Trong cuốn hồi ký Đất Nước Tôi được xuất bản vào năm 2003, vị thủ
tướng cuối cùng của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết
rằng:
“Cũng chính ngày 20 tháng 4 nầy, trong lúc
Cộng Sản Bắc Việt đang chặt tay, chặt chân để bóp cổ và chọc thủng bụng theo
thế đánh mà bọn chúng thường rêu rao để tuyên truyền thì đồng minh của Việt Nam
Cộng Hòa đã “trảm thủ” miền Nam bằng một nhát gươm ân huệ. Thật vậy, sáng hôm
ấy, Đại Sứ Martin đến gặp TT Thiệu. Sau khi Đại sứ Martin ra về thì một màn
khói im lặng và bí mật bao phủ Dinh Độc Lập cho đến sáng hôm sau” (Nguyễn Bá Cẩn: Đất Nước Tôi, Hoa Hoa Press,
Derwood, Maryland, trang 420)
Ngày Chủ Nhật 20 tháng 4 không chỉ có Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin mà còn có cả đại sứ Pháp Mérillon đến hội kiến với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập với mục đích thuyết phục ông từ chức để cứu vãn tình hình vì phe Cộng sản dứt khoát không chịu thương thuyết với ông. Theo Frank Snepp và các tác giả của bộ “The Vietnam experience”thì Đại Sứ Mérillon vào gặp TT Thiệu trước Đại sứ Martin, tuy nhiên theo Oliver Todd thì ông đại sứ Pháp vào gặp TT Thiệu sau ông đại sứ Hoa Kỳ.
Ngày Chủ Nhật 20 tháng 4 không chỉ có Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin mà còn có cả đại sứ Pháp Mérillon đến hội kiến với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập với mục đích thuyết phục ông từ chức để cứu vãn tình hình vì phe Cộng sản dứt khoát không chịu thương thuyết với ông. Theo Frank Snepp và các tác giả của bộ “The Vietnam experience”thì Đại Sứ Mérillon vào gặp TT Thiệu trước Đại sứ Martin, tuy nhiên theo Oliver Todd thì ông đại sứ Pháp vào gặp TT Thiệu sau ông đại sứ Hoa Kỳ.
Oliver Todd cho biết: vào ngày 20 tháng 4, Đại
sứ Mérillon đến Dinh Độc Lập một mình và nói chuyện thẳng với TT Thiệu. Đại sứ
Mérillon nói rằng: “Thưa Tổng Thống, tôi đến gặp Ngài tại vì tình hình đã trở
nên vô cùng nghiêm trọng. Không còn vấn đề quân sự nữa”. TT Thiệu không trả lời
và Đại sứ Mérillon nói tiếp: “Tôi thấy chỉ còn là vấn đề chính trị. Cần phải để
cho một tiến trình dân chủ được khai triển”.
“Tổng Thống Thiệu ngồi nghe trong khi Đại sứ
Mérillon tiếp tục trình bày gần như là độc thoại về những thực tế mà ông Thiệu
dần dần bắt đầu hiểu. Đại sứ Mérillon nói rằng chính phủ chỉ còn nắm giữ được
vài thành phố lớn nhưng ba phần tư lãnh thổ đã bị mất vào tay Cộng sản, rồi ông
Đại sứ nói đến những mối liên lạc thân hữu giữa cá nhân hai người và cả giữa bà
Thiệu và bà Mérillon nữa, ông kêu gọi đến trách nhiệm trước lịch sử, đến danh
dự cá nhân và yêu cầu Tổng Thống Thiệu nên làm một sự hy sinh lớn lao cho dân
tộc Việt Nam qua một sự thương thuyết không thể tránh khỏi để cho một vài quyền
lợi nào đó còn có thể cứu vãn được.
