Vào
ngày thứ nhì của trận đánh, thứ Năm, ngày 1 tháng 2 năm 1968, Bộ Chỉ Huy LLĐN
X-Ray, cách Huế 8 dặm, bên QL1, trong không khí phức tạp vừa lạc quan, vừa hoài
nghi và tin tức sai lạc. Cọng thêm vào đó là vấn đề cố hữu của các chỉ huy trưởng
ở Việt Nam – do áp lực từ Hoa Thạnh Đốn, muốn nói những gì họ muốn nghe mà
thôi. – Người ta có thể hiểu tại sao Tướng LaHue, khi được phái viên UPI phỏng
vấn nói là vào ngày thứ hai của cuộc chiến: “Hoàn toàn chắc chắn là chúng tôi
kiểm soát phía nam thành phố. Chúng tôi nghĩ là họ (CSBV) không thể nào chịu đựng
nỗi. Tôi biết họ không thể chống đỡ được. Tôi không nghĩ là họ có đủ tiếp tế,
và khi xử dụng hết những thứ họ đem lẻn vào được thì họ không còn gì nữa cả.”
Không
phải một mình Tướng LaHue tin lầm như vậy. Tin tức báo chí đưa ra ở Saigon dựa
trên tin tức của các phân bộ MACV nói rằng địch đang bị càn quét. Toán cố vấn
Quân Đoàn 1 ở Đà-Nẵng cho biết quân Đồng Minh sáng nay đã đẩy quân Việt Cộng ra
khỏi Huế và Tư lệnh Quân đoàn 1, Tướng Lãm nói rằng địch đã bị đánh bại ngoại
trừ một trung đội đang cố thủ trong thành nội.
Huế, Cộng Sản đang nắm quyền kiểm soát thành phố.
Huế, Cộng Sản đang nắm quyền kiểm soát thành phố.
Trong Thành
Nội, Tướng (bấy giờ là đại tá) Trưởng và binh lính của ông vẫn còn giữ được Bộ
Tư Lệnh trong thành Mang-Cá. Ở phía nam thành phố, lực lượng của Trung Tá
Gravel giữ được Alamo (1). Trong thành phố thì các nhóm Mỹ và binh lính Nam Việt
Nam bị cô lập, đang cố giữ cơ quan của họ mà Cộng sản bỏ qua hay đang bao vây.
Vào lúc nầy chẳng ai có đủ sức mạnh quân sự để giúp đỡ các nhóm nầy hay phản
công địch.
Quân
CSBV và Việt Cộng (VC) thực hiện một công tác tuyệt hảo khi xâm nhập và chiếm
giữ thành phố. Họ di chuyển nhanh và lén lút. Điều quan trọng nhất là có thể hỗ
trợ cho nhau trong thành phố. Một cách lý tưởng, quân Mỹ và quân Nam VN đã triển
khai các đơn vị trong toàn thành phố, cắt đứt đường tiếp tế của địch trong khi
TQLC càn quét các toán quân địch đang thiếu tiếp liệu, lương thực, quân số mà
thương vong càng lúc càng cao vì bị kẹt lại trong thành phố. Nhưng tình hình
thì không phải hoàn toàn lý tưởng. Đây là cuộc tấn công vào dịp Tết. Cuộc tấn
công vào tòa đại sứ Mỹ coi như thất bại, nhưng trận đánh ở Saigon thì chỉ mới bắt
đầu. Khe Sanh còn tiếp tục bị bao vây, nhiều thị xã ở lưu vục sông Cửu Long bị
địch chiếm. Mặc dù Huế là mặt trận tấn công vào dịp Tết lâu nhứt và đẫm máu nhứt,
sự lưu tâm của phe Đồng Minh vẫn đồng nhứt. Căng thẳng quá độ vào dịp Tết, cọng
thêm với sự kiện Bộ Chỉ huy X-Ray điều động một cách mập mờ khó hiểu các đơn vị
thuộc Sư Đoàn 1 TQLC chỉ cho phép một vài đơn vị liên hệ hành quân ở Huế. Việc
bao vây thành phố Huế là điều cần thiết, theo tính toán, phải cần tới 16 tiểu
đoàn bộ binh. Rõ ràng không có sẵn một số lượng binh lính như vậy.
Trong
cố gắng đánh bại quân địch trong và ngoài Huế, tướng John J. Tolson, một cấp chỉ
huy có trách nhiệm cao và được tưởng thưởng nhiều huy chương của Sư Đoàn Không
Kỵ Hoa Kỳ được lệnh gởi lực lượng trực tiếp đến bên ngoài thành phố Huế. Sư
Đoàn 1 Không Kỵ được ủy nhiệm tham gia những mặt trận nặng như Quảng Trị và bất
cứ nơi nào khác. Vì vậy, ngày 2 tháng Hai chỉ có tiểu đoàn 2 của trung đoàn 12
Kỵ Binh triển khai ở căn cứ Evans, phía bắc Huế. Họ được trực thăng vận đến một
bãi đáp kế bên Quốc Lộ 1, cách Huế 10 cây số về phía tây-nam và tiến nhanh về
phía thành phố. Sông Hương ở phía bên hông phải của cánh quân nầy. Trước khi trận
đánh kết thúc, thêm ba tiểu đoàn kỵ binh được trực thăng vận tới một nơi gọi là
“Hành Quân Jeb Stuart”. Thời tiết rất xấu, mây thấp, vấn đề tái tiếp tế gặp nhiều
khó khăn, khó thực hiện các cuộc thả dù tiếp tế mà trong nhiều trường hợp, đó
là phương cách duy nhứt, ngay tại căn cứ chính Evans cũng vậy. Việc chiến đấu
trong rừng rậm hết sức căng thẳng, ít nhứt có một trung đoàn CSBV đang hoạt động
trong vùng. Công việc tiến hành hết sức chậm chạp.
Kết quả
là địch quân ở Huế, – dưới sự kiểm soát của trung đoàn 6 CSBV – có thể duy trì
lực lượng của họ. Ngoài việc lấy được một số lớn vũ khí đủ loại do Mỹ chế tạo
cho Thiết Giáp QĐ/ VNCH, quân CSBV tiếp tục nhận được tiếp liệu từ phía tây Huế
chuyển tới. Ngoài ra, họ còn có nhiều đường tiếp tế khác chuyển vận tới như
lương thực, đạn dược, trang bị y tế; họ cũng được tăng cường lực lượng. Để tăng
cường cho 9 tiểu đoàn chiếm đóng Huế trong ngày đầu tiên, có thể thêm 5 tiểu
đoàn nữa đã vào Huế; tiểu đoàn 146, trung đoàn 5 CSBV, tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn
6 của trung đoàn 24/ CSBV, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8 trung đoàn 90/ CSBV. Tính
chung, khoảng 6 ngàn quân CSBV đối đầu với TQLC và Quân Đội VNCH. (Lực lượng
tăng cường nầy cho thấy rõ là không đủ để thắng Cộng Sản. Sau trận đánh có cuộc
thảo luận, cho rằng CS đã khôn khéo kéo một trong những sư đoàn 10 ngàn người của
họ ẩn náu trong vùng núi non bao vây căn cứ TQLC Hoa Kỳ ở Khe Sanh gởi cho mặt
trận Huế – một khả năng thúc đẩy tướng Creighton Abrams nói với một phóng viên
nhà báo hồi tháng Giêng/ 1969 rằng: “Chúng tôi vẫn còn chiến đấu ở đây.”
Thời
tiết xấu cũng có lợi cho địch. Trời lạnh, một cái lạnh bất thường 50 độ, gió bấc
mưa phùn của cơn “Gió Mùa Đông Bắc” đôi khi biến thành những cơn mưa ẩm ướt và
lạnh. Cùng với mưa là mây che phủ bầu trời và sương ngang mặt đất cản trở máy
bay trực thăng và phi cơ oanh tạc hỗ trợ cho TQLC. Quân Đồng Minh lại ở vào vị
thế bất lợi vì tướng Lãm, tư lệnh Quân Đoàn 1 yêu cầu tránh tối đa thiệt hại
cho dân chúng và giảm thiểu việc làm hư hại thành phố lịch sử. Pháo binh, bom
và bom lửa bị cấm xử dụng.
Với những
bất lợi đó, các nhà chỉ huy quân sự CSBV có vài sai lầm nghiêm trọng và tính
toán trật. Tin vào đường lối tuyên truyền của mình, Cộng Sản tin rằng dân chúng
sẽ nổi dậy, hoan hô người đến giải phóng họ và chiến đấu cùng với quân Cọng Sản.
Điều đó chẳng bao giờ có. Mặc dù có một số nhỏ cảm tình viên theo Cọng Sản, – hầu
hết bọn họ là các sinh viên học sinh trẻ làm điểm chỉ viên cho Cộng Sản – toàn
bộ dân chúng tìm cách tránh xa nơi có đánh nhau.
Địch
quân cũng không có khả năng bảo vệ thành phố sau khi chiếm được nơi nầy. Họ
không phá được cầu An Cựu trên sông An Cựu và cắt đứt đường giao thông giữa Phú
Bài và khu Nam thành phố Huế, rồi lại thất bại trong việc chống lại quân Mỹ phản
công khi vượt qua cầu nầy. Họ cũng thất bại nhiều lần khi cố đánh phá các cây cầu
trên Quốc Lộ 1, nối liền Phú Bài với Huế. Họ hy vọng chiếm Huế trong 1 đêm rồi
dùng Huế để tấn công, lập các phòng tuyến kháng cự nằm bên ngoài Huế. Tuy
nhiên, MACV và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 tự biến thành các điểm kháng cự từ bên
trong – họ phải chấp nhận TQLC phản công từ bên trong đánh ra – Quân địch chỉ sở
trường khi tác chiến ở vùng quê, rừng rậm, và thất bại khi tấn công Huế, không
chiếm được hai vị trí quan trọng (MACV và BTL/SD 1/BB) sau khi TQLC Mỹ tăng cường.
Họ bị đánh bật lui, trụ lại và tiếp tục cầm cự.
Hành động
như thế là họ tự giết họ. Từ bên trong MACV, các binh sĩ của trung tá Gravel có
thể vượt qua bên kia đường, khu trường Đại Học, bảo vệ khu bờ sông, bảo vệ vùng
trời để trực thăng hoạt động được, mang theo tiếp liệu và lực lượng tới tăng cường.
Hạ sĩ
Carter và số binh sĩ còn lại của đại đội Fox 2/5 trải qua một đêm căng thẳng ở
trên đồi, theo dõi tiếng nổ và các vệt lửa nổ lốp đốp ở thung lũng bên dưới. Tới
sáng, một đoàn xe GMC chạy tới. Họ lên xe và tài xế mở tốc lực 60 dặm một giờ.
Mọi người ai cũng sợ bị phục kích. May sao chẳng có tiếng súng nào.
Họ đi
qua một ngôi làng bên đường và thấy cảnh tượng xảy ra đêm trước. Người ta đang
khóc than rên xiết bên cạnh xác chồng, mẹ hay con cái. Tất cả họ, ai cũng mặc đồ
tang. Xe chạy qua một làng và thấy một đơn vị hỗn hợp Việt Mỹ phía sau hàng kẽm
gai. Xác Việt Cộng nằm vắt trên hàng rào kẽm gai và ruồi bu đen. Một Việt Cộng
nằm chết gần đường đi, xác bị bắn, mất đầu. Carter không tin ở mắt mình khi chợt
thấy chiếc xe chạy trước không lạng qua một bên được. Bánh xe cán lên đầu anh
ta kêu bụp một tiếng như tiếng bí đỏ bị cán vậy. Carter la lên: Trời ơi! ghê
quá!
Họ về
tới căn cứ Phú Bài, được tiếp tế thêm, nhận thư, thức ăn nóng, và đi mua hàng
PX. Họ trải qua một đêm trong lều vải và tới sáng hôm sau, ngày 1 tháng Hai, tập
trung ở bãi trực thăng. Lệnh đi Huế. Đại đội trưởng, đại úy Michaels P. Downs
đã có mặt sẵn ở đó. Carter chẳng biết nghĩ thế nào về ông đại úy nầy. Ông ta là
một sĩ quan giỏi, một người lạnh lùng, rất chuyên nghiệp. Cái vẻ lạnh lùng ấy
làm Carter không ưa. Tuy nhiên, Carter nghĩ có thể cấp chỉ huy gạt bỏ tình cảm
riêng tư qua một bên và bày tỏ một thái độ lạnh lùng để công việc được thực
hành. Tuy vậy, cũng có khi tuồng như anh ta chẳng quan tâm đến những điều đó nữa.
Carter tin tưởng đại úy Downs, con người biết phải làm gì khi đánh nhau với địch.
Chỉ
trong mấy phút, mấy chiếc CH-46 Sea Knight bay đến, trông giống như những con
châu chấu khổng lồ. Đại đội Fox trên đường bay đến Huế. Rock Christmas là đại
uý, 27 tuổi, quê ở Yeadon, Pennsylvania, cưới con gái của đại tá Davids Lownds,
người hùng Khe Sanh. Đại úy Christmas chỉ huy đại đội Hotel 2/5 khi trận đánh Tết
xảy ra hôm 31 tháng Giêng. Quân CSBV tấn công cây cầu trên QL 1 do binh lính
anh ta canh giữ. Cuộc tấn công kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Tới sáng, địch quân bị
đẩy ra phía bờ sông.
Đại úy
Chritmas sẵn sàng phản công thì có tin điện. Anh ta la to trong máy:
– “Cái
gì? Đừng có giỡn.”
–
“Không có. Bộ chỉ huy muốn chúng ta rút ra QL-1 chờ lệnh mới.”
Binh
lính kéo ra tới đường. Christmas điện đàm với tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2,
Trung đoàn 5/ TQLC. Trung tá Ernest Cheatham giải thích tình hình các đơn vị:
Huế bị địch tấn công. Đại đội Golf của Chuck Meadow đang hành quân với 1/1, Đại
đội Fox của Mike Downs, đang trên đường tới Phú Bài để được vận chuyển đi Huế.
“Sau
đó có thể là anh” – Cheatham nói với Christmas – “Thực ra, tất cả chúng ta sẽ gặp
nhau ở Huế.” Rồi ông đại tá càu nhàu: “Tại sao họ thường đưa từng phần chúng ta
vào mặt trận?”
Carter ngồi dựa lưng vào tấm vải bạt nịt đai của chiếc trực thăng cùng với số binh lính còn lại, thấy cấn một cục gì đó trong dạ dày. Những cái bồn chồn trước trận đánh nầy; cứt thiệt! mình lại đi.
Carter ngồi dựa lưng vào tấm vải bạt nịt đai của chiếc trực thăng cùng với số binh lính còn lại, thấy cấn một cục gì đó trong dạ dày. Những cái bồn chồn trước trận đánh nầy; cứt thiệt! mình lại đi.
