Saturday, July 4, 2015

TÀN CƠN BINH LỬA - PHẦN THỨ NHẤT

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (1) – NGÀY RA ĐƠN VỊ

Còn khoảng một tháng trước khi tốt nghiệp, tình trạng Khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức của tôi khá vui, rộn rịp. Nó tương tự như học sinh sắp nghỉ hè, 

chuyện kể của Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực

1)- NGÀY RA ĐƠN VỊ


“Khắp bốn phương trời từng đoàn người trai về đây.
Dưới mái quân trường hăng say gắng sức đua tài.
Dù ngàn hiểm nguy quyết chí.
Một lòng thề luôn nêu danh “Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức” hùng anh”.                                                      (Thủ Đức Hành Khúc)

Còn khoảng một tháng trước khi tốt nghiệp, tình trạng Khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức của tôi khá vui, rộn rịp. Nó tương tự như học sinh sắp nghỉ hè, “lòng nôn nao khó ngủ”. Quả thật, ở đây không phải nghỉ hè mà ra trường. Ra trường? Đi đâu? Đơn vị nào? Xa hay gần và xa bạn bè, bạn cùng khóa thì sao đây? Thời gian Quân Trường 9 tháng, tuy ngắn ngủi mà tình cảm thì dài, “Từ Nam Quan Cà Mau, từ sông sâu miền cao”. Đó là lời một bài hát của mấy cô Cục Chính Huấn, nhưng cũng là con đường chúng  tôi sắp đi tới. Nam Quan thì không chắc, nhưng Cà Mâu thì chắc chắn có người sẽ không còn xa lạ gì!

Tôi thì nhất quyết rồi, không Quân Nhu, không Quân Cụ nào hết, “thần tượng” đã có sẵn trong tâm trí. Lính cho ra lính, không thể lính văn phòng, không thể lính tuần tiễu, mà phải là lính đánh từ trên đầu giặc đánh xuống. Đánh như thế chỉ là Không Quân, Nhảy Dù, nên trong đầu tôi đã chọn Nhảy Dù, không phải vì người ta nói: “Thiên Thần Mũ Đỏ” mà chỉ là vì đánh cho ra đánh, đánh cho địch phải chạy dài. Đơn giản chỉ có vậy thôi.

Nhưng, cũng có những điều khó ngờ trước được, còn khoảng một tuần là mãn khóa, tôi lại thay đổi ý định…

Hôm đó, ở Hội Trường, bốn năm chiếc bàn của các binh chủng: Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Biệt Động Quân (BĐQ), Nhảy Dù, Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) đang đón chào Sinh Viên Sĩ Quan đến ghi danh tình nguyện. Bàn nào bàn nấy đông người, đang chen chúc, hỏi han, chuyện trò vui vẻ. Tôi đứng ở bàn Nhảy Dù mà tôi đã ghi tên từ trước để tìm hiểu ít nhiều về binh chủng hào hùng nổi danh này.

Bỗng chợt, tôi nhìn thấy một “thần tượng mới” xuất hiện, mũ nồi xanh, ba bông mai ngụy trang màu đen, áo bông rằn ri xanh đỏ màu huyết dụ, “cao bồi” hai súng “ru-lô” hai bên hông, vai mang cây “six-trent seize”, giày “bốt đờ-xô” cao cổ, nhưng từ đầu gối trở xuống còn ướt mèm. Tôi ngạc nhiên bước đến cạnh hỏi:

- “Đại Úy ở Binh Chủng nào? Đi đâu mà ướt vậy?”

- “Tôi ở Binh Chủng LLĐB, mới nhảy ở mật khu Đồng Xoài, vừa triệt xuất; nghe tin Khóa 24 Thủ Đức ra trường, vội lái xe đến đây để tuyển chọn các tân Sĩ Quan về cho Binh Chủng”.

Tôi thấy tướng dáng ông Đại Úy ngon lành quá, đúng là mẫu người lý tưởng của tôi, nên tôi quyết định bỏ Dù chọn Lực Lượng Đặc Biệt. Tôi hỏi:

- “Tôi chọn Dù rồi bây giờ chuyển qua bên nầy được không?

- “Em cứ ký giấy đi, có người lo cho em”. Ông Đại Úy giải thích.

Thế là tôi tình nguyện đầu quân về Binh Chủng LLĐB.

Giữa trung tuần tháng 7 năm 1967, lễ Mãn Khoá 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được tổ chức trọng thể tại Vũ Đình Trường, Thủ Khoa là nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan.

                        “Tang bồng hồ thỉ, phỉ chí nam nhi” là từ đây.

Những Chuẩn Úy “măng sữa” chọn Binh Chủng LLĐB nhận giấy nghỉ phép 10 ngày, cùng với Sự Vụ Lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh LLĐB ở Thành Phố biển Nha Trang.

Trình diện Bộ Tư lệnh LLĐB xong, tôi và một số bạn đồng khóa được bổ sung về phục vụ tại Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù (tên cũ). Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Như Tú. Bộ Chỉ Huy đóng tại Trại Hoàng Diệu, nằm sát Trại Tây Kết của Quân Chủng Hải Quân, trên đường về Chụt, trước mặt là đại dương một màu xanh biếc, ngày đêm vang vọng tiếng sóng vỗ rì rào. Từ Tiểu Đoàn, tôi được bổ nhiệm tạm thời chức vụ Trung Đội Trưởng Trung Đội 3, Đại Đội 1. Đại Đội Trưởng là Trung Úy Nguyễn Thanh Liêm, ông nầy tướng cao to dềnh dàng. Nơi đồn trú Đại Đội 1 nằm chung với Đại Đội 2, trong Trại Nguyễn Văn Tân, bản doanh của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta, trên đường Phước Hải nối dài, đi về hướng Quân Lao.

Khoảng ba tháng sau tôi theo học khóa Nhảy Dù ở Trung Tâm Huấn Luyện Động Ba Thìn của Binh Chủng tại Cam Ranh. Mãn Khóa trở về đơn vị, thì nhận lệnh ba lô, áo giáp, súng đạn đầy đủ cấp số, chuẩn bị lên đường quân hành xa.

Đây là lần thứ tư, sau các cuộc hành quân truy lùng địch ở mật khu Đồng Bò, Tô Hạp, Plei Djereng, mà tôi đã và sẽ trực tiếp tham dự.

 

“Thao trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu”.

Tôi khởi sự đi vào trận chiến. Sinh Tồn chuyển

 

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (2) – “Mậu Thân Đợt 1”

Tết Mậu Thân (1968), tôi không về phép ở Huế thăm gia đình, đang ở với đơn vị tại Nha Trang. Tôi ra trường chưa được một năm; một năm là thời hạn để thăng Thiếu Úy; còn mang lon Chuẩn uý, “lon” trẻ nhất 

chuyện kể của Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực

2)-“Mậu Thân Đợt 1”

 “Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui,

Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi…”

“Chuyện một chiếc cầu đã gãy”

(Trầm Tử Thiêng)

Giải tỏa Đài Phát Thanh Nha Trang

    và Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận.

Tết Mậu Thân (1968), tôi không về phép ở Huế thăm gia đình, đang ở với đơn vị tại Nha Trang. Tôi ra trường chưa được một năm; một năm là thời hạn để thăng Thiếu Úy; còn  mang lon Chuẩn uý, “lon” trẻ nhất Quân Đội Việt Nam Cọng Hòa, câu tôi thường nói đùa. Vả lại, tuổi tôi lúc ấy mới quá 20, cũng còn là sĩ quan trẻ. Tôi đang làm Trung Đội Trưởng Trung Đội 3 thuộc Đại Đội 1. Không về phép thì tôi… đi chơi.

