Chính quyền cần 'công minh chính đại' mà không nên làm những
việc 'mờ ám', 'khuất tất' trong ứng xử với dân, nhất là trong xử lý các xung
đột, mâu thuẫn đất đai với người dân, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 04/5/2014 từ Hà Nội, Giáo sư Mạc Văn Trang,
nguyên chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng nhiều vụ giải
tỏa, cưỡng chế đất đai của chính quyền ở nhiều địa phương tỏ ra phản cảm khi có
những yếu tố 'xã hội đen'.
Nhà tâm lý học nói: "Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ
không từ một thủ đoạn gì, một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt
được mục đích, ở đây nó có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn
không chính đáng, với lại những quan chức thối nát của chính quyền,
"Và hai lực lượng đó câu kết với nhau, họ vừa ra lệnh, vừa
đưa tiền, để cho các lực lượng công an, rồi các lực lượng dân phòng, rồi các
lực lượng khác mà công an huy động, thì tính chất của nó như là xã hội đen
vậy."
'Giải pháp triệt để'
"Tôi thấy chính quyền ở địa phương họ không từ một thủ đoạn gì,
một âm mưu, một hành vi xấu xa gì họ không làm để đạt được mục đích, ở đây nó
có sự câu kết giữa doanh nhân có thế lực, họ làm ăn không chính đáng, với lại
những quan chức thối nát của chính quyền"
GS Mạc Văn Trang
Theo Giáo sư Trang, nếu không có sự thay đổi kịp thời, tình hình
có thể sẽ trở nên càng phức tạp và khó giải quyết, ông nói:
"Tôi thấy rất khó, vì ở trung ương, các ông lãnh đạo cấp
cao luôn luôn nói đến dân chủ, đến dân, rồi đến nhân quyền, rồi phải thể hiện
cán bộ là đầy tớ của dân, nhưng mà nói trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế
bản thân các ông cũng không kiểm soát được ở địa phương người ta làm gì,
"Và thứ hai, chính quyền địa phương liên kết với nhau trở
thành một thế lực, người ta gọi là nhóm lợi ích, tìm cách bênh che cho nhau,
tìm cách để cho cấp trên không thể làm gì được."
Nhà nghiên cứu tin rằng để giải quyết triệt để vấn đề tranh chấp
và xung đột này, nhà nước cần cân đối lại một mô hình quản lý vĩ mô mà ông gọi
là 'thế tam giác chân kiềng' với xã hội dân sự có vai trò được thừa nhận bên
cạnh nhà nước và nền kinh tế thị trường, nhằm bênh vực cho quyền lợi chính đáng
của người dân, trong đó có nông dân.
Ở đầu cuộc trao đổi với BBC, Giáo sư Trang bình luận về một số
mô hình ứng xử, và cách thức xử lý mang màu sắc thiếu 'công minh chính đại'
hoặc 'lạm dụng bạo hành' ở một số địa phương khi chính quyền tiến hành các vụ
giải tỏa, cưỡng chế ruộng đất của dân.
No comments:
Post a Comment