Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 1)
- Có một gia đình thuộc vào loại hiếm có trong
lịch sử hiện đại nước ta mà qua mấy thế hệ con cháu đã đóng góp cho xã hội những
nhân tài nổi tiếng, có những đóng góp to lớn cho dân tộc. Đó là gia đình nhà
văn hóa Phạm Quỳnh (1892-1945). Hơn nửa thế kỷ trôi qua từ khi Phạm Quỳnh từ
giã cõi trần, những thông tin về ông vẫn chưa đầy đủ và những thế hệ con cháu
ông cũng còn nhiều người chưa được biết. Cách đây hơn 7 năm, nhà văn Xuân Ba đã
ngược dòng thời gian, tìm hiểu và phát hiện thêm những sự kiện, tình tiết mang
ý nghĩa lịch sử và văn hóa về gia tộc của vị Thượng thư Phạm Quỳnh. Báo điện tử
Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc nội dung ghi chép ấy.
Ca khúc có con số kỷ lục cả về người hát lẫn người
nghe và giai điệu được phát nhiều nhất, đông nhất là bài “Như có Bác trong ngày
vui đại thắng”, dường như phá cả kỷ lục “Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa” hồi
mới hòa bình lập lại trên miền Bắc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý? Hình như có một lần
tôi đã mang nhận xét ấy mà hỏi nhạc sĩ Phạm Tuyên bởi ông là tác giả... Hỏi thế
bởi nghĩ có nghệ sĩ nào mà lại sao nhãng với những đứa con tinh thần của mình?
Nhưng nhạc sĩ vẫn cung cách lặng lẽ và cái cười lặng lẽ cố hữu bao năm, “mình
cũng không biết nữa”...
Không biết (nhạc lẫn hát) nhưng thích nghe hát! Cố tật ấy tôi đã lẫn vào trong bạt ngàn của thiên hạ và hằng bao năm nay (như một số đông, tôi chắc thế) là trong các hướng ngoảnh, tôi vẫn có một “góc” Phạm Tuyên trong sự chú mục mỗi khi lòng dạ chùng xuống không phải chặt chẽ lẫn căng thẳng trên hành lộ mưu sinh. Như mỗi lúc lòng mình đang chùng khi ngồi với nhạc sĩ trong căn gác nhỏ dùng làm phòng khách. Hình như có mấy bận di dời khi “Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời, hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời”... là cái đận căn nhà của nhạc sĩ trong khu tập thể Đại La, Đài Tiếng nói Việt Nam nát tan vì bom Mỹ năm 1972.
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh
Bây giờ thì lánh ra làng Vạn Bảo nhưng có vẻ tùng tiệm so súi tận tầng ba của một khu tập thể chật người, lúc nào guốc dép cũng cứ khua rộn cầu thang. Phòng khách chật và thấp nhưng các góc cũng nhô ra một cách khiêm tốn với những ấn phẩm nhạc mà Phạm Tuyên đã viết từ năm 1950. Hơn 600 bài tính đến tiết ngâu năm Dậu 2005.
Như một người chép sử có duyên. Từng bài, từng bài như một sự chào, sự làm quen tử tế suốt lượt những nam phụ lão ấu... “Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày...”, “Ai bảo rừng xanh là quái ác...”, “Hồng như màu của bình minh. Đỏ như màu máu của mình tim ơi...”, “Từ một ngã tư đường phố...”, “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua...”, “Thương cái rét của thợ cày thợ cấy...”, “Việt Nam Hồ Chí Minh” v.v... và v.v... Những giai điệu mà ngành nào, giới nào cũng tự nhận nhạc sĩ viết riêng cho mình!Đạt được tầm ấy, xếp vào thang bậc như vậy lại chả sướng sao? Và cũng lô nhô vô số phần thưởng, trong đó có chứng nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I (năm 2001). Một bức hoành sơ sài nhưng treo hơi bị sái chắc chưa có điều kiện khắc tử tế nhưng nếu có làm được thì không gian cũng hơi bít bùng. Tôi được nhạc sĩ giải thích 4 chữ của bức hoành ấy là “Thổ nạp Á Âu” bằng chữ Nôm. Ấy là cô đúc tinh thần hành động của Tạp chí Nam Phong suốt 17 năm trên 210 số tạp chí từ năm 1917 đến 1934.
Còn phía góc kia là 12 chữ Nôm vuông thành sắc cạnh được viết rất sắc nét theo lối câu đối của một người tốt chữ, bạn của nhạc sĩ “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Chữ trên hoành trên đối ấy là của thân phụ nhạc sĩ, nhà văn hóa Phạm Quỳnh!
Có lần tôi tò mò hỏi trong 13 người con của cụ Phạm Quỳnh có ai “phát” về đường nhạc ngoài nhạc sĩ Phạm Tuyên? Nghe chuyện của nhạc sĩ đâm giật mình... Thì ra trên nhiều số báo Nam Phong, ông chủ bút Phạm Quỳnh đã trực tiếp bàn, trực tiếp viết về loại hình cũng như thể thức cung cách của hát cô đầu, hát xẩm, hát trống quân nhiều bận! Cái khiếu âm nhạc ấy nhạc sĩ Phạm Tuyên hưởng của ai nhỉ? Cụ Phạm ông, cụ Phạm bà, của chị gái, anh rể?... Cái giật mình xen sự ngỡ ngàng bởi thời nay hầu như đã vắng bặt những kiểu gia thế như thế, bởi mình đang chạm vào cánh cửa của một gia tộc không thường?
Cụ Phạm có 16 người con cả thảy. Nhưng không may khuyết mất ba đốt hồi còn bé. Mà chỉ có một người vợ! Quả là “dưỡng nhân loại chi công”.
Cụ Phạm là một người cha, người ông mẫu mực. Là người nặng lòng với nhà! Trong hồi ức của những người con của cụ Phạm còn lưu lại nỗi đau của cụ Phạm khi khuyết mất ba đốt này. Cả ba bé đều chưa đầy tuổi tôi và đều mất vì bạo bệnh. Cô con gái thứ bảy của cụ Phạm mất lúc mới được nửa năm. Còn cô thứ chín chỉ vỏn vẹn có 9 tháng... Cả hai đều trắng trẻo, xinh xắn. Cụ Phạm mời một thầy thuốc người Pháp là Piquemal đến tận nhà chạy chữa hằng ngày mà vẫn không sao cứu được.
Hình ảnh cụ Phạm đi bộ theo chiếc kiệu tang bé nhỏ đưa con gái đến tận mộ. Vậy mà đêm về, có bận ông choàng dậy giữa đêm hoảng hốt chạy sang buồng vợ vì cứ ngỡ là con khóc. Vì cận thị nên những bận hoảng hốt như thế, cụ đâm sầm vào cửa mới bừng tỉnh! Định mệnh trớ trêu vẫn bắt ông phải mất một người con gái nữa. Đó là đứa thứ mười một. Thấy con gái xinh xắn nhỏ nhoi, ông đặt tên con là Yến.
Bấy giờ có nữ thi sĩ nổi danh người Pháp Jeanne Duclos Salenesse từng ở Đông Dương nhiều năm rất mến phục cụ Phạm và cũng là bạn chung của gia đình đến thăm, thấy cháu bé mới sinh, hỏi tên rồi tặng bé một bài thơ: “Xin chào chim yến nhỏ/ đã khéo chọn mẫu từ những nét của mẹ/ em xinh đẹp để ngời sáng lên như một viên kim cương/ Ơi chim Yến”...
Không biết (nhạc lẫn hát) nhưng thích nghe hát! Cố tật ấy tôi đã lẫn vào trong bạt ngàn của thiên hạ và hằng bao năm nay (như một số đông, tôi chắc thế) là trong các hướng ngoảnh, tôi vẫn có một “góc” Phạm Tuyên trong sự chú mục mỗi khi lòng dạ chùng xuống không phải chặt chẽ lẫn căng thẳng trên hành lộ mưu sinh. Như mỗi lúc lòng mình đang chùng khi ngồi với nhạc sĩ trong căn gác nhỏ dùng làm phòng khách. Hình như có mấy bận di dời khi “Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời, hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời”... là cái đận căn nhà của nhạc sĩ trong khu tập thể Đại La, Đài Tiếng nói Việt Nam nát tan vì bom Mỹ năm 1972.
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh
Bây giờ thì lánh ra làng Vạn Bảo nhưng có vẻ tùng tiệm so súi tận tầng ba của một khu tập thể chật người, lúc nào guốc dép cũng cứ khua rộn cầu thang. Phòng khách chật và thấp nhưng các góc cũng nhô ra một cách khiêm tốn với những ấn phẩm nhạc mà Phạm Tuyên đã viết từ năm 1950. Hơn 600 bài tính đến tiết ngâu năm Dậu 2005.
Như một người chép sử có duyên. Từng bài, từng bài như một sự chào, sự làm quen tử tế suốt lượt những nam phụ lão ấu... “Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày...”, “Ai bảo rừng xanh là quái ác...”, “Hồng như màu của bình minh. Đỏ như màu máu của mình tim ơi...”, “Từ một ngã tư đường phố...”, “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua...”, “Thương cái rét của thợ cày thợ cấy...”, “Việt Nam Hồ Chí Minh” v.v... và v.v... Những giai điệu mà ngành nào, giới nào cũng tự nhận nhạc sĩ viết riêng cho mình!Đạt được tầm ấy, xếp vào thang bậc như vậy lại chả sướng sao? Và cũng lô nhô vô số phần thưởng, trong đó có chứng nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I (năm 2001). Một bức hoành sơ sài nhưng treo hơi bị sái chắc chưa có điều kiện khắc tử tế nhưng nếu có làm được thì không gian cũng hơi bít bùng. Tôi được nhạc sĩ giải thích 4 chữ của bức hoành ấy là “Thổ nạp Á Âu” bằng chữ Nôm. Ấy là cô đúc tinh thần hành động của Tạp chí Nam Phong suốt 17 năm trên 210 số tạp chí từ năm 1917 đến 1934.
Còn phía góc kia là 12 chữ Nôm vuông thành sắc cạnh được viết rất sắc nét theo lối câu đối của một người tốt chữ, bạn của nhạc sĩ “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Chữ trên hoành trên đối ấy là của thân phụ nhạc sĩ, nhà văn hóa Phạm Quỳnh!
Có lần tôi tò mò hỏi trong 13 người con của cụ Phạm Quỳnh có ai “phát” về đường nhạc ngoài nhạc sĩ Phạm Tuyên? Nghe chuyện của nhạc sĩ đâm giật mình... Thì ra trên nhiều số báo Nam Phong, ông chủ bút Phạm Quỳnh đã trực tiếp bàn, trực tiếp viết về loại hình cũng như thể thức cung cách của hát cô đầu, hát xẩm, hát trống quân nhiều bận! Cái khiếu âm nhạc ấy nhạc sĩ Phạm Tuyên hưởng của ai nhỉ? Cụ Phạm ông, cụ Phạm bà, của chị gái, anh rể?... Cái giật mình xen sự ngỡ ngàng bởi thời nay hầu như đã vắng bặt những kiểu gia thế như thế, bởi mình đang chạm vào cánh cửa của một gia tộc không thường?
Cụ Phạm có 16 người con cả thảy. Nhưng không may khuyết mất ba đốt hồi còn bé. Mà chỉ có một người vợ! Quả là “dưỡng nhân loại chi công”.
Cụ Phạm là một người cha, người ông mẫu mực. Là người nặng lòng với nhà! Trong hồi ức của những người con của cụ Phạm còn lưu lại nỗi đau của cụ Phạm khi khuyết mất ba đốt này. Cả ba bé đều chưa đầy tuổi tôi và đều mất vì bạo bệnh. Cô con gái thứ bảy của cụ Phạm mất lúc mới được nửa năm. Còn cô thứ chín chỉ vỏn vẹn có 9 tháng... Cả hai đều trắng trẻo, xinh xắn. Cụ Phạm mời một thầy thuốc người Pháp là Piquemal đến tận nhà chạy chữa hằng ngày mà vẫn không sao cứu được.
Hình ảnh cụ Phạm đi bộ theo chiếc kiệu tang bé nhỏ đưa con gái đến tận mộ. Vậy mà đêm về, có bận ông choàng dậy giữa đêm hoảng hốt chạy sang buồng vợ vì cứ ngỡ là con khóc. Vì cận thị nên những bận hoảng hốt như thế, cụ đâm sầm vào cửa mới bừng tỉnh! Định mệnh trớ trêu vẫn bắt ông phải mất một người con gái nữa. Đó là đứa thứ mười một. Thấy con gái xinh xắn nhỏ nhoi, ông đặt tên con là Yến.
Bấy giờ có nữ thi sĩ nổi danh người Pháp Jeanne Duclos Salenesse từng ở Đông Dương nhiều năm rất mến phục cụ Phạm và cũng là bạn chung của gia đình đến thăm, thấy cháu bé mới sinh, hỏi tên rồi tặng bé một bài thơ: “Xin chào chim yến nhỏ/ đã khéo chọn mẫu từ những nét của mẹ/ em xinh đẹp để ngời sáng lên như một viên kim cương/ Ơi chim Yến”...
Chứng minh thư (căn cước cụ Phạm Quỳnh) |
Nhiều năm sau khi bà Jeanne Duclos Salenesse mất, ông có làm bài tưởng niệm trong đó có câu “Bà Jeanne Duclos Salenesse không còn nữa! Kỷ niệm về bà gắn bó với một sinh linh nhỏ nhoi thân thiết với tôi sau khi bà lên đường được một tháng đã bay về trời. Chắc nơi ấy bà sẽ gặp lại em!”.
...Người con cả là Phạm Giao. Khi anh con trai trưởng vào Nam mở một tiệm ăn, nhiều người dị nghị “sao ông cụ lại để ông con cả lấy nghề của chú ba Tàu?”. Cụ Phạm chỉ cười. Cái cười của một nhà Nho lạc bước, của một người tân thời không coi trật tự sĩ nông công thương làm trọng? Tôi cứ nghĩ lẩn mẩn rằng, nội hoàn cảnh của ông Giao đây (nếu trời thương cho sống cho thọ thì năm nay người con trưởng của cụ Phạm cũng đã ngót trăm tuổi trời) rơi vào một tay viết kheo khéo tránh được những phạm thượng này khác về đời tư và nếu được ông cho phép thì phải là một cuốn sách bắt mắt lắm! Vợ ông Giao là Nguyễn Thị Hy, chắc phải là một trang tuyệt sắc?
Bà Hy là con gái yêu của học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1840-1942), tác giả công trình “Ca dao tục ngữ Việt Nam”. Cụ Ngọc quê ở làng Hoạch Trạch, huyện Bình Giang cũng lại cùng quê với cụ Phạm Quỳnh. Chưa thấy có tài liệu chi nói về quan hệ về mặt chữ nghĩa giữa hai ông thông gia này? Ông là một trong những nhà sưu tầm biên soạn sách văn học giai đoạn đầu thế kỷ và là người viết nhiều nhất trong nhóm “Cổ kim Thư Xã”. Bà Nguyễn Thị Hy hình như hồi ở Hà Nội đã có thiện cảm với chàng nho sinh Trần Huy Liệu, sau đó không biết nguyên cớ gì, hai người bặt tin nhau.
Phạm Quỳnh với Hội Ái Hữu Bắc Việt (năm 1931) |
Cũng nên dài dòng một chút về mối lương duyên của bà Hy với ông Trần Huy Liệu, bởi tôi đã có may mắn được gặp một người. Đó là Giáo sư Sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Cụ Văn Tạo năm nay hơn 80 nhưng còn khá mẫn tiệp (chuyện của cụ, hay nói đúng hơn là tư liệu của cụ về Phạm Quỳnh sẽ được đề cập ở phần sau). Cụ Tạo đã viết trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc (số 11 năm 2005) như sau:
“…Cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu sai về chuyện ông Trần Huy Liệu, như anh Trần Thành Công con trai anh Liệu đã viết về việc hiểu sai ấy trên Báo Tiền Phong tháng 11/1991 qua bài “Chuyện tình của nhà văn hóa Trần Huy Liệu” rằng, có nhiều chi tiết thêu dệt về chuyện tình của ba tôi là trong những ngày đất nước sôi sục khí thế cách mạng. Tháng 8/1945, ông Trần Huy Liệu được Chính phủ giao nhiệm vụ vào Huế tước ấn kiếm của Bảo Đại... Công việc quan trọng là thế nhưng đến xứ Huế mộng mơ, ông Liệu gặp người con dâu của Phạm Quỳnh... Tình yêu bùng cháy. Ông Liệu quên cái phương diện quốc gia của mình nên đã yêu và lấy con dâu của quan đại thần triều đình Huế... Bài báo đã trình bày rõ điều đó là hoàn toàn sai sự thật.
Nhưng cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu. Thậm chí ở một trường cấp III, trong giờ dạy Sử, một học sinh đã hỏi thầy: “Ông Trần Huy Liệu là một người từng giữ những chức vụ cao trong Cách mạng Tháng Tám, sao sau này lại tụt xuống như vậy?”. Thầy đã đã trả lời tương tự như có người đã nói ở trên... Cho đến gần đây tôi vẫn được nhiều người, nhất là cán bộ lão thành cách mạng hỏi về vấn đề này.
Tôi được sống gần anh Liệu, lại được anh Văn
Tân, anh Cù Huy Cận cho biết ít nhiều nên xin trình bày vắn tắt đôi điều hiểu
biết của mình:
1. Theo biên niên sử thì Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời vào tước ấn kiếm của Bảo Đại do Trần Huy Liệu dẫn đầu có Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận tham gia, khởi hành từ Hà Nội đi qua các tỉnh đều được nhân dân cùng chính quyền địa phương nhiệt liệt đón chào và nghe đoàn nói chuyện nên đến Huế khá muộn. Mãi đến chiều 29/8, Bảo Đại mới được tiếp kiến và nhận những điều quy định về nghi thức thoái vị do đoàn đề ra.
Chiều ngày 30/8, lễ thoái vị của Bảo Đại mới được cử hành ở Cửa Ngọ Môn nên kết thúc ngay ngày hôm đó để đoàn kịp về Hà Nội dự lễ ngày 2/9. Một phái đoàn quan trọng đi thực hiện một nhiệm vụ thiêng liêng trong một thời gian gấp gáp như vậy lại được bảo vệ nghiêm ngặt thì một đoàn viên nào đó sao lại có thể thực hiện được việc riêng như chuyện bịa đặt kể trên về anh Trần Huy Liệu?
2. Bà Hy thành gia thất với Phạm Giao, con trai Phạm Quỳnh nhưng do hoàn cảnh éo le, vợ chồng đã ly thân. Bà Hy lúc đó không còn ở Huế mà từ năm 1942, 1943 đã đem hai con về sống ở nhà riêng tại Ấp Thái Hà do thân sinh là Đốc học Nguyễn Văn Ngọc để lại nên không có chuyện gặp Trần Huy Liệu ở Huế được.
3. Theo anh Xuân Thủy, anh Văn Tân kể lại thì: Trần Huy Liệu từ khi còn làm ở Báo Tin tức đã để ý đến tiểu thư khuê các Nguyễn Thị Hy, con gái Đốc học Nguyễn Văn Ngọc đang đứng bán sách báo và giấy mực học sinh tại Vĩnh Hưng Long thư quán ở Hà Nội. Xuân Thủy đã muốn giúp Trần Huy Liệu tặng mấy vần thơ. Nhưng rồi nhà cách mạng Trần Huy Liệu đã phải vào tù ra khám, còn tiểu thư thì vu quy vào một gia đình quan lại. Trên một thập niên, hai bên không gặp nhau. Mãi đến cuối năm 1945, đầu năm 1946, khi Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cũng là lúc mà tướng Lư Hán (Tàu Tưởng) có chủ trương “Cầm Hồ diệt Cộng”, các thành viên của chính phủ ban đêm phải sơ tán ra ngoại thành.
