Nhà cầm
quyền cấm xuất cảnh và câu lưu phóng viên Anna Huyền Trang, VRNs
VRNs (14.04.2014) – Sài Gòn – An ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đã chặn, cấm xuất cảnh và câu lưu phóng viên Anna Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, lúc 21:30, ngày 13.04.2014.
Những viên an ninh làm việc đã cấm xuất cảnh và đòi thu hộ chiếu, nhưng không đưa ra được văn bản có hiệu lực nào cho biết nhà hữu trách cấm phóng viên Huyền Trang xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu.
VRNs (14.04.2014) – Sài Gòn – An ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đã chặn, cấm xuất cảnh và câu lưu phóng viên Anna Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, lúc 21:30, ngày 13.04.2014.
Những viên an ninh làm việc đã cấm xuất cảnh và đòi thu hộ chiếu, nhưng không đưa ra được văn bản có hiệu lực nào cho biết nhà hữu trách cấm phóng viên Huyền Trang xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu.
Phản ứng với việc làm sai luật này, phóng viên
Huyền Trang đã không chấp nhận biên bản, và đòi các nhân viên thừa hành phải
trưng ra văn bản cấm xuất cảnh. Lúc ấy họ bảo Huyền Trang liên lạc với công an
thành phố. Cô Trang không đồng ý, vì đó là trách nhiệm nội bộ của họ. Họ đã
liên lạc một thời gian dài.
Sau đó, họ bắt giam cô Trang vào một căn phòng
khác, có hai nữ an ninh canh. Đến lúc 23:30, ba nam an ninh đã vào đánh, kẹp cổ
phóng viên Huyền Trang, và lôi ra ngoài trước sự chứng kiến của rất đông dân
chúng,và bạn hữu của phóng viên này.
PV Anna Huyền Trang chỉ mặt tố cáo tên đã hành hung với mọi người |
Như
vậy, không hề có biên bản và quyết định hay bất kỳ văn bản hợp luật nào đã được
thực hiện trong việc cấm xuất cảnh và thu hộ chiếu của phóng viên Huyền Trang.
Hành động này đi ngược lại với quyền tự do đi lại của công dân đã được Hiến
định.
Đây là việc làm đã diễn ra thường xuyên, gần đây, đối với một
nước là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đang vận động 11 nước khác
chấp nhật thông qua thỏa thuận để trở thành thành viên chính thức của Hiệp ước
thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cô Nguyễn Thị Huyền Trang bị 3 viên an ninh đánh và kẹp cổ lôi ra ngoài một cách thô bạo |
Nhân đây, chúng tôi xin gởi đến quý vị một chút chia sẻ của
Huyền Trang về lý do “Tại sao tôi lại chọn con đường hoạt động truyền thông”
PV. VRNs
Tại sao tôi lại chọn con đường hoạt động truyền thông
PV Huyền Trang
Mục đích tôi làm truyền thông để loan báo Tin mừng và dấn
thân cho người nghèo, người bị bỏ rơi, người không có tiếng nói… vì tôi là một
người Kitô hữu, con cái của Chúa.
Tôi tham gia các hoạt động truyền thông vào cuối năm 2011.
Trong những năm đầu, tôi còn bỡ ngỡ, chưa có khái niệm thế nào là dân oan, tù
nhân lương tâm chính trị, chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc xâm chiếm Hoàng
Sa – Trường Sa của VN… Lúc đó, đối với tôi đất nước VN chỉ có một đảng cs và
ông Hồ.
Sau những trải nghiệm trong các chuyến tác nghiệp của VRNs
cùng với niềm tin tưởng của các Cha trong Ban quản trị VRNs, các ngài đã giao
cho tôi phụ trách chương trình VNTQ, là một chương trình chuyên bình luận về các
sự kiện VN. Từ đó, tôi đã tiếp cận được nhiều nguồn thông tin trái chiều khác
nhau, tiếp xúc được nhiều người yêu chuộng Công lý và Hòa Bình trong cũng như
ngoài nước. Đặc biệt, tôi có nhiều cơ hội trò chuyện và lắng nghe những nỗi oan
khuất của những người nghèo bị bỏ rơi và không có tiếng nói như Dân oan, thân
nhân gia đình và các tù nhân lương tâm,… Hoặc cảm nghiệm được sự ý chí, tính
khí phách kiên cường của các cựu tù nhân lương tâm mà tôi may mắn có dịp tiếp
xúc. Nơi những con người ấy, tôi cảm nghiệm được nguồn sức sống mới trong sự
khốn cùng và bĩ cực của chính cuộc sống của họ. Điều này, đã đánh động, thúc
đẩy tôi chọn người nghèo, tù nhân lương tâm, dân oan… trong hành trình Đức tin
của tôi, để sẵn sàng và khiêm nhường đón nhận Chúa trong thử thách mới.
Tôi thiết nghĩ, những gì tôi đã nói ở trên mang tính lý luận
vả cảm tính của con người, không mang lại nguồn sức mạnh nội tâm cho tôi dấn
thân trên con đường dài. Nỗi lo sợ bị trả thù, bị đánh đập, sách nhiễu, bỏ tù
vẫn đeo bám tôi mỗi ngày. Nhưng sau biến cố, tôi bị câu lưu trong thời gian
ngắn ngủi hồi cuối tháng 10.2012, tại phường Cầu Kho – Q1- Sài Gòn, tôi thực sự
được biến đổi vì chính Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria đã cứu thoát tôi khỏi sự dữ.
Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã ở bên tôi.
Ngay sau đó, tôi được một người bạn tặng cho tôi cuốn sách
“Đường Hy Vọng” của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Một vị Hồng
y bị nhà cầm quyền cs biệt giam trong suốt 13 năm trời không thông qua một
phiên tòa xét xử và sau khi ra khỏi nhà tù, ngài đã bị trục xuất ra khỏi đất
nước VN. Trong suốt thời gian bị biệt giam, ngài đã sống trọn con đường mới
Chúa trao và ngài đã làm con đường ấy tràn đầy hy vọng, đầy sự yêu thương nơi
ngục tù tưởng như vô vọng. Chính năm tháng đó, ngài đã biến đổi được nhiều loại
người và giúp họ nhận biết Chúa. Ngài mất vào ngày 16.09.2002. Và, hiện nay,
ngài đang trong quá trình được phong thánh.
Đó là nguồn nội lực thôi thúc tôi dấn thân trong sứ mạng
truyền thông cho người nghèo, những người bị gạt ra bên lề xã hội và không có
tiếng nói.
Huyền Trang, VRNs
No comments:
Post a Comment