Chiều 05/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội
Khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên « Làm
sao để thoát Trung ? ». Hội thảo do Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh tổ
chức. Để chuyển đến quý vị các thông tin về cuộc hội thảo, RFI phỏng vấn nhà
giáo Phạm Toàn (Hà Nội), một người có mặt tại chỗ.
Là chủ đề của một sinh hoạt tọa đàm thường kỳ của Quỹ, buổi hội thảo hôm 05/06 được công chúng đặc biệt quan tâm, trong bối cảnh từ hơn một tháng nay, giàn khoan Trung Quốc thăm dò dầu khí cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế (có thể tham khảo bài tường thuật trên trang blog Nguyễn Xuân Diện). RFI : Xin ông cho biết ý nghĩa chính của cuộc hội thảo này.
Phạm Toàn : Từ lâu rồi, thường là cứ chiều thứ Sáu, anh em gặp nhau để thảo luận về những vấn đề mà mọi người quan tâm. Những buổi đầu còn lưa thưa, nhưng trong khoảng mấy tháng nay, các hội thảo rất đông người tham gia. Đặc biệt buổi « thoát Trung», ngồi xuống đất, đứng đằng sau, chen chúc nhau.
Vấn đề « thoát Trung » bây giờ là vấn đề thiết thân của mọi người, những người nào biết lo cho đất nước. Vì những vấn đề vặt vãnh của gia đình, của cuộc sống thì có thể quên, còn thì chuyện này nó hiện diện lù lù ra trước mọi người : từ hàng hóa Trung Quốc, tin tức… đặc biệt là cái giàn khoan, đặc biệt là sự hống hách của người Tàu.
RFI : Thưa ông, xin ông cho biết cụ thể về các diễn giả.
Phạm Toàn : Tôi ấn tượng với anh Giáp Văn Dương, vốn là giảng sư đại học Singapore. Nhưng anh ấy bỏ hết, anh ấy về nước mở trường, lập trường trên mạng, tham gia vào những hoạt động xã hội. Bài tường trình diễn giải mở đầu của anh ấy hay lắm. Anh ấy lập luận chặt chẽ. Trước hết anh ấy nói rằng : « chúng ta thoát Trung, chứ không phải bài Trung ». Xác định giới hạn rõ ràng ! Rõ ràng đấy là những con người lịch sự, chứ không phải là làm cho người ta có thể khó chịu.
Và đặt ra vấn đề là, « thoát Trung » thì thoát đi đâu ? thoát để làm gì ? thoát bằng cách gì ? Trước đó, tôi có nói với anh ấy : « đầu đề của anh là ‘‘Làm sao’’ để thoát Trung, chứ không phải làm ‘‘Làm gì’’ ? ». Anh ấy nói là « Làm sao ? » chứ, nêu ra vấn đề lớn như thế đã ! Chứ còn «Làm gì ? » thì từng người, từng tổ chức, từng mắt xích một, phải nghĩ xem mình làm gì và mình phải làm thế nào cho nó thiết thực ! Thế còn (việc) bây giờ là phải xới vấn đề ra !...
Sau đó, đến lúc mọi người phát biểu, thì hay lắm. Anh Nguyễn Vi Khải – nguyên là cố vấn trong nhóm cố vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải trước đây (dàn cố vấn đã bị giải tán) – nói : Hôm nay, tôi nói chuyện với tư cách một người cách đây bảy mươi mấy năm đã ra đời ở Thượng Hải. Ông ấy bảo, không nên coi thường người Trung Quốc, người ta thật sự đang hiện đại hóa, người ta thật sự đang lớn mạnh, thế nhưng mà, trong sự lớn mạnh, hiện đại của người Trung Quốc, hàm chứa nhiều điều mà anh ấy gọi là « bí ẩn »... Như thế đặt ra vấn đề mình phải nghiên cứu họ.
Tôi thấy có các ý kiến của anh Trần Vũ Hải, của anh Nguyễn Quang A, của anh Phạm Khiêm Ích hay lắm… Anh Phạm Khiêm Ích đem Hiến pháp ra nói : đảng Cộng Sản Việt Nam đã có lần đưa vào Hiến pháp, coi Trung Quốc - có máu « bành trướng », « Đại Hán » - là « nguy cơ thường trực », « nguy cơ đại họa ». Thế nhưng mà, giải pháp mà (chính quyền Việt Nam dùng - ndr) để chống nguy cơ ấy là phải xây dựng « chuyên chính vô sản ». Anh Phạm Khiêm Ích, anh ấy chỉ ra một căn bệnh (của chính quyền Việt Nam - ndr) là dùng phương thuốc sai. «Đáng nhẽ lấy nước dập lửa, thì lại lấy lửa dập lửa ; đáng nhẽ lấy thuốc giải độc để giải độc, thì lại lấy độc trị độc ». Thế thì khó lắm ! Nói chung là lúng ta lúng túng.
