, chỉ 1 năm sau đã được đưa ra ánh sang. Những quân nhân liên quan đều bị đưa ra tòa và bị trừng phạt. Báo chí Mỹ và thế giới làm rùm ben câu chuyện này. Đó là điều tự nhiên. Kẻ làm ác phải đền tội. Chúng ta không thể bao che tội ác. Nhưng trước đó mấy tháng, đã xảy ra một vụ thảm sát rất rùng rợn và rất dã man, đã làm cho hàng ngàn thường dân vô tội bị chết thảm bằng súng AK47, B40, B41, lựu đạn, dao găm, mả tấu, bị búa đánh vào đầu, thậm chí bị chôn sống trong những hố chôn tập thể. Đó là vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968 tại cố đô Huế. Vụ thảm sát này do bọn Việt cộng và bọn Cộng sản xâm lược Bắc Việt chủ trương. Trong những ngày chiếm đóng cố đô, chúng đã lùa đi hàng trăm, hàng ngàn người dân vô tội về phía nam hoặc lên rừng để rồi giết sạch bằng nhiều phương thức từ hiện đại (súng) đến những phương tiện dã man thô sơ như búa, dao găm và mả tấu. Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ phản chiến đã nói lên được một phần nào cảnh thây người nằm la liệt rải rác khắp đó đây tại Huế trong cái Tết đau thương đó:

“Xác người nằm bơ vơ
dưới mái hiên chùa
trong giáo đường thành phố
trên thềm nhà hoang vu…”
(Bài ca dành cho những xác người - Trịnh Công Sơn)


“Chiều đi lên đồi cao
hát trên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn…
bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con.

“Chiều đi ra Bãi Dâu 
hát trên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy 
trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá…
những hố hầm, đã chôn vùi thân xác anh em…”
(Hát trên những xác người – Trịnh Công Sơn)

Nhưng tên chỉ huy trực tiếp là Đại tá Việt cộng Lê Minh cùng những tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường và em là Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và nhiều tên khác vẫn còn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, mặc dù bọn chúng đã sát hại hơn 5 ngàn thường dân vô tội, tức con số nạn nhân nhiều gấp 30 lần vụ thảm sát Mỹ Lai; và tàn bạo, dã man gấp ngàn lần. Không những thế, chúng còn hãnh diện là có công lớn với “cách mạng”! Vậy mà báo chí phương Tây và những kẻ phản chiến đã không làm lớn chuyện này, nếu không muốn nói là họ đã cố tình bỏ qua.

Vụ thảm sát Tân Lập xảy ra ngày 21 tháng 4 năm 1975, ngay sau khi toàn bộ lực lương của Sư đoàn 18 BB và các đơn vị tham dự trận Xuân Lộc vừa triệt thoái. Báo chí phương Tây đã đề cập nhiều về trận chiến tàn khốc này, nhưng rất anh dũng của QLVNCH. Nhưng không một ai nói đến vụ thảm sát dã man đã xảy ra tại một xã chỉ cách Xuân Lộc hơn 5 cây số. Lần đầu tiên cách đây vài năm, Jay Veith, tác giả tập tài liệu “Fighting Is An Art” viết về những trận đánh của Sư đoàn 18 BB từ Định Quán bắt đầu từ trung tuần tháng 3 năm 1975 đến trận cuối cùng 12 ngày đêm từ 8 tháng 4 đến 21 tháng 4 năm 1975, có hỏi tôi về câu chuyện này. Nhà văn Hãi Triều bên Canada cũng có đề cập về vụ này. Cách đây không lâu, một người bạn của tôi hiện ở Xuân Lộc đã cho tôi biết đại khái như trên, không dám nói nhiều. Nhưng ký giả Mỹ Frank Snepp, ngồi tại Sài gòn, tác giả cuốn Decent Interval khi viết về trận Xuân Lộc đã cố tình nói sai sự thật, rồi Luật sư Hoàng Cơ Thụy, tác giả cuốn Việt Sử Khảo Luận ở bên Tây cứ tưởng là thật, đã đưa vào cuốn sử của ông, và Luật sư Nguyễn Văn Chức định cư tại Mỹ, không biết “mô tê ất giáp” gì cả, cứ thế trích lại: “Trực thăng đã đến bốc cái Tiểu đoàn chót của 4 tiểu đoàn sống sót của Sư đoàn 18, kể luôn Tướng Lê Minh Đảo. Có 600 người dưới quyền Đại tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại sau cùng để che chở cho cuộc triệt thoái. Trong vài giờ, họ bị tràn ngập bởi 40 ngàn quân Bắc Việt đã được bố trí để trực tiếp đánh họ”. (600 người ở lại đó chính là Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 BB, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Chế, chứ không phải Đại tá Lê Xuân Hiếu - Đại tá Hiếu và Tướng Đảo đã di chuyển bộ trên con đường LTL2 về quận Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy cùng quân sĩ, chỉ huy cuộc triệt thoái từ 7 giờ tối ngày hôm trước - Trên đường triệt thoái, Tiểu đoàn đơn độc đi xuyên qua khu vực chiếm đóng của Sư đoàn 341 CSBV, và những căn cứ địa của Việt cộng, đã chạm súng liên tục, bị bao vây truy diệt không ngừng, nên bị thiệt hại khá nặng, nhưng không quá bi thảm như các tác giả trên đã nói. Và cuối cùng cũng ra tới Long Thành, tỉnh Phước Tuy để được xe đưa về căn cứ Long Bình, tỉnh Biên Hòa. Riêng Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và 27 quân sĩ bị thất lạc trong rừng cũng đã được trực thăng bốc về 4 ngày sau).

Ký giả Frank Snepp với cương vị của ông ta lúc đó hẳn có biết vụ thảm sát này, nhưng đã lờ đi. Còn cái anh chàng ký tên là Hà Nhân Văn, nghe nói là Cao Thế Dung, quân sư của Nguyễn Hữu Chánh, khoe khoan chỉ đọc tài liệu của Việt cộng về trận Xuân Lộc, đã xuyên tạc, viết lếu láo về cuộc lui binh của Sư đoàn 18 BB, mà cả địch và bạn đều công nhận là rất thành công. Câu nói để đời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:
“Đừng nghe những gì cộng sản nói,
Hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

Nhưng Hà Nhân Văn đã tin vào tài liệu do Việt cộng viết - Việt cộng nói láo để che đậy thảm bại chua cay mà lần đầu tiên chúng gặp phải trong 55 ngày đêm xâm lươc miền Nam. Chúng tiến quân như thế chẻ tre. Văn Tiến Dũng, tên Đại tướng chỉ huy đoàn quân xâm lược Bắc Việt đã từng khoác lác: “cán bộ tham mưu đã không kịp vẽ bản đồ cho bước tiến quân của bộ đội”, nhưng khi đụng phải Sư đoàn 18 BB tại Xuân Lộc thì lại phải than: “Mặt trận Xuân Lộc đã ác liệt và đẩm máu từ những ngày đầu…” – Vì một mưu đồ nào đó, Hà Nhân Văn đã nói sai sự thật về Sư đoàn 18 BB và vị chủ soái là Tướng Lê Minh Đảo. Luật sư Nguyễn Văn Chức, một nhà trí thức, nhưng lại rất gà mờ đi tin những gì do ký giả Mỹ ngồi tại Sài gòn trong phòng lạnh, uống rượu whisky, tưởng tượng rồi viết lếu láo. Nhưng tất cả đã cố tình lờ đi vụ thảm sát Tân Lập, một vụ thảm sát dã man và tàn bạo hơn nhiều so với vụ thảm sát Mỹ Lai.


Đã hơn ba mươi năm trôi qua kể từ khi vụ thảm sát Tân Lập xảy ra. Nhưng bọn Việt cộng vẫn dấu kín. Người chết thì không thể sống lại. Nhưng những tên hung thủ vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn được tuyên dương là anh hùng quân đội Nhân dân vì đã giết được nhiều Mỹ - Ngụy, mà thực tế chỉ là những người dân vô tội. Dù bây giờ chúng ta không làm được gì, nhưng cần thiết phải nói lên cho mọi người biết. Biết để mà ghê tởm, để mà xa lánh chúng, để đừng có ảo tưởng gì về chúng. Chứ đừng như ai cứ chịu đấm ăn xôi, nhưng sợ rằng xôi lại hỏng, và chỉ làm trò cười cho thiên hạ!

Bảo Định




VÀO NGÀY 21-4-1975 TRÊN ĐƯỜNG TRIỆT THOÁI KHỎI XUÂN LỘC
Những tin tức cuối cùng về Ðại Tá Phạm Văn Phúc 
Tác giả/Nhân vật: Vũ Ánh |22-09-2006|

Trong số báo Thứ Năm tuần trước, tôi có cung cấp một số tin tức về Ðại Tá Phạm Văn Phúc nguyên tỉnh trưởng Long Khánh để giúp Giáo Sư Sử Học Lê Ðình Cai đối chiếu một vài điểm còn lấn cấn trong khi ông viết một bộ sách về chiến tranh Việt Nam. Sau khi bài báo tới tay các độc giả và được đưa lên trang nhà của báo Người Việt, có thêm rất nhiều độc giả gởi thư, e-mail cung cấp thêm những tin tức cho biết Ðại Tá Phạm Văn Phúc không tử trận khi ông cùng ban tham mưu tiểu khu rút ra khỏi Long Khánh ngày 20 Tháng Tư năm 1975.
Chẳng hạn như thư e-mail của ông Nhất Tâm Lê Bá Phùng ngày 6 Tháng Chín năm 2006 cho biết nhiều chi tiết quý báu:
“Tôi có thể xác nhận Ðại Tá Phạm Văn Phúc đã không tử trận ngày 20 Tháng Tư năm 1975… Ðại Tá Phúc sau khi ở trại Suối Máu Biên Hòa được chuyển lên trại K-3 Giaray Long Khánh cùng một số sĩ quan cấp tá trong đó có Ðại Tá Nguyễn Sùng (tiếp vận) và ông Cao Văn Tường bộ trưởng phủ thủ tướng dưới thời Tướng Trần Thiện Khiêm. Tới Tháng Mười Một năm 1976, Ðại Tá Phạm Văn Phúc cùng một số anh em tù cải tạo khác, trong đó có tôi, được chuyển về trại Thủ Ðức. (Cộng Sản đặt tên các trại này là trại Thủ Ðức nhưng không nằm ở quận Thủ Ðức mà ở rải tác khắp nơi thuộc tỉnh Bình Tuy. Họ xây dựng các căn cứ hỏa lực cũ 5 và 6 của Việt Nam Cộng Hòa thành những trại lao động khổ sai và là trại chuyển tiếp để từ đó tù nhân được chuyển ra các tỉnh phía Bắc Việt Nam và đặt tên có các trại này là các trại Thủ Ðức – V.A.)
Ðêm 1 Tháng Mười Hai năm 1976, các tù nhân trại Thủ Ðức được đưa ra cảng Newport và bị đưa xuống tàu ra Hải Phòng. Từ trại Thủ Ðức xuống tàu, chúng tôi đều bị xiềng tay cứ hai người một với nhau. Tôi chung xiềng với Ðại Tá Phạm Văn Phúc, số chìa khóa là 304. Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận (sau này là hồng y) chung xiềng với Ðại Tá Lý Bá Phẩm (cựu tỉnh trưởng Khánh Hòa, sau là tỉnh trưởng An Giang – V.A.) Chuyến đi đó tổng cộng có hơn một ngàn tù nhân. Ðến Hải Phòng thì tôi và Ðại Tá Phúc được đưa vào nhóm đi Lào Kay. Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận và Ðại Tá Lý Bá Phẩm đi trại Sơn Tây. Ðại Tá Phúc và tôi luôn luôn sống chung buồng giam ở Lao Kay cho đến Tháng Năm năm 1978 thì được chuyển về trại Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Tháng Ba năm 1979 tôi được chuyển ra trại Mễ cho gần nghĩa địa vì sức khỏe của tôi lúc đó quá yếu và theo sự chẩn đoán của bác sĩ tôi không sống được bao lâu nữa. Từ đó, tôi xa Ðại Tá Phúc vì ông vẫn còn ở trại Nam Hà để vác đá, đào chạc.
Thân mến cùng quý bạn và giáo sư sử học.
(Nhất Tâm Lê Bá Phùng)
Một e-mail khác của ông Hùng Nguyễn viết:
“Anh Vũ Ánh thân mến, Ðại Tá Phạm Văn Phúc không tử trận ngày 20 Tháng Tư năm 1975. Sở dĩ tôi cả quyết như vậy vì cuối 1991 hay đầu năm 1992 gì đó, tôi có tới sở công an thành phố để xin vào thường trú thì có một người đàn ông dong dỏng cao và gầy cũng bước vào phòng đợi và vô tình ông ngồi gần tôi. Tôi nhớ lúc đó chỉ có hai người chúng tôi ngồi ở dãy ghế dưới. Tôi chào ông. Ông mỉm cười và nói đến đây và xin vào hộ khẩu, nghĩa là cũng giống tôi. Thấy tôi nói mình là sĩ quan chế độ cũ nên ông vui vẻ nói chuyện. Ông kể với tôi sơ sơ về những ngày cuối cùng và ông có cho tôi biết ông chính là Ðại Tá Phúc tỉnh trưởng Long Khánh. Tôi có nói với ông rằng trong trại họ đồn ông đã tử trận Tháng Tư năm 1975. Ðại Tá Phúc cười nói: tôi còn sống đây. Ðã hơn mười lăm năm qua, những gì ông nói với tôi, tôi quên hết, nhưng tôi có thể xác nhận với anh là tôi đã gặp Ðại Tá Phúc ở Sài Gòn cuối năm 1991 ở sở công an thành phố…
(Hùng Nguyễn)
Một e-mail khác của “Trâu Nam Bộ” PNV:
“Ðại Tá Phạm Văn Phúc cựu liên đoàn trưởng liên đoàn 3 Biệt Ðộng Quân được bổ nhiệm thay thế Ðại Tá Mạch Văn Trường trong chức vụ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Long Khánh. Bị địch bắt tại mặt trận Long Khánh. Ðại Tá Phúc đi tù cải tạo, sau đó định cư ở Virginia, Hoa Kỳ theo diện HO. Năm 2004, hiền thê của ông lâm bệnh nặng và chính ông sức khỏe và tinh thần suy sụp, nên cùng gia đình về Việt Nam khoảng cuối năm 2004. Từ đó đến nay, chưa nhận được thông tin về Ðại Tá Phúc.
(Trâu Nam Bộ, PNV)
Một e-mail nữa của ông Kiệt Vương ngày 6 Tháng Chín năm 2006:
“Ðại Tá Phạm Văn Phúc bị tù ở trại giam nữ Tân Hiệp, gọi là B-5 Biên Hòa sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975”.
(KietVương)
E-mail của ông Hà Nam Anh ngày 6 Tháng Chín năm 2006 viết:
“Cách đây vài năm, Ðại Tá Phạm Văn Phúc cựu tỉnh trưởng Long Khánh và người vợ sau cùng có ghé thành phố Wichita thuộc tiểu bang Kansas để thăm thân nhân bên vợ, sau đó ông đã đưa vợ về Việt Nam vì chị bị bệnh ở giai đoạn cuối. Nghe đâu chị đã mất và ông không trở lại Hoa Kỳ nữa”.
(HaNamAnh)
Vâng, đúng như ông Hà Nam Anh và khá nhiều thư khác cho biết, cựu Ðại Tá Phạm Văn Phúc không thể quay lại Hoa Kỳ nữa, không phải vì đất nước này mênh mông hay lạnh lẽo quá mà vì cựu Ðại Tá Phạm Văn Phúc cũng đã qua đời tại Việt Nam khoảng một năm sau khi người vợ qua đời. Thiếu Tá Hội, trong bộ tham mưu của tỉnh và tiểu khu Long Khánh, người cùng đi trên chuyến xe đoạn hậu với Ðại Tá Phúc trên đường rút và bị Cộng quân chặn đường đánh nhiều lần, xác nhận ông Phúc không tử trận mà chỉ bị bắt làm tù binh. Tôi gặp Thiếu Tá Hội và Ðại Tá Phúc trong trại giam Tân Hiệp và chính chi tiết này trên bài báo đầu tiên trong mục Sổ Tay Người Việt đã khiến cho tôi gặp lại người cựu sĩ quan đã trải qua từ giây phút đầu tiên của vụ rút lui khỏi tỉnh Long Khánh với Ðại Tá Phạm Văn Phúc. Ông Hội đã đến tòa soạn hôm Thứ Bảy vừa rồi. Ba mươi mốt năm sau mới gặp lại, thấy ông vẫn còn tráng kiện, tôi cũng rất mừng. Chúng tôi nói chuyện với nhau khá lâu về đời tù và về Ðại Tá Phúc. Theo lời ông kể, Ðại Tá Phúc sang định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO, nhưng chuyến ra đi rất khó khăn. Vài ba lần bị chặn lại tại phi trường Tân Sơn Nhất, cho nên ông đến Hoa Kỳ muộn màng với tuổi già và sức khỏe yếu kém. Trong một lần điện đàm với Thiếu Tá Hội, cựu Ðại Tá Phúc cho biết ông đang cộng tác viết lại tài liệu cho một viện nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc sống của những người như hoàn cảnh của cựu Ðại Tá Phúc rất khó khăn, khó đương đầu nổi với đời sống của một guồng máy chạy với tốc độ nhanh như ở Mỹ. Rồi tình cảm, sự cô đơn và nỗi day dứt vì kết quả của cuộc chiến… chúng giống như chất cường toan mài mòn thêm cơ thể và tinh thần vốn rất sắt đá của một người cả đời miệt mài chiến trận, rồi thêm chịu đựng lưu đày tù ngục, phải làm chứng nhân cho những điều không thành của chính mình và các đồng ngũ. Ngẫm nghĩ lại, cái cay đắng nhất cho cuộc đời của người lính chiến này là ông lại phải trở về nơi mà mình đã chiến đấu để bảo vệ nó nhưng thất bại, thất bại rồi phải dứt áo ra đi, đi rồi lại phải quay về chốn cũ, nơi tình người đã tan nát thành những mảnh vụn trước cơn bão tố của tiền, quyền lợi vật chất và quyền lực như ở Việt Nam.
Riêng tôi, tôi nghĩ cuộc đời của cựu Ðại Tá Phạm Văn Phúc, nếu có ai tìm hiểu và viết lại cho ngọn nguồn thì đó sẽ là những trang sử làm chứng cho giai đoạn khốc liệt của một cuộc chiến còn được nói tới trong một thời gian lâu nữa. Nhưng bây giờ ông đã là người thiên cổ, có lẽ đã quá muộn rồi chăng?
Vũ Ánh

NGÀY 21-4-1975

NGỌN ĐỒI CUỐI CÙNG

Tác giả/Nhân vật: Dương Hiếu Nghĩa |08-02-2012
Tác giả: Pierre Darcourt

Cứ cách nhau 3 phút là các phóng pháo khu trục cơ cất cánh và đáp xuống phi trường.Trên bãi đáp trực thăng số 42, đang có 4 chiếc gồm 2 chiếc vận tải loại lớn “Chinooks” CH-47C và 2 trực thăng Võ Trang UH-1D đang sắp sửa cất cánh. Nhiệm vụ: tiếp tế đạn cho 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 48 bộ binh đang đụng địch ở chân núi Thị, một ngọn núi chế ngự hết cả vùng của đồn điền cao su An Lộc rộng lớn (S.I.P.H.), và đang chuẩn bị chống trả những trận tấn công dữ dội hơn của cộng sản .

Bản đồ trận Xuân Lộc
Thiếu tá Luân, 36 tuổi (với 4000 giờ bay vá 12 huy chương), một trong những phi công ưu tú nhất thuộc Không Quân chiến thuật, đã chấp nhận cho tôi cùng bay với ông ta.
Chúng tôi sẽ nghỉ đêm tại mỏm núi và sáng sớm ngày mai chúng tôi sẽ bay lượn trên khắp vùng trận địa – 60 cây số dàn quân – của chiến trường Xuân Lộc trên quốc lộ 1 và tỉnh lộ 24 .

Có một số thợ máy mặc quần áo chống cháy đang gắn những tấm lưới thép dưới lườn thực thăng Chinooks CH-47C và chất đầy ắp các thùng đạn vào đó. Mặc vào một cái áo giáp chống đạn và đội một nón sắt có kính che mắt, tôi nịt giây nịt an toàn vào rất kỹ lưỡng.

Trên phòng lái, là thiếu tá Luân và sĩ quan hoa tiêu. Bên trái của tôi là một sĩ quan pháo binh có cả ống nghe trên mủ và ống nói dưới cằm. Phía sau tôi ở hai bên trong hai ụ súng là hai anh xạ thủ với hai khẩu đại liên 50 chỉa ra ngoài, và dưới lườn trực thăng có hai ống phóng mỗi ống chứa 7 quả rốc kết. Chúng tôi cất cánh lúc 18 giờ 15 phút.

Trực thăng lấy cao độ nhanh, và trực chỉ hướng Đông. Xuyên qua các đám mây chúng tôi thấy một đường thẳng dài của quốc lộ 1 , lấm chấm có vài dấu nổ của đạn pháo: đó là tác xạ ngăn chặn của pháo binh sư đoàn 5 bộ binh đang phòng thủ các ngõ vào Trãng Bom.
Trực thăng sau đó chui qua các đám mây xuống thấp , bay rà rà trên các ngọn cây cao su của hàng S.I.P.H. Trên một con đường mòn thẳng vắt ngang đồn điền cao su, trên 12 xe vận tải Molotova chở đầy bộ đội đang chạy rất gần. Thiếu tá Bẻ cần quẹo gấp Luân đưa trực thăng nằm đúng ngay trên trục của đường mòn. Thình h, hai, rồi bốn sự rung chuyển ngắn làm chấn động chiếc trực thăng. Bốn quả rốc kết đã được Luân phóng đi từ hai ống phóng và nổ đúng vào đoàn xe vận tải của Bắc Việt .
Nhiều tiếng nổ dữ dội cho thấy là các quả rốc kết đều trúng mục tiêu. Lửa , khói và miểng đạn bắn ra tung tóe gần như bao trùm chiếc trực thăng, vì nó bay rất thấp. Tôi nghĩ là chúng tôi cũng có thể gập nguy cơ lắm. Chiếc trực thăng Võ Trang UH-1D rung lên từng chập. Các đại liên thôi thì thi nhau nhả đạn. Xuyên qua cửa ngang hông được mở toang ra, trong chớp nhoáng tôi thấy một chiếc xe đang cháy và những tên bộ đội bé nhỏ mặc quân phục xanh bị cháy đang nhảy tứ tung như những tia lửa bắn lên tứ hướng từ một cục than hồng. Thế rồi không còn nghe thấy gì nữa cả.

Chiếc Chinooks CH-47C lại bay rà lên trên tấm thảm xanh của rừng cao su trở lại, chỉ còn nghe tiếng phành phạch của hai cánh trực thăng. Cuộc tấn công vừa rồi chỉ kéo dài có 20 giây. Sáu phút sau, chúng tôi đã thấy Núi Thi., Một mỏm đá với một chòm cây và một gian nhà lớn chỉ còn nửa nóc .
Đó là biệt thự của viên thanh tra đồn điền cao su. Thiếu tá Luân đáp xuống một bãi đất rộng được đánh dấu bằng mấy trái khói mầu vàng, nằm cao hơn mỏm đá. Một anh thiếu úy đưa chúng tôi đến Bộ chỉ huy của Trung tá Phát, một phòng lớn ở tầng trệt của biệt thự, có bao cát chung quanh, và một số bàn đầy máy móc truyền tin và điện thoại.

Trung tá Phát hớt tóc ngắn, cầm to, tôi có cảm tưởng như người ông toát ra sức mạnh và nghị lực. Chung quanh ông thấy có một nhóm sĩ quan ăn mặc sạch sẽ và chỉnh tề, đang chờ nhận lệnh. Trung tá Phát bắt tay tôi, tay kia đấm Luân một phát, rồi đãi chúng tôi mỗi người một cốc cà phê nóng có chế vào một ly rượu mạnh, xong vùa cười vừa nói :

- ” Các anh đừng lo, căn nhà nầy chắc lắm, toàn là xi măng cốt sắt và trước khi có giặc nghen ! Năm 1947 biệt thự nầy đã bị cháy và người Pháp đã bỏ đi. Hai chục năm sau người Mỹ lại sửa lại, tăng cường tới nóc nhà bằng các tấm thép. Họ đặt mấy chiếc tủ lạnh và sơn phết lại hết, màu xanh lá cây.”

Rồi sau đó ông ta nghiêm sắc mặt lại, nói với thiếu tá Luân :
- “Tôi đã mang lên được trên ngọn đồi nầy 4 khẩu pháo binh 105 ly và 3 khẩu 155 ly. Nhưng tôi thiếu đạn, tôi chỉ có 30 quả cho mỗi khẩu. Tôi cần gấp ba lần như thế, và một số đạn bách kích pháo. Anh cố tìm mọi cách mang lên đây cho tôi. Đi làm 6 hay 8 chuyến. Và làm sao để tôi có một Vận Tải Cơ võ trang AC-119K trước 12 giờ đêm và cho nó trực thôi, sẳn sàng chờ lệnh, vì bọn Bắc Việt chắc chắn sẽ chơi tôi vào lúc 2, 3 giờ sáng gì đó thôi.

Vận Tải Cơ võ trang AC-119K
- Hai chiếc Chinooks đang mang đến cho Anh 3 tấn đạn , thiếu tá Luân đáp ngay. Họ sẽ đến đặt trước nhà cho anh trong một vài phút nữa thôi. Về phần còn lại tôi sẽ làm cho anh tối đa”.
Thiếu tá Luân tiến tới một máy truyền tin và gọi Biên Hòa , Trung tá Phát đốt một điếu thuốc , lật bản đồ ra và giải thích cho tôi nghe về tình hình :

- ” Sư đoàn 18 và Liên đoàn biệt động quân của đại tá Phước đã đánh nhau với bọn nó như những con sư tử trong suốt 14 ngày ở thành phố Xuân Lộc đổ nát nầy. Họ đã bình tĩnh lãnh đủ hơn 20.000 quả pháo và rốc kết. Họ đã bắn sụm 37 chiến xa T.54 và cho đo ván hơn 5000 tên cộng sản .
Thứ hai vừa rồi, Bắc Việt đã bọc vòng phía sau thành phố chiếm lại giao lộ Suzannah và sơi luôn một đoàn xe tiếp tế của mình. Sau đó họ bố trí cẩn thận hai bên ngã tư, điều chỉnh sẳn tác xạ và để 2 sư đoàn gần đó trong tư thế chờ đợi, hy vọng đánh tan xác chúng ta khi ta rút quân. Nhưng tướng Đảo đã “chộp” được chúng nó.
Trưa thứ hai Tướng Đảo đã phản công và giải tỏa phần đất chung quanh phi trường trên hơn 2 cây số..đồng thời xin tiếp tế đạn thật nhiều cả bằng trực thăng và thả dù. Sau đó ngày thứ ba, nghĩa là mới hôm qua đây, thay vì lui về ông đã cho cả sư đoàn đi thẳng về phía trước theo trục các đồn điền Courtenay- Xa Bang- Bình Ba- Bà Rịa.

Ông đã bất thần phá vỡ vòng vây Bắc Việt , mang theo tất cả thương binh, tất cả xe cộ (50 xe vận tải và trên 30 chiến xa. Không quân đã yểm trợ ông bằng cách dội bom CBU để dọn đường cho sư đoàn , loại bom mà cộng sản Bắc Việt rất khiếp sợ. Để giúp cho tướng Đảo thành công trong sự điều quân của ông ta, chúng tôi đã cho 2 tiểu đoàn đánh ngược hướng tiến quân của sư đoàn (1 tiểu đoàn dù và tiểu đoàn của tôi), để cho cộng sản Bắc Việt tưởng rằng chúng ta sẽ rút lui về hướng Sài Gòn theo quốc lộ 1.

Tiểu đoàn Dù tình nguyện đâm thẳng vào Gia Kiệm để cầm chân một trung đoàn địch. Tiểu đoàn của tôi đã băng ngang đồn điền S.I.P.H. đánh ngay sau lưng địch, hạ sát trên 300 tên bộ đội, cắt hết đướng dây điện thoại của chúng, và bất ngờ đã bắn hạ 2 chiến xa T.54… Và chúng ta đã lên thẳng trên ngọn đồi nầy vốn chỉ được có một đại đội địa phương quân phòng thủ, và chúng tôi đã mất hết hai ngày hai đêm dùng cuốc , vá để tổ chức vị trí phòng ngự. Muốn đuổi chúng tôi ra khỏi đây hả?, chúng cũng phải trả một giá hết sức đắt.”
Đại úy Nhân đưa tôi đi xem vị trí phòng ngự. Thiếu tá Luân đã cất cánh với chiếc trực thăng của ông ta.
Ngọn đồi nầy chiếm một vị trí rất đặc biệt, nó là một khối đá cao trên 100 thước , mặt phía Tây thẳng đứng và rất nguy hiểm, mặt phía Bắc và phía Đông toàn là rừng, duy mặt Nam thì có một lô cao su khá lớn bao quanh.. Là một cao điểm duy nhất giữa một khu đất bằng phẳng rộng lớn, vị trí nầy chế ngự cả vùng, địch khó có đường tiến sát đến đây được mà không bị lộ, và không thể leo lên hay tràn ngập vị trí phòng thủ được bằng một cuộc tấn công trực diện. Dưới chân đồi và ở cách xa khoảng 1500 thước là trung tâm đồn điền An Lộc, với một hệ thống dường sá như bàn cờ ở dưới làn sóng xanh um của dồn điền cao su An Lộc. Một bên là sân bay và bệnh xá, bên kia là một dãy nhà kho, câu lạc bộ, biệt thự của giám đốc đồn điền, nhà của các nhân viên phụ tá, hồ tắm, sân tơ nít, và trung tâm truyền tin. Chỉ là một thành phố rất nhỏ nhưng hiện đại như thế thôi, do một nhúm người Pháp điều hành mà nó nuôi sống được hằng ngàn công nhân và kỹ thuật gia Việt Nam cư ngụ trong các làng khéo tổ chức với những căn nhà tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi (điện nước v.v..)
Các nhà trồng tỉa Pháp ở Việt Nam thật là đáng phục. Siêng năng, thẳng tánh nhưng kín miệng, họ sống với nhau rất là đoàn kết.. Đã quen với những sự nguy hiểm, thường đối đầu với những bài toán rất tế nhị, hay bị bọn Việt Cộng ở địa phương quấy nhiễu, thường hay bị bắt để đòi tiền chuộc, đôi khi còn bị không quân của ta bắn nữa, còn di chuyển thì bắt buộc phải đi trên những con đường hay bị phục kích, những người Pháp nầy làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn.

Họ phải đi khắp các lô cao su, kiểm soát công việc cạo mủ hằng ngày, lo tu bổ dụng cụ, kiểm soát số lượng mủ., theo dỏi cây ương và còn phải chú ý đến sức khỏe của nhân công mà họ vừa là chủ vừa là những người đỡ đầu. Họ phải giải quyết tất cả các bài toán về nhân sinh , như dàn xếp các cuộc gây gỗ trong gia đình , giữ luôn cả sổ sách về hộ tịch và còn phải giúp đở về dịch vụ săn sóc y tế cấp thời miễn phí nữa. Họ không bao giờ phàn nàn điều gì cả và chỉ có một lo âu : làm sao cho công việc mà họ có trách nhiệm được chạy đều. Lúc nảy, cũng gần như mỗi buỗi chiều, họ có nghe tiếng đại bác. Nhưng đêm nay, có thể họ có nguy cơ bị kẹt giữa hai lằn đạn của chiến trận.. Có phải vì thế mà mặc dầu đêm đã xuống rồi mà sở An Lộc vẫn chưa lên đèn ?

Tôi chia xẻ nhận xét đó với đại úy Nhân.
-” Không phải đâu, người sĩ quan trẻ nầy đáp lời, những người Pháp của đồn điền nầy không có ở đây nữa. Họ đã gặp rất nhiều khó khăn. trước hết là đối với những người dân chạy giặc từ Miền Trung vào, rồi sau đó là dân Xuân Lộc nữa .

Hằng ngàn người bất thần bị bom đạn, nên đã ùa vào đồn điền cao su lánh nạn. Chủ đồn điền là ông Parnès, không lo xuể. Ông ta đã thiếu gạo, nên đã phải băng ngang qua vùng lửa đạn để tìm xe lấy gạo. Ông đã săn sóc cho đàn bà và trẻ con , đích thân chích thuốc cho họ, nhưng không có cách nào để điều trị cho những người bị thương và những bệnh nhân nặng. Vã lại có quá nhiều người .

