Trần Huy Quang,
LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ
với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các
phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết
Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy
Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về
ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc
nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này
như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.
Tác phẩm là một câu chuyện tưởng tượng nhưng lại rất gần với hiện thực xã hội. Đây là một câu chuyện đầy châm biếm với một kết thúc hoàn toàn bất ngờ nhưng rất thâm thúy. Nhân vật Hinh có vẻ như một người sinh ra nhầm thời cuộc. Tuy nhiên, nhân vật này không phải xuất thân thanh cao, né trách dấn thân vào cuộc đời trần tục như nhiều nhân vật được khắc họa trong các truyện thời trước như Đời thừa, Trăng sáng. Sự bất đắc chí của Hinh năm ở tư tưởng “lập thân bằng con đường học vấn thì mù tịt quá, …văn chương thí chỉ khi thế cùng lực tận…mà thôi” Thông qua nhân vật Hinh, tác giả đã phản ánh một xã hội mà những người có tài, “sáng dạ, có chí” lại trở nên “chán học, một dạ xuất ngoại”, văn chương trở nên tầm thường còn nhân cách con người ngày càng trở nên tính toán, giả dối, “ lòng dạ thật không lộ ra mặt”. Nhân vật Hinh cố tách mình khỏi hiện thực và mơ về một đấng tối cao nào đó sẽ giúp anh ta về miền cực lạc. Phải chăng sự thiếu thốn những giá trị tinh thần, cũng như cảm nhận nỗi bất lực của một lớp người không thể nào ngoi lên trong xã hội, một xã hội được ví như “xứ nhọc nhằn tăm tối”, đã khiến Hinh càng mò mẫm trong sự huyễn hoặc ấy. Trong khi tả theo bước chân của Hinh ra phố, tác giả đã lồng thêm những bức tranh xã hội đương thời, để người đọc hiểu được sự ngổn ngang, nhếch nhác và xô bồ của xã hội. Có một sự tương phản rất kín đáo của tác giả, khi nhân vật Hinh đi qua cùng một đoan phố rất nhiều lần, mà chỉ nhớ hàng thịt chó bia hơi mà chẳng thể nào nhớ nổi một kiosk sách báo. Điều đó cho thấy được giá trị của những món ăn tinh thần đã bị hạ thấp xuống dưới cả những món ăn nhậu tầm thường nhất. Vườn hoa thì vắng hoa (hoe? <có thể lỗi đánh máy của người post bài), ngoài đường thì vài cô gái vật vờ, rồi cả “dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố,…dân xích lô, ba gác, ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, bụi đời, móc túi”, một thành phố sao mà nhếch nhác và xô bồ quá. Và cao trào của câu chuyện bắt đầu từ những hành động của những người dân, khi tranh nhau kiếm tìm một thứ gì đó không phải của mình, giành giật, chen lấn để chiếm hữa một thứ mà họ không biết là gì, để làm gì, có lợi ý gì cho họ, miễn lấy được của người khác là họ thỏa mãn rồi. Không chỉ người dân đen mà thấp thoáng đâu đó lẫn vào tiếng của những kẻ có chức quyền, cũng lăm lăm tìm, bắt và phạt vạ bất kỳ ai tìm được “cái này”. Đúng như lời “đấng tối cao”, Hinh đã có được thiên hạ! Một con người tầm thường như Hinh, không làm được điều gì đặc biệt và có ích vẫn có được một thiên hạ vây quanh anh. Thiên hạ ấy đầy những thành phần bất hảo của xã hội, những người đã bị cái nghèo đói khổ cực làm họ trở nên mù quáng, sẵn sàng đánh chửi nhau vì một “cái này” không ai biết là gì, chỉ cốt tìm được chút “no ấm”.