Là chủ đề của một sinh hoạt tọa đàm thường kỳ của Quỹ, buổi hội thảo hôm 05/06 được công chúng đặc biệt quan tâm, trong bối cảnh từ hơn một tháng nay, giàn khoan Trung Quốc thăm dò dầu khí cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế (có thể tham khảo bài tường thuật trên trang blog Nguyễn Xuân Diện). RFI : Xin ông cho biết ý nghĩa chính của cuộc hội thảo này.
Phạm Toàn : Từ lâu rồi, thường là cứ chiều thứ Sáu, anh em gặp nhau để thảo luận về những vấn đề mà mọi người quan tâm. Những buổi đầu còn lưa thưa, nhưng trong khoảng mấy tháng nay, các hội thảo rất đông người tham gia. Đặc biệt buổi « thoát Trung», ngồi xuống đất, đứng đằng sau, chen chúc nhau.
Vấn đề « thoát Trung » bây giờ là vấn đề thiết thân của mọi người, những người nào biết lo cho đất nước. Vì những vấn đề vặt vãnh của gia đình, của cuộc sống thì có thể quên, còn thì chuyện này nó hiện diện lù lù ra trước mọi người : từ hàng hóa Trung Quốc, tin tức… đặc biệt là cái giàn khoan, đặc biệt là sự hống hách của người Tàu.
RFI : Thưa ông, xin ông cho biết cụ thể về các diễn giả.
Phạm Toàn : Tôi ấn tượng với anh Giáp Văn Dương, vốn là giảng sư đại học Singapore. Nhưng anh ấy bỏ hết, anh ấy về nước mở trường, lập trường trên mạng, tham gia vào những hoạt động xã hội. Bài tường trình diễn giải mở đầu của anh ấy hay lắm. Anh ấy lập luận chặt chẽ. Trước hết anh ấy nói rằng : « chúng ta thoát Trung, chứ không phải bài Trung ». Xác định giới hạn rõ ràng ! Rõ ràng đấy là những con người lịch sự, chứ không phải là làm cho người ta có thể khó chịu.
Và đặt ra vấn đề là, « thoát Trung » thì thoát đi đâu ? thoát để làm gì ? thoát bằng cách gì ? Trước đó, tôi có nói với anh ấy : « đầu đề của anh là ‘‘Làm sao’’ để thoát Trung, chứ không phải làm ‘‘Làm gì’’ ? ». Anh ấy nói là « Làm sao ? » chứ, nêu ra vấn đề lớn như thế đã ! Chứ còn «Làm gì ? » thì từng người, từng tổ chức, từng mắt xích một, phải nghĩ xem mình làm gì và mình phải làm thế nào cho nó thiết thực ! Thế còn (việc) bây giờ là phải xới vấn đề ra !...
Sau đó, đến lúc mọi người phát biểu, thì hay lắm. Anh Nguyễn Vi Khải – nguyên là cố vấn trong nhóm cố vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải trước đây (dàn cố vấn đã bị giải tán) – nói : Hôm nay, tôi nói chuyện với tư cách một người cách đây bảy mươi mấy năm đã ra đời ở Thượng Hải. Ông ấy bảo, không nên coi thường người Trung Quốc, người ta thật sự đang hiện đại hóa, người ta thật sự đang lớn mạnh, thế nhưng mà, trong sự lớn mạnh, hiện đại của người Trung Quốc, hàm chứa nhiều điều mà anh ấy gọi là « bí ẩn »... Như thế đặt ra vấn đề mình phải nghiên cứu họ.
Tôi thấy có các ý kiến của anh Trần Vũ Hải, của anh Nguyễn Quang A, của anh Phạm Khiêm Ích hay lắm… Anh Phạm Khiêm Ích đem Hiến pháp ra nói : đảng Cộng Sản Việt Nam đã có lần đưa vào Hiến pháp, coi Trung Quốc - có máu « bành trướng », « Đại Hán » - là « nguy cơ thường trực », « nguy cơ đại họa ». Thế nhưng mà, giải pháp mà (chính quyền Việt Nam dùng - ndr) để chống nguy cơ ấy là phải xây dựng « chuyên chính vô sản ». Anh Phạm Khiêm Ích, anh ấy chỉ ra một căn bệnh (của chính quyền Việt Nam - ndr) là dùng phương thuốc sai. «Đáng nhẽ lấy nước dập lửa, thì lại lấy lửa dập lửa ; đáng nhẽ lấy thuốc giải độc để giải độc, thì lại lấy độc trị độc ». Thế thì khó lắm ! Nói chung là lúng ta lúng túng.