Ông ta đã cố xuống Xuân Lộc để tìm một trong năm bác sĩ của bệnh viện dân chính, nhưng không còn ông nào, họ đã chạy hết cả rồi. Ông ta lại phải trở về đồn điền, và tiếp tục đi tìm họ trong những người dân tỵ nạn đang ở trong các lô cao su.. Cuối cùng ông ta cũng gặp được một người đang giả dạng thường dân, mặc bộ đồ bà ba đen, choàng khăn và đội nón lá sùm sụp để che mặt lại. Ông ta đã nắm lấy bác sĩ nầy và lôi về xe Jeep của ông. Bác sĩ nầy khẩn khoản xin cho ông một thời gian :
” Tôi đang tìm bà vợ của tôi, bà ta sắp sửa tới ngày giờ sinh cháu rồi mà lạc mất 3 ngày nay. Khi nào tôi gặp được bà ta thì tôi theo ông ngay” Ông Parnès đã giúp bác sĩ nầy đi tìm bà vợ, và cuối cùng họ đã gặp người đàn bà bất hạnh nầy nằm trên một vũng bùn gần một con rạch nhỏ. Bà đã sanh con trên miếng đất trống, giống như một con thú vậy !
- Và ông bác sĩ đã làm gì ?
- “Vợ ông bụng căng lên đầy mủ. Bà ta qua đời vài giờ sau đó, nhưng ông bác sĩ đã giữ lời hứa, mang đứa con của ông về bệnh viện của đồn điền và sau đó đã làm việc thật bận bịu với những người dân chạy loạn.

Đại úy Nhân đưa tôi một điếu thuốc , dẫn tôi tới xem một ụ phòng thủ và nói tiếp :
- ” Các ông chủ sở cao su nầy có những mối ưu phiền khác. Các đơn vị Bắc Việt đã đi ngang qua đồn điền. Một trung đoàn “bộ đội” (nguyên tác :Bo- Dois”) quá khát nước đã tràn vào nhà máy và đã nốc sạch cả bồn nước của nhà máy, làm nhà máy phải ngưng hoạt động vì bồn nước nầy dùng để làm nguội máy móc của nhà máy. Rồi lại đến lượt một trung đoàn khác sau đó không lâu.
Toán tiền sát của họ đã đến trung tâm đồn điền. Toàn là người Bắc và toàn là nông dân là những người chưa từng thấy cái gì hết. Họ đã lục lọi đủ mọi thứ, và đã dùng báng súng đập vỡ hết các thứ kể cả các máy thu thanh. (nguyên tác ostes de radio). Sau đó họ đã bắt đi 3 vị phụ tá, trói họ lại và dẫn vào rừng, còn đe dọa giết họ nữa bởi vì họ là “gián điệp của Mỹ” .

Các anh công nhân chạy đi tìm gặp bọn Việt Cộng ở địa phương, một chánh trị viên người Nam đã đến gặp bộ đội Miền Bắc và cuối cùng đã lãnh họ về được với một “giấy đi đường”. Các anh phụ tá nầy đã trở về làm việc ở sở. Rồi một đơn vị Bắc Việt khác lại đi qua, lại bắt họ trói dẫn đi vào rừng. Nhưng lần nầy thì không còn một ai biết được số phận của họ ra sao nữa .

- Còn thợ thầy công nhân thì sao ?
- Họ vẫn làm việc nhưng họ sợ bị trả thù. Cách đây 2 ngày, một tiểu đoàn chánh quy Miền Bắc đã bị thiệt mạng trên 100 người trong một bãi mìn. Họ đã tràn vào làng công nhân ở khu D và đã dùng loa kêu tất cả phải ra ngoài. Có một số ra ngoài, nhưng phần đông đều ở trong nhà không ra. Các binh sĩ Bắc Việt đã nổ súng và liệng lựu đạn vào các căn nhà một cách rất ung dung và đã tàn sát trên 100 người phần đông là đàn bà và trẻ con….”

Đêm đã xuống hoàn toàn. Binh sĩ đã nằm ở vị trí chiến đấu , Và rải rác ở phía bên đường dẫn xuống đồng bằng, giữa những hòn đá, ở những vị trí pháo binh và bách kích pháo, các xạ thủ củng đã sẵn sàng. Dài theo bìa phía đồn điền, là một đại đội biệt động quân với các khẩu trung liên , súng phóng lựu và súng không dật 57 ly. Phải biết chờ đợi và biết giữ yên lặng.
Vào lúc 10 giờ đêm, có tiếng phành phạch của trực thăng Chinooks nghe được mỗi lúc một gần… Binh sĩ cho đốt những ngọn đèn mà ánh sáng chỉ có trên không mới nhìn thấy, đánh dấu bãi đáp để nhận hàng tiếp liệu.

Những chiếc trực thăng đảo tròn trên Bộ Chỉ Huy, với những kiện hàng nặng trong các lưới thép lòng thòng dưới lườn. Chỉ trong vòng vài phút, họ đã đặt các kiện hàng tiếp liệu xuống đất, hệ thống dây bịt thả ra hết và trực thăng lại bay đi. Và họ trở lại hai lần nữa. Từ xa, các tiếng nổ của đại bác gầm thét như những tiếng sấm trong cơn mưa. Nhưng cơn bão mà chúng tôi đang chờ đợi lại không thấy tới. Nằm gọn trong một hốc đá, tôi không tài nào ngủ được . Chỉ nghe tiếng dế gáy liên hồi…..
Nhưng đến 3 giờ sáng thì mọi sự đều biến chuyển. Nhiều chùm lửa đỏ rực của pháo binh Bắc Việt bay vào ngọn đồi. Có môt số cây bị trốc cả gốc lên. Rồi có một đợt tiếng la vang dội dưới chân các mỏm đá, phía dưới chân đồi.. Đó là lệnh xung phong của cán binh cộng sản . Bộ đội Bắc Việt tấn công trực diện dọc theo hai bên con đường . Binh sĩ Miền Nam không bắn phát súng nào. Họ chờ cho “bộ đội” đến gần hơn dưới 100 thước. Và lúc đó tất cả các loại súng đều nổ một lượt..

Mấy ống bách kích pháo nhắm vào hai bên đường, nã đạn, nòng súng gần như thẳng đứng cho tầm tác xạ ngắn lại. Pháo binh 105 ly tác xạ ở cự ly 0 độ. Thấp hơn phía dưới, về phía bên trái thì các khẩu trung liên của biệt động quân nổ như bắp rang. Có vài trái sáng được bắn lên xé tan màn đêm tối, cho thấy các bóng người tan tác, ngã lăn oằn oại dưới đất với những tiếng kêu la thảm thiết. Rồi hai Chiếc Vận Tải Cơ võ trang AC-119K lại xuất hiện, đang xé gió bay tới,,, sau tiếng gầm, lao xuống như hai con chim ưng gặp mồi và dùng các khẩu đại liên điện bắn như mưa xuống đám cán binh Bắc Việt còn sống sót đang tháo chạy tán loạn dưới cánh đồng.

Có nhiều tràng pháo 130 ly bắn quá ngắn nên rơi hết xuống đám rừng làm trốc gốc thêm một số cây . Pháo binh 155 ly của Miền Nam phản pháo lại cũng dữ dội như sấm sét.. Đến 5 giờ sáng thì mọi tiếng súng đều ngưng.. Lúc trời sáng tỏ thì binh sĩ mới cẩn thận bước ra khỏi phòng tuyến và đi lần xuống đồi, súng lăm lăm cầm tay sẳn sàng nhả đạn. Trên mặt đất có rất nhiều thây của cán binh Bắc Việt mặc quân phục xanh lá cây. Đại úy Nhân trao cho tôi một ly cà phê nóng và nói :
- ” Đêm rồi mọi việc đều rất tốt. Nhưng mà họ sẽ trở lại. Một tiếng đồng hồ nữa là thiếu Tá Luân sẽ có mặt ở đây, và anh sẽ đi về với ông ta.”

Vào 7 giờ sáng tôi lên trực thăng của thiếu tá Luân, và chúng tôi cất cánh, lên cao độ 1200 bộ và bay về hướng Bắc. .. Nhìn từ trên cao, Xuân Lộc chỉ là một đống gạch vụn đầy bụi, duy nhất chỉ còn mỗi lầu chuông của nhà thờ sừng sững như một ngọn hải đăng.

Trực thăng đổi hướng về hướng Đông và xuống thấp là là trên ngọn cao su. Qua khỏi đồn điền Hàng Gòn, chúng tôi thấy một đoàn xe dài của Bắc Việt , các chiến xa , các xe pháo binh, và xe vận tải chở đầy cán binh đang di chuyển dài trên mấy cây số ngang nhiên như chỗ không người và không thấy có nghi trang.Thiếu tá Luân tạt thật nhanh đi chỗ khác, dùng vô tuyến báo động ngay cho Biên Hòa và vọt thẳng lên cao độ 1500 bộ.

Mười phút sau, chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng quá kinh hồn. Hai, rồi bốn, rồi sáu chiến đấu cơ A.37 đâm bổ xuống tác xạ từ phía sau của đoàn xe gây nhiều đám cháy, lửa khói mịt mù..
Vài giây sau đó lại có hai chiếc vận tải cơ C.130 thả xuống từ trên cao hai thùng tròn đen, có dù , và khi gần chạm đất gây ra hai tiếng nổ thật kinh khủng và phi thường, tiếp theo sau đó là hai lằn ánh sáng ngắn màu xanh kỳ dị.

Hai ngọn khói hình nấm tròn bốc lên cao với một luồng gió mạnh phi thường đến đỗi trực thăng của chúng tôi ở cao độ 1500 thước bị ảnh hưởng, phải bị lắc lư rung chuyển thật mạnh, rồi rơi tuột xuống một khoảng không như một hòn đá, đến cao độ 800 bộ mới lấy lại được cự thăng bằng.
Khi khói tan biến hết, thì mới thấy được con đường ngổn ngang đầy xe cộ bị lật ngã, nghiêng ngữa, tan nát, các khẩu pháo bị tung xuống hố và thây người chết nằm rãi rác trên 200 thước bề ngang, cây cối bị trốc gốc ngã lộn nhào đưa cả rễ lên trời . Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt . Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường . Không có một tiếng súng bắn trả: Thì ra thiếu tá Luân đã bắn vào một đoàn người chết…..

Sau khi đáp xuống sân bay Biên Hòa , Thiếu tá Luân vừa cởi nón bay ra vừa nói với tôi:
- ” Anh có thấy rõ mức độ thiệt hại không ? Hai thùng tròn đen được thả xuống ban nảy là hai trái bom C.B.U. 55. Một đầu đạn được gắn vào phía trước hai thùng đen đó là bộ phận kích hỏa phát nổ gần mặt đất. Như vậy là không có góc độ “tử giác” .

Trong vòng 150 thước đường bán kính, không còn một chút không khí nào hết, dĩ nhiên là không còn dưỡng khí ở đâu cả. Cộng thêm với làn sóng cực mạnh của sức nổ. Cho nên đây là một loại vũ khí kinh hoàng, chỉ có thể dùng nó khi nào địch quân tập trung đông đảo thì mới có hiệu quả cao.
- Như vậy họ dùng thuốc nổ loại nào ?
- Tôi cũng không biết chính xác cho lắm. Công thức nấy còn là “Tối Mật” và chỉ có người Mỹ là có thể biết thôi. Tôi nghĩ đây là một sự pha trộn giữa chất nổ T.N.T và một chất hóa học nào đó. Loại bom nầy đã có từ lâu rồi, nhưng vì sợ dư luận của dân chúng Hoa Kỳ , nên người Mỹ chưa bao giờ xử dụng .
Khi rời khỏi Việt Nam , họ để lại cho chúng tôi trên 20 trái bom nầy và có dặn chúng tôi là chỉ nên xử dụng khi nào tối cần thiết, coi như đó là biện pháp sau cùng., Gần như đây là loại vũ khí của “cơ may cuối cùng”…. chúng tôi đã xử dụng 7 trái trong vòng 3 ngày nay.

Tác giả: Pierre Darcourt
Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa

Reply With Quote  Top

The Following User Says Thank You to Vanthanh For This Useful Post:

aovang (04-28-2012)

04-18-2012, 02:52 AM#58
Vanthanh 
Bạn MGP
Join DateFeb 2012Posts123Thanks35Thanked 269 Times in 115 Posts

 Re: THÁNG TƯ ĐEN

NGÀY THỨ 44 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1875 MẤT NƯỚC)

NGÀY 22-4-1975 TẠI CHIẾN TRƯỜNG QUÂN KHU III


NGÀY 22.4.1975 PHÒNG TUYẾN TRẢNG BOM



Ngày 22/4/1975: Quân Đoàn 3 Lập Phòng Tuyến Trảng Bom
*Diễn tiến cuộc triệt thoái của Lực lượng VNCH khỏi Long Khánh

Sau hơn 10 ngày quyết chiến với 4 sư đoàn Cộng quân, vào ngày 20 tháng 4/1975, toàn bộ lực lượng VNCH tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc được lệnh rút khỏi chiến trường này để về Phước Tuy. Cuộc rút quân được diễn ra từ chiều ngày 20 tháng 4/1975, đến sáng ngày 22/4/1975, tất cả các đơn vị đã có mặt tại các vị trí mới do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 phối trí.

Theo kế hoạch rút quân, lực lượng tham chiến tại Xuân Lộc sẽ sử dụng liên tỉnh lộ 2 phía Nam Long Khánh, rút về Phước Tuy theo thứ tự: Sư đoàn 18 Bộ binh và các đơn vị trực thuộc. Bộ chỉ huy Tiểu khu Long Khánh và các tiểu đoàn Địa phương quân của tiểu khu này. Lữ đoàn 1 Dù và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù.

Lộ trình rút quân là các cánh quân sẽ xuất phát từ Tân Phong, Long Giao, theo Liên tỉnh lộ 2 về Phước Tuy. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 1 Dù vẫn tiếp tục giao chiến và đánh bật Cộng quân ra khỏi các vị trí trọng điểm trong thị xã và là lực lượng đoạn hậu sẽ rút đi sau cùng. Các đơn vị của Sư đoàn 18 Bộ binh và lực lượng Địa phương quân rút đi ngay trong buổi chiều. Cánh quân của Sư đoàn 18 BB rút đi tương đối an toàn. Còn cánh quân do Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long Khánh chỉ huy đã bị Cộng quân chận đánh. Gần tối 20/4/1975, khi Đại tá Phúc và bộ chỉ huy của ông đang di chuyển, một đơn vị Cộng quân từ trên một đồi cao sát với Liên tỉnh lộ 2, đã bắn nhiều loạt đạn B 40 và bích kích pháo xuống đoàn quân.

Là lực lượng đi đoạn hậu (rút quân sau cùng), các tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 Dù đã phải tử chiến với các trung đoạn Cộng quân trên đường lui binh. Do phải bảo mật cho cuộc rút quân, đồng thời để nghi binh, nên chỉ đến tối 20/4/1975, các tiểu đoàn Dù mới nhận được lệnh rời bỏ chiến tuyến. Tại khu vực Bảo Định, 7 giờ tối ngày 20/4/1975, trong khi lực lượng Dù đang giao tranh quyết liệt với Cộng quân thì được lệnh rút quân. Các đơn vị phân thành 2 bộ phận: một bộ phận tiếp tục đánh chận Cộng quân cho bộ phận khác rút. Nói một cách khác, Lữ đoàn 1 Dù vừa đánh vừa tiến hành kế hoạch di chuyển quân về phòng tuyến mới. Lộ trình rút quân của Lữ đoàn Dù dài hơn 40 cây số đường rừng ven theo Liên tỉnh lộ 2 từ Tân Phong đến Đức Thành, Long Lễ về Bà Rịa...

Trong cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc và khu vực phụ cận, các chiến sĩ Dù được lệnh mang theo tất cả cấp số đạn và lựu đạn, quân trang quân dụng. Nhưng có một điều đã làm xót xa các cấp chỉ huy và binh sĩ Dù, đó là những chiến sĩ Dù bị thương nặng trong những trận giao tranh trước khi có lệnh rút quân đang chờ đợi tải thương. Với những người bị thương, nhưng còn tỉnh táo, còn có thể đi được thì từng tổ binh sĩ 4 người sẽ thay nhau dìu đi, còn với những chiến binh Dù bị trọng thương thì thật đau lòng. Trong một tình thế bất khả kháng, tất cả những người lính Dù đều khóc khi phải cố nén đau thương từ biệt những đồng đội của mình đang bị trọng thương ở các chiến hào.

Trước phút lên đường, nhiều người lính Nhảy Dù đã òa lên khóc lớn, ôm chầm lấy đồng đội, máu từ áo bạn thấm sang áo mình, lần đầu tiên và cũng lần cuối cùng họ phải để bạn bè bị thương vĩnh viễn ở lại với chiến trường... Họ sửa lại ngay ngắn thế nằm của đồng đội, vuốt từng đôi mắt sau khi các quân y sĩ, y tá quân y đã chích cho thương binh những mủi thuốc an thần. Nón sắt của thương binh được lấy ra, đầu của họ được gối trên ba lô, súng cá nhân để bên cạnh. Như một thước phim bi tráng trong các tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh, những người lính Dù đứng nghiêm, chào vĩnh biệt đồng đội. Rồi, đoàn quân lên đường.

Đến 9 giờ tối ngày 20 tháng 4/1975, các tiểu đoàn Dù ra đến Quốc lộ 1. Tại đây, đông đảo dân chúng của các khu Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo An đã đứng sẵn ở hai bên đường và xin đi theo các chiến sĩ Dù để di tản. Cuộc hành trình gian khó bắt đầu...

*Những cảm tử quân trên đường rút quân

Theo kế hoạch rút quân, ngoại trừ Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù được di chuyển trên đường lộ với sự bảo vệ an ninh lộ trình của đại đội Trinh sát Dù, các tiểu đoàn Dù đều phải băng rừng mở đường di chuyển. 4 giờ sáng ngày 21/4/1975, tại ấp Quí Cả, gần địa giới hai tỉnh Long Khánh và Phước Tuy, đoàn xe chở Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù và Đại đội Trinh Sát Dù bị 2 tiểu đoàn Cộng quân phục kích. 
Pháo đội C và một trung đội của đại đội Trinh Sát Dù bảo vệ pháo đội này đã bị tổn thất, đa số quân sĩ đều bị thương vong trước các đợt tấn công biển người của Cộng quân. Trên lộ trình triệt thối, đại đội đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù đã đụng độ nặng với Cộng quân tại thung lũng Yarai, dưới chân núi Cam Tiên. Đại đội này đã bị những "chốt" của Cộng quân từ trên cao bắn xuống. Cuộc giao tranh kéo dài nhiều giờ. Để diệt các chốt của Cộng quân, các tổ cảm tử Dù được thành lập ngay tại trận địa với những quân nhân tình nguyên. Những cảm tử quân này mặc áo giáp, đeo súng phóng hỏa tiển cá nhân M 72, lựu đạn, bò đến các "chốt" Cộng quân ở trên núi cao. Có nhiều tổ vừa bò lên núi, đã bị cả chục trái lựu đạn của địch từ trên cao ném xuống.

Họ phải lách thật nhanh, nằm xuống, trước khi lựu đạn địch quân nổ, hoặc chụp lấy và mém trả lại. Trong trường hợp bắn M-72 nếu không có kết quả, họ phải thay đổi ngay vị trí để tránh sự bắn trả của Cộng quân.

Có những người lính Dù đã làm cho mọi người khâm phục về sự dũng cảm phi thường của họ. Chiếc bunker cuối cùng của Cộng quân trên núi Cam Tiên vô cùng kiên cố. Đó là hầm chỉ huy của một đơn vị CSBV. Hai cảm tư quân Dù đã bắn M72 vào bunker này nhưng vẫn không hạ được mục tiêu. Một đồng đội của họ từ lưng chừng núi đứng lên, để M 72 trên vai, bắn thẳng vào mục tiêu. Từng loạt đạn của Cộng quân bắn trả tới tấp. Nhưng người xạ thủ gan dạ này vẫn đứng thẳng không chịu cúi xuống tiếp tục bắn: chiếc bunker chỉ huy và các ổ súng nặng của Cộng quân bị hủy diệt. Thanh tốn xong mục tiêu này, các đơn vị Dù tiếp tục cuộc hành trình gian khó tiến về Bà Rịa. (Phần này biên soạn theo tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, 1 nhà báo quân đội, và lời kể của một số nhân chứng)

* Tái phối trí tại phòng tuyến mới: Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy.

Ngày 22 tháng 4/1975, cuộc rút quân hoàn tất. Sư đoàn 18 Bộ binh sau khi về đến Long Lễ trong ngày 21/4/1975, đã được được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 cho di chuyển nghỉ dưởng quân hai ngày tại Long Bình, sau đó các trung đoàn và đơn vị thuộc dụng được điều động đi tăng cường phòng thủ tuyến mặt Đông thủ đô Sài Gòn, kéo dài từ Tổng kho Long Bình đến Kho đạn Thành Tuy Hạ, tiếp cận với lực lượng của các quân trường như Trường Bộ Binh, Trường Thiết Giáp;

Lữ đoàn 1 Dù được bố trí giữ Phước Tuy, bảo vệ Quốc lộ 15 từ LongThành về Bà Rịa, và là lực lượng tiếp ứng cứu Vũng Tàu khi thành phố này bị tấn công.

Với kế hoạch phối trí mới của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 để bảo vệ Sài Gòn, kể từ sáng 22/4/1975, phòng tuyến án ngữ phía Bắc và phía Đông của Quân đoàn 3 và Quân khu 3 được thành hình với liên tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy. Lực lượng chính tại phòng tuyến này có Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Dù, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ (do Chuẩn tướng Trần Quang Khôi chỉ huy) và Lữ đoàn 468 Thủy quân Lục chiến. Trước đó, Lữ đoàn 147 và 258 Thủy quân lục chiến đã được tăng phái cho Quân đoàn 3 và là lực lượng bảo vệ phía Bắc của phi trường Biên Hòa.

Về lực lượng phòng thủ vòng đai xa của Sài Gòn, tính đến ngày 22 tháng 4/1975, có 3 sư đoàn Bộ binh: Sư đoàn 18 BB do Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy; Sư đoàn 25 Bộ binh do Tướng Lý Tòng Bá chỉ huy, phụ tại phòng tuyến Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An; Sư đoàn 5 Bộ binh do Tướng Lê Nguyên Vỹ chỉ huy, phụ trách phòng tuyến Bình Dương.

POSTED BY SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH AT 8:40 PM




22.4.1975: TẠI CHIẾN TRƯỜNG TÂY NINH



* Tình hình tại Tây Ninh

-Sau khi lực lượng VNCH rút khỏi Xuân Lộc, An Lộc và Chơn Thành, áp lực của Cộng quân gia tăng đáng kể từ nhiều hướng nhắm vào Sài Gòn. Quốc lộ 22 nối Củ Chi và Tây Ninh bị Cộng quân chốt nhiều đoạn. Các đoàn quân xa chở tiếp phẩm lên Tây Ninh thường xuyên bị phục kích. Cùng với các hoạt động trên quốc lộ và tỉnh lộ, trong ngày 22/4/1975, Cộng quân mở các cuộc tấn công vào một số vị trí đóng quân của Lực lượng VNCH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

*Cộng quân gia tăng áp vòng đai Sài Gòn.

-Tại các tỉnh Bình Dương, Biên Hòa,Cộng quân gia tăng các đợt pháo kích bằng hỏa tiễn và đại bác 130mm. Các tin tức tình báo cho biết Cộng quân đang siết chặt vòng vây quanh Sài Gòn bằng nhiều mũi dùi, mỗi mũi là một quân đoàn có từ 2 đến 3 sư đoàn bộ binh có thiết giáp và pháo binh yểm trợ.
-Cũng trong ngày 22/4/1975, lực lượng VNCH tại Long Khánh đã hoàn tất cuộc triệt thoái, rút về bảo vệ vòng đai Sài Gòn và Biên Hòa.

TẠI SÀI GÒN - Ngày Thứ Ba 22.4.1975

NGÀY THỨ BA
22 THÁNG 4/1975

Theo Oliver Todd trong cruel Avril thì vào ngày 22 tháng 4 năm 1975, tức là sau ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Lê duẩn nhân danh Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Bắc Việt đã đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh tại Lộc Ninh, ra lệnh “Phải gia tăng các cuộc tấn công và đánh mạnh đánh mau trên khắp mọi mặt, mọi hướng. Bức điện văn của Lê Duẩn kết luận rằng “tấn công chậm đi một ngày nào thì sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng ngiệm trọng trên cả hai phương diện quân sự cũng như chính trị” (ghi chú: Oliver todd: sách đã dẫn, trang 319)

Theo nhận định của Oliver Todd thì dường như Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Bắc Việt sợ rằng nếu tình hình chính trị cứ kéo dài thì trong thời gian nầy có thể sẽ có những sự can thiệp của quốc tế như hồi năm 1954 khiến cho Việt Minh đã phải chấp nhận một giải pháp chia cắt ở vĩ tuyến 17 thay vì một chiến thắng toàn diện.

Trong bức điện văn gởi lúc 15 giờ 30 ngày 22 tháng 4 năm 1975 cho “anh Tuấn”( Văn Tiến Dũng) “anh Sáu” (Lê Đức Thọ) “anh Bảy” (Phạm Hùng) và “anh Tấn” (Lê Trọng Tấn) Lê duẩn cho biết rằng sau khi nghe ông Thiêu từ chức, Bộ Chính Trị đã họp và “nhất trí nhận định và đề ra chủ trương như sau:
“Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức. để làm chậm lại cuộc tấn công của ta vào Sài Gòn, Mỹ Ngụy đã lập chính phủ mới, đưa ra với ta đề nghị ngưng bắn, đi đến một giải pháp chính trị hòng cứu vãn tình thế thất bại hoàn toàn của chúng. Thời cơ để mở cuộc tổng tiến công về quân sư và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi.

Ta cần tranh thủ từng ngày để kịp thời phát động tiến công. Hành động trong lúc nầy là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nếu để chậm sẽ không có lợi cả về quân sự và chính trị.
Cac anh ra lênh ngay cho các hướng hành động kịp thời, đồng thời chỉ thị cho khu Ủy Sai Gòn-Gia Định sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy kết hợp với các cuộc tấn công của quân đội.
Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định giành toàn thắng.” (ghi chú: Văn kiện Đảng, trang 300-301)
Tuân lệnh của Bộ Chính Trị, với tư cách là Tổng Tư Lệnh chiến Trường Miến Nam, Văn Tiến Dũng đã ban lệnh cho tất cả các đơn vị của Cộng sản Bắc Việt từ Chiến khu C, Chiến khu D, Khu Tam Giác Sắt ở Mie2n Đông, cũng như các đơn vị vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Cà Mâu phải khởi sự chuẩn bị tấn công vào Sài gòn và các tỉnh.
Sau khi ông Thiệu từ chức và sau khi nhận lệnh của Bộ Chính Trị, Ban Thường Vụ của Trung Ương Cục Miền nam đã gởi ngay một thông tri số 10/TT ngày 22 tháng 4 năm 1975 cho tất cả mọi cán bộ và cơ sở tại miền nam nguyên văn như sau:
“1. Do những thắng lợi dồn dập của ta và trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của ngụy quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ đã ép Thiệu từ chức hòng tìm biện pháp ngăn chận tổng công kích, tổng khởi nghĩa của ta, làm lạc hướng đấu tarnh của quần chúng, mong tránh khỏi thất bại hoàn toàn của chúng.
Việc Thiệu từ chức và Hương lên thay trong tình hình hiện nay càng làm cho tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sụp nhanh, nội bộ chúng càng mâu thuẫn phân hóa sâu sắc, càng có lợi cho ta tấn công nổi dậy và dành thắnng lợi nhanh chóng ở thành thị và nông thôn.
Vì vậy các cấp đảng bộ và toàn thể quân dân ta cần phải:
-Nắm vững mục tiêu đánh đổ toàn bộ chính quyền địch, dành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.
-Quyết đẩy mạnh cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa và quyết dành toàn thắng.
-Đả phá mọi tư tưởng chờ đợi, chập chờn, do dự.
2. Các cấp các ngành đều phải tập trung sức đẩy mạnh tấn công nổi dậy, đồng thời tiếp quản xây dựng tốt vùng giải phóng và phát triển các lực lượng cách mạng. Phải hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi hiện nay để dành toàn thắng, không được chút nào do dự, chần chừ, dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ đề nghị thương lượng nhân nhượng nào.
-Phải khẩn trương thực hiện các kế hoạch tấn công quân sự thật kiên quyết triệt để, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch và chiếm lĩnh các mục tiêu quy định.
-Thẳng tay phát động nhân dân nổi dậy dành chính quyền, nhanh chóng thảo gở hàng loạt đồn bót giải phóng nông thôn, nhanh chóng diệt ác phá kềm, mở rông quyền làm chủ đưa lên phong trào khởi nghĩa để phối hợp với tấn công quân sự dành giải phóng các thành thị.
-đặc biệt là cần đẩy mạnh hơn nũaco6ng tác vận động binh lính và nhân viên ngụy quyền, nhân thời cơ nầy làm tan rã lớn ngụy quân, ngụy qyền.
3. Tiếp theo việc Thiệu từ chức, sẽ còn có những thay đổi khác trong bọn cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền. Các cấp cần theo dỏi sát các diễn biến nầy để liên tục tranh thủ những thời cơ cụ thể mà đẩy mạnh tấn công nổi dậy và kịp thời tấn công binh vận thật sắc bén dành thắng lợi mau lẹ và to lớn hơn nữa.
4. Ở Sài Gòn và các thành phố, phải kịp thời ngăn chận và đối phó với mọi âm mưu tuyên truyền lừa mị của Mỹ-Ngụy, đừng để quần chúng lạc hướng đấu tranh trong lúc nầy. Phải nhân cơ hội nầy mà đưa quần chúng nổi dậy dùng bạo lực chính trị và vũ trang kết hợp với binh tề vận mà diệt ác trừ gian dành quyền làm chủ ở cơ sở. Phải dựa vào sức đấu tranh cách mạng của quần chúng cơ bản mà lôi kéo quần chúng tiểu tử sản, trí thức tiến bộ đi theo con đường cách amng5, đừng để cho các lực lương trung gian lừng chừng giao rắc ảo tương3 hòa bình thương lượng trong quần chúng, kéo quần chúng đi lạc hướng đấu tranh đấu tranh cách mạng, chệch con đường tấn công nổi dậy dành toàn thắng.
Sau việc Thiệu từ chức, thái độ của quần chúng, của nhân viên chính quyền và binh lính địch, của các phe phái chính trị tiến bộ và phản động thế nào, cần báo ngay về KBN (bí danh của Trung Ương Cục) (ghi chú: Văn Kiện Đảng: trang 302-304)

Như vậy sau khi TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức, CS Bắc Việt không hề có ý định thương thuyết với bất cứ người nào, bất cứ phe phái nào tại Miền Nam vì mục tiêu tối hậu của Bắc Việt là tiến công chiếm Sài Gòn cà cưởng chiếm toàn bộ Miền Nam bằng võ lực mà thôi. Trong khi đó thì tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại phải đương đầu với những áp lực chính trị và ngoại giao nhằm thúc đẩy ông tao quyền lại cho Dương Văn Minh vì họ nghĩ rằng Dương Văn Minh có đủ điều kiện để thương thuyết với CS Bắc Việt.

Theo ông Trần Văn Đôn thì ngày 22 tháng 4 “Theo lời đề nghị của Brocba, cố vấn chính trị và tình báo của tòa đại sứ Pháp, ông đến gặp Dương Văn Minh, ông hỏi ông Minh: “Anh có thương thuyết với bên kia được không?” Ông Minh Trả lời: “Được. Nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng”.

Ông Minh cho biết Hà Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với tân Tổng Thống Trần Văn Hương vì ông Hương chậm chạp lại không thích ông Minh cho lắm nên kéo dài thời gian. Việc nầy rất là bất lợi, nhất là có tin Xuân Lộc thất thủ, VC đang tiến váo vây Sài Gòn”.

Sau đó dù đã quá khuya nhưng ông Đôn vẫn xin đến gặp đại sứ Martin tại nhà riêng và yêu cầu ông Martin đề nghị với Cụ Trần Văn Hương giao quyền cho Dương Văn Minh để thương thuyết với Hà Nội. đại sứ Martin hứa sẽ thuyết phục Tổng Thống Trần Văn Hương về vấn đề nầy. (ghi chú: Trần Văn Đôn: sách đã dẫn, trang 461)

Không hiểu ông Dương Văn Minh dựa vào đâu mà nói với Trần Văn Đôn rằng :”Hà Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ thương thuyết” khiến sau đó ông Trần Văn Đôn phải chạy dôn chạy đáo hết tòa đại sứ Pháp đến tòa đại sứ Mỹ để vận động Cụ Hương từ chức, “trao quyền” lại cho Dương Văn Minh trong khi Hà Nội đã quyết định “phải hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi hiện nay để dành toàn thắng, dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ đề nghị thương thuyết nhân nhượng nào”.

Ngoài đại diện của CIA là tướng hồi hưu Charles Timmers đến gặp đại Tướng Dương Văn Minh sáng 21-4, tối hôm đó, sau khi tân Tổng Thống Trần Văn Hương nhận chức, Perre Brocband, đệ nhị cố vấn và cũng là trưởng ngành tình báo tại tòa đại sứ Pháp đã có mặt tại tư gia của ông Minh, cũng được báo chí Việt Nam hồi đó đặt tên là “Dinh Hoa Lan” ở đường Hồng Thập Tự bên hông Dinh Độc Lập, để hướng dẫn, khuyến khích và nhất là giúp ông Minh chống lại những nổ lực chống phá ông ta lên nắm chính quyền một khi Cụ Hương bị áp lực phải từ chức. Trong ngày hôm đó, đại sứ Pháp Mérillon đã vào dinh Độc Lập đến hai lần để thuyết phục TT Trần Văn Hương nên từ chức.

Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin phải giữ khuôn mặt hợp hiến, hợp pháp của chính quyền VNCH và do đó ủng hộ sự duy trì vai trò tổng thống của Cụ Trần Văn Hương, ít ra là cũng trong thời gian ngắn. Tối 22 tháng 4, đại sứ Graham Martin thảo một bức điện văn dài gởi cho ngoại trưởng Henry Kissinger trong đó ông đại sứ đã phúc trình những điểm chính sau dậy:

* Ông Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng, trước đây đã nói với đại sứ Martin rằng sau khi ông Thiệu từ chức thì ông ta sẽ người toàn hảo để đóng vai trò thủ tướng. Tuy nhiên trong ngày hôm nay thì ông Đôn lại nói với Đại sứ Martin rằng người mà Hà Nội mong muốn sẽ đại diện cho Miền Nam để thương thuyết là ông Dương Văn Minh, dĩ nhiên là phải có trần Văn Đôn trong vai trò cố vấn. Theo ông Đôn thì phe phật Giáo, phe Thiên Chúa Giáo và các giáo phái khác đều sẳn sàng ủng hộ giải pháp nầy. Ông Đôn hỏi Đại Sứ Martin nghĩ sao về giải pháp nầy thì đại sứ Martin trả lời rằng ông không có một quyền hạn nào để ủng hộ hay phản đối giải pháp nầy vì đây không phải là một vấn đề của người Mỹ mà lại là vấn đề của người Việt Nam. Ông Martin đã đề nghị với ông Tổng trưởng quốc Phòng Trần Văn Đôn là ông ta nên gặp và thảo luận với người Pháp.

* đại sứ Martin cũng phúc trình với Ngoại Trưởng Henry Kissinger rằng ông đã gặp Đại sứ Pháp Mérillon sau khi ông nầy hội kiến với TT Trần Văn Hương. Đại Sứ Mérillon xác nhận rằng Bộ Ngoại Giao Pháp đang gây áp lực để thúc đẩy cho giải pháp dương Văn Minh, tuy nhiên Ông Trần Văn Hương phản ứng rất là chậm chạp, có lẽ vì già yếu và bệnh hoạn. đại Sứ Martin hỏi Đại Sứ Mérillon rằng liệu có dấu hiệu nào cho thấy Hà Nội có thể sẽ chấp nhận nói chuyện với Dương Văn Minh hay không thì ông Mérillon không trả lời thẳng cho câu hỏi nầy. Đại Sứ Martin nói ông nghĩ rằng người Pháp đã đề nghị với Hà Nội về giải pháp Dương Văn Minh nhưng Hà Nội chưa trả lời và người Pháp nghĩ rằn Hà Nội đã mặc thị đồng ý. Người Pháp cũng nghĩ rằng nếu có thể đưa ông Minh lên nắm chính quyền ngay thì sau đó thì đã một sự đã rồi và Hà nội sẽ khó mà phản đối.

* Đại Sứ Martin nói rằng Thủ Tướng Nguyễn BÁ Cẩn đã được TT Trần Văn Hương yêu cầu ngồi lại xử lý thường vụ, tuy nhiên ông cẩn thì muốn ra đi. Đại Sứ Martin cho biết ông đã nói thẳng với những người muốn ra đi rằng Tòa Đại Sứ Mỹ không có sẳn phi cơ, phải đến cuối tuần (26-27 tháng 4) mới có. Ngoài ra, Đại Tướng dương Văn Minh cũng có cho Tướng Timmes hay rằng một số sĩ quan người Bắc thuộc phe Tướng Kỳ đang chuẩn bị chống lại Ông Minh, ông Đại sứ đã cử người đến gặp ông Kỳ và nói với ông ta rằng người Mỹ muốn tình hình tại Sài Gòn phải yên tĩnh cho đến cuối tuần tức là ngày Chủ Nhật 26 hay 27 tháng 4 năm 75.

- Đại Sứ Martin cũng phúc trình thêm rằng đại Sứ Mérillon đã vào Dinh Độc Lập hai lần trong ngày để gặp TT Trần Văn hương vào lúc 4 giờ chiều nhưng không đạt được kết quả nào. Ông Mérillon đã yêu cầu ông Đại sứ Mỹ nên thúc đẩy để TT Hương từ chức. Sau đó, TT Hương đã mời ĐS Martin vào gặp ông vào lúc 5 giờ chiều và đã nói chuyện với ông Martin với tư cách như là bạn bè. TT Hương hỏi ý kiến ông Martin về Dương Văn Minh nhưng ông ĐS Mỹ nói rằng chưa hề có dịp gặp ông Dương Văn Minh chỉ nghe nói nhiều về những tham vọng của ông nầy mà thôi. ĐS Martin nói với TT Trần Văn Hương rằng nhóm “lực lương thứ ba” cũng như là một vài tướng lãnh có thể ủng hộ ông Minh và ông Hương có vẻ đồng ý với ông đại sứ. Vấn đề quan trọng là liệu cộng sản có chấp nhận nói chuyện với ông Minh hay không và TT Trần Văn Hương đề nghị ĐS Martin nên thăm dò với ông Đại Sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế Kiểm Soát Đình Chiến về vấn đề nầy.

ĐS Martin cho biết là trong cuộc hội kiến nầy, TT Hương cho thấy ông ta rất bình tĩnh, có lúc ông ta quay sang nói chuyện thi ca với ông Brunson McKinley, thông dịch viên tiếng Pháp của ĐS Martin. TT Trần Văn Hương cũng có tâm sự với ông Martin rằng: “Nếu tôi phải làm Pétain của Việt Nam thì ít ra tôi cũng sẽ phải đóng vai trò đó trong danh dự và đúng với phẩm giá”. (si je dois être le Pétain du Vietnam, je serai au moins dans l’honner et la dignité) (ghi chú: Oliver Todd: sách đã dẫn, trang 324)

* ĐS Martin phúc trình với NT Kissinger rằng sau khi từ giả TT Hương, ông đã mời ĐS Ba Lan đến nói chuyện vào lúc 8 giờ tối ngày 22 tháng 4-75. ông Martin nhận xét rằng ông ĐS Ba Lan là một đảng viên cộng sản cứng rắn nhưng đồng thời cũng là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. ĐS Martin nói với ông ĐS Ba lan về mối ưu tư của TT Trần Văn Hương và nhờ ông ta thăm dò với Hà Nội thử xem họ có chấp nhận vai trò của Dương Văn minh hay không. ĐS Ba Lan là người thận trọng và ông ta trả lời rằng ông ta sẽ xin phép chính phủ Ba lan để xúc tiến việc nầy. ĐS Martin nói rằng ông không tin ông ĐS Ba Lan sẽ trả lời cho ông ngay trong ngày hôm sau.

TT Trần Văn Hương Cho Phép Thả Bom CBU ở Xuân Lộc.

Ngay sau khi Cụ Trần Văn Hương nhận chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, trong ngày 22 tháng 4, Trung Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III đã yêu cầu Đại Tướng Cao Văn Viên xin với Hoa Kỳ yểm trợ cho Vùng 3 một phi vụ B52 dội bom xuống khu vực chung quanh Xuân Lộc, nhưng Đại Tướng Viên biết rõ người Mỹ không thể nào đáp ứng được điều đó cho nên ông từ chối. Tuy nhiên trước đó mấy tuần, Đại Tướng Federick Weyand và phụ tá Bộ Trưởng quốc Phòng Hoa Kỳ Von Marbod đã xoay xở đưa sang Việt Nam mấy trái bom CBU-55. Loại bom nầy còn được gọi là “bom dầu” (fuel bomb), loại bom có sức công phá và sát hại mạnh nhất trong các loại vũ khí của Mỹ. Sau khi được thả xuống, bom sẽ nổ tung ra thành hàng trăm trái bom nhỏ khác, mỗi trái nhỏ nầy sẽ tạo thành một bức màn như dầu hỏa có chiều rộng khoảng 17 mét và bề dày chừng 3 mét là đà trên mặt dất rồi sau đó sẽ nổ tung gây ra một áp suất khoảng 300 cân Anh trên một inch vuông (300 pounds per square inch) và hút hết khối lượng oxygen ở dưới đất, ở rong buồng phổi của tất cả mọi sinh vật, dù là ở dưới hầm sau cũng không thở được.

13 ngày sau khi đã anh dũng chống lại nhiều đợt tấn công của Cộng Sản Bắc Việt, các đơn vị cuối cùng của Sư đoàn 18 đã rút khỏi Xuân Lộc ngày 22 tháng 4. Cá nhà báo ngoại quốc đã khen ngợi cuộc rút quân nầy là đã “được hoạch định và thi hành rất hay” và các đơn vị nầy về đến Biên Hòa thì chỉ bị thiệt hại chừng 30% quân số sau hai lần giao tranh với một lực lượng địch đông gấp bốn, năm lần. Bộ Tổng Tham Mưu đề nghị lên TT Trần Văn Hương xin xử dụng loại bom nầy ở Xuân Lộc để ngăn chận sức tiến quân của CS Bắc Việt và chính TT Trần Văn Hương đã chấp thuận cho phép Không quân VNCH thả những trái bom nầy.

Với sự trợ giúp về kỷ thuật của các chuyên viên thuộc DAO (Văn Phòng Tuy Viên quân Sự Hoa Kỳ), Không Quân VNCH đã gằn loại bom nầy lên một chiếc phi cơ C-130 xuất phát từ căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất bay lên thả xuống vùng Xuân Lộc, nơi mà các đơn vị cuối cùng của Sư Đoàn 18 vừa mới triệt thoái tối hôm trước. Trái bom CBU-55 nầy được thả xuống ngay trên đầu bộ tư lệnh Sư Đoàn 341 của CSBV lúc đó đang trú đóng ở 6 cây số về phía Tây Bắc thành phố xuân Lộc khiến cho cả ba bốn trăm bộ đội BV bị tử thương. Đài phát thanh Hà Nội ngay sau đó đã la lối tố cáo rằng Hoa Kỳ và VNCH đã xử dụng loại vũ khí hóa vi quang (Chemical-Biological-Radiological weapons) một cách bất hợp pháp. Trung Hoa Cộng Sản cũng tiếp tay Hà Nội lên án Hoa Kỳ vô cùng mạnh mẽ về việc đã xử dụng loại vũ khí giết người ghê gớm nầy.

Theo Frank Snepp thì dù có sự phản đối mạnh mẽ nói trên, Không quân Hoa Kỳ cũng có trợ giúp bằng cách dùng phi cơ thả xuống vùng do Cộng sản kiểm soát quanh thị trấn Xuân Lộc hằng chục trái bom “daisy cutters”, tên thông dụng của loại bom BLU-82 tức là loại bom dùng để khai quang bãi đáp cho trực thăng nặng khoảng 15,ooo cân Anh tức khoảng 7 tấn rưởi cùng với hàng loạt bom 500 cân anh gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho cộng quân. (Sau 1975, cộng sản tìm được 3 trái bom BLU-82 chưa xử dụng và cho triển lãm tại Sài Gòn). Chính tân Tổng Thống Trần Văn Hương là người cho phép Không quân VNCH thả những trái bom hạng nặng nầy xuống đầu quân CSBV tại vùng xuân Lộc.
Frank Snepp nói rằng có một số phi cơ của Hoa Kỳ thuộc loại wild Weasel (Con Chồn Hoang) đã được xử dụng trong việc tấn công các đơn vị hỏa tiễn phòng không lưu động của CSBV đang hoạt động trong vùng đông bắc Vùng 3 Chiến Thuật. Wild Weasel là biệt danh dành cho các loại chiến đấu cơ F-105 hoặ F-4 được trang bị với những dụng cụ điện tử đặc biệt ECM (electronic counter-measures) nhằm vào khám phá các địa điểm đặt hỏa tiển phòng không SAM của Việt Cộng và dùng phi đạn không địa tiêu diệt các giàn rada điều khiển các hỏa tiển nầy. Văn phòng CIA Sài gòn không hề được thông báo về việc nầy và Tòa Bạch Ốc cũng không muốn cho ai hay biết gì về việc phi cơ của Không Lực Hoa Kỳ lại đã được sử dụng tại chiến trường Miền Nam Việt Nam trong mấy ngày cuối tháng 4 năm 1975 nầy. (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 416)

Theo Đại Tướng Cao Văn Viên thì “cuối tháng 2 năm 1975, qua những lần viếng thăm Sài Gòn của Phụ Tá Bộ Trưởng quốc Phòng Eric Von Narbod và Đại Tướng Frederick weyand, Bộ Tham Mưu QLVNCH có xin Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam cộng Hòa những loại bom chiến lược mà không quân có thể sử dụng được. Loại bom Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam là loại bom có biệt danh là “Daisy Cutter”, nặng 15,000 pounds tức khoảng trên 7 tấn. Không Quân Hoa Kỳ dùng bom nầy để phá rừng, làm bãi đáp cho trực thăng trong cuộc chiến. Hoa Kỳ hứa gởi cho 27 quả bom và chuyên viên để huấn luyện sử dụng bom trong vòng một tuần.

“Giữa tháng 4, 3 trái được chở đến và cuối tháng 4 thêm 3 trái nữa. Một chuyên viên Hoa Kỳ đi theo để hướng dẫn Không quân Việt Nam gắn ngòi nổ và cách chuyển vận bom trên phi cơ, tuy nhiên người phi công Hoa Kỳ có trách nhiệm lái phi cơ lại không đến. Trong tình trạng khẩn trương của chiến trường và sự nguy hiểm khi phải tồn trử loại bom nầy ở phi trường Tân Sơn Nhất hay Long Bình, Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh Không quân quyết định tuyển chọn một phi công Việt Nam có kinh nghiệm để đảm nhiệm việc thả bom. Chiếc C-130 và quả bom Daisy Cutter” cất cánh vào lúc nửa đêm nhưng sau 20 phút lại phải hạ cánhvì một lý do kỷ thuật không quan trọng, nhưng phi cơ lại cất cánh 30 phút sau đó.

“Vào một giờ sáng, phi cơ thả trái bom “Daisy Cutter” thả trái bom đầu tiên xuống một địa điểm cách Xuân Lộc 6 cây sô về hướng tây bắc. Thành phố xuân Lộc bị rúng động như bị động đất, tất cả đèn điện bị tắt và truyền tin của địch ngưng hoạt động: bộ tư lịnh sư đoàn 341 của CSBV bị tiêu diệt. Tinh thần binh sĩ VNCH phấn khởi. Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh ở mặt trận Xuân Lộc hỏi “Bộ Tổng Tham Mưu có còn nhiều loại bom đó không?”. Tin đồn loan truyền nhanh chóng ngoài quần chúng là chúng ta đang được trang bị bom “nguyên tử”. CSBV lên tiếng chửi rũa VNCH và Hoa Kỳ đã sử dụng vũ khí tàn phá chiến lược” (ghi chú: Cao Văn Viên: sách đã dẫn, trang 201-202)
Dường như ngày hôm đó Hà Nội vẫn không nhận được báo cáo nào của Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Hồ Chí Minh về những tổn thất do bom CBU gây ra và Hà Nội chỉ biết được tin nầy qua một hảng thông tấn của Pháp. Ngay hôm đó, Võ Nguyên Giáp đã nhân danh Bộ Chính Trị gởi cho “anh Sáu” (Lê Đức Thọ), “anh Bảy” (Phạm Hùng) “anh Tuấn (Văn Tiến Dũng), “anh tấn” (Lê Trọng Tấn) và “anh Tư Nguyễn” (Trần Văn Trà) bức điện văn mang số 94B ngày 23 tháng 4 năm 1975:

“1- Tin AFP chiều 23-4 cho biết địch dùng loại bom ngạt đầu tiên thả ở khu vực giữa Biên Hòa và xuân Lộc bằng 5 máy bay C-130 và có hàng trăm xác chết nằm ngổn ngang trên trận địa. Có thể chúng đã dùng loại bom ngạt CBU-55 mà tên Uâyen (Tướng Weyand) đã đề nghị; cũng có thể chúng tung tin để uy hiếp ta, thúc ép ta đi vào thương lượng. Trong trường hợp nào ta cũng phải thực sự đề phòng.

2- Các anh cho kiểm tra nắm được tin gì cụ thể thì điện ngay cho biết. Cần nhắc lại và phổ biến rộng rãi những chỉ thị phòng độc phòng hóa cho bộ đội. Cần chuẩn bị thêm những phương tiện gì thì điện ngay cho biết.

3- anh ba (lê Duẩn) và Thường Vụ quân Ủy Trung Ương có ý kiến cách đối phó hiệu quả nhất là:
a/ Thực hiện chủ trương của Bộ chính Trị, phát động sớm cuộc tiến công làm cho hính thái bộ đội ta và địch ở vào thế tiếp cận xem kẽ.
Đối với các đơn vị tập kết ở xa địch thì cần ngụy trang tốt nơi trú quân và có biện pháp phòng độc phòng hóa nghiêm ngặt.
b/ Để bảo đảm hành động nhanh chóng và chắc thắng thì biện pháp tốt nhất là cho triển khai ngay các trận địa pháo 130 và D.74 (nếu cần thì dùng một lực lượng bao vây các vị trí của địch để mở đường cho pháo), đánh mạnh vào tân Sơn Nhất và các mục tiêu nội đô từ phía bắc và tây bắc cũng như từ phía nam Nuận Trạch (Nhơn Trạch). Như vậy vừa gây tổn thương nặng cho không quân địch hiện là chỗ dựa chủ yếu của chúng, vừa gây rối loạn trong hàng ngũ địch ở nội đô và làm suy sụp hơn nữa tinh thần chiến đấu của chúng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tấn công vào nội đô, tiêu diệt và làm tan rã địch.

C/ Đối với các sân bay quan trọng khác như Cần Thơ, Vũng Tàu v.v… cần chỉ thị cho các bộ đội dùng các loại hỏa lực (pháo, cối) và đặc công đánh phá mạnh.
4- Chính phù Cách Mạng Lâm Thời đã lên tiếng tố cáo dư luận quốc tế. Ta cũng đã đề nghị các tổ chức quốc tế lên tiếng tố cáo mạnh mẽ.
5- Nhận được Diện anh trả lời ngay.”
Văn (ghi chú: Văn Kiện đảng, trang 305-306)
Tuy nhiên dù có bom CBU nhưng một Sư Đoàn 18 không thể nào chống cự được với một lực lượng địch đông gấp bội, sau 13 ngày anh dũng chống lại nhiều đợt tấn công của quân CSBV, các đơn vị cuối cùng của Sư Đoàn 18 đã rút khỏi xuân Lộc ngày 22 tháng 4. Các nhà báo ngoại quốc đã khen ngợi cuộc rút quân nầy là đã “được hoạch định và thi hành rất hay” và khi các đơn vị nầy về đến Biên Hòa thì chỉ bị thiệt hại chừng 30 phần trăm quân số sau hai lần giao tranh với một lực lượng đông gấp bốn năm lần.

Kế Hoạch Mérillon.

Tại Paris, Tổng Thống Pháp Giscard d’Estaing tin rằng chính Phủ Cách Mạng Lâm thới Nam Việt Nam của Việt Cộng có thể có hy vọng đóng một vai trò nào đó trong tình hình chính trị tại Việt Nam và đo đó cần phải duy trì sự hiện diện của ngưới Pháp Tại Miền Nam. TT Giscard d’estaing cho mới Nghị sĩ Paul d’Ormano, đại diệnPhap1 Quốc tại hải ngoại đến phủ tổng thống. Nghị sĩ Paul d’Ormano vốn trước kia là chủ đồn điền tại Đông Dương và ông ta dự dinh 95 sang viếng thăm Việt Nam, do đó TT Pháp đã yêu cầu ông nghị sĩ d’Ormano kêu gọi Pháp kiếu nên ở lại Việt Nam, đừng có bỏ chạy và TT d’Estaing cũng sẽ ra lệnh cho các viên chức người Pháp cũng phải ở lại. TT Giscard d’Estaing cũng lien lạc trực tiếp nhiều lần bằng điện thoại với DS Mérillon tại Sài Gòn để chỉ thị cho tòa đại sứ Pháp xúc tiến kế hoạch thành lập một chính phủ lien hiệp giữa phe Mặt TRân Giải Phóng với những thành phần không cộng sản tại Sài Gòn càng sớm càng tốt để thương thuyết với CSBV.

Về phía ĐS Pháp tại Sài Gòn, ông Mérillon chủ trương thành lập một Miền Nam Việt Nam trung lập với đại diện của phe Mặt trận Giải Phóng Miến Nam, phe quốc gia và “phe hòa hợp hòa giải” của Dương Văn minh.

Trong cuốn hồi ký sau nầy, ông tiết lộ rằng Thủ Tướng Trung Cộng đã ủng hộ giải pháp nầy của người Pháp. Ông cho biết Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã đánh điện cho Bộ Ngoại Giao Pháp là Trung Cộng sẳn sàng hợp tác với Pháp để “xây dựng một chính thể trung lập tại miến nam nếu có thành phần MTGPMN tham dự”. Đại Sứ Mériloon cũng cho biết hầu hết các quốc gia Á Châu, ngoại trừ Nam Dương, đều ủng hộ việc thành lập một nước Việt Nam đình chiến trong trung lập hơn là một nước Việt Nam thống nhất dưới quyền cai trị của Hà Nội. ĐS Mérillon cho biết sở dĩ Nam Dương chống lại giải pháp trung lập nầy vì Nam Dương hận Trung Cộng đã đạo diễn vụ đảo chánh hụt tại quốc gia nầy năm 1965 nhưng ông tiết lộ rằng năm 1978, TT Nam Dương Suharto có gởi cho ông một bức thư tỏ sự hối tiếc là vào năm 1975 chính phủ Nam Dương đã có nhận xét si lầm về tình hình chính trị tại Đông Dương và đã không ủng hộ kế hoạch của ĐS Pháp tại Sài Gòn.

Theo ĐS Mérillon thì Chu ân Lai đã đưa ra một danh sách gồm có Trương Như Tảng, Nguyễn Thị Binh, Đinh Bá Thi, Thiếu Tướng Lê Quang Ba và Trung Tướng Trần Văn Trà làm nòng cốt cho thành phần thân Trung Cộng trong chính phủ trung lập tại Miền Nam để chống lại phe thân Nga do Lê Duẩn cầm đầu tại Hà Nội. ĐS Mérillon nói rằng Trung cộng “tha thiết muốn cứu sống Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để xây dựng ảnh hưởng của họ tại Đông Dương” và phe quốc gia thì cũng muốn cứu Miền Nam không để cho rơi vào tay Cộng Sản Hà Nội, như vậy thì cả hai quan niệm nầy đều cùng có một mục đích và còn có thể dàn xếp được.

Sáng ngày 22 tháng 4, ĐS Mérillon mời Dương Văn Minh đến tòa đại sứ Pháp ở đường Hồng Thập Tự để thảo luận về giải pháp trung lập. Đại Tướng Minh đến gặp ĐS Pháp cùng một phái đoàn đông đảo gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu và, theo lời Mérillon, “nhiều nhân vật đang tập sự làm chính trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng bào họ” như Huỳnh Tấn Mẫm, bà Ngô Bá Thành, Ni sư huỳnh Liên, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc cứ v.v…

ĐS Mérillon nhận xét rằng “tôi thấy ông Minh đã liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt nầy, bắc Việt chưa biết đến họ, còn công lao của họ đối với Bắc Việt thì cũng chỉ có việc chửi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi”. ĐS Mérillon nói rằng: “Huỳnh tấn Mẫm và Ni sư Huỳnh Liên ai cũng thao thao bất tuyệt ca tụng hòa bình, ca tụng Công sản vì đánh hơi kẻ thắng là ai rồi. Riêng Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu thì có vẽ già dặn hơn, ông đặt chữ “nếu” ở mỗi mệnh đề, chẳng hạn như ông nói “nếu chính phủ tương lai mà do ông làm thủ tướ`ng thì viễn ảnh hòa bình sẽ nằm trong tầm tay của dân tộc Việt Nam”. Tôi nói với họ rằng “không ai có thể chối cải được công lao của quý vị trong thiện chí nổ lực thành lập tân chính phủ, tuy nhiên thẩm quyền tối hậu gờ phút nầy nằm trong tay Hà Nội, nước Pháp chỉ làm một việc có tính cách trung gian chứ không đóng vai trò chủ động”. ĐS Mérillon nói rằng sau đó ông đã lễ phép mời mọi người ra về chỉ giữ Tướng Minh ở lại. Trước khi ra về, ông Mẫu nói nhỏ riệng với ĐS Pháp bằng tiếng La Tinh, (có lẽ ông không muốn người khác nghe), rằng ông ta muốn được đi Pháp nếu chính phủ của ông không được Hà Nội công nhận.

ĐS Mérillon nói khi ông trở vào thì Đại Tướng Dương Văn Minh ngồi chờ với “nết mặt sung mãn, tự hào như kẻ đang nắm vững thời cuộc” và ông đã mời ông Minh dùng cơm trưa để cùng bàn luận.
Theo kế hoạch của ĐS Mérillon thì ông Minh sẽ đứng ra lập chính phủ với hai thành phần đồng đều: phe hòa hợp hòa giải của ông cùng với phe MTGP và trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nước Pháp sẽ vận động các nước âu cha7u cùng các nước phi liên kết thừa nhận tân chính phủ Việt Nam và như vậy thì có thể làm chậm lại đà tiến quân của CSBV. Sau đó, ông Minh sẽ cố gắng chỉnh đốn lại hàng ngũ quân đội để mặcc cả thế đứng cho phe quốc gia. Tân chính phủ của ông Minh và MTGP sẽ tuyên bố sẳn sàng thiết lập bang giao với Trung cộng và các nước XHCN kể cả Liên Xô. Trung quốc đã liên lạc với Pháp sẽ cử ngay đại sứ đến Sài Gòn trong vòng 24 tiếng đồng hồ và sẽ viện trợ cho chính phủ Sài Gòn 420 triệu mỹ kim là số tiền mà họ hứa hẹn sẽ viện trợ cho Hà Nội. Sau đó, với sự sắp xếp của Pháp và áp lực của Trung Cộng, tân chính phủ sẽ đòi Hà Nội phải thi hành Hiệp Định Paris 1973.

ĐS Mérillon cho ông Monh biết nước Pháp sẽ viện trợ cho tân chính phủ 300 triệu đồng Francs và đồng thời cũng sẽ vận động các quốc gia Âu châu khác môt ngân khoản độ 290 triệu mỹ kim nữa qua các chương trình viện trợ kinh tế, văn hóa, phát triển kinh tế và nhân đạo. Như vậy thì tổng số tiền viện trợ quốc tế cho Miền Nam Việt Nam cũng không kém viện trợ của Hoa Kỳ trước đây là bao nhiêu và chính phủ trung lập có thể tồn tại được. ĐS Pháp cũng cho biết rằng Nguyễn Thị Bình từ đầu đến cuối đã hợp tác chặt chẻ với người Pháp, bằng chứng là sau nầy, 17 ngày sau khi CSBV cưởng chiếm Miền Nam, bà ta đã tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc là Miền Nam sẽ ở trong tình trạng trung lập trong vòng 5 năm trước khi tiến tới việc thống nhất với Miền Bắc” và có lẽ đây là một trong những lý do khiến bà ta bị thất sủng sau nầy.

Đại Tướng Dương Văn Minh ngồi yên nghe ĐS Mérillon trình bày kế hoạch của Pháp và nói với ĐS Mérillon rằng ông ta sẳn sàng thực hiện mọi điều trong kế hoạch nầy, ông chỉ nêu lên một câu hỏi duy nhất sau đây” “Thưa ông ĐS, dưới hình thức nào tôi sẽ thay thế ông Trần Văn Hương để thành lập nội càc mới thương thuyết với phía bên kia?”. Ông Mérillon trả lời rằng: “thưa Đại Tướng, hôm qua tôi có thảo luận với Cụ Trần văn Hương và Cụ đã đồng ý rằng sẽ trao quyền cho Đại Tướng nếu Đại Tướng có kế hoạch không để mất Sài Gòn”

Những người thân cận với Cụ Trần Văn Hương cho biết rằng sự thật thì tân TT Trần Văn hương sau khi nhận chức đã không hề nghĩ đến việc trao lại cho cựu Đại Tướng Dương Văn minh chức vụ tổng thống nầy. quan niệm của vị tân tổng thống 71 tuổi nầy là phải tiếp tục chiến đấu bảo vệ phần còn lại của Miền Nam và nếu thương thuyết thì ít ra cũng phải ở trong tư thế mà đối phương có thể chấp nhận. Cụ cũng có ý kiến nếu cần thì sẽ mời ông Dương Văn minh giữ chức vụ thủ tướng với nhiều quyền hạn để thương thuyết với phe công sản.

ĐS Mérillon cho biết rằng: “Khi chúng tôi giới thiệu Tướng Dương Văn Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt Nam, Cụ Trần Văn Hương sửng sốt và tỏ lời phiền trách: “Nước Pháp luôn luôn bẻ nho trái mùa! Nó là học trò tôi, tôi biết biết nó quá mà! Nó không phải là hạng người dùng được trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Tôi sẽ trao quyền lãnh đạo cho nó nhưng nó phải hứa với tôi là đừng để Sài Gòn thua Cộng Sản”.

Theo hồi ký của ĐS Mérillon thì “Chúng tôi giải thích với Cụ Hương là Bắc Việt rất sợ MTGP Miền Nam đoạt chiến thắng, công khai ra mặt nắm chính quyền. Chúng ta nên nắm ngay nhược điểm của họ để mà xoay chuyển tình thế. Nếu để một nhân vật diều hâu lãnh đạo, Bắc Việt sẽ viện cái cớ Việt Nam Cộng Hòa không muốn hòa bình rồi thúc quân đánh mạnh trong lúc quân đội VNCH chưa kịp vãn hồi tư thế phản công. Tạm thời dùng công thức hòa hoản mà thôi.

“Cụ Trần Văn Hương thông cảm, nhưng thở dài và kèm theo những lời tỏ ra mất tin tưởng. Kế hoạch của chúng tôi vô tình đè bẹp tinh thần chống Cộng sắt đá của Cụ. Cụ trần Văn Hương chủ trương nếu cần thì cứ bỏ ngỏ thành phố Sài Gòn, rút lực lượng về Miến Tây rồi tổng động viên nhân lực, vật lực còn lại để tiếp tục chiến đấu chống lại Cộng Sản. Giải pháp nầy thì sẽ tiếp tục đổ máu nhưng ít ra thì Việt Nam Cộng Hòa cũng không thua một cách quá mất mặt”

Mười năm sau, ĐS Mérillon đã viết trong hồi ký của ông rằng: “Bây giờ tôi mới thấy kế hoạch của Cụ Hương là đúng, nếu lúc đó các nhà lãnh đạo quân sự Miền Nam đừng bỏ chạy quá sớm, ở lại yểm trợ cho Cụ thì có thể gở gạc được phần nào thể diện cho người quốc gia Miền Nam”

“Chúng tôi vẫn nhớ lời cụ nói vào năm 1975: “Ông ĐS à. Tôi đâu có ngán Việt Cộng. Nó muốn đánh, tôi đánh tới cùng. Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề ở lại đây và mất theo nước mình” (ghi chú: Jean Marie Mérillon: Saigon Et Moi, Paris, 1985)

Trong ngày 22 tháng 4, Lê Duẩn đã gởi điện văn cho Văn tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Lê Trọng Tấn cho biết ý kiến của Bộp chính Trị nói rằng sau khi TT Thiệu từ chức thì dường như quân đội Miền Nam đang: “điều chỉnh sự bố trí lực lượng để lộ ý định giữ cho được hành lang đường số 4 từ Sài gòn đến Cần Thơ” và ra lệnh phải đối phó kịp thời.
NGƯỜI LÍNH ĐEO CÀNG TRỰC THĂNG

Tác giả/Nhân vật: Nguyễn Phúc Sông Hương |16-07-1977| 
Nguyễn Phúc Sông Hương là bút hiệu của Thiếu Tá Nguyễn Phúc, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/48 SĐ18BB trong trận chiến Xuân Lộc, tháng Tư 1975. Anh và gia đình hiện cư ngụ tại Sacramento, California
Khoảng ba giờ sáng đêm 20 rạng ngày 21 tháng 4, từ trên căn cứ pháo binh Núi Thị hướng nam thị trấn Xuân Lộc 5 cây số, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, Tiểu đoàn trưởng TĐ 2/43 thấy đèn pha xe sáng rực trên những ngã đường trong thành phố. Chế cảm thấy đây là một sự việc khác thường bởi vì đã mười một giờ đêm, từ khi chiến trận bùng nổ, Xuân Lộc luôn ngập chìm trong bóng tối, thỉnh thoảng loé sáng bởi đạn pháo địch rót xuống mà thôi. Chế vội gọi máy liên lạc với bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Dù đơn vị mà TĐ thuộc quyền tăng phái thì được biết đó là những đoàn xe của quân CS đang vào thị xã.

