HÀ
TĨNH (NV) - Những thông tin về việc kiều dân Trung Quốc được di tản hoặc tự di
tản khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động vừa qua, cho thấy, người Trung Quốc tại
Việt Nam “đông như quân Nguyên.”
“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.
“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.
Theo
báo chí Trung Quốc, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm
chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi chuyển thành bạo động hồi tuần trước
đã làm hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương.
Tân
Hoa Xã loan báo, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ
Việt Nam đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.
Những kiều dân khác được di tản bằng tàu. Cho đến chiều 17 tháng 5, “hơn 3,000
công dân Trung Quốc đã rời Việt Nam”.
Đến
ngày 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo thêm, Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu
có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh để đón 4,000 công nhân Trung
Quốc hồi hương. Hai tàu đã rời cảng Vũng Ánh và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của
Trung Quốc vào ngày 20. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000
người nữa.
Theo
tường thuật của báo chí Trung Quốc, những kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi
Việt Nam là công nhân làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Nếu
các số liệu của Tân Hoa Xã về hai đợt di tản là chính xác thì số kiều dân Trung
Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Ánh lên đến 7.000 người. Vượt xa số liệu mà
chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho báo giới Việt Nam cách nay hai tháng.
Trong
tháng 3 và tháng 4, nhiều tờ báo ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Lao Động, Đại Đoàn Kết
dẫn một báo cáo do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, lập
ngày 19 tháng 3, cho biết, tại Khu Kinh tế Vũng Áng “có 3.730 người nước ngoài,
chủ yếu là người Trung Quốc đang làm việc, trong đó chỉ 1.560 người có giấy
phép lao động”, số còn lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt
Nam không làm gì cả.
Nếu dựa
trên số liệu về kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam trong vài ngày
qua thì số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng ở Hà
Tĩnh nhiều hơn gấp đôi số liệu mà Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh
Hà Tĩnh công bố hồi tháng 3. Nói cách khác, số kiều dân Trung Quốc đến Việt Nam
cư trú và làm việc bất hợp pháp, riêng tại Khu Kinh tế Vũng Áng không phải chỉ
hơn một nửa mà là gần 4 phần 5!
Ngoài
Tân Hoa Xã, ngày Thứ Hai 19/5/2014 tức sáng ngày Thứ Ba giờ Trung quốc, tờ Hoàn
Cầu Thời báo ở Bắc Kinh cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân
Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5,
có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.
Hồi đầu
năm nay, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam loan báo, dính đến hết năm
ngoái, có khoảng 77,359 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó,
số người có giấy phép làm việc là 40,529 người, số còn lại hoặc không có giấy
phép làm việc (31,330 người), hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép (5,500
người). Bên cạnh đó, bộ này thú nhận, con số người ngoại quốc không có giấy
phép làm việc hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép có thể “cao hơn số liệu
thống kê” vì “chưa thể quản lý được”.
Trong
vài năm gần đây, dân chúng, các chuyên gia, báo giới ở Việt Nam liên tục cảnh
báo về vấn nạn công dân Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam cư trú và làm việc bất
hợp pháp nhưng hệ thống chính quyền từ trung ương đến dịa phương làm ngơ.
Cho đến
nay, vẫn chưa rõ vì sao, các nhà thầu Trung Quốc có thể thắng khoảng 90% các vụ
đấu thầu để thực hiện những “dự án trọng điểm” của Việt Nam. Các hợp đồng này
được xem là kênh chính vừa dẫn lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm tất cả mọi
việc, vừa chuyển nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc vào Việt Nam “kể
cả đinh ốc”.
Các
nhà thầu Trung quốc bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép giới đầu tư và các
doanh nghiệp đưa người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc nếu họ có kinh nghiệm,
khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật. Họ cũng bất kể luật
pháp Việt Nam chỉ cho phép nhập cảng những loại nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu
mà Việt Nam không sản xuất được.
Trở lại
với thực trạng vừa qua, song song với chuyện di tản kiều dân Trung Quốc khỏi Việt
Nam, đang có một làn sóng chỉ trích Việt Nam trên báo chí Trung Quốc. Giống như
chính quyền Trung Quốc, báo giới Trung Quốc đòi chính quyền Việt Nam “nhận
trách nhiệm” về các cuộc bạo động. Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định
“chính quyền Việt Nam không biết đâu là giới hạn của chủ nghĩa dân
tộc và họ cũng không có khả năng kiểm soát bạo lực”. Tờ báo này kêu gọi
dân chúng Trung Quốc “bình tĩnh” vì Trung Quốc “có sức mạnh để giữ
bình tĩnh”.
Trong
cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Bộ trưởng Công an của Việt Nam và Trung Quốc
hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc thúc giục Việt Nam “có các biện
pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt
những người gây ra bạo động.”
Báo
chí Trung Quốc cho biết, ông Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, bảo
với ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, rằng: “Trung Quốc không hài
lòng vì Việt Nam không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình”. (G.Đ)
Các công nhân này nằm trong số hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Vũng Áng, được Bắc Kinh ra lệnh di tản. (Hình: AP/Photo) |
Hôm 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. (Hình: AP/Photo) |
Tin
cho hay, hai tàu đã rời cảng Vũng Áng và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc
vào ngày 20 tháng 5. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người
nữa. (Hình: AP/Photo)
Tân Hoa Xã loan báo, hôm 18 tháng 5, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Hà Tĩnh đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. (Hình: AP/Photo) |
No comments:
Post a Comment