Không có lệnh cắm trại hay báo động gì cả. Những ai trong đơn vị có nhiệm vụ trực gác thì cứ… “ở nhà”. Tôi rủ Thiếu Úy Nguyễn Ích Đoan, Thiếu Úy Đặng Thiện Chẩn phóng xe Honda đi uống càfé, nghe nhạc, một cái “gout” của đám sĩ quan trẻ của chúng tôi thời kỳ ấy.

Chúng tôi đang ngồi trong Quán Bar số 5, kế bờ biển Nha Trang, uống càfé vừa nghe nhạc, mắt thì nhìn ra ngoài biển khơi. Đêm ba mươi, không trăng, biển đen một màu buồn thăm thẳm.

Tới nửa đêm, ngay giờ Giao Thừa, pháo nổ ran tứ phía. Nghe pháo, mọi người ai cũng vui, đón mừng một Năm mới. Lòng tôi rạo rực như ngày nào của tuổi ấu thơ. Tuy nhiên, tôi nghe tiếng pháo nổ hơi lạ, không phải là tiếng đì đùng như tôi đã từng nghe. Pháo nổ hơi lâu, có ai đó trong quán  nhận  xét:

- “Năm nay pháo nổ dữ, không chừng làm ăn khá!”

Anh ta vừa dứt câu thì tôi thấy trên đường trước Quán Bar, đồng bào xôn xao, chạy lui chạy tới. Có tiếng la to: “Việt cọng tấn công!”

Nghe thế, tôi đứng lên đi ra đường thăm dò. Đồng Bào bây giờ chạy dáo dác đã đông lắm. Có tiếng la, tiếng khóc. Tôi bực mình, nói thầm: “Mấy thằng Việt cọng chó đẻ thật! Ngày vui của dân chúng mà nó cũng không tha. Tổ Quốc đã không yên với chúng. Tổ Tiên cũng không yên với chúng.”

Lúc đó, Đoan và Chẩn cũng rời quán ra đứng bên tôi hốt hoảng nói: – “Trở về Doanh Trại gấp! Về gấp!!!”

Mặc dù chưa có lệnh báo động, nhưng vì linh tính và trực giác của những người lính tác chiến, chúng tôi vội vã lên xe phóng nhanh. Huấn thị là mệnh lệnh chung, bất di bất dịch của Đơn Vị Trưởng đã được ban hành. Quân Nhân thuộc cấp phải tuyệt đối tuân hành: Phải tự động trở về ngay doanh trại mỗi khi có biến động xảy ra chung quanh khu vực đơn vị trú phòng.

Trở lại đơn vị, tôi thấy hầu hết quân nhân các cấp tề tựu đông đủ. Trung Úy Nguyễn Thanh Liêm, Đại Đội Trưởng ra lệnh cho các Trung Đội Trưởng kiểm điểm quân số, báo cáo binh lính đã về đầy đủ chưa? Tôi tập họp, điểm danh, không thiếu một ai. Tôi đoán biết với tình hình bất ổn này, Đại Đội phải ứng chiến hành quân, tôi ra lệnh Trung Đội Phó Nồng A Si cho anh em chuẩn bị nón sắt, vũ khí, và kiểm soát đạn dược. Và đúng như dự đoán, lệnh cấm trại, túc trực chuẩn bị tác chiến được ban hành khẩn cấp trong toàn bộ các đơn vị trú đóng tại Thị Xã Nha Trang.

Khoảng 3 giờ sáng, Đại Đội Trưởng Liêm báo cho biết: Việt cọng đã đánh chiếm Đài Phát Thanh Nha Trang và Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận. Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta có lệnh tái chiếm, ưu tiên là Đài Phát Thanh, không cho địch dùng đài để tuyên truyền. Cũng may, mặc dù chiếm được Đài Phát Thanh, nhưng, “mấy thằng mọi” nầy chẳng biết gì về máy móc để mở ra mà dùng. Nhưng lỡ mà chúng nó chộp được một kỹ thuật viên nào đó của đài, dí súng vào đầu anh ta, buộc anh ta mở đài cho bọn chúng nói thì “mệt cầm canh” chớ chẳng chơi. Vì vậy, khi Đại Đội 1 Biệt Cách Dù, được tăng cường cho Trung Tâm Hành Quân Delta đặt dưới quyền chỉ huy  của Thiếu Tá Phan Văn Huấn. Sau khi được Thiếu Tá Huấn phân phối nhiệm vụ và khu vực trách nhiệm, Đại Đội 1 khai triển đội hình, di hành tiếp cận Đài Phát Thanh, cách doanh trại chúng tôi khoảng chừng cây số, theo đội hình hàng dọc, len lỏi hai bên phố và khu nhà dân chúng, cố tránh không để  địch  phát  hiện.

Trên đường không một bóng người. Dân chúng phần đông trốn hết ở trong nhà, đóng cửa, tắt đèn, im thin thít. Vậy là một Giao Thừa đầy súng đạn, làm mất đi niềm vui sum họp mọi gia đình trong Lễ Tết Nguyên Đán năm nay. Bỗng tôi tự nhủ thầm: “Yên tâm đi! Bà con ơi! Tôi đang trên đường đến tiêu diệt chúng nó đây!” Rồi tôi lại chợt nghĩ tới Thành Phố Huế của tôi: “Không biết bây giờ ngoài nớ ra răng? Có bị cùng chung tình cảnh như Nha Trang bây giờ không?” Và một câu thơ, câu hò nào đó mà thầy giáo đã đọc cho nghe từ thuở thiếu thời: “Quê hương    chừng lạnh lắm!“. “Quê hương tôi nghèo lắm ai ơi! Mùa Đông thiếu áo, lụt thời thiếu ăn”. Tôi nghĩ tới cái lạnh của Huế. Tôi đâu có ngờ Huế của tôi cũng chết chóc và tang thương như tôi biết sau  nầy.

Đài Phát Thanh nằm trên đường Phước Hải phía bên trái, trước mặt bên kia đường là bức tường thành cao, kiên cố của Quân Lao Nha Trang. Con đường này chạy dài đâm ngang đường rầy xe lửa, đường Nhà Thờ và ngang qua trước mặt Đồn Quân Cảnh và Quân Vụ Thị Trấn Nha Trang, rồi tiếp giáp đoạn cuối đường Độc Lập hướng đi lên Diên Khánh. Phía sau lưng Đài Phát Thanh là một vùng trũng, ruộng và sình lầy, chạy kéo dài tới vùng núi mật khu Đồng Bò.

Quân cọng sản đã chiếm hết toàn bộ Đài Phát Thanh, cả Trung Tâm chính và các Trạm Phát Tuyến phụ nằm chung quanh, nhưng chúng vẫn chưa xử dụng đài để phát thanh được.

Trung Tâm Hành Quân Delta và Đại Đội 1 Biệt Cách Dù, được Thiếu Tá Phan Văn Huấn chia làm 2 mặt tấn công vào Đài Phát Thanh. Từ phía trái của Đài, Đại Đội Trưởng Liêm đưa Trung Đội 1 của Thiếu Úy Đoan và Trung Đội 2 của Thiều Úy Chẩn, tiến sâu theo đường Phước Hải len qua trong một số nhà dân để bám sát tường thành Đài Phát Thanh, Trung Đội 3 do tôi chỉ huy cùng Trung Đội 4 của Chuẩn Úy Tài, men theo các bờ ruộng, bò sát lên theo hướng Đông Bắc để tiếp cận hàng rào và bức tường đàng sau Đài.

Về mặt địa hình, chúng tôi gặp phải những khó khăn, nhất là hang rào quanh Đài Phát Thanh, ngoài hai ba lớp rào kẽm gai là một bờ tường cao. Việt cọng núp ở phía trong các cao điểm của trụ sở và các lô cốt kiên cố có sẵn trong Đài để quan sát và bắn vào chúng tôi. Trong khi chúng tôi thì quá trống trải, chỉ nhờ vào bóng đêm và sử dụng các bờ ruộng để che chắn.