Như vậy thì Xuân Lộc đã bị quân Cộng sản chiếm rồi. Nhưng sao chẳng nghe những tiếng súng giao tranh. Không lẽ toàn thể quân trú phòng Xuân Lộc đã đầu hàng, Tư Lệnh Lê Minh Đảo đã đầu hàng?
Chế lo âu, giọng run khi cầm máy gọi BCH Lữ Đoàn 1 Dù.
Rạch Giá Lê Lai và trở về với người anh cả của anh. Nghe lệnh BCH Lữ Đoàn Dù, Nguyễn Hữu Chế rất tức giận. Nếu mình không gọi, chắc đã bị bỏ quên, và rồi sẽ bị quân CS tiêu diệt. Chế muốn hét lớn phẫn nộ, nhưng anh kềm lại được khi nghĩ đến Tiểu đội Trinh sát nằm tiền đồn bên ngọn Núi Ma. Phải gọi thằng em về càng nhanh càng tốt. Toàn thể TĐ phải rút khỏi Núi Thị trước khi bị quân CS bao vây. Chế cho lệnh phá hủy mấy khẩu pháo 155 ly trong khi chờ mấy đứa em tiền đồn trở về. Đây là những khẩu pháo đã gây nhiều thiệt hại cho quân CS trong mấy ngày chiến trận.

Khoảng hơn 4 giờ sáng Tiểu đội Trinh sát đóng ở Núi Ma và các toán tiền đồn mới trở về căn cứ Núi Thị đầy đủ. Toàn thể Tiểu đoàn 2/43 bắt đầu xuống núi, chia làm hai cánh quân, một do Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế và một do Tiểu đoàn phó Đại uý Chi chỉ huy. Hơn 300 chiến sĩ TĐ 2/43 đã chiến đấu oanh liệt đột phá vòng vây khi xuống núi. Phá được vòng vây quanh núi Thị, TĐ nhắm hướng Bà Rịa mà tiến nhưng hầu như đâu đâu trong rừng cao su cũng đều có quân CS. Vì vậy dù cố tránh giao tranh, và lợi dụng bóng đêm để di chuyển, nhưng thật khó mà thoát khỏi vòng vây bủa lưới của quân CS.

ĐM, bắt và diệt cho hết tụi ngụy 18 ác ôn còn lại. Tiếng la hét, liên lạc gọi nhau của binh lính CS vang thật rõ trong rừng cao su. Những ánh đèn pin chớp loé tìm kiếm từ lùm bụi này đến lùm bụi khác. Người lính trong thế lui quân bị săn đuổi nép mình sau gốc cây cao su, thấy rõ những bóng ma trước mặt mà không thể nổ súng đốn ngã. Những thương binh đau đớn cắn răng mà chịu. Người lính Sư đoàn 18 chưa bao giờ phải nhịn nhục như thế này. Mới hôm qua đây, ta còn xáp chiến đẩy lui địch ra khỏi thị trấn mà hôm nay lại phải ngậm tăm mà đi. Qua một đêm gần như thiếu định hướng trong rừng, sáng hôm sau Chế bắt được liên lạc vô tuyến với Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 52. Từ trực thăng bay trên cao, Đại Tá Dũng hướng dẫn cho TĐ tiến về hướng Long Thành. Quân CS chắc chắn đã bắt được tần số liên lạc của ĐT Dũng và Chế nên đã điều quân đuổi theo và chận đánh.

Rút lui là thế sau cùng. Người lính tác chiến ít khi nghĩ đến việc rút lui bởi vì rút lui là đưa lưng cho địch bắn. Trong cuộc rút lui này, không những đưa lưng mà còn phải ngẩng đầu để hứng đạn ngay từ trước mặt, tứ bề. Vài lần, Chế đã lệnh cho toàn thể binh sĩ dưới quyền trụ lại, dùng cây cao su che thân, dùng nón sắt và mười ngón tay cào đất để làm nơi chống trả. Những lúc đó, Chế và anh em như những con cọp dữ. Bắn và hò reo, la hét. Để tăng thêm khí thế đánh lui quân địch, và cũng để cho quên đi những đớn đau từ những vết thương ứa máu, để xua tan những ngậm ngùi khi nhìn bạn ngã xuống bên mình.

Không trụ lại lâu được vì địch quá đông, đạn dược không còn đủ. Hai cánh quân của TĐ bắt buộc vừa đánh vừa rút. Địch lại rượt đuổi, đổ quân chận đầu, bao vây quyết tiêu diệt đơn vị QLVNCH còn lại sau cùng này để tàn sát trả thù cho trận quyết đấu mà họ bị thảm bại vừa qua.
Qua nhiều trận giao tranh với địch ngày và đêm trong rừng cao su gãy đổ vì đạn bom, chiến sĩ TĐ 2/43 đã lần lượt ngã xuống đền nợ nước. Chế cũng cạn khô nước mắt. Mồ hôi hầu như không còn để chảy vì đói và khát.

Phân tán mỏng từng tiểu đội, bán tiểu đội mà rút. TĐT Nguyễn Hữu Chế sau cùng phải quyết định như vậy. Phân tán mỏng thì lực chống sẽ yếu, nhưng dễ dàng luồn lách thoát khỏi vòng vây. Ba trăm chiến sĩ từng hàng chục lần đánh bật kẻ thù, trụ cứng đĩnh Núi Thị từ khi chiến trận bùng nổ, thế mà giờ đây người hy sinh, kẻ thất lạc, bên Nguyễn Hữu Chế chỉ còn lại 27 người. Tất cả đang đâu lưng chiến đấu tìm đường sống. Với Chế, đây là lần đầu tiên trái tim anh quá nhiều đau đớn trong suốt bao năm chỉ huy Tiểu đoàn. Anh chưa bao giờ để cho một đứa em bị thất lạc, không được băng bó vết thương hay bỏ xác tại trận. Lòng thương mến binh sĩ và danh dự của người chỉ huy như hai ngọn đèn luôn cháy rực trong tâm trí anh.

Hai mươi tám người còn lại mà hầu hết là những tay súng ngắn thuộc BCH Tiểu đoàn và các chiến sĩ pháo binh, công binh. Đối với B40, AK thì súng ngắn chỉ là súng đuổi ruồi.
Bảo Định, các anh đã bị bao vây, đã cùng đường, hãy ra hàng để được toàn tánh mạng. Bảo Định, tụi mày đã bị bao vây, cùng đường rồi, chịu chết đi.

Khi thì anh, khi thì mày. Khi thì dụ, khi thì đe. Hàng trăm lần, tiếng loa gọi đích danh Bảo Định, danh hiệu của Nguyễn Hữu Chế ra hàng.

Đối với người lính trận ở chiến trường, tiếng loa dụ hàng của địch quá thông thường, nhưng trong tình thế này đã phần nào làm giao động 28 tám người.

Có lúc Chế nghĩ rằng để anh em ra hàng còn mình anh chạy trốn. Hai mươi bảy người còn lại phải sống. Anh không thể tiếp tục nhìn họ lần lượt ngã xuống nữa. Riêng Chế, chỉ có chạy thoát hay là chết mà thôi. Nếu thoát không được thì cho một viên đạn súng colt vào đầu chứ không thể để bị bắt. Làm sao CS có thể tha Bảo Định Nguyễn Hữu Chế là một trong những Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn 18 mà CS liệt vào hàng nợ máu ác ôn.
- Chúng ta đang ở trong tình trạng tuyệt vọng, anh em nên ra hàng vì vợ con gia đình của mình. Tôi chỉ yêu cầu anh một việc là đợi khi tôi đã đi khỏi nơi này thì ra hàng. Những gương mặt đầy lo âu bỗng đanh lại khi nghe Chế nói. Một hạ sĩ quan công binh nhìn Chế:
- Thiếu tá ơi, chúng tôi tuy là công binh chiến đấu, khả năng không bằng người lính bộ binh nhưng nhất định không làm hổ thẹn hai chữ chiến đấu mà chúng tôi đã tự mang vào mình.
- Bao giờ Thiếu Tá ngã xuống thì tụi em mới ra hàng. Người lính truyền tin nói.
- Thiếu Tá ngã thì em ngã theo. Người lính trinh sát cuối cùng của tiểu đội trinh sát nói một cách cuơng quyết.

Ba đêm, bốn ngày, hai mươi tám người sống chết bên nhau. Người còn sức dìu người sức yếu. Tay súng tay bạn, cương quyết không bỏ lại một người nào.. Họ lần mò trong đêm, dò dẫm trong ngày. Có khi vấp phải xác thú bị đạn chết trong rừng nhưng chẳng ai xẻ thịt thú mà ăn dù rất đói và khát.
Tháng tư, sương đêm không đủ để làm ướt lá cây cao su thì làm sao có vũng ướt heo rừng nằm cho người lính cúi xuống đưa lưỡi tìm chút nước.

Có lúc trong ngày, một vài lần Chế nghe tiếng trực thăng bay cao trên trời. Lòng mọi người vui lên vì biết mình sắp ra khỏi vùng địch chiếm đóng. Chế ứa nước mắt khi nghe tiếng gọi Bảo Định, Bảo Định, anh nghe tôi không trả lời của Đại tá Lê Xuân Hiếu Trung Đoàn Trưởng 43 gọi tìm đứa em thất lạc, nhưng Chế không dám lên tiếng vì sợ VC theo dõi bắt được tần số, phát hiện. Chế tin sự suy nghĩ và lo sợ của mình là đúng vì chính Chế đã nghe những lời trao đổi của VC lạc vào trong tần số máy PRC25 của Tiểu đoàn. Ngày thứ 4, nhiều anh em dường như không bước được nữa. Chính Chế cũng cảm thấy một cơn sốt đang kéo đến. Anh khô đắng cả họng, bụng thì đau nhói, chân run như sắp khuỵ xuống. Bây giờ thì không thể im lặng được nữa. Anh hai ơi Bảo Định đây. Chế cầm ống liên hợp và cất tiếng gọi lớn.
- Bảo Định! Bảo Định! nghe anh trên 5, nghe tôi không trả lời! Tiếng vị Trung Đoàn Trưởng vui mừng vang lên trong máy PRC25. Dưới sự hướng dẫn của Đại Tá Hiếu, và yểm trợ bằng hỏa tiễn của trực thăng, Chế và anh em tìm ra được khu trãng trống. Ba chiếc trực thăng UH-1B từ hướng Nam bay đến, rà thật sát trên ngọn cây rồi đáp xuống khu rừng chồi. Người còn sức cõng người kiệt sức chạy nhanh ra. Vấp ngã. Đứng dậy. Chạy tiếp. Nhanh lên, nhanh lên. Chế hét, tay quơ cây gậy thúc dục hai người lính đang vấp ngã trước mặt mình. Chế xốc tay một người và kéo chạy. Cánh quạt phi cơ tạo gió như cơn bão khiến cả hai thân thể yếu đuối quay một vòng rồi ngã xuống. Chế cố đứng dậy, kéo rồi đẩy người lính nhào vào cửa trực thăng. Pháo 82 và đạn B40 nổ ầm ầm. Khói lửa tung lên mù mịt ngay bên cạnh. Chiếc trực thăng bốc lên. Tự nhiên Chế cảm thấy có một sức mạnh mà anh chưa từng có trong thân thể mình, anh nhảy lên, vươn hai tay chụp vội và nắm chặt càng trực thăng vừa lúc chiếc trực thăng bay là là về phía trước. Đạn VC bắn xối xả theo nghe veo veo. Chiếc nón sắt trên đầu Chế rơi xuống. Cả chiếc kính cận trên mắt cũng rơi theo Chế nhắm mắt. Đôi bốt dưới chân quệt mạnh cành lá khiến thân thể anh lại càng chao đảo. Chế nghiến chặt hàm răng, dồn hết sức lực vào đôi bàn tay đã xây xước bao ngày qua, bám cứng vào càng trực thăng. Chế cảm nhận có vị mặn trên môi mình từ khi chiếc kính rơi xuống. Không biết là máu, mồ hôi hay nước mắt. Đeo lơ lững dưới càng trực thăng như vậy cho đến khi trực thăng ra khỏi tầm đạn địch, bốn bàn tay đồng đội trên trực thăng mới kéo được Chế lên lòng phi cơ.
- Thiếu tá ơi! Bảy tiếng kêu của bảy người lính cùng bật ra một lúc. Người xạ thủ trực thăng thì khép nhẹ đôi mắt lại như cố khắc ghi hình ảnh hào hùng đầy xúc động trước mặt mình.
- Chúc mừng Thiếu tá và anh em. Anh ta nói, giọng sung sướng. Hai sĩ quan phi công ngồi phía trước cũng đưa tay ra dấu chào mừng.
Chế nhấc cánh tay mỏi mệt bắt tay người xạ thủ trực thăng. Cũng nhờ sự can đảm và tận tình của các anh. Chế muốn nói như vậy, nhưng âm thanh không thể thoát ra khỏi cổ họng đang khô đắng của anh.

Khi Chế vừa bước vào phòng hội của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tại căn cứ Long Bình vào buổi chiều ngày 24 tháng 4 thì Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ôm chầm lấy Chế. Qua phút xúc động mừng vui, Tư Lệnh bước đến mượn hai hoa mai trắng trên cổ áo một vị Trung Tá rồi gắn vào cổ áo Chế.

- Anh xứng đáng được vinh thăng Trung Tá. Chế đứng nghiêm, đưa tay chào và nói: Thưa Thiếu Tướng, tôi không xứng đáng nhận sự ân thưởng này. Giọng Chế cương quyết.Vị Tư Lệnh mở tròn đôi mắt nhìn người thuộc cấp Tiểu Đoàn Trưởng của mình. Qua phút ngạc nhiên, ông chợt hiểu. Ông gật đầu nhìn Chế. Chế thấy đôi mắt sáng đó cũng đang mờ dần đi như đôi mắt ứa lệ của mình.
- Anh em binh sĩ Tiểu đoàn 2/43 bỏ tôi mà đi hết rồi thưa Thiếu Tướng, tôi còn vui vẻ nào mà…
- Thôi, được rồi, tôi sẽ trình lại với Trung Tướng Đồng Văn Khuyên sau.

Vị Tư Lệnh nói và đưa mắt nhìn người thuộc cấp đang đặt tấm thân mỏi mệt xuống chiếc ghế trong phòng hội.Chế ngồi bất động, hai tay ôm đầu. Anh cảm thấy hối hận vì câu nói nóng nảy oán trách Chỉ Huy trưởng Lữ Đoàn 1 Dù khi vừa bước chân vào phòng hội.Cấp chỉ huy tối cao của Quân Lực còn bỏ ra đi, quay mặt với thuộc cấp trong khi đang ở ngay tại Sài Gòn, trong bộ Tổng Tham Mưu an toàn thì việc Chỉ Huy Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù chậm ra lệnh cho TĐ 2/43 rút quân cũng không đến nỗi phải bị oán trách. Toàn thể Lữ đoàn 1 Dù đến chín, mười giờ đêm mới ra đến lộ sau khi đã đụng độ ác liệt với quân CS và bị thiệt hại khá nặng. Họ còn phải bảo vệ dân chúng đang kéo theo. Lữ Đoàn Trưởng có hàng trăm việc phải giải quyết, đối phó. Đêm đầu tiên nghỉ tại BTL Sư Đoàn, lòng Chế không yên. Ý nghĩ về vợ con gia đình chợt đến nhưng chỉ thoáng qua. Đầu óc anh đầy hình ảnh của đồng đội; người đã ngã xuống và người thất lạc. Trái tim anh từng hồi vang lên tiếng gọi của anh em. Gần như suốt đêm, Chế đứng nhìn hỏa châu trên vùng trời Long Thành, mong trời mau sáng với hy vọng sẽ có anh em binh sĩ thất lạc trở về. Quả nhiên, đúng như dự đoán và tin tưởng của Chế, những ngày kế tiếp, hơn một trăm anh em chiến sĩ Tiểu đoàn đã lần lược trở về với vũ khí đầy đủ. Họ là những người thất lạc hoặc tự phân tán thành từng toán nhỏ để dễ dàng thoát khỏi vòng vây của quân CS. Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Hữu Chế hết sức vui mừng. Con gà mẹ tuy còn đau buồn trông ngóng, nhưng lại cất tiếng kêu tục tục, quy tụ đàn con chung quanh mình. TĐ 2/43 lại tiếp tục tham dự những ngày sau cùng của cuộc chiến.Họ, người sống cũng như kẻ đã hy sinh, những hiệp sĩ đoạn hậu cho một cuộc lui quân đã đi vào chiến sử QLVNCH. Và Nguyễn Hữu Chế, người TĐT đã quên mất bản thân khi cố hết sức đẩy người thương binh thuộc cấp của mình lên phi cơ. Nhiều ngày, Chế không thể tin mình là người lính rút lui sau cùng khỏi Xuân Lộc dưới càng trực thăng giữa lằn đạn địch. Chế không tin vì không thể nghĩ là mình còn sống, đủ sức mà xoè đôi bàn tay yếu đuối rã rời để bám vào càng trực thăng khi chiếc phi cơ bốc lên.
Chế không tin, nhưng những người lính TĐ2/43 thì biết đó chính là sức mạnh từ trái tim và trí óc của vị TĐT của họ. Hình ảnh này thật quá bi hùng mà suốt đời, họ không thể nào quên.

Nguyễn Phúc Sông Hương

NGÀY THỨ 45 (TRONG LOẠT BÀI 52 NGÀY ĐÊM 1975 MẤT NƯỚC)

NGÀY 23-4-1975 TẠI SÀI GÒN

Hai ngày sau khi ông Thiệu từ chức, tại Washington DC, ĐS Liên xô dobrynin đến trao cho Ngoại trưởng Henry Kissinger một bản thông điệp của Tổng bí thư cộng sản Liên Xô Breznev, trong đó, theo diễn dịch của Ngoại trưởng Hoa Kỳ , thì không những “phía Việt Nam (tức Hà Nội) bảo đảm với Mac Tư Khoa rằng họ không có ý định thiết lập những chướng ngại cho sự di tản của người Mỹ, họ còn cho thấy rằng họ không có sự ham muốn hạ nhục Hoa Kỳ, và rất sẳn sang thi hành bản hiệp định Paris”. Trong phần tái bút, Brezhnev còn bày tỏ sự hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không có hành động nào để cho tình hình tại Đông Dương trở nên trầm trọng hơn”. Ngoại trưởng Kissinger đã cho chuyển nguyên văn bức thông điệp nầy sang Sài Gòn cho ĐS Martin, kèm theo lời bình luận của Kissinger. ĐS Martin nói rằng chưa bao giờ ông ngoại trưởng lại gởi cho ông đại sứ một văn thư có tính cách tối quan trọng như vậy” (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 417)

Trong ngày 23-4, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ đơn từ chức lên TT Trần Văn Hương và tân TT đa yêu cầu nội các Nguyễn Bá Cẩn xử lý thường vụ cho đến khi có chính phủ mới. Vào thời điểm nầy, dư luận ở Sài Gòn ai cũng biết rằng các thế lực ngoại quốc muốn ông

Dương Văn minh lên làm tổng thống hay thủ tướng toàn quyền, tuy nhiên Cụ Trần Văn Hương lại muốn mời Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập chính phủ.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là lãnh tụ của phong Trào quốc Gia Cấp Tiến tức Đảng Tân Đại Việt, ông là người rất có uy tín trong giới trí thức cũng như ở trong giới quân chúng ở Miền Nam. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là người đã được ụ Trần Văn Hương dành cho cảm tình rất sâu đậm từ khi ông còn trẻ tuổi, khi ông đang hoạt động trong tổ chức Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn của ông Đỗ Văn Năng, một cơ quan ngoại vi của Đại Việt Quốc Dân Đảng vào hopi62 cuối thập niên 1940 và trong giai đoạn nầy Cụ Hương sống trong nhà ông Năng ở đường Bà Huyện Thanh Quan gần vườn Tao Đàn.

Trong lúc đó, về phía quân đội thì lại có một nhóm sĩ quan bất mãn với đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Theo Trần Văn đôn thì lúc 11 giờ sáng ngày 23-4, Trung Tướng Vĩnh Lộc, Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Đại Tá Nguyễn Huy Lợi, Đại Tá Vũ Quang và Đại Tá Trần Ngọc Huyến đã đến nhà ông và yêu cầu chỉ định người khác thay thế Đại Tướng Viên vì ông nầy “không đủ khả năng, không làm đúng bổn phận,làm việc không hữu hiệu”. Ông Trần Văn Đôn lúc đó là Xử lý Thường Vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng đã trả lời rằng “tình hình đã thay đổi, tự nhiên rồi cũng có người thay thế ông Viên”. Thực ra thì ông Trần Văn Đôn đã biết rõ rằng Đại Tướng Cao Văn Viên nhất quyết không phục vụ với bất cứ tư cách nào trong một chính phủ do Dương Văn minh lãnh đạo.

TT Trần Văn Hương
Cử Tướng Phan Hòa Hiệp Đi Hà Nội.

Trong Decent Interval, Frank Snepp nói rằng “Trong khi quân đội CSBV đang chuẩn bị và thao dượt cho hành động cuối cùng của họ là tấn công chiếm Sài Gòn thì ông Tổng Thống già Trần Văn Hương cũng tìm cách tiếp xúc kín với phái đoàn Bác Việt tại Tân Sơn Nhất trong ngày hôm nay và ông đề nghị gởi một người trung gian đi Hà Nội để thảo luận ngưng bắn. Đề nghị của Ông Hương bị Hà Nội thẳng tay bác bỏ” (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 433)

Tác giả Nguyễn Khắc Ngữ cũng có đề cập đến việc nầy như sau: “Thu xếp với Dương Văn Minh không xong, cụ Trần Văn Hương liền tích tự mình lo việc điều đình với Vệt cộng. Với sự giúp đỡ của Toà Đại sứ Hoa Kỳ, Trần Văn Hương đã cử một vị tổng trưởng đi theo cbuyến bay lien lạc của Hoa Kỳ hàng tuần đi Hà Nội để xin điều đinh nhưng Hà Nội đã không chịu bằng cách không cho chiếc máy bay trên bạ cánh cho đến khi vị tổng tr¬ởng kia rời máy bay.” 142

141 Frank Snepp: sđd. trang 433
142 Nguyễn Khắc Ngữ: sđd, trang 344

Các tác giả cuẫ bộ The Vietnam Experience cũng có đề cập đến vai trò của ông Tổng Trưởng nay nư¬ sau: "ông Hương cũng không tin việc Cộng sản Hà Nộii sẳn sàng chịu thương thuyết với. Dương Văn Minh. Ông nói rằng tôi sẽ chỉ tin vào việc đó sau khi tôi có đủ bằng chứng.” Ong Huơng cũng đưa ra một đề nghị hoà bình của ông, đó là đề nghị một cuộc ngưng bắn tức khắc và thiết lập một Hội Đồng Quốc Gia Hoà giải, loan báo việc giải nhiệm chính phủ của ông Nguyễn Bá Cẩn mới được thành lập trong 9 ngày và đề nghị gởi Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp Tổng Trưởng thông tin trong nội các Nguyễn Bá Cẩn làm đặc sứ đại diện cho miền Nam đi Hà Nội. Cộng sản bác bỏ ngay cả ba đề nghị này một cách phách lối (contemlptuously), nhất là đề nghị về ngưng bắn.” *143

Trong một cuộc tiếp xúc với Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp, cựu Tổng Trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, đồng thời cũng là cựu Trưởng phái Đoàn Việt Nam Cộng Hoà trong Uỷ Ban Liên Hợp 4 Bên hồi năm 1973, Tướng Hiệp đã cho người viết biết một vài chi tiết khá lý thú về chuyện này.

Tướng Phan Hòa Hiệp nói rằng vào khoảng hai ngày sau khi TT Trần Văn Hương nhận chức (23 tháng 4), ông trở về nhà vào lúc đã khuya và được bà Hiệp cho biết là Văn Phòng TT Trần Văn Hương đã gọi điện thoại nhiều lần vì TT Hương muốn nói chuyện với ông. Tướng Hiệp vội vàng gọi điện thoại đến phủ Tổng Thống và sau đó đã được nói chuyện với TT Trần Văn Hương. TT Hương đã nói với Tướng Hiệp rằng Cụ muốn tìm một đường dây để đề nghị thẳng với Bắc Việt về chuyện thương thuyết với Hà Nội. Cụ nói rằng chuyện thương thuyết này cần phải được xúc tiến sớm chừng nào tốt chừng đó và đường dây qua Phái Đoàn Cộng sản Bắc Việt trong ủy Ban Liên Hợp 4 Bên là nhanh nhất, do đó Cụ chỉ thị cho Tướng Phan Hoà Hiệp liên lạc với Phái Đoàn Bắc Việt để thăm dò và nếu họ chấp thuận thì Tướng Hiệp có thể đi ra Hà Nội, với tư cách là một nhân viên trong chính phủ (cabinet member) và đại diện cho chính phủ để mở đầu cho sự thương thuyết.

Tướng Hiệp nói rằng ông liên lạc với Phái đoàn Hoa Kỳ và được biết rằng vào ngày hôm sau, 24 tháng 3 năm 1975, sẽ có một chuyến phi cơ C-13O đặc biệt từ Bangkok bay sang Sài Gòn để đưa một số nhân viên trong phái đoàn Bắc Việt ra Hà Nội rồi lại trở về Sài Gòn vào buổi tối hôm đó (đây là chuyến bay liên lạc cuối cùng giữa Sài Gòn với Hà nội). Tướng Hiệp vào phi trường Tân Sơn Nhất nói chuyện với đại diện của Bắc Việt và nói thêm với họ rằng nếu Hà Nội đồng ý thì ông sẵn sàng đi Hà Nội. Đại diện của Bắc Việt vô cùng ngạc nhiên vì từ khi có những chuyến bay liên lạc Hà Nội-Sài Gòn sau Hiệp định Paris, có nhiều sĩ quan trong QLVNCH đã bay ra Hà Nội nhưng Tướng Hiệp thì dù có được mời, ông không bao giờ nhận lời. Tướng Hiệp nói ông yêu cầu người đại diện của Bắc Việt bay ra Hà Nội ngày hôm sau và khi trở về Tân Sơn Nhứt vào buổi tối thì cho ông biết kết quả.

Tướng Phan Hòa Hiệp nói với người viết rằng tối hôm đó ông suy nghĩ cặn kẻ và ông thấy rằng trong trường hợp mà ông được Cộng sản cho phép ra Hà Nội, rất có thề là khi ra đến ngoài đó thì ông cũng có thể bị Cộng sản bắt giữ, tuy nhiên nếu có điều kiện thuận lợi thì ông cũng cứ đi vì đó là thi hành một nhiệm vụ mà Tổng Thống Trần Văn Hương giao phó. Sáng hôm sau ông yêu cầu người Mỹ di tản gia đình ông sang Phi Luật Tân vì trong trường hợp nếu Cộng sân Bắc Việt chấp thuận đề nghị của TT Hương thì ông sẽ đi Hà Nội và nếu mà ông bị bắt thì ít ra gia đình của ông cũng đã được an toàn. Tướng Hiệp nói rằng chiều hôm sau, người đại diện của Bắc Việt trong ủy Ban Liên Hợp 4 Bên từ Hà Nội trở về và cho ông biết rằng Hà Nội bác bỏ đề nghị thương thuyết của TT Trần Văn Hương. Đại diện của Hà Nội còn nói thêm rằng Hà Nội đòi chính quyền Miền Nam phải đầu hàng vô điều kiện.*144

Đó là nổ lực duy nhất mà chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cố gắng tìm cách gửi đại diện ra Hà Nội để thăm dò nhằm tiến đến một cuộc thương thuyết và người chủ trương đường lối này là tân Tổng Thống Trần Văn Hương. Cả hai ông đại sứ Hoa Kỳ và đại sứ Pháp cũng cùng quan điểm như vậy và họ nghĩ rằng vẫn còn có thể giàn xếp để cho hai phe Sài Gòn và Hà Nội nói chuyện với nhau nhằm đạt được một giải pháp chính trị nào đó. Tuy nhiên, cả người Việt Nam, người Pháp và kể cả người Mỹ là Đại sứ Martin cũng không thể hiểu được rằng cho đến giờ chót, người làm chính sách (policy maker) cao cấp nhất của nước Mỹ là Ngoại trưởng Henry Kissinger không hề bao giờ có ý định để cho hai phe người Việt Nam đối nghịch có thể trực tiếp ngồi lại nói chuyện với nhau, dù lúc đó đã là những ngày cuối cùng của trận chiến tranh.

Trong cuốn "Khi Đồng Minh Bỏ Chạy," tác giả cho biết rằng:

“Ở phi trường về (sau hhi đưa cựu Tổng thống Thiệu lên phi cơ đi Đài Loan,) Đại sứ Martin cùng Đại sứ Jean Marie Ménllon lại tiếp tục công việc sắp xếp giải pháp chính trị. Ong Martin gửi cho Kissinger một điện văn cho biết vẫn còn có thể điều đình giưã chính phủ Sài Gòn và Việt Cộng:

"Ngày 26 tháng 4, Kissinger gởi mật điện gạt đi liền:

-"ông đại sứ đã hiểu lầm ý kiền của tôi về các cuộc điều đình với Việt Cộng. Tôi đã không nói đến giàn xếp giữa chính phủ Sài Gòn và Việt Cộng mà nói đến đến thương lượng giữa Hoa Kỳ và Việt Cộng. Tôi muốn bất cứ cuộc thảo luận nào giữa Hoa Kỳ và Việt cộng cũng phải được diễn ra tại Paris.
*144: 

Mạn đàm với cựu Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp tại Anaheim, Califomia, ngày 4 tháng 1 năm 2003

"Vào giờ chót, Kissinger vẫn không muốn cho hai miền Bắc và Nam Việt Nam trực tiếp điều đình với nhau mà không có sự kiểm soát của ông *145

Cũng trong ngày này, theo Frank Snepp thì cũng có một màn hỏa mù khác xảy ra. Frank Snepp nói rằng sáng sớm ngày hôm đó, Đại Tá Harry Summers, Phó Trưởng Phái đoàn Hoa Kỳ trong ủy Ban Liên Hợp 4 Bên tại Tân Sơn Nhứt đã đáp chuyến phi cơ liên lạc cuối cùng từ Sài Gòn đi Hà Nội, có lẽ đó là chuyến bay mà Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp nói đến trong đoạn trên. Trong chuyến bay này, một đại diện của Bắc Việt đã đến ngồi cạnh Đại Tá Summers và nói nhỏ với ông về một vài đề nghị riêng. Sau khi về đến Sài Gòn, Đại Tá Summers đã phúc trình rằng người tiếp xúc với ông đã đưa ra ba "điều bình luận" (comments) đáng chú trọng, đó là: (l) ủy Ban Liên Hợp 4 Bên trong đó có cả Phái đoàn Hoa Kỳ gồm 15 người phải ở lại Miền Nam Việt Nam dù bất cứ chuyện gì xảy ra; (2) Phòng Tuỳ Viên Quân sự của Hoa Kỳ (DAO) phải triệt thoái hoàn toàn và (3) Toà Đại sứ Hoa Kỳ phải thương thuyết với "tân chính phủ' về tương lai của sứ quán.

Sau khi Đại sứ Graham Martin đọc bản thông điệp của Tổng Bí Thư Brezhnev, xem báo cáo này của Đại Tá Harry Summers cùng với báo cáo của Đại sứ Hung Gia Lợi trong Ủy Ban Quốc Tễ là ông Đại sứ Toth, ông tin tưởng một cách lạc quan rằng cuộc vận động giữa Ngoại Trưởng Kissinger với lãnh tụ Liên Xô Brezhnev đã mang lại kết quả và ông hy vọng rằng Hà Nội sẽ không có ý làm nhục Hoa Kỳ mà sẽ tiến tới một giải pháp chính trị.*146

145 Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 216.
146 Frank Snepp: sđd, trang 432
Đó là giải pháp của Đại Sứ Pháp Merillon: TT Trần Văn Hương phải từ chức và trao quyền lại cho cựu Đại Tướng Dương Văn Minh.

Posted by SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH at 5:53 PM




23.4.1975: THỦ TƯỚNG NGUYỄN BÁ CẨN TỪ CHỨC


* Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn từ chức

-Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/19975, và sau cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, ông muốn từ chức và ra khỏi quân đội. Trong khi đó, tân Tổng thống Trần Văn Hương lại muốn bổ nhiệm Đại tướng Viên làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn, so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng mà tướng Viên đã nắm giữ từ tháng 10/1965.

-Trong khi chưa tìm ra một người để giao trọng trách tổng chỉ huy Quân đội VNCH trong giai đoạn cam go nhất của lịch sử thì ngày 23 tháng 4/1975, nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng nộp đơn lên Tổng thống Trần Văn Hương xin từ chức. Tổng thống Trần Văn Hương đã yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và các thành viên của nội các tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi có nội các mới được thành lập.