Khi gần
tới Huế, máy bay bay thấp để tránh súng phòng không, là là vào bãi dáp. Carter
nhìn qua của sổ tròn bên thân máy bay, thấy sông Hương, cầu Trường Tiền, mái
nhà, từng hàng cây xanh và lửa tóe ra từ các họng súng. Một tràng đạn quạt vào
máy bay. Hai TQLC bị thương nhẹ ở chân. Xạ thủ đại liên 50 ngồi ngay cửa quạt lại
mấy tràng. Chiếc trực thăng hạ xuống bãi đáp bên bờ sông, kế bến tàu. Hai thủy
quân lục chiến bị thương được ở lại trên tàu trong khi những người khác chạy
nhanh ra khỏi máy bay, giống như các cầu thủ banh bầu dục mang nón sắt, áo giáp
và balô. Súng nổ trên đầu. Carter chạy lom khom phía sau một bức tường cao cở 2
fít, chụm đầu với những người khác trong khi một tràng đạn bắn tới rào rào. Họ
được gọi tập trung thành nhóm 3 người ở một bức tường dẫn tới bên trong khu đại
học, rồi tiến xuống con đường ở bên phải để vào MACV. Các TQLC khác và ba người
thuộc nhóm đầu tiên chạy đi. Carter với số còn lại chạy theo họ. Carter chú ý
thấy một nhà báo đang quì bên kia đường máy quay phim nhỏ đặt trên vai đang
quay phim họ. Anh ta quay mặt về hướng ống kính và cười, hy vọng ba má sẽ thấy
anh ta đang cười. Bất thần anh ta té xuống một hố đạn, nằm dài ra, ba lô vuột
khỏi vai, nón sắt và súng M-16 mỗi cái văng mỗi đường. Carter và hai người bạn
thân vào được trong tòa nhà, trung đội anh ta đi khuất bãi đáp.
Họ lại
chạy xuống đường, cũng không biết mình đang ở đâu, lại sợ. Họ gặp một chiếc xe
tăng bên đường, bèn núp dưới nòng súng, vừa lúc đó thì tiếng súng gầm lên.
Carter té giật lui lề đường, tai vưng lên, đầu lạch cạch. Một anh TQLC ló đầu
ra khỏi pháo tháp nhìn bọn họ, nói một cách xỏ lá: “Xin lỗi nghe. Có thể đi qua
được rồi.”
Cách mấy
chục thước phía trước, họ thấy trung đội của họ đi vào MACV.
Ngày
thứ nhì, từ lúc trời mới sáng, dân chúng bắt đầu ló dạng ra và rồi tuôn ra đường
đông đảo ở phía đông nam của thành phố. Phần đông họ là đàn bà và trẻ em, một
ít người già và binh sĩ VNCH. Trong một phút hy vọng, Gravel cho rằng chiến trận
đã xong và đêm qua, quân địch đã rút lui, không còn cầm giữ dân chúng nữa. Chẳng
bao lâu người ta biết không phải tình hình như vậy. Gravel chuyển người tỵ nạn
cho các cố vấn quân sự, kiểm soát lại tình hình và củng cố vị trí.
Như vậy,
ông ta có được Đại đội Alpha 1/1, Golf 2/5 và Fox 2/5 mới đến. LLDN X-Ray giao
cho ông ta nhiệm vụ mới: Gởi Đại đội Fox tới giữ nhà lao, không cho địch giải
phóng tù nhân ở đây. Nhà lao cách khu chiếm đóng của CSBV có mấy lô đất, và
theo cảm tưởng chung, cũng như theo tin đại cương thì Cộng Sản đã giải phóng tù
nhân ở đây ngay ngày đầu tiên. Ông ta báo cáo lại cho cấp trên là tù nhân đã được
thả hết rồi. Do dó, lệnh của LLĐN được thu hồi.
Vì số
thương binh càng lúc càng cao, chẳng bao lâu Gravel nhận ra rằng cần củng cố gấp
con đường từ MACV ra bãi đáp trực thăng và bến tàu. Đánh chiếm từng nhà cách để
mở đường đi như họ đã thực hiện đêm đầu tiên là điều khó chấp nhận được. Cuối
cùng, Gravel ra lệnh dọn một con đường tới bãi đáp trực thăng, bằng cách đánh sập
những chỗ tường cản trở đường di chuyển. Đại tá Adkisson giận tím người vì việc
phá tường như thế nhưng chẳng làm sao hơn. Đó là con đường chuyển các người bị
thương nặng ra bãi đáp trực thăng mà không gặp gì khó khăn. Tuy nhiên, Gravel lại
phải đụng đầu với đại tá Adkisson vì một vấn đề nhỏ nhặt khác. Chỉ trong vòng mấy
ngày TQLC không còn thuốc hút. Ở PX (Post Exchange) thì đầy thuốc lá nhưng TQLC
lại chẳng ai có tiền mua, Adkisson lại chẳng muốn phát không cho lính rồi báo
cáo là tổn thất khi đánh nhau. Cuối cùng, biết rằng có thể làm cho binh lính giận
dữ, Adkisson ra lệnh mở cửa PX.
Trên
lưng áo giáp, hạ sĩ Jim Soukup vẽ mắt một con bò mộng thật to và viết câu: “Gắng
gặp may, Charlie.” Đó là cách làm ra vẽ hiên ngang của một anh TQLC mới 20 tuổi.
Nhưng điều Soukup quan tâm là anh ta không muốn thấy một người Việt Nam nào
khác trong đời anh ta nữa. Anh ta đã đi đánh trận 10 tháng và mới đi nghỉ phép
từ Úc về được 6 ngày thì trận đánh nầy bắt đầu. Sau một thời gian nghỉ ngơi với
những người đàn bà mắt tròn, má hồng, bia lạnh, Soukup quyết định là anh ta
không muốn chiến đấu cho cái lỗ đít đầy máu hôi hám ấy. Hai tháng còn lại, anh
ta muốn đứng ngoài rìa mọi việc nhưng trận đánh Tết làm tan hoang kế hoạch của
anh ta. Rồi ngày 1 tháng Hai, lệnh đưa ra là lên yên, nạp đủ đạn vào súng. Và
anh ta được đưa tới Phú Bài giữ nhiệm vụ tiểu đội trưởng như cũ. Là một TQLC, xạ
thủ súng đại bác không giật. Anh ta tiếp tục phàn nàn. Người trong tiểu đội đều
là bạn thân của anh.
Họ lên
một chiếc Sea Knight, kéo lên theo khẩu đại bác không giật 106 ly, nặng 350
pound rồi máy bay bay lên. Chiếc trực thăng chất đầy người và trang bị. Soukup
chẳng biết là đi đâu cho tới khi đến Huế và được thả xuống bãi đáp gần viện đại
học.
Chung
quanh, súng địch nổ lóc bóc. Một tràng đạn trúng sàn máy bay. Xăng và nước chảy
quanh chân. Soukup căng thẳng, lo lắng. Anh ta nói như trẻ con: “Đừng rớt.” Chiếc
trực thăng đổ nghiêng một bên trên bãi đáp. Cửa sau máy bay bị kẹt, mở có một nửa.
TQLC vội vàng nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao 10 fít, tìm chỗ núp. Từ bên kia
sông, Quân CSBV bắn như mưa vào bãi đáp trực thăng.
Có mấy
TQLC khác xuống bãi đáp rồi, đang la hét và chỉ chỏ. Soukup thấy một tia chớp
lóe lên ở cửa sổ một ngôi nhà bên kia sông. Anh ta bắn một tràng đạn M-16.
Súng
tiếp tục nổ. Một anh lính trong tiểu đội chạy tách ra, la hét và bắn loạn xạ chẳng
nhắm vào đâu hết. TQLC cúi mình núp sau những cái cây và các hồ nước trên sân cỏ,
mắng anh ta. Anh ta không nghe. Cuối cùng mấy TQLC nắm lấy anh và đè xuống đất.
Họ quẳng anh ta lên chiếc máy bay sắp bay đi. Soukup không bao giờ thấy anh ta
lần thứ hai nữa.
Quân
CSBV bắn thưa dần.
Soukup
và tiểu đội chạy lại chỗ chiếc trực thăng đang chờ, hạ cánh cửa xuống, phụ nhau
đưa khẩu súng đại bác ra khỏi máy bay. Từ bãi đáp họ lom khom tiến về phía
MACV. Vì họ phải dùng cả hai tay để ôm đại bác nên súng cá nhân lắc lư bên
hông. Mọi người ai cũng sợ bị bắn sẻ. Họ vào bên trong và Soukup đi tìm chỉ
huy. Anh ta không biết đường và cũng không biết tiểu đội anh phải làm gì. Anh
ta không biết trí súng ở đâu và cũng không rõ đạn nằm ở đâu, cũng không biết tiểu
đoàn cũng như đại đội ở đâu. Anh ta bèn quyết định nhập với trung đội đầu tiên
gặp được và cứ theo thói quen mà chiến đấu.
TQLC nói
họ thuộc Đại đội Fox 2/5. Anh ta không chắc. Mọi sự đều lộn xộn ghê gớm và thật
căng thẳng trước khi trận đánh kết thúc. Tiểu đội 10 người của Soukup có 2 người
bị giết và 7 người bị thương. Nhưng lại được tăng cường, chỉ có vài đơn vị tăng
cường quá trễ.
Trung
úy James V. DiBernado 33 tuổi, xuất thân là một nhà báo TQLC, quê ở Fulton, Nữu
Ước, hiện phục vụ tại Bộ phận 5, đài phát thanh và truyền hình Quân Đội Hoa Kỳ
đặt tại phía nam thành phố Huế. Ông ta có cách sống hòa hợp giữa TQLC, Việt Nam
và nhân viên dân sự trong một căn nhà cách MACV mấy lô.
Trước
hôm đánh nhau, thiếu tá Breth và Swenson đến thăm. DiBernardo cười vì cuộc sống
rất tiện nghi hai ông nầy cũng như xếp của ông ta vậy. Hai ông thiếu tá đề nghị
DiBernardo dọn vào ở trong MACV nhưng anh nầy từ chối. Chỗ anh ta ở tương đối
an toàn. Vậy rồi Cộng Sản tấn công.
DiBernardo
và người của anh ta bị cô lập; chờ hai ngày, tiếp tế bị cắt đứt, lắng nghe chừng
tiếng súng trên đường phố. Tới ngày thứ ba, anh ta ra phòng trước khi một ngươi
lính canh chạy vào la to là đại đội TQLC đã tới. DiBernardo ra cửa sổ nhìn, thấy
lính CSBV lom khom chạy theo bờ tường bên ngoài, sẵn sàng tấn công vào nhà. Anh
ta chạy vào phòng khách, mọi người vào vị trí. Anh ta chụp lấy cây súng carbine
và ra phục nơi cửa sổ. Người lính CSBV đi đầu bèn rút lui và chuẩn bị ném lại một
bọc chất nổ. DiBernarso bắn một tràng đạn, người lính CSBV chết vì bọc chất nổ
nổ tung.
Thế là
hai bên đánh nhau. Phía Mỹ nổ súng. Bắc Việt Nam cũng nổ súng, suốt mấy tiếng đồng
hồ. DiBernardo bị thương mấy chỗ nơi cánh tay. Ai cũng có bị thương hết. Sau
cùng, lính CSBV trèo lên cao, bắn vào mái nhà. Lửa cháy, khói đầy đặc nhà. Người
trong nhà bèn chạy ra, vừa chạy vừa bắn. Quân địch bắn vào họ xối xả, người cố
vấn kỹ thuật dân sự té xuống chết ngay trên mặt đường.
DiBernardo
và những người sống sót chạy tới cuối khu phố.
Mấy chục
thước trước mặt họ là một đám ruộng trống. Làm sao vượt qua được? Lính CSBV đuổi
theo sau lưng. Phía nào cũng có súng nổ. Một tràng đạn trúng vào tay
DiBernardo. Chẳng biết chạy vào chỗ nào. Nhìn quanh, họ thấy có khoảng 50 lính
CSBV núp ở những ngôi nhà chung quanh. Họ chỉ còn lại có 4 người, ai cũng bị
thương vì đánh nhau ban nãy. Họ đưa tay đầu hàng.
Sau trận
đánh, trung sĩ Steve Berntson và Dale Dye, hai phóng viên báo chí của Sư đoàn 1
TQLC tới ngay căn nhà nầy. Họ biết những người trong ban tham mưu làm việc và ở
đây. Họ tìm thấy trung sĩ Tom Young nằm chết ngoài bờ hào. Tay bị trói ra sau lưng,
phần sau của sọ bị bắn nát. Berntson va Dye gở cánh cửa đặt người bạn của họ
lên đó khiêng về MACV. Họ khóc vì họ thấy Tom không gặp may. Họ cũng nghĩ rằng
trung úy DiBernado đã chết rồi, không biết rằng DiBernardo đang ở trên đường dẫn
ra Hà Nội.
Mặt trận
Huế cũng là nơi bất an cho một người đàn bà Pháp. Đó là bà Cathy Leroy. Sinh
trưởng ở Pháp, bà rời trường âm nhạc đi làm phóng viên chiến trường. Nhỏ con,
nhanh nhẹn, tóc vàng, bà ta đến các khu đánh nhau ở Việt Nam trong bộ quần
jean, giày ống, tóc đánh con rít, máy ảnh treo tòn ten nơi cổ. Để làm nhiệm vụ
của mình, bà đi với lính nhảy dù Mỹ, chụp hình các trận đánh dữ dội ở vùng Phi
Quân sự hồi mùa hè 1967, bị thương sau đó hai tuần lễ khi một đơn vị TQLC bị
pháo kích. Thời kỳ đi theo TQLC Hoa Kỳ, bà viết bài đăng trên tạp chí “Life”
(2) TQLC Mỹ luôn nhắc tôi nhớ những điều chúng ta gọi là lính Lê Dương… to mồm
với những trái tim vàng.
Khi
Cathy nghe tin TQLC Mỹ đang đánh nhau ở Huế, nơi bà muốn tới, liền đi cùng
Francois Mazure, một người bạn phóng viên khác. Nghe TQLC Mỹ đang canh giữ đường,
họ tìm một chuyến xe nhà binh đi Huế nhưng không kiếm được, lại gặp một người
Việt biết nói tiếng Pháp. Tốn ít đồng bạc, họ thuê một chiếc xe đạp. Đó là chiếc
xe đạp đôi hai người ngồi. Họ đạp xe đi Huế trên con đường vắng hoe.
Dân
chúng đóng kín cửa, núp trong nhà. Việc nầy làm cho hai nhà báo bồn chồn. Khi
nào thấy có người ló mặt ra nhìn, Mazure la to:
–
“Bonjour!” như để nói cho biết họ không phải là người Mỹ.