Trần Huy Liệu được bố trí về tạm trú ở Thái Hà Ấp và đã gặp lại bà Hy và cảm thông với những vui buồn trong cuộc đời của nhau. Nhưng cũng mãi đến dịp Trần Huy Liệu đi công tác tại những tỉnh phía bắc mới qua Lập Thạch, Vĩnh Yên và chính thức chắp nối lại mối tình với bà Hy. Việc này hoàn toàn không dính líu gì đến việc Trần Huy Liệu vào Huế cũng như không dính líu tí nào đến cái chết của Phạm Quỳnh mà có người đã suy đoán ra một cách không có căn cứ là hại cha để lấy con?!!
Người con gái thứ hai là Phạm Thị Giá, sinh năm 1913. Bà là vợ của quan Đốc học Trường Thăng Long Tôn Thất Bình mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thời gian là giáo sư dạy sử của Trường Thăng Long. Vợ chồng bà Giá mất đã lâu. Cũng cần nói thêm điều này, cỡ nhà Nho như lứa cụ Phạm hồi ấy là khá cẩn trọng trong việc đặt tên cho con. Nhưng cụ Phạm nhà mình chả thế... Bé Giá mới sinh trắng nõn trắng nà như cọng giá. Thấy người nhà thích dùng cái tên Giá, cụ Phạm vui vẻ và ưng thuận làm ngay việc khai sinh cô con gái: Phạm Thị Giá. Bà Giá nghe đâu có viết một cuốn hồi ký mà nhà văn Vương Trí Nhàn có mấy lần dợm hỏi nhạc sĩ Phạm Tuyên cố tìm xem đang để ở đâu ông ấy xuất bản cho! Người con thứ ba là Phạm Thị Thức, năm nay 92 tuổi.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên tặng câu nổi tiếng của Phạm Quỳnh "Truyện Kiều còn nước ta còn..." cho Hội Kiều học Việt Nam
Cũng như bà Giá, bé Thức mới sinh ra có cái tật chả biết lành hay dữ nhưng cứ thức ban đêm ngủ ban ngày. Chứng tật ấy lâu lâu đôi khi mang lại sự ngộ nghĩnh cho cả nhà nên cụ Phạm lại cũng chiều lòng vợ con và người nhà làm luôn tên khai sinh cho con gái là Phạm Thị Thức! Bà Thức là vợ Giáo sư Đặng Vũ Hỷ chuyên ngành da liễu. Giáo sư Đặng Văn Hỷ đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về những công trình nghiên cứu của mình. Ông bà cũng góp cho đất nước, cho cơ chế một người tài. Đó là một quan chức của Trung tâm Khoa học công nghệ, Ủy viên Trung ương Đảng Đặng Vũ Minh. Người con thứ tư là Phạm Bích, sinh năm 1918.
Ông Bích là Tiến sĩ Luật, lập nghiệp ở Thụy Sĩ, đã mất. Người con thứ năm là Phạm Thị Hảo, vợ dược sĩ Phùng Ngọc Duy nổi tiếng ở Hà Thành vào thập niên 50 của thế kỷ trước, hiện đang định cư ở Washington D.C. Người con thứ sáu là Phạm Thị Ngoạn, sinh năm 1922. Bà là vợ ông Nguyễn Tiến Lãng. Nguyễn Tiến Lãng vốn là con nuôi Toàn quyền Đông Dương, bố vợ lại là Thượng thư Bộ Lại, nhưng trong kháng chiến chống Pháp, không rõ tướng Nguyễn Sơn có biệt tài gì mà cảm hóa được nhà văn đa tài này, có một thời gian dài Nguyễn Tiến Lãng đã phục vụ dưới trướng Nguyễn Sơn và tham gia nhiều trận đánh.
1. Theo biên niên sử thì Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời vào tước ấn kiếm của Bảo Đại do Trần Huy Liệu dẫn đầu có Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận tham gia, khởi hành từ Hà Nội đi qua các tỉnh đều được nhân dân cùng chính quyền địa phương nhiệt liệt đón chào và nghe đoàn nói chuyện nên đến Huế khá muộn. Mãi đến chiều 29/8, Bảo Đại mới được tiếp kiến và nhận những điều quy định về nghi thức thoái vị do đoàn đề ra.
Chiều ngày 30/8, lễ thoái vị của Bảo Đại mới được cử hành ở Cửa Ngọ Môn nên kết thúc ngay ngày hôm đó để đoàn kịp về Hà Nội dự lễ ngày 2/9. Một phái đoàn quan trọng đi thực hiện một nhiệm vụ thiêng liêng trong một thời gian gấp gáp như vậy lại được bảo vệ nghiêm ngặt thì một đoàn viên nào đó sao lại có thể thực hiện được việc riêng như chuyện bịa đặt kể trên về anh Trần Huy Liệu?
2. Bà Hy thành gia thất với Phạm Giao, con trai Phạm Quỳnh nhưng do hoàn cảnh éo le, vợ chồng đã ly thân. Bà Hy lúc đó không còn ở Huế mà từ năm 1942, 1943 đã đem hai con về sống ở nhà riêng tại Ấp Thái Hà do thân sinh là Đốc học Nguyễn Văn Ngọc để lại nên không có chuyện gặp Trần Huy Liệu ở Huế được.
3. Theo anh Xuân Thủy, anh Văn Tân kể lại thì: Trần Huy Liệu từ khi còn làm ở Báo Tin tức đã để ý đến tiểu thư khuê các Nguyễn Thị Hy, con gái Đốc học Nguyễn Văn Ngọc đang đứng bán sách báo và giấy mực học sinh tại Vĩnh Hưng Long thư quán ở Hà Nội. Xuân Thủy đã muốn giúp Trần Huy Liệu tặng mấy vần thơ. Nhưng rồi nhà cách mạng Trần Huy Liệu đã phải vào tù ra khám, còn tiểu thư thì vu quy vào một gia đình quan lại. Trên một thập niên, hai bên không gặp nhau. Mãi đến cuối năm 1945, đầu năm 1946, khi Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cũng là lúc mà tướng Lư Hán (Tàu Tưởng) có chủ trương “Cầm Hồ diệt Cộng”, các thành viên của chính phủ ban đêm phải sơ tán ra ngoại thành.
Trần Huy Liệu được bố trí về tạm trú ở Thái Hà Ấp và đã gặp lại bà Hy và cảm thông với những vui buồn trong cuộc đời của nhau. Nhưng cũng mãi đến dịp Trần Huy Liệu đi công tác tại những tỉnh phía bắc mới qua Lập Thạch, Vĩnh Yên và chính thức chắp nối lại mối tình với bà Hy. Việc này hoàn toàn không dính líu gì đến việc Trần Huy Liệu vào Huế cũng như không dính líu tí nào đến cái chết của Phạm Quỳnh mà có người đã suy đoán ra một cách không có căn cứ là hại cha để lấy con?!!
Người con gái thứ hai là Phạm Thị Giá, sinh năm 1913. Bà là vợ của quan Đốc học Trường Thăng Long Tôn Thất Bình mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thời gian là giáo sư dạy sử của Trường Thăng Long. Vợ chồng bà Giá mất đã lâu. Cũng cần nói thêm điều này, cỡ nhà Nho như lứa cụ Phạm hồi ấy là khá cẩn trọng trong việc đặt tên cho con. Nhưng cụ Phạm nhà mình chả thế... Bé Giá mới sinh trắng nõn trắng nà như cọng giá. Thấy người nhà thích dùng cái tên Giá, cụ Phạm vui vẻ và ưng thuận làm ngay việc khai sinh cô con gái: Phạm Thị Giá. Bà Giá nghe đâu có viết một cuốn hồi ký mà nhà văn Vương Trí Nhàn có mấy lần dợm hỏi nhạc sĩ Phạm Tuyên cố tìm xem đang để ở đâu ông ấy xuất bản cho! Người con thứ ba là Phạm Thị Thức, năm nay 92 tuổi.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên tặng câu nổi tiếng của Phạm Quỳnh "Truyện Kiều còn nước ta còn..." cho Hội Kiều học Việt Nam
Cũng như bà Giá, bé Thức mới sinh ra có cái tật chả biết lành hay dữ nhưng cứ thức ban đêm ngủ ban ngày. Chứng tật ấy lâu lâu đôi khi mang lại sự ngộ nghĩnh cho cả nhà nên cụ Phạm lại cũng chiều lòng vợ con và người nhà làm luôn tên khai sinh cho con gái là Phạm Thị Thức! Bà Thức là vợ Giáo sư Đặng Vũ Hỷ chuyên ngành da liễu. Giáo sư Đặng Văn Hỷ đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về những công trình nghiên cứu của mình. Ông bà cũng góp cho đất nước, cho cơ chế một người tài. Đó là một quan chức của Trung tâm Khoa học công nghệ, Ủy viên Trung ương Đảng Đặng Vũ Minh. Người con thứ tư là Phạm Bích, sinh năm 1918.
Ông Bích là Tiến sĩ Luật, lập nghiệp ở Thụy Sĩ, đã mất. Người con thứ năm là Phạm Thị Hảo, vợ dược sĩ Phùng Ngọc Duy nổi tiếng ở Hà Thành vào thập niên 50 của thế kỷ trước, hiện đang định cư ở Washington D.C. Người con thứ sáu là Phạm Thị Ngoạn, sinh năm 1922. Bà là vợ ông Nguyễn Tiến Lãng. Nguyễn Tiến Lãng vốn là con nuôi Toàn quyền Đông Dương, bố vợ lại là Thượng thư Bộ Lại, nhưng trong kháng chiến chống Pháp, không rõ tướng Nguyễn Sơn có biệt tài gì mà cảm hóa được nhà văn đa tài này, có một thời gian dài Nguyễn Tiến Lãng đã phục vụ dưới trướng Nguyễn Sơn và tham gia nhiều trận đánh.
Về sau hai ông bà sang định cư ở nước ngoài. Bà
Ngoạn thừa hưởng gien cha hay ảnh hưởng chồng chả biết nhưng trong thời gian ở
Trường đại học Sorbone Paris đã hoàn thành luận án tiến sĩ văn chương. Đề tài
chính lại là những số Báo Nam Phong của thân phụ. Người con thứ bảy là Giáo sư
Phạm Khuê, sinh năm 1925. Giáo sư Viện trưởng Viện Lão khoa, Chủ tịch Hội Người
cao tuổi Việt Nam, từ biệt chúng ta cách đây chưa lâu. Có lẽ hơi hiếm có một
nhà khoa học được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng là nghĩa trang Mai Dịch như GS Phạm
Khuê? Người con thứ tám là Phạm Thị Hoàn, sinh năm 1927, hiện gia đình đang định
cư ở nước ngoài.
Hồi còn con gái, giọng ca của bà Hoàn đã trở nên quen thuộc với người Hà Nội tạm chiếm trong thập niên 50, khi cô Hoàn với cái tên Thu Hương, thường hát trên đài phát thanh. Chồng bà Hoàn là nhạc sĩ Lương Ngọc Châu, cháu nội cụ cử Lương Văn Can. Nhạc sĩ Lương Ngọc Châu có ca khúc tiền chiến “Một đi không trở về”... mà nhiều chiến sĩ Vệ quốc đoàn đến nay còn thuộc. Và thứ chín là nhạc sĩ Phạm Tuyên đây... Hình như gien nhạc nhà ấy chỉ trồi và trội lên ở người con thứ chín này?
Cụ Phạm bà, quê ở một vùng quan họ nổi tiếng Kinh Bắc. Bà thạo chữ Nho nhưng có thời bà đã từng đi hát quan họ, đã thuộc rất nhiều làn dân ca quan họ, cả hát trống quân, hát chèo. Khi về làm bạn với cụ Phạm, bà đã giúp chồng rất nhiều trong việc sưu tầm biên khảo, ghi lại các làn điệu dân ca để cụ Phạm có vốn mà đề cao văn hóa âm nhạc dân tộc trên tờ Nam Phong của mình... Bốn người con nữa là Phạm Thị Diễm, sinh năm 1932, Phạm Thị Lệ, sinh 1943 và Phạm Tuân, Phạm Thị Viên. Cả bốn người đều đang định cư ở nước ngoài.
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 2)
Tôi đang đứng trước ngôi nhà số 5 phố Hàng Da của quận Hoàn Kiếm Hà Nội, bây giờ là một hiệu buôn sầm uất để cố tưởng tượng ra cái năm 1917 ấy, chàng thanh niên 25 tuổi Phạm Quỳnh thấp thoáng trong ngôi nhà này với tư cách là Tổng biên tập tờ báo Nam Phong!
Ngó nhạc sĩ thoải mái trong chiếc sơmi kẻ sọc và quần bò màu xanh lợt cùng nụ cười gần như thường có trên môi... Tất thảy dường như không thực, như trẻ hơn cái tuổi 75! Và tôi đang nghĩ đến cái gien thọ của nhà này... Người chẳng may khuất thì cũng đã tám chín mươi! Hay là nói như cụ Nguyễn Khuyến “tuổi là tuổi ông cha” để cho? Cụ Phạm mồ côi mẹ lúc mới 9 tháng tuổi. Mồ côi bố lúc 9 tuổi và cụ hưởng tuổi trời cũng mới chỉ 53? Cụ Phạm bà cũng đi theo cụ ông 8 năm sau đó...
Hồi còn con gái, giọng ca của bà Hoàn đã trở nên quen thuộc với người Hà Nội tạm chiếm trong thập niên 50, khi cô Hoàn với cái tên Thu Hương, thường hát trên đài phát thanh. Chồng bà Hoàn là nhạc sĩ Lương Ngọc Châu, cháu nội cụ cử Lương Văn Can. Nhạc sĩ Lương Ngọc Châu có ca khúc tiền chiến “Một đi không trở về”... mà nhiều chiến sĩ Vệ quốc đoàn đến nay còn thuộc. Và thứ chín là nhạc sĩ Phạm Tuyên đây... Hình như gien nhạc nhà ấy chỉ trồi và trội lên ở người con thứ chín này?
Cụ Phạm bà, quê ở một vùng quan họ nổi tiếng Kinh Bắc. Bà thạo chữ Nho nhưng có thời bà đã từng đi hát quan họ, đã thuộc rất nhiều làn dân ca quan họ, cả hát trống quân, hát chèo. Khi về làm bạn với cụ Phạm, bà đã giúp chồng rất nhiều trong việc sưu tầm biên khảo, ghi lại các làn điệu dân ca để cụ Phạm có vốn mà đề cao văn hóa âm nhạc dân tộc trên tờ Nam Phong của mình... Bốn người con nữa là Phạm Thị Diễm, sinh năm 1932, Phạm Thị Lệ, sinh 1943 và Phạm Tuân, Phạm Thị Viên. Cả bốn người đều đang định cư ở nước ngoài.
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 2)
Tôi đang đứng trước ngôi nhà số 5 phố Hàng Da của quận Hoàn Kiếm Hà Nội, bây giờ là một hiệu buôn sầm uất để cố tưởng tượng ra cái năm 1917 ấy, chàng thanh niên 25 tuổi Phạm Quỳnh thấp thoáng trong ngôi nhà này với tư cách là Tổng biên tập tờ báo Nam Phong!
Ngó nhạc sĩ thoải mái trong chiếc sơmi kẻ sọc và quần bò màu xanh lợt cùng nụ cười gần như thường có trên môi... Tất thảy dường như không thực, như trẻ hơn cái tuổi 75! Và tôi đang nghĩ đến cái gien thọ của nhà này... Người chẳng may khuất thì cũng đã tám chín mươi! Hay là nói như cụ Nguyễn Khuyến “tuổi là tuổi ông cha” để cho? Cụ Phạm mồ côi mẹ lúc mới 9 tháng tuổi. Mồ côi bố lúc 9 tuổi và cụ hưởng tuổi trời cũng mới chỉ 53? Cụ Phạm bà cũng đi theo cụ ông 8 năm sau đó...
Hình như là hội đủ sự may mắn, sự dễ thở của một thời vận nên
đã làm nên sự hằng sống lẫn chất lượng sống của nhiều thành viên trong cái gia
đình mà tôi tạm gọi là không thường này? Đất có tuần, nhân có vận nữa là tuần vận
của một quốc gia, của một dân tộc? Cận ngày toàn quốc kháng chiến, cả nhà cụ Phạm
bà về Hà Nội. Rồi tản cư. Rồi có hồi cư. Nhưng không phải tất cả. Trong đó có
hai anh em Phạm Khuê, Phạm Tuyên không nhằm hướng nội thành mà cứ ngược mãi lên
phía Chiến khu Việt Bắc.
15 tuổi đi theo kháng chiến, vốn liếng văn hóa lẫn âm nhạc của Phạm Tuyên thụ hưởng được chính là những ngày ở Chiến khu Việt Bắc và những ngày ở Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn và bên Khu học xá Nam Ninh sau này... Bà Nguyễn Anh Tuyết, vợ nhạc sĩ Phạm Tuyên mới nghỉ công việc giảng dạy ở Khoa Tâm lý của Trường đại học Sư phạm Hà Nội, đang có chất giọng và cung cách cởi mở khi chuyện trò với tôi kể cả cái đoạn khó nói khi thời ấy bà biết nhạc sĩ Phạm Tuyên đẹp trai, có tài, là con trai của một vị Bộ trưởng chính quyền Bảo Đại.
Quê ở Quảng Bình, là con gái cưng một nhà họat động bí mật cùng với đồng chí Lê Duẩn rồi sau này là một sĩ quan quân đội hy sinh năm 1947, Anh Tuyết được gửi sang Khu học xá Nam Ninh. Cảm người trai nhạc sĩ tài hoa kiêm thầy văn hóa và âm nhạc, Anh Tuyết hồi đó ngây thơ láng máng chuyện hình như người yêu của mình là con cháu Trạng Quỳnh hay Phạm Quỳnh mà cô cũng chả biết nữa! Cô bật cười vì sự ngây thơ lẫn nông nổi của mình nhưng tá hỏa khi nghe người yêu nói thực, nói hết... Cô có một người bà con là thầy giáo Võ Thuần Nho.
Chính sách đoàn kết dân tộc tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ trong Mặt trận Liên Việt tuyệt vời sáng suốt của cụ Hồ đã khiến vô khối sự cởi mở lúc ấy như cái cười thoải mái vô tư của người em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nghe những băn khoăn lo lắng của cô cháu thì cụ Phan Kế Toại, cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Vi Văn Định cũng là quan của vua Bảo Đại cả... Nhưng cái gờn gợn của cô cháu gái rằng nghe đâu cụ Phạm bị tử hình đã khiến ông cậu cũng đâm phân vân, chiều cô cháu gái mà mở hẳn một cuộc điều tra bí mật! Thông tin mà ông thu thập qua nhiều kênh nhiều ngả và sau đó là cô cháu biết được con trai vị Thượng thư nọ là một đảng viên gương mẫu (Phạm Tuyên được kết nạp Đảng năm 1950) một giáo viên, một cán bộ, một chiến sĩ tốt!
