Thursday, April 17, 2014

SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA LÃNH TỤ CỘNG SẢN XÔ VIẾT LÊ NIN

 Những lời đồn đoán được lưu truyền trong nhiều thập kỷ, nói rằng Lê-nin, người sáng lập Đảng Bolshevik và nhà nước Xô viết, đã mắc phải bệnh giang mai trong suốt sự nghiệp của minh. 

Trong một bài báo trên tạp chí Thần kinh học châu Âu, ba bác sĩ Israel thông qua các tài liệu lịch sử đã chẩn đoán rằng có thể Lê-nin đã bị nhiễm bệnh qua đường tình dục ở châu Âu trước khi ông lãnh đạo cách mạng tháng 10 năm 1917. Các tác giả viết: không lâu sau thắng lợi của cách mạng XHCN, bệnh tình của ông gia tăng dẫn đến sự suy giảm sức khỏe trong đau đớn và năm 1924 ông qua đời. 
Ý tưởng này không hoàn toàn mới. Mặc dù trước đây Liên Xô có những nỗ lực bảo toàn một bức màn bí mật xung quanh nhân vật chính trị trung tâm này, người ta đã đồn đại từ lâu rằng Lê-nin đã phải chống chọi với căn bệnh giang mai.
Các tác giả đặt câu hỏi về tầm quan trọng của vấn đề này đối với đời sống xã hội.
Làm thế nào xã hội hiện đại có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe của nhà lãnh đạo? 

Tác giả của nghiên cứu, TS Vladimir Lerner, người đứng đầu bộ phận tâm thần học tại Trung tâm sức khỏe tâm thần Be’er Sheva ở Israel nói: - Nếu bạn đưa hồ sơ của Lê-nin, giấu tên Lê-nin, cho một chuyên gia về thần kinh và bệnh truyền nhiễm, vị chuyên gia sẽ nói: đó là giang mai. Tác giả cũng đề xuất một cách có thể giải quyết vấn đề là tiến hành xét nghiệm bộ mẫu từ bộ não Lê-nin, hiện đang được lưu trữ tại Moscow. GS-TS Elier Witztum, chuyên gia về tâm thần học tại đại học Ben-Gurion (Israel) nói rằng: “Hoài nghi là lành mạnh, vấn đề là có rất nhiều câu hỏi về y học phải được trả lời”. Lê-nin được 53 tuổi khi qua đời, sau khi chiến đấu với một căn bệnh bất thường làm cho ông dần dần suy kiệt. Cái chết của ông đã được cho là bởi xuất huyết não, đột quị, giang mai, suy nhược, xơ cứng mạch máu não. 
Điều khó khăn là bệnh giang mai có triệu chứng giống nhiều căn bệnh khác, vì vậy nó được gọi là “kẻ bắt chước hoàn hảo”. Sự nhiễm trùng được gây ra bởi khuẩn xoắn Treponema, ban đầu như một vết viêm loét, sau đó lây lan khắp cơ thể, kể cả bộ não. Sốt, phát ban sâu rộng, dẫn dến một tình trạng bất thường. Người mắc bệnh giang mai có thể có những thời gian xen kẽ giữa những cơn bệnh và tình trạng sức khỏe bình thường. Khi cơn bệnh xảy ra, các triệu chứng có thể trầm trọng, bao gồm đau đầu, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, đau khớp. Trong giai đoạn cuối của bệnh giang mai, thường khoảng 20 năm sau khi nhiễm bệnh, nạn nhân có biểu hiện tính khí thất thường, trầm cảm, mất trí nhớ, hôn mê xen lẫn những cơn bùng nổ sáng tạo. Tim mạch bị tổn hại, dẫn đến tê liệt, phình động mạch hoặc đột quị. Cho đến khi penicillin ra đời trong Thế chiến II, căn bệnh này là không thể chữa khỏi. Bệnh của Lê-nin có tiến triển giống bệnh giang mai, ông bị động kinh thường xuyên, đau đầu dữ dội, kèm những cơn buồn nôn, mất ngủ và tê liệt một phần cơ thể. Trong khi Stalin đang âm mưu nắm quyền kiểm soát Đảng cộng sản thì Lê-nin trong tình trạng đan xen giữa sáng suốt và bất lực. Nhiều khi, ông không thể đi bộ hoặc nói chuyện mà không có sự giúp đỡ. Theo TS Robert J. Service, giáo sư về Lịch sử Nga ở trường Cao đẳng St Anthony, Oxford, thì Lê-nin đã hai lần yêu cầu thuốc độc để kết thúc cuộc sống, một yêu cầu đáng chú ý đối với một người đàn ông mà tên tuổi đồng nghĩa với đấu tranh. Dưới sự kiểm soát của Đảng CSLX, nhiểu chi tiết được giữ bí mật. Nhưng thời gian đã hé lộ nhiều vấn đề, và các tác giả đã thu được nhiều bằng chứng khác nhau, trong đó nhiều tài liệu có được từ sau khi nhà nước cộng sản sụp đổ, để làm căn cứ cho nghiên cứu của họ. Bà Deborah Hayden, tác giả cuốn sách “Thiên tài, sự điên rồ và những bí ẩn của bệnh giang mai” (2003) cho biết: “Theo một số người viết tiểu sử của Lê-nin thì các bác sĩ chứng kiến cái chết của ông cho rằng ông bị giang mai”. Bà Hayden cho biết bà rất ấn tượng về các bằng chứng của các chuyên gia bệnh giang mai nổi tiếng nghiên cứu về trường hợp Lê-nin. Bà lưu ý rằng một số tài liệu cho thấy Lê-nin đã được điều trị với thuốc salvarsan, một loại thuốc đặc trị đối với căn bệnh này. Bà cho rằng chẳng có lý do nào ngoài bệnh giang mai để dùng loại thuốc đặc trị đó. TS Frances Berstein, trợ lý giáo sư tại Đại học Drew, chuyên về tình dục và sức khỏe cộng đồng trong thời kỳ Xô viết cho biết: bệnh hoa liễu là một vấn đề gai góc dưới chế độ Nga hoàng. Sau cách mạng, Bộ Y tế Liên xô đã đặt ra việc giáo dục giới tính, mở chiến dịch điều trị giang mai và giảm bớt kỳ thị đối với bệnh này. Trong bối cảnh đó, thật là mỉa mai cao độ khi nói rằng Lê-nin chết vì bệnh giang mai. Bà Hayden nói rằng nhiều người bị giang mai đã không rơi vào tình trạng tê liệt toàn bộ hoặc mất trí nhớ, ngược lại còn có thể có sự sáng tạo mãnh liệt trước khi chết. Hiện nay, mô não của Lê-nin vẫn còn được lưu giữ tại Viện Não Moscow, nơi mà trong thời kỳ đầu tiên của Xô viết, nó được cắt lớp trong nỗ lực tìm lời giải thích về “giải phẫu học” cho thiên tài. Các tác giả kết thúc bài báo bằng cách cho rằng việc xét nghiệm các mô có thể tìm thấy AND của bệnh giang mai và mang lại một câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên, đã có những bất đồng. Một giáo sư của Viện Não Moscow nói: “ Chúng tôi không có bất kỳ mong muốn và cũng chẳng có thời gian để thảo luận việc này. Đơn giản là chúng tôi không muốn đào xới lại quá khứ”. 