Tác phẩm là một câu chuyện tưởng tượng nhưng lại rất gần với hiện thực xã hội. Đây là một câu chuyện đầy châm biếm với một kết thúc hoàn toàn bất ngờ nhưng rất thâm thúy. Nhân vật Hinh có vẻ như một người sinh ra nhầm thời cuộc. Tuy nhiên, nhân vật này không phải xuất thân thanh cao, né trách dấn thân vào cuộc đời trần tục như nhiều nhân vật được khắc họa trong các truyện thời trước như Đời thừa, Trăng sáng. Sự bất đắc chí của Hinh năm ở tư tưởng “lập thân bằng con đường học vấn thì mù tịt quá, …văn chương thí chỉ khi thế cùng lực tận…mà thôi” Thông qua nhân vật Hinh, tác giả đã phản ánh một xã hội mà những người có tài, “sáng dạ, có chí” lại trở nên “chán học, một dạ xuất ngoại”, văn chương trở nên tầm thường còn nhân cách con người ngày càng trở nên tính toán, giả dối, “ lòng dạ thật không lộ ra mặt”. Nhân vật Hinh cố tách mình khỏi hiện thực và mơ về một đấng tối cao nào đó sẽ giúp anh ta về miền cực lạc. Phải chăng sự thiếu thốn những giá trị tinh thần, cũng như cảm nhận nỗi bất lực của một lớp người không thể nào ngoi lên trong xã hội, một xã hội được ví như “xứ nhọc nhằn tăm tối”, đã khiến Hinh càng mò mẫm trong sự huyễn hoặc ấy. Trong khi tả theo bước chân của Hinh ra phố, tác giả đã lồng thêm những bức tranh xã hội đương thời, để người đọc hiểu được sự ngổn ngang, nhếch nhác và xô bồ của xã hội. Có một sự tương phản rất kín đáo của tác giả, khi nhân vật Hinh đi qua cùng một đoan phố rất nhiều lần, mà chỉ nhớ hàng thịt chó bia hơi mà chẳng thể nào nhớ nổi một kiosk sách báo. Điều đó cho thấy được giá trị của những món ăn tinh thần đã bị hạ thấp xuống dưới cả những món ăn nhậu tầm thường nhất. Vườn hoa thì vắng hoa (hoe? <có thể lỗi đánh máy của người post bài), ngoài đường thì vài cô gái vật vờ, rồi cả “dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố,…dân xích lô, ba gác, ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, bụi đời, móc túi”, một thành phố sao mà nhếch nhác và xô bồ quá. Và cao trào của câu chuyện bắt đầu từ những hành động của những người dân, khi tranh nhau kiếm tìm một thứ gì đó không phải của mình, giành giật, chen lấn để chiếm hữa một thứ mà họ không biết là gì, để làm gì, có lợi ý gì cho họ, miễn lấy được của người khác là họ thỏa mãn rồi. Không chỉ người dân đen mà thấp thoáng đâu đó lẫn vào tiếng của những kẻ có chức quyền, cũng lăm lăm tìm, bắt và phạt vạ bất kỳ ai tìm được “cái này”. Đúng như lời “đấng tối cao”, Hinh đã có được thiên hạ! Một con người tầm thường như Hinh, không làm được điều gì đặc biệt và có ích vẫn có được một thiên hạ vây quanh anh. Thiên hạ ấy đầy những thành phần bất hảo của xã hội, những người đã bị cái nghèo đói khổ cực làm họ trở nên mù quáng, sẵn sàng đánh chửi nhau vì một “cái này” không ai biết là gì, chỉ cốt tìm được chút “no ấm”.
LINH NGHIỆM
Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo
nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng
tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ
quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh
thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần
cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ
lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có
chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô,
Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất
ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù
mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà hôi.
Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.
Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :"Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…"
Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.
Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.
- Kính thưa… Hinh bàng hoàng thốt lên.
- Không phải! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.
- Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…
- Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.
Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc:
"Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi: "Có đi không?" thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để "tìm cái này". Cứ thế… chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ."
Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi: "Trời ơi,bảo bối, bảo bối…". Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. "Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…"
Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất, mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.
- Có đi không?
Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.
Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại... "Tìm cái này" là tìm cái gì, anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.
Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ? Chúng không thể tự giải đáp được.
- Anh ơi, anh tìm cái gì đấy?
Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời:
- Tìm cái này.
Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.
Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:
- Tìm cái gì đấy?
Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời:
- Tìm cái này!
Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.
Rồi tiếp đến... Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.
- Tìm cái gì đấy?