... Làm ra những giai điệu những ca khúc dường như có lửa nhưng có lúc tôi thoắt thấy một Phạm Tuyên có bề gì như lặng lẽ mà lành lạnh thế nào? Quần bò màu xanh, áo sơmi kẻ. Bộ y phục dường như cố hữu, như là không lạc mốt ấy rất dễ lẫn, dễ nhòa vào trong những hằng hà sa số nhưng có vẻ như vẫn không lẫn, không nhòa, trong ca khúc, trong sáng tác đã đành mà trong hội đồng giám khảo các hội thi nhạc thi hát, lần “trọng” có, dịp “dúi” có (mà người ta nằng nặc mời ông dứt khoát phải có mặt với tư cách thành viên). Vẻ lành lạnh lặng lẽ ấy nếu chợt thoảng qua thì cũng chỉ là tôn thêm vẻ chững chạc mực thước của một thành viên trong ban giám khảo đang độ thất tuần. Nhưng dường như chả phải dễ thấy mà nó phảng phất trong những lời phát biểu nhiệt thành và dường như tan biến đi khó nắm, khó tìm trong những tràng pháo tay và sắc hoa của vô vàn đêm hội?
Đã đành thành công, nổi tiếng. Và đã đành cái gì đó như tài năng như trời cho. Nhưng cung cách lặng lẽ và lành lạnh ấy hình như là dáng vẻ của cái người hằng bao năm nay vẫn gánh trên vai mình cái số phận lý lịch chả nhẹ nhõm mà như người xưa đã cô đọng lẫn hàm súc bằng cái câu “ngôn nan chi ẩn” (có bao điều chả dễ nói ra). Sự ám ảnh. Sự dị nghị? Những lời bàn ra tán vào và thảng hoặc những đố kỵ ghen ghét... Có không? Cái cười mọi bận mà tôi thường thấy ở ông thoắt trở nên kém tươi dường như “tố” rằng có đấy!
Nhưng trên tay tôi là cuốn nhạc một lần được tặng mà dưới tấm ảnh chân dung tươi rói với lời tự bạch của tác giả Phạm Tuyên: “Ở đâu có niềm vui nỗi buồn, những ước mơ thầm kín hay những khát vọng cháy bỏng, ở đó có âm nhạc”. Và hình như một lần ông bộc bạch đại ý, phương châm là phải vượt trên những nỗi buồn đôi khi lẩn khuất ấy bằng chính đôi tay và đôi chân của chính mình. Nhưng mà hình như ông đã gặp may? Bởi sự hùng hục của hai cặp tay chân ấy mà thiếu đi chút tài, mà thiếu đi sự đồng cảm vị tha vốn có của người đời cũng như ánh mắt bình tĩnh vị tha của thể chế thì một số phận sẽ ra sao nhỉ?
15 tuổi đi theo kháng chiến, vốn liếng văn hóa lẫn âm nhạc của Phạm Tuyên thụ hưởng được chính là những ngày ở Chiến khu Việt Bắc và những ngày ở Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn và bên Khu học xá Nam Ninh sau này... Bà Nguyễn Anh Tuyết, vợ nhạc sĩ Phạm Tuyên mới nghỉ công việc giảng dạy ở Khoa Tâm lý của Trường đại học Sư phạm Hà Nội, đang có chất giọng và cung cách cởi mở khi chuyện trò với tôi kể cả cái đoạn khó nói khi thời ấy bà biết nhạc sĩ Phạm Tuyên đẹp trai, có tài, là con trai của một vị Bộ trưởng chính quyền Bảo Đại.
Quê ở Quảng Bình, là con gái cưng một nhà họat động bí mật cùng với đồng chí Lê Duẩn rồi sau này là một sĩ quan quân đội hy sinh năm 1947, Anh Tuyết được gửi sang Khu học xá Nam Ninh. Cảm người trai nhạc sĩ tài hoa kiêm thầy văn hóa và âm nhạc, Anh Tuyết hồi đó ngây thơ láng máng chuyện hình như người yêu của mình là con cháu Trạng Quỳnh hay Phạm Quỳnh mà cô cũng chả biết nữa! Cô bật cười vì sự ngây thơ lẫn nông nổi của mình nhưng tá hỏa khi nghe người yêu nói thực, nói hết... Cô có một người bà con là thầy giáo Võ Thuần Nho.
Chính sách đoàn kết dân tộc tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ trong Mặt trận Liên Việt tuyệt vời sáng suốt của cụ Hồ đã khiến vô khối sự cởi mở lúc ấy như cái cười thoải mái vô tư của người em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nghe những băn khoăn lo lắng của cô cháu thì cụ Phan Kế Toại, cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Vi Văn Định cũng là quan của vua Bảo Đại cả... Nhưng cái gờn gợn của cô cháu gái rằng nghe đâu cụ Phạm bị tử hình đã khiến ông cậu cũng đâm phân vân, chiều cô cháu gái mà mở hẳn một cuộc điều tra bí mật! Thông tin mà ông thu thập qua nhiều kênh nhiều ngả và sau đó là cô cháu biết được con trai vị Thượng thư nọ là một đảng viên gương mẫu (Phạm Tuyên được kết nạp Đảng năm 1950) một giáo viên, một cán bộ, một chiến sĩ tốt!
... Làm ra những giai điệu những ca khúc dường như có lửa nhưng có lúc tôi thoắt thấy một Phạm Tuyên có bề gì như lặng lẽ mà lành lạnh thế nào? Quần bò màu xanh, áo sơmi kẻ. Bộ y phục dường như cố hữu, như là không lạc mốt ấy rất dễ lẫn, dễ nhòa vào trong những hằng hà sa số nhưng có vẻ như vẫn không lẫn, không nhòa, trong ca khúc, trong sáng tác đã đành mà trong hội đồng giám khảo các hội thi nhạc thi hát, lần “trọng” có, dịp “dúi” có (mà người ta nằng nặc mời ông dứt khoát phải có mặt với tư cách thành viên). Vẻ lành lạnh lặng lẽ ấy nếu chợt thoảng qua thì cũng chỉ là tôn thêm vẻ chững chạc mực thước của một thành viên trong ban giám khảo đang độ thất tuần. Nhưng dường như chả phải dễ thấy mà nó phảng phất trong những lời phát biểu nhiệt thành và dường như tan biến đi khó nắm, khó tìm trong những tràng pháo tay và sắc hoa của vô vàn đêm hội?
Đã đành thành công, nổi tiếng. Và đã đành cái gì đó như tài năng như trời cho. Nhưng cung cách lặng lẽ và lành lạnh ấy hình như là dáng vẻ của cái người hằng bao năm nay vẫn gánh trên vai mình cái số phận lý lịch chả nhẹ nhõm mà như người xưa đã cô đọng lẫn hàm súc bằng cái câu “ngôn nan chi ẩn” (có bao điều chả dễ nói ra). Sự ám ảnh. Sự dị nghị? Những lời bàn ra tán vào và thảng hoặc những đố kỵ ghen ghét... Có không? Cái cười mọi bận mà tôi thường thấy ở ông thoắt trở nên kém tươi dường như “tố” rằng có đấy!
Nhưng trên tay tôi là cuốn nhạc một lần được tặng mà dưới tấm ảnh chân dung tươi rói với lời tự bạch của tác giả Phạm Tuyên: “Ở đâu có niềm vui nỗi buồn, những ước mơ thầm kín hay những khát vọng cháy bỏng, ở đó có âm nhạc”. Và hình như một lần ông bộc bạch đại ý, phương châm là phải vượt trên những nỗi buồn đôi khi lẩn khuất ấy bằng chính đôi tay và đôi chân của chính mình. Nhưng mà hình như ông đã gặp may? Bởi sự hùng hục của hai cặp tay chân ấy mà thiếu đi chút tài, mà thiếu đi sự đồng cảm vị tha vốn có của người đời cũng như ánh mắt bình tĩnh vị tha của thể chế thì một số phận sẽ ra sao nhỉ?
Một làng quê hãm địa?
Nhớ lần tiết xuân ấy, cái sự vui chân lẫn vui xe đã đưa tôi về quê Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chén rượu trắng cất bằng thứ nếp cái hoa vàng của làng Trung Am quê Trạng, được chưng cất đàng hoàng không phải mang tiếng rượu lậu nữa đã khiến thứ quá vãng đâm cởi mở thêm khi được hầu chuyện mấy cụ cao niên... Trung Am vốn thuộc Tứ Kỳ của đất Hải Dương. Năm 1838, nhà Nguyễn mới cắt 5 Tổng của Tứ Kỳ, 3 Tổng của huyện Ninh Giang lập thành huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng ngày nay. Chén rượu xuân thoắt trở nên ngập ngừng bởi tự dưng đâm chạnh lòng khi ngó sang cái rệ tre thẫm xanh của cái làng kế bên đã thoắt thành Ninh Giang, Bình Giang của Hải Dương kia bởi có mỗi vị danh nhân, mỗi ông Trạng thì nay đã nhập khẩu sang đất Hải Phòng!
Nhưng cái cười thông cảm và độ lượng của một bậc cao niên trong mâm dường như mở thêm mắt cho kẻ hậu sinh, “trời ơi, thế ông không biết bên ấy là quê ông vua đầu tiên của nước Nam ta là Khúc Thừa Dụ”, rằng bên ấy một thời đã từng bề bề là đất văn! Cụ Trạng đây là một chủ soái của đất ấy... “Mà này, bên đó còn là quê nhạc sĩ Phạm Tuyên nữa”... Một ông trẻ hơn dấm dứ cho tôi biết thêm như thế... Chợt đâm cảm, đâm mến dân Trung Am, những tưởng khư khư lẫn bo bo rằng, chỉ có xứ mình, quê Trạng mình là nhất nhưng đã hào phóng san sẻ cho khách thập phương niềm tự hào của một vùng đất vốn trước là một dải.
Nhớ lần tiết xuân ấy, cái sự vui chân lẫn vui xe đã đưa tôi về quê Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chén rượu trắng cất bằng thứ nếp cái hoa vàng của làng Trung Am quê Trạng, được chưng cất đàng hoàng không phải mang tiếng rượu lậu nữa đã khiến thứ quá vãng đâm cởi mở thêm khi được hầu chuyện mấy cụ cao niên... Trung Am vốn thuộc Tứ Kỳ của đất Hải Dương. Năm 1838, nhà Nguyễn mới cắt 5 Tổng của Tứ Kỳ, 3 Tổng của huyện Ninh Giang lập thành huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng ngày nay. Chén rượu xuân thoắt trở nên ngập ngừng bởi tự dưng đâm chạnh lòng khi ngó sang cái rệ tre thẫm xanh của cái làng kế bên đã thoắt thành Ninh Giang, Bình Giang của Hải Dương kia bởi có mỗi vị danh nhân, mỗi ông Trạng thì nay đã nhập khẩu sang đất Hải Phòng!
Nhưng cái cười thông cảm và độ lượng của một bậc cao niên trong mâm dường như mở thêm mắt cho kẻ hậu sinh, “trời ơi, thế ông không biết bên ấy là quê ông vua đầu tiên của nước Nam ta là Khúc Thừa Dụ”, rằng bên ấy một thời đã từng bề bề là đất văn! Cụ Trạng đây là một chủ soái của đất ấy... “Mà này, bên đó còn là quê nhạc sĩ Phạm Tuyên nữa”... Một ông trẻ hơn dấm dứ cho tôi biết thêm như thế... Chợt đâm cảm, đâm mến dân Trung Am, những tưởng khư khư lẫn bo bo rằng, chỉ có xứ mình, quê Trạng mình là nhất nhưng đã hào phóng san sẻ cho khách thập phương niềm tự hào của một vùng đất vốn trước là một dải.
Phạm Quỳnh (khăn đóng ngồi giữa) với Hội Trí Chi |
Đậu Tiến sĩ năm 1779 làm Thiêm sai Tri công Phiên. Khi Tây Sơn ra Bắc thì lánh mặt không cộng tác. Năm đầu đời Gia Long được gọi ra làm quan giữ chức Thị trung học sĩ. Năm 1813 ra làm giám thị trường thi Sơn Nam, sau lại cáo bệnh xin về. Năm Minh Mệnh thứ hai, 1821 có chỉ gọi ra làm việc lại. Lần này ông đang có bệnh thật viện cớ ấy chối luôn. Cuộc đời Phạm Quý Thích chủ yếu không phải làm quan mà dạy học. Ông có nhiều học trò, có những người về sau rất nổi tiếng như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý... Ông là bạn thân của thi hào Nguyễn Du, chính ông là tác giả “Đoạn Trường Tân Thanh đề từ” (thường gọi là Tổng vịnh Truyền Kiều) đặt trên đầu Truyện Kiều và cho khắc in lần đầu tiên tác phẩm này của Nguyễn Du.
Tác phẩm của Phạm Quý Thích chủ yếu viết bằng chữ Hán như “Thảo Đường Thi Tập”, “Lập Trai Văn tập”, “Chu dịch vấn đáp toát yếu”... Sau khi nhà Lê sơ đổ, dưới thời Tây Sơn rồi nhà Nguyễn, những sáng tác thơ của ông thường viết về cảnh loạn lạc đói kém của nhân dân vì hạn hán mất mùa, vì sự ức hiếp của bọn quan lại cường hào... Hơi lan man một chút về vị Hoàng giáp này của đất Lương Đường để suy ngẫm thêm cái thở dài của một cụ hậu duệ họ Phạm rằng: “Không hiểu cái mạch đất Lương Đường ra thế nào mà khắc nghiệt vậy (!?). Mà hai làng có cách nhau xa gì...
Bữa ấy sau khi thăm khu mộ tổ họ Phạm, tôi được cụ dẫn ra hai câu nghe có vẻ tức tưởi cho đến nay vẫn bám riết trong tâm trí của không ít người: “Mộ Trạch quan, Thiên hạ an. Lương Đường sĩ, thiên hạ bi”. Nghĩa là thế này: Các tiến sĩ làng Mộ Trạch thường ra làm quan trong thời thái bình. 36 vị tiến sĩ trạng nguyên chưa ai làm quan trong thời loạn! Nhưng làng Lương Đường có ông Hoàng Giáp Phạm Quý Thích ra làm quan trong thời loạn. Và sau này có ông Phạm Quỳnh là Thượng thư Bộ Lại của triều nhà Nguyễn! Ông Phạm Quỳnh năm 1932, khi đang phụ trách tờ Nam Phong thì được vời vào Huế.
Thoạt đầu làm Ngự tiền Văn phòng (Đổng lý văn phòng) sau rồi Thượng thư Bộ Học cho đến năm 1944 thì chuyển chức Thượng thư Bộ Lại. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Phạm Quỳnh xin về hưu trí. Nhưng ông đâu có được yên. Cái chết bất đắc kỳ tử đã ập đến với Phạm Quỳnh... Trong câu chuyện hôm ấy, tôi cũng được biết thêm, mặc dầu là người cùng làng nhưng cụ Phạm Quý Thích và ông Phạm Quỳnh không phải là bà con anh em gì mà chỉ là trùng họ vậy thôi!
Tuổi thơ khắc nghiệt
Cũng na ná như hoàn cảnh của Hoàng giáp Phạm Quý Thích trước đó, ông tổ của Phạm Quỳnh rời làng Hoa Đường lên Thăng Long không rõ vào năm nào. Ông nội và bố đều là nhà nho. Phạm Quỳnh sinh năm 1892 ở 17 phố Hàng Trống. Nếp nho thanh bần trong ngôi nhà khiêm nhường gần bên hồ Trả Gươm ấy những tưởng bình lặng bền lâu mãi với không khí yên hàn cuối thế kỷ XIX khi tiếng súng bình định thành Hà Nội của Pháp đã tạm lắng. Nhưng một tai họa đã giáng xuống mái nhà yên ả ấy.
Như người ta nói, chưa rời vú mẹ cậu bé Phạm Quỳnh đã mồ côi bởi người mẹ thân yêu đột ngột ra đi vì bạo bệnh! Khi ấy cậu bé Phạm Quỳnh mới được 9 tháng tuổi! Công lao dưỡng dục của bà nội cùng muối dưa đắp đổi cũng lần hồi được đến đoạn khi cậu bé Phạm Quỳnh lên 9 tuổi thì lại tiếp theo một tai họa nữa: Mất cha! Mà cái chết của ông mới không bình thường, thậm chí còn tức tưởi là khác! Cụ Hoàng Đạo Thúy vốn là người thân quen từ lâu của gia đình, là bạn cụ Phạm Quỳnh đã kể cho nhạc sĩ Phạm Tuyên nghe nhiều lần câu chuyện này.
Lần thi năm 1901 ấy, giờ vẫn chưa rõ thi hương hay thi đình và ở trường thi nào, như bao thí sinh khác, người cha cặm cụi với bài thi của mình. Từng khắc từng giờ cứ khắc nghiệt lặng lẽ qua... Trống lệnh thu quyển đã điểm, người ta cứ tưởng người thí sinh kia làm bài xong chắc mệt quá đang nằm thiếp đi một chốc như thế. Đợi mãi rồi phải giục, phải lay... Cả trường thi tá hỏa khi phát hiện ra người thí sinh kia đã lạnh cứng tự bao giờ. Cái chết ấy có thể là do ngộ cảm hay căng thẳng quá chả biết, nhưng từ thời điểm ấy cậu bé Phạm Quỳnh đã phải mồ côi cha. Nhưng vòng tay lẫn tình cảm phiếu mẫu của bà nội đã không thể để tuột đứa cháu côi cút của mình. Ngoài việc thuê thầy dạy chữ Nho lẫn chữ Pháp, ở nhà cậu vẫn được đến trường đều đặn.
Trời lấy cái này, trời bù trì cái khác. Dĩnh ngộ và sáng dạ... Cậu đã lần lượt bước qua những mê cung, những mẹo luật của thứ tiếng Pháp, tiếng Anh rắc rối lẫn cái cách nhiêu khê của mẹo mực chữ Hán, chữ Nôm. Năm 12 tuổi, nhập học Trường Bưởi (tức trường thông ngôn cũ). Năm 1908 tròn 16 tuổi, Phạm Quỳnh đậu bằng Cao đẳng tiểu học (Diplome D’Etudes Primaires Superieures) được bổ nhiệm làm phụ tá phục vụ tại Trường Viễn đông Bác cổ (Ecol Francaise D’Extrême - Orient) ở Hà Thành.
Phượng hoàng sơ sinh
...Tôi đang đứng trước ngôi nhà số 5 phố Hàng Da của Quận Hoàn kiếm Hà Nội, bây giờ là một hiệu buôn sầm uất để cố tưởng tượng ra cái năm 1917 ấy, chàng thanh niên 25 tuổi Phạm Quỳnh thấp thoáng trong ngôi nhà này với tư cách là Tổng biên tập tờ báo Nam Phong! Hình như cái chức chủ nhiệm kiêm chủ bút thời ấy, về ngạch hành chính, chức danh ấy cao hơn chức danh Tổng biên tập bây giờ?
Trên tay tôi đang có một tờ Nam Phong. Tờ Nam Phong số 34 tháng 7/1920, trang bìa cũng như tất thảy 210 số Nam Phong tồn tại suốt 17 năm từ năm 1917 đến 1932. Dưới hai chữ Nam Phong lớn là sáu chữ nhỏ hơn Văn học - khoa học - tạp chí. Dòng nhỏ hơn dưới nữa là trích câu của Roosevelt “Có đồng đẳng mới bình đẳng được” (Il n’y a que ceux qui sont des egaux qui sont egaux). Các dòng dưới nữa, chủ bút kiêm quản lý (Directeur Rédacteur en Chef: Phạm Quỳnh). Mỗi tháng xuất bản một kỳ. Giá mỗi số 0$ 40 (bốn hào tiền Đông Dương) In tại Đông Kinh ấn Quán, 14-16 Rue du Coton, Hanoi.