Khi họ
tới phía nam thành phố Huế, tiếng súng nổ lốp bốp chung quanh khiến họ nhận ra
rằng họ đã đi vào vùng Cộng Sản kiểm soát. Họ lo lắng đứng chung với những người
dân đang tụ họp thành cái chợ trời, lắng tai nghe tiếng súng và xem máy bay
Quân Đội Nam Việt Nam đánh bom trong Thành Nội. Chẳng ai nói gì với họ, nhưng
khi có ai tới gặp họ, họ nói nhanh bằng tiếng Việt rằng họ là các phóng viên
báo chí người Pháp từ Paris tới. Những người Việt Nam nầy có vẻ thù địch nên
làm cho Cathy và Francois sợ. Họ thấy toát mồ hôi suốt hai giờ đồng hồ. Cuối
cùng có một người đàn ông đến gặp họ, chỉ cho thấy một nhà thờ công giáo và đề
nghị họ nên vào ở chung với nhiều người tỵ nạn đang núp trong nhà thờ. (Dòng
Chúa Cứu Thế – ngd)
Có mấy
ngàn người đang trốn trong nhà thờ. Đám người nầy chẳng giúp đỡ và cũng không
nhường đường cho họ đi. Đám trẻ con thì chen lấn hoặc nhìn họ chăm chú.
May mắn
có một linh mục già thấy họ nên đến chào, nói chuyện bằng một thứ tiếng Pháp
trôi chảy, chỉ cho họ nhìn chung quanh và nếu như muốn đi một vòng quan sát thì
sẽ dẫn đi. Ông linh mục nói với họ rằng hai chục năm trước, vị hoàng đế cuối
cùng của Việt Nam cũng được đưa vào trốn trong nhà thờ nầy, khi phong trào Việt
Minh nổi lên. Dân chúng trong nhà thờ – phần đông là đàn bà, trẻ em và người
già – nằm la liệt khắp nơi, giữa những hàng ghế dài trong nhà thờ, chung quanh
bàn thờ. Một người đàn bà mới đẻ nằm nghỉ sát phòng xưng tội.
Không
khí hết sức ồn ào. Trẻ con thì khóc, người lớn nói chuyện, các tu sĩ cầu nguyện
lớn tiếng. Bên ngoài súng nổ suốt đêm.
Hai
nhà báo nằm cố ngủ trong một cái phòng nhỏ của một linh mục. Tới sáng, họ được
báo cho biết là người Việt ở đây không bằng lòng việc họ có mặt vì họ sợ mặt
mũi trông giống như người Caucase, có thể khiến cho Cộng Sản tấn công vào nhà
thờ. Một linh mục nói với họ nên tìm đến khu vực Mỹ và một em bé có thể dẫn đường
tới MACV. Cathy và Mazure bỏ lại hết các thứ trang bị nhà binh trong nhà thờ, cả
giày ống, thẻ nhận dạng, và làm một lá cờ trắng bằng vạt áo của một linh mục. Một
linh mục viết một cái thư, giải thích họ là người trung lập, dân sự.
Họ đi
theo em bé dẫn đường ra tới một con đường đầy bụi bặm, chẳng bao lâu thì tới một
cái cổng một biệt thự rất lớn (Cung An Định – ngd), bên trong là một vườn hoa
xanh tươi. Họ dừng lại, nhận ra có mấy người mặc áo quần màu xanh lá cây, trong
dáng bộ mệt mỏi, mang súng AK-47 và nhìn chăm chú vào họ. Em bé dẫn đường phất
thật mạnh lá cờ trắng. Có ba người lính CSBV mặc đồng phục kaki đi về phía họ.
Họ có vẻ thù địch nhưng không có gì giận dữ nên Cathy thấy đỡ lo một chút.
Mazure đưa cho họ bức thư của linh mục nhưng họ không có vẻ gì muốn nhận thư ấy.
Khi Mazure, do tự nhiên muốn che cái máy chụp hình thì những người lính CSSBV
liền nắm lấy mấy cái máy ấy, rồi ra dấu gọi thêm ba người khác trong vườn hoa.
Họ trói tay hai nhà báo lại rất kỷ bằng một sợi giây dù. Có khoảng 15 lính CSBV
đang ngồi bên cạnh những cái hố trong vườn cây. Hai nhà báo bị giữ ở đó khoảng
45 phút. Mazure nói tiếng Pháp liên miên, cố chứng tỏ anh ta không có gì sợ hãi
cả. Mấy người lính CSBV thì chỉ trố mắt ra nhìn.
Cuối
cùng, một người lính khác tới và dẫn họ ra phía sau biệt thự. Một người da trắng,
có lẽ là người Pháp, ngồi sau một cái bàn.
Mazure
hỏi: Ông là người Pháp phải không?
Ông ta
là người Pháp, rất vui khi gặp các phóng viên. Ông ta đi vòng sau lưng và bắt
tay họ trong khi tay họ còn bị trói. Ông ta và gia đình cũng là tù nhân ngay
chính trong nhà họ nhưng không bị đối xử tàn tệ. Người Pháp giới thiệu một sĩ
quan CSBV trẻ đến phỏng vấn. Người nầy khoảng 25 tuổi, có thể một thời là sinh
viên du học ở Pháp, anh nầy nói với họ là họ có thể đi. Họ được cởi trói, dụng
cụ được trả lại. Người sĩ quan cho biết Cộng Sản đã chiếm thành phố, và họ đang
giải phóng toàn thể nước Việt Nam.
Cathy
và Francois lấy lại được bình tĩnh, xin phép cho chụp hình. Người sĩ quan tỏ vẻ
thích, đưa họ lui đằng sau góc vườn. Các người lính khác cũng vui sướng đến chụp
hình chung. Họ còn trẻ và tự tín.
Tuy
nhiên, đó không phải là bầu không khí thanh bình. Cathy và Mazure chú ý thấy họ
chuẩn bị để có thể bắn qua mấy lỗ hỗng trên tường nếu TQLC bất thần đến tấn
công. Họ như đang ở giữa cuộc chạm súng, trang bị vũ khí đầy đủ: AK-47, SKS, hỏa
tiễn B-40, vũ khí chiếm được do Mỹ chế tạo, máy truyền tin và nhiều đạn dược.
Sau
khi chụp mấy tấm hình, Mazure trở lại biệt thự và tuyên bố một cách vô tình rằng
sẽ viết lại câu chuyện nầy. Chẳng ai phản đối.
Người
Pháp mời mọi người hút xì-gà, bắt tay và chúc mọi người may mắn. Cathy và
Francois cùng với em bé dẫn đường đi ra cổng. Họ quyết định trở lại nhà thờ, được
an toàn hơn rồi sau đó tìm đường khác để tới MAC.V.
Dân
chúng ở nhà thờ biết ngay họ có tiếp xúc với CSBV.
Thằng
bé dẫn đường tỏ ra tự hào về việc nó đã làm. Hai nhà báo vui cười, lại cố làm
cho có vẻ vui lên và thêm hứng khởi. Những người dân chạy giặc cũng cười, chia
vui với họ. Họ biếu hai nhà báo thức ăn. Vị linh mục tiễn họ ra cửa và chào từ
biệt.
Chỉ có
Cathy và Mazure đi trên đường. Họ cẩn thận đi ngang một khu không có một bóng
người. Có lúc họ khom mình đi qua khu Quân đội VNCH để tránh xa chỗ đang có
đánh nhau. Họ thoát ra được ngoài thì trời đã chiều.
Đại đội
Fox 2/5 được sắp xếp lại sau khi rút lui về tới MAC.V.
Đại úy
Downs được lệnh cho lính qua bên kia đường, ngang chỗ bãi đáp trực thăng để dò
thám vị trí địch. Trung đội 3 di chuyển trước và khi vòng tới cuối đường thì thấy
TQLC Đại Đội Alpha 1/1 và Golf 2/5 trên các cửa sổ. Họ dồn đống ở ngã tư. Hạ sĩ
Carter chạy lom khom dọc theo bờ tường cùng với toán súng máy M-60. Phía trên,
hai TQLC và trung sĩ Mahoney đứng gần cuối bức tường. TQLC là những người chiến
đấu trong rừng rậm rất giỏi, nhưng đánh nhau trên đường phố với họ là điều mới
mẻ. Họ không biết rằng nếu cứ đi thẳng mình là coi như mời thần chết tới. Họ
không biết trước khi di chuyển là phải dọn đường bằng lựu đạn và M-16. Họ thiếu
kinh nghiệm về loại tác chiến nầy. Do đó, người ta hiểu tại sao hai người lính
TQLC và anh trung sĩ đi qua đường bên kia trông như đi tản bộ.
Trung
sĩ Mahoney bất thần phóng vào chân tường và ra dấu cho hai người lính TQLC bắn yễm
trợ cho anh ta. Ngay lúc đó, – Carter há họng ra mà nhìn – AK-47 nổ một tràng
trên đầu anh trung sĩ. Anh nầy to con, rơi xuống bên cạnh Carter một cái bịch
như một bao đá. Anh ta bị bắn nát mặt, chết tức khắc. Carter nắm tay anh ta kéo
lui nhưng chẳng nhúc nhích được gì. Carter không nghĩ anh trung sĩ nặng đến như
thế. Carter gọi to, kêu người đến giúp. Hai TQLC chạy tới. Một loạt súng bất thần
từ căn nhà bên kia ngã tư nhắm tới. Đạn rớt chung quanh, dụng vào bức tường. Tất
cả bọn họ trườn lui để tránh đạn. Carter ở đằng sau bức tường, thở khó nhọc,
không ngờ mình còn sống.
TQLC bắn
trả. Trong khi đó mấy TQLC chạy lên lôi xác Mahoney lui. Rồi họ cùng nhau về lại
MACV.
Đêm
đó, quân CSBV lại bắn vào các bức tường ở MACV, cố tấn công như những lần trước,
nhưng bị TQLC phản công mãnh liệt nên chịu thất bại. Đêm đó, Đại đội Fox không
đánh nhau. Họ được vào nghỉ trong một căn nhà lầu trong khi súng vẫn nổ ngoài cửa
sổ. Ngày đầu tiên của họ ở Huế khá vất vả và một TQLC mới tới Việt Nam bỗng nổi
cơn điên. Anh ta đứng lên, la to là anh ta không thể chịu đựng được, rồi khóc,
rồi chạy lòng vòng quanh những người đang ngủ.
Mấy
TQLC nắm lấy anh ta, đè xuống và tống anh ta ra khỏi Huế. Tiếng súng bên ngoai
mỗi lúc mỗi thưa và dứt hẵn, đám lính ngủ được một giấc ngon.
Buổi
sáng ngày thứ Sáu, 2 tháng Hai/1968, TQLC thấy cầu Trường Tiền trên sông Hương
bị giựt sập. (TQLC gọi cầu Trường Tiền là cây cầu bạc vì nó sơn màu bạc). Có tiếng
nổ lớn và khi khói, bụi tan hết, họ thấy hai vài giữa rơi xuống nước. Giao
thông giữa bờ nam và Thành Nội bị cắt đứt. Chẳng có sẵn đơn vị công binh nào để
sửa cầu. Có tin báo quân địch xuất hiện bên kia sông, gần đầu cầu. Họ là những
người lớn con, lớn hơn khổ người Việt Nam trung bình và mặc một thứ quân phục
khác với CSBV hay Việt Cọng. Đầu tiên, người ta cho đó là một trung đội quân
Trung Cọng. Cũng có thể là không phải nhưng cũng chẳng ai phủ nhận.
Về phần
Carter, anh ta thấy buổi sáng đến nhanh quá, TQLC ăn sáng xong rồi lên đường,
đi ra phía ngoài, tuần tiểu trên đường phố chính. Carter đi giữa với Trung đội
3, sau lưng là đại úy Downs và anh lính mang máy truyền tin. Họ đi dọc theo con
đường có hai hàng cây hai bên. Phía trước mấy tay bắn sẻ núp trên các cây cọ dừa
bắn vào trung đội đi đầu. TQLC bắn lại như mưa, hạ mấy tên bắn sẻ. Những tên bắn
sẻ nầy từ trên cây nhảy xuống, tính bỏ chạy thì bị bắn hạ ngay. Họ đi xa hơn nữa,
ngang qua một chiếc xe Jeep đã bị phá hư, có mấy xác quân CSBV nằm trong bùn và
giây kẽm gai.
Trung
đội đi đầu tới ty Cảnh Sát nằm cách MACV mấy lô nhà. Các TQLC ai cũng ngạc
nhiên khi mấy cảnh sát Nam Viêt Nam từ trên những phòng nhỏ trên nóc nhà ló mặt
ra rồi chạy xuống . Họ vừa khóc vừa cầm lắc tay các TQLC rồi quì xuống cám ơn.
Người thông dịch viên đến hỏi chuyện thì được biết họ trốn trên trần nhà mấy
ngày trong khi Cộng Sản chiếm tầng dưới. Chỗ nầy bị đạn bắn lỗ chỗ. Carter nhìn
vào trong, có vết máu dính vào tường. Mấy xác người nằm trong đống gạch vụn.
Vài TQLC vào bên trong và kéo các xác người ấy ra ngoài sân. Carter không nhận
rõ những xác nầy là ai: CSBV, VC hay QĐ/VNCH hay dân sự. Anh ta nghĩ chẳng có
ai lưu tâm đến họ, dù là ai đi nữa thì họ cũng như nhau.
Lại có
tiếng súng bắn sẻ. Những người bắn sẻ nầy núp chung quanh nhà thờ. TQLC tập
trung phía sau ty Cảnh Sát, chỗ đó có con đường đất dẫn qua nhà thờ. Một chiếc
xe tăng loại nhỏ trang bị súng chống chiến xa 106 ly lách cách chạy tới. Carter
nhắm vào ống nhắm đặt trên xe. Súng nổ ầm, lá cây và bụi bay mù mịt. Cái tháp
chuông nhà thờ cao mấy chục thước vỡ tan, cửa kính bay mất, mặt sau nhà thờ bị
sập. Bụi bay lên, một đám đông từ trong nhà thờ chạy ra như ong.
Carter
nhìn vào khẩu súng, rồi nhìn vào đám dân chúng đang kinh hoàng và bị thương. Chẳng
ai muốn giết những người dân vô tội.
Cathy
Leroy, đang đứng chụp hình, liền chạy về hướng các TQLC. Thấy người sĩ quan đầu
tiên, một bà xơ (Soeur) ta nắm tay la to: “Có bốn ngàn người chạy giặc núp
trong đó. Họ không phải là quân Cọng sản. Họ là dân.” TQLC đã ngưng bắn nhưng
trong khi đó thì Cọng Sản vẫn cứ tiếp tục nổ súng. Những người chạy giặc mang
bao bị, bồng bế trẻ em, có người cột một miếng vải trắng vào đầu gậy. Họ lết thết
chạy về phía MACV.