- Tìm cái này.
Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày!
Cứ thế...
Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.
Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.
Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.
Trưa.
Rồi chiều.
Và... vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân.
Trần Huy Quang
Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.
Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :"Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…"
Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.
Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.
- Kính thưa… Hinh bàng hoàng thốt lên.
- Không phải! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.
- Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…
- Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.
Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc:
"Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi: "Có đi không?" thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để "tìm cái này". Cứ thế… chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ."
Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi: "Trời ơi,bảo bối, bảo bối…". Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. "Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…"
Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất, mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.
- Có đi không?
Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.
Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại... "Tìm cái này" là tìm cái gì, anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.
Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ? Chúng không thể tự giải đáp được.
- Anh ơi, anh tìm cái gì đấy?
Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời:
- Tìm cái này.
Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.
Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:
- Tìm cái gì đấy?
Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời:
- Tìm cái này!
Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.
Rồi tiếp đến... Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.
- Tìm cái gì đấy?
- Tìm cái này.
Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày!
Cứ thế...
Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.
Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.
Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.
Trưa.
Rồi chiều.
Và... vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân.
Trần Huy Quang
(Truyện ngắn này được đăng trên tuần báo Văn
Nghệ, số 27 ra ngày 04.7.1992. Bị thu hồi và có lệnh hủy sau khi phát hành 4
ngày, nhưng càng được tìm đọc. Tác giả Trần Huy Quang bị treo bút 3 năm. Tổng
biên tập lúc ấy là Hữu Thỉnh, tuy đi vắng, vẫn bị nghiêm khắc khiển trách. Tác
giả cho biết phải suy nghĩ hơn 10 năm mới viết được truyện ngắn cô đọng này ;
anh phải suy nghĩ chọn từng câu, từng chữ, từng ý, từng hình
ảnh...)
CÁCH CHỨC VÌ MỘT TRUYỆN NGẮN
Hà Duy
Số báo Văn Nghệ đăng truyện ngắn Linh
nghiệm bị tịch thu. Tác giả Trần Huy Quang bị cách
chức.
Theo tin Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER,
số đề ngày 30.7.1992), nhà văn Trần Huy Quang đã bị cách
chức biên tập viên tuần báo Văn Nghệ vì sáng
tác một truyện ngắn “lần đầu tiên công khai gợi ý rằng cố chủ tịch Hồ
Chí Minh tôn kính đưa đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội
là phản lại nhân dân Việt Nam”. Tuần báo tiếng Anh xuất bản tại Hồng Kông
còn dẫn ý kiến của những nhà quan sát cho rằng việc này chắc sẽ ảnh hưởng tới
vị trí của Hữu Thỉnh, tổng biên tập Văn Nghệ.
Truyện ngắn nói trên của Trần Huy Quang tựa đề là Linh
nghiệm, đăng trang 12 báo Văn Nghệ số 27
(1695), ra ngày thứ bảy 4.7.1992, cũng là số kỷ niệm 35 năm thành lập Hội nhà
văn Việt Nam.
Theo tin của Diễn Đàn, số báo
này đã bị thu hồi một tuần sau khi phát hành. Nhưng cũng như tập thơ Chân dung nhà
văn của Xuân Sách (xem bài số trước và số này), lệnh cấm
đưa ra khi báo đã được phát hành rộng rãi, nên nó trở thành một công cụ quảng
cáo linh nghiệm, thúc đẩy công chúng tìm đọc và chuyền tay (việc này không
khó vì phương tiện sao chụp trở thành phổ biến ở các thành phố, và truyện
ngắn này không dài, chỉ chiếm vừa vặn diện tích một trang giấy khổ A4, nghĩa
là 21 x 29).
Trần Huy Quang được đông đảo độc giả biết đến với loạt bài
phóng sự về ông “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn (Câu chuyện về một ông " vua
lốp ", Lời khai của bị can) đăng trên Văn Nghệ
năm 1987, đánh dấu sự dấn thân của tờ báo này.
Truyện ngắn Linh nghiệm của ông mở đầu như sau:
“HINH là con trai thứ ba trong một gia đình không nghèo nhưng
cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính
khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì, nên đã
bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước
(...). Hinh (...) hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một thép thần
thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiện hoặc hơi hướng của miền cực lạc để
đưa về cho chúng sinh.”