Đại Đội 1 Biệt Cách Dù “quờn” với bọn chúng tới trời sáng. Bây giờ thì dễ quan sát hơn. Ngoài những lợi thế như đã kể trên, bọn Việt cọng còn núp trên các vọng gác tác xạ Trung Liên nồi và B.40, gây trọng thương nhiều Binh Sĩ trong đó có  Chuẩn Úy Tài Trung Đội Trưởng Trung Đội 4, Thượng Sĩ Hoàng Thường Vụ, và 4 Binh Sĩ tử thương.  Mãi đến gần trưa, Tiểu Đội vũ khí nặng đã sử dụng một lượng khối chất nổ để phá vỡ bức tường thành, các Trung Đội dùng Súng Cối, Súng Phóng Lựu, Garant, Carbin và Trung Liên Bar FM, tác xạ vào các công sự, các ổ kháng cự của địch. Sau đó các Trung Đội, từ hai hướng đã đồng loạt khai hỏa xung phong chiếm lại hầu hết các Trụ sở, Văn phòng trong khu vực phía Nam của Đài, có 6 tên Việt cọng buông súng đầu hàng, một số tháo chạy về hướng mật khu Đồng Bò, nhưng đã bị bắn chết trên đồng ruộng khô, cách bờ rào phía sau Đài Phát Thanh chừng 50 mét. Trong lúc đó các Toán Thám Sát Delta đã sử dụng sở trường, thâm nhập từ hướng Tây Bắc men theo tường sau của Quân Lao và nhà cửa của dân chúng để bò lên tiêu diệt các ổ kháng cự nằm trong các Trạm Phát Tuyến phụ, hai tên xạ thủ buông súng đầu hàng. Và ổ kháng cự ngoan cố cuối cùng của Việt cọng ở trụ sở Trung Tâm Phát Thanh chính cũng đã bị các Toán Thám Sát Delta triệt hạ, bắt sống thêm bốn tên khác.

(Phi Trường Nha Trang)

Đến khoảng 3 giờ chiều, Thám Sát Delta và Đại Đội 1 Biệt Cách Dù, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Phan Văn Huấn, đã hoàn toàn lấy lại Đài Phát Thanh. Chương trình phát thanh tái hoạt động sau đó không lâu, để đồng bào được yên lòng.

Nằm trong thời điểm này, các Đại đội 2, 3, 4, 5 của Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù cũng đang tấn công vào Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận đóng ở cuối đường Độc Lập, bên trái hướng Đông Đông Bắc là Chợ Đầm và khu dân cư Phương Sài, bên phải hướng Đông Đông Nam giáp Tiểu Khu Khánh Hòa, và đàng sau chính Đông là biển Nha Trang.

Thiếu Tá Lê Như Tú, Tiểu Đoàn Trưởng đã lệnh cho Trung Úy Bùi Ngọc Bích, Đại Đội Trưởng, đưa Đại Đội 5 đến giải tỏa áp lực địch ở Khu Mã Vòng, và kế đến là Tòa Án Nha Trang. Nhưng khi tiến đánh khu vực Tòa Án, vì tường thành ở đây cao và vững chắc, địch ở bên trong có lợi thế, nên đã chống cự mãnh liệt, gây thương tích nặng cho Trung Úy Bùi Ngọc Bích. Sau đó Đại Đội 4 do Trung Úy Nguyễn Văn Tùng chỉ huy được điều động đến thay thế đã thanh toán xong mục tiêu. Tờ mờ sáng Mồng 1 Tết, Thiếu Tá Lê Như Tú đưa Đại Đội 4 phối hợp với Đại Đội 3 do Trung Úy Trần Hoạt Thành chỉ huy làm nỗ lực chính, tấn công vào mặt cổng chính diện của Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận, Đại Đội 2 của Trung Úy Trần Duy Bình, yểm trợ hỏa lực và Đại Đội 5 làm lực lượng trừ bị, án ngữ mặt Tiểu Khu Khánh Hòa. Cuối cùng sau một ngày giao tranh khốc liệt, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù đã tái chiếm Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận, tiêu diệt 50 tên giặc cọng, 30 tên bị trọng thương và bị bắt sống. Riêng bên Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù cũng bị tổn thất nặng nề. Thiếu Tá Lê Như Tú, Tiểu Đoàn Trưởng, bị trọng thương phải đưa đến Quân Y Viện Nguyễn Huệ cứu cấp, sau một tháng chữa trị Thiếu Tá Lê Như Tú đã vĩnh viễn ra đi, Trung Úy Nguyễn Văn Tùng Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 đã bị tử thương, Đại Úy Tiểu Đoàn Phó Nguyễn Quang Vinh, Trung Úy Trần Hoạt Thành, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Trung Úy Nguyễn Văn Giỏi, Đại Đội Phó Đại Đội 2 và hơn 30 Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ đã bị thương nặng. Tuy nhiên, đánh đổi lại Thành Phố Nha Trang đã hoàn toàn an bình, mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường như trước đây.

Truy kích địch tại

            “Mật khu Đồng Bò”

Việt cọng rút chạy rồi, chúng tôi phải truy kích, phải tiêu diệt sạch bọn chúng, để cho đồng bào được yên. Chúng không thể chạy ra biển, cũng không thể ra Bắc hay vào Nam. Chỉ có một con đường: mật khu Đồng Bò nằm phía Tây Nha Trang, cách khoảng 5 cây số, tính theo đường chim bay.

Thật ra, đây không phải là một mật khu theo ý nghĩa thông thường, mặc dù nơi nầy cây cối rậm rạp, núi cao, vách đá, di chuyển rất khó khăn. Đây là nơi Việt cọng tập trung ém quân sau khi chúng chuyển quân từ các khu vực Suối Dầu ven Thị Trấn Thành (Diên Khánh) vào mật khu Tô Hạp (mật khu Tô Hạp nằm trong dãy núi chạy dọc theo bên phải Quốc Lộ 1 hướng vào Nha Trang, nối liền với mật khu Đồng Bò). Chưa bao giờ bọn Việt cọng đụng độ với các Toán Thám Sát Delta hay các Đại Đội Biệt Cách Dù ở mật khu nầy. Bọn chúng biết thân, không chống nỗi khi Quân Đội    ta phản công vào đây bằng hỏa tập phi pháo, nên chúng không đóng quân ở đây, mà chỉ tận dụng núi non hiểm trở để chôn dấu vũ khí, nghỉ chân hay thỉnh thoảng thiết lập những dàn phóng hỏa tiễn có định giờ để pháo vào Phi Trường, các căn cứ Quân Sự của ta sau khi bọn chúng đã  cao bay xa chạy mà thôi.

Trong các cuộc hành quân truy lùng địch cấp Đại Đội, hay nhảy Toán Thám sát Delta, tôi đã vào ra mật khu Đồng Bò không ít năm hay sáu lần, mỗi lần một tuần lễ. Băng rừng, leo núi dãi dầu, đầm đìa mồ hôi, mà chẳng thấy mặt mũi chúng nó ở đâu hết.

Tuy vậy, sau khi Việt cọng tấn công vào Đài Phát Thanh và Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận thất bại, bọn chúng đã rút về ẩn náu trong mật khu Đồng Bò. Khi Đại Đội chúng tôi    nhảy vào truy kích đã chạm trán đám tàn quân này, đồng thời phát hiện trong một hốc đá, được lót bằng nhiều lá     cây rừng, một số tên bị thương tích được bọn chúng mang  về đây băng bó. Ngay ngày hôm đó, các thương binh Việt cọng đã được Trực Thăng chúng ta đến bốc đưa về chữa trị tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ và tất cả về sau đều tự   nguyện  hồi  chánh trở  về  với  chính  nghĩa  Quốc Gia.

