Trần Ngọc Giang - Trước giờ đa số chúng
ta đều cho rằng Dương Văn Minh là đầu sỏ vụ đảo chánh 01-11-1963. Thật ra, DV
Minh chỉ là một hình nộm mà kẻ chính phạm đã khéo léo sắp xếp để hắn đứng ra phạm
tội và chịu tội thay cho mọi người. Kẻ chính phạm là một tên CIA Việt Nam, hắn
xếp người nào vào việc đó, hắn muốn giết Cụ Ngô là cha nuôi hắn, nhưng hắn biết
DVMinh cũng muốn giết Ngài để che dấu tội, thế là hắn xếp DVMinh vào vị trí có
thể giết được Cụ Ngô, đó là kế "mượn đao giết người". Kẻ chính phạm
vô cùng thâm độc đó hiện nay vẫn còn sống, hắn là: TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM MỘT
CON CHÓ PHẢN CHỦ TRONG MỘT BẦY CHÓ PHẢN CHỦ
Ngược
dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được
Tổng thống Diệm ưa thích vì vậy Đại tá Khiêm đã được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn
4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn
Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái
xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J'Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt
thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Năm
1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại
tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ
đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng
và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau
khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng
Khiêm đã đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm
Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc
chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng
lãnh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của
Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có một
tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng trong
QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra
đều được thi hành đầy đủ, chính xác.
Từ trước
tới nay đã có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày
1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn còn thiếu sót và không chính xác vì chưa ai nêu
đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn
Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong
hậu trường thì không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu
trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không
có thực lực trong tay còn lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài Gòn mà
thôi.
Đến
đây tiện giả xin trình bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quý vị độc giả
có thể thấu hiểu ai là người đã soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo
chánh.
Khoảng
đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng cho biết sẽ
có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vì Thiếu tướng Khiêm được biết
ông Ngô Đình Nhu đã có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu
ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang vì Thiếu
tá Giang đã từng là Chánh Văn phòng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức
Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đã yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa
Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.
Ngày
20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám
đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vừa
ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu vì ông này đang vận động đảo
chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh
mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng trình lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này
Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lãnh Thiếu tướng
Khiêm đã tranh thủ được hầu hết, chỉ còn có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh
vùng 4 là chưa hội ý, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ý với
Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đã có hứa là sẽ sát
cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất
kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động vì chỉ có tướng Khiêm
hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.
Sáng sớm
ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng; khi Thiếu
tá Giang bước vào thì thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị
cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để
bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng
Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là
lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng ký vì Đại tá Đạm từng biết sự
thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.
Đến 11
giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng
Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh
quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh thì thiếu tá Giang
phải giữ lại trong phòng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm.
Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn thì Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của
Trung tướng Minh tự ý bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn
đi đâu không rõ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh
Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá
Giang đã ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng
đến hỏi lý do cản trở Đại úy Nhung thì Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh
Tướng Khiêm.
Khoảng
2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Lê Quang
Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham
mưu để hỏi tình trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uý
Triệu và yêu cầu Đại úy vào trình diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh
trình diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ gì do đó mới bị chết thảm.
Khi tiếng
súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đã chủ động qua các diễn
trình như:
- Ra lệnh
cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến
thuật.
- Lệnh
cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài Gòn để làm chủ lực tấn
công Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.
- Cô lập
tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.
- Ra lệnh
cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những
biện pháp cần thiết. Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v...có mặt
tại Tòa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền
vì tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong phòng làm việc của
tướng Khiêm.
Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.
Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.
Đọc hết
đoạn trên chắc độc giả đã nhận ra vai trò của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến
khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm
tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v...chắc chắn là cuộc đảo
chánh không thể xảy ra được vì trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được
sự tín cẩn của Tổng thống vì vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đã không có phản ứng
nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng
Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi
hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7
có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ
đoàn Liên Binh phòng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.
Sau cuộc
cách mạng 1-11-63 thành công vai trò nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim,
Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng hữu danh vô thực,
ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị
lãng quên do đó cuộc chỉnh lý mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất mãn
của tướng Khiêm.
Người
tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh
và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên vì sở trường
của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm
chỉ định coi như lãnh đạo cuộc chỉnh lý. Trên thực tế tướng Khánh không có thực
lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu
chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân
nhân, Thủ tướng v.v...
Mục
tiêu của cuộc chỉnh lý không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết
quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v...để trả thù lại sự vô ơn của các tướng
đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân
nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v... Do đó ngay khi cuộc chỉnh
lý thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lãnh đạo nên đẩy tướng Khánh ra
thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.
Nhưng
khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành hình thì tướng Khánh ham quyền lực,
quên đi người đã gây dựng sự nghiệp cho mình là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một
mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện
giả còn nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng
Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: "Anh phải dời VN trong vòng 48
tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh".
Mặc dù
sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm
thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra
liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang
v.v... Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là
tướng Thiệu, vì ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống thì tướng Khiêm, đương
kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng
cho đến sát biến cố 4-1975.
Xuyên
qua những sụ kiện trình bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp
nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả
nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đã nắm giữ một vai trò
tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v...
Tiện
giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63,
không có chỗ cho vai trò của tướng Khánh trên sân khấu chính trị "cải
lương" nhất trong giòng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn
Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho
hàng triệu gia đình Việt Nam.
Trần Ngọc Giang
No comments:
Post a Comment