Hạ sĩ
Soukup đặt súng đại bác không giật 106 ly trên lề đường cách MACV hai lô nhà.
Trước mặt là quân CSBV. Đám xạ thủ làm việc chiếu lệ, đẩy vào trong nòng một
viên đạn dài, đóng cơ bẩm, bấm nút. Cứ bắn mỗi viên thì cát bụi lại bay lên.
Viên đạn nổ phùm ở cuối đường. Soukup đứng ở ngưỡng cửa với một đám TQLC nhưng
anh ta không biết họ, chờ lệnh để nhắm mục tiêu.
Có tiếng
kêu rắc trên không. Có cái gì như mảnh đạn trên đầu Soukup, bay vào đụng bức tường
bên trong nhà. Khi rảo bước vào trong, anh ta thấy vết đạn xuyên thủng bức
tranh treo trên tường. Bức tranh có thể dùng làm vật kỷ niệm. Anh ta nhét bức
tranh vào balô và nhăn răng cười. Nhưng rồi anh ta lặng người đi khi nhận ra rằng
một anh lính CSBV nhắm một đường đạn đi thẳng từ đầu anh vào tới bức tranh. Rõ
ràng kẻ bắn lén muốn giết anh ta. Đó không phải là một tràng đạn bắn hoảng mà một
mục tiêu được nhắm đàng hoàng. Chỉ cần viên đạn đi thấp một chút nữa thì anh ta
trở thành một đống thịt. Anh ta té xuống rồi lết vào trong.
Chú thích:
Alamo:
Phòng tuyến của Tây Ban Nha tại San Antonio, Texas. Đây là di tích lịch sử anh
hùng. Năm 1836, chưa tới 200 người Texas cố thủ ở đây chống lại Mexico để bảo vệ
độc lập. Trong số những người nầy có Davy Crockett và Jim Bowie hy sinh trong
cuộc bao vây lâu dài của 4 ngàn lính Mexico do tướng Santa Anna chỉ huy. Câu
nói Nhớ Alamo là nhắc tới cuộc bao vây nầy.
(2)
Life, xb ngày 16 tháng Hai/ 1968. Từ trang 22 đến 29.
Vài lời
trình bày:
TRƯỚC KHI VÀO CHƯƠNG 3, TÔI XIN NÓI VÀI ĐIỀU
VỀ TRƯỜNG HỢP TÔI.
Các Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã núp ở phía trường
Trung Học Đệ Nhị Cấp Bán Công Huế để tấn công vào Ty Ngân Khố (người Huế thường
gọi nôm na là Kho Bạc). Một người lính TQLC Mỹ, 19 tuổi, đã tử trận ở sân cỏ của
ngôi trường nầy.
Đây là
ngôi trường tôi đã dạy học ở đó 10 năm. Sau khi tình hình an ninh vãn hồi, tôi
đi dạy lại, và được nghe ông cai trường thuật lại cái chết của người lính ấy, một
cái chết rất đáng thương.
Khung
cảnh của trường sau trận đáng năm Mậu Thân, làm cho một nửa học trò của tôi,
trai cũng như gái, đeo khăn tang khi đi học trở lại. Đó là lý do khiến tôi “tự
ý bỏ viên phấn đi cầm súng”.
Cũng
vì câu chuyện đó, tôi đặt thêm cho Chương 3 nầy một đầu đề mới:
“Người
Lính Mỹ Chết ở Sân Cỏ Trường Bán Công Huế”.
kính cẩn.
Phần
1:
Tôi học
đại học năm đầu tiên vào niên khóa 1958-59, sau ba năm làm precepteur tại nhà một
người bà con. Rời khỏi nơi sống tạm nhưng khá yên ổn ấy, nỗi lo cơm áo hằng
ngày đè nặng lên vai tôi. Tôi ở lang thang nhiều nơi, tìm những nơi nấu cơm
tháng rẻ nhứt, chỗ ở rẻ nhứt vì tôi không tìm ra một công việc gì khác có thể
giúp tôi, ngoại trừ một ít tiền nhuận bút nhờ cộng tác với tờ Rạng Đông của
giáo sư LHM. Những người đã có uy tín trong giới báo chí còn chưa sống nỗi với
nghề cầm bút, huống gì tôi, mới chỉ là một “Mầm non văn nghệ”. Tôi mong cho
chóng tới hè để về quê, thị xã Quảng Trị, sống với mẹ, bớt lo chuyện cơm áo.
Nhưng
niên học tới, gánh nặng đè trên vai tôi lại có phần gia tăng. Mẹ tôi đã già, muốn
nghỉ việc. Các anh chị đều có gia đình riêng. Tôi có ba đứa em: Hai đứa em gái,
một cô đã lấy chồng, tạm yên phần nó. Một đứa vừa thi hỏng trung học, nói:
“Sang năm em ở nhà, tự lo học để thi lại”. Riêng “Hùng móm” mới vừa đậu trung học,
hạng bình. Trước mặt anh chàng nầy, ngôi trường Quốc Học mở ra tươi sáng, đang
chờ anh ta bước vào.
Việc
ăn ở học hành của Hùng là gánh nặng trên vai tôi, ngoài phần tôi tự lo cho bản
thân mình.
Gần hết
hè, tôi vào Huế sớm để kiếm một chỗ dạy học. Lúc bấy giờ, tôi có thể xin bổ dụng
làm giáo sư dạy giờ tại một vài trường trung học xa Huế. Nhưng ngay tại Huế thì
không có nhu cầu. Tôi không thể xa Huế, một là vì việc học của Hùng cần có tôi
bên cạnh, hai là tôi cũng không muốn gián đoạn việc học của tôi vì phải đi xa.
Tôi không quen ai, thấy khó xin một ít giờ dạy tại các trường tư ở Huế. Tôi có
nhờ giáo sư LHM xin dạy ít giờ ở trường Bình Minh gần cầu Thanh Long do cha Lập
làm hiệu trưởng, nhưng khi tôi gặp ông ấy lần thứ hai thì ông lắc đầu, không hy
vọng gì. Trước tình trạng bế tắc như thế, tôi làm một cái đơn, một bức thư thì
đúng hơn, kể lể hoàn cảnh của tôi và xin dạy ở trường Trung Học Đệ Cấp Bán Công
Huế. Đây là trường Đệ Nhị Cấp, chỉ có mấy lớp Đệ Nhứt Cấp, làm sao tôi có thể
có giờ dạy ở đây được. Nhìn thành phần giáo sư ở đây, tôi thêm thất vọng. Toàn
là những bậc “Lão Tiền Bối”: Cụ Đinh Thành Chương, cụ Lâm Toại, cụ Lê Trung
Chi, các ông Cao Xuân Lữ, Trần Điền… là những bậc thầy của tôi.
Chẳng
qua, trước tình trạng không có lối thoát, tôi chỉ làm một công việc cầu âu.
Tôi
không có nhà ở Huế, mượn tạm địa chỉ người chị dâu tôi để tiện liên lạc. Một tuần
lễ sau, khi tôi ghé lại nhà chị tôi, Mỹ Châu, cô em gái của chị, hỏi tôi:
– “Trường
Bán Công kêu anh đi dạy, anh biết chưa?”
Tôi
nói chưa. Cô ta bảo:
– “Anh
qua trường gấp đi kẻo người ta mời người khác mất”.
Tôi đạp
xe thật nhanh đến trường. Đoạn đường dài ba cây số bị nuốt đi thật nhanh. Khi
tôi dựa chiếc xe vào vách tường, bác cai trường chưa kịp khóa cổng thì tôi đã
nhảy ba bước đứng ngoài hành lang. Tôi vuốt lại tóc, sửa lại cái áo trắng hơi
ngã màu “cháo lòng”, vuốt lại cái quần kaki màu xanh biển, lấy khăn tay chùi bụi
bám vào đôi giày “xăng-đan” cũ, bước vào cửa chính. Trước mặt tôi là ông Nguyễn
Văn Hai, một người đang mang trên vai một lô chức vụ: “Giám Đốc Nha Đại Diện
Giáo Dục”, “Dân Biểu Quốc Hội” và Hiệu Trưởng ngôi trường nầy. Tuy nhiên, tôi
cũng không ngại lắm vì mấy năm trước, ông ấy là hiệu trưởng trường Quốc Học
(khi ấy còn mang tên Khải Định) và tôi đã gặp ông vài lần vì công việc báo chí
của trường. Tôi đứng thẳng, chào: “Thưa thầy!”
Bên cạnh
bàn ông, ông Châu Trọng Ngô, giáo sư Toán của tôi mới chỉ cách đây hơn một năm.
Hai người đang thảo luận công việc gì đó. Ông Hiệu Trưởng nhìn tôi hỏi:
– “Cậu
là Hoàng Long Hải?”
Tôi trả
lời: “Thưa thầy, vâng”.
Ông ta
nói: “Cậu chờ ta một chút”. Tôi thấy hơi vui. Biểu chờ tức là còn có hy vọng. Với
những học trò ông có cảm tình, ông thường tự xưng ông bằng “ta”.
Chưa đầy
một phút, ông ta ngưng thảo luận với ông Châu Trọng Ngô, hỏi tôi:
– “Cậu
học gì bên đại học?”
–
“Thưa thầy, con học luật và văn khoa”. Tôi nói theo đúng lễ nghĩa hồi ấy: Gọi bằng
thầy và xưng con, dù thầy còn trẻ.
Ông ta
nói ngay:
– “Học
làm chi cho nhiều. Bỏ văn khoa đi. Học luật thôi, sau dễ kiếm việc. Học luật dễ
lắm, chỉ cần một tháng trước ngày thi, học riết vào mà thi, còn cả năm lo đi dạy”.
Ngưng
một chút, ông ta nói tiếp:
– “Hiện
có ba lớp Việt Văn Đệ Ngũ, hai lớp Việt Văn Đệ Tam, cậu dạy hết đi. Được
không?”
Tôi mừng
khấp khởi. Chừng đó giờ dạy, đủ cho tôi và hai đứa em sống và học hành thoải
mái. Tôi trả lời:
“Thưa
thầy, được”.
Cụ Võ
Mão, giám thị, ngồi phía bàn của cụ, nhìn ngang với bàn hiệu trưởng, nói:
–
“Chút nữa có hai giờ ở lớp Đệ Ngũ 2. Thầy coi có dạy ngay được không. Không thì
tôi cho học trò về”. Ngưng một chút, ông cụ nói tiếp: “Học trò về giữa buổi là
phiền lắm”.
Tôi vội
trả lời:
– “Tôi
dạy được!”
Ông
Châu Trọng Ngô, giáo sư, còn đứng bên cạnh bàn ông Hiệu Trưởng, e ngại hỏi:
“Hải
xem có dạy được không? Chưa chuẩn bị gì cả”.
Tôi là
học trò của ông, biết tính ông rất cẩn thận, bài dạy ông soạn rất kỹ nên ông ta
mới nói thế. Tôi trấn an:
–
“Không can chi thầy. Vô lớp, giảng lại chương trình cho học trò, giới thiệu sơ
qua những tác phẩm, tác giả sắp sửa học cũng đã cả tiếng đồng hồ rồi. Rồi còn
chuẩn bị cho bài mới, có lẽ không dư giờ bao nhiêu”.
Ông ta
nói, vẫn giọng ôn tồn muôn thuở:
-“Vậy
thì Hải vào phía trong uống nước, chờ chuông reo thì theo cụ Mão vào lớp”.
Sau nầy
tôi nhận ra rằng tôi được giao nhiều giờ dạy chẳng phải tôi tài cán gì cả. Ông
Nguyễn Văn Hai, Hiệu Trưởng là người quê ngoại ở Quảng Trị, họ Hồ làng Cổ
Thành. Ông rất thương những người cùng quê mẹ của ông. Có lần ông nói với tôi:
“Học trò Quảng Trị thuộc vùng giới tuyến, đất đai nghèo nàn lại bị chia cắt.
Tâm lý chúng phức tạp, nghịch ngợm, ưa phản kháng nhưng học chăm”.
Tôi
vào phòng uống nước, vuốt tóc lại cho gọn, rồi lấy ly uống nước trà. Nhìn lên tấm
gương soi, tôi thấy thích thú bởi một câu ai viết một cách nắn nót, cẩn thận
dán lên phần trên cùng tấm gương soi: “Sĩ phu ba ngày không đọc sách, soi gương
thấy mặt đáng ghét, nói chuyện lạt lẽo khó nghe”. – Hoàng Đình Công. Tôi cũng
là người mê sách. Khi chuông reo đổi giờ, tôi bước ra cửa chính văn phòng. Cụ
Mão đứng chờ tôi ở đó, tôi theo cụ lên lầu trên. Lớp Đệ Ngũ 2 ở ngay giữa lầu.
Khi
tôi đưa mắt nhìn quanh lớp thì học sinh ngưng không thì thào nói chuyện nữa.
Tôi không “khớp” nhưng hơi ngại. Học trò Đệ Ngũ, khoảng từ 13 đến 15, 16 tuổi,
kém tuổi thầy không bao nhiêu. Xem ra thì có mấy anh lớn con ngồi phía sau cùng
còn hàng đầu có hai chị em CTTN. Minh Nghĩa và Bửu Trí nhỏ tuổi và nhỏ con nhứt,
ngồi lọt thỏm trong cái ghế Macadi (Học trò ở đây ngồi ghế Macadi như ở đại học)
trông như con gấu vải đặt vào cái ghế nhỏ trong phim ciné.
Tôi
nói sơ qua về bài giảng sắp tới và nói chuyện thơ về “Phong trào thi ca lãng mạn
tiền chiến” cho học trò nghe. Ai nấy đều im lặng. (Xem “Một Chút Tình Thu”) Khi
tôi bắt đầu nói tới “Cõi âm trong thơ”thì chuông reo hết giờ. Tôi phủi phấn bảng
bằng cách xoa hai bàn tay vào nhau, chuẩn bị bước ra khỏi phòng. Không vở,
không sách, không một mảnh giấy, suốt hai giờ nói chuyện thơ, tôi hơi mệt. Một
học sinh ngồi ở đầu phòng nói vừa đủ nghe: “Đi dạy hai tay không, như một nghệ
sĩ”. Câu nói đó ám ảnh tôi suốt mấy năm, nhứt là nhiều khi tôi vào lớp với hai
tay không và khi xem bức hí họa trên báo Sổ Tay Sư Phạm do Đ.C. vẽ. Câu chú
thích trong hình vẽ là: “Thầy giáo phải là một kịch sĩ”. Tôi nghĩ khác thế. Nếu
là một thầy giáo dạy môn văn chương, thì thầy phải là một nghệ sĩ chứ không hẵn
là kịch sĩ mà thôi. Kịch sĩ còn có đạo diễn. Nghệ sĩ là người tự mình làm đạo
diễn cho mình, bằng tâm hồn của mình. Và cái tinh hoa của “người xưa” được diễn
đạt lại cho “người đời sau” bằng tâm hồn nghệ sĩ ấy. Những người học với tôi giờ
đầu tiên chiều hôm ấy, sau nầy, trong lĩnh vực văn học, báo chí có người rất
thành công: Đó là nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, nhà báo Ngô Vương Toại, nhà văn Hoàng
Ngọc Tuấn, và một số người thành công trong lãnh vực khoa học kỹ thuật.