Cuộc họp diễn ra ở một hội trường, có một khẩu
hiệu to đùng (Khẩu hiệu "Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm"
- ndr). Tôi cố tình đưa ảnh ấy lên trên mạng. Còn có cả tượng (tượng
Hồ Chí Minh - ndr)… Mọi người cứ cười. Anh Nguyễn Quang A nói rất vui : Cái hội
trường này hình như nó không đủ chứa, lần sau chúng ta phải ở một hội trường
chỗ khác thôi. Thế là tất cả đều cười bò ra. Mọi người đều hiểu nhau. Cho nên,
tôi phải nói rằng, cử tọa, công chúng, con người ở Việt Nam bây giờ khôn lắm,
cực kỳ thông minh rồi đấy.
Diễn giả, cử tọa, những người tham gia phát
biểu, nói chung tôi thấy người ta rất trưởng thành. Trưởng thành ở chỗ là người
ta rất là biết cách lý lẽ, biết cách làm thế nào cho thật mạnh, mà lại thật nhẹ
và thật vui, nếu có bị làm sao, thì… người mình nó cứ mềm ra, cứ như là judo,
nhu đạo. Không có thể có gì đánh mình gẫy được. Không cứng, không lên gân. Đấy
là cái tâm trạng của mọi người. Phải nói là đến dự cuộc này, tôi thấy về chính
trị, ý thức chính trị, ứng xử chính trị của người dân Việt Nam bây giờ là cực
kỳ trưởng thành, trưởng thành ghê gớm, biết cách đối đãi, biết cách đối phó,
biết cách ứng xử để mình vừa an toàn, mà mình vẫn đến được chân lý.
Nhưng tôi chỉ hơi đáng buồn là thanh niên tham
gia ít quá... Một em thanh niên nêu các vấn đề ra, rồi nói « chúng tôi
là những người hoang mang »… Tôi có nói với lại, các cậu làm đi, việc
gì phải chờ mấy ông già, mấy ông ấy dậy… Các cậu làm đi, sợ cái gì ?! Tất cả
giống hệt như các nội dung mà anh Giáp Văn Dương đã chuẩn bị. Con người là con
người tự do, tự do làm những điều theo trách nhiệm của mình. Anh Giáp Văn Dương
nói, muốn thoát Trung thì thoát từ từng con người, với tư cách là « người
tự do và có trách nhiệm », chứ không phải là cứ chờ đợi.
Và cái kết luận lúc cuối cùng cũng là gần như
thế. Là mỗi người phải tìm ra những gì mình cần làm, những gì mình tin rằng
mình làm được, tính khả thi của mọi kế hoạch. Tôi nghĩ rằng những lần họp sau,
những hội thảo tiếp theo, nếu có thì có những phương án thực thi, tôi tin như
thế.
RFI : Thưa ông, những
điều ông nói có nhiều hương vị lạc quan, tuy nhiên, một số bài tham luận hội
thảo, cụ thể là bài của Tiến sĩ, cựu đại sứ Đinh Hoàng Thắng, có nói đến« bóng ma » ám ảnh của « Thành Đô-2 » (tức một thỏa thuận
bí mật có thể xẩy ra giữa ban lãnh đạo hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc), gây
lo ngại. Về vấn đề này, xin ông cho biết ý kiến.
Phạm Toàn : Nếu chúng ta đọc
"Hồi ký" của Trần Quang Cơ, chúng ta có thể hiểu một chút.
Nhưng vì không có sự minh bạch, nên không thể nào biết được nội dung thực sự
của những thỏa thuận ngầm, « đi đêm » là những gì. Tại làm sao
sau khi bao nhiêu chiến sĩ và đồng bào mình chết như thế, mà lại có thể lờ tảng
những chuyện đó đi ? Thậm chí những đài tưởng niệm ở biên giới bị đục bỏ, rồi
những chuyện khác… Coi như không có gì nữa. Rồi lại trở lại bao nhiêu « chữ
vàng », bao nhiêu « 4 tốt », bao nhiêu vớ vẩn… Cái đó
vẫn là một quá trình. Anh Đinh Hoàng Thắng anh ấy gợi ra là sẽ có thể có « một
Thành Đô » nữa.
Tôi thấy rằng, cái không khí của việc thảo
luận là người nào cũng nghĩ thầm trong đầu là : thoát Hán chỉ như là một cái « biển
hiệu » thôi, muốn thoát Hán thì phải thoát Cộng, mà thoát Cộng, thì
cực kỳ khó khăn, phải từ từ. Thế và, có một diễn giả cũng nói rất là giữ kẽ, là
« Thoát tính toàn trị chứ không phải là thoát Cộng ». Thế
nhưng, thoát toàn trị, giả định đã là cái kia rồi.