Người đọc không cần tinh ý lắm cũng thấy đây là một chuyện ngụ ngôn mật mã và muốn giải mã cũng chẳng khó gì lắm: hình tượng người cha làm cho người thuộc sử hiện đại liên tưởng ngay tới cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có người con thứ ba là Nguyễn Tất Thành, và con tàu kia, Latouche-Tréville năm nào rời bến Nhà Rồng... Rồi Hinh nhận được cuốn bửu bối “ sung sướng hét toáng lên (...) cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi”. Y hệt cảnh Nguyễn Ái Quốc năm nào ở ngõ hẻm Compoint cầm trong tay luận cương Lénine...
Bảo bối chỉ rõ chi li đường đi nước bước để “tìm cái này”,
Hinh đi theo từng bước thấy rất linh nghiệm, người theo mỗi lúc một đông. “Cái
đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người
đến trước, thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. “ Tìm
cái này” là cái gì thì không ai biết ý nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ
phía trước cũng đã hấp dẫn lắm để họ trở thành một dòng nước”.
Đọc đến đây, cuối truyện, thì không cần ngược dòng quá khứ để giải mã nữa,
trong tai người đọc còn văng vẳng nghị quyết của Đại hội 7 với lập luận đanh
thép: chúng ta không có mô hình chủ nghĩa xã hội nhưng toàn dân
ta hiện quyết một lòng đi theo chủ nghĩa xã hội vì đó là con đường Hồ chủ
tịch đã chọn.
Dùng Hồ chủ tịch để khoá miệng mọi người không cho đặt lại vấn
đề chủ nghĩa xã hội, cấm đoán đa nguyên, thì tất nhiên phải cấm chỉ “đụng”
tới Hồ chủ tịch. Việc tịch thu báo Văn Nghệ, cách chức Trần Huy Quang nằm
trong cái dây xích lô-gích trơn tru đó, cũng như cách đây mấy năm, phong ba
đã nổi lên trong chén trà tàu khi Nguyễn Huy Thiệp viếtPhẩm tiết, bị
coi là xúc phạm Nguyễn Huệ.
Tất nhiên, có sự khác biệt cơ bản giữa Phẩm tiết và Linh
nghiệm. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, mà chúng ta có thể thích
hay không thích, là một tác phẩm văn học già dặn, giá trị. Truyện ngắn Linh
nghiệm của Trần Huy Quang, theo thiển ý chúng tôi, quá kém. Với một
ý ban đầu, có thể có giá trị (đặt lại vấn đề thần tượng), nhưng nó chuyên chở
một nội dung nghèo nàn, bố cục xộc xệch, văn chương dung tục, đến mức người
đọc có thể đi tới kết luận: nó phản lại ý của tác giả, nếu ý tác giả đúng là
như vậy.
Song đánh giá một sáng tác văn học là việc của người đọc, của
dư luận, và của giới phê bình, không phải là việc của một cơ quan chính quyền,
và càng không thể phê bình văn học bằng lối cách chức và
tịch thu. Nếu tác phẩm hay, thì càng cấm, người ta càng tìm đọc. Nếu tác phẩm
dở, thì sự cấm đoán lại mang cho nó hương vị quyến rũ của trái cấm.
Đó là nói chuyện văn chương. Đây tất nhiên không phải chuyện
văn chương. Mà là chuyện bộ máy chính quyền. Một bộ máy bị tuột tay quá nhiều
quyền bính, nên cấm được chút gì thì cứ cấm. Dù chỉ để chứng minh là mình còn
tồn tại.
Nguồn:Diendan.org/
|
VĂN NGHỆ CHÍ (10) TRƯƠNG VĨNH TUẤN
Hồi thứ mười
Linh nghiệm thêm một lần thử tháchTình anh
em đắng đót đời người
Như một điềm báo trước, tại lễ kỉ niệm 35 năm
thành lập Hội Nhà văn được tổ chức tại cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội, nhà văn
Đào Vũ lỡ lời :Các đồng chí lãnh đạo gửi vòng hoa đến hội nghị .