Nghỉ  ngơi, dưỡng quân khoảng chừng hơn nửa tháng, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta được không vận ra Phi Trường Phú Bài, Huế.

Lại được về quê, nhưng có chắc gặp được Mẹ mình     hay không nữa? Tôi ra đi đã hơn hai năm rồi. Hẳn nhiên không mấy ai khi ăn trái chuối “ba hương” mà không nhớ đến Người Mẹ thân yêu của mình!!

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (3) – Mật Khu A-Shau

Đại Úy Phan Văn Khánh, Tiểu Đoàn Trưởng (thay thế Thiếu Tá Lê Như Tú đã bị tử thương trong biến cố Tết Mậu Thân) sau khi bay một vòng ở Trường Sơn để thám sát chọn bãi đổ quân 

chuyện kể của

Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực

3)- Mật Khu A-Shau

“Ả Sầu?” hay “Hổ huyệt?”

 “Bất nhập hổ huyệt

An đắc hổ tử.”

*

Đại Úy Phan Văn Khánh, Tiểu Đoàn Trưởng (thay thế Thiếu Tá Lê Như Tú đã bị tử thương trong biến cố Tết Mậu Thân) sau khi bay một vòng ở Trường Sơn để thám sát chọn bãi đổ quân, trở về đã họp tất cả các Đại Đội Trưởng 1, 2 và 3 để phổ biến kế hoạch hành quân. Ngày hôm sau, hai Phi Đội Trực Thăng UH.1B của Hoa Kỳ lần lượt chuyển đổ ba Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù vào bãi đáp tại mật khu Ashau.

Ngồi trên Trực Thăng, nhìn núi rừng trùng điệp, tôi bỗng miên mang nhớ đến những thằng bạn cũ hồi còn đi học. Phải chi có tụi nó cùng ở đây để được ngắm nhìn cái vẻ đẹp của Quê Hương. Đẹp từ màu xanh của cây rừng, từ những đám sương mù trắng đục bay là là bên sườn núi, đẹp từ những bãi rừng tranh vàng mượt, sóng sánh theo từng cơn gió thổi qua.

Đoàn Trực Thăng đảo nửa vòng rồi tuần tự đáp nhanh xuống một bãi tranh trống, cách con đường khoảng 500 mét về hướng Nam. Tôi vội vàng ra lệnh: “Go, Go, Go!”. Tất cả Binh Sĩ lao ra khỏi Trực Thăng, ôm chặt súng phóng thẳng vào sát bìa rừng, bố trí phòng thủ để cho cuộc đổ quân tiếp tục. Thượng Sĩ già người Nùng Nồng A Si, Trung Đội Phó đi kiểm điểm tuyến phòng thủ của binh lính xong báo cáo đủ với tôi. Tôi cho lệnh Trung Đội nằm yên tại vị trí, chú ý quan sát, lắng nghe mọi động tĩnh chung quanh.

Theo lệnh hành quân đã được ban hành, nhiệm vụ của Đai Đội 1, 2, 3 là tổ chức phục kích đoàn xe Molotova của địch, sẽ từ phía Lào, theo đường mòn Hồ Chí Minh đi vào phía lãnh thổ của ta, băng ngang qua thung lũng Ashau, và sẽ di chuyển ra đến gần Lăng Minh Mạng để tiếp vận cho chiến trường Huế. Đoàn xe được một Toán Thám Sát Delta phát hiện, đồng thời cũng được giải đoán qua không ảnh do phòng Quân Báo Quân Đoàn I cung cấp.

Cuộc đổ quân hoàn tất. Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng qua máy PRC.25 lệnh cho các Đại Đội di chuyển thành ba cánh, tiến sâu lên hướng Bắc, tiếp cận đường mòn, cùng phối hợp chặt chẽ với nhau, dàn rộng đội hình, tổ chức phục kích, theo thứ tự Đại Đội 3, Đại Đội 2 và Đại Đội 1 nằm cuối cùng. Sau khi bố trí, giữ im lặng vô tuyến chờ lệnh khai hỏa tấn công.

(Đường mòn HCM trong Mật khu Ashau sau khi bị B.52 dội bom)

Rừng nhiệt đới, cây đại thụ cao ngất, ít nhất cũng hai ba tầng lá ở trên, phi cơ rất khó nhìn thấy. Trên mặt đất, không phải chỉ có một đường mòn mà hai ba đường mòn nhỏ kế cận nhau. Xe địch di chuyển đã nhiều, trên mặt đường trải dày đất đá hay các phên tre lót đường để tránh lầy còn hằn in dấu các vết xe lăn. Hai bên lối mòn, các loại cây thấp vẫn um tùm, xen lẫn với dây leo, dây mây chằng chịt, khó di chuyển. Trung Đội tôi được lệnh trải rộng phục kích dọc theo đường mòn, trong những lùm cây rậm rạp đó, địch không tài nào phát hiện được!

Có tiếng máy “Đại Bàng” truyền lệnh cho biết: “Đoàn xe địch đang di chuyển gần đến chúng ta, có khoảng tám chiếc”. Đúng như tin tức của các Toán Thám Sát Delta cung cấp và giải đoán của Trung Tâm Không Ảnh Quân Đoàn I. Trong phạm vi phòng tuyến phục kích của ba Đại Đội, kéo dài khoảng chừng ba đến bốn trăm mét, khi toàn bộ đoàn xe đã vào trọn tuyến phục kích, các Đại Đội phải dồn hết hỏa lực, tấn công tiêu diệt tất cả, khi nghe phát lệnh khai hỏa.

         Địch có vẻ chủ quan, ngồi vắt vẻo trên thành xe, chẳng quan sát, đề phòng gì cả. Tôi nghĩ thầm: “Bọn chúng nó lầm tưởng rằng đây là vùng cấm địa của chúng, quân lính Miền Nam chẳng ai dám vào đây chăng?”

      Trời bắt đầu tối dần, đoàn Molotova đang từ từ lọt hết vào đúng vị trí phục kích, sau khi Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Phan Văn Khánh, phát lệnh khai hỏa. Các Đại Đội đồng lọat nổ   súng, kèm theo tiếng hô xung phong ầm ĩ vang rền cả một góc trời, phá tan cái âm u, trừ tịch của khu rừng. Trung Đội tôi cùng lúc tác xạ xối xả, nào Đại Liên, Trung Liên, Garant, Carbine, bắn liên tục như   pháo Giao Thừa vào chiếc xe chạy dẫn đầu, làm nó nằm im, lửa bừng cháy bao trùm cả chiếc xe. Tiếng la hét hỗn loạn chen lẫn với tiếng súng nổ phản công của bọn cọng phỉ, tiếng đì đùm của mìn pháo trên các xe kế tiếp đang bốc cháy, tạo nên một âm thanh rùng rợn và hỗn độn. Vài tên địch rơi xầm xuống đất, nằm bất động tại chỗ “chắc không sống nỗi”, tôi chợt nghĩ như thế. Lựu đạn quăng tới tấp, những chiếc Molotova nối đuôi, cùng chịu chung số phận, cũng đã bị các Trung Đội của các Đại Đội 3, 2, 1 xơi tái, hạ gục, hết chiếc nầy đến chiếc khác, lửa hừng hực lan rộng dọc theo con đường, lửa khói bốc cao dữ dội, làm rực sáng và nóng bức cả một khu vực trong rừng đêm.

      Sáng hôm sau, kiểm điểm tổng quát trận địa: Bên địch tám chiếc Molotova bị bắn cháy cùng với rất nhiều vũ khí, đạn dược, chiếc chạy dẫn đầu chứa đầy lương thực gạo, muối, lương khô và quân trang quân dụng của bọn chúng cũng bị thiêu rụi hầu hết.

