RFA - Phiên tòa phúc thẩm xét xử nhà hoạt động
Nguyễn Văn Oai đã được diễn ra tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sáng ngày
15/01/2018 trong bầu không khí căng thẳng. Bên trong phiên tòa, những lời khai
của bị cáo và luận chứng của luật sư đều bị bác bỏ và cuối cùng thẩm phán vẫn
tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù giam và 4 năm quản chế đối với ông Nguyễn Văn Oai.
Bản án được luật sư nhận định là “oan sai”.
Bên ngoài
tòa án, băng rôn biểu ngữ với khẩu hiệu “tự do cho Nguyễn Văn Oai” bị giằng lấy
xé nát, nhiều người bị đánh đập, cướp điện thoại và hai trẻ vị thành niên đã bị
công an bắt đi đâu chưa rõ.
Một phiên tòa còn nhiều khúc mắc
Ngay khi phiên tòa vừa kết thúc, Bà Nguyễn Thị Liệu - mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai nói trong tiếng nấc nghẹn “con tôi nó chống lại, nó không nhận tội nào hết. Phiên tòa xử bất công. Con tôi bị oan. Các ông hãy xử lại cho con tôi.”
Để kết tội
một người tội không chấp hành án thì phải có điều kiện là đã áp dụng cưỡng chế
cần thiết, khi đã áp dụng biện pháp đó rồi mà người ta vẫn không thi hành thì
mới kết được tội “không chấp hành án”. - LS. Hà Huy Sơn
Nói về những yếu tố pháp lý và căn cứ luận tội ông Nguyễn Văn Oai, Luật sư Hà Huy Sơn cho biết khi vừa ra khỏi cổng tòa án
“Tòa cuối
cùng vẫn y án sơ thẩm. Tội không chấp hành án 2 năm, tội chống người thi hành
công vụ là 3 năm. Là luật sư tại tòa, tôi đã nói là không có tội.
Để kết tội
một người tội không chấp hành án thì phải có điều kiện là đã áp dụng cưỡng chế
cần thiết, khi đã áp dụng biện pháp đó rồi mà người ta vẫn không thi hành thì
mới kết được tội “không chấp hành án”.
Biện pháp
cưỡng chế được pháp luật quy định bao gồm: áp giải, dẫn giải, niêm phong tài
sản. Cả ba biện pháp này đều chưa được chính quyền thực hiện. Nhưng mà người ta
đã quy vào tội không chấp hành án. Do vậy đó là oan sai.
Với tội danh
thứ hai, Oai tuy bị thực hiện việc quản chế, bị tước một số quyền của công dân,
nhưng quyền được đảm bảo nơi ở là quyền không được tước đoạt. Trên thực tổ công
tác công an xã cứ xâm phạm vào nhà anh, đó là vi phạm điều 22 của Hiến Pháp quy
định.”
Điều 22, Hiến Pháp năm 2013 quy định:
1. Công dân
có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác
nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám
xét chỗ ở do luật định.
Tổ Chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights
Watch) nêu quan điểm trong thông cáo hôm 14/1/2018:
“Nguyễn Văn
Oai bị kết án năm năm tù vì vi phạm điều kiện quản chế, theo điều 304 của bộ
luật hình sự và chống người thi hành công vụ, theo điều 257 của bộ luật hình sự
trong phiên xử hồi tháng Chín năm 2017. Lệnh quản chế đối với anh, có nội dung
buộc phải trình báo theo định kỳ với Ủy ban Nhân dân sở tại và hạn chế đi lại,
được căn cứ trên một bản cáo trạng và bản án không thỏa đáng về việc anh có
liên quan tới một tổ chức chính trị bị cấm ở Việt Nam, là một sự vi phạm quyền
tự do nhóm họp và tự do ngôn luận đối với Nguyễn Văn Oai.”
Linh Châu -
Vợ của ông Nguyễn Văn Oai và bà Liệu là hai người thân duy nhất được tham dự
phiên tòa xét xử sáng nay còn những người khác thì bị ngăn không cho vào phiên
tòa.
Cô Linh Châu
kể trong nước mắt rằng ông Nguyễn Văn Oai người trông gầy, yếu. Trong phiên tòa
Oai đã bị ngăn phát biểu một số quan điểm. Một chi tiết mà cô Linh Châu lưu ý
là người được cho “là bị hại cũng là người làm chứng” và “phải cầm giấy để
đọc”. Điều này được luật sư Hà Huy Sơn cho là không khách quan.
“Ở đây người
làm chứng cũng là người thực thi công vụ, giống như người đó là người bị hại và
là người làm chứng luôn. Ở phiên tòa thì luật sư và anh oai cũng nói là không
hợp lý. Không thể vừa là người bị hại và là người làm chứng được.”
Hai người
được cho là nạn nhân và là nhân chứng là ông Võ và ông Toán, công an thị xã
Hoàng Mai. Chúng tôi đã cố liên lạc với hai ông này để hỏi quan điểm nhưng
không được trả lời.
Bên ngoài
tòa án người ủng hộ bị hành hung
Một số người mặc thường phục đã lao vào tấn công, cướp giật băng rôn, biểu ngữ
của những người thân Nguyễn Văn Oai.
Ở bên ngoài, Ngay từ sáng sớm khi mới gần tới phiên tòa, băng rôn biểu ngữ với khẩu hiệu “tự do cho Nguyễn Văn Oai” bị giằng xé giật đi, nhiều người đã bị đánh đập và cướp điện thoại.