Bút tích Phạm Quỳnh viết cho vợ
Nam Phong số 34 có các bài như thế này 1. “Bàn về
sự tăng lương cho các viên chức tòng sự chánh phủ Bảo hộ”. 2. “Sự giáo dục
trong gia đình”; 3. “Một sự thí nghiệm đã nên công”; 4. “Các việc lớn ở châu Âu
từ sau chiến tranh đến giờ”; 5. “Khảo về lịch sử luân lý học nước Tàu”; 6. “Văn
uyển”; 7. “Đoản thiên tiểu thuyết”; 8. “Tập kỷ yếu của Hội Khai trí Tiến Đức”.
Mỗi số bình quân ngót 400 trang so với sức in lẫn sức đọc hồi ấy kể cũng là dày
dặn!
Ông chủ bút kiêm quản lý Phạm Quỳnh làm gì?
Không biết ông có phải cắp cặp thường xuyên đi họp liên miên như các tổng tiên
tập bây giờ không nhưng ông lấy đâu ra thời gian để trang trải cho một cường độ
làm việc ghê gớm: Nam Phong thoạt đầu có hai phần, Việt văn và Hán tự. Phần Hán
tự do Nguyễn Bá Trác phụ trách. Sau đó thêm phần Pháp văn do chính Phạm Quỳnh
chịu trách nhiệm viết và lựa bài. Phạm Quỳnh gần như bao sân phần lớn về sáng
tác, nghiên cứu, do đó ông dùng nhiều bút hiệu: Hồng Nhân, Lương Ngọc, Thượng Chi,
Thiếu Hoa Đường. Còn các bài Pháp văn thì ký tên thực là Phạm Quỳnh. Đó là chưa
kể thời gian ông giảng dạy về ngôn ngữ và văn chương Hán Việt từ năm 1924 đến
1932.
Phạm Quỳnh là người chủ trương tờ Nam Phong và cũng là người viết nhiều nhất cho tờ Nam Phong. Xin trích ra một đoạn ông viết khi được một tháng đi thăm thú xứ Nam Kỳ. Như một thứ chân dung tự họa: “Một mình coi việc biên tập, việc xuất bản một tập báo mấy trăm trang. Muốn làm cho xong nghĩa vụ thật chẳng phải là việc dung dị tầm thường. Nhưng mà thôi, đã để mình vào báo giới phải biết rằng, nghề này không phải là chốn sinh nhai dễ dàng, phải lấy hết lòng nghĩa vụ ra mà làm cho xứng chức, chẳng quản chi những sự nhọc nhằn đường hơn thiệt. Vả lại, đã tự phụ ra đương một phần ngôn luận trong quốc dân, nếu cổ động được điều hay, truyền bá được lẽ phải có ích cho nước nhà, có lợi cho xã hội, đó tức là cái thưởng vô hình cho bọn mình vậy. Lấy báo làm một kế doanh nghiệp thường thì thật là cái kế cùng, không tài nào thành công được và cứ tình hình nước mình thì tất sớm trưa phá sản. Lấy báo làm một nghĩa vụ cao đủ khiến cho mình hết tài hết sức mà làm cho trọn, đừng quản những sự thiệt thòi khó nhọc thì thật không có nghề nào cao thượng bằng” (Một tháng ở Nam Kỳ. NXB Văn học tr.170).
Phạm Quỳnh là người chủ trương đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng tinh thần văn hóa Tây Âu để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình không mất bản sắc mà có cơ tiến hóa được. Có lẽ nói về đóng góp của Nam Phong không thể không kể đến nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan:
“...Trong 17 năm chủ trương Nam phong Tạp chí, Phạm Quỳnh đã cho xây đắp nền móng quốc văn được vững vàng bằng những bài khảo cứu và bình luận rất công phu mà từ Bắc chí Nam người thức giả đều phải lưu tâm đến. Nhiều người có thể căn cứ vào những bài trong Nam Phong để bồi bổ cho cái sự học còn khiếm khuyết của mình. Thậm chí có người còn lấy Nam Phong làm sách học cũng thâu thái được ít nhiều tư tưởng học thuật Đông Tây. Muốn hiểu những vấn đề đạo giáo, muốn biết văn học sử cùng tư tưởng nước Tàu, nước Nhật, nước Pháp, muốn đọc thi ca Việt Nam từ đời Lý, Trần cho đến ngày nay, muốn biết thêm lịch sử nước Nam tiểu thuyết, các đấng danh nhân nước nhà, muốn am hiểu các vấn đề chính trị xã hội Âu Tây và cả học thuyết của cổ Hyla, chỉ đọc kỹ Nam Phong là có thể hiểu được. Một người chỉ biết đọc quốc ngữ mà có khiếu thông minh, có thể dùng Tạp chí Nam Phong để mở mang học thức của mình.
Nam Phong sinh sau Đông Dương tạp chí 4 năm nhưng sống lâu hơn. Nam Phong tạp chí được rực rỡ như thế bởi có ông chủ bút là một nhà văn, học vấn uyên thâm lại có tài lịch duyệt. Thật thế Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất kỳ một vấn đề gì từ thơ văn cho đến triết lý đến đạo giáo chính trị xã hội không một vấn đề gì ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy. Không có chi quá đáng nếu đem so Nam Phong với những tạp chí xuất bản ở Pháp trong mấy năm gần đây như Revue de Paris, Grande Revue, Mercu de France, Nouvelle Revue France người ta sẽ thấy những tạp chí này thiên về mặt văn chương thêm một chút triết học và khoa học còn không một tạp chí nào lại tham khảo cả về mặt học thuật tư tưởng Đông Tây và chuyên cả việc khảo cứu cùng biên tập thơ văn kim cổ như Nam Phong Tạp chí".
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 3)
Phạm Quỳnh là người chủ trương tờ Nam Phong và cũng là người viết nhiều nhất cho tờ Nam Phong. Xin trích ra một đoạn ông viết khi được một tháng đi thăm thú xứ Nam Kỳ. Như một thứ chân dung tự họa: “Một mình coi việc biên tập, việc xuất bản một tập báo mấy trăm trang. Muốn làm cho xong nghĩa vụ thật chẳng phải là việc dung dị tầm thường. Nhưng mà thôi, đã để mình vào báo giới phải biết rằng, nghề này không phải là chốn sinh nhai dễ dàng, phải lấy hết lòng nghĩa vụ ra mà làm cho xứng chức, chẳng quản chi những sự nhọc nhằn đường hơn thiệt. Vả lại, đã tự phụ ra đương một phần ngôn luận trong quốc dân, nếu cổ động được điều hay, truyền bá được lẽ phải có ích cho nước nhà, có lợi cho xã hội, đó tức là cái thưởng vô hình cho bọn mình vậy. Lấy báo làm một kế doanh nghiệp thường thì thật là cái kế cùng, không tài nào thành công được và cứ tình hình nước mình thì tất sớm trưa phá sản. Lấy báo làm một nghĩa vụ cao đủ khiến cho mình hết tài hết sức mà làm cho trọn, đừng quản những sự thiệt thòi khó nhọc thì thật không có nghề nào cao thượng bằng” (Một tháng ở Nam Kỳ. NXB Văn học tr.170).
Phạm Quỳnh là người chủ trương đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng tinh thần văn hóa Tây Âu để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình không mất bản sắc mà có cơ tiến hóa được. Có lẽ nói về đóng góp của Nam Phong không thể không kể đến nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan:
“...Trong 17 năm chủ trương Nam phong Tạp chí, Phạm Quỳnh đã cho xây đắp nền móng quốc văn được vững vàng bằng những bài khảo cứu và bình luận rất công phu mà từ Bắc chí Nam người thức giả đều phải lưu tâm đến. Nhiều người có thể căn cứ vào những bài trong Nam Phong để bồi bổ cho cái sự học còn khiếm khuyết của mình. Thậm chí có người còn lấy Nam Phong làm sách học cũng thâu thái được ít nhiều tư tưởng học thuật Đông Tây. Muốn hiểu những vấn đề đạo giáo, muốn biết văn học sử cùng tư tưởng nước Tàu, nước Nhật, nước Pháp, muốn đọc thi ca Việt Nam từ đời Lý, Trần cho đến ngày nay, muốn biết thêm lịch sử nước Nam tiểu thuyết, các đấng danh nhân nước nhà, muốn am hiểu các vấn đề chính trị xã hội Âu Tây và cả học thuyết của cổ Hyla, chỉ đọc kỹ Nam Phong là có thể hiểu được. Một người chỉ biết đọc quốc ngữ mà có khiếu thông minh, có thể dùng Tạp chí Nam Phong để mở mang học thức của mình.
Nam Phong sinh sau Đông Dương tạp chí 4 năm nhưng sống lâu hơn. Nam Phong tạp chí được rực rỡ như thế bởi có ông chủ bút là một nhà văn, học vấn uyên thâm lại có tài lịch duyệt. Thật thế Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất kỳ một vấn đề gì từ thơ văn cho đến triết lý đến đạo giáo chính trị xã hội không một vấn đề gì ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy. Không có chi quá đáng nếu đem so Nam Phong với những tạp chí xuất bản ở Pháp trong mấy năm gần đây như Revue de Paris, Grande Revue, Mercu de France, Nouvelle Revue France người ta sẽ thấy những tạp chí này thiên về mặt văn chương thêm một chút triết học và khoa học còn không một tạp chí nào lại tham khảo cả về mặt học thuật tư tưởng Đông Tây và chuyên cả việc khảo cứu cùng biên tập thơ văn kim cổ như Nam Phong Tạp chí".
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 3)
- "Một người có văn tài đứng chủ trương một
cơ quan văn học báo chí tức là hồn của cơ quan ấy cũng như Phạm Quỳnh là hồn của
Nam Phong vậy” (Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại. Quyển I, trang 127. NXB Vĩnh
Thịnh, Hà Nội, 1951).
Chưa hết! Không biết là thời gian chính hay phụ đây để ông tham gia sáng lập và làm Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức tại Hà Nội và làm Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Chính cuốn Việt Nam Tự điển do Hội Khai trí Tiến Đức chủ trương cùng 10 người danh tiếng thời ấy biên soạn (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Luận, Phạm Huy Lục, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Đỗ Thận).
Thử ngẫm lại, nếu không có một tài năng, nếu không phải xuất chúng hoặc cái gì na ná như thế thì làm sao Phạm Quỳnh khi ấy mới độ tuổi hai mấy lại được ngồi, nói đúng hơn lại tập hợp được những tên tuổi làm cộng tác viên nhiệt thành cho Nam Phong cũng như Khai Trí Tiến Đức như các ông Nguyễn Bá Học (khi đó đã 60 tuổi), Nguyễn Hữu Tiến (43 tuổi), Phạm Duy Tốn (34 tuổi), Trần Trọng Kim, Tản Đà (khi ấy trên 30 tuổi) v.v...
Có tài liệu chép một việc Nguyễn Bá Học với Phạm Quỳnh có trao đổi bài vở chi đó với thái độ thành thực thẳng thắn và liên tài. Kết thúc cuộc trao đổi tranh luận hôm ấy, ông già Nguyễn Bá Học có xá Phạm Quỳnh một vái rồi vui vẻ dẫn ra cái câu “Lão ô bách tuế bất như phượng hoàng sơ sinh” (Quạ già trăm tuổi cũng chả bằng giống phượng hoàng mới đẻ).
Chưa hết! Không biết là thời gian chính hay phụ đây để ông tham gia sáng lập và làm Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức tại Hà Nội và làm Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Chính cuốn Việt Nam Tự điển do Hội Khai trí Tiến Đức chủ trương cùng 10 người danh tiếng thời ấy biên soạn (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Luận, Phạm Huy Lục, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Đỗ Thận).
Thử ngẫm lại, nếu không có một tài năng, nếu không phải xuất chúng hoặc cái gì na ná như thế thì làm sao Phạm Quỳnh khi ấy mới độ tuổi hai mấy lại được ngồi, nói đúng hơn lại tập hợp được những tên tuổi làm cộng tác viên nhiệt thành cho Nam Phong cũng như Khai Trí Tiến Đức như các ông Nguyễn Bá Học (khi đó đã 60 tuổi), Nguyễn Hữu Tiến (43 tuổi), Phạm Duy Tốn (34 tuổi), Trần Trọng Kim, Tản Đà (khi ấy trên 30 tuổi) v.v...
Có tài liệu chép một việc Nguyễn Bá Học với Phạm Quỳnh có trao đổi bài vở chi đó với thái độ thành thực thẳng thắn và liên tài. Kết thúc cuộc trao đổi tranh luận hôm ấy, ông già Nguyễn Bá Học có xá Phạm Quỳnh một vái rồi vui vẻ dẫn ra cái câu “Lão ô bách tuế bất như phượng hoàng sơ sinh” (Quạ già trăm tuổi cũng chả bằng giống phượng hoàng mới đẻ).
Phạm Quỳnh (giữa) và Nguyễn Văn Vĩnh (phải) |
“Bộ Thượng Chi Văn tập” gồm 5 quyển (Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes Hanoi ấn hành năm 1943). Có lẽ dưới ánh ngày Đổi Mới, những ấn phẩm của Phạm Quỳnh mai kia sẽ được các nhà xuất bản trân trọng giới thiệu lần lượt với bạn đọc?
Đoạn đắc ý trong cuộc đời Phạm Quỳnh
Thư Phạm Quỳnh Gửi Vợ Từ Pháp |
Mở đầu những dòng hồi ký, Phạm Quỳnh ghi rất giản dị: “Tôi được quan Thống sứ Bắc kỳ cử sang Pháp thay mặt cho Hội Khai Trí Tiến Đức để dự cuộc đấu xảo Marseille lại được quan toàn quyền đặc phái sang diễn thuyết tại mấy trường lớn của Paris, ngày 9/3 tây năm 1922 tức là ngày 11/2 ta xuống Hải Phòng để đáp tàu sang Pháp”...
Gia Đình Phạm Quỳnh |
Có lẽ chỉ với hai cuốn “Mười ngày ở Huế” (Nhà Xuất
bản Văn học đã in năm 2001) và “Pháp du hành trình nhật ký” của Phạm Quỳnh, những
người yêu mến bút ký văn học nói chung cũng như viết ký nói riêng có thể tìm thấy
ở hai tập sách này nhiều điều sở đắc. Và rất nên nếu như các nhà báo tương lai ở
trường báo chí của ta tập làm quen và khảo sát với lối viết này qua những công
trình khóa luận lẫn luận án tốt nghiệp sẽ thu hoạch được nhiều điều bổ ích! Đó
là lối viết, kiểu viết không phải là rặt ngồn ngộn những chuyện, tóm lại chỉ thấy
cây chứ không thấy rừng, chỉ thấy việc chứ không thấy văn.
Chuyện, việc, sự kiện trong ghi chép của Phạm Quỳnh đều có nhưng là dung lượng là liều lượng vừa phải, là cái cớ để ông đưa người đọc vào những chiêm nghiệm suy ngẫm lý thú bất ngờ. Kiến văn của Phạm Quỳnh mở ra cho người đọc là bắt đầu bằng cái cớ của chuyện và sự kiện kia. Lý thú và bất ngờ nữa bởi sức đọc sức nghĩ và sự chiêm nghiệm trên tầm sự kiện của một người viết mới tròm trèm 30 (khi ông viết những ngày ở Huế và Nam Bộ mới 26 tuổi) mà bằng lối văn, bằng con chữ của nước Việt đầu thế kỷ XX. Mà lối văn mà con chữ ấy, Phạm Quỳnh là người đang tiên phong rèn giũa cho vốn quốc văn của nước nhà! Thời điểm ấy Phạm Quỳnh đang khuyến khích, hô hào, cổ vũ dưới hình thức này hay hình thức khác, hy vọng chữ quốc ngữ sớm trưởng thành và văn chương nước Việt mau phong phú.
Ông bàn về văn minh phương Tây nhân đi coi Bảo tàng Louvre thế này... “Duy cái văn minh Tây phương nó phồn tạp quá, các phương diện nhiều quá. Muốn bao quát cho được hết mà thu gồm lấy cái toàn thể toàn bức thật là khó! Phải có một sức học lớn, một trí lực một con mắt khác thường mới có thể xét không sai và đoán không lầm được! Cho nên còn lâu năm nữa cái văn minh Tây phương vẫn còn ngộ hoặc được nhiều người nhiều thời gian mai hậu nữa... (Thứ Năm ngày 13/7/1922)”.
Bây giờ trên một số diễn đàn, người ta đang ầm cả lên rằng, có nên dạy chữ Nho cho học sinh trong nhà trường phổ thông hay không? Thiết tưởng cũng nên tham khảo ý kiến non trăm năm trước của Phạm tiên sinh, khi ông trình bày thật khúc triết hùng hồn trước Ban Lý luận chính trị Viện Hàn lâm Pháp với đề tài “Một vấn đề dân tộc giáo dục”:
“Nhưng ngặt thay, dân An Nam không phải là tờ giấy trắng mà muốn vẽ gì lên cũng được. Tức là một tập giấy đã có sẵn chữ viết từ đời nào đến giờ! Nếu bây giờ viết đè một chữ mới lên trên e thành giấy lộn mất! Cho nên bây giờ khắp nơi dạy chữ Tây cho người An Nam từ tuổi nhỏ đến lớn như các trường Pháp Việt ngày nay, kết quả chỉ làm cho người An Nam mất tính cách An Nam mà chưa chắc đã hóa được Tây hẳn, thành ra là một giống lửng lơ thật nguy hiểm.
Muốn tránh sự nguy hiểm ấy, chỉ còn cách là dạy cho trẻ con An Nam từ nhỏ bằng tiếng An Nam cho hết bậc tiểu học. Lấy cái phổ thông giáo dục bằng quốc văn làm gốc như thế vừa tiện vừa mau vì không mất thời giờ để học một thứ tiếng ngoại quốc dang dở không đến nơi và cũng không dùng được việc gì. Học trò đã được bằng tiểu học, tốt nghiệp bằng tiếng An Nam rồi bấy giờ mới kén chọn người nào có sức học lên nữa như trung học, đại học thời cho vào một trường dự bị chỉ chuyên học tiếng Pháp.
Nhưng mà theo cách học tấn tốc như người Pháp học tiếng Anh, tiếng Đức nghĩa là học như học tiếng ngoại quốc vậy. Học thế chỉ vài ba năm là có thể thông chữ Pháp đủ theo được các lớp trung học như bây giờ. Như thế mới khỏi được cái nguy hiểm thành một hạng người dở dang tốt nghiệp trường tiểu học ra, chữ Tây không đủ dùng được một việc gì mà cái phổ thông thường thức học bằng chữ Tây cũng còn mập mờ chưa lĩnh hội được, còn tiếng nước nhà thì hầu như quên cả! (thứ Tư ngày 19/7/1922)”.
Vượt lên sự kiện của một buổi tham quan, cái thành thực của Phạm Quỳnh đâm thân gần và có sức lây lan đồng cảm nhiều lắm bởi nó là lời cởi mở rất bạn bè... “Một người thuần cựu học mà xem tranh Tây mà không có cảm gì thì còn có lẽ nhưng đến như mình có sở đắc về Tây học ít nhiều mà không biết thưởng thức cái hay cái đẹp của mỹ thuật phương Tây thì cũng lạ thật? Có lẽ bởi cái óc tối tăm mà chưa khai quang được chăng? hay bởi con mắt thịt thiếu tia sáng về mỹ thuật?
Chẳng hay bởi cớ gì nhưng trông những bức vẽ đàn bà trần truồng thỗn thện thịt bắp vai u thật cũng không hiểu cái tứ của họa sĩ là ra thế nào. Nghe người ta cắt nghĩa thì cũng chỉ biết vậy, hoặc đọc trong sách thì cũng hiểu tạm vậy, thấy người khen thì cũng gật gù mà khen cho khỏi tiếng dốt chứ kỳ thực cũng chả cảm thấy một chút nào.