(Đoàn xe Molotova 8 chiếc do Thám Sát Delta phát hiện, đã bị Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù phục kích thiêu hủy toàn bộ tại thung lũng Ashau)

        Lục soát dọc theo khu vực đã tìm thấy 20 xác Cọng phỉ nằm ngỗn ngang dọc hai bên sườn núi, bên ta Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Trung Úy Huỳnh Văn Thanh đã bị bắn một viên đạn AK, còn ghim trong lồng ngực đã được bốc khẩn cấp đến Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ giải phẫu. Trung Đội Trưởng Chuẩn Úy Nguyễn Hiền, Thiếu Úy Trương Út và một số Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ các Đại Đội 1, 2, 3 bị trúng  thương, tất cả đều đã được trực thăng vận chuyển về hậu trạm chữa trị.

Báo cáo tổng kết tình hình chiến trận cho Đại Bàng xong, các Đại Đội được lệnh nhanh chóng rút quân về lại bãi đáp để triệt xuất, đề phòng địch quân ẩn trú quanh đây chắc không phải là ít, chúng sẽ tập trung lực lượng phản kích.

Trên Trực Thăng đang bay về lại Căn cứ Hành quân Phú Bài. Thắng trận, tôi vừa vui vừa ngậm ngùi. Tôi không ưa sự chém giết. Đó là bản tính tôi. Tinh thần của một Phật Tử, truyền thống của dân tộc còn nặng trong tâm tư tôi. Tôi không biện minh. Đó chỉ là một điều tất nhiên mãi mãi tồn tại trong con người của tôi.

A Shau là tiếng Thượng, tiếng của dân tộc Vân Kiều hay Stiêng?. Ả Sầu là tiếng A Shau được Việt hóa! Ả là “cô ả”, là “cô nàng” nào đó. Có cô ả nào sầu vì thương những người lính xông pha núi rừng như chúng tôi trong trận đánh vừa qua??? Tôi thâm nghĩ:

         Đời còn có người thương thì đời còn vui chán!

         Thế nhưng “Nam nhi cổ lai chinh chiến hề”.

Không bao lâu sau đó. Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù, trong đó có Đại Đội 1 chúng tôi do Đại Úy Bùi Cao Thăng chỉ huy, lại lần nữa nhảy vào Mật khu Ashau lần thứ hai.

Trong trận chiến này Tiểu Đoàn đã quần thảo suốt hai ngày đêm với một Trung Đoàn chính qui của cọng quân. Đại Đội 1 trong chiều tối đầu tiên đã bị địch tấn công, vây hãm bất ngờ trên đường di chuyển. Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 Thiếu Úy Đặng Thiện Chẩn, Khóa 22A Võ Bị Đà Lạt đã bị tử thương bởi đạn B.40, Hạ Sĩ I Dục mang máy truyền tin cũng cùng chung số phận, còn tôi bị một mảnh vỏ đạn súng cối cắt vào bắp chân trái. Nhưng không vì thế mà làm sút giảm sức kháng cự, chống trả của đơn vi. Trung Úy Nguyễn Ích Đoan, Đại Đôi Phó đã tả xông hữu đột, sát cánh cùng tôi điều động binh sĩ phản công, chận đứng các đợt xung phong biển người của địch quân. Cuối cùng cũng nhờ được sự tiếp ứng kịp thời của các Đại Đội 2, 4 và 5 cùng sự oanh kích chính xác của các chiến đấu cơ A.37 cọng quân đã phải tháo chạy, bỏ lại hơn 30 xác chết, lăn lóc nhầy nhụa bên những chiếc hố đào vội vã, thoai thoải quanh dốc đồi.

Cuộc đời của một con người đều có số phận. Trong cuộc chiến tranh, đối diện với đầu tên mũi đạn, thập tử nhất sinh, biết ai còn ai mất.

      Và với riêng tôi, trong trận chiến này, đây là lần đầu tiên tôi được nhận lảnh một “Chiến thương Bội tinh” và một Anh Dũng Bội tinh ngôi sao đồng.

 

4)- Mậu Thân Đợt 2

 

“Chợ Cây Quéo & Chợ Cây Thị”

                                                 “Thị ơi, rụng xuống bị bà,

                                                Bà đem bà ngửi, chớ bà không ăn”

                                      

 

*

Quả tình tôi quen với Saigon là quen với Mai Hương, Kim Sơn trên đường Lê Lợi, với La Pagode trên đường Nguyễn Huệ, còn với những cái tên nôm na như Chợ Cây Quéo, Chợ Cây Thị ở Gia Định, Gò Vấp thì tôi mù tịt. Cây Thị thì còn biết, trong truyện cổ tích Tấm Cám, còn Cây Quéo là “cây ra răng?”. Tôi hỏi đùa.

Không biết thì bây giờ phải biết, mà biết thật kỹ nữa. Sinh mạng của tôi, sinh mạng của binh lính tôi, tùy thuộc vào cái biết ấy.

Có lẽ ngày xưa vùng nầy là đất hoang, có nhiều nghĩa địa nhỏ, và một vài Ông Thầy “tránh miền trần tục đến tu đây”. Đến tu nơi đây, nên phải dựng Chùa. Vùng nầy có mấy Ngôi Chùa.

Vì chiến tranh, đồng bào tập trung về đây mà sống, được an toàn hơn. Sau 1954, đồng bào miền Bắc di cư vào rất đông, vùng đồng hoang nầy được biến thành khu nhà ở, chen chúc bên cạnh các mồ mả, trở thành khu bình dân, lao động, nhà tôn, vách lá, nhiều hơn vách gạch.

Việt cọng chia thành từng tổ nhỏ, ba bốn tên, núp trong nhà dân, núp sau các ngôi mộ xây, hay các bia mộ. Vũ khí của chúng là AK..47, CKC, Trung, Đại Liên, B-40, B-41, khá mạnh. Chúng là một bộ phận, cấp Tiểu Đoàn của Trung Đoàn Đồng Nai.

Các đơn vị của Quân Lực VNCH tấn công Trung Đoàn nầy nhiều trận, nhưng chúng vẫn còn mạnh. Lần nầy, đợt 2, Trung Đoàn Đồng Nai có nhiệm vụ tiến chiếm vùng nầy để làm bàn đạp uy hiếp Quận Gò Vấp, tiến lên đường Võ Di Nguy nồi dài, tấn công vào cổng sau Bộ Tổng Tham Mưu, địa điểm sân “Gôn” cũ, Phi Trường Tân Sơn Nhất hay mục tiêu của chúng có thể Cổng số 2 Bộ Tổng Tham Mưu trên đường Võ Tánh (cũ). Tuy nhiên, tới đây thì chúng bị khựng lại, không tiến thêm được nữa, đang bị Quân Đội của ta bao vây.

Con đường xâm nhập của chúng là từ An-Phú Đông qua ngã Bình Lợi, không đi qua Xóm Mới, Ngã Năm Chuồng Chó hay Ngã Ba Chú Ía, những nơi chúng đã thất bại trong đợt 1.

Có hai cái khó khăn cho Quân Đội VNCH khi tái chiếm khu vực nầy:

1)-Chỉ có một số đồng bào chạy thoát, một số bị chúng giữ

lại, làm bia đỡ đạn. Điều nầy là sở trường vô nhân đạo, tàn ác của cọng sản.

2)-Tránh tối đa việc tác xạ vũ khí nặng, làm hư hại nhà cửa của dân. Đó là lệnh của Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.

Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù dưới quyền Chỉ Huy của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Nhã, đánh nhau với giặc cọng hơn hai tuần nay ở Ngã Ba Cây Quéo này. Tới hôm nay Tiểu Đoàn được lệnh bàn giao chiến trường cho Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù. Không phải ai đánh giỏi hơn ai, nhưng vấn đề chính yếu là chiến thuật. Với hai khó khăn nêu dẫn ở trên, các đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến hay Biệt Động Quân không thể tấn công Việt cọng bằng một lực lượng lớn, qui mô và hùng mạnh.

Thám Sát Delta và Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù sở trường đánh giặc bằng du kích chiến, bằng những Toán nhỏ 6 người. Các Đại Đội cũng được sử dụng đánh cấp Tiểu Đội hay Tiểu Đội cọng, có nghĩa là quân số nhiều hơn cấp Tiểu Đội một chút.

Chiến thuật trên, đã được Thiếu Tá Phan Văn Huấn Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Delta và Thiếu Tá Trần Phương Quế vừa thay thế Đại Úy Phan Văn Khánh trong chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù. Sau khi bay thám sát vùng trách nhiệm trở về, các vị phổ biến, căn dặn kỹ càng trước khi chúng tôi khởi sự  xuất phát từ Ngã Ba Võ Tánh, Ngô Tùng Châu (tên cũ), tiến dần tới ngã ba vô Chợ  Cây Quéo, bên trái đường Ngô Tùng Châu, rồi tuần tự nhận bàn giao phòng tuyến từ Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù.

Bàn giao xong, chờ màn đêm sập xuống, các Toán Thám Sát Delta, các Tiểu Đội khinh binh lặng lẽ khai triển đội hình, tiến lên theo hướng vùng đã được phân định.

Việt cọng từ trong bắn ra từng loạt đạn AK, CKC cầm chừng, các Toán Thám Sát Delta, theo dõi, quan sát hướng chúng tác xạ, từ từ mò mẫm tiến gần chỗ chúng ẩn núp, tung lựu đạn tiêu diệt. Riêng các vị trí đặt Đại và Trung Liên của chúng, các Tiểu Đội, Trung Đội Biệt Cách Dù sau khi xác định chính xác tọa độ mục tiêu, đã gọi điện báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn để xin yểm trợ hỏa lực. Trung Úy Trần Duy Bình, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 là “thiên tài súng cối 60 ly”. Được các Toán Thám Sát Delta cung cấp tọa độ vị trí địch, Trung Úy Bình điều chỉnh hướng, tầm bắn và tác xạ chính xác mười quả y chục, đó là nhận xét của hầu hết các Sĩ Quan về tài thiện xạ của ông.

Nhờ vậy mà các Đại Đội Biệt Cách Dù xông lên chiếm lại lần lượt các vùng cư dân đã bị Việt cọng chiếm đóng trước đây, đẩy lùi bọn chúng ra khỏi vùng Ngã Ba Cây Quéo. Các trận đụng độ này gây trọng thương cho Chuẩn Úy Trần Anh Phong, Trung Đội Trưởng và 12 Hạ sĩ quan, Binh sĩ.

Việt cọng mất dần trận địa, cuối cùng “chém vè” rút quân, băng qua khu dân cư gần Xóm Gà (Ngã Ba Ngô Tùng Châu – Lê Quang Định) về nhập chung với Trung Đoàn Phú Lợi để cố thủ tại khu vực ngã ba Chợ Cây Thị.

(Một góc đường gần Ngả ba Cây Quéo)

Thừa thắng xông lên!

Sau khi tạm thời nghỉ dưỡng quân và trang bị các loại súng XM.16, M.79, Đại Liên 60 cùng đạn dược tại Bệnh Viện Ung Thư, Gia Định, hôm sau Thám Sát Delta và Tiểu Đoàn 91 được lệnh đến thay Thủy Quân Lục Chiến do Trung Tá Hoàng Tích Thông chỉ huy, ở vùng Ngã Ba Cây Thị. Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến rút ra làm phòng tuyến án ngữ chận hậu.

Tại mặt trận Ngã Ba Cây Thị, Thám Sát Delta và Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù trong đó có Trung Đội 3 Đại Đội 1 do tôi chỉ huy chiến đấu rất khó khăn, cam go, vất vả hơn. Việt cọng tập trung toàn bộ lực lượng của hai Trung Đoàn quyết một mất một còn. Trong khu vực nghĩa địa, trong các Chùa chiền, chúng đào giao thông hào, hầm hố, đắp các công sự ở các góc vườn, các ngã tư đường để chận đường tiến công của ta. Các Toán Thám Sát Delta, các Đại Đội Biệt Cách Dù cũng từng bước từng bước tiêu diệt các chốt chặn bằng lựu đạn, bằng kỷ năng tác xạ súng cối điêu luyện của Trung Úy Trần Duy Bình. Rốt cuộc, trước lối đánh đêm “xuất quỷ nhập thần” này, kèm theo ban ngày có các Chiến Xa M.113 và Trực Thăng Gunshift ồ ạt truy kích, để rồi sau suốt một ngày quần thảo, Việt cọng tháo chạy, rút lui về hướng Cầu Bình Lợi, tìm đường trở lại An Phú Đông. Quá xui xẻo cho chúng, chúng gặp ngay Tiểu Đoàn TQLC đang chờ sẵn. Toàn bộ 200 tên giặc cọng không đường thoát, phải buông súng đầu hàng, khoảng 100 tên bỏ xác rải rác trong cả hai khu vực Cây Quéo và Cây Thị. Bên Thám Sát Delta và Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù có hơn 20 binh sĩ bị thương và một Sĩ Quan: Thiếu Úy Trần Phụng Tiễn, Khóa 22A Võ Bị Đà Lạt, Trung Đội Trưởng, Đại Đội 2 tử thương vì hỏa tiễn B.40 của địch.

Tên Thượng Tá Hoàng Văn Xướng, chỉ huy mặt trận này, giả dạng thường dân trà trộn trong quần chúng để đào thoát bị nhận diện, bắt sống tại chỗ.

Cũng trong thời gian này, một đơn vị Biệt Động Quân tiến đánh một ổ đặc công đang chiếm giữ phía đầu Cầu Băng-Ky trên Quốc Lộ 1 cũ, đường lên Thủ Đức và hạ sát toàn bộ 8 tên.

Sau hơn tuần lễ, nhờ áp dụng chiến thuật đánh đêm theo lệnh của Thiếu Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Delta, mà các Toán Thám Sát Delta và các Đại Đội 91 Biệt Cách Dù đã nhanh chóng giải tỏa áp lực địch và tái chiếm toàn diện Ngã Ba Cây Quéo và Cây Thị, xóa sổ hoàn toàn Trung Đoàn Đồng Nai và Trung Đoàn Phú Lợi.

Đây là một chiến công hiển hách, vang dội làm nức danh Thám Sát Delta và Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù. Đồng Bào đứng chật dọc theo hai bên đường để chào đón, hoan nghênh đoàn quân chiến thắng Biệt Cách Dù trên đường lui binh để tiếp tục nhận lãnh nhiệm vụ mới ở khu vực Bình Hưng Hòa, Bà Điểm.

 

“Đường trường xa, ta quyết đi cho đến cùng … ….hai…ba……..”

 

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (5) – Đồng Xoài

By nhóm Văn Tuyển on Tháng Mười Một 4, 2014 • ( Để lại bình luận )

 

chuyện kể của

Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực

5)- Đồng Xoài

“Em hỏi anh bao giờ trở lại.

Xin trả lời mai mốt anh về

Anh trở về…

có thể bằng chiến thắng Pleime 

hay Đức Cơ, Đồng Xoài – Bình Giả”

                                                            (Linh Phương)

Trận Đồng Xoài xảy ra vào tháng 6 năm 1965, với rất    nhiều thương vong cho cả hai bên hay chỉ về phía Quân Đội VNCH mà thôi, tôi không biết rõ. Tôi cũng không quan tâm về việc người ta phê phán các ông Tướng lo họp hành đảo chánh, làm chính trị, không phản ứng kịp nên trận Đồng Xoài mới có kết quả đau thương như thế.