Nói chung là mọi người cũng rất là dè dặt, cực
kỳ dè dặt. Đặc biệt là sau khi hội nghị đã tan, mọi người còn ở lại ít nhất là
một tiếng đồng hồ. Và có một câu hỏi cứ lởn vởn : hôm nay có bao nhiêu an ninh
theo dõi ? Thế nhưng, rất là may, hôm nay (07/06), có một người làm việc ở chỗ
Quỹ Phan Chu Trinh gọi điện cho tôi nói chuyện là, hôm qua, Ban Tuyên giáo có
gọi điện cho anh Chu Hảo là hoan nghênh cuộc thảo luận đó. Tôi chưa xác minh
lại thông tin này. Tuy thế, nhưng mà trước khi tổ chức, thì có những người
yêu cầu là phải làm thật gọn, không được lan man, và làm đúng 4 giờ rưỡi là
phải giải tán, không được ở lại thêm, không được tụ tập lâu hơn.
Tôi cho rằng, tóm lại, ở Việt Nam bây giờ
đương rất là lộn xộn, không biết thế lực nào là thế lực chính, không biết người
nào là người nói thật, và không biết người nào là người nói thật và làm thật.
Thế lực mà đang nói thật được, nhờ cuộc cách mạng internet, thì lại chưa thể
làm thật được, vẫn còn bị trên đe, dưới búa. Cái không khí tôi cảm nhận là như
thế. Ngay cả diễn giả, anh Giáp Văn Dương, cũng đề ra vấn đề hết sức là chừng
mực, chừng mực. Và vẫn chưa có người nào gọi tên được « cái bệnh »,
được « cái con vi trùng » đó là cái gì ?
RFI : Trong bài « ghi
chép » ông thực hiện về hội thảo này, đăng tải trên trang Văn Việt, ông có cho biết « thế
hệ ông » đã thoát Trung từ lâu. Vậy xin ông cho biết cụ thể.
Phạm Toàn : Bọn tôi thoát Hán
từ lâu rồi. Từ những năm 1950, chúng tôi đã có những chuyện tiếu lâm, chuyện
thật, nhưng kể thành tiếu lâm, ví dụ như tính giáo điều của những ông chuyên
gia, cố vấn Trung Quốc... Chúng tôi giễu nhiều lắm. Mới đầu khi thoát Trung,
thì hơi ngả về Nga. Nhưng từ khi ông Khruchtchep ông ấy thể hiện sự ngu dốt,
khi đả kích các nhà văn hóa, vẽ như Picasso, thì thà lấy đuôi ngựa nhúng vào
thùng màu quật quật lên toan… thì có thể có được bức tranh trừu tượng...
Cuối những năm 1950, chúng tôi đã thoát Trung,
cuối những năm 1960, chúng tôi đã thoát Xô Viết, để còn lại là những người tư
duy tự do, và buồn. Vào những năm 1970, chúng tôi đã truyền nhau một câu : « Chủ
nghĩa xã hội ở đâu ? C’est partout et nulle part ». Và từ khi chúng
tôi đã truyền tay nhau những bài viết của tạp chí « Les Lettres
françaises », bị đình bản, các bài viết của ông Aragon như « J’ai
gâché ma vie »... Chúng tôi đã truyền tay nhau những bài ấy.
Chúng tôi đã biết rằng mình phải thoát. Chỉ
còn lại là, mình phải độc lập, mình phải tự do. Nhưng mà sức mỏng, lực thì lại
yếu, và cũng ba bốn năm lần, một chân ở trong cùm rồi… Thoát Trung, thoát Xô
Viết, thoát cùm, ba cái thoát chúng tôi đều đã thoát cả rồi. Phải nói rằng, tôi
là người lạc quan, và tôi là người tự do. Bây giờ, tôi tổ chức các em soạn lại
bộ sách (bộ sách giáo khoa phổ thông của nhóm "Cánh buồm" -
ndr). Để làm gì, vì muốn thoát gì, suy cho cùng cũng phải chấn hưng nền
văn hóa, phải làm những việc có ích, việc có thật, việc đúng đắn. Chính những
cái đó bảo vệ cho mình, bảo vệ cho danh dự, cho sinh mệnh của mình, và mình có
nhiều người thông cảm, nhiều người cùng làm việc. Đấy là ý của tôi.
RFI : Như vậy, ông được
cả hai đường. Thế còn những ai phải mạo hiểm cuộc sống… để làm những việc mà họ
cho là đúng ?
Phạm Toàn : Tất cả các con
đường đều đáng tôn trọng, tất cả các cách làm việc đều phải tôn trọng. Có những
cái tích cực theo phương thức này, hoặc theo phương thức kia. Cái nguy cơ đặt
ra với Việt Nam bây giờ là phong trào dân sự chưa có tổ chức… Hiện nay, thế lực
mà có khả năng tổ chức là thế lực toàn trị. Thế lực ấy không đồng tình lắm với
các cuộc hội thảo thoát Trung. Bởi vì thoát Trung chính là thoát cả cái toàn
trị ấy.
RFI xin cảm ơn nhà giáo
Phạm Toàn.
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỌA ĐÀM ‘‘LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT TRUNG’’
Từ 1h30, đã có nhiều vị học giả, nhà nghiên cứu và người quan tâm đã có mặt tại
hội trường tầng 4 của trụ sở Hội Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam,
53 Nguyễn Du, Hà Nội. Lúc đầu định làm ở tầng 3, sau phải dời lên tầng 4 là nơi
có sức chứa lớn hơn.