Chuyện, việc, sự kiện trong ghi chép của Phạm Quỳnh đều có nhưng là dung lượng là liều lượng vừa phải, là cái cớ để ông đưa người đọc vào những chiêm nghiệm suy ngẫm lý thú bất ngờ. Kiến văn của Phạm Quỳnh mở ra cho người đọc là bắt đầu bằng cái cớ của chuyện và sự kiện kia. Lý thú và bất ngờ nữa bởi sức đọc sức nghĩ và sự chiêm nghiệm trên tầm sự kiện của một người viết mới tròm trèm 30 (khi ông viết những ngày ở Huế và Nam Bộ mới 26 tuổi) mà bằng lối văn, bằng con chữ của nước Việt đầu thế kỷ XX. Mà lối văn mà con chữ ấy, Phạm Quỳnh là người đang tiên phong rèn giũa cho vốn quốc văn của nước nhà! Thời điểm ấy Phạm Quỳnh đang khuyến khích, hô hào, cổ vũ dưới hình thức này hay hình thức khác, hy vọng chữ quốc ngữ sớm trưởng thành và văn chương nước Việt mau phong phú.
Ông bàn về văn minh phương Tây nhân đi coi Bảo tàng Louvre thế này... “Duy cái văn minh Tây phương nó phồn tạp quá, các phương diện nhiều quá. Muốn bao quát cho được hết mà thu gồm lấy cái toàn thể toàn bức thật là khó! Phải có một sức học lớn, một trí lực một con mắt khác thường mới có thể xét không sai và đoán không lầm được! Cho nên còn lâu năm nữa cái văn minh Tây phương vẫn còn ngộ hoặc được nhiều người nhiều thời gian mai hậu nữa... (Thứ Năm ngày 13/7/1922)”.
Bây giờ trên một số diễn đàn, người ta đang ầm cả lên rằng, có nên dạy chữ Nho cho học sinh trong nhà trường phổ thông hay không? Thiết tưởng cũng nên tham khảo ý kiến non trăm năm trước của Phạm tiên sinh, khi ông trình bày thật khúc triết hùng hồn trước Ban Lý luận chính trị Viện Hàn lâm Pháp với đề tài “Một vấn đề dân tộc giáo dục”:
“Nhưng ngặt thay, dân An Nam không phải là tờ giấy trắng mà muốn vẽ gì lên cũng được. Tức là một tập giấy đã có sẵn chữ viết từ đời nào đến giờ! Nếu bây giờ viết đè một chữ mới lên trên e thành giấy lộn mất! Cho nên bây giờ khắp nơi dạy chữ Tây cho người An Nam từ tuổi nhỏ đến lớn như các trường Pháp Việt ngày nay, kết quả chỉ làm cho người An Nam mất tính cách An Nam mà chưa chắc đã hóa được Tây hẳn, thành ra là một giống lửng lơ thật nguy hiểm.
Muốn tránh sự nguy hiểm ấy, chỉ còn cách là dạy cho trẻ con An Nam từ nhỏ bằng tiếng An Nam cho hết bậc tiểu học. Lấy cái phổ thông giáo dục bằng quốc văn làm gốc như thế vừa tiện vừa mau vì không mất thời giờ để học một thứ tiếng ngoại quốc dang dở không đến nơi và cũng không dùng được việc gì. Học trò đã được bằng tiểu học, tốt nghiệp bằng tiếng An Nam rồi bấy giờ mới kén chọn người nào có sức học lên nữa như trung học, đại học thời cho vào một trường dự bị chỉ chuyên học tiếng Pháp.
Nhưng mà theo cách học tấn tốc như người Pháp học tiếng Anh, tiếng Đức nghĩa là học như học tiếng ngoại quốc vậy. Học thế chỉ vài ba năm là có thể thông chữ Pháp đủ theo được các lớp trung học như bây giờ. Như thế mới khỏi được cái nguy hiểm thành một hạng người dở dang tốt nghiệp trường tiểu học ra, chữ Tây không đủ dùng được một việc gì mà cái phổ thông thường thức học bằng chữ Tây cũng còn mập mờ chưa lĩnh hội được, còn tiếng nước nhà thì hầu như quên cả! (thứ Tư ngày 19/7/1922)”.
Vượt lên sự kiện của một buổi tham quan, cái thành thực của Phạm Quỳnh đâm thân gần và có sức lây lan đồng cảm nhiều lắm bởi nó là lời cởi mở rất bạn bè... “Một người thuần cựu học mà xem tranh Tây mà không có cảm gì thì còn có lẽ nhưng đến như mình có sở đắc về Tây học ít nhiều mà không biết thưởng thức cái hay cái đẹp của mỹ thuật phương Tây thì cũng lạ thật? Có lẽ bởi cái óc tối tăm mà chưa khai quang được chăng? hay bởi con mắt thịt thiếu tia sáng về mỹ thuật?
Chẳng hay bởi cớ gì nhưng trông những bức vẽ đàn bà trần truồng thỗn thện thịt bắp vai u thật cũng không hiểu cái tứ của họa sĩ là ra thế nào. Nghe người ta cắt nghĩa thì cũng chỉ biết vậy, hoặc đọc trong sách thì cũng hiểu tạm vậy, thấy người khen thì cũng gật gù mà khen cho khỏi tiếng dốt chứ kỳ thực cũng chả cảm thấy một chút nào.
Giải thưởng
Hồ Chí Minh
Có những lúc nghĩ lẩn thẩn, có những bức mà
họ cho là tuyệt bút kia giá đáng kể hàng muôn hàng triệu tưởng giá có người đem
cho mà về treo ở nhà thời cũng chả lấy làm thích vì không hiểu nó là cái chi!
Nhiều khi vẫn lấy làm lạ, cái đó là một điều khiếm khuyết trong sự giáo dục của
mình... Vì những cái công trình mỹ thuật kia, cả một phần thế giới có tiếng là
văn minh đều công nhận là tuyệt phẩm, là tuyệt tác mà mình tuyệt nhiên chẳng biết
cảm phục thời chẳng ngu xuẩn và chẳng dốt lắm ru? Cũng biết thế nhưng không thể
nào làm khác được, thời thà thú thật là dốt là ngu còn hơn miễn cưỡng mà a dua.
Song xét cho cùng thì ra cái tinh thần của đông
tây nó khác xa nhau nhiều quá. Có khi tưởng rằng, hiểu nhưng xét kỹ ra thực
không rõ lắm bởi khác nhau về cái cảm. Lại có khi miễn cưỡng muốn cảm cho được
thì là cái cảm ấy nó lại không thành thực. Cho nên mỗi khi thấy người khen
tranh Tây đẹp, bài hát Tây hay, mình vẫn tự hỏi không biết lời khen ấy có thành
thực không nhỉ? Đông tây tuy vậy vẫn còn cách xa!”.
Chúng ta cũng không nên quên rằng thời gian đó ở
Pháp có thiếu gì những thanh niên Việt Nam trí thức chữ nghĩa và bằng cấp cao
như Phan Văn Trường, Trần Văn Chương, Nguyễn Khắc Vệ... Trong khi Phạm Quỳnh chỉ
là một ký giả tầm thường, tốt nghiệp trung học thế mà dám đứng trước Nghị viện
Pháp đặt vấn đề đòi Pháp phải tôn trọng chủ quyền và truyền thống văn hóa Việt
Nam! “Dân tộc Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng.
Chúng tôi là một quyển sách dày đầy những chữ viết bằng thứ mực không phai đã hàng mấy mươi thế kỷ. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp với thời trang nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng chữ cũ. Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam thế nào cho vừa truyền được học thuật cao thượng đời nay vừa không đến nỗi khiến chúng tôi mất giống, không còn quốc tính để biến thành một dân tộc vô hồn, không còn tinh thần đặc sắc gì nữa như mấy thuộc địa cũ của Pháp...”.
Thiển nghĩ, phải có tài, phải tự tin và nhất là phải có lòng! Tại Paris, ông đăng đàn tới 4 lần sâu sắc hấp dẫn có nhiều tiếng vang, được nhiều tờ báo lớn uy tín ở Paris và nước Pháp như Le Monde nouveau, Le Journal, Le Martin... đăng lại các bài đăng đàn diễn thuyết ấy hoặc phỏng vấn Phạm Quỳnh.
Từ Tổng Biên tập tới Bộ trưởng hay động cơ làm quan của Phạm Quỳnh
Chúng tôi là một quyển sách dày đầy những chữ viết bằng thứ mực không phai đã hàng mấy mươi thế kỷ. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp với thời trang nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng chữ cũ. Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam thế nào cho vừa truyền được học thuật cao thượng đời nay vừa không đến nỗi khiến chúng tôi mất giống, không còn quốc tính để biến thành một dân tộc vô hồn, không còn tinh thần đặc sắc gì nữa như mấy thuộc địa cũ của Pháp...”.
Thiển nghĩ, phải có tài, phải tự tin và nhất là phải có lòng! Tại Paris, ông đăng đàn tới 4 lần sâu sắc hấp dẫn có nhiều tiếng vang, được nhiều tờ báo lớn uy tín ở Paris và nước Pháp như Le Monde nouveau, Le Journal, Le Martin... đăng lại các bài đăng đàn diễn thuyết ấy hoặc phỏng vấn Phạm Quỳnh.
Từ Tổng Biên tập tới Bộ trưởng hay động cơ làm quan của Phạm Quỳnh
Trong báo cáo ngày mồng 8 tháng Giêng năm 1945 gửi
cho Đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant, ông Thống sứ Trung Kỳ Healewyn
đã phàn nàn về Phạm Quỳnh như thế này:
“...Vị thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc
đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói không bao giờ bằng vũ khí cho sự bảo trợ
của Pháp cho việc khôi phục quyền hành của triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc -
Trung - Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình.
Một lần nữa vị Thượng thư Bộ lại đã kịch liệt chỉ trích việc trưng thu gạo cho
những người Nhật.
Ông ta đã nhắc lại lời đề nghị của mình về xứ Bắc
Kỳ và sự giải phóng mà người Pháp đã hứa. Tôi đã nhận xét với Hoàng đế Bảo Đại
là vị Thượng thư Bộ lại của ông ta đã vượt quá chức trách của mình khi vẫn
khăng khăng đòi mở rộng quyền hạn của Viện Cơ mật.
Ông ta đòi chúng ta phải triển khai trong thời
gian ngắn những lời hứa về sự giải phóng tiến bộ theo một kỳ hạn chính xác và
đòi chúng ta khôi phục cho nhà vua những biểu hiện của một chủ quyền quốc gia
trải rộng ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Phạm Quỳnh còn dọa sẽ khuyến khích phong trào chống
đối nếu như trong những tháng tới chúng ta không thương lượng với vua Bảo Đại về
một thể chế chính trị cho phép chuyển chế độ bảo hộ thành một kiểu Commonwealth
(Quốc gia độc lập) trong đó những chức vị chính sẽ được giao cho ngưòi bản địa.
Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc
chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ)
khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin
lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng con người đó là
một chiến sĩ không lay chuyển nổi nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể
làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ
nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ.
Cho tới nay, đó là một địch thủ thận trọng nhưng
cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một
kẻ thù không khoan nhượng nếu ông ta để cho mình bị cám dỗ bởi những lời hứa hẹn
về Thuyết Đại Đông Á của người Nhật Bản (Bản phúc trình Tối Mật, hiện lưu giữ tại
Văn phòng Pháp quốc Hải ngoại Vụ Paris do Khâm sứ Trung Kỳ Haelewyn gửi cho
Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux và Tổng ủy viên Mordant đề ngày 28 tháng
Giêng năm 1945". Tài liệu do bà Lê Thị Kinh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại
Lucxamburg cung cấp).
Phạm Quỳnh ở biệt thự Hoa Đường, An Cựu, Huế |
Nếu có tham vọng đó thì chỉ sau thời gian ở trường
Pháp quốc Viễn Đông Bác cổ vài năm được cấp các quyền tín nhiệm đánh giá cao
thì ông dễ dàng xuất dương sang Pháp du học theo Ban Bản xứ tại trường thuộc địa
Paris Section Indigène Ecole Coloniale. Điều đó có thể chứng minh qua những lời
nhận xét sau đây của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
“...Khi viết truyện “Kép Tư Bền”, tôi liên tưởng
ngay đến bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm chính là trường hợp của Phạm Quỳnh!
Tôi cho Phạm Quỳnh là những người có chính kiến. Thấy nước ta ba kỳ có ba chế độ
chính trị khác nhau. Nguyễn Văn Vĩnh mới chủ trương thuyết trực trị. Người Pháp
trực tiếp cai trị người An Nam như ở Nam kỳ không phải vua quan người Nam thì
dân được hưởng chế độ rộng rãi hơn.
Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến.
Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ còn
công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm
Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều
thượng thư Nam Triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút Nam Phong,
Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm
Quỳnh ra làm quan chỉ đổi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại
Hiệp ước 1884.
Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ
phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý
mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người
dân mất nước ai không đau đớn ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện
“Kép Tư Bền” tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với
khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối"
(“Đời viết văn của tôi” - NXB Văn Học Hà Nội năm 1971).
Năm 1931, trước thời điểm được vời vào Huế làm
quan và với cương vị chủ bút Nam Phong, nhân dịp Tổng trưởng thuộc địa Paul
Reynaud qua Đông Dương kinh lý, Phạm Quỳnh đã gửi bức thư ngỏ tha thiết yêu cầu
chính phủ Pháp “hãy cho chúng tôi một Tổ quốc để thờ. Vì đối với dân tộc Việt
Nam, Tổ quốc đó không phải là nước Pháp!”.
Kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết quân chủ lập hiến, Phạm Quỳnh ôm ấp hoài bão tạo thắng lợi bằng đường lối thuyết phục điều đình không bạo động! Mong vãn hồi chủ quyền quốc gia cho dù chỉ tương đối căn cứ vào phạm vi Hiệp ước Patenôte năm 1884, hầu như mọi cố gắng của Phạm Quỳnh đã trở thành bi kịch. Bi kịch ấy là hậu họa của một thứ ảo tưởng? Mặc dù ông đã manh nha đã sớm nhìn ra điều không tưởng của thuyết “Pháp Việt đề huề” từ tháng Giêng năm 1919 như ông đã viết trong chuyến thăm Nam Kỳ.
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 4)
Kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết quân chủ lập hiến, Phạm Quỳnh ôm ấp hoài bão tạo thắng lợi bằng đường lối thuyết phục điều đình không bạo động! Mong vãn hồi chủ quyền quốc gia cho dù chỉ tương đối căn cứ vào phạm vi Hiệp ước Patenôte năm 1884, hầu như mọi cố gắng của Phạm Quỳnh đã trở thành bi kịch. Bi kịch ấy là hậu họa của một thứ ảo tưởng? Mặc dù ông đã manh nha đã sớm nhìn ra điều không tưởng của thuyết “Pháp Việt đề huề” từ tháng Giêng năm 1919 như ông đã viết trong chuyến thăm Nam Kỳ.
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 4)
- Thời gian ở Paris, Phạm Quỳnh có gặp lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc ít nhất hai lần. Trong số tư liệu gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên
lưu giữ, tôi có được xem hai trang của cuốn sổ tay dạng lịch mà Phạm Quỳnh ghi
chép. Đó là thứ Năm, ngày 13 và Chủ nhật ngày 16/7/1922.
...Nhiều người tin rằng, người Pháp và nước Nam có thể lấy
tình thân ái mà xum hiệp một nhà, coi nhau như anh em và cùng nhau ra công giúp
sức cho nước Nam được tiến bộ nhưng sự thực khó lòng mà thành hiện thực được!
Người Tây bao giờ cũng giữ bề trên. Người Nam bao giờ cũng giữ phận dưới có
bình đẳng đâu mà thiệt lòng thân ái như anh em một nhà được. Những mong lấy
tình thân ái mà gây thành một nền Pháp Việt vững bền thì e rằng còn sớm quá! (Một
tháng ở Nam Kỳ. NXB Văn học tr.176). Và thơ ngây nữa? Kêu gọi Pháp trao quyền
quốc gia, quyền dân tộc, trao cho Tổ quốc mà thờ? Dễ dàng quá!?
Đi thăm Nam Kỳ, thấy đồng ruộng thẳng cánh có
bay, đất đai phì nhiêu dễ làm ăn, ông nóng lòng xót ruột thốt lên lời than rằng,
tại sao dân Bắc lại không vào đây mà sinh cơ lập nghiệp, bám chi lấy xứ Bắc Bộ,
đất đai bạc màu manh mún, lụt lội, hạn hán triền miên mà không biết rằng, người
nông dân Nam Bộ khi ấy đang bạc mặt vì trăm ngàn phương thức bóc lột của những
điền chủ giàu có đang có rất nhiều người phải bỏ xứ, bỏ ruộng mà đi! Chao ôi có
chút chi đó tồi tội và mong manh khi ông tâm sự với tư cách là nhà kinh tế, nhà
chính trị như thế?
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Cuốn sử sang trang. Việt Nam tuyên bố độc lập. Phạm Quỳnh xin về hưu trí sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam hiền hòa...
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Cuốn sử sang trang. Việt Nam tuyên bố độc lập. Phạm Quỳnh xin về hưu trí sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam hiền hòa...
Nhạc sĩ Phạm Tuyên với các cháu thiếu nhi
Ông ôm ấp hoài bão trở lại với văn chương đã bị gián đoạn tạm thời.
Ông khởi viết một số bài gom dưới đề kiến văn cảm tưởng, nghĩa là suy ngẫm về
những điều đã nghe đã thấy cùng dịch nôm và bình nghĩa 51 bài thơ của Đỗ Phủ...
Trong đó ông mặc nhiên và tế nhị ký thác cả một tâm sự phong phú và đa dạng của
một nhà văn phong nhã hào hoa lạc lõng nơi bể hoạn sinh bất phùng thời! Non 6
tháng sau, vào một buổi sáng mùa hè... Buổi sáng ngày 23/8 định mệnh... Ông được
chính quyền cách mạng mời đi họp tại nguyên trụ sở Tòa Khâm sứ, Phạm Quỳnh lanh
lẹn vô tư khăn áo ra đi, tình cảm chào hẹn với người thân chiều sẽ về. Nhưng rồi ông không bao giờ trở lại! Mãi 11 năm sau, năm 1956 gia đình mới tìm thấy di hài của ông tại khu rừng Hắc Thú, cách kinh thành Huế khá xa, một địa điểm hiểm trở xa vắng, đêm đêm thường có thú dữ lai vãng. Nhờ hỏi thăm các chứng nhân cn sống mới biết Phạm Quỳnh mất ngày 6/9/1945. Di hài Phạm Quỳnh được gia đình cải táng ngày 9/2/1956 tại Huế, đặt trong khuôn viên chùa Vạn Phước. Mộ chí ghi chú bằng Hán tự thật đơn giản Nam Phong chủ bút Phạm Quỳnh Thượng chi. Bằng chất giọng ngậm ngùi, bà vợ nhạc sĩ Phạm Tuyên đã kể tôi nghe chuyện di dời thi hài Phạm Quỳnh về chùa Vạn Phước mùa xuân năm Thân mà bà đã nghe người chị gái cùng em trai chồng trực tiếp làm việc ấy... Sau khi tìm được mộ, chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức lễ sang cát cho Ngô Đình Khôi cực kỳ long trọng. Bởi vì hai người (Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh) cùng chung một nấm nên đành phải thực hiện việc sang cát cùng một lúc. Thế là một bên cờ quạt trống chiêng thanh la não bạt cúng kiếng rầm rĩ. Một bên lặng lẽ thui thủi chỉ có hai chị em... Họ nhận ngay ra cha mình bởi cặp kính quen thuộc. Hai người ôm cái tiểu đựng hài cốt cha rồi thuê thuyền xuôi dòng Hương Giang đáp về mạn chùa Vạn Phước. Ngôi chùa mà lúc sinh thời, khi ở cương vị Đổng lý Ngự tiền và Thượng thư Bộ Học lẫn Bộ Lại, mỗi khi có việc chi căng thẳng, Phạm Quỳnh thường tới đây một mình để di dưỡng... |
Nhà chùa từ lâu giành cho ông một trai phòng lẫn
chiếc ghế xích đu. Sư trụ trì từ lâu vốn quen thân với ông Thượng thư Phạm Quỳnh,
bữa ấy đã lặng lẽ đón người quen cũ vào khuôn viên của chùa. Nhạc sĩ Phạm Tuyên
cũng cho tôi hay, nhà chùa hiện còn giữ một vài kỷ vật của Phạm Quỳnh như hoành
phi câu đối. Cả bức hoành 4 chữ Thổ nạp Á Âu (Thâu nạp văn minh Âu Á) nói lên
tiêu chí của tờ Nam Phong nghe đâu là thủ bút của Phạm Quỳnh hiện chùa vẫn giữ.