23.4.1975 DÀN XẾP TÌNH HÌNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

* Cuộc họp tại Bộ Tổng Tham Mưu

Để ổn định tình thế, 6 giờ chiều ngày 23/4/1975, với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đã họp các tướng lĩnh tại văn phòng Tổng tham mưu trưởng. Tại buổi họp này, cựu Tướng Đôn nói "Dù có thương thuyết để đình chiến, chúng ta cũng cố giữ những gì chúng ta có". Vị Tổng trưởng Quốc phòng yêu cầu Đại tướng Viên, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 sắp xếp lại tuyến phòng thủ để bảo vệ Sài Gòn và đoạn đường từ Sài Gòn.Cũng tại cuộc họp này, Đại tướng Viên đã báo cáo tình hình chiến sự và khả năng phòng ngự của Quân lực VNCH tại khu vực vòng đai thủ đô Sài Gòn và khu vực các tỉnh lân cận. Tướng Viên cho biết lực lượng Cộng quanh chung quanh Sài Gòn và Biên Hòa đã lên đến 15 sư đoàn, trong đó có 1 sư đoàn pháo binh, nhiều lữ đoàn thiết giáp và các đơn vị phòng không sử dụng hỏa tiển SAM.

* Các cuộc dàn xếp về nhân sự lãnh đạo VNCH trong những ngày cuối của cuộc chiến Cùng với những diễn biến dồn dập về quân sự, những dị biệt và bất đồng về vấn đề nhân sự lãnh đạo miền Nam cũng đang được các nhà hoạt động chính trị bàn thảo ráo riết, trong đó có cả sự tham dự "nhiệt tình" của Đại sứ quán Pháp.

Theo hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức, Tòa Đại sứ Pháp đã nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đã gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng. Nhà ngoại giao này đã cho Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh thêm: "Nếu có thương thuyết thì Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Minh cần sự hợp của Tướng Đôn.

Trước khi ra về, ông Brochard hỏi Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn: Ông Minh có thể gọi điện thoại cho ông được không? Tướng Đôn gật đầu. Mười phút sau, ông Dương Văn Minh gọi điện thoại cho Tướng Đôn và xin một cuộc hẹn. Mười giờ tối ngày 22/4/1998, Tướng Đôn gặp ông Minh. Tướng Đôn hỏi ông Minh:
- Anh có thể thương thuyết với bên kia được không?
- Được, nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng.

Tướng Đôn cho rằng ông Minh biết Cộng sản Hà Nội đang chờ ông nắm quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với Tổng thống Trần Văn Hương vì vị tân Tổng thống không thích ông Minh. Theo Tướng Đôn, việc này rất bất lợi nhất là sau khi VNCH bỏ Xuân Lộc. Ông Minh đề nghị Tướng Đôn đi gặp Đại sứ Mỹ Martin để thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương. Rời nhà ông Minh, ngay trong đêm 22/4/1975, Tướng Trần Văn Đôn đã đến nhà đại sứ Mỹ Martin dù đã gần 12 giờ khuya. Tướng Đôn kể lại khi ông vừa ngồi xuống trong phòng khách thì sĩ quan tùy viên của Đại sứ Hoa Kỳ đến nói nhỏ bên tai ông Martin. Vị đại sứ xin lỗi Tướng Đôn, bước vào phòng riêng, khi trở ra ông nói: Có một phi cơ xin phép đáp xuống phi trường Manila, vì bên đó Luật Tân nghi trên phi cơ có Tổng thống Thiệu nên họ điện thoại hỏi thử có đúng không. Hỏi lại thì biết Tổng thống Thiệu còn ở trong Dinh Độc Lập.

Cựu Tướng Đôn xin lỗi ông Martin vì tình hình bắt buộc nên phải đến gặp vị đại sứ Hoa Kỳ trong giờ khuya. Sau đó, Tướng Đôn trao đổi với ông Marin về ý kiến của ông Dương Văn Minh và yêu cầu Đại sứ Martin đề nghị Tổng thống Trần Văn Hương giao quyền cho ông Minh đứng ra thương thuyết với CSBV. Ông Martin hứa với Tướng Đôn là sẽ cố thuyết phục Tổng thống Hương. Bấy giờ là 1 giờ sáng ngày 23/4/1975...

Cũng theo tài liệu của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, để tìm một giải pháp ổn định trước những biến động thời cuộc, ngày 23 tháng 4/1975, một một số tướng lãnh và sĩ quan cao cấp do Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy Tham mưu, lúc bấy giờ đang giữ chức Tổng cục trưởng Quân Huấn; Trung tướng Vĩnh Lộc, nguyên Chỉ huy trưởng trường Cao Đẳng Quốc Phòng, hướng dẫn, đã đến tư dinh của Tướng Trần Văn Đôn. Phái đoàn này đề nghị Tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng chỉ định người thay thế Đại tướng Cao Văn Viên trong chức vụ Tổng tham mưu trưởng vì theo các vị này, Đại tướng Viên không còn thiết tha với quân đội nữa.

Trước đề nghị của một số tướng lãnh, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn nói: "Tình thế sắp thay đổi, tôi không cần chỉ định ai, tự nhiên cũng có người thay thế." Khi đó, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị đề nghị: "Thôi Trung tướng làm Tổng trưởng Quốc phòng kiêm luôn Tổng Tham Mưu trưởng đi." Cựu Trung tướng Đôn từ chối và nói: "Tôi đã về hưu lâu rồi, lâu nay không còn mặc quân phục nữa, nhưng nếu cần tôi cũng có thể đảm nhận vai trò Tổng Tham mưu trưởng lúc khó khăn này. Nhưng tôi thấy tình thế biến chuyển quá mau, chưa biết nó sẽ đi tới đâu." Tướng Trần Văn Đôn hỏi lại Trung tướng Trị: "Vậy thì ai có thể thay thế Đại tướng Viên?" Trung tướng Trị trả lời: "Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, gần hai năm nay ông ấy không có làm việc."

Theo lời cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi ký thì ông biết rõ khả năng của Trung tướng Thắng và đã gợi ý nhưng Tướng Thắng đã từ chối. Tướng Thắng xuất thân khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Nam Định-Thủ Đức năm 1952, là một trong bốn tiểu đoàn trưởng đầu tiên của binh chủng Pháo binh VNCH. Từ 1960-1969, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng: đầu năm 1961, khi còn ở cấp trung tá, ông đã được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và chỉ 1 tháng sau, được thăng cấp đại tá. Tháng 10/1961, ông bàn giao chức vụ nói trên cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (1967 là Tổng Thống VNCH) và về làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, cuối năm 1962, ông được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, phụ trách về kế hoạch hành quân; được thăng Chuẩn tướng vào tháng 8 năm 1964, thăng Thiếu tướng tháng 11/1965 và giữ chức Tổng trưởng bộ Xây dựng Nông thôn trong nội các của Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (từ 1965-1967), Tổng Tham mưu phó đặc trách Địa phương quân-Nghĩa quân (tháng 9 năm 1967); cuối tháng 1/1968 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 (năm 1968), thăng trung tướng vào tháng 5/1968, một tháng sau ông xin thôi giữ chức tư lệnh Quân đoàn, trở lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức phụ tá Kế hoạch của Tổng Tham mưu trưởng (1969 đến 1972); năm 1973, ông xin nghỉ dài hạn không lương 5 năm để hoàn tất chương trình cử nhân và cao học toán (trước đó ông đã thi đổ một số chứng chỉ Toán của đại học Khoa học với hạng ưu).

Tại cuộc gặp gỡ nói trên, một số tướng lãnh còn đề nghị với cựu Tướng Đôn là nên bắt tất cả những người Mỹ còn lại làm con tin để Mỹ tiếp tục viện trợ giữ miền Nam. Tướng Đôn trả lời với phái đoàn là chuyện đó đã có tin đồn rồi, thế nào Mỹ cũng biết và có kế hoạch đối phó. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang chờ ở ngoài khơi sẽ đổ bộ với lực lượng hùng hậu, chừng đó, theo Tướng Đôn sẽ có đổ máu và tình thế sẽ rối rắm nguy ngập hơn nữa. Cựu Tướng Đôn cũng phân tích là hơn một ngàn người Mỹ còn lại ở Việt Nam muốn cùng với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa để cùng chiến đấu đồng thời thúc đẩy, xoay chuyển dư luận Mỹ yểm trợ cho miền Nam. Cuối cùng cựu Trung tướng Trần Văn Đôn khuyên mọi người là cần phân biệt chính quyền Mỹ và những người Mỹ ở Sài Gòn. Ông nói rằng chính quyền Mỹ ở Sài Gòn chỉ có ông đại sứ đại diện mà thôi, bỏ rơi Việt Nam là chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ, chứ không phải là những người Mỹ đang ở Sài Gòn, nếu bắt một số người Mỹ ở Sài Gòn làm con tin thì tội nghiệp cho họ và chẳng có ích lợi gì.

NGÀY THỨ NĂM
24 THÁNG 4/75

Trần Văn Hương Tiếp Xúc Với Dương Văn Minh.

Theo các tác giả Trần Văn Đôn trong Việt Nam Nhân Chứng, Frank Snepp trong Decent Interval và Oliver Tood trong Cruel Avril thì hồi 10 giờ sáng ngày 24-4-75, qua sự trung gian của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm,Tổng Thống Trần Văn Hương đã đến gặp cựu Đại Tướng dương Văn Minh tại tư gia của Đại Tướng Khiêm trong cư xá sĩ quan tại Bộ Tổng Tham Mưu gần phi trường Tân Sơn Nhứt.

Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Trân Văn Hương lại cho người viết biết rằng Cụ Hương không muốn gặp ông Minh ở dinh độc Lập cũng như tại Phủ Phó Tổng Thống ở đường công Lý, Cụ cũng không muốn gặp ông Minh tại tư gia của ông Minh trên đường Hồng Thập Tự như ông Minh muốn, do đó Cụ đã nhờ Đại Tướng Trần Thiện Khiêm sắp đặt cuộc gặp gở nầy. Cụ Hương cũng không muốn việc nầy tiết lộ ra ngoài, do đó Cụ đã dùng trực thăng bay từ Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lý đến Bộ Tổng Tham Mưu và ngay cả hai người phi công cũng chỉ được lệnh bay lên Tổng Tham Mưu sau khi Cụ lên phi cơ.

Trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 26 tháng 4 năm 1975, TT Trần Văn Hương có nói rằng: “Trong các cuộc gặp gỡ tại tư thất của người bạn chung - bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại Tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại Tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung”

Trong cuộc tiếp xúc nầy, TT Trần Văn Hương đã yêu cầu Tướng Minh nhận chức thủ tướng toàn quyền để thương thuyết với phe Cộng sản theo đề nghị của Đại sứ Pháp . TT Trần Văn Hương đã nói với Lưỡng Viện quốc Hội về việc gặp gỡ Tướng Dương Văn Minh rằng:

“Người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm đã qua, mọi sự không tốt đẹp đã xảy ra, xin anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phe bên kia”
Tuy nhiên Tướng Minh đã cương quyết từ chối và ngược lại ông đã yêu cầu Tổng Thống Hương từ chức, nhường chức vụ tổng thống VNCH lại cho ông Minh để được toàn quyền nói chuyện với phe bên kia.

Cuộc tiếp xúc đó coi như là đã hoàn toàn thất bại và Cụ Hương trở về Phủ Tổng Thống. Theo vị sĩ quan tùy viên của TT Trần Văn Hương, đó là chuyến bay bằng trực thăng duy nhất kể từ khi Cụ nhận chức Tổng Thống và chuyến bay khứ hồi chỉ mất khoảng chừng nửa tiếng đồng hio62 chứ Tổng Thống Trần Văn Hương không có “bay vòng vòng khắp Sài Gòn – Chợ Lớn” như một vài người đã đồn đại sau nầy. (ghi chú: Phỏng vấn cựu Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của TT Trần Văn Hương)
Trong cuốn “Cuộc Đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam”, ông Nguyễn Mạnh Tri, một trong những tác giả cuốn sách nầy đã được cựu TT Nghuyễn Văn Thiệu dành cho một cuộc phỏng vấn tại San Jose ngày 22-10-2000. Trong cuộc phỏng vấn nầy, cựu TT Thiệu có nói như sau về việc ông bàn giao chức vụ tổng thống VNCH cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương:

“Khi tôi quyết định từ chức, tôi chỉ giao quyền lại cho Cụ Hương mặc dù tôi có nghe nói ông Dương Văn Minh muốn thay thế Cụ Hương. Tôi từ chức là vì những lý do riệng của tôi và tôi nghĩ rằng đó là quyết định tốt nhát cho đất nước trong tình thế khó khăn lúc ấy. Tôi quyết định từ chức vì bổn phận bắt buộc tôi phải làm như vậy. Tôi tin rằng giao lại cho Cụ Hương, chắc chắn Cụ Hương sẽ không bao giờ chịu trao quyền lại cho Việt Cộng, họa chăng là VC vào Dinh Độc Lập dí súng vào cổ ông. Ông thà chịu để địch bắt chớ không bao giờ kêu gọi quân dân trao quyền cho bọn chúng”148
*148: Nguyễn Manh Tri: “Cuộc đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam” do Hội Phát Huy Văn Hóa Việt Nam, Ann Arbor, Michigan xuất bản năm 2001)

Có lẽ sau ngày 21 tháng 4 năm 1975, ông Thiệu là một trong số những người hiếm hoi ủng hộ cụ Trần Văn Hương. Ông Thiệu muốn Cụ Trần Văn Hương ngồi ở ghế tổng thống vì muốn bảo vệ cho quyền lợi của cá nhân của riêng ông, dù sao đi nữa thì Cụ Trần Văn Hương cũng không thể nào đối xử “cạn tàu ráo máng” với ông Thiệu, còn các thế lực chính trị khác tại Sài gòn thì gần như hầu hết đều chống lại việc cụ Hương tiếp tục làm tổng thống. Trước hết là toà đại sứ Pháp vì giải pháp của người Pháp là dùng lá bài Dương Văn Minh, 

Toà đại sứ Mỹ thì như trên đã nói chỉ muốn lo cho việc di tản ra khỏi Miền Nam và khoán trắng mọi sự sắp xếp cho ng¬ời Pháp, tuy nhiên riêng Đại sứ Graham Martin thì mong muốn Cụ Hương ngồi ở ghế tổng thống thêm dăm ba ngày nữa để giữ cái bộ mặt hợp hiến của chế độ miền Nam, 
Cựu Đại tướng Dương Văn Minh thì chỉ muốn lên làm tổng thống ngay để có đủ toàn quyền thương thuyết với "những người anh em bên kia" và cuối cùng là cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn cùng một số tướng tá thân cận của ông ta.

Theo lời của Trung tứ¬ơng Trần Văn Đôn kể lại trong " Việt Nam Nhân chứng” thì ngay ngày hôm sau khi Cụ Hương tuyên thệ nhậm chức, một số tướng lãnh như Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư¬ lệnh Lữ đoàn III Thiết giáp đã gọi điện thoại “khuyên" ông nên đứng ra lãnh nhiệm vụ thủ tướng. 

Đến ngày 25 tháng 4 thì cựu tổng thống Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc lập và trong buổi gặp mặt này, ông Thiệu có nói với ông rằng "Ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận lãnh đựơc trách niệm này Tôi đã nghĩ đến ông từ năm 1973 nhưng vì tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi chung với họ, nếu chịu thương thuyết thì tôi đã mời ông làm thủ tướng từ năm 1973 rồi”. ông Thiệu gọi điện thoại cho Cụ Hương và “khuyên” Cụ rằng "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm thủ tướng toàn quyền thì Cụ tìm một người khác có thể thương thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Trần văn Đôn. *149

Cũng theo lời Trẫn Văn Đôn thì đến 4 giờ 3O chiều 24 tháng 4, Tướng Khiêm gọi điện thoại cho ông Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lãnh tụ Phong trào Quốc gia Cấp tiến làm tân thủ tướng. Cụ Hương biết giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từ hồi thập niên 1940 trước khi sang Pháp du học và Cụ rất quý trọng ông Huy. Sau đó ông Đôn đến gặp Dương Văn Minh và ông Minh tha thiết yêu cầu ông Đôn giàn xếp thế nào để cho Cụ Hương đồng ý giao quyền lại cho ông ta càng sớm chừng nào tốt chừng đó để thương thuyết với phe bên kia.

Tướng Đôn nghĩ rằng nên có áp lực về phía quân đội để Cụ Hương chấp nhận giải pháp này và ông ta đã điện thoại mời hai Đại tướng Trần Thiện Khiêm và Cao Văn Viên đến nhà ông Dương Văn Minh, tuy nhiên cả hai ông này không đến nhà ông Minh mà họ đến thẳng Dinh Độc Lập. Đại tướng Khiêm vào nói chuyện với Cụ Hương, kế đó là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và sau đó Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Văn Đôn cùng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên trình bày về tình hình quân sự: vòng đai Sài Gòn đang bị thu hẹp, đạn dược thiếu và tinh thần chiến đấu của binh sĩ quá sa sút.

Tổng thống Trần Văn Hương nói rằng ông chia xẻ với số phận của anh em quân nhân tại chiến trường, ông sẽ sống chết với anh em binh sĩ trong quân đội. Sau đó ông chỉ định Đại Tướng Cao Văn Viên làm Tổng Tư Lệnh Quân lực VNCH, có nghiã là Tướng Cao Văn Viên có toàn quyền chỉ huy và điều động quân đội, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hoà do chính ông Thiệu nắm giữ. Đại tướng Cao Văn Viên phải miễn cưỡng nhận lời, tuy nhiên ông yêu cầu TT Trần Văn Hương một điều, đó là "nếu Tổng Thống phải giao quyền lại cbo Đại tướng Dương Văn Minh thì tôi xin Tổng Thống cho tôi đựơc nghỉ dài hạn không lương vì tôi không thể làm việc dưới quyền Dương Văn Minh". Theo lời Trần Văn Đôn thì Tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận lời yêu cầu này. Trước khi ra về, ông Đôn còn nói thêm với Cụ Hương rằng “Xin Cụ nghiên cứu lại vì phía bên kia bọ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi." . 149 Trần Văn Đôn: sđd, trang 467

Tối hôm đó, ông Đôn đến nhà Dương Văn Minh thì đã có sự hiện diện của Nghị sĩ Nguyễn Vặn Huyền, Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn toà đại sứ Pháp. Ông Minh cho ông Đôn biết là Cụ Hương không muốn từ chức, cố vấn Brochand tỏ ra thất vọng vì ông ta cho biết Hà Nội nhất quyết không nói chuyện với bất cứ nhân vật nào ngoại trừ Dương Văn Minh. Ông Đôn trấn an nhóm này và nói rằng "ông Hương mới lên mà ép buộc ông phải từ chức thì cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa còn có hiến pháp và quốc hội”. Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền đồng ý và sau đó thì cả ông Minh lẫn ông Vũ Văn Mẫu đều cho rằng ông Hương cố trì hoãn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận từ chức.

Lá Bài Trằn Văn Đỗ ?

Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, sau khi ông Nguyên Văn Thiệu từ chức, Tổng Thống Trần Văn Hương trong một tuần lễ ngắn ngủi kế nhiệm chức vụ tổng thống theo hiến pháp đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm người để thương thuyết với Bắc Việt ngõ hầu tìm được một giải pháp ít bi thảm hơn cho miền Nam và cuối cùng đã phải "trao quyền" lại cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh, một người mà hồi đó tại miền Nam người ta đồn rằng ông ta là người duy nhất có thể nói chuyện được với Cộng sản Bắc Việt. Sau ngày 30 tháng 4 thì tất cả mọi người đều thấy rõ điều đó không đúng sự thật vì trong hai ngày ngắn ngủi lên làm tổng thống, Cộng sản không hề nói chuyện với Dương Văn Minh và cũng không bao giờ có ý định nói chuyện với ông ta cả.

Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, sau khi hơn một nửa lãnh thổ bị rơi vào tay Cộng sản, vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, một số dư luận về phía ngoại quốc có đề cập đến việc đã đến lúc miền Nam nên “nói chuyện" với Cộng sản Bắc Việt và tên tuổi của Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cũng có được nhiều người nhắc nhở đến.

Trong một cuốn hồi ký được xuất bản vào năm 2003 ông Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa có cho biết:

"Theo lời Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên thuật lại với Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh (đăng trong Tạp chí Human Rigbts viết bằng Pháp) văn) thì Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm nói rằng "không có một chính phủ ở một quốc gia nào còn có thể đứng vững sau một sự sụp đổ kinh thiên động địa như vậy. Một khi đất nước đã mất 14 tỉnh rồi mà không có một nhân vật nào từ chính phủ cho tới Tổng Tham Mưu bị trừng phạt thì là một việc vô lý. Và Thủ Tướng khiêm nói ông ta xin tự nguyện làm “vật tế thần ."
“Từ Tổng Thống Thiệu cho đến Thủ Tướng Khiêm và Phó Thủ Tướng Viên đều đồng ý là phải có một biện pháp gì mạnh hơn quyết định sự cải tổ nội các. Sau đó, theo lời phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên thì Tổng Thống Thiệu đọc lại tờ trình của thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trong đó có đoạn đề cập đền gải pháp nếu cần có một tân nội các thì những nhân vật sau đây được Thủ Tướng Khiêm đề nghị với Tổng Thống Thiệu:

1 . Bác Sĩ Trần Văn Đỗ
2. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
3. Chủ tịch Thựơng nghị Viện Trần Văn Lắm
4. Chủ tịch Hạ nghị Viện Nguyễn Bá Cẩn " *150

Như vậy thì theo nhận xét của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Bác sĩ Trần Văn Đỗ được xem là một trong những nhân vật có đủ khả năng để thay thế ông để đảm nhận chức vụ thủ tướng và trong số 4 người được ông đề nghị, tên của Bác sĩ Trần Văn Đỗ được đứng vào hàng đầu, tuy nhiên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã chọn người đứng hàng thứ tư trong danh sách này là ông Nguyễn Bá Cẫn làm thủ tướng.

Người viết có một thời gian được phục vụ dưới quyền Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho nên người viết biết được rằng giữa Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và Bác sĩ Trần Văn Đỗ thì chỉ có một vài liên hệ thân hữu, có quen biết nhau chứ hai người không hề có liên hệ họ hàng hay là bạn bè thân thiết gì cho lắm khiến cho ông Khiêm đã vì cảm tình cá nhân mà để tên Bác sĩ Trần Văn Đỗ đứng hàng đầu trong bản đề nghị gửi lên Tổng Thống Thiệu.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ là em ruột của Luật sư Trần Văn Chương, người đảm nhiệm chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ của Cụ TrầnTrọng Kim vào năm 1945 và dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Washington từ năm 1955 cho đến năm 1963 thì từ chức đề phản đối Tổng Thống Ngô Đình Diệm. ông Trần văn Chương cũng là thân phụ của bà Trần Lệ Xuân tức là bà Ngô Đình Nhu.

Năm 1954, khi Bác sĩ Trần Văn Đỗ đang giữ chức vụ Đại Tá, Giám Đốc Nha Quân Y của Quân Đội Quốc Gia

150 Nguyễn Bá Cẩn: đất Nu¬ớc Tôi, tác giả xuất bản, San Jose 2003, trang 365-366.
Việt Nam thì ông Ngô Đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định thành lập một tân chính phủ thay thế cho Hoàng thân Bửu Lộc. Dù rằng đến ngày 7 tháng 7 năm 1954 chính phủ Ngô Đình Diệm mới ra mắt tại Sài Gòn, nhưng ngay từ trước khi rời nước Pháp về Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm đã mời Bác sĩ Trần Văn Đỗ đảm nhận chức vụ Tổng Truởng Ngoại Giao và tân Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đã được chỉ thị của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bay sang Thụy Sĩ để thay thế cho Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định cầm đầu Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam tham dự Hội Nghị về Đông Dương đang diễn ra tại Genève.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ là người đại diện cho Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đã không ký vào Bản Hiệp Định Genève về Đông Dương ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước tại Vỹ tuyến 17.
Năm 1955, Bác sĩ Trần Văn Đỗ từ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao cho đến năm 1965 mới trở lại giữ chức Ngoại trưởng trong chính phủ của Bác sĩ Phan Huy Quát và sau đó tiếp tục giữ chức vụ này trong ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức là chính phủ của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Từ năm 1968 cho đến năm 1965, Bác sĩ Trần Văn Đỗ không hề giữ một chức vụ nào trong các chính phủ dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa sau này.

Vào thời điểm năm 1975, Bác sĩ Trần Văn Đỗ được nhiều người nói đến không phải vì ông dã từng giữ chức vụ ngoại trưởng dưới nhiều chính phủ trước đó, nhưng người ta chú ý đến ông vì một lý do khác mà ngay cả người Việt Nam ở miền Nam cũng có ít người được biết: Bác sĩ Trần Văn Đỗ là nhân vật Miền Nam duy nhất đã được Cộng sản Bắc Việt mời đến gặp gỡ - được mời chứ không có xin hay yêu cầu như những người khác - không những chỉ một lần mà đến hai lần: lần đầu tiên tại Genève vào tháng 7 năm 1954 và lần thứ hai tại Paris vào khoảng năm 1969 hay 1970.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại cho nhiều người, trong số đó có cả người viết, về chuyện ông được Cộng sản mời đến gặp Phạm Văn Đồng, trưởng Phái Đoàn của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Genève khi ông vừa mới đến Thụy Sĩ hồi cuối tháng 6 năm 1954.

Bác Sĩ Trần Văn Đỗ cho biết lúc đó ông chỉ là một bác sĩ y khoa, không có một kinh nghiệm gì về ngành ngoại giao, tuy nhiên, qua sự giới thiệu của ông Ngô Đình Nhu là cháu vợ của ông, khi ông được ông Ngô Đình Diệm khẩn khoản mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao để thay thế cho Giáo Sư Nguyễn Quốc Định mà những người ủng hộ ông Diệm cho rằng "quá thân Pháp” thì ông cũng phải nhận lời vì thì giờ quá cấp bách, lúc đó đã vào cuối tháng 6 mà Thủ Tướng Pháp Mendes France thì đã long trọng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trước ngày 20 tháng 7.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói trong khi ông đến Genève vào cuối tháng 6 thì Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không được người Pháp cho biết một điều gì về việc họ đang thương lượng với Việt Minh, tuy nhiên ông có nghe một vài dư luận hành lang cho biết một cách mơ hồ về những giải pháp có thể tiến đến một cuộc hưu chiến tại Đông Dương và một trong những giải pháp đó là chia cắt nước Việt Nam thành hai phần, không rõ chia cắt ở điểm nào, địa phương nào. Khi ông đến Genève thì các phái đoàn tham dự Hội Nghị đang tạm "ngưng họp” (recess) và trong thời gian này, trưởng phái đoàn Pháp là Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Mendes France đang về Paris tham khảo với chính giới Pháp, do đó ông có thêm thì giờ để thăm dò và tìm hiểu tình hình các phái đoàn tham dự hột nghị: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Bang Xô Viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cao Miên, Lào và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là Việt Minh do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Vào đầu tháng 7, vài người bạn của Bác sĩ Đỗ đang sống tại Paris báo cho ông Đỗ biết rằng Luật sư Phan Anh có nhờ họ nhắn với ông rằng ông ta muốn gặp. Bác sĩ Đỗ nói rằng Luật sư Phan Anh là bạn của Luật sư Trần Văn Chương, anh ruột của ông và cũng là bạn của ông thời còn ở Hà Nội tr¬ớc năm 1945, ông ta từng làm Bộ Trường Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và vào thời gian 1954 thì ông đang làm Bộ Trưởng Kinh Tế của Việt Minh và cũng đang là một thành viên trong Phái đoàn của Phạm Văn Đồng. Ông Đỗ trả lời rằng "anh em bạn cũ muốn gặp nhau thì gặp chứ có chuyện gì mà bải ngại!”. Sau đó ông đã sang nơi trú ngụ của Phái đoàn Việt Minh để gặp Luật sư Phan Anh và tại đó ông đã gặp cả Phạm Văn Đồng.

Bác sĩ Đỗ nói rằng sau phần chào hỏi, Phạm Văn Đồng hỏi ngay về vấn đề chia cắt đất nước và khi ông hỏi lại là chia cắt từ đâu thì Phạm Văn Đồng nói rằng "ở vỹ tuyến thứ 13." Bác sĩ Đỗ nói rằng đây là lần đầu tiên ông nghe nói một cách chính thức về vấn đề chia cắt và cũng là lần đầu tiên ông nghe nói đến "vỹ tuyến thứ 13." . Phạm Văn Đồng cũng hỏi ý kiến ông về vấn đề “tổng tuyển cử” và khi Bác sĩ Đỗ hỏi chừng nào thì Phạm Văn Đồng trả lời rằng có lẽ trong vòng 6 tháng. Khi Phạm Vàn Đồng hỏi ý kiến của ông về cả hai vấn đề này thì ông chỉ trả lởi một cách ỡm ờ là “không có ý kiến gì” vì quả thật thì Bác sĩ Đỗ cũng như phái đoàn Việt Nam chẳng hay biết gì về những quyết định trọng đại này.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng nhờ ông tự ý đi sang thăm phái đoàn của Việt Minh nên tình cờ mới biết được rằng Việt Minh và các cường quốc đã đồng ý về giải pháp chia cắt chứ không phải là "da beo” tức là ngư¬ng bắn tại chỗ và về sau thì ông được biết rằng giải pháp này đã được họ thỏa thuận với nhau từ cuối tháng 4 năm 1954 tức là ngay cả trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Ngoài ra họ cũng còn đề cập đến vấn đề tổng tuyển cử, những vấn đề sính tử đối với người Việt Nam mà phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không hề được biết mảy may gì cả. Chuyện nực cười là chính ông, người cầm đầu phái đoàn này lại chỉ được biết về hai vấn đề tối quan trọng này qua sự tiết lộ của ông Phạm Văn Đồng Trưởng Phái đoàn của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là phe đối thủ của phe Chính phủ Quốc Gia Việt Nam mà sau này người ta vẫn gọi là “phe quốc gia." Ông Trần Văn Đỗ kể lại chuyện này với một nụ cười chua xót và ông nói rằng "người ta định đoạt số phận của nhân dân mình mà chính mình cũng không hay biết gì hết."

Bác sĩ Đỗ cho biết rằng cuộc gặp gỡ này diễn ra trong một bầu không khí rất thân hữu, khi ông Phan Anh giới thiệu ông Phạm văn Đồng thì ông ta nói rằng: "Xin giới thiệu với anh đây là "Anh Tô". Tên thật của Phạm Văn Đồng là “ Tô", do đó chỉ trong vòng đồng chí, bạn bè thân hữu thì người ta mới gọi . là " anh Tô ". Ông cho biết rằng sau một hồi chuyện vãn xã giao thì ông ra về và ngày hôm sau chính ông Phạm Văn Đồng lại dẫn một nhóm sang thăm đáp lễ phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng cho đến ngày Hội Nghị Genève về Đông Dương kết thúc vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 thì giữa hai phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng lãnh đạo và Phái Đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam do ông lãnh đạo không hề có chuyện cãi vã, không hề có thái độ hận thù gì cả.

Ông nói rằng ngày hôm sau khi ông gặp ông Phạm văn Đồng, báo chí tại Thụy Sĩ đã đăng tãi tin này dưới cái tít "Cuộc Gặp Gỡ Giữa Hai Huynh Đệ Thù Nghịch” (La rencontre desfrères ennemis) và đó cũng là một điều may mắn cho Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam vì sau đó thì các phái đoàn như Pháp và Hoa Kỳ đã đến tiếp xúc với ông và trao cho ông những tài liệu chính thức: đó là một cái "note verbale” tức là một sự thỏa thuận bằng miệng giữa Pháp, Anh và Mỹ từ ngày 27 tháng 4 năm 1954 chấp nhận giải pháp chia cắt nước Việt Nam và nếu chia cắt tại vỹ tuyến thứ 18 thì có thể chấp nhận được.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng còn được gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu sau thì ông từ chức.

Chuyện Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ gặp Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng hồi Hội Nghị Genève năm 1954 rất ít người được biết vì dưới thời Ngô Đình Diệm, chính quyền không cho phép phổ biến những tin tức có liên quan đến Cộng sản như vấn đề này. Nhưng sau năm 1975, chính Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã kể lại chuyện này qua một lá thư gửi cho cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu và ông này đã cho đăng vào Phụ Bản của cuốn sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Người viết xin trích lại một đoạn như sau:

“Paris ngày 30 tháng 8 năm 1983
“Nhắc lại Hội nghị Genève thì không mấy ai biết bề trong thế nào. Ai cũng tưởng tượng trong bàn hội nghị bàn cãi kẻ nói qua người nói lại như đi chợ trả giá. Nhưng sự thật chẳng có bàn cải gì trong phòng hội nghị cả.
"Tôi sang Genève hỏi nhân viên phái đoàn thì họ nói lúc này nghỉ hè, các trưởng phái đoàn đều vắng mặt, trừ các phái đoàn Việt Nam, Lào và Cao Mên. Không có tin tức gì các phái đoàn nói chuyện với nbau, không ai đá động gì đến ta cả. Trong lúc đó có tin hành lang nói đến việc chia xẻ đất nước. Tin đồn không biết thiệt hư, ở đâu ra. Phía Pháp trước khi tôi qua Genève, ông Tổng Trưởng Guy la Chambre (Ministre des états Associés - Tổng Trưởng Các Quốc Liên Kết tức là Đông Dương), hứa có tin gì thì sẽ cho mình biết nhưng không bao giờ cho mình biết gì cả.