“Tổng Thống Thiệu bắt đầu nói đến những tái
phối trí cần thiết, về sự phản bội của Mỹ và tinh thần chủ bại của một số tướng
lãnh. Rồi Tổng Thống Thiệu kết thúc cuộc hội kiếh bằng mộtn câu nói rất bình
dân: “thôi, tới đâu hay tới đó” và ông Đại sứ ra về” (ghi chú: Oliver Todd: sách đã dẫn, trang 312)
Vào hồi 10 giờ sáng, đến lượt Đại sứ Hoa Kỳ
Graham Martin vào gặp Tổng Thống Thiệu và cuộc gặp kéo dài trong một tiếng rưởi
đồng hồ.
Đại sứ Martin trước hết trình bày với Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu về nhận định của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đối với tình hình
quân sự hiện tại. Thực ra thì bản nhận định nầy đã được Frank Nepp, một chuyên
viên phân tích tình báo (intelligence analyst) của CIA soạn thảo. Trong cuốn
Decent Interval, Frank Nepp tiết lộ rằng ông đã được Polga, Giám Đốc CIA tại
Sài Gòn ra chỉ thị phải “soạn thảo bản nhận định càng đen tối càng tốt chừng
đó. Đại sứ Martin sẽ dùng bản nhận định nầy để thuyết phục ông Thiệu rằng đã
đến lúc ông ta phải ra đi”
Đại sứ Martin đã đưa cho TT Nguyễn Văn Thiệu
bản nhận định do Frank Nepp viết nguyên văn như sau:
“Với cuộc sụp đổ của các cuộc phòng thủ của
quân đội của chính phủ quanh tỉnh lỵ Xuân Lộc và sự tiếp tục gia tăng tập trung
quân đội của Cộng sản trong Vùng 3 Chiến Thuật cán cân lực lượng trong vùng
chung quanh Sài Gòn hiện nay đã nghiêng về phía Bắc Việt và Việt Công. Mặc dù
chính phủ vẫn còn có thể tăng viện cho một trong những mục tiêu có thể sẽ bị
tấn công như Biên Hòa – Long Bình ở về phía Đông Sài Gòn, các tỉnh Long An, Hậu
Nghĩa ở về phía Tây hay tỉnh Bình Dương ở về phía Bắc, tuy nhiên lực lượng của
chính phủ sẽ không đủ sức mạnh để phòng thủ tất cả các mục tiêu nầy một cách
hữu hiệu.Mặt khác về phía Bắc Việt và Việt công thì chỉ trong vòng ba hay bốn
ngày, họ lại có đủ khả năng phóng ra những cuộc hành quân phối hợp trên mức
nhiều sư đoàn vào tất cả những mục tiêu nầy. Như vậy thì chính phủ VNCH sẽ phải
đối phó với một tình trạng mà trong đó Sài Gòn sẽ bị cô lập và sẽ không còn
liên lạc được với bên ngoài chỉ trong vòng vài tuần lễ và có thể rơi vào tay
của các lực lượng Bắc Việt – Việt Cộng trong vòng 3 hay 4 tuần lễ.