Mọi người ngơ ngác thì ra ông nói nhịu từ lẵng hoa ra vòng hoa . Chào mừng sự
kiện này báo Văn nghệ ra số đặc biệt trong đó có truyện ngắn Linh
Nghiệm của tác giả Trần Huy Quang.
Truyện này đã gây chấn
động lớn.
Khi ấy cụ ông
thân sinh ra Hữu Thỉnh ốm nặng đang điều trị tại viện 9, vợ Hữu Thỉnh
cũng ốm, Thỉnh trao lại cho Hoàng Minh Châu duyệt cuối cùng số báo này . Thỉnh
lăn lóc trong viện với bố.
Trong buổi
kiểm điểm họ nói như thế này :
Hữu Nhuận : Anh Quang trực tổ văn
, chuẩn bị một chùm truyện ngắn 5 đến 7 cái . Đã in 4 còn lại hai là anh Quang
và Sông Hồng . Anh Quang có kể lại chuyện có thật ở dọc đường, sau đó đọc lại
và thấy có nét được .khi biên tập không nghĩ tới chuyện khác . Những người biên
tập khi đọc không thấy được vấn đề trên . Thực tế khi đoc suy diễn thật là nguy
hiểm . Báo đã để cho suy diễn thì thật đáng tiếc . Khi đọc bài cần có cân nhắc
cẩn thận . Còn tác giả chúng tôi không có ý kiến nào khác.
Như trên đã nói mặc dù được Hữu Thỉnh giao cho duyệt cuối cùng số báo này, nhưng khi kiểm điêm ông ta nói : Khi anh Thỉnh đăng thì Hoàng Minh Châu chịu trách nhiệm . Đây không phải là truyện hay . Không có chất văn học . Biểu hiện tư tưởng hoài nghi và không tin và laị biểu hiện qua trang viết cho độc giả . Các nước họ công kích tổng thống nhưng ta thì khác, khi tác dụng hoài nghi của tác giả đối với người đọc.
Như trên đã nói mặc dù được Hữu Thỉnh giao cho duyệt cuối cùng số báo này, nhưng khi kiểm điêm ông ta nói : Khi anh Thỉnh đăng thì Hoàng Minh Châu chịu trách nhiệm . Đây không phải là truyện hay . Không có chất văn học . Biểu hiện tư tưởng hoài nghi và không tin và laị biểu hiện qua trang viết cho độc giả . Các nước họ công kích tổng thống nhưng ta thì khác, khi tác dụng hoài nghi của tác giả đối với người đọc.
Ngòi bút hư vô chủ
nghĩa , gợi cho người ta suy diễn , từ tên, tình tiết dẫn dắt đến ông Hồ, tác
hại thành phản ứng của bao người.
Khi bài ra thì nó động vào tác giả. Đáng lý
không đăng hoặc cắt đi . Nói thẳng nói rõ để anh Quang thấy sai.
Anh Quang chủ đích viết gì ?
Anh Quang chủ đích viết gì ?
Có thể nói đây chính là giọt nước cuối cùng đẩy
Trần Huy Quang nhận án kỉ luật treo bút.
Khi có quyết định kỉ luật Châu còn nói : Chừng
nào còn là đảng viên cộng sản xin chấp nhận kỉ luật đảng , nếu làlinh nghiệm thì
Hoàng Minh Châu không nhận . Nhưng nhận là không nắm được tư tưởng trong cơ
quan. Đề nghị có văn bản để chi bộ kiểm điểm chúng tôi.
Ngày 16-6-1994 nhà thơ Chính Hữu thay mặt Ban
Chấp hành kí quyết định số 106 . điều I – thôi đình chỉ công tác biên tập viên
của anh Trân Huy Quang . điều II – anh Trần Huy Quang được xuất hiện trên tuần
báo Văn nghệ , tạp chí và các ấn phẩm khác của Hội Nhà văn.