13h50, hội trường đã hết chỗ.
Đến dự có các vị: Phạm Toàn, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phạm Chi Lan...
14h00: Giáo sư Chu Hảo phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm.
Hôm nay, chúng ta tổ chức hội thảo về vấn đề lớn của đất nước mà nhiều người quan tâm. Đến dự, về phía Quỹ Phan Chu Trinh, có Nhà văn Nguyên Ngọc, chủ tịch Quỹ Phan Chu Trinh là đơn vị tổ chức cuộc tọa đàm này.
Hội thảo này có được từ cảm hứng về lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines. Thoát Trung ở đây là Thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc.
Tọa đàm này có các diễn giả sau: TS. Giáp Văn Dương, GS. TS Trần Ngọc Vương, TS Phạm Gia Minh, TS. Đinh Hoàng Thắng.
Mở đầu, TS, Giáp Văn Dương sẽ trình bày trong 30 phút.
Sau đó, các diễn giả khác, mỗi người 15 phút.
TS. Giáp Văn Dương:
Chúng ta bàn về Thoát Trung, tức là bàn về các ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc, chứ không phải là "bài Trung".
Một ngày của chúng ta...gắn chặt với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Năm 2010: 90 % các dự án tổng thầu rơi vào tay các công ty Trung Quốc. Đặc biệt các dự án nhiệt điện.
TQ đang chi phối kinh tế, đời sống, tư tưởng....của chúng ta.
Tương quan Việt - Trung:
Việt Nam: DS 90 triệu, GDP - 170 tỷ USD
TQ: DS 1,4 tỷ GDP _ 10000 tỷ USD
Thoát Trung: 3 câu hỏi
- Thoát đi đâu?
- Thoát cái gì ? - Thoát những ảnh hưởng tiêu cực từ TQ, không cho chúng ta phát triển, về chính trị, kinh tế, quân sự
- Thoát để làm gì? -để đất nước phát triển, để đất nước văn minh
- Thoát thế nào?
Làm sao để thoát Trung?
- Muốn thoát Trung thì phải phát triển, chạm ngưỡng các nước phát triển, khi mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD / năm. Cả nước là 1.000 tỷ USD.
Muốn phát triển phải có 3 tiên đề:
- Lợi ích quốc gia phải đặt lên trên hết.
- Phải phát triển bền vững dựa trên chất lượng thể chế và nhân lực.
- Phát triển để ổn định. Ổn định chỉ đạt được nếu phát triển.
Để phát triển phải có 7 trụ cột:
- Con người tự do: (Tự do thân thể, Tự do tư tưởng, tự chỉ hành vi, tự trọng đạo đức)
- Giáo dục khai phóng (Phát triển kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ; Phát triển khoa học - công nghệ, thực học, thực nghiệp)
- Xã hội dân sự (Tạo sự năng động, sáng tạo cho XH; Giảm tải cho nhà nước; Giải tỏa căng thẳng, ẩn ức đám đông, ...)
- Hành chính phục vụ: (Giảm thiểu chồng lấn giữa hành chính và chính trị; Coi hành chính như một dịch vụ công, phục vụ phát triển chứ không kiểm soát phát triển; Thúc đẩy hành chính điện tử, giảm thiểu thủ tục, hậu kiểm...)
- Thể chế dân chủ..
- Kinh tế thị trường (Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bỏ đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa"; cạnh tranh bình đẳng...)
- Nhà nước pháp quyền (tam quyền phân lập, Không ai đứng trên và đứng ngoài pháp luật, có cơ chế giám sát quyền lực, thưởng phạt nghiêm minh..)
Phát triển dưới đe dọa?
Một cá nhân thì làm được gì?
- Tự thân khai sáng, tự cứu mình trước khi trời cứu
- Đẩy mạnh khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới, làm việc chăm chỉ,,,,để phát triển
- Thực hành và bồi đắp 7 trụ cột ....trong phạm vi của mình.
LS Trần Vũ Hải hỏi: Các đề xuát của TS rất hay, nhưng nếu ai đó mà thực hiện một trong những đề xuất này thì bị bắt giữ. Vậy TS nghĩ gì?
TS. Giáp văn Dương: Thưa anh, như vậy thì chứng tỏ người ta chưa muốn "thoát Trung".
TS. Phạm Gia Minh trình bày về Thoát Á, Thoát Trung.
Xem bài tại đây: Một số ý kiến đóng góp vào cuộctọa đàm với chủ đề THOÁT TRUNG
GS. TS Trần Ngọc Vương trình bày ý kiến:
Trả lời câu hỏi “Thoát Trung là thoát những gì”. Tôi trả lời thẳng:
1-Lệ thuộc và ràng buộc vào TQ không phải là định mệnh lịch sử của Dân tộc VN. Tâm lý nô lệ TQ vẫn rất đậm trong tất cả các tầng lớp.