Bà Nguyễn
Thị Tri, chị của ông Nguyễn Văn Oai nói: “Chúng tôi rất hoảng sợ. Phiên tòa
ngày hôm nay nam rất ít, chỉ toàn là đàn bà phụ nữ cả thôi nên chúng tôi rất
sợ. Khi chúng tôi giương băng rôn biểu ngữ lên liền bị xông vào cướp.”
Lúc 10:45
phút sáng, tường thuật trực tiếp từ Nghệ An, một người xin dấu tên vì lý do an
toàn cho RFA biết “tại hiện trường ngay lúc này, vào lúc 10:30 sáng, một số
người mặc thường phục đã lao vào tấn công, cướp giật băng rôn, biểu ngữ của
những người thân Nguyễn Văn Oai. Trong lúc đang làm truyền thông, thì anh
Nguyễn Văn Thông bị một số người mặc thường phục lao vào ôm lấy anh, đánh đập
anh, lôi anh lên xe. Một anh nữa cũng bị bắt đi là anh Huỳnh. Một số chị em vào
can thì liền bị đánh đập.”
Hai người bị
bắt đi đó là em Nguyễn Văn Huỳnh, sinh năm 2000 và em Hồ Huy Thông sinh năm
2002. Cả hai đều chưa đủ 18 tuổi nhưng đã bị đánh đập và bắt đưa đi đâu không
rõ. Hai người cũng bị đánh đập là bà Nguyễn Thị Tri – chị của ông Nguyễn Văn
Oai và em Nguyễn Thị Thanh – cháu của ông Oai. Em Thanh cũng mới chỉ 17 tuổi và
bị những người mặc thường phục tát vào mặt.
Chị Nguyễn
Thị Hương xác nhận với chúng tôi từ trước cổng tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An:
“Khi lấy điện thoại ra chụp ảnh, lúc đầu thì họ làm khá gắt. Họ giành điện
thoại. Sau đó lấy băng rôn ra chụp ảnh thì họ cướp luôn băng rôn. Mà đa số là
họ mặc thường phục và mặc đồng phục, với mấy người mặc như bảo vệ dân phố.”
Hình ảnh mà
chúng tôi có được cho thấy, công an đã đứng chặn đường đi lại khu vực này, ai
đi qua đều phải xuất trình giấy tờ và được phép thì mới được đi qua. Trong đó
có hai xe phá sóng, và nhiều xe đặc chủng của quân đội, cảnh sát cơ động được
điều tới xung quanh phiên tòa.
Lúc 1:30 phút
chúng tôi đã liên lạc được với hai em Hồ Văn Thông và Nguyễn Văn Huỳnh khi hai
em đang trên đường về nhà. Hai em cho biết đã bị dùng dùi cui, và đánh đập
nhiều.
Hồ Văn
Thông, 16 tuổi, kể “Trong khi em bắt trên xe, họ toàn đập vào đầu em. Nó bắt
cầm điện thoại, cầm đồng hồ, dây thắt lưng, ép vào cánh xe. Nó đánh chừng
khoảng 15-16 vào đầu em. Rồi nó lôi vào đồn, bắt em khai báo. Nhưng em không có
gì để khai báo cả. Thì nó dùng dùi cui nện 5-6 quả vào tay. Nện xong, nó hỏi
lại quay phim như vậy là đúng hay sai? Em nói là quay đúng, nên nó bắt em quay
đầu vào tường, bắt quỳ xuống. Nó nện tiếp. Cái anh không mặc đồng phục tiếp tục
đánh em, xong nó bỏ đi. Rồi có một người không mặc đồng phục đến lập biên bản
với em. Khi lập biên bản với em xong thì nó không đánh nữa.”
Em Nguyễn
Văn Huỳnh, 17 tuổi cũng tường thuật trong khi còn đang đau đớn rằng:
“Khi đưa lên
xe, họ tập trung vào người, vào lưng và đánh. Sau đó họ bắt ghi lời khai, bắt
ghi tên rõ họ tên, gia đình, họ hàng và hỏi nhiều chuyện. Họ niết mặt em xuống.
Lúc mới lên xe, một anh niết cổ em xuống. hai anh lên giẫm vào lưng, một người
đằn lưng em xuống, một người chỏ lên lưng và tát lên mặt. bây giờ em còn đau bả
vai và cột xương sống. ”
Trước phiên
tòa diễn ra, nhiều giáo xứ tại giáo phận Vinh như Phú Yên, Song Ngọc, Cẩm
Trường, Vạn Lộc, Yên Đại, Yên Hòa… đã thắp nến cầu nguyện cho nhà hoạt động
Nguyễn Văn Oai. Đó được cho là lý do mà nhà cầm quyền sợ sẽ có hàng ngàn người
tham dự phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Oai và 13 thanh niên Công Giáo như hồi năm
2011.
Năm 2011,
ông Nguyễn Văn Oai bị bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân” theo điều 79, bộ luật hình sự.
Cũng với khí
khái như trong phiên tòa năm 2013, tại phiên toà lần này Nguyễn Văn Oai quả
quyết mình chỉ một lòng với đất nước mà bị kết án thôi.
“Trong lời nói sau cùng, anh Oai khẳng định
mình vô tội. Tòa kết án anh Oai cũng chỉ là để chia cắt tình cha con, tình mẹ,
tình anh em thôi. Chứ với anh thì anh luôn một lòng với đất nước chứ anh không
có tội gì cả. vì sự tự do của đất nước, anh phải nói lên điều anh nên làm chứ
anh không có tội gì hết. Anh luôn hướng về một đất nước tự do và công bằng.” cô
Linh Châu thuật lại.
No comments:
Post a Comment