Vào khoảng trung tuần tháng 5 năm 1968, theo nhu cầu của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù, được điều động đến Thị Xã Đồng Xoài để tổ chức hành quân truy tìm, phát hiện mọi hoạt động của các đơn vị địch vùng ngoại vi của Thị Xã Đồng Xoài. Tên địa danh này thì tôi đã nghe, nhưng Đồng Xoài nằm ở đâu? Dấu hỏi đó không rời trí tôi.

Nhìn vào bản đồ, từ Thành Phố Bình Dương, Thủ Dầu Một theo Quốc Lộ 13 đi về hướng Bắc, khi gần đến thị trấn Chơn Thành sẽ là chỗ gặp nhau của Quốc Lộ 13 và 14. Quốc Lộ 13, tiếp tục theo hướng Bắc, ngang qua Thị Trấn Chơn Thành, rồi đến Thị Xã Bình Long và xa nữa là Lộc Ninh. Quốc Lộ 14 đi về hướng Đông Đông Bắc, qua Cầu Suối Ngang, rồi đến Thị Xã Đồng Xoài. Từ Thị Xã Đồng Xoài về hướng Tây Bắc là Thị Xã Bình Long, hướng Đông Bắc là Thị Xã Phước Long. Hai bên Quốc Lộ là những khu rừng dày đặc bao phủ. Bao nhiêu xương máu đổ ra nơi nầy? Thế hệ sau, người đời sau có ai khi đi qua nơi nầy sẽ thấy “Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương! ”

Tôi không thể quên Bình Long, nơi tôi đã tham dự một trận đánh “long trời lở đất”, nhưng điều tôi vẫn nhớ hoài là Nghĩa Trang 81 Biệt Cách Dù, nơi tôi đã góp công xây dựng, chiến hữu của tôi vẫn còn nằm lại đó.

Nhìn chung, trong cả hai trận chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt (1945-54), và lần thứ hai (1960-75), miền Đông Nam phần là một chiến trường đẫm máu vì vùng nầy bao gồm: Bình Long, Phước Long, Phước Thành (một tỉnh đã bãi bỏ) có một vị trí chiến lược quan trọng. Vùng nầy cách Sài Gòn không xa, khoảng 100 cây số, tiếp cận với biên giới Việt Miên là con đường xâm nhập bộ đội và vũ khí của cọng sản từ xứ Chùa Tháp qua Việt Nam. Ngay sát trên biên giới nầy là mật khu Bùi Gia Mập.

Vì tính cách chiến lược đó, khoảng đầu năm 1965, một Căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt: Trại Đồng Xoài được thiết lập ở đây. Đây là một nút chặn quan trọng, có nhiệm vụ phát hiện hoạt động của cọng quân. Từ Đồng Xoài, chúng sẽ tấn công Bình Long? Sẽ tấn công Phước Long? Sẽ tiến xuống Trị An? Từ nơi nầy, chúng vượt qua Rừng Lá. Ngay phía Đông Rừng Lá là mật khu Mây Tàu, vùng Xuân Lộc, Long Giao, Phước Tuy, Đất Đỏ, có yên được không?

Quân Đoàn III, với ba Sư Đoàn 5, 18 và 25, không đủ sức “bao giàn” một vùng đất rộng lớn nầy, rừng núi trùng điệp bao phủ. Đằng sau nó, là vùng tiếp vận của ông Hoàng Xứ Miên.

Mặc dù, ngay từ đầu, Việt cọng phá rối, pháo kích, tấn công, cố nhổ cho được Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Xoài, nhưng căn cứ này vẫn đứng vững. Đồng Xoài đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến giải tỏa An Lộc, tồn tại đến tháng 4/ 1975.

Việt cọng thường chuyển quân, xuất phát từ Cambodia theo Tỉnh Lộ 748 ngang qua Bù Đốp và Tỉnh Lộ 741 ngang qua Bùi Gia Mập để vào lập căn cứ địa trong Khu Tam Giác của ba Thị Xã: Phước Long, Bình Long và Đồng Xoài. Bọn chúng thường tránh đụng độ với bất cứ đơn vị Quân Đội VNCH nào hoạt động ở đây. Về mặt chiến thuật, không lợi ích cho chúng, dù có thắng lợi chăng nữa. Bọn chúng dùng nơi đây để tăng gia sản xuất, ém quân, điều nghiên chiến trường và đắp mô trên các trục lộ để khủng bố, sát hại đồng bào, cùng ngăn chận sự chuyển vận binh sĩ của các đơn vị trú đóng tại địa phương.

Bốn Đại Đội 1, 2, 3 và 4 của Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta được C.130 của Quân Đội Hoa Kỳ chuyển vận đến Đồng Xoài. Từ căn cứ hành quân đóng cạnh một bìa rừng bên trái Quốc Lộ 13 và Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Xoài, các Toán Thám Sát Delta được Trực Thăng UH.1B bốc thả vào hoạt động trong khu vực nằm giữa ba Thị Xã này.

Khi các Toán Thám Sát Delta phát hiện các khu vực trồng sắn, bắp ở dưới các trũng đồi chạy dọc theo các con suối, và một khu nhà ở, nhà kho, thì Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù đã đưa Đại Đội 1 và 2 nhảy vào khai thác mục tiêu. Ở đây, Việt cọng đã dựng lên những ngôi nhà dưỡng quân, nuôi quân để chuẩn bị cho chiến trường ở Bình Long, Lộc Ninh hay Phước Long v.v… Bên cạnh các trại dưỡng quân là các nhà kho chứa ngô, khoai, sắn và phần nhiều là gạo. Gạo của Tàu cọng. Và dọc theo vài đường mòn lớn, cứ khoảng vài ba cây số đường rừng thì có một ụ muối, tựa như những gò mối, được lợp và bao phủ chung quanh bằng một loại lá giống như lá cây cọ, gọi là “Lá Trống Quân” để ngụy trang và che mưa rất kín đáo.

Quân Việt cọng ở đây là thành phần thương binh, có nhiệm vụ dưỡng thương và tăng gia sản xuất, cùng một số liên lạc viên trên đường đi đã dừng lại nghỉ quân, bọn chúng cố gắng phản công, bảo vệ kho tàng, nhưng làm sao có thể chống trả lại Biệt Cách Dù?

Ngoài một số tên bỏ mạng bị thương và bị bắt, số còn lại rút về hướng Tây trong vùng rừng núi Long Tân, Phú Riềng.

Nhìn những “tên lính sữa” mới thôi bú mẹ, tôi thấy xúc động. Hỡi các Bà Mẹ phía Bắc vĩ tuyến 17, các Mẹ có đau lòng chăng khi những đứa con chưa đủ lớn, đã bị bọn lãnh đạo ở Bắc Bộ Phủ đưa vào miền Nam làm bia đỡ đạn. Không ít những tên bị bắt là thương binh loại nhẹ. Còn những tên bất khiển dụng thì ở đâu? Chỉ một viên đạn AK, bọn lãnh đạo cọng sản bớt đi những vướng bận chiến trường. Tàn bạo như thế là cùng!!!.

(Phi Cơ C.130 đang chuyển Thám Sát Delta và
Tiểu Đoàn 91 BCD đến Phi Trường Đồng Xoài)

Khoảng hai tuần sau đó, Đại Đội 3 và 4 đổ quân xuống mạn Bắc Thị Xã Đồng Xoài, kế cận khu Lương Võ, cũng phát hiện một căn cứ địa có hầm trú ẩn và trạm xá. Tấn công vào đây, sát hại 10 tên địch, và hướng dẫn phi cơ oanh kích, hủy diệt toàn bộ căn cứ này.