Nhật bản, Hàn quốc cũng trong vùng văn hóa Hán nhưng đã thoát ra một cách ngoạn mục cho nên người Việt làm được.
2-Thoát Trung là thoát cái gì.
Trung Quốc có vô vàn cái hay cái đẹp, chúng ta không thoát, chúng ta phải đọc, thưởng lãm, nhâm nhi nó.
Thoát thứ 1: THOÁT KHỎI DÃ TÂM CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC TỒN TẠI HƠN 2000 năm chưa bao giờ giới cầm quyền TQ muốn có bên mình một VN mạnh.
Khẳng định THOÁT KHỎI DÃ TÂM CỦA NGƯỜI CẦM QUYỀN TQ.
Thoát thứ 2: Chúng ta hãy thoát khỏi cái tâm lý bị bóng đè của chính người Việt.
Ngay từ thời Sĩ Nhiếp sang đây, tuyên truyền trong tầng lớp người Hán di cư sau đó là người Việt quý tộc sau là những tầng lớp khác tâm lý “Nam nhân bắc hướng”. Mong ngóng, sung thượng, thờ phụng, kính ngưỡng đối với những giá trị Trung hoa.
Người phương nam nhưng cứ mong ngóng về TQ, và cái giá trị của người phương nam ở mãi tận bên TQ.
Chúng ta phải tự mình soi cho kỹ và tiêu diệt cái thằng Việt gian trong mình, nghĩa là không trung thành với quốc gia, với cộng đồng, mà luôn mong ngóng đi ra ngoài.
Chỉ có nước lớn mới bắt nạt nước nhỏ, chỉ có bọn TQ mới cậy quyền thế bắt nạt nước nhỏ.
Căn tính nô lệ hóa, cái kỳ vĩ Trung hoa ở trong mỗi chúng ta mà chúng ta luôn hướng về nó như hướng về một bản giá trị vĩnh hằng.
Thoát thứ 3: Thoát khỏi toàn bộ những mặt trái của thiết chế chính trị văn hóa mà người Việt đã du nhập vào ý thức hay vô thức. Đã đến lúc phải tự kiểm điểm xem tốt, xấu, sâu và rộng đến đâu.
Vừa muốn khác nhưng vừa muốn vô tốn (không kém) và bất dị (không khác).
Minh Mạng đi lạc dòng. Người ta hướng mãnh liệt sang Phương tây nhưng ông hướng về đời thái tổ trung quốc, Hướng tới với mục đích rằng MÌNH TÀU HƠN CẢ NHÀ THANH.
Tái hiện mô thức văn hóa TQ thời cổ. Một ngày nào đó ta nói cho các người biết người hán sẽ khăn gói sang đây để học lại văn hóa của mình.
Hiện tượng tán phát và phát tán kết tủa văn hóa = hóa thạch ngoại biên. Một hiện tượng văn hóa sinh ra ở một vùng rồi di chuyển sang vùng khác đạt tới giá trị đỉnh cao của hiện tượng văn hóa đó.
Thoát thứ 4: thoát những cái biểu hiện căn tính trong bản thân con người (não trạng) đã trở thành quán tính của người việt do toàn bộ tiếp thu thể chế văn hóa tinh thần.
Quy chế: là một nước bán đảo 3310 cây số bờ biển, 3440 km bờ biển LHQ, top 11 quốc gia có tỷ lệ bờ biển trên tỷ lệ diện tích => là quốc gia biển.
Châu âu, quốc gia biển phát triển kinh tế biển => thành đế quốc. nghĩa nào đó CHỦ NGHĨA TƯ BẢN RA ĐỜI TỪ BIỂN.
TQ 18000 km bờ biển không lọt top theo chỉ tiêu của thế giới.
Pháp gia và nho gia = đều là hệ tư tưởng lục địa. úp mặt vào đất chỉ biết có đất thôi.
TS. Đinh Hoàng Thắng:
Xem bài tại đây: Để “thoát Trung”có thể thành hiện thực
Nhưng TS Thắng không nói lại bài viết đó.
TS. Nguyễn Vy Khải:
Chúng ta muốn thoát Trung QUốc, thì trước hết phải hiểu Trung QUốc, là Chủ nghĩa Đại Hán hiện đại.
1 bạn trẻ: Nếu dân muốn thoát Trung, mà lãnh đạo không muốn thì sao?
....Phần thảo luận và ý kiến phát biểu của khách tham dự, sẽ cập nhật sau....
Một số hình ảnh của buổi tọa đàm:
GS. Ngô Đức Thọ và Thạc sĩ Đào Tiến Thi và nhiều người có mặt đúng 14h00
nhưng đã hết chỗ, phải đứng ngoài hội trường và rồi kéo nhau đi cafe
TS. Giáp Văn Dương
TS. Phạm Gia Minh
GS. TS Trần Ngọc Vương
13h50, hội trường đã hết chỗ.