Bởi vậy nên tối 3 hay 4 tháng 7 gì đó, hai ông Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn mạnh Hà đến trụ sở hỏi tôi có bằng lòng gặp Phạm Văn Đồng không. Tôi nói tôi không có complex (mặc cảm) gì cả, gặp ai cũng được, ờ đâu cũng được lúc nào cũng được. Hôm sau tôi đi với ông Nguyễn Hữu Châu qua trụ sở Việt Minh gặp Phạm Văn Đồng, có mặt Hoàng Văn Hoan, Trần Công Tường. Chào hỏi xong, ông Đồng nói đến vấn đề chia xẻ đất. Tôi hỏi chia chỗ nào ông Đồng trả lời: lối vỹ tuyến thứ 13, rồi đem bản đồ ra chỉ về đường đi từ Pleiku xuống An Khê. Hỏi thì tôi trả lời không có ý kiến. Đồng nói. “nhưng chia chỉ tạm thời vì tính sẽ có tổng tuyển cử để thống nhất, trong vòng 6 tháng. " Tôi trả lời chưa có ý kiến gì vì mới tới.

Ngày bôm sau, Phạm Văn Đồng sang đáp lễ nhưng không có nói gì khác. Nhờ vậy tôi mới biết việc họ bàn tính với nhau, định đoạt số phận mình mà không cho mình biết.

Vài giờ sau khi tôi nói chuyện với bên Việt Minb thì báo chí tung ra “/a rencontre des frères ennemis" vì đây là lần đầu tiên mà hai bên gặp nói cbuyện riêng với nhau.
Tôi về đến nhà thì phái đoàn Pháp kế đến phái đoàn Mỹ xin lại gặp tôi. Người Pháp hỏi tôi nói chuyện với Phạm văn Đồng có chi lạ cho họ biết với. Tôi nói tôi đi thăm ông Đồng cũng như đi thăm các ông - thăm xã giao. " 151

*151 Đỗ Mậu: Việt Nam Máu Lửa Quệ H¬ơng Tôi, trang 1441-1442

Hai nhân vật mà Bác sĩ Trần Văn Đỗ đề cập đến là Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Mạnh Hà là hai nhà trí thức Việt Nam rất nổi tiếng trong giới người Việt Nam đang sống tại Pháp. Nguyễn Mạnh Hà là một nhà trí thức nổi tiếng thân Việt Minh ngay từ thời năm 1945, tuy nhiên Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích thì không phải là một người thân Cộng sản.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một nhân vật mà đa số người Việt Nam ở miền Bắc và miền Trung ít biết đến, tuy nhiên người Việt Nam ở Nam Bộ tức là Nam Kỳ thì không có ai mà lại không biết đến ông, nhưng mà dưới một cái tên khác: 

Bác vật Nguyễn Ngọc Bích. Ông Nguyễn Ngọc Bích là con của ông Nguyễn Ngọc Tương, Giáo Tông của Đạo Cao Đài tại Bến Tre. Vào thập niên 193O, ông thi đậu vào trường Politechnique tại Pháp. Trước ông cũng có hai ng¬ời đã thi đậu vào trường nổi tiếng này là Trung Tướng Nguyễn Văn Xuân về sau làm Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đầu tiên vào năm 1948 và Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ Trưởng Giáo Dục trong Chính Phủ Trần Trọng Kim vào năm 1945. Sau khi tốt nghiệp trường Politechnique, ông lại theo học ngành kỹ sư tại École des Ponts et Chaussées tức là trường Kỹ Sư Kiều Lộ, một trong những Trường Lớn (Grándes Écoles) của nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư kiều lộ, ông trở về Việt Nam phục vụ trong ngành công chánh, người Việt nam gọi là trường tiền. Hồi đó, tại Việt Nam chưa có trường nào đào tạo ngành kỹ sư cho nên danh từ này chưa được thong dụng và riêng tại Nam Kỳ thì đa số dân chúng gọi những người tốt nghiệp bằng kỹ sư ở Pháp bằng "bác vật", do đó mà ông đ¬ợc mọi người gọi là ông "bác vật Nguyễn Ngọc Bích”

Tháng 8 năm 1945, sau khi người Nhật đầu hàng, ưg¬ời Pháp trở lại Nam Việt nhằm tái lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ nư¬ng nhân dân đã nổi lên chống lại người Pháp và cuộc kháng chiến tại Nam Bộ bùng nổ vào tháng 9 năm 1945. Bác vật Nguyễn Ngọc Bích cũng hăng say tham gia kháng chiến và ông được cử làm chỉ huy một đơn vị kháng chiến tại vùng Tiền Giang. Nhằm ngăn chân không cho quân Pháp tiến về chiếm tỉnh Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây, bác vật Nguyễn Ngọc Bích đã chỉ huy những toán kháng chiến phá sập các cây cầu quan trọng trên Quốc lộ 4 từ Sài Gòn về miền Tây như cầu Bến Lức, cầu Long An thuộc tỉnh Long An, cầu Long Định thuộc tỉnh Mỹ Tho và cầu Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ v.v. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích được đồng bào Nam Bộ xem như là một vi "anh hùng kháng chiến chống Pháp và tên tuổi, uy tin của ông nổi bật hơn cả những cán bộ cao cấp Việt Minh tại Nam Bộ. Chính trong thời gian này, ông được Việt Minh cử giữ chức Khu Bộ Phó Khu 9 tức là vùng Hậu Giang. Cựu Thủ Tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt vào thời gian đó chỉ là một cán bộ cấp quận đã nói về Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích như sau:

“Nguyễn Ngọc Bích tham gia kháng chiến, bị địch bắt và trục xuất khỏi Việt Nam khi là Khu Bộ phó Khu 9. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến tôi có dịp gặp Nguyễn Ngọc Bích trong chiến khu. Khi đó ông Ngọc Bích là Khu Bộ Phó Khu 9, một “dân Tây” đẹp trai và đặc biệt nhiệt tình. " *152
Người Pháp điều tra và họ biết được người chỉ huy việc phá cầu này phải là một người có hiểu biết thật nhiều về cầu cống và họ biết ngay người đó không ai khác hơn là bác vật Nguyễn Ngọc Bích, cựu sinh viên trường Ponts et Chausées tại Pháp. Người Pháp đã huy động mấy tiểu đoàn đi truy lùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích và sau cùng thì nhờ có sự điềm chỉ, họ đã bắt sống được ông vào năm 1946.
Theo ông Chester Cooper, một chuyên gia đã từng phục vụ cho Trung Ương Tình Báo CIA của Hoa Kỳ thì " Vì ông Nguyễn Ngọc Bích càng ngày càng có uy tín trong quần chúng Nam Bộ mà lại không theo Cộng sản cho nên bọ tìm cách loại ông và báo cho gián điệp của Pháp biết hành tung của ông. Không rõ Việt Minh có thực sự phản bội mà điềm chỉ cho tình báo của người Pbáp nơi trú ẩn để bắt ông bay không, điều đó không có gì rõ rệt, tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích thì luôn luôn nghi ngờ rằng đó chính là nguyên nhân khiến cho ông bị Pháp bắt." *Trầm Hương: Đêm Trắng của Đức Giáo Tông, nhà xuất bản Công An Nhân dân, Sài gòn 2002, trang 153

Trên nguyên tắc, tất cả mọi sinh viên tốt nghiệp trường Politechnique đều đương nhiên trở thành sĩ quan trong quân đội Pháp và dĩ nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích cũng là một sĩ quan của Pháp, vậy mà ông lại có những hoạt động chống lại quân đội Pháp, do đó người Pháp đưa ông ra tòa án quân sự. Ông bị khép vào tội “phản nghịch" và bị kết án tử hình tại Sài Gòn. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp tích cực của giới cựu sinh viên các trường Grandes Écoles tại Pháp và sự vận động tích cực của vợ ông là Bác sĩ Heriette Bùi Quang Chiêu mà người Pháp tại Đông Dương phải trả tự do cho ông với điều kiện là ông phải rời khỏi Việt Nam sang sống ở Pháp. Sau khi sang Pháp, ông Nguyễn Ngọc Bích không hành nghề kỹ sư kiều lộ mà trở lại đi học ngành y khoa và sau khi tốt nghiệp bác sĩ, ông chuyên nghiên cứu về ngành ung thư.

Vào năm 1961, ông trở về Việt Nam và cùng với Giáo sư Nguyễn Văn Thoại ghi danh ứng cử tổng thống, tuy nhiên liên danh này bị bất hợp lệ vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho ghi thêm một điều khoản vào luật bầu cử quy định rằng tất cả mọi ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống phải cư ngụ tại Việt Nam ít nhất là hai năm, một điều

kiện mà nếu được áp dụng vào tháng 10 năm 1955 thì chính ông Ngô Đình Diệm cũng không hợp lệ vì ông mới trở về Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 1954. *153 Chester cooper: The Lost Crusade: America in Vietnam, Dodd, Mead & Company. New York. 1970, trang 123.

Trong thời gian sống ở Pháp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích thường hay tham dự những cuộc hội họp trong giới trí thức nhằm đòi người Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, tuy nhiên Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích không hề theo Cộng sản. Ông Nguyễn Ngọc Châu, con trai của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích, thời trước 1975 là một trong những vị Giám Đốc của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín tại Sài Gòn và hiện đang sống tại Paris, có cho người viết biết rằng ông Gaston phạm Ngọc Thuần, anh của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, đã từng làm đại sứ của Việt Cộng tại Đông Đức nhưng sau năm 1975 thì đã "vượt biên" sang ty nạn tại Pháp, ông ta là bạn của Kỷ sư Nguyễn Ngọc Bích trước năm 1945 và đã nói cho ông Châu biết rằng trong thời kỳ tham gia kháng chiến, dù có được Việt Minh mời mọc, thuyết phục nhiều lẳn nh¬ưng Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích cương quyết từ chối không chịu gia nhập vào đảng Cộng sản, ông chỉ theo kháng chiến để chống lại thực dân Pháp mà thôi.

Trong thời gian sống tại Pháp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư và cũng có viết một số bài có giá trị đăng trên báo chí. Sau khi bị bác đơn không được tham dự cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1961, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có viết một bài nhan đề " Vietnam-An Independent Viewpoinf' (Việt Nam- Một Quan Điểm Độc Lập) đăng trên The China Quarterly) số tháng 1-3 năm 1962. The chia Quarterly là một tam cá nguyệt san vô cùng giá trị chuyên nghiên cứu về các vấn đề Á châu và trong số báo này, ngoài Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích còn có bài của những học giả nổi tiếng khác như là Philippe Devillers, P. J. Honey, Bernard Fall, Gerard Tongas, William Kaye, ông Hoàng Văn Chí và nhà báo như Phong Lê Văn Tiến.

Trong phần giới thiệu về tác giả, tạp chí China Quarterly viết rằng:
"Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một trong những người Việt Nam đầu tiên được tốt nghiệp trường Politechnique ở Paris, sau đó ông trở về phhục vụ tại Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp. Sau Đệ Nhi Thế Chiến, ông trở thành một chỉ huy cao cấp trong phong trào kháng chiến tại Nam Bộ nhưng mà ông đã bị các đồng đội Cộng sản phản bội điềm chỉ cho người Pháp bắt vì ông nhất quyết chủ trương công cuộc kháng chiến là để chống lại người Pháp để dành độc lập cho Việt Nam chứ không phải cho đảng Cộng sản. Thoát được bản án tử bình nhờ một thỏa hiệp ân xá giữa hai phe, sau đó ông sang sinh sống tại Pháp cho đến bây giờ. Ông hiện là giám đốc một nhà xuất bản tại Paris và là một y khoa bác sĩ, tuy nhiên ông vẫn còn rất chăm chú theo dõi rất sát mọi diễn biền chính trị tại Việt Nam. Ý kiến của ông về các vấn đề miền Nam Việt Nam rất được nhiều người tôn trọng và ông cũng được họ xem như là một ngư¬ời có thể kế vị ông Ngô Đình Diệm. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nộp đơn tham dự vào cuộc bầu cử tổng thống năm 1961 nhưng vào giờ chót thì liên danh này lại bị chính quyền Sài Gòn tuyên bố là bất hợp lệ vì lý do “kỷ thuật” *154

Người viết có được đọc bài này và nhận thấy rằng tuy được viết vào năm 1962 nhưng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nhiều ý kiến vô cùng độc đáo, không những của một nhà trí thức mà còn là một nhà chính trị, một nhà kinh tế và một nhà xã hội có cái nhìn rất xa và rất rộng. Trong bài này, ông chỉ trích những sai lầm về chính trị của cả hai chế độ Hà Nội cũng như Sài Gòn và đã đưa ra những nhận định rất xây dựng về các vấn đề kinh tế cũng như là xã hội tại cả hai miền. Nếu còn sống, có lẽ ông cũng có thể đóng góp được một phần nào đó trong lãnh vực chính trị tại miền Nam vào thời gian giữa thập niên 196O sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết. Tiếc thay khi cảm thấy đã đến giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư, ông trở về sống những ngày cuối cùng tại quê hương và từ trần vào ngày 4 tháng 12 năm 1966 tại Bến Tre.

Luật sư Đinh Thạch Bích có được may mắn hầu chuyện với Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích mấy lần trước ngày ông tạ thế có nói với ng¬ời viết rằng B.S. Nguyễn Ngọc Bích quả thực đúng là một ng¬ời " quốc gia chân chính".

Các ông Nguyễn Mạnh Hà, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích và Luật ư¬ Phan Anh đều là bạn của Bác sĩ Trần Văn Đỗ do đó mà khi ông Đỗ làm Tổng Trưởng Ngoại Giao, họ đã móc nối cho ông Đỗ gặp gỡ Phạm Văn Đồng để hai bên nói chuyện với nhau ngõ hầu có thể tìm được một giải pháp nào tốt đẹp hơn cho Việt nam tuy nhiên vào năm l954 thì số phận của Việt Nam lại do các cường quốc quyết định như lời của Bác sĩ Đỗ: "người ta định đoạt số phận của nhân dân mình mà chính mình cũng không bay biết gì hết ! ’.'

Nhà báo Pháp nổi tiếng Jean Iacouture cũng có nhận xét về Bác Sĩ Trần Văn Đỗ như sau: " Tân Tổng Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam, Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã sang Genève đại diện cho chính phủ của ông tại bội nghị với một thái độ hòa hoãn, đầy tư cách và tinh thần thực tiễn rất đáng quý. "
Lacouture cũng có kể lại cuộc gặp gỡ giữa Ngoại Trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng và Ngoại Trưởng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Đỗ như sau:
"Ngày bôm sau, 13 tháng 7, là một ngày vô cùng quan trọng. Mendes-France gặp Chu ân Lai và Phạm văn Đồng, cả Trần Văn Đỗ cũng gặp Phạm Văn Đồng. Sau khi Mandes France rời Genève về Paris, Phạm Văn Đồng tiếp Trần Văn Đỗ, Ngoại Trưởng của phe Quốc Gia, một cơ bội mà ai cũng ngạc nhiên và vô cùng khích lệ.

“Phan Anh, Bộ Trưởng Kỹ Nghệ và Thương Mại là một nhân viên trong phái đoàn Việt Mihb, vốn là bạn thân của anh Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Ngay sau khi ông Đỗ đến Genève, Phan Anh đã nhắn với ông ta rằng cả hai vị ngoại trưởng nên gặp gỡ nhau. Bác sĩ Trần Văn Đỗ trả lời: "những người anh em cùng huyết thống thì làm sao mà có thể từ chối không gặp gỡ nbau?”

"Và sau đó thì Phạm Văn Đồng và Trần Văn Đỗ đã chính thức gặp gỡ đối diện nbau, cả hai người đều gầy ốm khẳng khiu như nhau, đều có gương mặt khắc khổ nghiêm trang như nhau và cũng đều có những mối ưu tư khắc khoải về một tổ quốc chung đang bị cảnh tan nát vì chiến tranh. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai phe, và cuộc tiếp xúc này chứ không phải là cuộc thảo luận chính tri giữa đôi bên đã đựơc mọi người xem như là một việc rất đáng khích lệ.

“Tuy nhiên hai vị tổng trưởng có thảo luận với nhau về một vấn đề có liên hệ đến cả hai người nhiều nhất: cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Lần đầu tiên ông Phạm Văn Đồng đề nghị một cách cụ thể là cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng 6 tháng, một thời hạn mà trước đó ông ta cũng có mập mờ nói đến. Ông Trần Văn Đỗ tỏ ra thận trọng, không có phản đối những mà điều hiển nhiên đối với ông và cả hai đồng minh Pháp và Hoa Kỳ đều hiểu rằng nếu tổng tuyển cử trong thời gian chỉ có 6 tháng sau ngày Việt Minh chiến thắng thì khó mà có thể thắng đựơc họ tại phòng bỏ phiếu” *155

Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng còn được gặp Thủ Tướng Trung Cộng

Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông Ngô Đình Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường trình lên Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ngay sau khi ông về đến Sài Gòn, tuy nhiên sau đó ông không nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở gì đến chuyện này vì chỉ ít lâu sau thì ông từ chức.

Theo Bác sĩ Trần Văn Đỗ thì đây là lần đầu tiên Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai đã ngõ lời mời đại diện của Miền Nam Việt Nam sang viếng thăm Bắc Kinh, tuy nhiên mấy năm sau đó thì Chu ân Lai lại còn ngõ lời mời và đề nghị thiết lập liên lạc ngoại giao trên cấp tổng lãnh sự với Việt Nam Cộng Hòa và lần thứ nhì thì đề nghị này đã được chuyển đến ông Ngô Đình Luyện, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại London. Cựu Đại sứ Ngô Đình Luyện cũng có tiết lộ chuyện này với một số ng¬ời thân tín của ông và mới đây, một trong những người đó là cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ có ghi lại nh¬ sau:
“Ông Ngô đình Luyện kể cho tôi ngbe một bí mật hết sức quan trọng mà tôi chưa ngbe bao giờ.
Ngày Thủ Tướng Chu ân Lai viếng Anh Quốc (tôi quên bẵng nhớ năm nào),phái đoàn của Chu ân Lai đông lắm, có đến bơn 100 người và được chính phủ Anh đón tiếp rất long trọng. Ông Luyện đựơc một tham vụ ngoại giao của tòa đại sứ Trung Quốc đem biếu hai vò rượu “Mao Đài”, kèm tấm thiệp của Thủ Tướng Chu ân Lai mời dự tiếp tân ờ tòa đại sứ Trung Quốc với sự hiện diện của Nữ Hoàng Anh.
Khi ông đựơc đại sứ Trung Quốc giới thiệu với Thủ Tướng Chu ân Lai, thủ tướng rất niềm nở, nói đã biết ông là em của tổng thống Việt Nam, là người ông rất kính trọng và ngưỡng mộ. Ông xin ông Luyện chuyển lời thăm của Mao Chủ Tịch đến Ngô Tổng Thống. Ông Chu ân Lai nói ông không có cơ hội để nói nhiều với Đại sứ Luyện nhưng đã chỉ thị cho đại sứ Trung Quốc đến gặp đại sứ Luyện trình bày chi tiết sau.

Sau đó, ông đại sứ Trung Quốc đến thăm ông Luyện ờ tòa đại sứ Việt Nam. Đại sứ Trung Cộng nói với ông Luyện rằng Chủ tịch Mao Trạch Đông rất cảm phục lòng yêu nước và những gì Ngô Tổng Thống đã làm cho miền Nam Việt Nam được phồn thịnh như ngày nay. ý của Chủ tịch Mao là muốn có liên lạc ngoại giao với miền Nam Việt Nam.

Theo ý Mao Trạch Đông, trước tiên hai bên sẽ đặt liên lạc trên cấp tổng lãnh sự, sau đó sẽ nâng lên cấp đại sứ nếu tình thế cho phép.Theo Mao trạch Đông thì hai bên sẽ có liên lạc chặt chẽ về văn hóa và bình thường hóa việc buôn bán giữa hai quốc gia. Trung Quốc cũng sẽ giàn xếp để hai miến Nam Bắc Việt Nam có đại diện giữa hai miền, sau dó sẽ đi đến việc liên lạc, tiếp tế và buôn bán giữa hai miền .

Ông Luyện trả lời là sẽ trình Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sẽ trả lời ông đại sứ Trung Cộng sau. Ông Luyện đích thân về Sài Gòn trình Tổng Thống Diệm việc này. Sau đó gần hai tháng, ông đựơc tổng thống triệu về và cho biết là sau khi đã nhờ ông đại sứ Trung Hoa Quốc Gia về tham khảo ý kiến Tổng Thống Tưởng Giới Thạch, Tổng Thổng cũng tham khảo ý kiến với đại sứ Hoa Kỳ thì đi đến kết luận là việc này chưa thể đồng ý trong giai đoạn này đựơc. " *156: Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh TT Ngô Đình Diệm, tác giả xuất bản. San Diego 2003, trang 33-34.

Sự tiết lộ này cho thấy rằng hồi năm 1954 khi ông Chu Ân Lai ngỏ lời mời Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ sang thăm Bắc Kinh là theo ý kiến của Mao Trạch Đông và đến mấy năm sau thì nhà lãnh đạo Trung Hoa Cộng sản này cũng vẫn còn có ý đó, lần này còn đi xa hơn nữa, ông ta đã đề nghị việc thiết lập liên lạc ngoại giao, văn hóa và thương mại với miền Nam Việt Nam mà chắc chắn rằng đó không phải là điều mà các nhà lãnh đạo Cộng sản Hà Nội mong muốn. 

Ông Nguyễn Hữu Duệ nói rằng ông không nhớ rõ năm nào nhưng việc đó xảy ra khi ông Ngô Đình Diệm còn làm Tổng Thống tức là phải trước năm 1963. Thật là một điều đáng tiếc cho Miền Nam Việt Nam vì nếu hồi đó mà miền Nam thiết lập mối bang giao, dù chỉ là thương mại, với Trung Hoa Cộng sản thì đó là một điều vô cùng có lợi về phương diện ngoại giao vì trong trường hợp đó thì Trung Cộng sẽ ít thân thiện hơn với Hà Nội và cũng sẽ ít đối nghịch hơn đối với miền Nam. 

Thật là đáng tiếc khi chính quyền Ngô Đình Diệm đã bỏ lở cơ hội đến hai lần.
Tuy nhiên đến 10 năm sau thì chuyện liên lạc với Trung Hoa Cộng sản lại được nhắc nhở đến và lần này thì phía muốn xích lại gần Trung Hoa Cộng sản lại chính là Việt Nam Cộng Hòa. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết rằng trong một cuộc phỏng vấn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại London vào ngày 8 tháng 8 năm 1978, ông Thiệu đã tiết lộ rằng:

“Vào mùa thu năm 1974, ngoại tưởng Vương Văn Bắc đã đề nghị với Tổng Thống Nguyên Văn Thiệu là Việt Nam Cộng Hòa nên bí mật tiếp xúc với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa để yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Cộng giảm thiểu bớt sự ủng bộ của họ dành cho Cộng sản Bắc Việt là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời tại miền Nam. Lúc đó thì Tổng Thống Thiệu đang sẵn sàng thỏa hiệp với Trung Cộng về vấn đề khai thác dầu hỏa trong vùng thềm lục địa biển Nam Hải và theo đuổi một đường lối ngoại giao mới theo đó thì Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận ảnh hưởng của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á ".

Sau đó ông đã phỏng vấn luật sư Vương Văn Bắc tại Paris vào ngày 22 tháng 8 năm 1985 về việc này và đựơc Luật sư Bắc cho biết thêm như sau:
“Trong thời gian ông Bắc làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh từ năm 1972 đến năm 1973 ông có quen thân một vị dân biểu Anh thuộc Đảng Bảo Thủ. Vào cuốn năm 1974, lúc đó ông Vương Văn Bắc đang làm Tổng Trưởng Ngoại giao người bạn dân biểu Anh nầy có tên trong một phái đoàn đoàn quốc hội Anh sắp sang viếng thăm Bắc Kinh. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã nhờ ông đại sứ Việt Nam tại London nhân danh ông tiếp xúc với vị dân biểu này và nhờ ông ta thăm dò với giới lãnh đạo Trung Cộng về khả năng có thể xích lại gần (rapprochement) giữa Bắc Kinh và Sài Gòn. Ông Bắc hy vọng rằng có thể lơi dụng được sự nghi ngờ sâu xa giữa Hà Nội với Trung cộng sau chuyến công du của Tổng Thống Nixon tại Bắc kính. Vị dân biểu Anh này đã nói chuyện với Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng là ông Kiều Quán Hoa và đã được ông này cho biết rằng lập trường của Trung Hoa Cộng sản là hoàn toàn ủng hộ chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Mien Nam Việt Nam. Kiều Quán Hoa cũng nói thêm rằng vì lý do đó mà nếu muốn thay đổi đường lối đối với Sài Gòn thì cũng đã quá trễ rồi . Như vậy thì Ông Vư¬ơng Văn Bắc đã biết rõ rằng Trung Cộng đang cố gắng gây dựng chính phủ Cách Mạng Lâm Thời như là một lực lượng để cầm quyền tại Miền Nam đương đầu với ảnh hưởng của chế độ Hà Nội. Khi ủng bộ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ý đồ của Trung Cộng là duy trì ảnh hưởng của họ tại Đông Dương sau khi người Mỹ triệt thoái ra khỏi vùng này. "

“Khi Ngoại Trưởng Bắc trình với Tổng Thống Thiệu về việc Trung Cộng khước từ đề nghị của Việt Nam thì Thống Thiệu nói rằng: Người Trung Hoa quá tự tin.
Họ tự nhủ rằng “Tại sao mà bây giờ chúng tôi lại phải giúp cho miền Nam? Bây giờ chúng tôi đã có trọn nước Việt Nam rồi”. Họ tin tưởng rằng Bắc việt sẽ để cho chính phủ Cách Mang Lâm Thời cai trị miền Nam, như vậy thì chẳng có lý do gì lại chia xẻ xẻ một miếng bánh với Thiệu "

“Có điều nực cười là ngư¬ời Mỹ can thiệp vào Việt Nam với lý do “be bờ” ảnh hưởng của Trung Cộng trong lòng Đông Nam Á thì đến khi cuộc chiến gần tàn, ông Thiệu cảm thấy rằng Việt Nam sắp sửa bị Hoa Kỳ bỏ rơi vì chiến lươc của Nixon là nghiêng về phía Trung Cộng, do đó ông Thiệu muốn quay sang Trung Cộng để tìm cách “be bờ" Cộng sản Bắc Việt. Ông Thiệu sẵn sàng đi với Bắc Kinh còn hơn bị Hà Nội thống trị. Ông Thiệu tin rằng Trung Cộng cũng sợ ảnh hưởng của Hà Nội tại Đông Dương hơn là Sài Gòn do đó họ có thể sẽ bỏ rơi Bắc Việt vì họ nghĩ rằng chính Bắc Việt mới là đối thủ chính của Trung Cộng tại Đông Dương. Viễn kiến của ông Thiệu rất đúng, tuy nhiên tiếc thay ông đã hành động quá trễ rồi”. *157

Có lẽ Bác sĩ Trần Văn Đỗ có "duyên" với những người lãnh đạo Cộng sản như Thủ tướng Chu ân Lai của Trung Cộng và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Cộng sản Bắc Việt cho nên gần khoảng 15 năm sau thì nhân một chuyến viếng thăm Paris với tư cách cá nhân, ông lại được Cộng Sản Bắc Việt "mời “ đến gặp một lần thứ hai.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại với một số thân hữu rằng nhân một chuyến ông sang Pháp về việc gia đình, người viết không nhớ rõ vào khoảng cuối năm 1969 hay đầu năm 197O gì đó, thì ông nhận được lời mời của ông Xuân Thuỷ, Bộ Trưởng Ngoại Giao và cũng đư Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại cuộc Hòa Đàm Paris. Lúc bấy giờ Hội nghị Paris đang ở trong tình trạng mà báo chí gọi là “đánb đánh đàm đàm", tuy Việt Nam Cộng Hòa cũng có phái đoàn chính thức tham dự hội nghị nhưng Cộng sản Bắc Việt chỉ nói chuyện với Hoa Kỳ và tuyệt đối không bao giờ tiếp xúc hay nói chuyện trực tiếp với phái đoàn miền Nam.

*157: Nguyễn Tiến Hưng & Jenold Schecter: Sđd, trang 313-314.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ lúc đó không còn giữ một chức vụ gì trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1968 (cho đến năm 1975), ông chỉ là một người công dân thường mà thôi, vì thế cho nên ông vô cùng ngạc nhiên khi ông được chính Bộ Trưởng Xuân Thủy mới đến gặp. Bản tính dễ dãi, hiền hòa, cởi mở, hiếu khách và không hề có mặc cảm, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng thấy chuyện này cũng hay hay và thú vị cho nên ông đã nhận lời dù rằng ông không có quen biết thân tình gì với ông Xuân Thủy. Tuy nhiên, vì cuộc gặp gỡ này vào giai đoạn đó có phần vô cùng tế nhị về những phương diện ngoại giao và chính trị cho nên ông đã nhờ tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Paris phúc trình việc này về Sài gòn. Bác sĩ Trần Vãn Đỗ nói với người viết rằng ông không giữ chức vụ gì trong chinh phủ cho nên ông không cần phải xin phép ái cả, tuy nhiên ông phải cho tòa đại sứ biết vì ông chỉ muốn thông báo cho các giới chức có thẩm quyền ở Sài Gòn biết về việc này mà thôi. Ông cũng nói thêm rằng tuy Sài Gòn có đưa ra một vài ý kiến nhưng ông khẳng định ông lúc đó chỉ là một thường dân và cuộc gặp gỡ này là do phía Cộng sản chủ động cho nên ông sẽ chỉ lắng nghe những điều gì họ muốn nói mà thôi.
Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng khác với lần gặp gỡ trước tại Genève có tính cách chính thức vì ông đang giữ chức Tổng Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đang giữ chức vụ Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lần này thì ông Xuân Thủy đang giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao kiêm Trưởng Phái đoàn của việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Paris còn ông thì chỉ là một “phó thường dân" cho nên cuộc gặp gỡ chỉ có tính cách cá nhân mà thôi. Bác sĩ Đỗ nói rằng trong suốt buổi gặp gỡ, ông gọi Xuân Thủy bằng “ông Bộ Trưởng” và ông Xuân Thủy thì gọi ông là "Bác sĩ” chứ cả hai người không hề gọi nhau bằng tiếng "Anh" như đối với ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1954.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng ông Xuân Thủy và một vài người phụ tá đã đón tiếp ông một cách niềm nỡ và cởi mở, tuy nhiên câu chuyện chỉ loanh quanh trong vòng xã giao, nói những chuyện thông thường mà thôi chứ tuyệt đối không có đả động gì đến chuyện chính trị, nhất là chuyện liên quan đến hòa đàm. Ông nói rằng sau hai tiếng đồng hồ chuyện vãn một cách thân tình thì ông ra về và chuyện ông gặp gỡ Xuân Thủy thật sự cũng chỉ có vậy mà thôi, chẳng có gì quan trọng cả.
Bác sĩ Đỗ nói rằng sau khi đến gặp ông Xuân Thủy thì ông lại gặp phải nhiều chuyện rắc rối làm cho ông rất bực mình.

Trước hết là người Mỹ.

Bác sĩ Đỗ nói rằng vị Phó Trưởng Phái đoàn Hoa Kỳ lúc đó là đại sứ Phillip Habib, trước đó là phụ tá của Đại sứ Ellsworth Bunker trong chức vụ Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông nói rằng ông Habib là bạn thân của ông, vào năm 1965 chính ông Habib đã thuyết phục ông nên nhận lời giữ chức vụ ngoại trưởng trong chính phủ quân nhân của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ vì ông Habib nói rằng "nếu có bác sĩ trong chính phủ thì ít ra người Mỹ chúng tôi cũng biết còn có một người có thể nói chuyện được." Vậy mà sau khi ông gặp Xuân Thủy, dù đã kể lại cho ông Habib nghe những gì đã xẩy ra mà ông ta vẫn không chịu tin vì người Mỹ nghi rằng Bác sĩ Đỗ gặp Xuân Thủy để trao một đề nghị gì đó của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Hà Nội. Bác sĩ Đỗ nói rằng sau đó thì ông đi đâu cũng có người của CIA theo dõi.

Có lẽ vào lúc đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ không được biết chủ trương của Tiến sĩ Henry Kissinger là tất cả mọi sự thương thuyết về Việt Nam phải do chính người Mỹ hay nói rõ hơn là do chính Kissiger với Bắc Việt mà thôi. Trong cuốn sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng có tìm thấy một tài liệu nói rõ vấn đề này:

“Cho đến thời điển cuối cùng trước khi Miền Nam sụp đổ ngày 26 tráng 4 năm 1975, Kissinger còn đánh điện cho Đại sứ Martin nói rằng: bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa Kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sài Gòn và Hà Nội. Ông còn nói thêm rằng “bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải diễn ra tại Paris" *158

Sau đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng gặp một vài sự phiền phức ở Sài Gòn.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho biết thêm rằng sau khi về đến Sài Gòn thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại mời ông vào Dinh Độc Lập để tường trình về cuộc gặp gỡ này. Ông cũng thực tình kể lại như vậy, chỉ có nói chuyện suông mà thôi chứ cũng chẳng có gì quan trọng cả, ông Xuân Thủy không hề đưa ra một đề nghị nào, không có một điều gì nhắn gửi gì đến chính quyền Miền Nam, tuy nhiên ông Thiệu cũng không tin như¬ vậy và sau đó thì mối liên lạc giữa Tổng Thống Thiệu với ông trở nên lạnh nhạt hơn.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng cho đến khi về Sài Gòn, ông suy nghĩ thật nhiều mà cũng không thể nào hiểu được nguyên nhân lại sao ông lại được Xuân Thủy mời đến gặp tại Paris. Bác sĩ Đỗ nói với ng¬ười viết rằng nếu Xuân Thủy hay các nhà lãnh đạo Cộng sản muốn mua chuộc hay thuyết phục ông thì đó cũng là một điều thật vô cùng buồn cười vì tại Sài Gòn thì ai cũng đều biết rằng từ năm 1968, Bác sĩ Trần Văn Đỗ là Phó Chủ Tịch Chi Hội Việt Nam Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (Worl's Anti-communist League), vị Chủ Tịch Chi Hội là Bác sĩ Phan Huy Quát và Tổng Thơ Ký là luật sư Nguyễn Lâm Sanh, bạn thân của Luật sư nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang làm Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. 