(Frank Nepp nói rằng ông muốn viết “chỉ vài
tuần lễ” nhưng Polgar không muốn như vậy. Frank Nepp cũng cho biết thêm rằng
sau khi ra đi, ông Thiệu vẫn còn để bản nhận định nầy trên bàn giấy của ông
trong Dinh Độc Lập. Khi VC chiếm Sài Gòn, Văn Tiến Dũng đã lấy được bản nhận
định nầy và đã cho đăng nguyên văn trong cuốn sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của ông
ta (ghi chú: Frank Nepp: sđd, trang 382)
Sau nầy, trong một buổi tường trình với Ủy Ban
Ngoại Giao Hạ Viện Mỹ vào ngày 22 tháng 1 năm 1976, Đại sứ Martin nói rằng ông
ta đến gặp TT Thiệu “với tư cách cá nhân, ông ta không đại diện cho TT Gerald
Ford, không đại diện cho Ngoại Trưởng Henry Kissinger và cũng không nói chuyện
với tư cách là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa, ông chỉ nói chuyện với tư
cách là một người đã từng quan sát tình hình ở Đông Nam Á từ bao nhiêu năm qua
và cũng là một người mà trong hai năm qua đã bỏ ra nhiều thì giờ tìm hiểu tất
cả ngọn ngành của các vấn đề quân sự tại Việt Nam”
Sau khi trình bày với TT Thiệu về nhận định
đầy đen tối về tình hình trong một vài ngày sắp tới, Đại sứ Martin nói rằng ông
không hề nói với TT Thiệu là ông ta phải từ chức, ông “chỉ trình bày với TT
Thiệu một cách rõ ràng, chính xác và khách quan về nhận định của người Mỹ đối
với tình hình hiện tại”
Đại sứ Martin nói rằng ông “nói với TT Thiệu,
sau khi phân tích và so sánh lực lượng hai bên và nếu cả hai điều dồn lực lượng
vào trận đánh cuối cùng thì các cân quân sự về phía VNCH rất bi quan. Kết luận
của tôi là nếu Cộng sản quyết tâm đánh để tiêu diệt Sài Gòn thì Sài Gòn không
thể cầm cự được hơn một tháng. Dù sự phòng thủ có khéo léo, dũng cảm và quyết
tâm đến đâu chăng nữa thì cũng không thể kéo dài quá ba tuần lễ.
“Tôi nói, theo ý kiến của tôi thì Hà Nội muốn
giữ Sài Gòn nguyên vẹn chứ không muốn Sài Gòn trở thành một đống gạch vụn khi
họ chiếm đóng. Tuy nhiên không ai biết được một cách chắc chắn rằng Hà Nội sẽ
không biến Sài Gòn thành bình địa nếu mà không có một sự thương thuyết nhằm vào
việc đình chiến” (ghi
chú: Graham Martin: Bản Điều
Trần Tại Ủy Ban Ngoại Giao của Hạ Viện Hoa Kỳ tại Washington ngày 22 tháng 1
năm 1976)
Đại sứ Martin nói trắng rằng đây là một việc
mà chỉ có một mình TT Thiệu mới có quyền quyết định, tuy nhiên ông Đại sứ cũng
“nhắc khéo” TT Thiệu là đa số người Việt Nam đều quy trách ông Thiệu là người
phải chịu trách nhiệm trước sự thãm bại quân sự trong hơn một tháng qua, đa số
người Việt Nam không tin rằng ông Thiệu còn có đủ khả năng lãnh đạo dất nước
vượt qua cuộc khủng hoảng nầy và họ tin tưởng rằng nếu ông Thiệu ra đi thì việc
thương thuyết với phe Cộng sản sẽ dễ dàng hơn.
Tổng Thống Thiệu hỏi Đại sứ Martin rằng nếu
ông ra đi, liệu quốc hội Hoa Kỳ có thay đổi ý kiến mà bỏ phiếu chấp thuận viện
trợ bổ túc cho VNCH hay không thì Đại sứ Martin trả lời rằng nếu cách đây vài
tháng, việc đó có thể giúp VNCH có thêm vài ba phiếu tại quốc hội Mỹ, tuy nhiên
đó là việc đã qua. Đại sứ nói thêm rằng “giả thử như quốc hội Mỹ chấp thuận
viện trợ bổ túc cho VNCH đi nữa thì sự viện trợ đó cũng không thể đến kịp thời
để thay đổi tình hình quân sự tại miền Nam”
Thật ra thì khoảng 10 ngày trước đó, vào ngày
10 tháng 4, TT Hoa Kỳ Gerald Ford trong một bài diễn văn được truyền hình trên
toàn nước Mỹ đã cho biết rằng ông đã yêu cầu quốc hội cung cấp 722 triệu đô la
viện trợ quân sự bổ túc cho VNCH theo đề nghị của Đại Tướng Frederick Weyand và
còn xin thêm 250 triệu nữa để cung cấp thực phẩm, thuốc men và cứu trợ cho
người tỵ nạn, tuy nhiên đề nghị đã bị Thượng Viện lúc bấy giờ do Đảng Dân Chủ
kiểm soát ngâm tôm, không cứu xét.