Đến dự có các vị: Phạm Toàn, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phạm Chi Lan...
14h00: Giáo sư Chu Hảo phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm.
Hôm nay, chúng ta tổ chức hội thảo về vấn đề lớn của đất nước mà nhiều người quan tâm. Đến dự, về phía Quỹ Phan Chu Trinh, có Nhà văn Nguyên Ngọc, chủ tịch Quỹ Phan Chu Trinh là đơn vị tổ chức cuộc tọa đàm này.
Hội thảo này có được từ cảm hứng về lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines. Thoát Trung ở đây là Thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc.
Tọa đàm này có các diễn giả sau: TS. Giáp Văn Dương, GS. TS Trần Ngọc Vương, TS Phạm Gia Minh, TS. Đinh Hoàng Thắng.
Mở đầu, TS, Giáp Văn Dương sẽ trình bày trong 30 phút.
Sau đó, các diễn giả khác, mỗi người 15 phút.
TS. Giáp Văn Dương:
Chúng ta bàn về Thoát Trung, tức là bàn về các ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc, chứ không phải là "bài Trung".
Một ngày của chúng ta...gắn chặt với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Năm 2010: 90 % các dự án tổng thầu rơi vào tay các công ty Trung Quốc. Đặc biệt các dự án nhiệt điện.
TQ đang chi phối kinh tế, đời sống, tư tưởng....của chúng ta.
Tương quan Việt - Trung:
Việt Nam: DS 90 triệu, GDP - 170 tỷ USD
TQ: DS 1,4 tỷ GDP _ 10000 tỷ USD
Thoát Trung: 3 câu hỏi
- Thoát đi đâu?
- Thoát cái gì ? - Thoát những ảnh hưởng tiêu cực từ TQ, không cho chúng ta phát triển, về chính trị, kinh tế, quân sự
- Thoát để làm gì? -để đất nước phát triển, để đất nước văn minh
- Thoát thế nào?
Làm sao để thoát Trung?
- Muốn thoát Trung thì phải phát triển, chạm ngưỡng các nước phát triển, khi mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD / năm. Cả nước là 1.000 tỷ USD.
Muốn phát triển phải có 3 tiên đề:
- Lợi ích quốc gia phải đặt lên trên hết.
- Phải phát triển bền vững dựa trên chất lượng thể chế và nhân lực.
- Phát triển để ổn định. Ổn định chỉ đạt được nếu phát triển.
Để phát triển phải có 7 trụ cột:
- Con người tự do: (Tự do thân thể, Tự do tư tưởng, tự chỉ hành vi, tự trọng đạo đức)
- Giáo dục khai phóng (Phát triển kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ; Phát triển khoa học - công nghệ, thực học, thực nghiệp)
- Xã hội dân sự (Tạo sự năng động, sáng tạo cho XH; Giảm tải cho nhà nước; Giải tỏa căng thẳng, ẩn ức đám đông, ...)
- Hành chính phục vụ: (Giảm thiểu chồng lấn giữa hành chính và chính trị; Coi hành chính như một dịch vụ công, phục vụ phát triển chứ không kiểm soát phát triển; Thúc đẩy hành chính điện tử, giảm thiểu thủ tục, hậu kiểm...)
- Thể chế dân chủ..
- Kinh tế thị trường (Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bỏ đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa"; cạnh tranh bình đẳng...)
- Nhà nước pháp quyền (tam quyền phân lập, Không ai đứng trên và đứng ngoài pháp luật, có cơ chế giám sát quyền lực, thưởng phạt nghiêm minh..)
Phát triển dưới đe dọa?
Một cá nhân thì làm được gì?
- Tự thân khai sáng, tự cứu mình trước khi trời cứu
- Đẩy mạnh khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới, làm việc chăm chỉ,,,,để phát triển
- Thực hành và bồi đắp 7 trụ cột ....trong phạm vi của mình.
LS Trần Vũ Hải hỏi: Các đề xuát của TS rất hay, nhưng nếu ai đó mà thực hiện một trong những đề xuất này thì bị bắt giữ. Vậy TS nghĩ gì?
TS. Giáp văn Dương: Thưa anh, như vậy thì chứng tỏ người ta chưa muốn "thoát Trung".
TS. Phạm Gia Minh trình bày về Thoát Á, Thoát Trung.
Xem bài tại đây: Một số ý kiến đóng góp vào cuộctọa đàm với chủ đề THOÁT TRUNG
GS. TS Trần Ngọc Vương trình bày ý kiến:
Trả lời câu hỏi “Thoát Trung là thoát những gì”. Tôi trả lời thẳng:
1-Lệ thuộc và ràng buộc vào TQ không phải là định mệnh lịch sử của Dân tộc VN. Tâm lý nô lệ TQ vẫn rất đậm trong tất cả các tầng lớp.