Một lần nhạc sĩ có ý xin nhưng sư trụ trì, một người mới nhã nhặn rằng: “Chúng
tôi đã có di huấn là cụ nhà có nhiều kỷ niệm ở đây, cứ để cho bản tự lưu
giùm”...
Đọc những dòng ghi chép ngắn ngủi trên, có cảm
giác thòm thèm, hâng hẫng thế nào! Nếu như chi tiết hai cuộc gặp ấy được người
ghi nhật ký cụ thể hơn, chi tiết hơn thì mai hậu sẽ có biết bao điều thú vị. Gặp
nhau không thể không nói chuyện nước nhà và ăn cơm ta bàn chuyện ta thật thỏa
thích... Chuyện gì vậy nếu không là những chuyện, những việc gặp nhau ở cái chí
mưu cho việc tự tôn tự cường dân tộc? Chắc bạn đọc cũng thể tất cho tác giả cuốn
nhật ký vì nhiều lẽ... Nhưng nội cái việc hai cuộc gặp ấy đều có mật thám canh
chừng ở ngoài và đi chơi đều bị bám đuôi như thế đủ biết, nếu không có sự đồng
thanh đồng khí ở một vài điểm nào đó thì Phạm Quỳnh khó có thể có sự can đảm để
gặp gỡ đến hai lần như vậy mà không ngại bị liên lụy này khác?
Một tư liệu nữa cũng xin được chép ra đây để bạn
đọc rộng đường tham khảo, ngõ hầu biết thêm tại sao Bác Hồ của chúng ta đã dứt
khoát và sáng suốt tìm đến chủ nghĩa Mác - Lê Nin, coi đó là kim chỉ nam cho đường
lối cách mạng của mình. Như sau này Người đã từng viết “...ngồi một mình trong
buồng mà tôi như những muốn nói to, hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là…”.
Đây là hồi ức của cụ Lê Thanh Cảnh về cuộc gặp ở
Paris năm 1922 giữa Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Cao Văn Sến, Phạm Quỳnh và
Nguyễn Văn Vĩnh. Tài liệu riêng của gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên cung cấp. Cụ Lê
Thanh Cảnh, nguyên là học sinh Quốc học Huế, từng du học ở Pháp vào thập niên
20 của thế kỷ XX. Sau đó cụ về Việt Nam làm nghiên cứu văn học, triết học cho đến
ngày Giải phóng miền Nam cụ vẫn ở Huế... Tài liệu do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện
hiện công tác ở Ban Lý luận văn học, Viện Văn học cung cấp cho gia đình nhạc sĩ
Phạm Tuyên tháng 9/1998. Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã
sao chụp tài liệu này từ một cuốn hồi ức có tên là “Rời mái tranh trường Quốc học”
của các cựu học sinh Trường Quốc học Huế. Tài liệu hiện lưu tại trường quốc học...
Đoạn mở đầu hồi ức về Trường Quốc học Huế cụ đã
viết:
...Sau khi đưa bản thảo về trường quốc học, tôi
đã khẩn khoản xin ông Hội trưởng Hội Ái Hữu, cựu học sinh trường quốc học cho
tôi xin được đặt dấu chấm hết sau bài đã đăng vào số 2. Nhưng tôi không khỏi thắc
mắc khi thấy ông Hội trưởng nghĩ sao không biết mà lại cho thêm hai chữ còn nữa
buộc tôi hôm nay phải đến cùng quý vị góp món nợ bút nghiên đối với mái trường
yêu mến của tất cả chúng ta.
Sở dĩ tôi xin đặt dấu chấm hết là vì nói nhiều về
chuyện xưa tích cũ thì không thể bỏ ra ngoài được cái tôi đáng ghét! Một lần nữa
tôi xin quý độc giả lượng tình thể tất cho tôi trước khi nghe tôi kể chuyện Anh
Quốc (Nguyễn Ái Quốc) và tôi trên đất Pháp. Vì bất cứ trường hợp nào cái tôi
đáng ghét ấy, nó cứ ló rạng ra mãi. Mà nó ló rạng không phải vì danh vì lợi nào
khác! Vì suốt đời không bao giờ tôi chạy theo bả vinh hoa. Một việc này minh chứng
cho tôi là sau khi Nam Triều và Bảo hộ thỏa thuận chấp nhận ký danh hậu bổ vào
quan lại, tất cả Tham tá ngạch tòa sứ thì tôi và ông ứng Thuyên (?) tự nhiên chẳng
ai bảo ai cấp tốc đệ đơn xin được xóa tên!
Dẫu sao tôi quả quyết rằng, gặp cảnh ngộ nào khó
khăn, gay cấn đến đâu, tôi cũng đã làm tròn bổn phận con người và lãnh trọn
vinh nhục của nó.
Đối với quá khứ, có người bảo là phải bỏ quên,
người khác thì lại bảo phải ghi nhớ, đó là tùy quan điểm của mỗi người phải suy
tư khác hẳn nhau. Theo tôi nghĩ, một dân tộc bị trị thì tất cả quá khứ cần phải
được ghi chép để nhận thấy trong lịch sử và văn hóa dĩ vãng, những bài học thấm
thía khả dĩ tìm thấy đường và vươn đầu lên.
Tờ ruột Tạp chí Nam Phong tết 1918
...Nhân dịp các phái viên phái đoàn Nam Triều đi
dự cuộc triển lãm do Pháp quốc sử địa tổ chức tại Ba Lê được hội ấy tặng mỗi
người một mề đay vàng...
Ông Trần Đức nói khẽ vào tai tôi bảo, hai anh em
chúng mình mời 4 cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Ngọc Thiện, Cao Văn Sến đến
chiều hôm ấy dùng cơm tại khách sạn Montparnasse. Chúng tôi nhận mời thêm cụ
Phan Tây Hồ, anh Quốc, vợ chồng Trần Hữu Tường và ông Hồ Đắc Ứng.
Bữa tiệc này tuy chỉ có 10 người mà câu chuyện rất
mặn mà, sôi nổi vì có sự hiện diện của 5 nhân vật phi thường ngồi chung tại một
bàn.
5 nhân vật ấy theo khuynh hướng chính trị khác
nhau mà gặp nhau trong một lúc trên con đường tranh đấu xa quê hương nên trong
sự va chạm ấy cũng có nẩy lửa đôi chút. Nhưng ông Đức và tôi là chủ mời muốn giữ
mãi hòa khí giữa đồng bào nên chúng tôi hết sức niềm nở và tìm đủ cách để dung
hòa các khuynh hướng, thành ra bữa tiệc chính trị mà mãi sau này mỗi khi chúng
tôi gặp lại nhau đều thừa nhận là chúng tôi đã tỏ ra hết sức cởi mở và hiếu
hòa.
Ông Đức và tôi đứng lên nhã nhặn thành kính xin
tất cả quan khách đã gặp nhau đây có thể cùng nhau tìm một giải pháp cứu quốc
và kiến quốc để khỏi mang tội với các vị tiền bối đã qua đời và các vị tiền bối
hiện nay còn vất vả bôn ba ở hải ngoại cũng như còn ở trong lao tù.
Tôi xin nói tiếp tại đây, có 5 nhân vật lỗi lạc
trên chính trường, tôi xin nêu danh sách và khuynh hướng để cùng nhau biết rõ lập
trường của mỗi chiến sĩ để tranh luận cho có hiệu lực.
Tôi xin thưa qua danh sách, danh tánh và khuynh
hướng chính trị, có chỗ nào sai lầm xin đương sự làm ơn cải chánh cho cử tọa
nghe. Tôi xin thưa:
1. Cụ Phan Châu Trinh đồng chí với tôi. Cụ đã
làm quan, bỏ về theo đường cách mệnh. Đi Nhật về nước bị tù đày ra Côn Lôn. Nhờ
Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, được Pháp trả tự do, qua Pháp sống lay lắt, gặp
chiến tranh không chịu đi đánh giặc nên bị giam cầm một thời gian. Nay chủ
trương Lao tư cộng tác ỷ Pháp cầu tiến bộ.
2. Anh Nguyễn Ái Quốc trốn ra khỏi nước nhà. Qua
Pháp. Qua Anh rồi trở về nước Pháp, chủ trương cách mệnh triệt để.
3. Ông kỹ sư Cao Văn Sến viết báo bằng Pháp văn,
cực lực phản đối thực dân Pháp ở Đông Dương. Đường lối tranh đấu cho Tổ quốc Việt
Nam gần như của cụ Phan Tây Hồ và cũng thiên về đảng Lập hiến Đông Dương của cụ
Bùi Quang Chiêu.
4. Ông Phạm Quỳnh, Chủ nhiệm Tạp chí Nam Phong
chủ trương Quân chủ lập hiến.
5. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ nhiệm Báo Trung Bắc
Tân Văn chủ trương Trực trị và kịch liệt phản đối quan lại Nam Triều mà ông
không còn tin tưởng được nữa.
Kính xin quý vị dùng cơm vui vẻ và lần lượt giải
thích, thảo luận, trình bày những khía cạnh chủ truương của mình mà anh em còn
thắc mắc.
Cụ Phan Tây Hồ bắt đầu nói: Tôi đã gặp Nguyễn Ái
Quốc từ 10 năm trước đây mà tôi thấy chủ trương Cách mệnh triệt để quá táo bạo
nên tôi không thể nào theo anh được. Và anh cũng không chấp nhận đường lối của
tôi. Anh phải đi qua nước Anh rồi về đây. Và rồi có anh Cảnh, bạn thân của anh
và cũng là đồng chí với tôi có tìm đủ cách để dung hòa đường lối tranh đấu mà
mong muốn cho chúng tôi xích lại gần nhau. Nhưng tôi thấy còn khó...
Anh Quốc tiếp lời: Mấy hôm nay anh Cảnh qua đây
có tiếp xúc nhiều với tôi và có nói cho tôi một câu ước mơ của cụ Trần Cao Vân:
“Nếu cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân thành công thì sau này việc đầu tiên chúng
ta sẽ làm là viết chữ Việt Nam, không phải là Tuất một bên mà phải viết chữ Việt
là Phủ Việt. Rìu búa mới kiện toàn được sự nghiệp cách mệnh”. Sở dĩ tôi chủ
trương cách mệnh triệt để là xưa nay muốn giành độc lập cho Tổ quốc và dân tộc
thì không thể nào ngả tay xin ai được mà phải dùng sức mạnh như cụ Trần Cao Vân
đã nói là phải dùng.
BÚA RÌU!
Ông Nguyễn Văn Vĩnh cướp lời ngay: Tôi đã đứng
trong hàng ngũ Đông Kinh Nghĩa Thục cùng các bậc tiền bối và rất đau đớn thấy
hàng ngũ lần lượt tan rã và hầu hết phần tử ưu tú chiến sĩ quốc gia bị tiêu diệt.
Hết phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Chiến khu Yên Thế của Đề Thám ở Bắc rồi đến
vụ xin thuế ở miền Trung rồi đến Thiên Địa hội và phong trào kháng chiến ở Nam,
Phong trào Cần Vương ở Trung trước sau đều bị phân tán đến nỗi ngày nay tất cả
các tổ chức cách mệnh ấy chỉ còn cái tên trong ký ức chúng ta thôi.
Bao nhiêu chiến sĩ đều gục ngã hoặc vất vưởng sống
ở Côn Đảo, Thái Nguyên, Lao Bảo hay Buôn Mê Thuột. Bạo động như anh Quốc vừa
nói là thậm nguy! Tôi không muốn khóc anh Quốc bị tiêu mà khuyên anh khôn khéo
chèo chống cho qua cơn sóng gió hãi hùng, cẩn trọng hoài bão, chí khí và nhiệt
huyết để phụng sự Tổ quốc và dân tộc.
Hiện nay khó mà có được những người can trường
đanh sắt như anh. Sở dĩ tôi theo lập trường TRỰC TRỊ (admininistion directe) là
bởi kinh nghiệm cho tôi thấy Nam Kỳ trực trị mà tiến bộ quá xa hơn Trung với Bắc.
Mà Bắc Kỳ nhờ chế độ mập mờ nửa bảo hộ nửa Trực trị (không công khai) mà còn
hơn Trung Kỳ quá xa. Chính vì thế, Bảo hộ tại Trung Kỳ là quá lạc hậu, đồng bào
chúng ta, trong đó còn trong tình trạng ngu muội. Cứ Trực trị cái đã rồi sau
khi được khai hóa theo đà tiến bộ thì tức khắc dân chúng tự có sức mạnh mà trồi
đầu lên. Nói Trực trị tôi chẳng khi nào chịu giao nước Nam cho Tây đâu. Quá khứ
đường lối tranh đấu của tôi, cuộc đời thiếu thốn của tôi đã hùng hồn đảm bảo
cho lời nói của tôi hôm nay.
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 5)
- Có không ít tư liệu lẫn sự đồn thổi về cái chết của nhà văn hóa Phạm Quỳnh rằng, ông bị cách mạng xử án tử hình (!?). Có hẳn cả một phiên tòa! Ngay cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: “Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình!”
Ông Phạm Quỳnh: Có lẽ ngay giữa bữa tiệc này tôi thấy có rất nhiều lập trường tranh đấu chống lại chủ thuyết mà tôi vẫn hoài bão quân chủ lập hiến. Nói đến quân chủ thì phần đông tỏ vẻ lo sợ chế độ chuyên chế. Nhưng xin đồng bào trương mắt nhìn hai nước Anh và Nhật. Với nền quân chủ, họ đã văn minh tột bậc và dân chủ còn hơn các nền dân chủ cộng hòa khác nhiều lắm. Họ có thể đứng vào hàng đàn anh trên toàn cầu. Đây tôi chủ trương là quân chủ lập hiến. Vua chẳng còn quyền hành gì trong tay mà chuyên chế được. Vua chỉ là người đứng lên thừa hành bản hiến pháp mà chính nhân dân toàn quốc được triệu tập dự thảo và quyết định. Như thế chúng ta có một chế độ trường cửu do ý dân tự tạo cho mình. Chớ như chế độ cộng hòa hay dân chủ thì sợ mỗi khi, sau 4 năm có thay đổi tổng thống thì thay đổi tất cả làm cho guồng máy hành chánh trong nước phải bị xáo trộn trầm trọng.
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 5)
- Có không ít tư liệu lẫn sự đồn thổi về cái chết của nhà văn hóa Phạm Quỳnh rằng, ông bị cách mạng xử án tử hình (!?). Có hẳn cả một phiên tòa! Ngay cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: “Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình!”
Ông Phạm Quỳnh: Có lẽ ngay giữa bữa tiệc này tôi thấy có rất nhiều lập trường tranh đấu chống lại chủ thuyết mà tôi vẫn hoài bão quân chủ lập hiến. Nói đến quân chủ thì phần đông tỏ vẻ lo sợ chế độ chuyên chế. Nhưng xin đồng bào trương mắt nhìn hai nước Anh và Nhật. Với nền quân chủ, họ đã văn minh tột bậc và dân chủ còn hơn các nền dân chủ cộng hòa khác nhiều lắm. Họ có thể đứng vào hàng đàn anh trên toàn cầu. Đây tôi chủ trương là quân chủ lập hiến. Vua chẳng còn quyền hành gì trong tay mà chuyên chế được. Vua chỉ là người đứng lên thừa hành bản hiến pháp mà chính nhân dân toàn quốc được triệu tập dự thảo và quyết định. Như thế chúng ta có một chế độ trường cửu do ý dân tự tạo cho mình. Chớ như chế độ cộng hòa hay dân chủ thì sợ mỗi khi, sau 4 năm có thay đổi tổng thống thì thay đổi tất cả làm cho guồng máy hành chánh trong nước phải bị xáo trộn trầm trọng.
Từ ngày tôi sáng lập Tạp chí Nam Phong đến nay,
tôi có nhiều dịp đi đó đây tiếp xúc với rất đông đồng bào ba kỳ thì phần đông
mà xin quả quyết là đại đa số đều nhiệt liệt tán thành chế độ quân chủ lập hiến.
Người Nam cũng niềm nở hưởng ứng vì họ thấy đó là đường lối duy nhất để thống
nhất lãnh thổ và dân tộc từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan.
Ông Phạm Quỳnh vừa dứt lời thì tôi ngó qua ông kỹ
sư Cao Văn Sến. Biết đến phiên biện giải, ông Sến tiếp lời ngay để nói đường lối
đấu tranh của mình: Thú thật tôi tiêm nhiễm sâu sắc văn hóa Pháp và cũng nhận
thấy văn hóa này có thể giúp dân tộc ta tiến lên đài văn minh, tiến bộ như mọi
dân tộc khác trên hoàn cầu. Tôi thấy họ văn minh thật sự về mọi mặt. Nhưng từ
ngày tôi ở đây, luôn chống đối Chính phủ Đông Dương vì tôi nhận thấy cũng là
người Pháp văn minh ấy mà mỗi khi bước chân xuống tàu qua Đông Dương thì bắt đầu
có trong khối óc họ những chủ trương thực dân hà chánh tàn khốc mà tôi không thể
chấp nhận được cho đồng bào cả ba kỳ, mặc dầu ở Nam Kỳ dân khí đã tiến bộ khá mạnh,
người Pháp đã chẳng dám ăn hiếp như ở hai kỳ kia. Vì thế, tôi nhờ tài liệu nước
nhà mà anh em thủy thủ hàng hải thường vui lòng cung cấp cho tôi dùng làm hào để
chống đối chế độ thực dân ở Đông Dương. Tôi thành thực mà thưa rằng, tôi chưa
có một chủ thuyết rành mạch như 4 ông vừa giải thích rành mạch. Tôi chỉ có thái
độ chống bọn thực dân xấu xa, bỉ ổi.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Ông Cao Văn Sến được cử tọa nhiệt liệt hoan hô
vì ông khiêm nhượng không dám đưa ra một chủ thuyết gì mới mà chỉ nói lên lời
nói chân thành của con tim người dân yêu nước, yêu đồng bào.