Phải nói trong chuyện này Thỉnh rất khôn khéo
uyển chuyển và thành tâm, không đổ cho ai, anh phát biểu ở chi bộ : Truyện
này là một điểm nóng . Tình hình chung gây sự phản ứng chê trách, lên án có tập
thể cơ quan , giáo viên , bộ độ, binh chủng, quân chủng, cựu chiến binh chửi
thẳng bằng ngôn ngữ thường. đã gặp đồng chí Nam cho biết phản ứng ở viện Hồ Chí
Minh , đặt vấn đề họp ban chấp hành và thường trực ban chấp hành .Đình chỉ công
tác anh Quang thôi biên tập làm kiểm điểm , liên hệ với các báo bằng quan điểm
người đảng viên bình thường dề nghị không công khai trên báo khác.
Đây là một sai sót, đây là một khuyết điểm ta
phải kiểm điểm để thấy tác hại của nó Sau đó thấy nhận thức cơ quan và
ban biên tập. Không công khai, nội bộ phải làm các báo chia sẻ với ta khi có
việc không tốt xảy ra. ta làm mất mặt với các hội.
Chi bộ ra nghị quyết, tổ chức chấp hành kiểm
điểm nghiêm túc, tất cả đảng viên phải có thái độ rõ ràng , cần tránh đứng
ngoài không thấy đúng vấn đề, cũng đừng đẩy vấn đề lên cao .
Và cuối cùng cũng tai qua nạn khỏi, ngày 12-9-1992 chi bộ ra nghị quyết : - qua việc Linh nghiệm có một số đồng chí sợ trách nhiệm , ngại không dám nhận , tư tưởng hơi dã đám , vòng vo xem xét chờ thời.
Nhiều đảng viên giữ được tính trung thực, tập trung vun vén, vượt qua được khó khăn.
Và cuối cùng cũng tai qua nạn khỏi, ngày 12-9-1992 chi bộ ra nghị quyết : - qua việc Linh nghiệm có một số đồng chí sợ trách nhiệm , ngại không dám nhận , tư tưởng hơi dã đám , vòng vo xem xét chờ thời.
Nhiều đảng viên giữ được tính trung thực, tập trung vun vén, vượt qua được khó khăn.
Hữu Thỉnh có một người em kết nghĩa cùng quê,
bạn học một thời với nhau, nghe nói công lên việc xuống ở nhà anh ấy đều không
qua tay Thỉnh, họ đã cắt máu ăn thề chung thủy với nhau suốt đời.
Ngày anh ấy làm tổng biên tập tạp chí nọ có cho in bài về cụ
Đồ Chiểu ông Thi tức lắm cách chức liền. Thỉnh cưu mang tìm cách giới thiệu
về BTTVH . Lúc này anh ấy đang làm vụ trưởng , có tin đồn Thỉnh sẽ
về phó ban, sợ mất phần nên anh ta đánh Thỉnh , may cho Thỉnh không sao.
Mọi tai nạn đã qua Hữu Thỉnh vững vàng để lại
trong lòng anh em báo Văn Nghệ sự ngưỡng mộ qui mến.
Thử đọc lại bài thơ lời thưa Thỉnh
viết năm 1987 toàn văn như sau: Tôi vẫn
thường hay lẫn với mồ hôi
Xin bạn cứ hình dung một mảnh đời lấm láp
Những
gì hay để quên, những gì hay bỏ sót.
Tôi ấy mà xin bạn cứ hình dung.
Tôi
thường bị đám gai của hoa hồng xua đuổi.
Không
có cách chi lọt vào mắt vô tình.
Trong
tiệc lớn rượu nào ai cũng nhớ.
Tôi
ấy mà, những chiếc cốc vô danh.
Trời thấp xuống tìm lời an ủi đất.
Tôi ấy mà cánh diều nhỏ cô đơn.
Với hạnh phúc tôi đứng ngoài song cửa.
Với chia tan tôi là khúc ca buồn.
Lũ trẻ thích tôi là bong bóng.
Bay
đung đưa trong hạnh phúc không ngờ.
Họ lần lượt rủ nhau thành người lớn.
Tôi ấy mà , một cuống rạ bơ vơ.
Sau đợt này muốn biết anh là ai xin xem
hồi sau sẽ rõ
No comments:
Post a Comment