Nhật bản, Hàn quốc cũng trong vùng văn hóa Hán nhưng đã thoát ra một cách ngoạn mục cho nên người Việt làm được.
2-Thoát Trung là thoát cái gì.
Trung Quốc có vô vàn cái hay cái đẹp, chúng ta không thoát, chúng ta phải đọc, thưởng lãm, nhâm nhi nó.
Thoát thứ 1: THOÁT KHỎI DÃ TÂM CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC TỒN TẠI HƠN 2000 năm chưa bao giờ giới cầm quyền TQ muốn có bên mình một VN mạnh.
Khẳng định THOÁT KHỎI DÃ TÂM CỦA NGƯỜI CẦM QUYỀN TQ.
Thoát thứ 2: Chúng ta hãy thoát khỏi cái tâm lý bị bóng đè của chính người Việt.
Ngay từ thời Sĩ Nhiếp sang đây, tuyên truyền trong tầng lớp người Hán di cư sau đó là người Việt quý tộc sau là những tầng lớp khác tâm lý “Nam nhân bắc hướng”. Mong ngóng, sung thượng, thờ phụng, kính ngưỡng đối với những giá trị Trung hoa.
Người phương nam nhưng cứ mong ngóng về TQ, và cái giá trị của người phương nam ở mãi tận bên TQ.
Chúng ta phải tự mình soi cho kỹ và tiêu diệt cái thằng Việt gian trong mình, nghĩa là không trung thành với quốc gia, với cộng đồng, mà luôn mong ngóng đi ra ngoài.
Chỉ có nước lớn mới bắt nạt nước nhỏ, chỉ có bọn TQ mới cậy quyền thế bắt nạt nước nhỏ.
Căn tính nô lệ hóa, cái kỳ vĩ Trung hoa ở trong mỗi chúng ta mà chúng ta luôn hướng về nó như hướng về một bản giá trị vĩnh hằng.
Thoát thứ 3: Thoát khỏi toàn bộ những mặt trái của thiết chế chính trị văn hóa mà người Việt đã du nhập vào ý thức hay vô thức. Đã đến lúc phải tự kiểm điểm xem tốt, xấu, sâu và rộng đến đâu.
Vừa muốn khác nhưng vừa muốn vô tốn (không kém) và bất dị (không khác).
Minh Mạng đi lạc dòng. Người ta hướng mãnh liệt sang Phương tây nhưng ông hướng về đời thái tổ trung quốc, Hướng tới với mục đích rằng MÌNH TÀU HƠN CẢ NHÀ THANH.
Tái hiện mô thức văn hóa TQ thời cổ. Một ngày nào đó ta nói cho các người biết người hán sẽ khăn gói sang đây để học lại văn hóa của mình.
Hiện tượng tán phát và phát tán kết tủa văn hóa = hóa thạch ngoại biên. Một hiện tượng văn hóa sinh ra ở một vùng rồi di chuyển sang vùng khác đạt tới giá trị đỉnh cao của hiện tượng văn hóa đó.
Thoát thứ 4: thoát những cái biểu hiện căn tính trong bản thân con người (não trạng) đã trở thành quán tính của người việt do toàn bộ tiếp thu thể chế văn hóa tinh thần.
Quy chế: là một nước bán đảo 3310 cây số bờ biển, 3440 km bờ biển LHQ, top 11 quốc gia có tỷ lệ bờ biển trên tỷ lệ diện tích => là quốc gia biển.
Châu âu, quốc gia biển phát triển kinh tế biển => thành đế quốc. nghĩa nào đó CHỦ NGHĨA TƯ BẢN RA ĐỜI TỪ BIỂN.
TQ 18000 km bờ biển không lọt top theo chỉ tiêu của thế giới.
Pháp gia và nho gia = đều là hệ tư tưởng lục địa. úp mặt vào đất chỉ biết có đất thôi.
TS. Đinh Hoàng Thắng:
Xem bài tại đây: Để “thoát Trung”có thể thành hiện thực
Nhưng TS Thắng không nói lại bài viết đó.
TS. Nguyễn Vy Khải:
Chúng ta muốn thoát Trung QUốc, thì trước hết phải hiểu Trung QUốc, là Chủ nghĩa Đại Hán hiện đại.
1 bạn trẻ: Nếu dân muốn thoát Trung, mà lãnh đạo không muốn thì sao?
....Phần thảo luận và ý kiến phát biểu của khách tham dự, sẽ cập nhật sau....
Một số hình ảnh của buổi tọa đàm:
GS. Ngô Đức Thọ và Thạc sĩ Đào Tiến Thi và nhiều người có mặt đúng 14h00
nhưng đã hết chỗ, phải đứng ngoài hội trường và rồi kéo nhau đi cafe
TS. Giáp Văn Dương
TS. Phạm Gia Minh
GS. TS Trần Ngọc Vương
No comments:
Post a Comment