Sau năm 1975, Bác sĩ Phan Huy Quát bị giam tại (*158 Nguyễn Tiến H¬ag: Sđd., trang 453-454.)
Chí Hòa rồi bị Cộng sản đầu độc và chết ở trong tù, Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, dù là bạn thân của Nguyễn Hữu Thọ cũng bị đi tù "cải tạo“ ở Bắc Việt gần 10 năm trời và sau khi đ¬ược trả tự do thì sang sống ở Pháp rồi tử trần tại Paris.

Mấy năm sau thì chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu Bác sĩ Trần Văn Đỗ tiếp xúc với các đại diện của Mặt Trận Giải Phóng tại Paris. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng thì „vào cuối năm 1974 Thiệu „cho phép“ (authorized) cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ bí mật thương thuyềt với đại diện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Paris. Ông Đỗ, một ngư¬ời miền Nam đã được sự tin cậy của các đại diện của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời mà ông đã từng quen biết từ trước khi cuộc chiến tranh xảy ra. Người Mỹ không chấp thuận việc ông Đỗ tiếp xúc với phái đoàn Việt Cộng, tuy nhiên nổ lực của ông Đỗ cũng chẳng đi đến đâu vì Hà Nội không muốn chính phủ Cách Mạng Lâm Thời thương thuyết trực tiếp với Sài Gòn, cũng cùng một lý do mà người Mỹ không muốn Sài Gòn trực tiếp gặp) gỡ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Cả hai phe Bắc Việt và Hoa Kỳ đều muốn kiểm soát mọi hành động cũng như là kết quả." *159 

Vào năm 1974, theo tinh thần của điều 12 Hiệp định Paris l973, một hội nghị giữa VNCH và Việt Cộng đã được triệu tập tại La Celle St Cloud ở Pháp để làm hết sức mình để trực hiện việc ký kết một hiệpt định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam", Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã được mời tham dự vào phái đoàn này cùng với các ông Trần Văn Ân, Nguyễn Quốc Định, Nguyên Đắc Khê, Nguyễn Ngọc An, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật sư Trẫn Văn Tuyên và Luật sư Nguyễn Thị Vui, trưởng phái đoàn là Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên và phó trưởng phái đoàn là ông nguyễn Xuân Phong. Phía Việt Cộng, người cầm đầu phái đoàn là Nguyễn Văn Hiếu. 

Hội nghị này diễn ra hằng tuần, mỗi phía đọc một bài diễn văn soạn sẵn rồi sau đó ai về nhà nấy chờ đến tuần sau, không khí vô cùng tẻ nhạt và chẳng có đi đến đâu, báo chí Sài Gòn hồi đó gọi hội nghị này là "chuyện dài nhân dân tự vệ”. Hội nghị kéo dài cho đến ngày 15 tháng 5 năm 1974 thì cả hai bên đồng ý ngưng hẳn mọi sự thương thuyết vì tất cả mọi người đều biết rõ rằng vấn đề Việt Nam sẽ chỉ được giải quyết trên chiến trường mà mọi lực lượng quân sự đều do Cộng sản Bắc Việt lãnh đạo.
Trong một cuốn sách tên là "Hồi Ức Về Hội Nghị Paris" do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội xuất bản vào năm 2001 thì Nguyễn Văn Hiếu cho biết rằng Bấc sĩ Nguyễn Lưu Viên, Trưởng Phái đoàn VNCH có một lần ngỏ lời mời phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến dùng cơm nhưng họ đã từ chối. Trong một bài phỏng vấn dành cho Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh cách đây mấy năm, Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên xác nhận chuyện đó. Ông cho biết rằng: " Tôi có đề nghị phái đoàn của Nguyễn Văn Hiếu dùng cơm chung vì cùng là dân miền Nam cả, nhưng họ tránh né".

Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945, ông từng làm quân y sĩ trưởng của Sư Đoàn 320 hồi năm 1949 và người chính ủy đại đơn vị này là Văn Tiến Dũng do đó trong thời kháng chiến ông quen biết với cả Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Ông rời bỏ hàng ngũ kháng chiến sau khi đảng Cộng sản chính thức lãnh đạo cuộc kháng chiến và trở về sống trong vùng quốc gia vào nam 1951 và sau này đã giữ chức vụ phó thủ tướng trong ba chính phủ: Trần Văn Hương năm 1964, Nguyễn Cao Kỳ năm 1965 và Trần Thiện Khiêm vào năm 1969. Ông cho biết rằng có lẽ vì nguyên nhân ông có tham gia kháng chiến cho nên đã được chính phủ VNCH chọn làm trưởng phái đoàn ở Hội nghị La Celle Saint Cloud để đễ bề nói chuyện với Việt Cộng chứ ông không có tài ăn nói giỏi.

Một người có thành tích kháng chiến trên 5 năm như Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên ngỏ lời mời phái đoàn Việt Cộng dùng cơm mà họ cũng không dám nhận lời thì việc Bác sĩ Trần Văn Đỗ được các nhà lãnh đạo Cộng sản cao cấp hơn như Phạm Văn Đồng và Xuân Thủy mời đến gặp hai lần đủ cho thấy rằng ông cũng có nhiều uy tín đối với những người Cộng sản Bắc Việt.

Tưởng cũng nên nhắc lại là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ tuy từng đảm nhận chức vụ tổng trưởng Ngoại Giao của Miền Nam nhiều lần nhưng ông là người có đầu óc rất phóng khoáng, được cảm tình của nhiều người, nhiều phe phái và họ đều cho rằng ông ta có tinh thần "quân tử”, hiểu theo tiếng quân tử của người Tàu hay là tiếng "gentleman" của ng¬ời Anh. Về phương diện chính trị, tuy rằng ông là người có tinh thần chống Cộng sản nhưng ông cũng tôn trọng chính kiến của những người khác, dù rằng họ theo Cộng sản. Ông là con rể của Kỹ sư Lưu Văn Lang, người đã được Cụ Trần Trọng Kim mời làm Bộ Trưởng Công Chánh trong chính phủ đầu tiên vào năm 1945. Vào tháng 4 năm 1954, trước khi Hội nghị Genève khai mạc, có một nhóm trí thức tại Sài Gòn thành lập một hội mang tên là "phong Trào Bảo Vệ Hòa bình."

Chủ tịch phong trào này là Dược sĩ Trần Kim Quan và trong số các ủy viên có Luật sư Trịnh Đình Thảo, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Hòa Thượng Thích Huệ Quang, Thạc sĩ Phạm Huy Thông, Giáo sư Nguyễn văn Dưỡng, chuyên viên ngân hàng Nguyễn Văn Vi và Kỹ sư Huỳnh Văn Lang.
Vào khoảng tháng 11 năm 1954, phong trào này tổ chức một cuộc biểu tình tại chợ Bến Thành và sau đó thì chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam 26 người trong phong trào này. Tuy những ng¬ời như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Luật sư Trịnh Đình Thảo, Tiến sĩ Phạm Huy Thông v.v sau này theo Cộng sản nhưng vào thời điểm đó thì họ chỉ hoạt động cho hòa bình mà thôi, do đó người đứng ra can thiệp với chính quyền của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trả tự do cho một số người chính là Ngoại Tr¬ởng Trần Văn Đỗ. Nhờ sự can thiệp của ông, có một số người được trả tự do, trong đó có Kỹ sư¬ L¬u Văn Lang, nhạc phụ của ông, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, sau này là Chủ tịch Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam vào năm 1961 và Luật sư Trịnh Đình Thảo, sau vụ Tết Mậu Thân là chủ tịch Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ Phụng Sự Hòa Bình, một tổ chức thân Cộng sản.

Bác sĩ Trần Văn Đỗ được người Mỹ di tản vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 rồi sang sống tại Pháp. Cho đến ngày ông từ trần, Bác sĩ Trần Văn Đỗ vẫn hăng say hoạt động, tuy tuổi đã cao nhưng ông đã đi nhiều nơi kêu gọi người ty nạn tích cực chống lại bạo quyền Cộng sản Việt Nam.

Người viết có dịp hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi tháng 4 năm l975 ông có được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham khảo mời làm thủ tướng theo đề nghị của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm hay không thì ông trả lời rằng ông không hề gặp hay nói chuyện gì với ông Thiệu vào tháng 3 hay tháng 4 năm 1975.
Theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thì Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm, theo lời Phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên, cũng đã nghĩ đến các ông Trần Văn Đỗ, Nguyễn Ngọc Huy và Trần Văn Lắm. Tôi đốc thúc khéo để TT Thiệu mời ông Lắm như đã trình bày ở đoạn trên nhưng có nhiều lý do, và nhất là những suy tính chính trị tế nhị làm cho TT không mời họ mà lại "nhắm " vào tôi". *160
Khi được hỏi rằng nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có ngỏ lời mời ông làm thủ tướng thay thế Đại Tướng Trần Thiện Khiêm thì ông có nhận lời hay không, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng chức vụ thủ tướng chính phủ là thi hành đường lối chính sách của tổng thống và dù rằng vào đầu tháng 4 năm 1975, tình hình đã trở nên vô vọng nhưng ông không rõ đường lối và chính sách của ông Thiệu như thế nào, vẫn giữ nguyên "4 không'” như cũ hay là có thay đổi. Nếu Tổng Thống Thiệu vẫn giữ nguyên chính sách "4 không”, vẫn mong muốn làm tổng thống một phần ba nước Việt Nam v.v. thì ông không bao giờ nhận lời. Tuy nhiên nếu ông Thiệu muốn cứu vãn một vài phần còn lại cho nhân dân miền Nam, miền Nam đây là xứ Nam Kỳ cũ vì miền Trung và miền Cao Nguyên đã hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt rồi, nếu ông Thiệu muốn cho phần còn lại của Nước Việt Nam Cộng Hòa có thể tránh được chết chóc, đau thương và đổ nát như tại miền Trung thì ông ta phải nghĩ đến việc "nói chuyện” với Cộng sản. Tuy nhiên họ có muốn "nói chuyện" với chúng ta hay không là một vấn đề khác, một vấn đề mà chúng ta cũng chưa biết được. Nếu Tổng Thống Thiệu muốn lập một chính phủ để "nói chuyện" với Cộng sản ngỏ hầu làm chậm bước tiến của đoàn quân xâm lược của họ, ngỏ hầu chuẩn bị cho miền Nam thích ứng với tình thế mới để phải sống trong vòng thỏa hiệp với phe Mặt Trận Giải Phóng và Cộng sàn Bắc Việt, để ít ra miền Nam cũng còn giữ được phần nào danh dự và phẩm giá của họ thì trong trường hợp đó, bác sĩ Trần Văn Đỗ nói tiếp rằng nếu được yêu cầu thì ông có thể nhận lời.

Theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thì khi ông nhận lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để đứng ra thành lập nội các, ông “cũng đưa ra điều kiện chính trị mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải miễn cưỡng chấp nhận là trong công cuộc thương thuyết sắp tới sẽ không còn lập trường “4 khộng” nữa. Tôi hình dung một thứ liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng để mua thời gian. .."*161
Như vậy thì khi thành lập chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có nghĩ đến việc nói chuyện trong tương lai với Mặt Trận và đã đồng ý bỏ lập trường 4 không, tuy nhiên nhân vật mà ông chọn lựa để đảm nhận vai trò đó là ông Nguyễn Bá Cẩn.

Người viết có hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng hồi đó, ai là người đã nghĩ đến việc đưa tên của Bác sĩ vào trong danh sách những ng¬ời đ¬ợc đề nghị làm thủ t¬ớng thì ông trả lời rằng ông không được biết, tuy nhiên ông cho biết trong khi nói chuyện với một vài nhà ngoại giao Nhật Bản thì họ là những người đã đưa ra ý kiến là nếu cần phải th¬ơng thuyết hay nói chuyện một cách nghiêm chỉnh với Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì nhân vật thích hợp nhất là ông. Người viết đã từng được tháp tùng Bác sĩ Trần Văn Đỗ sang thăm Nhật Bản nhiều lần và có biết rõ ràng ông có nhiều liên hệ rất thân thiết với cựu thủ tướng Nhật Nebusuki Kishi lãnh tụ đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Liberal Demoratic Party) cầm quyền tại Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế chiến cho đến tận bây giờ.
Ông Kishi là vị thủ tướng Nhật đã đưa ư¬ớc Nhật phục hồi sau sự bại trận vào năm 1945 để trở thành một quốc gia cường thịnh nhất trên thế giới về phương diện kinh tế. Do đó ông Kishi sau này tuy không còn làm thủ tướng nhưng vẫn còn có rất nhiều ảnh hưởng trong giới chính trị tại Nhật Bản, nhất là trong giới lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ đang cầm quyền tại Nhật từ thập niên 1940 cho đến tận bây giờ.

Người viết có hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng trong quá khứ, ông là người Miền Nam duy nhất đã được những người

trong giới lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt mời đến nói chuyện với họ đến hai lần, giả thử như ông được mời và nhận lời làm thủ tướng vào tháng 4 năm 1975, liệu phe Cộng sản có chấp nhận "nói chuyện" với ông hay không?

Sau vài giây suy nghĩ, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng ông không tin rằng họ sẽ nói chuyện với ông vì đến cuối tháng 3 năm 1975 thì mình có còn gì nữa đâu để mà họ cần phải nói chuyện với mình!
Chuyện Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi năm 1975 có thể được mời đứng ra thành lập một chính phủ với đại diện của nhiều thành phần đối lập để nói chuyện với Cộng sản vẫn còn được nhắc nhở đến gần 10 năm sau. Trong cuốn The Final Collapse đ¬ợc xuất bản vào năm 1983 tại Hoa Kỳ, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết rằng: "Ngày 2 tháng 4 năm 1975, trong một cuộc họp thường lệ ở quốc hội, Thượng Viện VNCH đã bỏ 42 phiếu thuận và 10 phiếu chổng, kết tội Tổng Thống Thiệu về những thất bại đang xảy ra và yêu cầu ông thành lập một nội các mới với đại diện của nhiều thành phần chính trị đối lập. Có nhiều tiếng đồn chính phủ có thể có một nội các liên hiệp với sự lãnh đạo của hai ông Trần Văn Đỗ và Trần Văn Lắm. Ba ngày sau, ngày 5 tháng 4, chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn được chỉ định làm thủ tướng".*162

Trong cuộc đời chính trị, Bác sĩ Trần Văn Đỗ đã giữ chức vụ Tổng trưởng Ngoại Giao trong ba nội các khác nhau: Nội các của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vào năm 1954 nội các của Bác Sĩ Phan Huy Quát vào năm 1965 và nội các của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ năm 1965 cho đến 1968. Tuy nhiên có lẽ số mệnh đã an bài, dù rằng ông có thể được mời làm thủ tướng đến hai lần nhưng ông không bao giờ có cơ hội được giữ chức vụ này.

*162: Cao Văn Viên : sđd, trang 218.
Cách đó chừng 10 năm, vào tháng 2 năm 1965, sau khi Tướng Nguyễn Khánh tuyên bố Hội Đồng Tướng Lãnh dưới sự lãnh đạo của ông đã "bất tín nhiệm' Thủ Tướng Trần Văn Hương, Tướng Nguyễn Khánh đã dự định mời Bác sĩ Trần Văn Đỗ ra làm thủ tướng. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Lý Kiến Trúc trên đài truyền hình Little Sai gon TV vào ngày 20 tháng 2 năm 2004, cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh cho biết: " Tôi chỉ định ông Phan Huy Quát làm thủ tướng. Một cái chi tiết nữa là tôi có hai người lựa chọn, trong lúc đó ngoài ông Bác sĩ Nguyễn xuẩn Chữ không bằng lòng (nhận lời làm thủ tướng), là cái ông gì làm Bộ Ngoại Giao của mình, đó là Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Trần Văn Đỗ với tôi có liên hệ chút nào đó, ông Trần Văn Đỗ lúc đó cũng được ng¬ười ta để ý lắm. Tôi mời ông Trần Văn Đỗ lại, ổng đang đi đánh tennis. Trời ới! Quốc gia hữu sự như thế này mà mời ổng, ổng đang đi đánh tennis thì thôi, thì cho ổng đi luôn đi. Tôi đưa ông Quát thế thôi”*163

Bác sĩ Trần Văn Đỗ, dù là một trong những người trong sạch, có tài đức và uy tín nhất tại Miền Nam nhưng chưa bao giờ nắm giữ chức vụ thủ tướng, chắc có lẽ đó cũng là cái số của ông. Sau khi đọc bài phỏng vấn cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh vào năm 2004, người viết không thể nào hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ về vấn đề này được nữa vì ông đã qua đời tại Pháp. *163: Lý Kiến Trúc : Phỏng vấn Đại Tướng Nguyễn Khánh, Nguyệt san Văn Hóa số 86. tháng Ba năm 2004

CHUYỆN KỂ THIẾU ÚY 9 NGÀY

LTS: 
Khi giặc chiếm Sàigòn tháng 4/75, mỗi người lính miền Nam đều phải đối mặt với những nghịch cảnh riêng: kẻ tự vẫn, người buông súng, kẻ tìm đường về nhà, người tìm đường ra khơi v.v.... Bài viết, Chuyện Kể Thiếu Úy 9 Ngày của Phạm Văn Hùng K28 cung cấp cho chúng ta những chi tiết thật về việc đơn vị của anh đã buông súng như thế nào, và những gì đã diễn ra ngoài khơi vào các ngày 30/4, 1/5, và 2/5 năm 1975. Đa Hiệu xin hân hạnh giới thiệu cùng độc giả.

Câu chuyện tôi sắp kể cũ xưa lắm rồi những gần 35 năm chớ ít gì. Ngày 30 tháng 4 năm 2010 tới là đánh dấu 35 năm tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lẹ quá!

Tôi có thằng bạn chung khóa tên Trần Hiệp về cùng Lữ Đoàn 1 Dù. Theo như lời nó nói, có 6 thiếu úy về mỗi tiểu đoàn, chia đều 3 cho khóa 28 và 3 cho khóa 29. Khóa 28 có nó và Lê Phước Nhuận, còn thằng thứ ba tụi nó không nhớ ra ai, tôi nhận bừa, tôi chứ ai. Nhưng nếu là tôi, sao tôi không về Tiểu Đoàn 1 mà lọt chọn về Tiểu Đoàn 8/Đại đội 83. Như đúng lời nó nói, vậy Tiểu Đoàn 8 hẳn phải còn 2 ông khoá 28 nữa. Hai người đó là ai và còn người thứ ba bên Tiểu Đoàn 1. Chúng tôi tranh luận và bắt đầu ghi nhớ lại khởi điểm từ Núi Đất, Phước Tuy, với hy vọng quí niên trưởng và các bạn nào có góp mặt vào thời điểm ấy cho chúng tôi biết tin thêm. Cám ơn!

Như tôi nói biến chuyển thời cuộc đã qua 35 năm, mọi sai sót ắt phải có mong quí vị bỏ qua cũng như với cấp bậc Thiếu Úy mới ra trường, ăn chưa no lo chưa tới, xin quí vị thứ lỗi luôn.
Phải bắt đầu như thế nào đây? Ừm, cho tôi nói về Trần Hiệp trước.

Sau khi trưởng toán Lê Phước Nhuận trình diện các tân thiếu úy 28, 29 lên Tham Mưu Ban 3 Tiểu Đoàn 1 Dù, niên trưởng Thể K24 còn chấn chỉnh trưởng toán trình diện với quân phục không được gọn gàng, cũng may không bị hít đất. Sau đó cả toán được trình diện lên Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu K18. May mắn cho tụi nó hôm đó Thiếu Tá Châu có người nhà ra thăm nên được ưu ái đãi ăn một bữa cơm dã chiến gồm bánh hỏi và thịt heo quay trước khi ra đại đội trình diện. 

Hiệp nhà ta ra đại đội mừng húm gặp lại niên trưởng Thọ K25 đang làm đại đội trưởng. Chả là hồi ở trong trường hai người cùng chung Đại Đội H. Ngày vui không bao lâu, nó và đơn vị phải gian khổ mới kéo nhau về trình diện Vũng Tàu kể từ khi chân cầu Cỏ May bị giựt sập. Đơn vị nó được chỉ định đóng ở bãi sau Vũng Tàu. Chưa yên, qua ngày 29 tháng 4 bị ăn đạn pháo ở Bến Đá, Vũng Tàu, khi đơn vị nó định theo chân Lữ Đoàn rời về Vàm Láng, Gò Công. Vì đi ghe nhỏ, nó chậm chạp vào Gò Công ngày 30 tháng 4, chuyện tan đàn xảy nghé đã diễn ra tại đây và nó bơ vơ từ dạo đó. Đúng là ngày vui qua mau, thời gian 9 ngày Thiếu Úy ray rứt nó mãi trong lao tù cộng sản. Tại sao ngày đó không đi tha phương để khỏi bị cảnh đày đọa ngay trên quê hương? Nó hối hận chọn lầm đường ở lại. 
Quay sang Lê Phước Nhuận, Thiếu Úy 9 ngày của nó thật oanh liệt. Nó về Đại Đội 15 thuộc Tiểu Đoàn 1, nắm chức Đại Đội Phó. Tối 25 tháng 4 được dự lễ khao quân ở tiểu khu Phước Tuy nhưng qua tối 26 lãnh trọn đêm đạn địch pháo kích, và ngày 27 bị địch quân vây hãm trong đồn Nhà Đá. Trung đội của nó phải mở đường máu thoát ra ngoài và nhờ liên lạc được với niên trưởng Thể mới tìm đường về Bến Đá vào ngày 28. Sau một đêm yên bình trên tàu đánh cá, ngày 29 chiếc tàu của nó lại phải chạy tránh né đạn pháo kích nơi này. Ngày 30 tàu nó vẫn còn lang thang trên biển không biết Lữ Đoàn 1 đã về Vàm Láng, Gò Công. Sau cùng, nó được Mỹ vớt ngày 1 tháng 5 và từ đó nó bắt đầu cuộc đời lưu vong. 

Còn tôi, cũng Thiếu Úy 9 ngày nhưng không có lấy một ngày oanh liệt như bạn tôi, Lê Phước Nhuận. 
Và đây, câu chuyện của tôi. 

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, khóa 28, 29 rủ nhau ra trường một lượt. Lễ mãn khóa với quân phục và nón sắt, chúng tôi hăm hở lên đường. Có điều trùng hợp, ngày lịch sử của hai khóa chúng tôi cũng là ngày lịch sử cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. 
Ngày 24 tháng 4, toán Nhảy Dù chúng tôi ra trình diện Lữ Đoàn 1 tại Núi Đất, Phước Tuy sau nhiều ngày nằm chờ dài cổ ở trai Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. 

Tôi về Tiểu Đoàn 8, Đại Đội 83, Đại Úy Hiệu đại đội trưởng. Đêm đó, theo lệnh cấp trên, Đại Úy Hiệu đưa đại đội lên ngọn đồi cao nhất của Phước Tuy trú đóng. Tôi chưa có chức vụ gì trong đại đội, chỉ theo sau lưng để quan sát lối hành quân của ông ta. Trời khá khuya, dưới ánh trăng mờ nhạt bỗng ai cũng nghe hai tiếng bịch, bịch rổi im lặng sau đó. Ổng đang đi ngon trớn, khựng lại hơi khòm xuống và hỏi nhanh về phía trước: 
- Đ.M. cái gì đó? 
Chừng mươi giây sau có tiếng khàn khàn rất nhỏ vọng lại từ phía trước: 
- Dạ... thưa... có thằng hái đu đủ! 
- Đ.M. kêu nó tới đây. 
Giọng ổng đanh lại và đứng thẳng người lên. Đằng trước có dáng dấp một người nhỏ con hơi lùn chạy lom khom đến và chuẩn bị trình diện thì bình, bịch, bình , bịch. Ổng, không nhiều tay, giơ chân đá hai ba cái lên thân hình người lính gây tội ấy: 
- Đ.M. mầy muốn giết cả đám hả? Đã biểu im lặng mà. 
Những tiếng động mà ổng giáng xuống người lính, còn lớn hơn trái đu đủ rớt. Vậy mà ổng kêu im lặng. 
Tôi quì ở phía sau ở thế thủ nghĩ thầm. Mẹ, Nhảy Dù kỷ luật quá xá và đây là lần đầu tôi thấy sĩ quan đánh lính. 
Rồi thì cũng lên tới đồi, bây chừ ổng mới nói chuyện với tôi, đại khái đại đội tạm thời đang đầy đủ quân số, tôi cho thiếu úy một thằng lo ăn ngủ trước, sau đó sẽ tính. Tôi biểu thằng tà lọt trải poncho ngủ gần ổng. Ổng ngủ võng, tôi mới ra làm gì có võng. Cứ bám theo gần ổng, tuổi thọ của tôi biết đâu có thể nâng lên được một cấp!

Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 4, gần trưa có thượng sĩ phát lương từ Sài Gòn ra, ông ta phải trèo lên chỗ đóng quân mà phát lương. Thế ông ta từ Sài Gòn ra và lên ngọn đồi này bằng cách nào, tôi không biết! Ai cũng có phần, cũng có tiền nhưng tôi thì không. Mẹ, mới ra binh chủng Dù có một đêm làm gì có tên trong sổ quân đòi lương với phạn! Thấy tôi đứng xớ rớ gần đó, đại úy của tôi ngoắc lại hỏi còn tiền xài không? Tôi đang đói meo đây, ngày ra trường chọn về Nhảy Dù, hết mẹ nó tiền, chơi luôn chiếc nhẩn Võ Bị vào tiệm cầm đồ, mua ngay bộ đồ Dù và những thứ lỉnh kỉnh khác. Bây giờ đứng trước mặt ông, tôi chỉ có tờ giấy cầm đồ, giấy chứng nhận tại ngũ, bằng Dù, căn cước Sinh Viên Sĩ Quan, và thẻ lãnh lương củ rích của trường. Nói tới thẻ lãnh lương này mới ngán ngẫm, lương tháng nào ra cũng bị anh Ba Râu chủ câu lạc bộ trong trường thò bàn tay vào và ngắt đi hơn một nửa. Đại úy thấy tôi khổ sở ca bài con cá, bèn nói ông thượng sĩ phát lương, cho tôi mượn trước 5000 đồng. Úi chà, Nhảy Dù số một, Đại Úy Hiệu của tôi ‘number one’! 

Có tiền, tôi và thằng đệ tử xuống ngay xóm dưới chân đồi mua sắm liền. Chẳng mua gì ngoài ba thứ như mì gói, tôm khô, thuốc lá. Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu được thuốc lá. Tối đó, tôi có một đêm huy hoàng. Mà lạ, kế bên chỗ tôi nằm có thằng đệ tử của Đai Úy Hiệu đào ngũ mất tiêu. Tôi quên nói Đại Úy Hiệu có tới ba bốn thằng đệ tử lận. Cái thằng tía lia tối qua nghe nó kể chuyện rất rành rọt về tiếng chim kêu, chim hót. Chỉ cần nghe tiếng con chim kêu hót là nó biết tỏng ngay con chim gì. Nó kể ra vanh vách tên những loại chim ở dưới quê của nó, thân thể, màu sắc, lông lá. Nó diễn tả qua tiếng huýt gió điêu luyện, nghe như có nhiều loại chim đang bay đậu quanh tôi, những con chim hót đêm khuya! Đúng hơn nó chính là chim, hôm nay chờ lãnh lương xong chim bay biền biệt. Tối nay tôi không còn nghe tiếng chim hót. 

Ngày 26 tháng 4, trong ngày an lành, không có nhiệm vụ gì làm, tôi lang thang bên triền đồi. Đồi núi vắng lặng, gió hiu hiu, tôi muốn ngủ nhưng không dám ngủ. Tôi chợt nhớ về trường, về bè bạn. Giờ tôi cô đơn thật, không bạn bè chọc cho nó chưởi, cho nó cười.... Có mất đi nhưng sinh hoạt hằng ngày, đùng một cái thay đổi hoàn cảnh thấy luyến tiếc nhớ thương. Nhớ cô đào mà cách đây một tháng vẫn còn tay trong tay, nhớ da diết. 

Tối 26, cộng quân bắt đầu pháo kích đến trung tâm Vạn Kiếp, thị xã Phước Tuy và vào Trường Thiết Giáp. Tôi không biết trường này bị bao nhiêu trái nhưng tôi biết bị nhiều lắm, hình như Trường Thiếu Sinh Quân cũng bị lây. Đạn pháo kíck lẫn đại bác được bắn đi từ hướng Long Khánh. Cả đại đội, kẻ đứng người ngồi nhìn bất động. Tôi nghe được tiếng đạn xé gió rào rào đến mục tiêu, tôi không nghe tiếng ai kêu khóc chỉ nghe tiếng đạn bay, lằn chớp, tiếng nổ. 

Sáng 27, đại đội lục đục kéo xuống quốc lộ. Sau hai ngày 'do not thing' và ngắm pháo bông tối qua, tới rã rời . Vừa tới quốc lộ bị ngay những tên cộng quân đóng chốt bắn loạn cào cào. Cũng may không ai bị thương, tôi cũng không biết trung đội nào ở phía trước đã bứng cái chốt ấy, như tôi đã nói, tôi chưa được giao nhiệm vụ gì ngoài đi theo sau lưng ông đại đội trưởng, nên không biết gì nhiều ngoài cái lưng của ổng. Băng qua quốc lộ, có những tiếng súng dồn dập, tôi không đoán được AK hay M16 và… ô hay, ông Đại Úy bùa hộ mạng của tôi biến đâu mất tiêu! Tôi nhìn thằng đệ tử (cũng may còn có nó) hỏi nó có thấy ổng ở đâu không? Nó nhìn tôi lắc đầu và lắc đầu. Tôi biết khuôn mặt tôi lúc bấy giờ chắc khó coi lắm cho nên nó cứ nhìn tôi mà lắc đầu hoài. Không biết ổng đã qua bên này chưa? Trở lại bên đó, eo ơi chắc bỏ mạng. Nhìn quanh tôi thấy ổng từ xa sau những gò đất. Mẹ, ổng lẹ thiệt! Mới đó rẹt rẹt băng qua quốc lộ, đã ở tuốt đàng xa. Tôi thật lờ quờ! 

Có những tiếng nổ lớn trên quốc lộ hướng về Vũng Tàu. Tôi được biết Thủy Quân Lục Chiến đã đánh sập cầu Cỏ May để chận tanks địch vào Vũng Tàu. Họ được lệnh ở đó chờ toán cuối cùng của Tiểu Đoàn 8 qua cầu rồi đánh sâp. Tiểu Đoàn 8 đi qua nhưng Đại Đội 83 thì không vì bị địch đóng chốt ngăn cản phải khựng lại lúc sang. Mon men đến chân cầu hy vọng có phương tiện nào đó còn sót lại để qua sông chợt thấy bóng dáng địch quân, mà là quân chính quy (chúng mặc đồng phục). Đơn vị được lệnh tháo lui, địch quân cũng nhận ra sự có mặt của lính Dù không quên tiễn chúng tôi bằng những tràng đạn dòn tan. Chừ tôi đã phân biệt được đâu là AK và đâu là M16. Đơn vị lẩn nhanh vào cánh rừng sau lưng chạy dọc theo con sông (sông Cỏ May?). Cánh rừng có rất nhiều cây không lớn lắm, cành lá khẳng khiu, được cái rậm rạp đủ che chở cho đơn vị lẩn tránh. Giá như đơn vị giờ này chạy ra quốc lộ chắc chắn địch quân đang dàn hàng ngang chờ đợi. Có lẽ chúng cho rằng một con sông trước mặt nước chảy xiết, bên kia sông khu rừng sát, lính Dù không đường lựa chọn phải ra lại quốc lộ và đầu hàng. Đầu hàng lúc này đồng nghĩa với tự sát! Do đó chúng 'enjoy' nằm chờ trên quốc lộ không thèm truy kíck chăng? 