Tôi tưởng
tôi chỉ dạy ở ngôi trường nầy vài năm sau khi tôi học xong và “Hùng Móm”, em
tôi vào đại học, có thể tự lo liệu cho Hùng được. Thế mà cuộc đời đưa đẩy, tôi
dạy ở đây mười năm. Trong thời gian ấy, năm nào tôi cũng chuẩn bị một chuyến rời
trường đi xa, nghe như có tiếng gọi giang hồ ở cuối thiên nhai mà không đi được,
cho đến Tết Mậu Thân.
Sau tết
Mậu Thân, học trò lục tục đi học trở lại. Nhìn bọn chúng, tôi bỗng mất tinh thần.
Lớp nào cũng vậy, hơn một nửa nam sinh mang băng tang đen trên áo còn nữ sinh
thi bịt “khăn chế” ngang đầu. Đứa mất cha, đứa mất anh, đứa mất chị… Con gái tuổi
15, 17 quấn khăn tang ngang đầu là một hình ảnh đau đớn não nề. Câu thơ của
Xuân Diệu “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” chỉ có thể là cái đẹp trong văn
chương, còn trong đời thực đó là một hình ảnh đau thương xoáy vào tận đáy lòng
nhân ái.
Đi dạy
lại chưa đầy một tuần, tôi bỏ lớp xuống văn phòng, nói với anh Ấu Đức Tài, hiệu
trưởng, rằng tôi nghỉ dạy, chuẩn bị nhập ngũ. Ai cũng chưng hửng vì tôi đang được
hoãn dịch. Mấy người bạn thân xúm lại hỏi tôi, tôi không nói thẳng ý tôi là “muốn
chống Cộng bằng bóp cò súng chứ không bằng phấn bảng” (Câu tôi hay nói đùa với
bạn bè) vì sợ mất lòng họ, cho họ là không “gan” như mình, nhưng ai cũng cho rằng
tôi điên. Bỏ dạy trình diện nhập ngũ trước khi hết hạn kỳ hoãn dịch, mà còn có
thể xin tái hoãn dịch được nữa, là một hành động điên rồ.
Tôi gọi
điện thoại cho người em rể đang làm việc ở Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, hẹn
có rảnh lái xe qua đưa tôi vào trình diện phòng Tuyển Mộ Nhập Ngủ Thừa – Thiên
/ Huế.
Trong
khi chờ người em tới, tôi bước ra bãi cỏ trước sân văn phòng. Thợ hồ đang xây lại
chỗ tường bị bắn thủng, phía ngó qua bên kia đường Hoàng Hoa Thám là Ty Ngân Khố.
Bác
Nguyễn Tốn, cũng quê ở Quảng Trị, cai trường, đang đứng đó, kể cho tôi nghe:
– “Một
thằng lính Mỹ rất trẻ chết ngay chỗ ni (nầy)”.
Thấy
tôi đưa mắt hỏi, bác nói tiếp:
-“Từ
chỗ ni, nó phóng qua cái lỗ ni, qua bên tê (kia) đường. Nó bị đạn bắn vô đầu. Một
thằng khác cỏng nó về đây, rồi nó nằm chết ngay chỗ ni, trên cỏ”.
– “Sao
bác biết rõ vậy?” Tôi hỏi.
Bác
cai trường nói:
– “Mấy
bữa đó, tui với vợ con tui núp phía sau “ga-ra”. “Ga-ra” ni mái đúc, không sợ
pháo kích. Một thằng lính Mỹ còn trẻ lắm, khoảng 18, 19 tuổi, buổi sáng hôm nớ
(ấy) nó ngồi nghỉ ở con đường hẽm giữa “ga-ra” với lớp Đệ Nhị. Nó ngồi dựa lưng
vô tường, tay cầm tấm hình, nó gọi chi đó, rồi khóc. Tôi hỏi thằng con trai
tui. Thằng con tui nói: “Nó kêu mạ ơi! “Hi! Mom”. Tiếng Mỹ là “mạ ơi” đó. Có lẽ
người trong hình là mạ nó”. Một lúc sau, thấy mấy đứa dỏ (nhỏ) con tui lấp ló,
nó kêu lại cho mấy miếng “sô-cô-la”. Rồi lấy mấy hộp thịt hộp, mứt, cho mấy đứa
dỏ. Thấy mấy đứa dỏ còn thèm, nó nói hết rồi, còn hẹn ngày mai đem cho nữa.
“Nhưng
khoảng xế trưa thì có lệnh tấn công Việt Cộng núp bên Ty Ngân Khố. Nghe lệnh,
thằng lính leng teng chạy ra, mình mang balô nặng trịch. Nó theo mấy thằng tê,
chui qua lỗ hàng rào, phóng qua bên tê, rồi bị đạn vô đầu. Thiệt tội nghiệp cho
thằng lính Mỹ, chết còn quá trẻ!
Người
xưa nói: “Nhân chi tương tử, kỳ ngôn giả thiện”. Thằng lính Mỹ không biết văn
chương, không nói một cách bóng bẩy như Lưu Bị. Nó vừa khóc gọi mẹ vừa chiến đấu.
Nó gọi bằng một lời chân thật nhứt: “Mom”. Đó là tiếng gọi Mẹ. Mẹ là nơi người
ta sinh ra mà cũng là nơi người ta trở về. Mẹ là chân nguyên. Ra đi từ nơi mẹ,
là ra đi từ chân nguyên, và chết là trở về với chân nguyên, với mẹ. Số phận con
người! Đáng thương thay!
Thằng
lính Mỹ bên kia Thái Bình Dương qua chết nơi nầy. Chết cho ai? Cho quyền lợi tư
bản Mỹ, cho quyền lợi của nhân dân Mỹ, hay cho quyền lợi của nhân dân Miền Nam
Việt Nam. Nhìn vào lăng kính nào chúng ta cũng thấy có lý và không có lý cả,
nhưng nếu nhìn vào mặt nhân bản thì những cái chết của người lính Mỹ trên đất
nước nầy, hay của chính người lính miền Nam chết ngay trên quê hương của họ, há
không phải là để bảo vệ tự do, chống lại một chế độ độc tài tàn ác hay sao? Và
không ít những người học trò của tôi, nghe theo lời thầy dạy trong câu thơ
“Chinh Phụ Ngâm”: “Xếp bút nghiên theo việc đao cung” đã bỏ mình trên chiến trường
đâu đó.
Trong
ý nghĩa bảo vệ tự do, chống lại một chế độ độc tài tàn bạo thì những cái chết
đó là có lý tưởng, là những hy sinh cao cả thật sự, vinh quang thật sự cho cả
nhân loại chứ không phải chỉ riêng cho ai, cho một dân tộc nào. Đó cũng là ý
nghĩa của sự gần gũi giữa những người khác màu da, khác chủng tộc đứng chung một
chiến tuyến vậy.
Trong
suy nghĩ đó, tôi bước lên ngồi trên xe để người em rể đưa đi trình diện nhập
ngũ, nghe như có lời kêu gọi của một chuyến phiêu bạt phương xa, mà lòng không
còn một chút đắn đo, suy nghĩ.
người
dịch.
Phần
2: Dịch từ sách của Keith W. Nolan
Các đồng
sự nói rằng trung tá Ernest C. Cheatham, Jr. là sĩ quan khéo léo nhứt mà họ đã
từng phục vụ. Đó là điều họ muốn nói tới ông ta.
Ông ta
người cao lớn, 6 fít, một cựu cầu thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp, hăng hái, tài
ba, can đảm của một cấp chỉ huy quân đội. Ông là người có trách nhiệm cao theo
phương cách của tướng Patton (thường gắn cặp kính che mắt trên mũ sắt), ông ta
quan tâm sâu sắc đến các TQLC trẻ dưới quyền chỉ huy của ông. Trong tiểu đoàn
người ta gọi ông là Big Ernie.
Ông ta bị vỡ mộng. Ba trong bốn đại đội của ông: Fox, Golf và Hotel đang chiến đấu ở Huế. Trong khi ông ta thì bị kẹt lại ở Phú Bài mà không biết việc gì đang xảy ra cho binh sĩ của ông. Ông ta quấy rầy Trung Đoàn Trưởng, đại tá Robert D. Bohn, và cuối cùng, ngày 3 tháng Hai, ông ta được lệnh nắm lại tiểu đoàn.
Ông ta bị vỡ mộng. Ba trong bốn đại đội của ông: Fox, Golf và Hotel đang chiến đấu ở Huế. Trong khi ông ta thì bị kẹt lại ở Phú Bài mà không biết việc gì đang xảy ra cho binh sĩ của ông. Ông ta quấy rầy Trung Đoàn Trưởng, đại tá Robert D. Bohn, và cuối cùng, ngày 3 tháng Hai, ông ta được lệnh nắm lại tiểu đoàn.
Họ tổ
chức một đoàn xe. Cheatham và trung sĩ tham mưu trên một chiếc xe Jeep, ban
tham mưu tiểu đoàn thì chen nhau trên những chiếc xe Jeep có gắn máy truyền
tin. Lính bổ sung, ban Chỉ Huy, Đại Đội Công Vụ, Văn Phòng thì lên xe GMC. Một
chiếc có trí súng đại liên 50 đi đầu để giữ an ninh. Cũng trên GMC trong chuyến
đi có đại tá Stanley Smith Hughes, vừa mới được chỉ định làm Trung Đoàn Trưởng
Trung Đoàn TQLC số 1, chịu trách nhiệm chỉ huy và kiểm soát Lực Lượng Đặc Nhiệm
thành phố Huế.
Đoàn
xe tiến ra QL. 1, lên hướng bắc vào lúc sáng sớm. Lại cũng là câu chuyện cũ: Bầu
trời xám xịt, không có dấu hiệu gì về phía địch, không có bóng người. Họ vượt
qua sông Phú Cam (An cựu), hướng về phía MACV và bị quân CSBV tấn công. Từ
trong các tòa nhà, AK-47 bắn ra như mưa. TQLC 1/ 1 ở một bên, bắn trả. Đoàn xe
tiếp tục di chuyển. Một chiếc xe Ontos trên đường bị giật mạnh vì trúng đạn
B-40. Phía tay mặt súng bắn dữ hơn, phía sau là gần nhà thờ công giáo.
Khoảng
1 giờ chiều, họ vào tới MACV.
Đại tá
Hughes gọi ngay Gravel và tức thời lập bộ chỉ huy trong câu lạc bộ sĩ quan
trong MACV. Hughes là người được chọn đúng để chỉ huy cuộc hành quân. Quê ở tiểu
bang Nữu Ước, người chắc nịch, da hơi đen – có mang huyết thống da đỏ – ít nói,
thân mật. Năm 1944, khi còn là một trung đội trưởng trẻ, ông đã được thưởng huy
chương Hải Quân do chỉ huy thêm hai trung đội sau khi các sĩ quan bị tử thương
trong một cuộc tấn công dữ dội vượt qua một con suối ở mũi Gloucester. Khi làm
trung đoàn trưởng, ông được mọi người kính trọng.
Tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân, Hughes và ban tham mưu trung đoàn đặt bản đồ xuống và cố xem xét coi thử ở Huế đang xảy ra chuyện gì và phải ứng phó như thế nào. Tướng LaHue và những người ở LLĐN X-Ray không có tin tình báo chắc chắn. Thực ra, chẳng ai nắm chắc tình hình địch. Có một điều Hughes hy vọng được là những gì ông hiện có trong tay để ứng phó ngay tại mặt trận. Buổi chiều ngày 3 tháng Hai hôm đó, trong tay ông ta có: Đại đội Fox, Đại đội Golf và Đại đội Hotel 2/ 5 do trung tá Cheatham chỉ huy.
Tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân, Hughes và ban tham mưu trung đoàn đặt bản đồ xuống và cố xem xét coi thử ở Huế đang xảy ra chuyện gì và phải ứng phó như thế nào. Tướng LaHue và những người ở LLĐN X-Ray không có tin tình báo chắc chắn. Thực ra, chẳng ai nắm chắc tình hình địch. Có một điều Hughes hy vọng được là những gì ông hiện có trong tay để ứng phó ngay tại mặt trận. Buổi chiều ngày 3 tháng Hai hôm đó, trong tay ông ta có: Đại đội Fox, Đại đội Golf và Đại đội Hotel 2/ 5 do trung tá Cheatham chỉ huy.
Hầu hết
Đại đội A và Trung Đội Công vụ 1/ 1do trung tá Gravel chỉ huy.
Toán
súng cối và đại bác không giật lấy từ Đại Đội Công Vụ của tiểu đoàn; xe vận chuyển
súng chống chiến xa của chi đội; Chi Đoàn Chiến Xa số 1; bốn chiến xa còn lại của
Chi Đoàn 3 Chiến Xa thuộc Sư Đoàn 3/ TQLC, xe trang bị đại liên 50 của Pháo Đội
D, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 44/ Pháo Binh và Trung Đội Pháo Dã Chiến của VNCH.
Nhân
viên Toán Cố Vấn số 3 tại MACV, thủy thủ tàu Hải Quân ngoài bến tàu sông Hương,
một số nhân viên mới được gởi tới tăng cường, một số TQLC thuộc Tiểu Đoàn Quân
Vận số 1 giữ nhiệm vụ chuyển vận giữa Huế và Phú Bài. Một số ít đơn vị thuộc
QĐ/ VNCH.
Lệnh của
đại tá Hughes là quét sạch Cộng Quân tại khu nam thành phố Huế, nửa mặt trận
bên kia sông, trong Thành Nội, do tướng Trưởng và QĐ/ VNCH chịu trách nhiệm,
không có sự hỗ trợ của bộ binh Hoa Kỳ. Với ý đồ như thế, đại tá Hughes vội vàng
vạch kế hoạch. Cheatham gánh một trách nhiệm nặng nề, đẩy lùi quân địch từ MACV
dọc theo sông Hương tới ngã ba sông An Cựu, chỗ khúc sông nầy nối với sông
Hương (khu trường Pellerin – ngd). Trục hành quân chính cho Đại đội 2/5 là dọc
theo đường Lê Lợi, đường nầy chạy song song với sông Hương, (chỗ khúc đường nầy
hơi cong là bộ Chỉ huy của quân Cộng Sản và hầu hết quân lính họ tập trung ở
đây). Đơn vị 1/ 1 của Gravel hành quân cùng Đại đội 2/ 5 dọc theo sông An Cựu,
giữ an ninh QL. 1 giao thông với MACV. Trong hai nhiệm vụ nầy, nhiệm vụ Gravel
dễ hơn vì đơn vị của ông thiếu quân số trầm trọng. Vã lại, so ra thì Gravel
tính tình cẩn thận hơn. Sự thật, trước khi được tăng cường, – trước khi Bộ Chỉ
Huy biết chắc những gì xảy ra ở Huế, LLĐN đã thúc đẩy ông ta tiến nhanh và hoàn
thành nhiệm vụ. Họ nghĩ ông ta đã làm hết sức mình.