Qua ngày 16 tháng 4, trong một bài diễn văn
đọc trước “Hội Các Nhà Biên Tập Báo Chí Hoa Kỳ (American Society of Newspaper
Ediors), TT Ford đã lên án quốc hội bội ước không giữ đúng sự cam kết và nghĩa
vụ trợ giúp cho VNCH trong khi Liên Xô và Trung Cộng lại gia tăng nổ lực viện
trợ cho đồng minh của họ là Cộng sản Bắc Việt. Dùng ngôn từ của giới mộ điệu
football, TT Ford nói rằng: “Tôi cảm thấy muốn phát bệnh khi mà trong hiệp chót
(của trận football) nước Mỹ đã không có một nổ lực đặc biệt nào, không có một
chút cam kết dù là nhỏ nhoi trong việc viện trợ kinh tế và quân sự mà VNCH cần
phải có để có thể tránh được tình trạng bi thảm nầy”
Ngày hôm sau 17 tháng 4, Tiểu ban Quân vụ của
Thượng Viện Hoa Kỳ do Đảng Dân Chủ kiểm soát biểu quyết không chấp thuận bất cứ
viện trợ quân sự bổ nào cho VNCH, điều nầy có nghĩa là vấn đề viện trợ quân sự
cho VNCH sẽ không còn được đưa ra cứu xét trước Thượng Viện Hoa Kỳ nữa.
Qua ngày 18 tháng 4, quốc hội Hoa Kỳ thông qua
đạo luật về viện trợ quân sự tài khóa 1976 trên 3 tỷ đô la dành cho nhiều nước
trên thế giới, nhưng trong số những quốc gia nhận được viện trợ không có VNCH.
Như vậy có nghĩa là sau ngày 30 tháng 6 năm 1975, dù có còn tồn tại, VNCH cũng
sẽ không còn nhận được một số tiền viện trợ nào dành cho quân sự nữa, không còn
ngân khoản nào để mua súng đạn, nhiên liệu và cũng không còn để trả lương cho
quân đội nữa.
Sau khi VNCH bị Cộng sản cưỡng chiếm, Đại sứ
Graham Martin đã điều trần với quốc hội rằng: “Tôi nói với TT Nguyễn Văn Thiệu
rằng kết luận của tôi là dù các sĩ quan trong quân đội vẫn còn phải tiếp tục
chiến đấu, nhưng gần như hàu hết các vị tướng lãnh của ông Thiệu đều tin rằng
đó là một cuộc chiến vô vọng, trừ khi mà bên cạnh sự chiến đấu đó phải bắt đầu
khởi sự tiến trình thương thuyết. Tôi nói với ông Thiệu rằng các tướng lãnh tin
tưởng rằng tiến trình đó không thể nào được khởi sự trừ khi ộng Thiệu ra đi
hoặc là ông Thiệu phải thực hiện ngay tiến trình thương thuyết đó với phe Cộng
sản. Tôi nói tôi có cảm tưởng rằng nếu ông Thiệu không từ chức ngay tức khắc
thì các tướng lãnh của ông buộc ông phải ra đi”
Sau khi Đại sứ Martin nói hết những điều cần
nói. Tổng Thống Thiệu cam kết với ông Martin là ông “sẽ làm bất cứ những gì mà
tôi nghĩ rằng có lợi nhất cho đất nước của chúng tôi. (*123: The Vietnam Experience, sđd, trang 136)
muốn đánh sập hình ảnh lãnh tụ ư, không bao giờ, chỉ có trứng chọi đá, bọn ngốc nghếch chúng mày không biết rằng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong lòng mọi người dân Việt Nam
ReplyDelete