Dọc theo con sông một lúc khá lâu khi biết khoảng cách đã rất xa với chân cầu Cỏ May, Đại Úy Hiệu ra dấu cho toán quân dừng lại sau khi tìm được chỗ thích hợp để qua sông. Bây giờ trời đã bắt đầu về chiều, ánh nắng không còn gay gắt soi mói chui vào lớp áo Dù ướt đẫm mồ hôi của tôi nữa. Tôi hờ hững nhìn dòng sông dưới chân, giờ tôi mới có dịp ngắm nó. Nó đục ngầu như hồ Than Thở nhưng không nhu mì hiền dịu. Nó mạnh bạo cuốn trôi những chiếc lá úa vàng và tàn nhẫn dập vùi vào lòng nước. Trong ngày chưa có cái gì vào bụng, tôi đói nhưng không muốn ăn mà cũng đâu có rảnh rỗi. Đại Úy Hiệu rất ít nói, lúc ổng nói thường kèm theo cái lệnh: 

- Thiếu úy, coi chuẩn bị qua sông. Tối đến mình vào rừng sát. 
Tôi “dạ” nhỏ rồi phóng nhìn khoảng cách giữa hai bờ, cũng không xa lắm, đôi bờ cách nhau mươi thước. Chuyện nhỏ, tôi chuyển lời của đại úy lại cho thằng đệ tử, mặt nó xanh như tàu lá chuối run giọng: 
- Phải bơi qua sông hả Thiếu Úy? Em… em không biết bơi! 
- Cái gì? Mầy không biết bơi? 
Thôi chết, tôi chỉ biết bơi đại khái chớ đâu có giỏi. 
Quân đội của mình huấn luyện ở mỗi một người quân nhân phải biết học lăn lộn, bò trường, bắn đủ loại súng nhưng không dạy người quân nhân qua lấy một lần học bơi căn bản. 
Nó không biết bơi, mẹ nó, làm sao đây? Bài học vượt sông từ trường Võ Bị chợt đến, tôi áp dụng ngay: 
- Mầy mở ba lô lấy poncho trải ra, thêm cái của tao nữa cho chắc ăn, gom đồ bỏ hết trên đó. Mầy nhớ ôm túm đầu poncho cho chặt tao sẽ bơi kéo mầy qua sông. Nhớ ôm chặt đó!
Thấy có nhiều người làm theo như tôi nhưng cũng có nhiều không làm. Họ tự mình ên lội chậm chạp mò mẫm qua sông. Nước khá sâu và chảy xiết. Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước... Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! 

Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy! Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn! 

Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho. Thế nhưng... trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. 
Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. 

Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là 'one way ticket'. Tại sao lính Dù phải đi vào Vũng Tàu? Cho đến bây giờ tôi vẫn vương vấn hoài câu hỏi đó. Binh pháp ngàn xưa không bao giờ hành quân vào ngỏ cụt ngoài dụng tâm dụ địch hoặc có những phương kế thần sầu. 
Vũng Tàu, một ngày êm dịu nhưng cũng là điềm báo trước cho những ngày oi bức sắp tới. Tôi không có gì làm, lang thang trong bộ chỉ huy hoài cũng chán (đã nói tôi chưa có nhiệm vụ mà). Bộ chỉ huy tạm thời nằm trong một trường trung học, tên gì (?) không tài nào nhớ nổi. Đại đội tôi là đơn vị cuối cùng bị thất lạc một ngày một đêm trong rừng sát. Về muộn không có nơi cư ngụ nên được nằm gần Đại Bàng. 

Tôi và thằng đệ tử lẻn ra ngoài tìm đến các trại tạm cư cho những người ngoài Trung vào, nhất là những khu tạm cư người Đà Nẵng. Thời buổi tao loạn, ai đi tìm người thân cũng được những ánh mắt thiện cảm nhưng tiếp theo đó chỉ là những chuỗi lắc đầu. Họ được chỉ định tạm trú ở Vũng Tàu từ sau cuộc di tản kinh hoàng ngoài Đà Nẵng, những ai có thân nhân ở miền Nam họ đã sum hợp và tá túc nơi khác. Những người còn lại rất khổ nếu không nói là thê thảm, chính quyền lúc đó bề bộn bởi chiến cuộc cáng đáng nào xuể, cũng chẳng cơ quan từ thiện nào lưu tâm tới. Không tìm ra một ai quen, tôi lững thững quay lại bộ chỉ huy, ngoài chuyện tìm thân nhân tôi chẳng có mục đích nào khác. Vũng Tàu quá mới mẻ với tôi, người trên đường ai cũng bước vội, dưới đường Honda ngược xuôi như mắc cửi chở đầy đồ đạc. Sắp sửa có di tản như tôi đã thấy từ Đà Lạt về Bình Tuy, ở đây quốc lộ đã bị cắt rồi, di tản cách nào khác hơn đường biển. Xa xa tôi nghe tiếng đại bác vọng về. 

Tối 28 tháng 4, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là tuần tiểu. Chuyện dễ dàng, không phải tôi vẫn thường hay tuần tiểu trong trường ở năm thứ 3 khi lên ca trực hay sao! Đêm nay trời mưa dai dẳng, cùng đi tuần với tôi là một Hạ Sĩ Quan, mang lon trung sĩ, tôi không nhớ tên. Đến một vọng gác không thấy lính gác, tôi quay sang anh ta: 
- Mày vô trong coi ai gác ở đây vậy? 
Người trung sĩ cùng tuần tra với tôi chưa kịp nhón gót, từ trong phòng học của trường tru
ng học nay lính Dù biến thành nơi ăn ngủ, phóng nhanh ra một dáng người hấp tấp chưa kịp đội nón sắt: 
- Dạ thưa em... 
Lúc này anh ta nheo mắt, không nhìn vào tôi nhưng nhìn vào cổ áo của tôi và lặp lại: 
- Dạ thưa em, Thiếu Úy! 
Tôi chưa nói câu nào, người trung sĩ xấn tới: 
- Đ.M. ai cho mầy ngủ? 
Kế đó là những cú đấm đá tới tấp lên người lính gát chểnh mảng ấy. Tôi vội bước đi, vì tôi biết như thế người trung sĩ sẽ theo tôi và người lính gát kia đở bị đòn hơn. 
Thưa quí vị, tôi kể chuyện nhỏ nhặt này để thấy kỷ luật cứng rắn không kém phần tàn bạo trong binh chủng Dù, người lính Dù ngoài trận tuyến rất tuân thủ lệnh thương cấp, cho dù biết tuân lệnh đi vào chỗ hiểm có thể không còn mạng trở ra. 

Chẳng lẽ sau này tôi cũng trở nên thô bạo như vậy hay sao? Kỷ luật trong trường là hình phạt, ngoài chiến trường kỷ luật cho lính dưới quyền phải là những trận đòn ư? Hạ sĩ quan đã có quyền hạn của một võ sĩ thử hỏi người lính Dù nào dám cãi lệnh cấp trên. Oai hùng nào cũng có cái giá phải trả. 
Sáng 29 tháng 4, Sài Gòn cho ra một trực thăng đậu trong sân trường, tôi thấy có trung tá nói chuyện qua máy bực dọc hơi lớn tiếng (có thể Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng?). Người đối thoại bên kia máy là ai tôi không biết, chỉ nghe trung tá hằn học nói nhiều thứ lắm, tôi không thể nào nhớ hết được. Đại khái có câu quan trọng tôi nghe lõm bõm: 
- ....tôi không thể bỏ đám con ở đây được... không... không phải đem đi hết... chúng tôi sẽ chết tại đây... tôi cho nó về còn tôi ở lại đây... 

Tôi lặng người ngồi thừ ra mông lung suy nghĩ. Vậy là tử thủ, cuộc đời tôi đọc nhiều truyện hể có tử thủ trong đó, tôi sản khoái 'enjoy' đọc người hùng tử thủ, xem thử người hùng phải chết như thế nào. Có biết đâu lát nữa đây tôi sẽ là một trong những vai chính tử thủ chốn này. Tử thủ! Ôi Phan Nhật Nam ơi! Chuyện của ông viết mùa hè năm nào, mùa hè năm này có tên tôi đó ông! Toàn thân nghe lạnh tôi biết tôi đang run cũng may tôi đương ngồi. 

Câu chuyện điện đàm của trung tá tôi có thể đoán già đoán non. Ổng không thể bỏ lại để ra đi một mình, một là bốc hết Lữ Đoàn về Sài Gòn, hai là tử thủ Vũng Tàu. Đường bộ coi như không thể nào. 
Giá như vài hôm trước thay vì rút vào Vũng Tàu, di chuyển toàn thể xuôi theo quốc lộ về Sài Gòn may ra còn kịp. Một khi đã vào Vũng Tàu, cầu Cỏ May mình không giựt sập, địch quân cũng giựt sập và an tâm nhốt Lữ Đoàn 1 trong Vũng Tàu. Vô hình chung địch quân đã loại Lữ Đoàn 1 ra khỏi cuộc chơi. Giờ thì địch quân rảnh tay dốc toàn lực tiến về thủ đô. Cho vài quân canh chừng bên kia cầu Cỏ May, không cần truy kích, vài hôm sau lính Dù sẽ tìm đường vượt biển và họ không động thủ cũng chiếm được Vũng Tàu như chiếm Đà Nẵng.

Giây lát sau, chiếc UH1 bỏ đi mất hút sau những hàng cây xanh. Đây là chiếc trực thăng cuối cùng đến từ Sài Gòn. 'One way ticket' cho những ai đi trên đó và không bao giờ trở lại. Vài giờ sau chúng tôi di chuyển ra Bến Đá bằng xe GMC. 

Bến Đá, cảnh tượng nhốn nháo ồn ào. Dân chúng bị chận lại từ phía ngoài, tôi thấy rõ vẻ hoảng hốt lo âu trên từng khuôn mặt. Tình cảnh này giống như mấy tháng trước, chúng tôi, những sinh viên sĩ quan từ Đà Lạt di tản về và được ưu tiên vào Bình Tuy. Tôi xót xa nhìn họ, đọc được những gì họ mong mỏi trong ánh mắt, họ mong được như chúng tôi, đi theo chúng tôi. 

Người ta gọi là Bến Đá, phải rồi đá nhiều quá nằm kế bên ngọn núi nhỏ cũng đá nhiều hơn cây, có những tảng đá lớn rải rác đây đó. Trên bờ ngổn ngang những xe quân đội, một ít xe tư nhân nằm bơ vơ hứng bụi. Chủ nhân của những chiếc xe ấy chắc đã đi rồi nếu không cũng loanh quanh đâu đây trên thuyền. Toàn thuyền đánh cá, lớn nhỏ có đủ, trên ghe có bóng dáng lính Dù. Bây giờ tôi đã biết, chuyện tử thủ hồi sáng là không có thật, ông trung tá chỉ dùng nó hù người Sài Gòn. Mọi chuyện lui quân đã có chuẩn bị từ trước, nếu không được trực thăng bốc về cũng còn đường biển nên hai hôm trước Dù chận hết tất cả các tàu đánh cá nào còn sót lại trên Bến Đá, cho dầu nhớt đầy đủ và lính Dù ăn ngủ trên tàu với người tài công cũng như với gia đình của họ nếu có. Và họ chờ đợi cho ngày hôm nay. 

Chờ khi Lữ Đoàn kéo ra Bến Đá gần đầy đủ, địch quân bắt đầu chào mừng tới tấp những cơn mưa pháo. Lần này đạn pháo không bay ngang đầu tôi như ba hôm trước mà nó rót xuống ngay trên đầu tôi. Trái nổ bên này, trái nổ bên kia. Phó thác cho ông bà phù hộ, tôi ôm nón sắt mà phóng không định hướng. Loáng thoáng thấy có cái gì trước mắt tôi nhào vô núp không suy nghĩ, và từ đó định thần quan sát coi có vật thể nào khá hơn mà thay đổi. Kia rồi có tảng đá lớn đàng xa, tôi như bay chạy tới. Nhiều tiếng la lớn: 
- Có ‘đề lô’ trên núi. 
Tôi ráng mắt nhìn lên núi, chả thấy ai, có lẽ bị lộ nên họ đã ẩn núp đâu đó. Tiếp theo lính Dù phản pháo. Nào súng cối, B40, M16 bắn túi bụi lên núi. Đằng sau những tảng đá lớn, đá nhỏ, thân cây lớn bé, chơi tuốt. Nhờ vậy pháo địch thưa dần, lính Dù được lệnh lên tàu và cấp tốc rời bến. Tôi lạc mất Đại Úy Hiệu từ đây. 

Chiếc tàu tôi và thằng đệ tử nhảy lên chỉ có một trung đội trưởng Thiếu Úy Thủ Đức, tôi không nhớ tên, anh ta cùng đại đội với tôi, ngoài ra toàn lính Dù và vài hạ sĩ quan. Thấy tôi tiến vào buồng lái, có anh lính Dù kề tai tôi nói nhỏ: 
- Ở trỏng có một chuẩn úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi đuổi hắn lên bờ nhưng hắn không chịu lên! 
Sau một hồi nói chuyện tôi biết anh ta đã bỏ ngũ muốn rời Vũng Tàu. 
- Anh có biết chúng tôi đi đâu không mà đòi đi theo? 
Tôi nói thế chứ thật ra tôi cũng đâu biết Lữ Đoàn sẽ đi về đâu? Ở bộ chỉ huy được lệnh ra Bến Đá, tới Bến Đá chưa nhận chỉ thị gì bị ăn pháo tùm lum, rồi có lệnh lên tàu. Tàu hấp tấp rời bến, chiếc sau chạy theo chiếc trước, có những chiếc đã tự ý rời cảng lúc bị pháo kích thấy chúng tôi ra vội nhập đoàn. Tôi dặn ông chuẩn úy ngồi trong góc đừng có đi lộn xộn, cấp trên mà thấy giụt ông xuống biển ráng chịu, còn tôi quay ra bắt chuyện với lão tài công: 
- Sao rồi, gia đình ông đâu? 
- Mấy ông có cho tôi rời tàu đâu mà rước. 
Thì ra hai hôm trước Dù làm áp lực, giam lỏng lão tài công. Lão nói, lão năn nỉ quá trời nhưng họ không cho, sợ ông lên bờ rồi trốn biệt lấy ai lái tàu ra khơi. 
Trời về chiều, gió biển hiu hiu tôi thật sự thoải mái. Tay vịn thành tàu tôi nhìn lại Vũng Tàu. Tôi chỉ thấy Bến Đá, vẫn còn bóng dáng nhiều người qua lại trên bến, vẫn còn nhiều chiếc thuyền con chòng chành trên sóng biển và lưa thưa vài tàu đánh cá còn sót lại gật gù theo chiều gió. Có một lính Dù lân la đến gần tôi tươi cười: 
- Chào Thiếu Úy, em cám ơn Thiếu Úy đã cứu em khi bơi qua sông, em đâu có ngờ quần áo mặc trên người thắm nước nặng chình chịch, bơi quải quá chịu không thấu. 
Tôi không nhớ anh ta nhưng có nhớ trên sông Cỏ May thấy có người sắp sửa chết chìm, tôi thuận tay nắm cổ áo kéo anh ta vào bờ. Lần đầu tiên tôi ra tay nghĩa hiệp.

Sáng 30 tháng 4 

Tàu cập bến tôi cũng vừa thức dậy. Tôi hỏi lão tài công đây là đâu, ông ta cộc lốc trả lời Gò Công. Rảo mắt nhìn quanh, trên nước đủ loại lưới cá giăng mắc đó đây, có loại như những hàng rào trên bờ đứng xiêu vẹo, nghiêng ngã không theo một thứ tự nào, có loại là một mảnh lưới to lớn vuông vắn được treo trên mặt nước qua bốn góc bởi những cây sào tre dài, kế bên là một cái chòi có mái lưa thưa phủ rơm rạ, chắc nơi này dùng nơi hạ lưới hay kéo lưới lên sau một thời gian nào đó ngâm lưới sâu dưới nước. Đó đây một vài chiếc xuồng con, có chiếc neo gần bờ, có chiếc trên bờ nằm trơ trọi đưa lưng phơi nắng. 

Bước chân lên bờ tôi cảm thấy lạc lõng trong đám lính Dù. Hôm qua ở Bến Đá Tiểu Đoàn 1, 8, 9, 3, Pháo Binh Dù và Đại Đội 1 trinh sát vì tình hình lộn xộn mạnh ai nấy lên tàu, bây giờ đang tìm nhau về điểm họp. Từ lúc theo Đại Đội 83 xuống núi Phước Tuy, ở mỗi thời khắc trôi qua là những biến chuyển lớn tôi phải đón nhận. Những người cùng chung đại đội tôi còn chưa nhận diện đầy đủ huống hồ nguyên cả Lữ Đoàn. Những tiếng động va chạm của vũ khí hòa lẫn với những tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, những tiếng chưởi thề... Tất cả như đang tìm cách khuấy nhiễu cảnh vắng lặng buổi sáng trên miền đất Gò Công hiền hoà. Chung quanh chúng tôi không một người dân qua lại nhưng chắc chắn họ đang dán mắt theo dõi đoàn lính Dù này đằng sau tấm vách, sau khung cửa, từ trong những mái nhà tranh op ẹp và dĩ nhiên sẽ không thiếu những câu hỏi: Họ từ đâu đến, đến đây làm gì và sẽ đi đâu? 

Tôi nhìn những lối mòn đưa vào làng, những lối mòn uốn cong theo bờ mương, con rạch nhỏ dẫn đến những hàng cau xanh và mất hút sau dãy dừa nước chen lấn với những cây bần. Chừng ngần những thứ đó đang bao bọc, ấp ủ những mái nhà tranh bên kia, có người dân quê lam lũ qua nhiều năm vẫn còn lặn hụp trong chiến tranh. 

Quê tôi ở gần đây, cách Gò Công một giòng sông sâu phải qua một lần phà, nước quanh năm chảy xiết chất chứa muôn vàn lục bình lúc nào cũng nhảy múa trên sóng nước. Cần Đước, quê tôi, cái tên nghe rất quen mà cũng thật xa lạ, chả là ba tôi tài xế công nhân hỏa xa bị đì đổi ra Đà Nẵng từ năm 1958. Tôi sống và lớn lên tại xứ Đà, Quảng Nam. Dạo trước khi vào Võ Bị, tôi có về quê nội Cần Đước đôi ba lần nhưng lần nào cũng sáng đi chiều về, vì lý do an ninh trong khu vực tôi không thể ở lại qua đêm. 

Nắng đã lên cao có thêm những chiếc tàu đánh cá từ Bến Đá chạy lạc chậm chạp tiến vào bờ. Khoảng trưa, theo chân thằng đệ tử về điểm tập họp của tiểu đoàn, tôi không gặp Đại Úy Hiệu chỉ thấy Thiếu Tá Thanh (Nguyễn Viết Thanh?) lên bục - bục, tiếng thường hay gọi trong Trường Võ Bị dùng ám chỉ người cán bộ tân khóa sinh đứng trên cao chấn chỉnh hành tội đám Tân Khóa Sinh phía dưới - Thiếu Tá nói nhiều nhưng tôi không thể nào nhớ hết được. Giọng ông buồn pha lẫn xót xa, đằng sau ở những lời nói âm thanh nghe như nất nghẹn, thỉnh thoảng ông nhẹ ngước mặt lên cao như cố ngăn không cho đôi hàng nước mắt tuôn. Riêng tôi không biết tự lúc nào nước mắt tôi đã tuôn. Tôi không thể che dấu những giòng nước mắt tủi nhục đầu đời lính. Quanh tôi ai cũng sụt sùi, thằng đệ tử tôi rống to hơn bao giờ hết. 

Ôi! Việt Nam ai gây ra bao nhiêu điêu tàn, miền Nam Việt Nam chúng tôi ai gây tang thương! Dương Văn Minh, năm 63 tháng 11 ngày 2, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn tuyên cáo chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ổng, hôm nay 30 tháng 4, khai tử nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa. Chua chát thay! 

Sau giây phút xúc động, thiếu tá chậm rãi, Dương Văn Minh kêu gọi chúng ta buông súng nhưng chúng tôi thì không. Lữ Đoàn quyết định giao cho mọi người tự giải quyết, ai muốn đi đâu thì đi, về đâu thì về, cứ coi như chúng ta tan hàng. Riêng Lữ Đoàn sẽ về vùng 4 cùng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lập phòng tuyến cuối cùng. Ai ở lại sẽ cùng Lữ Đoàn rời nơi này vào chập tối. 
Tôi tìm một mô đất ngồi nghỉ chân. Tôi muốn ghi lại tất cả những gì nghe và thấy hôm nay nhưng không thể nào, đầu óc tôi vẫn còn đặc quánh lại bởi những chữ đầu hàng, mất nước. Chao ơi! Bi thảm quá, đời người có bao lần mất nước. Năm 54 miền Bắc di cư (di tản cũng thế thôi), họ còn cơ hội làm lại cuộc đời trong miền Nam. Bây giờ miền Nam cũng mất nốt, người của hai miền Bắc Nam mai này rồi cũng cùng c hung một số phần. 

Miên man suy nghĩ chưa tìm lối thoát, chợt thấy có thằng bạn cùng khóa đang khật khưởng đi ngang. Tôi biết nó cũng về Nhảy Dù nhưng không nhớ nó về đơn vị nào. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh khất khưởng của nó ngày nào trong trường, ngồi trên bàn trong phòng ôm cây đàn chơi classic, nhìn những ngón tay của nó loáng thoáng bún nhẹ dây đàn, miệng ngậm ống vố phì phèo khói thuốc, trông như lãng tử nhân. Hôm nay phong độ ấy không thấy ở nơi nó nữa, tôi hấp tấp gọi tên nó: 
-Ê Vinh, Vương Khắc Vinh. 
Nó quay nhìn tôi, tôi nhìn nó, hai thằng nhìn nhau thay cho câu chào hỏi, nó chọn con đường về Sài Gòn. Ừ, thôi mày về. Ít ra mày cũng còn một gia đình để về, tao bây giờ con bà phước theo Dù về vùng 4. Chuyện mai sau hẳn tính. Tôi nhớ có gặp Nguyễn Văn Nghị (cũng bạn cùng khóa) sau đó nhưng không nhớ đã nói với nhau những lời nào. Mẹ, lúc đó đầu óc có còn tỉnh táo đâu mà hàn huyên tâm sự. 

Vậy là tôi dứt khoát theo Dù về vùng 4, thằng đệ tử cũng thế. Chờ đến tối khuya chưa thấy Lữ Đoàn nhúc nhích gì hết, tôi bàn với nó lên tàu đánh cá ngủ cho chắc ăn. Người tài công gặp lại tôi vội hỏi: 
- Mấy ông đi Cần Thơ? 
Tôi nhún vai ra chìu không biết, mà thiệt tôi đâu có biết đi chỗ nào, chỉ nghe nói về vùng 4. Tối nay những người còn lại chuẩn bị ra khơi không chia canh gác. Tôi chợp mắt ngủ được một lát chợt có nhiều tiếng bước chân lên tàu, tôi choàng tỉnh dậy và nghe giọng nói lớn: 
- Ông tài ơi nhổ neo! 
Lên tàu là một Thiếu Tá (tôi không nhớ tên, có thể là Hồng), một Đại Úy (Huệ?) và những lính Dù thân tín của mấy ổng. Tôi vội đứng lên chào tay nhưng không xưng danh. Vị thiếu tá mỉn cười chào lại nói nhỏ: 
- Cám ơn! 
Và kể từ đó cho đến cuối cuộc hành trình ông không nói hay ra lệnh cho tôi làm chuyện gì cả. Còn tôi, tôi không có lý do gì để bắt chuyện với ông ta. Có một trục trặc nhỏ, khi tàu bắt đầu chạy vì trời còn tối, không thấy dàn lưới đánh cá của dân nên ủi sập, cũng may lưới cá không vướng chân vịt và đoàn tàu tiếp tục ra đi. Nhìn lại Gò Công, tối đen không một ánh đèn, vài con đom đóm lập loè trong đêm khuya. Tôi đâu ngờ đây là lần cuối nhìn Vàm Láng, Gò Công. Hình như ông trời đã sắp đặt những gì tôi đã và đang gặp từ đầu năm 75 đều là lần cuối, đều là chia tay. 

Ngày 1 tháng 5 năm 75 

Lênh đênh trên biển cho tới gần trưa, tôi thấy lạ, tàu không có biểu hiện gần bờ, cứ nối đuôi nhau mà chạy. Trời trong xanh không gợn áng mây, từ chân trời về hướng mủi tàu có một chấm đen, rồi hai chấm đen. Nhanh chóng hai chấm đen ấy nhắm chúng tôi bay tới và hiện ra hai chiến đấu cơ phản lực. Họ bay thật gần, dường như để quan sát, tôi thấy có hàng chữ Navy trên thân máy bay. Chúng tôi được lệnh hạ nòng súng không được chĩa lên máy bay hay lên trời. Sau khi bay qua đầu chúng tôi một khoảng xa họ quay trở lại, khi bay tới đoạn giữa của đoàn tàu chúng tôi, họ chuyển đường bay và bay đi hướng 10 giờ. Họ đến thật mau ra đi cũng thật lẹ, không lời từ biệt! 
Tôi thấy chiếc tàu dẫn đầu chuyển hướng 10 giờ mà đi và tất cả những chiếc còn lại chạy theo. Hai chiếc phản lực cơ đến chỉ hướng ra hạm đội, thế còn vùng 4? 

Non hai giờ sau, quang cảnh tấp nập hiện ra trước mắt mọi người. Giữa biển khơi có chừng 5 chiếc tàu buôn to lớn chứa đầy người tị nạn, vài chiến hạm của Hải Quân Việt Nam (không nhớ ra HQ mấy) nhưng không còn giương cờ Việt Nam nữa, thay vào là cờ Hải Quân Hoa Kỳ, trên những chiến hạm này cũng đầy người tị nạn. Còn những chiến hạm của Mỹ không thấy bóng dáng tị nạn nhưng đầy lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Ngoài ra còn có vài tàu buôn của Việt Nam, có chiếc đầy người, có chiếc thưa. Vài chiếc xà lan không người lềnh bềnh trên nước. Nhiều tàu đánh cá không người lái cũng đang trôi nổi bềnh bồng chung quanh, họ đã di chuyển qua tàu lớn để lại trên boong, trên mui nhiều đồ hộp, thùng mì gói, nước uống... Có những tàu đánh cá, lớn có nhỏ có, ra muộn chở đầy người, già trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít có đủ. Trên khuôn mặt mọi người ai tôi cũng thấy như họ vừa đến từ cõi chết. Tàu của họ chạy chậm ngang qua tàu chúng tôi, họ nhìn chúng tôi nhưng như không thấy chúng tôi, những con mắt không thần sắc, những con mắt đỏ hoe hết nước mắt, những gương mặt hốc hác, những thân người rã rời ngồi tựa bên những thân xác lạc hồn. Thật không còn cảnh ly tán nào bi thương hơn mà người dân miền Nam phải gánh chịu. 

Tàu nào vừa đến đều có ca nô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kè theo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu kiểm soát rồi hướng dẫn họ qua tàu buôn lớn của Mỹ. Cầu thang trên tàu lớn từ từ hạ xuống, mọi người tuần tự được mang hành trang lên tàu lớn nhưng đồ ăn thức uống phải bỏ lại, dĩ nhiên đàn bà con nít lên trước. Riêng với đoàn tàu của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đối xử cách khác. Họ không xua đuổi lính Dù nhưng cũng không cho lính Dù lên tàu lớn. Khi tàu chúng tôi tới gần tàu lớn, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên tàu lớn xua tay đi ra và khi chúng tôi chạy vòng quanh tàu, họ ở trển cũng vòng quanh theo, súng trên tay họ lúc nào cũng chĩa vào tàu lính Dù. Chỉ cần một tiếng súng vô ý thức nào đó những Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên kia cũng như bên chiến hạm của họ sẽ đưa chúng tôi đi tàu ngầm ngay tại chỗ. 

Thế này là thế nào, Navy hướng dẫn chúng tôi ra đây, đến rồi Thủy Quân Lục Chiến không 'welcome'? Chạy tới chạy lui thấy cũng không phải cách, tàu lính Dù dồn lại nằm gần bên nhau và cứ thế chúng tôi ngồi đó ngắm lưu thông trên biển. 

Vẫn còn nhiều tàu thường dân "hớt hải" chạy ra, một số do may mắn, một số do trực thăng Navy 'chỉ lối đưa đường'. Tôi nghĩ trên biển bây giờ chắc cũng có nhiều điểm tập trung như thế này để cứu vớt những người ra biển. Ít ra người Mỹ, họ vẫn còn một tấm lòng cho dù mọi chuyện bây giờ đang diễn ra cũng đều do phép biến hóa thần thông quảng đại của họ. Hậu quả miền Nam như bầy ong vỡ tổ, tấm lòng này không biết vì nhân đạo hay sám hối, mua chuộc phần nào lầm lỗi. Bất cứ người nào ra ngoài hải phận, đều được Mỹ cứu vớt, ngoài Nhảy Dù. 

Tối đến mọi chuyện thưa dần rồi ngưng hẳn. Những chiếc ca nô của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ biến mất, trên biển chỉ còn lại chúng tôi với những chiếc tàu không người lái, chúng tôi tìm cách cột chung lại với nhau. Một ít lính Dù nhảy qua những tàu trống tìm đồ ăn. Đèn trên những tàu lớn bắt đầu cháy sáng, những ánh đèn pha từ trên tàu lớn cũng như bên chiến hạm đều rọi thẳng vào chúng tôi. Một đêm an bình có người rọi đèn cho ngủ. 

Ngày 02/05/1975 

Trời gần sáng chúng tôi được đánh thức qua một loa phóng thanh từ tàu lớn. Hồi đó tiếng Mỹ của tôi cũng hay quá, nghe ba chớp ba nháng, đại khái lính Dù muốn được lên tàu của họ phải quăng bỏ tất cả vũ khí xuống biển luôn cả nón sắt! Chúng tôi nhìn nhau, tôi nhìn Thiếu Tá, ổng nhìn qua tàu bên kia. Không biết người nào chủ động quăng vũ khí xuống trước nhưng sau đó tất cả đều cho vào lòng biển.Tôi cầm cây M16 lưỡng lự vài giây, chưa một lần bắn từ khi lãnh nó, giờ thôi cũng đành. Còn cái nón nữa, tôi không quăng úp nó xuống biển, tôi cho nó nằm ngửa để nó được trôi và trôi mãi vào bờ. Ai kia nhân được coi như chứng tích chiến tranh Việt Nam còn sót lại. 

Ca nô đưa toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu xem xét coi vũ khí, nón sắt đã quăng hết chưa và cho thêm tin mới. Ai muốn đi (đi đâu, không một ai biết lúc đó đi đến đâu) thì lên tàu lớn, còn như ai muốn về, họ sẽ cung cấp cho xăng dầu, đồ ăn cùng thức uống và những người quyết định đi về được tự chọn những chiếc tàu ở đây còn tốt mà lái về. Những chiếc khác còn lại sẽ bị đánh chìm. 
Mọi người trên tàu đều đồng lòng ra đi ngoại trừ lão tài công. Không phải Nhảy Dù đã cưỡng bức lão ta ra ngoài này hay sao? Được đi về còn được lựa tàu 'mới' nữa, lão mừng nhảy tưng tưng. Chúng tôi gom hết tiền bạc Việt Nam Cộng Hoà cho lão, không biết những số tiền nho nhỏ đó có giúp ích gì chăng? Lão cám ơn rối rít. 

Lên trên tàu lớn, trời cũng vừa sáng. Bình minh trên biển thiệt đẹp. Mặt trời hồng chậm rãi vươn lên từ chân trời xa. Tôi như quên bao nhọc nhằn những ngày qua, đi một vòng quan sát, tôi quay dặn thằng đệ tử đừng đi đâu kẻo lạc và tôi rảo bước nhìn quanh. Tàu buôn của Mỹ lớn thật... nhưng mà... ơ kìa... những gian hầm tàu thay vì chứa hàng, tôi thấy toàn người với người. Hầm nào cũng đầy nhóc người, kẻ đứng người ngồi. Tiếng nói, tiếng cười pha lẫn tiếng la khóc con nít, âm thanh ồn ào vang vọng echo lên boong tàu. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhìn tôi thân thiện. Mới hôm qua nhìn nhau còn e ngại. 

Tàu chạy rồi tôi vẫn chưa hay, tàu lớn chạy êm quá. Nhìn xuống dưới biển thấy nó đang nhẹ nhàng rẽ nước. Tôi ngồi bệt xuống boong tàu suy nghĩ. Thì ra những ngày qua tôi không biết gì hết! Người Mỹ đã sắp đặt hết tất cả. Từ tin đồn mất nước, tin đồn trại tị nạn bên Guam, bây giờ với những tàu hàng này tôi đã hiểu ra phần nào. Người Mỹ đặt 'order ' những tàu hàng trống trơn ít nhứt phải hơn một tháng về trước. Họ chuẩn bị cho tàu hàng ở ngoài khơi như tôi đang thấy ít ra cũng cả tuần lễ, có như vậy họ mới 'lai rai' nhận người di tản từ trước 30 tháng 4. Người nào đến trước xuống hầm tàu (tàu trống mà) và người nào lên sau cùng sẽ ở trên boong như chúng tôi. Chúng tôi là những người tị nạn chót lên tàu và nhổ neo đi tức thì. 
Tôi vịn thành tàu đứng dậy nhìn về Việt Nam, giơ tay chào vĩnh biệt trước con mắt ngỡ ngàng của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. 

Phạm Văn Hùng K28

No comments:

Post a Comment