Đại tá
Hughes ra lệnh Quân đội VNCH quét sạch địch ở hậu tuyến TQLC, tiêu diệt những
tay bắn sẻ còn trốn lại, chịu trách nhiệm giúp dân tỵ nạn, thường dân bị thương
tích xảy ra khi phải cận chiến từng nhà một.
Cheatham
và Gravel đứng trong phòng hành quân khi đại tá Hughes ra lệnh. Cheatham hơi chần
chừ một chút, chờ thêm tin tức.
Chờ gì
nữa. Chẳng có thêm tin tình báo hay gì khác. Đại tá Hughes biết ý, nói: “Nếu muốn
có gì thêm thì anh chẳng được gì hết”. Giống như mọi người đến Huế, Hughes chỉ
có những tin tức đại khái. Ông ta nói thêm: “Anh phải tự lo liệu lấy, bằng cách
nào đó thì cách. Còn như thượng cấp có gì thì tôi sẽ lo cho anh”.
Nghe vậy,
Cheatham đội nón sắt lên đầu, tay với cây súng M-16 rồi đi ra mặt trận. Mấy
phút sau, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 5 TQLC đụng giặc.
Trung
tá Cheatham đặt Ban Chỉ Huy bên kia đường, ngang với MACV, trong một ngôi nhà của
viện Đại Học Huế. Các Đại đội Fox, Golf và Hotel đang đóng chung quanh ngôi nhà
nầy. Khu vực của họ chỉ có chừng đó. Trước mặt là quân Cộng Sản BV, thỉnh thoảng
nổ súng. Bên phải là đường Lê Lợi và sông Hương. Bên trái là đại đội 1/ 1. Phía
trước, bên phải, địch đang nắm hết mấy con đường, có khoảng 11 khu nhà và chín
cái nằm sâu bên trong. Cứ mỗi một đường đi, mỗi góc đường, cửa sổ, ngã tư là có
thần chết ngự trị ở đó. Phải đánh chiếm từng khu một, từng nhà một, từng viên gạch
một. Họ có thể xoáy được bản đồ ở cây xăng Shell, Ty Cảnh Sát và nhân viên quân
sự tại MACV. Cheatham, ba đại đội trưởng, chín trung đội trưởng chia nhau ba
cái bản đồ. Mục tiêu đầu tiên nằm ngay trước mặt: Ty Ngân Khố, sát ngay đó là
Bưu Điện. Quân CSBV đào hầm núp ngay bên trong. Họ không có ý định phân tán hay
rút lui như họ thường rút lui trong vùng quê hay trong rừng rậm.
Hạ sĩ Dan Arkie Allbritton, 20 tuổi, 4 tháng làm tiểu đội trưởng, thuộc Trung đội 3, Đại đội Fox. Anh ta lùn, mang kiếng, quê ở Arkansas, nói giọng mũi, có Chiến Thương Bội Tinh với dấu tích ở mấy cái sẹo sau lưng vì bị mìn ba tháng trước tại An Hòa. Lần đầu tiên vào Huế, Allbritton nghe một anh trung sĩ nói họ đã quét được mấy tay bắn sẻ.
Hạ sĩ Dan Arkie Allbritton, 20 tuổi, 4 tháng làm tiểu đội trưởng, thuộc Trung đội 3, Đại đội Fox. Anh ta lùn, mang kiếng, quê ở Arkansas, nói giọng mũi, có Chiến Thương Bội Tinh với dấu tích ở mấy cái sẹo sau lưng vì bị mìn ba tháng trước tại An Hòa. Lần đầu tiên vào Huế, Allbritton nghe một anh trung sĩ nói họ đã quét được mấy tay bắn sẻ.
Chỉ
trong mấy ngày, câu trả lời của anh là: Chuyện nhảm nhí.
Ngay
trong những ngày đầu, Trung đội 3 kiểm soát được khu vực quanh MACV và khu Đại
Học. Ở đây cũng có một chiến xa của QĐ/ VNCH, đậu sát tường. Allbritton quan
sát, đùa giỡn với mấy người lính Việt Nam phía sau chiếc xe tăng, bắn vài tràng
đạn trên pháo tháp trước khi các tên bắn sẻ làm được gì, rồi toác miệng cười với
TQLC.
Cuối
cùng thì có lệnh. Tuy nhiên, hạ sĩ Allbritton, hạ sĩ Carter, và những người còn
lại trong Trung đội 3 còn gặp may. Trung đội 2 được chọn đi đầu. Họ quan sát
Trung đội 2 TQLC đi quanh các bức tường rồi biến mất ở đầu đường, phía bên
trái, tiến về ty Ngân Khố và Bưu Điện. Chỉ trong mấy phút, cả con đường súng nổ
dậy lên.
Trung
úy Donald A. Hausrath, Jr. trung đội trưởng Trung đội 3, được lệnh tiến lên,
giúp Trung đội 2 rút lui. Hai chiếc xe tăng của TQLC di chuyển thật chậm phía
trước, trên con đường rộng có hai hàng cây bai bên. Từ trên mái những căn nhà
phía trước quân CSBV bắn xuống. Đạn rớt và kêu lụp bụp chung quanh. TQLC lom
khom núp sau hai chiếc xe tăng, đi từng bước một, quan sát rất cẩn thận, đầu
cúi xuống tránh đạn. Carter thấy một anh TQLC da đen nằm bên lề đường. Chung
quanh súng vẫn nổ. Carter nghĩ, Chúa ơi, Trung đội 2 chắc bị quét sạch cả rồi.
Xe tăng bắn trả bằng đại liên 50 và đại bác 90ly. Vài TQLC núp sau xe tăng cũng bắn phụ vào. Thiếu úy Hausrath cùng với những người khác cố kéo những người bị thương hay chết vào phía sau xe tăng. Trong trung đội, những người còn sống núp vào trong các ngưỡng cửa hay các con hẽm, bắt đầu tháo lui. Có ai đó quăng một anh TQLC còn trẻ, đã bất tĩnh lên lưng chiếc xe tăng, ngay trên đầu Carter. Bất thần, một quả B-40 bắn vào pháo tháp, trượt qua trên mình anh lính bị thương, mảnh đạn văng ra. Anh lính TQLC bị rớt xuống khỏi chiếc xe tăng, tỉnh dậy và rên.
Xe tăng bắn trả bằng đại liên 50 và đại bác 90ly. Vài TQLC núp sau xe tăng cũng bắn phụ vào. Thiếu úy Hausrath cùng với những người khác cố kéo những người bị thương hay chết vào phía sau xe tăng. Trong trung đội, những người còn sống núp vào trong các ngưỡng cửa hay các con hẽm, bắt đầu tháo lui. Có ai đó quăng một anh TQLC còn trẻ, đã bất tĩnh lên lưng chiếc xe tăng, ngay trên đầu Carter. Bất thần, một quả B-40 bắn vào pháo tháp, trượt qua trên mình anh lính bị thương, mảnh đạn văng ra. Anh lính TQLC bị rớt xuống khỏi chiếc xe tăng, tỉnh dậy và rên.
Một
chân anh ta bay mất.
Họ bỏ
hết cả người bị thương và chết lên xe tăng rồi vừa lùi vừa bắn dữ dội. Súng cối
từ ban chỉ huy đại đội bắn tới yểm trợ. Đó chỉ mới là một sự thử thách ngắn ngủi
và đẫm máu. Đại úy đại đội trưởng bị thương nhẹ vì mảnh đạn B-40.
Những
người bị thương được chuyển về trạm xá. TQLC lui về ẩn núp trong những ngôi nhà
và các bờ tường, ngay nơi họ vừa xuất phát. Carter đang đứng nơi đó thì trung
úy Hausrath nắm lấy anh ta:
–
“Carter, có phải anh là người bắn hỏa tiễn. Anh được xác nhận năng lực rồi phải
không?”
–
“Vâng, đúng, thiếu úy.” Carter trả lời. “Tôi là chuyên viên về hỏa tiển. Đó là
khả năng chuyên môn quân sự của tôi.” (MOS).
– “Được
rồi, anh là người bắn hỏa tiển của chúng tôi.”
Một cây súng bắn hỏa tiễn 3.5 inch, na ná cây bazooka cũ, được mang tới. Carter được lệnh mang cây súng xuống đường, nơi họ vừa mới bị chận đánh tơi bời, đục một lỗ ngay trong sân, phía bên phải. Kế hoạch là đưa Đại đội Fox vào trong một cái sân trước, rồi đánh chiếm từng nhà cho tới khi vào ty Ngân Khố, như thế là mở được an ninh cho các con đường trong khu vực nầy. Một chiếc xe tăng bắt đầu tiến tới, Carter đi lom khom bên cạnh, giữa bức tường và chiến xa. Anh ta vác khẩu súng trên vai, súng nạp sẵn một viên đạn. Carter nhắm mục tiêu, bắn, cái cổng sắt ngang bức tường bay mất.
Một cây súng bắn hỏa tiễn 3.5 inch, na ná cây bazooka cũ, được mang tới. Carter được lệnh mang cây súng xuống đường, nơi họ vừa mới bị chận đánh tơi bời, đục một lỗ ngay trong sân, phía bên phải. Kế hoạch là đưa Đại đội Fox vào trong một cái sân trước, rồi đánh chiếm từng nhà cho tới khi vào ty Ngân Khố, như thế là mở được an ninh cho các con đường trong khu vực nầy. Một chiếc xe tăng bắt đầu tiến tới, Carter đi lom khom bên cạnh, giữa bức tường và chiến xa. Anh ta vác khẩu súng trên vai, súng nạp sẵn một viên đạn. Carter nhắm mục tiêu, bắn, cái cổng sắt ngang bức tường bay mất.
Phần
còn lại của đại đội tiến tới trước, núp bên những cái lỗ trên tường. Họ bắt đầu
chiếm từng nhà. Carter thì mở cửa nhà bằng đại bác, TQLC thì quăng lựu đạn, rồi
tiến vào nhà kiểm soát. Địch không bắn trả. Sự việc kéo dài khoảng 15 phút.
Carter khom lưng xuống, lại nạp đạn khi anh thấy một vài TQLC của đại đội 2 tiến vào bờ tường một cái sân nhà khác (mỗi sân nhà cách nhau bằng một bức tường). Họ đẩy một anh lính qua cái sân nhà bên cạnh. Vừa khi đầu anh lính ló lên khỏi đầu tường là súng AK- 47 của những tên bắn lén không biết núp ở đâu bắn lốp bốp. Anh lính té ngược lui, đạn trúng mặt. Anh ta chỉ kịp kêu lên “Mẹ ơi”, rồi chết.
Carter khom lưng xuống, lại nạp đạn khi anh thấy một vài TQLC của đại đội 2 tiến vào bờ tường một cái sân nhà khác (mỗi sân nhà cách nhau bằng một bức tường). Họ đẩy một anh lính qua cái sân nhà bên cạnh. Vừa khi đầu anh lính ló lên khỏi đầu tường là súng AK- 47 của những tên bắn lén không biết núp ở đâu bắn lốp bốp. Anh lính té ngược lui, đạn trúng mặt. Anh ta chỉ kịp kêu lên “Mẹ ơi”, rồi chết.
Carter
bắn toang cánh cửa ngôi nhà bên cạnh. Rồi anh ta cùng với một anh hạ sĩ khác chạy
nhanh vào. Chẳng có ai hết. Họ phóng qua bức tường trước mặt. Carter từ từ mở
cánh cửa sổ và nhìn ra bên ngoài, tim muốn ngừng đập. Tại “ban-công” căn lầu
hai tòa nhà bên cạnh có 3 lính CSBV đứng đó. Họ đội nón cối có gắn sao đỏ phía
trước, gần đến nỗi có thể thấy được mặt nhau. Anh ta hơi ngại. Nếu bắn, không
chắc an toàn cho vị trí của trung đội gần đó. Carter gọi anh hạ sĩ: “Ê! Nhìn
đây nầy. Tom, có mấy thằng cùi đây nầy.”
– “Nói
với tao làm quỷ gì? Bắn đi.”
Cú bắn
đó thật dễ. Carter tháo cây M-16 và để lên vai. Anh ta nhắm một tên mặc kaki và
bóp cò. Anh nầy té ngược lui. Carter nhắm lẹ qua anh thứ hai, anh nầy té qua
“ban-công” xuống đất. Người thứ ba biến mất.
Carter
nhăn răng cười với bạn, nhắm một chút nước bọt vào mấy đầu ngón tay và ngửi ngửi
đầu nòng súng.
Mặt trời
lặn, suốt đêm súng ba hồi nổ, ba hồi ngưng.
Đêm
đó, Cheatham gọi tên các đại đội trưởng. Sáng ra, ông ta nói, toàn bộ tiểu đoàn
sẽ tập trung tấn công Ty Ngân Khố và Bưu Điện. Đại đội Fox của đại úy Downs thì
chiếm khu vực hai ty Ngân Khố, Bưu điện; Đại đội Hotel của đại úy Christmas chiếm
ty Y Tế, nằm bên phải của Đại đội Fox; đại uý Meadows và Đại đội Golf của ông
ta vì bị hao hụt hết 1/ 3 trong những ngày đầu nên được chọn làm trừ bị.
Với cố
gắng bảo tồn vẻ đẹp và tính lịch sử của thành phố Huế, tướng Lãm và chính phủ ở
Saigon yêu cầu bộ Chỉ huy TQLC hạn chế xử dụng vũ khí nặng, có nghĩa là không
dùng bom, hoặc đại bác của hải quân, không dùng vũ khí gây hỏa. TQLC đối đầu với
một lực lượng địch cao hơn về quân số, công sự chuẩn bị kỹ, bảo vệ kín, trang bị
vũ khí tự động, đại bác không giật, súng cối và hỏa tiển. Chỉ có xe tăng là khí
cụ TQLC có mà quân CSBV thì không. Lại có báo cáo quân CSBV xử dụng một số đại
bác được gắn trên thiết vận xa của QĐ/ VNCH do họ chiếm được.
