Nguyệt Quỳnh-Đả Đảo Cộng Sản - Cứ mỗi năm, cuộc tranh giành quyền
lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay
gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận
biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi!
Điều đáng giật mình là – ngày nay người ta rời bỏ quê hương
mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi
thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì
sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình?
Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng:
Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng:
“Trông
ra cửa kính trời mưa tuyết
Ngó lại mình đang ngồi bó tay
Quê hương nhắm mắt như sờ được
Sao vẫn buồn xo đến thế này?”
Ngó lại mình đang ngồi bó tay
Quê hương nhắm mắt như sờ được
Sao vẫn buồn xo đến thế này?”
Nếu như ngày xưa, người Việt tị nạn lìa xa quê, nhớ từng
chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ
trước hiên nhà; thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các
quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra
đi không cần ngoái đầu nhìn lại.
Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về;
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng:
Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về;
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng:
-“Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá
nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về”.
Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. Nhưng chỉ vài tuần trước đây, một bài viết trên trang mạng BBC viết rằng – tác giả muốn rời bỏ VN để con cái mình khi lớn lên được sống làm người tử tế.
Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. Nhưng chỉ vài tuần trước đây, một bài viết trên trang mạng BBC viết rằng – tác giả muốn rời bỏ VN để con cái mình khi lớn lên được sống làm người tử tế.
Tôi có dịp gặp một số thanh niên VN ở Philippines. Họ trẻ,
tốt lành và trong sáng, nhưng họ quay lưng hẳn và không muốn nhắc đến tình hình
xã hội, chính trị tại đất nước mình. Sự gian dối, giả trá khắp nơi đã làm các
em chán nản. Một em chia sẻ với tôi là hầu hết các bạn của em đều cảm thấy bất lực
và muốn tìm cách rời khỏi VN.
Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu?
Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu?
Tôi cũng gặp một trường hợp khác, một phụ nữ miền biển, nghèo
khó, vô danh nhưng chị đã làm tôi xúc động đến ngẩn ngơ.
Nếu bạn đang đi du lịch phượt trên đất Thái. Dừng chân uống
một cốc nước dừa trên hè phố hay tại một quán ăn nào đó. Lúc bạn đang cố bập bẹ
nói một ít tiếng Thái với người đang phục vụ, thì nhớ rằng người đang nói
chuyện với bạn bằng tiếng địa phương đó có thể là một người VN. Bên dưới nụ
cười xã giao và ánh mắt lẩn tránh đó, ẩn chứa cả một mối ân tình thắm thiết của
người đồng hương.
Tôi gặp chị L, người phụ nữ gầy ốm da ngăm đen đứng bán một
xe nước dừa bên hè phố. Ban đầu có lẽ nghe chúng tôi nói tiếng Việt, không nhịn
được, chị cất tiếng hỏi tôi có phải người Việt Nam không. Thấy người đồng hương
tôi vồn vã hỏi thăm, nhưng thấy thái độ chị lẩn tránh và đáp lại bằng tiếng
Thái tôi đoán có lẽ chị đang có vấn đề về di trú. Bốn mươi năm trước, tôi đã
gặp một người mẹ cắt ruột đẩy đứa con 6 tuổi của mình ra biển để mong nó tìm
được tương lai. Ngày nay, tôi gặp người mẹ khác, cũng thắt ruột bỏ lại đứa con
gái năm tuổi của mình cho bà ngoại để đi kiếm sống ở nước ngoài, đi “tha hương
cầu thực”.
Khi đã tin cậy, chị níu chặt lấy cánh tay tôi luôn miệng nói
chuyện, quên cả bán hàng. Được một lúc chị móc trong túi áo ra 25 baht tôi vừa
trả tiền nước, đưa lại. Chị ngượng ngùng bảo tình cảm mà lấy tiền tối về không
ngủ được. Tôi xúc động vì sự tốt lành, vì cái ân tình chị dành cho tôi, một
người xa lạ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấu hiểu tấm lòng tha thiết của chị đối
với người Việt, đối với quê hương như thế nào. Vậy mà có đến mấy lần chị nói
với tôi là chị không muốn trở về VN nữa. Xin ghi lại một đoạn đối thoại của tôi
với người phụ nữ này để hiểu vì sao chị không muốn trở về. Tôi cố tình hỏi tiếp:
– Nhưng khi để dành đủ tiền rồi chị về quê mình chứ?
– Thôi không về đâu.
– Tại sao lại không về?
– Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe
đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không
sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều
giúp đỡ mình hết mình.
– Nhưng mai mốt chị về thăm con, người khác dành mất chỗ bán
của chị thì sao?
– Không sao đâu, không có mình thì họ bán, khi họ thấy mình
đẩy xe tới, họ tự động đẩy xe đi chỗ khác.
– …
Những dự thảo văn kiện đại hội đảng có bao giờ đặt ra vấn đề
vì lẽ gì mà người dân nghèo, lương thiện lại không cảm thấy an toàn ở quê hương
mình? Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ
hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông
Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí Thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn
định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông
hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng
trước những điều tai ác.
Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc
mơ sẽ “Trở Về” để sớt chia những gian nan và dựng xây lại đất nước?
Tôi biết những người như vậy, những người đã ra đi, nhưng lại
chọn trở về như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Võ Hoàng, Ngô Chí
Dũng…Chúng ta cũng biết những người đang nỗ lực thay đổi xã hội, những người
gắn bó với tổ quốc, người muốn dân mình, đồng bào mình được có đời sống đích
thực cần có của một con người. Họ là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hồ Đức
Hoà, Đặng xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Bùi Minh Hằng,
Nguyễn Đình Cương, Võ An Đôn…Tiếc rằng những nỗ lực của họ chỉ đổi lấy tù tội,
bất trắc và gian nan.
Tôi tự hỏi những người như Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy
Thăng, các vị đại biểu quốc hội, những đảng viên “chân chính”… họ nghĩ gì? Họ
phục vụ cho ai? Một chính quyền dù có theo đuổi mục đích, lý tưởng cao đẹp gì
đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mà con em họ, khi mà mọi người
dân, từ trí thức cho đến chị bán nước dừa cũng đều muốn ra đi.
Tôi cho rằng các vị lãnh đạo, những người liên hệ trong chính
quyền, hay trong trận đấu đá tranh giành quyền lực – từ anh công an quèn quen
bóp cổ dân, đến các nhân sự tứ-trụ-triều-đình tương lai cần có câu trả lời
chính đáng cho chính mình và cho những người dân hiền lành, chất phác đang phải
sống lưu vong khắp nơi./.
Nguyệt Quỳnh-Đả Đảo Cộng Sản
No comments:
Post a Comment