Nhận thấy năm diễn giả đã nói lên lập trường của
mình và ai cũng biện minh chủ thuyết của mình là hay, là đúng. Tôi muốn tìm
cách dung hòa, đúc kết làm sao mà sau khi về nhà ai nấy cũng sẽ có một hệ thống
gì để lại sau lưng chúng ta, khả dĩ tiếp tục tranh đấu đến thắng lợi. Lời nói
thì hay, nhưng để như vậy ra về thì thiếu thống nhất cho đường lối đấu tranh về
tương lai.
Tôi khẩn khoản xin Quý Cụ là bậc tiền bối nên thảo
ngay một kế hoạch hay hệ thống nào để làm việc cho hiệu quả về sau.
Anh Quốc bảo ngay: “Thì chú nói ngay ý kiến chú
ra”. Tôi tiếp lời: “Cũng như anh đã trả lời cho cụ Phan mấy hôm trước đây, tôi
muốn nghe ngóng tất cả để sau này áp dụng một chủ nghĩa thực tiễn lấy văn hóa
Việt Nam làm gốc. Có thế mới hợp với tình hình dân tộc Việt Nam”. Hành động gì
bây giờ là thất bại ngay mà cũng như cụ Phan Tây Hồ đã trịnh trọng cảnh cáo:
Vô bạo động, bạo động tắc tử. Vô vọng ngoại, vọng
ngoại tắc ngu. Dự hữu nhất ngôn dĩ cáo ngô đồng bào. Viết: Bất như “Học’’.
(Không bạo động, bạo động tất chết. Không cầu viện bên ngoại vì cầu viện là
ngu. Chỉ có câu này xin bố cáo cùng đồng bào. Câu ấy là Học!).
Anh Quốc nói lớn: “Thưa cụ Tây Hồ, nếu cụ qua
làm Toàn quyền Đông Dương, thay mặt thực dân thì cũng nói thế thôi. Bó tay mà
chịu lầm than được sao? Không được!”.
Tôi sợ anh Quốc đi quá trớn, đứng lên thưa ôn
hòa: “Tôi xin anh suy nghĩ về lời khuyên của cụ Phan. Nếu chúng ta khôn khéo
thì bất chiến tự nhiên thành”.
Anh Quốc cau mày: “Lại thêm chú này nữa kìa...”.
Nhưng tôi lại được dịp kịch liệt bác bỏ và bênh vực chủ thuyết của cụ Tây Hồ:
“Tôi có được đọc và rất chú ý đến mấy lời kết luận của một bài diễn văn của Tổng
trưởng Thuộc địa Albert Sarraut vừa đọc tại Trường Cao học Thuộc địa như thế
này:
Chúng ta nên thành thực khai hóa thuộc địa mênh
mông của chúng ta khắp năm châu. Biết đâu một ngày nào đó chẳng xa, sau khi được
khai hóa và tiến bộ đến mức, các dân tộc này sẽ trỗi dậy, dũng mãnh như làn
sóng thôi hậu (vagues de ressac: sic) và sẽ là sức mạnh vô biên cho toàn thể
Liên Hiệp Pháp với dân số trăm triệu”. Xin anh Quốc hiểu cho, đó là thâm ý của tôi
khi nói mấy chữ bất chiến tự nhiên thành. Nhưng chúng ta phải nghe lời tiền bối
như cụ Phan Tây Hồ. Hãy bắt đầu Học và hăng hái Học.
Anh Quốc không chịu và nói: “Chớ nghe bọn ru ngủ
chúng ta mà bỏ lỡ công cuộc tranh đấu cho Tổ quốc, ngồi chờ làn sóng thôi hậu
thì ngớ ngẩn quá, chớ nghe chúng phỉnh nịnh”.
Tôi không chịu nhượng bộ mà vội vã tiếp: “Xin
anh Quốc quay lại lịch sử nhân loại mà suy ngẫm câu nói chí lý của nhà văn hào
La Mã Horace gần hai nghìn năm nay như thế này:
Hy Lạp bại trận dưới gót giày xâm lăng của La Mã
bị văn hóa La Mã tràn ngập. Nhưng Hy Lạp đã khôn khéo tiêu hóa nền văn minh kia
để bồi dưỡng văn hóa truyền thống của mình, mà rồi nhờ đó chiến thắng lại kẻ đã
đánh bại mình trước kia và đem văn hóa phối hợp của mình đi chinh phục và khai
hóa lại La Mã. Xin anh Quốc nên suy ngẫm rằng, bánh xe lịch sử sẽ tiếp tục lăn
và đến ngày dân tộc Việt Nam ùa theo làn sóng thôi hậu mà vùng dậy thì cũng chẳng
có sức mạnh nào mà ngăn nổi.
Tôi đặt nhiều hy vọng vào tương lai dân tộc Việt
Nam vì sức mạnh vô biên của văn hóa Việt Nam có những bí quyết tồn chủng mà dân
tộc khác không nghĩ đến.
Cử tọa nghe tôi biện bạch là cứ ôn hòa chờ đợi
thời cơ thuận tiện để tranh đấu.
Thấy anh Quốc không chịu phục, tôi nói thêm, lịch
sử Trung Hoa Hán Sở tranh hùng mà nhấn mạnh rằng: Cái thắng lợi cuối cùng không
thuộc về kẻ mạnh mà kẻ yếu biết khôn khéo dùng thế và cơ để thắng cuộc! Lúc ấy
ai mạnh cho bằng Hạng Võ, ai yếu cho bằng Lưu Bang? Nhưng Lưu Bang rút lui về
Hán Quốc là nơi khỉ ho có gáy để tìm kỳ được cho cái thế rồi sau khi ngồi trên
thế sẽ dùng đến cơ mà đánh bẹp Hạng Võ phải tự ải ở Ô Giang! Làm chính trị phải
suy luận chín chắn bài học của lịch sử và tôi khẩn khoản xin anh nghe lời cụ
Phan Tây Hồ.
Di bút của Phạm Quỳnh
Tôi ngỏ lời cùng ông Đức, cảm kích các vị đã đến
dự bữa tiệc.
Trước khi chia tay, tôi còn thưa cùng quý khách
đôi lời: Bất cứ chánh sách gì cho Tổ quốc Việt Nam ngày mai mà không dựa vào nền
tảng văn hóa và văn hiến ngàn xưa của dân tộc sẽ bị thảm bại. Vì dân ta đã thâm
căn cố đế tiêm nhiễm sâu sắc với những tập quán cha truyền, con nối bằng một
tinh thần cố hữu đã được đơm hoa kết quả tốt đẹp qua bao cuộc thăng trầm.
Phần đông các vị hôm ấy đều có xe. Nhiều người đổ
xô ra mời cụ Phan và anh Quốc lên xe để họ đưa về. Nhưng anh Quốc rỉ tai cùng
tôi bảo: “Chú đưa mình về, vì mình không muốn ai biết cái nghèo của mình”.
Cuộc gặp với nhà văn Sơn Tùng khiến tôi có thêm một tư liệu nữa. Nhà văn đã kể cho tôi nghe những lần nhà văn, trước và sau năm 1975 có gặp cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Dị. Cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Dị (sau này còn có tên là Bùi Lâm. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông Bùi Lâm được Bác cho vào làm việc trong Bắc Bộ phủ và sau này từng giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao). Cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Lâm đã từng gặp Bác Hồ hồi Nguyễn Tất Thành còn làm trên các chuyến tàu biển đi đến châu Mỹ và được Nguyễn Tất Thành dạy chữ quốc ngữ. Sau này Đào Nhật Vinh và Bùi Lâm ở Pháp thường hay đến nhà số 6 Ville des Gobel gặp Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc.
Cuộc gặp với nhà văn Sơn Tùng khiến tôi có thêm một tư liệu nữa. Nhà văn đã kể cho tôi nghe những lần nhà văn, trước và sau năm 1975 có gặp cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Dị. Cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Dị (sau này còn có tên là Bùi Lâm. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông Bùi Lâm được Bác cho vào làm việc trong Bắc Bộ phủ và sau này từng giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao). Cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Lâm đã từng gặp Bác Hồ hồi Nguyễn Tất Thành còn làm trên các chuyến tàu biển đi đến châu Mỹ và được Nguyễn Tất Thành dạy chữ quốc ngữ. Sau này Đào Nhật Vinh và Bùi Lâm ở Pháp thường hay đến nhà số 6 Ville des Gobel gặp Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc.
Ông Bùi Lâm kể lại lần đó, ông Chu Đình Xương và
ông Lê Giản (hai yếu nhân của nha Công an Bắc Bộ) đưa bản án đề nghị xử lý Ngô
Đình Diệm và Phạm Quỳnh thì Cụ Hồ đã bác! Ông Bùi Lâm ỷ thế là chỗ thân tình chạy
vào phản đối: Anh nhân đạo kiểu gì vậy? Sao anh lại tha những tên có nợ máu với
nhân dân? Cụ Hồ liền nghiêm sắc mặt: Đây là văn phòng Chủ tịch nước chớ không
phải là sàn tàu đâu mà chú sồn sồn như vậy? Không thể đem chuyện cũ ra mà làm
án mới... Tôi quyết định như vậy là đúng.
Khi ông Tôn Quang Phiệt từ Huế ra gặp Cụ Hồ và hốt
hoảng báo cái tin “Phạm Quỳnh bị xử mất rồi...” thì Cụ Hồ ngồi lặng người một
lúc lâu... Sau khi biết được nguyên nhân ngớ ngẩn dẫn đến cái chết của Phạm Quỳnh
(sẽ đề cập dưới đây) thì Cụ nói: “Giết một học giả như vậy thì nhân dân được
gì? Cách mạng được lợi ích gì?... Tôi đã từng gặp cụ Phạm ở Pháp... Đó không phải
là người xấu!”.
Cái chết của Phạm Quỳnh
Có không ít tư liệu về cái chết của nhà văn hóa
Phạm Quỳnh rằng, ông bị cách mạng xử án tử hình (!?). Có hẳn cả một phiên tòa!
Ngay cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục
về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: “Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính
quyền nhân dân khép án tử hình!”
...Tôi may mắn có vài chuyến đi công tác với nhà
sử học Văn Tạo. Ở tuổi bát tuần mà nhà sử học cao niên nguyên Viện trưởng Viện
Sử học Việt Nam vẫn liên miên những chuyến đi điền dã khắp đất nước, tìm tòi,
thu thập tư liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình. Tình cờ, tôi được
biết giáo sư cùng quê với nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Một lần, tôi đã hỏi giáo sư về
cái chết của Phạm Quỳnh. Giáo sư đã kể lại câu chuyện dưới đây:
...Cách đây gần 10 năm, khi còn là huyện Cẩm
Bình (Cẩm Giàng, Bình Giang họp lại) tôi được huyện ủy mời về thăm và làm việc
trong một tuần lễ. Sau khi đi thực tế về, huyện ủy có hỏi tôi: “Nay trong các
xã của huyện đang quy hoạch lại cơ sở hạ tầng để nâng cao kinh tế, phát triển
văn hóa, vậy đối với Lương Đường các di tích họ Phạm, nhất là gia đình họ Phạm
Quỳnh nên như thế nào?’’.
Tôi nói sử học chúng tôi trọng công minh, lịch sử
vốn là thuộc tính của ngành khoa học, vì có công minh lịch sử mới có công bằng
xã hội. Xét về nhà trí thức Phạm Quỳnh ở tỉnh ta thì mọi lịch sử vẫn nên bảo tồn.
Thực tế ông ra làm quan trong thời bĩ thì dẫu chúng ta không mê tín vào phong
thủy “Mộ Trạch quan thiên hạ an. Lương Đường sĩ, thiên hạ bi” thì cũng khách
quan thấy được rằng, sinh thời của ông là lúc phong kiến đi xuống đất nước bị
thực dân nô dịch khiến chính vua Bảo Đại, người dùng Phạm Quỳnh làm Ngự tiền
văn phòng cũng than rằng, mình cũng chỉ là ông vua bù nhìn. Khi thoái vị còn
nói: “Làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.
Phạm Quỳnh với danh nghĩa là văn phòng thì làm
sao tránh khỏi phải thực thi mệnh lệnh của triều đình. Còn xét về hành động thì
Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi
nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đầy các
nhà yêu nước và cộng sản như Vi Văn Định chẳng hạn.
Phạm Quỳnh đã ra làm chủ bút báo Nam Phong do
trùm mật thám Đông Dương (inspecteur des affaires politiques de lIndochine)
Louis Marty chủ trì. Với chức danh đó, ông có thể có vài sai lầm làm hại đến
quyền lợi dân tộc. Nhưng mặt khác, ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông -
Tây trên văn đàn báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ
văn hóa dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận. Về
đóng góp của Phạm Quỳnh thì đến nay không ít nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã
ghi lại lời Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm Nguyễn Du (Nam Phong năm 1919): “Truyện Kiều
còn! Tiếng ta còn! Tiếng ta còn, nước Nam còn!”. Coi đó là lời nói có ý nghĩa
tích cực đáng ghi nhận!
Gần đây vẫn có người cho rằng, vì ông phản động
nên Việt Minh đã thủ tiêu ông? Với những tài liệu mà tôi có được thì thấy thực
không hẳn là thế! Năm 1945 khi Bảo Đại vừa thoái vị, trao ấn kiếm cho chính phủ
lâm thời thì có tin Pháp thả dù biệt kích và gián điệp xuống vùng ngoại vi
thành phố Huế mang theo chỉ thị của Chính phủ Đờ Gôn là phải tiếp xúc cho kỳ được
Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh?! Lúc đó Bảo Đại đã được đưa ra Thanh Hóa còn Ngô
Đình Khôi và Phạm Quỳnh vẫn ở Huế nên có lệnh cấp tốc di dời hai vị này ra khỏi
cố đô, đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này.
Chuyến di dời này có 4 người là Ngô Đình Khôi,
anh ruột Ngô Đình Diệm. Phạm Quỳnh và con trai Ngô Đình Khôi cùng Nguyễn Tiến
Lãng, con rể Phạm Quỳnh. Nhưng phương tiện lúc ấy dời đi chỉ có một cái xe ọc ạch
chỉ đưa được 3 người là Phạm Quỳnh và cha con Ngô Đình Khôi cùng nhóm du kích
áp tải. Nguyễn Tiến Lãng phải ở lại đi bằng phương tiện khác. Chẳng may nhóm du
kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì ở
trên đầu, tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích nên các bố du kích nhà ta
hoảng quá, thần hồn nát thần tính, sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên
đã tự động thủ tiêu cả 3 người mà không chờ chỉ thị của cấp trên!
(Cũng có một chi tiết nữa, cần phải được kiểm chứng
kỹ, có người cho rằng, trong số người đi áp tải chuyến di dời đó có thân nhân
gia đình Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên
đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán?!).
Sự việc diễn ra như vậy thuộc về cái ngẫu nhiên
lịch sử, tuy có phản ánh cái tất yếu nhưng cái tất yếu chưa nhận thức được đầy
đủ. Nó cũng đã để lại những dấu ấn tiêu cực trong các mối quan hệ nhân quả,
không lường trước được. Cụ thể, trong cuộc gặp gỡ với đồng chí Vũ Ngọc Nhạ (một
anh hùng tình báo của ta vừa qua đời) tại cuộc hội thảo khoa học do Viện Bảo
tàng chứng tích chiến tranh vào cuối năm 2001, tôi đã được nghe Vũ Ngọc Nhạ cho
biết: “Có lần Ngô Đình Diệm đã bộc lộ lòng kính trọng Cụ Hồ nhưng lại nói, tôi
không thể đi với Việt Minh được, vì nếu vậy thì tôi biết ăn nói gì với gia đình
tôi về việc Việt Minh đã giết anh ruột tôi?”.
Thế đấy, một sự kiện lịch sử nếu được làm sáng tỏ
cũng có thể có ích cho mối quan hệ giữa những người có liên quan, nhất là những
nhân vật có trọng trách với quốc gia.
Cũng như vậy, sự kiện về Phạm Quỳnh qua đời nay
vẫn còn chưa được làm rõ. Ngày 4-10-2002, nhân gặp đồng chí Cù Huy Cận, một
trong ba người tước ấn tín của Bảo Đại sau Cách mạng Tháng Tám ở cuộc nghiệm
thu một công trình khoa học tại Hạ Long, tôi hỏi về cái chết của Phạm Quỳnh thì
đồng chí Cù Huy Cận nói: “Chính tôi đã được Bác Hồ giao cho việc đi đón bà Phạm
Quỳnh và con gái xin vào gặp Bác Hồ để minh oan. Vừa tới nơi, Bác đã ân cần hỏi
thăm sức khỏe và nói ngay với bà Phạm Quỳnh: “Bà ơi! Đã lỡ mất rồi...”. Bác còn
dặn dò là bà Phạm cố gắng dạy dỗ con cháu, tích cực làm việc cho dân cho nước”.
Các con cháu bà cho đến nay đã thực hiện được lời khuyên của Bác như các ông Phạm
Khuê, Phạm Tuyên...
Một tư liệu nữa.
Năm 1945 Bác gặp đồng chí Chu Đình Xương, Giám đốc
Sở Liêm phóng Bắc Bộ để chỉ thị về việc thả Ngô Đình Diệm. Bác còn nói thêm, nếu
cụ Phạm (tức Phạm Quỳnh) còn thì nay chúng ta cũng mời cụ ra giúp nước! Không
rõ tư liệu chính xác tới mức nào nhưng qua mấy sự kiện trên, ta có thể thấy cái
ngẫu nhiên lịch sử nên vẫn cần được làm sáng tỏ.
Kết thúc cuộc trao đổi, Giáo sư Văn Tạo nói
thêm, đối với quê hương Hải Dương chúng tôi, nên làm rõ được sự kiện lịch sử
này thì cũng có lợi cho việc thực hiện tính công minh lịch sử, nhằm đảm bảo
tính công bằng xã hội đúng với mục tiêu Đảng đề ra, dân giàu nước mạnh xã hội
công bằng dân chủ văn minh.
Tôi chợt nhớ cái thở dài của nhà văn Sơn Tùng rằng,
cái lầm lỗi tai hại của tốp tự vệ nông nổi trong những ngày mùa thu tháng Tám ấy
đã vô tình làm mất đi một nhà văn hóa lớn. Ta nhớ lại Cách mạng Pháp năm 1789 đã
vô tình làm mất nhà bác học danh tiếng Lavoisier của nước Pháp. Nhưng công bằng
mà nói rằng, nước Pháp mất một Lavoisier còn có nhiều nhà bác học khác nối công
trình nghiên cứu của Lavoisier, còn nước Việt Nam mất đi ông chủ bút Nam Phong,
một nhà báo, nhà văn kiêm học giả, một nhà văn hóa lớn mà thời gian nửa thế kỷ
chưa lấp đầy khoảng trống trên diễn đàn ngôn luận và văn học!
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ cuối)
- Cái chết của Phạm Quỳnh bi
thương, nhưng không phải là một sự chấm hết. Hết tiệt như những cái chết khác.
Ông chết, nhưng vẫn còn để lại một tấm lòng son với sử xanh “lưu thủ đan tâm
chiếu hãn thanh!”.
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 5)
Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục
Có một nhà thơ nước ngoài đã lấy đề tài về Phạm
Quỳnh mà viết một bản trường ca.
Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục. Đó là tên một
trường ca của thi sĩ người Đan Mạch tên là Erik Stinus. Thời điểm ông hoàn
thành bản trường ca là một giai đoạn khó khăn và có thể nói là bi tráng của đất
nước Việt Nam. Như những dòng ông viết kết thúc bản trường ca Copenhagen
17/9/1979. Thành phố Hồ Chí Minh 11/10/1980. Trong một chuyến thăm Đan Mạch
tháng 7/1997, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang về Việt Nam trường ca này đưa cho
nhạc sĩ Phạm Tuyên. Để cho chắc, nhạc sĩ Phạm Tuyên nhắn cho bà chị ruột mình
là Phạm Thị Hoàn đang định cư ở Mỹ, nhờ một kênh nào đó liên lạc với Đan Mạch.