“Người” đã lìa trần từ lâu, nhưng “người” vẫn nằm chình ình trong “lăng”, xác “người” được ướp đặt trong lồng kính để những thủ hạ còn rơi rớt đôi khi đến chiêm bái coi như thần tượng, nhưng chế độ cai trị ngày nay cũng không quên lợi dụng cái xác ướp đó để câu đô la du khách nước ngoài. Từ lâu người ta đã dự liệu trước sau “người” cũng phải ra đi một lần chót cho hết nợ đời tuy chưa biết ngày nào. Nhưng một khám phá mới nhất cho thấy có lẽ ngày đó cũng không còn bao xa. Chúng tôi muốn nói đến cái xác ướp của Lenin ở Công trường Đỏ Mạc Tư Khoa.

Một số chuyên gia về thần kinh học sau nhiều năm nghiên cứu tài liệu và chứng tích đã tiết lộ một tin động trời : Nhà đại Cách mạng vô sản Nga, người cha già của Liên Bang Sô Viết Vladimir Lenin đã chết vì bệnh giang mai và trong 2 năm chót của cuộc đời, bệnh hoa liễu quái ác này đã ăn lên óc khiến Lenin điên khùng loạn trí. Hàng chục năm sau cái chết của Lenin, trong giới thức giả ở Âu Châu vẫn thường có những mẩu chuyện phiếm bàn về sự bí ẩn của cái chết này. Nay một số bác sĩ cho biết họ đã vén được màn bí mật nhờ những tài liệu phát hiện sau khi Liên Sô sụp đổ. Nhà cầm quyền Sô viết trước đây vẫn chính thức nói nguyên nhân cái chết của Lenin là bệnh xơ cứng động mạch óc, nhưng trong số 27 bác sĩ chữa trị cho Lenin chỉ có 8 người hiện diện tại cuộc khám nghiệm tử thi và ký tên vào chứng từ nguyên nhân cái chết. Hai bác sĩ riêng của Lenin không chịu ký. Tại sao vậy ?

Bác sĩ Vladimir Lerner, sinh trưởng ở Mạc Tư Khoa và hiện là chuyên gia thần kinh học tại Đại Học Ben Gurion ở Beersheba, biết lý do tại sao. Khi còn là một bác sĩ thần kinh trẻ tuổi ở Mạc Tư Khoa, ông làm việc với người con của Trưởng đoàn Y sĩ chữa trị cho Lenin, ông này cho biết có lần cha ông nói có tới 8 báo cáo về cái chết của Lenin, trong đó có 1 nói rõ do bệnh giang mai. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bệnh giang mai là một thứ bệnh nan y lan truyền mạnh. Bệnh giang mai có một đặc điểm là nó ăn lên óc. Thời xưa ở Việt Nam trong giới bình dân người ta gọi bệnh này bằng một cái tên khá quái dị là “cù đinh thiên pháo”. Có lẽ bệnh điên khùng coi như bị nổ óc mới có tên đó. Trong vụ bệnh của Lenin có nhiều phần chắc đó là giang mai, bởi vì một uỷ ban y sĩ năm 1922 đã chẩn bệnh cho Lenin và kê toa cho uống Salvarsan là thuốc có chất thạch tín để chữa trị bệnh giang mai. Chất độc này thường tạo ra những “hiệu ứng bên lề” trong hệ thần kinh đưa đến kéo dài hấp hối trong điên loạn.