Tình hình rất tồi tệ cho phía TQLC đang tham chiến ở đây, từ người đại đội trưởng 30 tuổi cho tới anh binh nhì 18 tuổi có nhiệm vụ chiến đấu trên từng đường phố.
Tình hình rất tồi tệ cho phía TQLC đang tham chiến ở đây, từ người đại đội trưởng 30 tuổi cho tới anh binh nhì 18 tuổi có nhiệm vụ chiến đấu trên từng đường phố.
Cheatham
nói với các đội trưởng một cách vắn tắt: “Các anh phải đào chuột từ trong hang
của nó.
Buổi
sáng ngày Chủ nhật, 4 tháng Hai, trời buồn rầu u ám, và lạnh. Súng lại nổ trên
đường phố.
Đại úy
Christmas cùng xạ thủ đại bác, trung sĩ Frank, A. Thomas, Jr. chỉ huy Đại đội
Hotel tiến tới. Trung đội 1 tìm cách chiếm ngôi nhà sát ty Y Tế (Nhà thuốc Tây
Lê Đình Phòng – ngd), trung đội ba chiếm ngôi nhà bên kia đường nhưng bị quân
CSBV bắn dữ dội. Họ tháo lui, hai người bị thương. TQLC thảy lựu đạn khói xuống
đường để che địch nhưng súng địch phía mặt hông bắn rất sát, xuyên qua màn
khói. TQLC của Đại Đội Golf từ các cửa sổ của viện Đại Học (Morin cũ – ngd) bắn
xuống. Đại úy Christmas và xạ thủ đại bác hội ý với trung đội trưởng, quyết định
đưa cây đại bác 106 ly không giật lên để bảo vệ việc băng qua đường. Họ thả
trái khói, quan sát tình hình, và toán xạ thủ 106 ly làm việc. Viên đạn bắn xuống
đường, khói đen bốc lên, quân địch cúi đầu núp trong mấy phút. Thế là đại đội
vượt qua bên kia đường.
Họ chiếm
ty Y Tế. Súng nổ trong giây lát, một TQLC và một chục CSBV chết.
Lính
TQLC leo lên mái nhà, chiếm các cửa sổ, và bắt đầu tác xạ vào phía hông ty Ngân
Khố và Bưu Điện. Ở bên trái, Đại đội Fox đang đánh nhau với địch.
Thiếu
úy Hausrath và trung đội đang ở phía trước. Carter đục một lỗ ở bức tường sân
trước ngôi trường hai lầu của giáo hội Catholic (Thực ra đây là trường Trung Học
Đệ Nhị cấp Bán Công Huế, đối diện ty Ngân Khố, bên kia đường Hoàng Hoa Thám –
ngd) và các TQLC vội vàng chui qua đó tiến tới bức tường đối diện. Bên kia đường,
ngay trước mặt là Ty Ngân Khố. Từ trên lầu ty Ngân Khố, quân CSBV bắn xuống đường
như mưa, đạn vải lụp bụp trên tường và sân cỏ của ngôi trường. Ty Ngân Khố được
xây vững chắc như một nhà kho gồm hai tầng, chung quanh là bức tường cao 8 bộ,
sân có hàng cây.
Quân
CSBV cố thủ bên trong.
Đại úy
Downs và người mang máy truyền tin của anh ta vào được trong trường. Viên đại
úy muốn một toán hỏa lực tấn chiếm kho bạc nên gọi Carter phá tường cho họ tiến
vào. Carter ôm đại bác 3.5 nhưng phía nầy sân trường lại không có cửa. Anh ta
phải bắn thủng một lỗ trên tường, cát gạch đổ xuống đường. Rồi anh ta phá một lỗ
nhỏ ở bức tường trước của ty Ngân Khố, cẩn thận nhắm vào một điểm cách xa 15 bộ,
chỗ quân CSBV từ trên lầu bắn xuống có thể bị cây và tấm bia đá cản tầm bắn của
họ. Việc đó phí công.
Vừa
khi toán hỏa lực đổ xuống đường, quân CSBV bắn như điên khùng. Các TQLC núp vào
bờ tường, đạn bay qua đầu và dội trên mặt đường ngay sau lưng họ. Một anh lính
trẻ tên là Washburn ló đầu lên bờ lỗ tường và ngọ nguậy. Bỗng người anh ta giựt
mạnh và chùng xuống – anh ta bị địch bắn vào đầu. Mấy người khác vội vàng kéo
anh ta ra khỏi cái lỗ đó. Anh ta còn hơi thở yếu nhưng đồng đội không thể mang
anh ta quay lại bên kia đường mà không lảnh đạn.
Dọc
theo bờ tường trường học, hạ sĩ Allbritton và tiểu đội của anh bắn như điên, cố
gắng hỗ trợ cho toán hỏa lực. Phía quân CSBV cũng bắn dữ dội.
Toán
trưởng hỏa lực, hạ sĩ Thomas R. Burnham quê ở Pennsylvania, chạy lom khom dọc
theo tường, gần Allbritton, trông có vẻ chán nản. Bernie Burnham là con người
huyền thoại của tiểu đoàn. Trước hết, anh ta 31 tuổi, từng chiến đấu ở Triều
Tiên nhưng khi chiến tranh chấm dứt thì anh ta còn ở trong trại huấn luyện. Rồi
anh ta làm thợ điện. Khi chiến tranh Việt Nam hâm nóng trở lại thì anh đăng
lính qua Việt Nam. Bốn tháng trước, trong khi Cộng Sản tấn công Nông Sơn, anh
ta đè mình lên một trái lựu đạn. Lựu đạn không nổ, anh ta sống một cách gan lì
– Anh có được Hải Quân Chiến Công Bội Tinh – và là thần tượng của những anh
TQLC 18, 19 tuổi trong trung đội, là người mà người khác nhờ cậy được.
Một lần
nữa, hạ sĩ Burnham lại chứng tỏ thiên tài của anh.
Anh ta ló đầu lên lỗ tường rồi phóng thẳng xuống đường. Ai ai cũng nổ súng bắn che cho anh ta. Đạn của quân CSBV rơi chung quanh. Anh nằm sát vào bờ tường ty Ngân Khố, rồi nhắc bỗng Washburn lên vai chạy ngược lui bên nầy đường. Toán hỏa lực đứng dậy chạy trối chết theo anh ta trong khi anh ta chạy trong đám lửa đạn, nhào vào phía trong bức tường trường học. Nếu có thì giờ thì đám lính đồng đội la to hoan hô anh. Washburn chết tại sân cỏ trường học trước khi kịp chuyển về MACV.
Anh ta ló đầu lên lỗ tường rồi phóng thẳng xuống đường. Ai ai cũng nổ súng bắn che cho anh ta. Đạn của quân CSBV rơi chung quanh. Anh nằm sát vào bờ tường ty Ngân Khố, rồi nhắc bỗng Washburn lên vai chạy ngược lui bên nầy đường. Toán hỏa lực đứng dậy chạy trối chết theo anh ta trong khi anh ta chạy trong đám lửa đạn, nhào vào phía trong bức tường trường học. Nếu có thì giờ thì đám lính đồng đội la to hoan hô anh. Washburn chết tại sân cỏ trường học trước khi kịp chuyển về MACV.
Burnham
thực hiện kỳ công đó khi Allbritton thấy một phóng viên và người mang máy quay
phim dọn đồ quay về. Họ nói là họ trở về ban chỉ huy. Allbritton biết họ là dân
sự và không nên có mặt ở đây làm anh ta thêm bực mình. Mấy TQLC hỏi anh nhà báo
người Úc sao không quay trở lui giống như những người Mỹ, anh ta nói là sợ,
không dám đi một mình.
Carter
lại ngồi xổm bên cạnh bức tường với cây súng đại bác 3.5inch. Anh ta biết là
anh có cây súng quái quỉ nầy và phải làm gì đây. Anh ta nghĩ là nên quay lại
ngôi trường, đặt súng trên lầu hai mà bắn nát họng mấy thằng cùi bên kia đường.
Carter gọi to cho Hausrath và nói ý định của anh.
Carter gọi to cho Hausrath và nói ý định của anh.
Trung úy Hausrath đang ngồi nghỉ bên bờ tường, gọi lại:
–“Làm
thử đi, coi chừng bị bắn.”
Carter
giỡn trở lại: “Trung úy muốn vậy hả?”
Carter
và trợ viên khi thì bò, khi trườn, rồi chạy về phía ngôi trường. Bụi, đất, gạch
đá văng tung tóe quanh hai người. Lính đang ngồi nghỉ, không ai bắn trả địch. Họ
lại đứng lên, súng lại nổ. Phải hai chục phút họ mới băng qua được sân cỏ. Rồi
họ xông vào một cái cửa lớn. Carter lấy làm lạ tại sao anh ta không bị thương.
Họ đi ngang qua chỗ đại úy Downs và người mang máy truyền tin rồi theo cầu
thang lên lầu hai. Tầng nầy dài, một phía là cửa lớn làm theo kiểu Pháp, phía
kia có khoảng 15 cửa sổ ngó qua ty Ngân Khố. Carter đặt súng lên vai, hơi cúi
mình xuống, anh trợ viên tra đạn vào nòng. Xong, Carter tiến ra cửa sổ, để mắt
vào ống nhắm, bấm cò.
Viên đạn
nổ bên phía ty Ngân Khố (Kho bạc).
Carter
lại cúi mình xuống, trợ xạ thủ nạp đạn, rồi hai người lần ra hành lang, cho đạn
bay qua cửa sổ. TQLC mang súng M-60 chạy lên cầu thang tiếp sức. Họ kê súng lên
ngưỡng cửa sổ và bắn vào những chỗ họ thấy họng súng của địch ló ra bên phía ty
Ngân Khố, xác định mục tiêu cho Carter. Thêm nhiều TQLC chạy lên lầu nữa, bắn
liên tu, vỏ đạn đổ thành đống trên sàn nhà.
Carter
tiếp tục bắn. Anh ta không biết đã bắn bao nhiêu quả đạn nữa, có lẽ cả trăm. Địch
cũng bắn lách cách bên ngoài làm cho Carter sợ, nhưng đồng thời anh ta cũng thấy
vui. Lính TQLC vừa bắn vừa chưởi thề: “Đ. mẹ, trả lại cho chúng nó đi.”
Allbritton ngồi xổm đằng sau mấy cây cột bằng gạch, dùng M-16 bắn như mưa qua bên kia đường. Bất thần đạn bắn trúng vào cột làm văng mảnh ximăng vào mặt anh ta. Anh ta nhảy qua chỗ mới, gở nón sắt xuống, nhổ ximăng trong miệng ra. Anh ta nhìn lên thấy một TQLC đang núp phía sau, nhìn anh ta nhăn răng ra cười, nói lè nhè: “Mày biết không, Arkie, có thể được thêm một chiến thương bội tinh nữa đó.”
Allbritton ngồi xổm đằng sau mấy cây cột bằng gạch, dùng M-16 bắn như mưa qua bên kia đường. Bất thần đạn bắn trúng vào cột làm văng mảnh ximăng vào mặt anh ta. Anh ta nhảy qua chỗ mới, gở nón sắt xuống, nhổ ximăng trong miệng ra. Anh ta nhìn lên thấy một TQLC đang núp phía sau, nhìn anh ta nhăn răng ra cười, nói lè nhè: “Mày biết không, Arkie, có thể được thêm một chiến thương bội tinh nữa đó.”
Cheatham
chạy vòng quanh các tòa nhà trong trường chỉ huy cuộc đấu súng, cố làm thế nào
để chiếm cho được ty Ngân Khố. Anh ta gọi máy, chỉ cho một chiến xa mục tiêu
phía trước. Chiếc chiến xa ló đầu ra khỏi hai khu nhà hai bên, trước khi bắn được
phát súng thì một quả B-40 nổ ngay trước mũi xe tăng. Tài xế dọt xe lui, càn
lên đống kẽm gai. Cheatham chưởi thề, rồi gọi toán đại bác không giật 106 ly tới
bắn mấy phát đạn làm vỡ bức tường.
Đại úy
Harold Ernie Pyle hết sức bối rối. Trước khi đoàn xe đi Huế với ban chỉ huy của
Đại đội 2/5, sĩ quan liên lạc không quân của Trung đoàn 1 TQLC có báo cho anh
ta biết vài qui định khi vào Huế. Nếu gọi không yểm thì anh ta chỉ được hỗ trợ
súng với loại đạn 7. 62ly và 20ly, hỏa tiễn 2.75 inch. Anh ta nghĩ, quỉ thiệt,
bọn lính bộ có nhiều vũ khí hơn thế, điều họ cần là bom 500 cân Anh, bom lửa.
Vào Huế, anh ta đã từng thấy máy bay oanh tạc Skyraider của Không Lực/ VNCH thả
bom trong Thành Nội, vậy mà TQLC/ Mỹ thì bị cấm. Anh ta muốn – nếu thời tiết tốt
– cho mấy chiếc Phantoms tấn công Kho Bạc (Ngân Khố), giúp cho TQLC chiếm mục
tiêu được dễ hơn.
Nhưng không được vậy. Đại úy Pyle thấy đại úy Tom Fine, sĩ quan kiểm soát không yểm đi theo với vai trò như một sĩ quan bộ binh. Họ leo lên tầng hai viện Đại Học (lầu Morin ngd) và tìm hướng cửa ngó ra ty Ngân Khố. Họ mở một cánh cửa làm theo kiểu Pháp, núp ở hành lang và bắn qua Kho Bạc.
Nhưng không được vậy. Đại úy Pyle thấy đại úy Tom Fine, sĩ quan kiểm soát không yểm đi theo với vai trò như một sĩ quan bộ binh. Họ leo lên tầng hai viện Đại Học (lầu Morin ngd) và tìm hướng cửa ngó ra ty Ngân Khố. Họ mở một cánh cửa làm theo kiểu Pháp, núp ở hành lang và bắn qua Kho Bạc.
Họ thấy
đại liên địch núp trong ty Ngân Khố bắn xuống đường. Đó là chỗ Đại Đội Hotel phải
tiến tới. Và đó cũng là điểm gay go cho đại đội Fox. Đại úy Pyle đi tìm
Cheatham.
Cheatham và sĩ quan quản trị, thiếu tá Ralph J. Salvati xuất hiện. Cheatham nhìn một lúc rồi gọi toán xạ thủ đại bác 106 ly. Toán nầy cho xe chở súng lên. Thiếu tá Salvati giúp họ đưa cây súng lên cầu thang và đặt vào góc phòng. Họ nhìn vào ống ngắm để định vị trí và bắn vài tràng đại liên 50. Xạ thủ nới giây buộc rồi tất cả bọn họ chạy lui núp sau hành lang. Xạ thủ lại kéo mạnh sợ giây, súng nổ, toàn bộ căn phòng rung rinh. Khi bụi tan đi, họ quay lại phòng. Trần nhà thủng một lỗ và cây súng 106 thì bị lấp dưới lớp vữa và gạch. Kế hoạch của Cheatham thành công: Phía dưới đường, tiếng súng của địch im bặt.