Kênh liên lạc của bà Hoàn đã có kết quả. Thi sĩ Erik đã nhận được sách về Phạm Quỳnh
do bà Phạm Thị Hoàn gửi tặng và ông đã sốt sắng biên thư trả lời cho bà Hoàn
cùng bản sao trường ca Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục (bản tiếng Đan Mạch và
tiếng Anh) do chính tay ông đề tặng.
Với bút pháp siêu thực, các chương trường ca (nếu
được xuất bản) chắc sẽ mang cho người đọc nhiều sắc thái thẩm mỹ phong phú. Người
chuyển ngữ ra tiếng Việt hơn 300 câu của trường ca (bản thảo hiện lưu tại gia
đình nhạc sĩ Phạm Tuyên) có thể nói khá thành công là bà Trịnh Thị Ngọ, nghệ sĩ
ưu tú, nguyên phát thanh viên tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Xin trích ra đây bức thư của thi sĩ Erik Stinus
gửi bà Phạm Thị Hoàn, con gái nhà văn hóa Phạm Quỳnh để bạn đọc biết thêm được
cơ duyên ra đời của bản trường ca độc đáo này.
...Bà (con gái Phạm Quỳnh - NV) đã đặt cho tôi một
câu hỏi rất khó. Đó là tại sao tôi lại biết đến cụ thân sinh của bà với công
trình của một học giả về văn chương. Tôi đã cố gắng ôn lại những chặng đường của
mình và những điều tôi đã đọc qua nhiều năm nhưng chưa thể làm sáng tỏ câu hỏi
của bà được.
Tôi viết bằng tiếng Đan Mạch, một thứ ngôn ngữ
chỉ dành cho 5 triệu người. Vì vậy những gì mà tôi viết ra thông thường khó được
ai biết đến ngoài đất nước Đan Mạch. Vì vậy, tôi có phần lúng túng khi được biết
là bà lại có thể biết (và do đâu?) về bài thơ của tôi, nhưng tất nhiên tôi đặc
biệt vui mừng thấy bà lại có thể biết nó qua một bản dịch mà bà có được qua một
trong những người bạn của tôi ở Việt Nam, tôi tin là như thế!
Tôi đã đến Việt Nam 3 lần. Lần đầu là dịp kỷ niệm
lần thứ 600 nhà thơ Nguyễn Trãi. Vào dịp đó, cùng với một số nhà thơ của nhiều
nước, tôi đã có dịp gặp một số nhà văn và học giả của Việt Nam. Tôi cũng đã gặp
Phạm Văn Đồng và tướng Giáp. Và tôi đã được đọc nhiều sách của Việt Nam qua những
bản dịch mà tôi có được. Một trong những sách đó là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Cũng giống như lời tựa và bài giới thiệu mà cụ thân sinh ra bà đã giới thiệu về
tập thơ, nhưng cũng có thể do một trong những người dự hội thảo về Nguyễn Trãi
đã nói về công trình của Phạm Quỳnh. Tại hội thảo này có nhiều nhân vật nổi tiếng
tham gia, trong đó có cả một số người Việt không sống ở Việt Nam mà ở ngoài nước.
Một trong số những người đó là một học giả về âm nhạc, ông ấy đã giới thiệu cho
tôi về nền âm nhạc cổ điển của Việt Nam.
Những bài thơ tôi viết bằng sự tưởng tượng của
riêng mình mà không hỏi bất cứ người nào khác. Trong bản trường ca đó, bà có thể
thấy những trăn trở, những giấc mơ và những niềm hy vọng của tôi qua việc phác
thảo những thời điểm rối ren và đầy xáo động.
Tôi hoàn thành tác phẩm của tôi trong chuyến thứ
hai thăm Việt Nam.
Đó là tất cả những gì tôi có thể nói cùng bà và
tôi rất vui mừng vì đối với bà, nó cũng phản ánh một chuyện có thật về thân phụ
của bà, ít nhất trong một chừng mực nào đó.
Người làm thơ có thể mong mỏi một chút rằng, họ
có được vài người nghe và hiểu họ. Và chính bà lại là người đã nghe được và điều
đó đối với tôi quả thật là nhiều hơn một chút.
Với lời cầu chúc nồng nhiệt nhất của tôi.
Erik Stinus
Vĩ thanh
Niềm thương cảm vượt không gian lẫn thời gian
LNV: Mới đây, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã trao cho tôi
một bài viết, nói đúng hơn là một cuộc phỏng vấn với thi sĩ Đan Mạch, tác giả
Trường ca Phạm Quỳnh, câu chuyện còn tiếp tục”…
Tác giả bài báo là ký giả Đặng Văn Nhâm, hiện
đang sinh sống tại nước ngoài. Ký giả Đặng Văn Nhâm đã thực hiện bài phỏng vấn
tại Đan Mạch ngày 3-7-1999.
Bài viết có tên “Giải oan lập một đàn tràng”.
Trước khi mất bà Phạm Thị Hoàn (chị ruột nhạc sĩ
Phạm Tuyên) đã chuyển cho người em trai, nhạc sĩ Phạm Tuyên bài viết này.
Được phép của NS Phạm Tuyên, tôi xin trân trọng
giới thiệu bài viết nói trên.
Do một cơ duyên, chúng tôi có dịp tiếp xúc với
bà Phạm Thị Hoàn, một ái nữ của cụ phạm. Bà Hoàn đã vui lòng cho tôi mượn tấm
chân dung kỷ niệm của cụ Phạm để in vào quyển “Lịch sử báo chí Việt Nam” do tôi
soạn thảo. Sau đó không lâu tôi đã được ông bà Hoàn cho xem một bài thơ Anh ngữ
viết về cụ Phạm nhan đề: “Phạm Quỳnh and The Story Continued”. Và kèm theo phía
dưới hàng chữ nhỏ hơn: Words about Viet Nam * past six... Bài thơ này gồm 10 đoạn,
dài đến 377 câu thơ. Tôi đọc lướt qua bài thơ, chợt rơi từ ngạc nhiên này sang
ngạc nhiên khác!
Phạm Quỳnh
Ngạc nhiên về nội dung đến tên tác giả. Tôi hỏi
bà Hoàn:
- Xin chị cho biết trong trường hợp nào chị có
bài thơ này?
- Đây là một bài thơ dịch ra từ nguyên tác bằng
tiếng Đan Mạch, do một thân hữu của gia đình gửi cho, để kỷ niệm, bà Hoàn đáp.
Đúng rồi, cái tên Erik Stinus, viết bằng chữ “K”
đúng vị Đan Mạch 100% rồi còn gì nữa chứ! Những ai đã sống ở Bắc Âu đều nhận ra
ngay, tôi tò mò hỏi xem nguyên bản bằng tiếng Đan Mạch. Bà Hoàn tỏ ý rất tiếc
và cho biết thâm tâm cũng đang ao ước truy tầm. Sau một tiếng thở dài nhẹ, bà
Hoàn than:
- Gia đình đã bỏ rất nhiều công phu, từ mấy năm
trời nay và đã nhờ đến nhiều người để truy tầm nguyên tác bằng Đan Mạch, nhưng
đều vô vọng...
Tính hiếu kỳ bị kích thích, tôi sốt sắng đề nghị:
- Nếu chị chắc nguyên tác bằng tiếng Đan Mạch, tức
thị tác giả là người Đan Mạch, vậy sẽ xin cố gắng giúp chị. Hy vọng sẽ có kết
quả tốt!
Một thoáng vui hiện lên nét mặt ông bà Hoàn.
Nhưng bà Hoàn còn dè dặt:
- Chúng tôi đã nhờ nhiều người thân có thân nhân
ở Đan Mạch sưu tầm rồi mà cũng không xong.
Tôi đáp lời bà Hoàn:
- Trước hết, căn cứ trên nội dung bài thơ này,
chắc chị cũng đã đồng ý không có gì đáng gọi là tuyên truyền cho cộng sản. Vả
chăng chúng ta chưa một ai từng quen biết, giao du với với tác giả hay đọc những
tác phẩm nào khác của ông ta! Tôi hứa sẽ tìm ra nguyên tác để so sánh và tìm ra
luôn tác giả để nói chuyện xem sao...
Nghe nói thế, ông bà Hoàn đã vui hẳn lên, trao
cho tôi một bản sao của tập thơ dịch bằng Anh ngữ, ủy thác cho tôi công việc
tìm. Về Đan Mạch, tôi đã đem chuyện này kể cho cháu gái đầu lòng của tôi, năm
nay 40 tuổi, đã nối gót tôi, hiện đang đảm trách lớp dạy Việt ngữ cho các sinh
viên và học viên người Đan Mạch trên đại học. Con gái tôi cho biết ngay, ông
Erik Stinus vốn là một trong số thân hữu từ lâu và nói thêm… “Ông ta từng nói với
con là đã biết ba nhiều qua sách báo. Vậy ba cứ gọi điện nói chuyện với ông ta.
Chắc ông ấy ngạc nhiên và vui lắm đó!”.
Tôi liền gọi điện thoại cho Erik Stinus. Tác giả
đã tiếp chuyện tôi rất niềm nở. Chúng tôi có cảm tưởng như người thân lâu ngày
mới gặp lại. Khi nghe tôi ngỏ ý muốn mời đến nhà dùng cơm, để có thì giờ rộng
rãi nói thêm về bài thơ viết chuyện Phạm Quỳnh, Erik đã tỏ ra hết sức vui vẻ và
nhận lời ngay.
Hôm đó là thứ Hai, ngày 28/6/1999, chúng tôi đã
hội ngộ và hàn huyên đủ thứ chuyện, từ công việc sáng tác, sinh hoạt văn học,
báo chí ở Đan Mạch, rồi lần hồi nói đến những sinh hoạt ấy ở Việt Nam. Đặc biệt,
hôm đó Erik Stinus đã không quên đem cho tôi hai bản nguyên tác bài thơ dài viết
về cái chết bi thảm đầy oan khuất của Phạm Quỳnh, một danh sĩ bất tử Việt Nam,
nhan đề “Pham Quynh og den videre historie, ord om Viet Nam for sjette gang”.
Erik nói: “Một bản tôi tặng anh, một bản tôi tặng
bà Hoàn”. Tôi tò mò hỏi Erik: “Tại sao lại còn thòng thêm câu: “ord om Viet Nam
for sjette gang”(viết về Việt Nam, bài thứ sáu)? Erik đáp: “Trước sau tôi đã đến
Việt Nam cả thẩy 3 lần rồi. Lần chót cách đây 2 năm. Trong thời gian đó tôi đã
viết tất cả 6 bài, gồm cả thơ và truyện. Bài này là bài thứ 6! Tôi hỏi: “Erik,
anh đã viết về Phạm Quỳnh trước khi đến Việt Nam, hay sau đó ?”.
- “Trước khi đến Việt Nam, tôi nhắm mục đích
nghiên cứu trên lĩnh vực văn học, để viết bài cho một tờ báo ở Kobenhavn, thủ
đô Đan Mạch, Cùng tháp tùng tôi còn có một nữ phóng viên nhiếp ảnh nữa. Cả 3 lần
ấy, tôi đã tiếp xúc đủ mặt các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở Việt Nam. Từ Hà Nội
vào miền Trung, đến Sài Gòn. Họ thuộc đủ mọi thành phần, đủ mọi khuynh hướng, từ
những người có chân trong Hội Nhà văn cho đến những người cầm bút độc lập. Do
đó tôi đã nghe nói đến Phạm Quỳnh...”.
Tôi hỏi tiếp: “Vậy nguyên do nào đã khiến anh cảm
tác được bài thơ dài đến 377 câu như thế về Phạm Quỳnh?”.
Erik nghiêm chỉnh trả lời: “Như anh đã biết, muốn
làm thơ phải có cảm hứng. Nguồn cảm hứng ấy đã đến với tôi rất mãnh liệt, sau 3
lần đến Việt Nam, lần nào tôi cũng nghe hầu như tất cả các nhà văn, nhà thơ, học
giả Việt Nam... đều nhắc đến tên Phạm Quỳnh. Đặc biệt nhất là ai cũng tỏ ra hết
sức thành thật thương tiếc cho cái chết của Phạm Quỳnh. Họ cho rằng đó là một
sai lầm đáng tiếc của những người làm cách mạng lúc bấy giờ. Họ nêu giả thiết,
nếu Phạm Quỳnh còn sống chắc chắn trong thời gian sau sẽ giúp ích rất nhiều cho
dân tộc Việt Nam trên bình diện văn hóa, học thuật... Ông là biểu tượng của thế
hệ thanh niên trí thức Việt Nam. Người ta cần phải soi gương cần cù hiếu học của
ông!”. Ngừng một lát Erik còn chỉ cho tôi đọc thêm một đoạn văn trong phần phụ
lục và nói: Tôi còn biết Phạm Quỳnh đã nói một câu trở thành danh ngôn mà người
Việt Nam nào cũng nhắc đến. Đó là câu: “Truyện Kiều của Nguyễn Du còn tiếng ta
còn, tiếng ta còn nước ta còn” . Câu này tôi đã dịch ra tiếng Đan Mạch. Ngoài
ra tôi còn biết thêm, ngày xưa trước khi chết Nguyễn Du đã nói câu: “Bất tri
tam bách dư niên hậu, Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như! Tôi ngắt lời:
- Nhưng khác với Nguyễn Du, Bây giờ anh thấy Phạm
Quỳnh mới chết chưa đầy nửa thế kỷ đã có khối người khóc thương rồi.
Đặc biệt trong số còn lại có cả những người mà
ngày xưa các đồng chí của họ đã từng can dự vào cái chết của Phạm Quỳnh. Càng đặc
biệt hơn nữa là anh - chính anh đó. Erik Stinus! - một nhà thơ ở tận Bắc Âu xa
tít tắp, chẳng liên hệ gì đến Phạm Quỳnh, cũng đã làm một bài thơ dài khóc
thương Phạm Quỳnh!...”. Nghe tôi nói thế, Erik cười, một cái cười thông cảm.
Sau đó tôi lại hỏi thêm:
- “Anh mất bao nhiêu thì giờ để hoàn tất thi phẩm
này?”. Tôi hỏi với dụng ý. Erik đáp thành thực: “Mất hơn một tuần lễ! lúc đó
tôi còn ở thành phố Hồ Chí Minh!”. Nhờ câu nói đó của Erik, tôi biết được rằng,
“câu chuyện về cái chết đau thương oan khuất của cụ Phạm đã gây nên một rung động
sâu xa mà dư âm lâu dài, bền bỉ đến hơn một tuần lễ trong tâm hồn nhà thơ Erik
Stinus, một người đã đến từ một phương trời Bắc Âu xa lạ, với một hành trang
văn hóa, tư tưởng và cảm quan hoàn toàn xa lạ trước dân tộc và đất nước Việt
Nam. Cái rung động và nguồn thi hứng đã đến với Erik Stinus không ngắn ngủi như
một tia chớp chợt lóe lên trên vòm trời đen thẫm rồi tắt ngấm, mà là cả một nỗi
niềm day dứt sâu xa trong tình nhân loại trên mặt địa cầu.
Sau hơn bốn tiếng đồng hồ ăn uống chuyện trò,
chúng tôi thấy đến lúc sắp phải chia tay, Erik đã chụp chung với tôi một tấm
hình kỷ niệm ngày tao ngộ, đồng thời chụp riêng một tấm chân dung, mà bên dưới
tấm hình Erik còn viết thêm cho bà Hoàn đôi lời chào mừng, để nhờ tôi chuyển đến
ông bà Hoàn như một kỷ niệm của người bạn chưa từng gặp mặt. Erik cũng muốn có
địa chỉ của ông bà Hoàn để trực tiếp liên lạc và sau này gửi sách biếu v.v...
Trước khi ra về Erik còn cho tôi biết thêm, ông
sinh năm 1934 và ông đã có 4 con cả trai lẫn gái, với nhiều cháu nội ngoại. Hiền
nội của ông là một nữ sinh trưởng ở vùng Nam Á, hiện nay là một viên chức của
cơ quan UNICEF ở Đan Mạch. Erik đã đi thăm quê hương nhà vợ nhiều lần và ông
cho biết rằng mỗi lần về quê vợ ông lại chạnh nghĩ đến đất nước và dân tộc Việt
Nam. Tôi chợt hỏi câu hỏi cuối cùng:
- “Anh viết về Việt Nam như thế, có nghĩ ở hải
ngoại sẽ có người Việt Nam cho rằng, anh theo Cộng sản Việt Nam không?”, Erik
chợt khựng lại, đầy vẻ ngạc nhiên. Sau một thoáng suy nghỉ, anh đáp:
- Tôi không hiểu người Việt Nam đó trong đầu họ
nghĩ gì. Nhưng anh cứ bảo cho họ biết nên đọc các tác phẩm của tôi, để tìm hiểu
tôi, như vậy đàng hoàng hơn, chứ đừng suy diễn khi chưa biết tôi là ai.
Tôi nhìn xuống bài thơ anh vừa biếu tôi, thấy
ngay câu đầu, đoạn một, những lời tha thiết sau đây:
Phạm Quỳnh
“Chúng ta phải nhân rằng
Ta đã làm xằng với Phạm Quỳnh
Người đã tìm ra nước Pháp đẹp xinh
Như gã đàn ông hào hoa
Còn nước Việt Nam ví là con gái.
Ta không nên gọi ông người phản bội
Trên những biểu ngữ và truyền đơn hài tội...”
Tôi lại nhìn xuống mấy tác phẩm của ông vừa biếu
tôi. Một danh sách liệt kê các tác phẩm của anh đã xuất bản từ năm 1985 đến
1998, dài kín hết trang sách, đếm được 31 tác phẩm đủ loại. Như thế chưa phải
nhiều, nhưng cũng đủ chứng tỏ Erik Stinus là một nhà văn, nhà thơ “có hàng” tại
Đan Mạch. Mặc dù nước này chỉ là một bán đảo bé tí teo với khoảng 5 triệu dân,
nhưng dân tộc hậu duệ của dòng dõi hải tặc Viking này đã đào tạo nên hàng chục
nhân tài từng đoạt giải Nobel đủ loại, từ khoa học nguyên tử, y khoa, lý học,
hoa học và văn chương v.v...
Nhìn tôi đọc, Erik nói thêm: “Như anh đã biết, ở
đất nước nào cũng vậy, thơ rất khó tiêu thụ, không một nhà xuất bản nào chịu bỏ
tiền xuất bản thơ một cách dễ dàng. Vậy mà tôi đã có cả chục thi tập phát hành
rồi đó. Và tôi đã sống bằng ngòi bút của tôi!”...
Tóm lại hôm ấy chúng tôi đề cập đến vụ án thương
tâm của cụ Phạm Quỳnh qua nhiều phương diện văn học và chính trị. Cuối cùng
chúng tôi đã đi đến một kết luận: “Chỉ có tài năng văn học mới chuyên chở được
tên tuổi và tư tưởng con người vượt mọi ranh giới không gian và thời gian, để
trở thành bất tử trong lòng nhân loại”.
Đó là trường hợp của nhà học giả yêu nước Phạm
Quỳnh. Cái chết của ông bi thương, nhưng không phải là một sự chấm hết. Hết tiệt
như những cái chết khác. Ông chết, nhưng vẫn còn để lại một tấm lòng son với sử
xanh “lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh!”.
Đặng Văn Nhâm
No comments:
Post a Comment