Theo y học, bệnh giang mai có thể nhiễm vào người bệnh, sau một thời gian từ 10 đến 20 năm rồi mới leo lên óc để đi đến giai đoạn cuối. Vì thế các bác sĩ điều tra ngày nay tìm hiểu cả về cuộc đời tư của Lenin. Trước thời cách mạng Nga, Lenin đã có tính khác thường là chịu không nổi những tiếng động lớn. Các bạn cách mạng thân cận của ông viết hồi ký nhớ lại rằng ông hay bị giật mình, nóng nảy khác thường đến mất bình tĩnh. Các nhà thần kinh học nói đó là những triệu chứng tiên khởi của bệnh giang mai khi nó lên đến óc. Những tài liệu về bệnh trạng của Lenin, chính thức lưu trữ trong Văn khố điện Cẩm Linh từ mấy chục năm trước và hơn 10 năm qua đã được giải tỏa công khai, cho thấy thiếu một số những kết quả các cuộc thử nghiệm để chẩn bệnh, chẳng hạn như kết quả thử máu. Điều dễ hiểu là những người lãnh đạo Liên Sô về sau đã bưng bít, giấu kín sự thật về căn bệnh hoa liễu đã làm ông Tổ Cách mạng qua đời. Lenin đã lên cầm quyền sau cuộc đảo chính ngày 07/11/1917. Theo lịch Nga thời đó, tháng 11 là tháng 10 ngày nay nên những người Cộng sản gọi đó là Cách Mạng tháng Mười.
Sau khi cướp chính quyền, đảng Cộng sản Nga dưới quyền chỉ đạo của Lenin đã phải mất nhiều năm dùng võ lực tiễu trừ những phần tử Bạch Nga nên trong nước ly loạn đẫm máu. Vì thế những lãnh tụ sau Lenin không muốn để cho hậu thế nhìn thấy trong giai đoạn then chốt này, quyền hành sinh sát hàng triệu người lại nằm trong tay một anh khùng. Trước khi Lenin chết ngày 21/01/1924, điều tai hại nhất là khoảng trống quyền uy tối cao này lại bị lấp bởi Stalin (Búa Thép) nằm trong bóng tối từ nhiều năm trước. Năm 1924 đảng Cộng sản vẫn còn ở trong thời phải củng cố chính quyền ở một nước Nga tan nát vì nội chiến, nên người kế vị Lenin phải làm mọi cách để chôn vùi hình ảnh khó coi là ông Thuỷ tổ của cuộc Cách Mạng Cộng sản đã mắc phải một nạn không mấy anh hùng là bệnh giang mai truyền qua đường tình dục.

Robert Service, một chuyên gia về tiểu sử các vĩ nhân nói với Reuters : “Họ muốn biến Lenin thành một thần tượng. Họ muốn biến Lenin thành một Jesus Christ của Liên Sô. Bởi thế họ cần phải cho thấy Lenin là một con người vĩ đại nhất trong tư tưởng cũng như trong hành động và cuộc sống riêng tư”. Trong hai năm hấp hối kéo dài, Lenin đã không nói được, viết được hay làm được việc gì khác. Nhưng dân Nga không hề biết lãnh tụ của họ đã đau ốm nặng và mất hết khả năng làm việc. Sau khi Lenin chết, Stalin đã bám chắc lấy quyền hành bằng cách tạo ra tệ sùng bái lãnh tụ, ướp xác Lenin đặt trong lăng tẩm xây bằng cẩm thạch nguy nga, lấy cái xác đó tượng trưng cho chế độ Sô viết.
Bác sĩ Lerner nói : “Không nên làm biểu tượng với bệnh giang mai. Vì người ta có thể liên tưởng các lý thuyết của chủ nghĩa xã hội và cộng sản đều dính vi trùng giang mai”. 
Động cơ đào tìm nguyên nhân cái chết của Lenin có thể chỉ do óc hiếu kỳ tìm hiểu lịch sử, dù bất ưng nó làm hoen ố hình ảnh của một nhân vật đã sáng lập ra chế độ Sô viết. Đó chỉ là lịch sử. Nhưng nó cũng có ích cho thời cuộc ngày nay vì nó cho thấy việc ém nhẹm tình hình sức khoẻ của các nhà lãnh đạo sẽ nguy hiểm như thế nào, nhất là khi các vị đó nắm trong tay vận mạng của hàng triệu người.


No comments:

Post a Comment