Cheatham và sĩ quan quản trị, thiếu tá Ralph J. Salvati xuất hiện. Cheatham nhìn một lúc rồi gọi toán xạ thủ đại bác 106 ly. Toán nầy cho xe chở súng lên. Thiếu tá Salvati giúp họ đưa cây súng lên cầu thang và đặt vào góc phòng. Họ nhìn vào ống ngắm để định vị trí và bắn vài tràng đại liên 50. Xạ thủ nới giây buộc rồi tất cả bọn họ chạy lui núp sau hành lang. Xạ thủ lại kéo mạnh sợ giây, súng nổ, toàn bộ căn phòng rung rinh. Khi bụi tan đi, họ quay lại phòng. Trần nhà thủng một lỗ và cây súng 106 thì bị lấp dưới lớp vữa và gạch. Kế hoạch của Cheatham thành công: Phía dưới đường, tiếng súng của địch im bặt.
Thiếu
tá Salvati nắm cây súng Thompson chạy đi quan sát xem Đại đội Fox hành quân như
thế nào. Ông ta thấy đại úy Downs ở trong trường học. Anh ta thất vọng. Súng của
TQLC chỉ bắn trúng vào tường ty Ngân Khố, quân CSBV thì có một xạ trường rất tốt.
Mặc dù toán súng cối 81 ly của đại đội nằm trong sân trường Đại Học rót đạn
trúng mái nhà nhưng tuồng như không mấy hiệu quả. Salvati biết ông ta không thể
ở lại với ban Chỉ Huy Đại Đội được nữa nên gọi mấy TQLC cùng lấy 1 khẩu đại bác
không giật 3.5 inch, ở lại với Đại Đội Fox. Toán xạ thủ nầy núp phía sau bức tường
và bắt đầu tác xạ vào Kho Bạc.
Từ vị trí của mình, Carter bắn thêm một phát đại bác nữa, anh trợ thủ nạp đạn, Carter lại thò ra cửa sổ. Carter nhớ ra trợ thủ chưa đóng cơ bẫm. Anh cúi xuống, vói tay đóng cơ bẫm thì một trái B-40 bay vù vào, xuyên qua cửa sổ và nổ ầm trong hành lang. Bụi cát, đất, đá kiếng bể bay đầy hành lang trường học. Carter nhoài người lui phía sau cánh cửa lớp. Rồi anh ta nằm yên, không còn cảm giác gì về thân thể mình nữa, cũng không nghe mà cũng không thấy. Tất cả mọi thứ chỉ có một màu xám xịt. Điều anh ta làm được là tự nói thầm: “Chúa ơi! Chắc tôi chết.” Anh ta có cảm tưởng như đang kẹt trong một cái hầm đá, có một chút ánh sáng ở cuối hầm mà thôi. Anh ta tự nói thầm với mình nếu tay còn nhúc nhích được, đầu còn lắc lư được là chưa chết. Anh ta thử lắc đầu nhưng không được. Có tiếng la to: “Đem nó ra khỏi đây, chắc nó chết rồi.” Có ai đó nắm vào cổ tay anh ta lôi đi. Carter quẫy người, lắc đầu rồi ngồi dậy. Tay anh ta đau vì mảnh đạn. Toàn cả hành lang đầy khói và mảnh tường vỡ. TQLC chạy lên chạy xuống cầu thang mang người bị thương đi.
Từ vị trí của mình, Carter bắn thêm một phát đại bác nữa, anh trợ thủ nạp đạn, Carter lại thò ra cửa sổ. Carter nhớ ra trợ thủ chưa đóng cơ bẫm. Anh cúi xuống, vói tay đóng cơ bẫm thì một trái B-40 bay vù vào, xuyên qua cửa sổ và nổ ầm trong hành lang. Bụi cát, đất, đá kiếng bể bay đầy hành lang trường học. Carter nhoài người lui phía sau cánh cửa lớp. Rồi anh ta nằm yên, không còn cảm giác gì về thân thể mình nữa, cũng không nghe mà cũng không thấy. Tất cả mọi thứ chỉ có một màu xám xịt. Điều anh ta làm được là tự nói thầm: “Chúa ơi! Chắc tôi chết.” Anh ta có cảm tưởng như đang kẹt trong một cái hầm đá, có một chút ánh sáng ở cuối hầm mà thôi. Anh ta tự nói thầm với mình nếu tay còn nhúc nhích được, đầu còn lắc lư được là chưa chết. Anh ta thử lắc đầu nhưng không được. Có tiếng la to: “Đem nó ra khỏi đây, chắc nó chết rồi.” Có ai đó nắm vào cổ tay anh ta lôi đi. Carter quẫy người, lắc đầu rồi ngồi dậy. Tay anh ta đau vì mảnh đạn. Toàn cả hành lang đầy khói và mảnh tường vỡ. TQLC chạy lên chạy xuống cầu thang mang người bị thương đi.
Vài
người phía sau Carter rên lên, anh ta giật đầu nhìn lui. Phụ xạ thủ ngồi trong
đống vữa, hai má dính máu, mảnh kiếng vô trong mắt. Carter không biết làm sao,
không dám đụng vào mắt anh ấy. Anh ta lấy hộp giấy đựng phần ăn C và lanh lẹ quấn
quanh đầu người bị thương.
Những
người bị thương nhẹ lại bắt đầu trở ngược lên cầu thang. Toán xạ thủ M-60 lại nổ
súng. Carter bước trên đống vữa đi tìm cây đại bác 3.5 inch của anh và lại bắt
đầu bắn.
Trước
khi tới phiên, khi ông ta còn trong ban Chỉ Huy Đại Đội, thiếu tá Salvati đã biết
xử dụng súng phóng lựu đạn cay E-8. Đó là một loại thiết bị cao 2 bộ, có thể
phóng trái đạn ra xa tới 250 mét. Thứ lựu đạn khói hiện được ném vào ty Ngân Khố
tạo ra không đủ khói và tan rất nhanh. Ông ta nghĩ loại E-8 có thể đem ra xử dụng
được. Ông ta nhớ trong khi MACV có cất giữ, chưa xử dụng tới.
Ông ta
rời trường học, đi tìm Cheatham và nói với ông nầy ý định xử dụng loại vũ khí
đó. Ông đại tá cho là ý hay. Salvati gọi tài xế, nhảy lên xe jeep, lái về MACV.
Có vài quân nhân VNCH đang đứng gần nơi cất E-8. Họ trố mắt nhìn khi thấy
Salvati vụt mấy cây súng phóng nầy lên thùng xe kéo sau xe Jeep.
Trở lại
trường học, Salvati cùng với vài TQLC mang mặt nạ vào và chạy vào sân trường
mang theo vũ khí E-8. Họ đặt súng phóng xuống, canh cho đạn vượt qua đầu tường,
lọt vào Kho Bạc rồi họ chạy lui sau bức tường.
Salvati
kéo giây cò, không có gì hết. Quái gì đây?
E-8 có
thể cho nổ bằng cò điện nên Salvati chạy kiếm một hộp pin. – Ở đâu đó, ông ta
cũng chẳng nhớ – xong quay trở lại sân trường và nối giây. Quả đạn nổ và bay
qua Kho Bạc. Chất hơi không làm chết người bắt đầu xịt tóe ra khắp tòa nhà, bay
ra khỏi cửa sổ và các khe hở. Lính CSBV không có mặt nạ chống hơi cay.
Đại úy
Downs gọi Carter xuống, đại đội đang tấn công, anh ta phải yểm trợ hỏa lực bằng
đại bác 3.5 inch. Carter vác súng kèm theo mấy viên đạn chạy xuống sân trường.
Anh ta quỳ xuống và nhắm mục tiêu. Không thấy kẻ địch bắn anh. Anh ta đoán là họ
đang chờ và sẽ nghiền nát đại đội ngay trên mặt đường. Phát súng đầu tiên của
Carter phá toang cổng kho bạc, bay vào cửa chính, nổ, một cánh cửa rơi xuống.
Phát thứ hai làm cánh cửa còn lại bay đi nốt. Anh ta bắn thêm một quả khói lân
linh vào trong cửa rồi chạy tới bờ tường bắn trái khói xuống đường. Gió thổi
khói bay ngược về phía ty Ngân Khố. Trong sân trường, đại úy Downs chuẩn bị
binh sĩ tấn công.
Allbritton
và tiểu đội nằm sát bờ tường, mang mặt nạ, giữ chặt súng M-16, chờ. Có người la
to: “Tiến lên.” Họ đứng lên chui qua các lỗ trên tường và chạy như điên, băng
qua bên kia đường. Chạy, chạy, chạy… vượt qua sân trước, qua cánh cửa bị sập,
qua cửa Kho Bạc, toát mồ hôi! Allbritton cùng đồng đội quăng lựu đạn, rồi xông
vào, bắn ngang hông.
Họ chạy
vào hành lang, có một phòng bên phải, một phòng bên trái. Allbritton kêu hai
người bắn yểm trợ cho anh ta rồi chạy tới cánh cửa cuối hành lang. Cửa nầy bị kẹt
vì gạch cát đổ xuống. Có tiếng chân chạy sau cánh cửa, có tiếng người chạy từ
trên cầu thang xuống. Có tiếng nói Việt nam. Allbritton la to, chỉ, xạ thủ M-60
bắn vào cửa. Họ quăng thêm lựu đạn. Cánh cửa bung ra. Người người chen nhau chạy
lên cầu thang, bắn loạn xạ.
Allbritton
vượt cầu thang chạy ra một phòng nhỏ, ném lựu đạn, bắn M-16. Chẳng có ai ở đây
cả.
Vỏ đạn
AK-47 rơi trên sàn một phòng nhỏ trên cao.
Allbritton
thấy mảnh E-8 trên sàn. Anh ta bước ra cửa sổ. Tường nhà dày 2 bộ, giống như
công sự, đạn khó qua nổi. Anh ta nhìn qua kẻ hở. Địch thấy rõ ngoài đường và
sân trường học. Đúng là một xạ trường lý tưởng. Anh ta bước lui, vừa đi vừa lẫm
bẫm: “Đồ chó đẻ. Đồ chó đẻ!”
Hạ sĩ
Burnham gom góp người trong tiểu đội lại ở trong lầu 1.
Lính
CSBV rút đi rồi, qua ngã mấy ngôi nhà và sân sau. Burnham chạy vào hành lang, bắn
theo họ như điên. Có một người lính CSBV bị thương đang bò trong hành lang.
Burnham trút hết băng đạn vào ngực anh nầy, trả giá. Trong ít phút, ty Ngân Khố
và Bưu Điện được an toàn.
Lính
TQLC đi băng qua đường. Đếm xác địch nằm trong đống gạch vụn. Mấy TQLC chớp mấy
gói vàng thẻ và mấy gói bạc. Chẳng ai nói gì. Carter giúp đưa mấy người bị
thương vì lúc nãy họ băng qua đường và bị CSBV bắn. Rồi anh ta đi quanh tòa
nhà, thấy một cây B-40 bị bắn vỡ, mấy cái bao và thư rơi trên nền nhà. Trên lầu,
có mấy hỏa tiển không nổ dính trong vách tường. Trong một văn phòng có mấy bức
tranh vẽ còn treo trên tường, hình một cặp vợ chồng mới cưới và đồ chơi trẻ em
nằm lẫn trong đám gạch cát vụn. Anh ta tìm một chỗ và chợt ngủ thiếp đi.
Sáng sớm,
vài TQLC đánh thức Carter dậy, biểu anh vác đại bác tới Bưu Điện gấp. Có khoảng
một chục CSBV núp trong căn nhà nhỏ, gọi không chịu ra. Căn nhà nhỏ nầy cách
Bưu Điện khoảng 15 bộ, gần quá nên Carter không bắn được, mảnh đạn có thể văng
ngược lui trúng anh ta. Anh ta leo lên mái, ra tới rìa, và nhắm. Anh ta bắn ba
phát, cửa xoắn lại. Một TQLC Trung đội 2 quăng vào một trái lựu đạn cay. Lính
CSBV từ trong tuôn ra, vừa ho vừa khóc. Súng máy nổ.
Xong,
Carter tụt xuống. Một trong các trung sĩ khen anh ta giỏi và hỏi anh ta có bị bắn
sẻ phải không? Carter nói vâng. Anh ta nghe tiếng súng nhưng vẫn cứ tập trung
vào việc bắn. Anh trung sĩ cho biết đề nghị Carter được tưởng thưởng Anh Dũng Bội
Tinh Ngôi Sao Đồng. Nghe thế, Carter thấy hơi thích.
Về sau anh ta chẳng bao giờ nghe nói tới huy chương, cũng chẳng bao giờ anh ta thấy anh trung sĩ đó nữa; có người nói là đã tử trận.
Về sau anh ta chẳng bao giờ nghe nói tới huy chương, cũng chẳng bao giờ anh ta thấy anh trung sĩ đó nữa; có người nói là đã tử trận.
Cuộc
chiến đấu trên đường phố Huế vẫn còn tiếp tục./
Một sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn đầy giả dối và bất nhân. Không biết lương tâm, nhân cách các vị vứt đi đâu hết cả mà có thể nói ra những lời phỉ báng, bôi nhọ, đổ hết mọi lỗi lầm đi như thế.?
ReplyDeleteXét cho cùng thì đã là chiến tranh thì sẽ gắn với những mất mát đau thương, hi sinh và ngã xuống. Chính Mỹ cùng đám bè lũ VNCH đã gieo rắc cuộc chiến ấy, khiến cho bao người dân phải sống trong cảnh cơ cực lầm than, phải bỏ mạng oan nơi chiến trương. Đáng ra họ có thể vui vẻ, an nhàn, và hạnh phúc dù nhỏ bé giản dị thôi, nhưng chính những kẻ như chúng mày đã hủy hoại tương lai, cuộc sống của họ!
Một sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn đầy giả dối và bất nhân. Không biết lương tâm, nhân cách các vị vứt đi đâu hết cả mà có thể nói ra những lời phỉ báng, bôi nhọ, đổ hết mọi lỗi lầm đi như thế.?
ReplyDeleteXét cho cùng thì đã là chiến tranh thì sẽ gắn với những mất mát đau thương, hi sinh và ngã xuống. Chính Mỹ cùng đám bè lũ VNCH đã gieo rắc cuộc chiến ấy, khiến cho bao người dân phải sống trong cảnh cơ cực lầm than, phải bỏ mạng oan nơi chiến trương. Đáng ra họ có thể vui vẻ, an nhàn, và hạnh phúc dù nhỏ bé giản dị thôi, nhưng chính những kẻ như chúng mày đã hủy hoại tương lai, cuộc sống của họ!