Trong thời gian hành quân tại Thị Xã Đồng Xoài, sau lần cùng Đại Đội 4 nhảy vào khai thác mục tiêu, tôi tình nguyện về Trung Tâm Hành Quân Delta do Thiếu Tá Phan Văn Huấn là Chỉ Huy Trưởng. Tại nơi đây, tôi nhảy “thử gió” cùng Toán 1 Thám Sát Delta, Toán Trưởng là Thiếu Úy Phạm Phan Anh, bạn cùng Khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức với tôi.

(Delta Lê Đắc Lực & Phan Anh)

Nhảy thử gió là chuyến thâm nhập Toán lần đầu tiên khi về phục vụ Trung Tâm Hành Quân Delta.

Sĩ Quan mới về đơn vị sẽ đi theo thực tập (học nghề) với một cựu Toán Trưởng từng trải. Toán gồm 6 người, 02 là quân nhân Hoa Kỳ và 04 là Việt Nam. Thời gian hoạt động là 7 ngày, nhưng cũng tùy theo nhu cầu, nhiệm vụ, thời gian hoạt động cũng có thể rút ngắn hay gia tăng.

Thông thường chuyến thâm nhập thử gió may ít rủi nhiều, nên trước khi Toán lên đường xâm nhập, thường được các đồng đội tiễn ra tận trực thăng, xiết chặt tay cùng với lời nhắn nhủ rất kinh dị mà chân tình: “Đi nhớ trở về nghe mày!” và tiếp nối là những vẫy tay từ giã, hoặc cũng có thể là vĩnh biệt, cho đến khi trực thăng mất hút trong không gian mờ nhạt của trời chiều.

Sau lần thử gió, tôi đảm nhận Trưởng Toán 3 Thám Sát Delta, và cũng từ đó, trên bước đường quân hành vạn nẽo qua các chức vụ, tôi đã thâm nhập vào các Mật Khu của giặc cọng khắp 03 Vùng Chiến Thuật I, II, III như: Khe Sanh, Ba Lòng, Ashau, Khâm Đức, Ba Tơ, An Lão, Dakto, Tam Biên, Đồng Bò, Tô Hạp, Mõm Chó (Krek), Mây Tào, Đồng Xoài và Chiến Khu D, và cũng đã lập được ít nhiều chiến tích cho Đơn Vị.

Về sau, khi trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (Ngày 01 Tháng 8 Năm 1970), sau khi Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt giải tán, như là một truyền thống cố hữu, bất cứ một Sĩ Quan trong Liên Đoàn, được Đại Tá Phan Văn Huấn Chỉ Huy Trưởng, cất nhắc đảm nhận chức vụ Biệt Đội Trưởng, ngoài các chiến công, thì phải, đã, từng đảm nhận các chức vụ Trưởng Toán Thám Sát, Trung Đội Trưởng, Đại Đội Phó, Biệt Đội Phó các Biệt Đội Biệt Cách Nhảy Dù. Và cũng xuất phát từ truyền thống này mà hiệu năng tác chiến của Liên Đoàn được nâng cao, mang lại nhiều chiến công hiển hách, lẫy lừng, tạo nên uy danh cho Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trong Quân Sử Quân Lực VNCH và lưu truyền cho hậu thế.

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (6) – “Chiến khu” Ba Lòng

6)- “Chiến khu” Ba Lòng

 

“Đường đi khó, không khó…”

Bài học mạo hiểm ấy ám ảnh tôi không ít kể từ khi Ông Thầy dạy Việt Văn giảng bài học đó năm tôi học lớp Đệ Tứ, tại trường Bồ Đề, Huế.

Thật vậy, ra trường tôi đã chọn Nhảy Dù. Vậy mà thấy ông Đại Úy Lực Lượng Đặc Biệt trông ngon lành quá, tôi lại chọn đơn vị ấy. Từ ngày về Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù, cùng phối hợp hành quân với các Toán Thám Sát của Trung Tâm Hành Quân Delta, tôi lại muốn chuyển qua Delta. Là người tháo vát, năng động, mà lại còn ưa thích mạo hiểm, tôi nghĩ ý định này thật quá phù hợp.

Hành quân với Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù, thông thường mỗi cánh quân là cấp Đại Đội. Khi tấn công vào các mục tiêu, Đại Đội mới phân ra cấp Trung Đội để đảm trách vùng trách nhiệm nào đó. Không mấy khi hành quân cấp Tiểu Đội. Ngoại trừ trong biến cố Tết Mậu Thân, tại mặt trận Ngã Ba Cây Quéo, Cây Thị.

Nhảy Toán Delta thì khác, mà lại khác hẳn.

Mỗi Toán Delta chỉ có sáu “ngoe”, tiếng tôi thường nói đùa. Đó cũng là hình ảnh ngo ngoe mấy cái cẳng chân của con cua hay con kiến, con nhện. Sáu người trong Toán, hoạt động hổ tương cùng với nhau: thâm nhập, di chuyển, yểm trợ, cứu cấp khi có biến cố hữu sự, canh gác, đóng quân, phục kích và triệt xuất v.v… nhưng mỗi cá nhân là một sở trường chuyên môn, đã được huấn luyện thuần thục, để dễ dàng thực hiện mọi công tác, nhiệm vụ được giao phó.…

Tất cả là một sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hoàn chỉnh. Không có một sự phối hợp nào hoàn hảo hơn, chẳng qua là vì tính mạng. Tính mạng của mỗi người dính chặt với tính mạng của cả sáu người, kể cả 2 anh chàng Mẽo kềnh càng. Mỗi Toán 6 người, Toán nào cũng có 2 chàng là “Biệt Cách Mỹ” (Special Force).

Tôi làm Trưởng Toán 3 Delta. Lệnh lạc trong Toán phải thi hành nghiêm chỉnh, kể cả 2 anh bạn Đồng Minh. Tôi ra lệnh sao, họ làm y vậy.

Hành quân có 2 anh bạn Mỹ có nhiều cái lợi, nhất là mặt yểm trợ, cần thiết để tải thương, rút lui, oanh tạc địch, phá hủy mục tiêu: kho tàng, căn cứ địa..v..v… Họ gọi máy bay tới là có ngay. Nhưng anh nào cũng to lớn dềnh dàng, nên di chuyển trong rừng khó khăn, khó che dấu, dễ bị địch phát hiện. Khi nổ súng họ hay la to, bất lợi. Âm thanh có thể làm cho địch dễ suy đoán “phe ta” đông hay ít. Thỉnh thoảng tôi lưu ý về cá tính nầy, mấy “ổng” nói “OK! OK!” rồi nhe bộ răng trắng ra cười trừ, nhất là mấy anh đen, mặt thì đen mà răng lại trắng nhởn. Tuy nhiên về cá tính tinh thần họ không thua kém gì đồng đội đồng bào của tôi. Không những nhiệt tình mà tận tình với mọi người trong Toán.

Toán 3 Thám Sát của tôi nhận lệnh hành quân, địa điểm nhảy Toán là Mật khu Ba Lòng.

Mật khu Ba Lòng nằm về hướng Tây Nam của Tỉnh Quảng Trị. Hình như tôi nhớ không lầm Ba Lòng, nằm thu gọn giữa hai con sông Thạch Hãn và Đa-Krong, giao nhau ở hướng Tây Tây Nam của Xã Bông-Kho, hướng Tây Tây Bắc là Quốc Lộ số 9. Mật khu Ba Lòng trải dài từ hướng Tây Bắc xuống hướng Đông Nam. Ba Lòng! Sông cạn sâu như thế nào mà gọi là Ba Lòng, một tên gọi nôm na cụ thể hay có ý nghĩa gì khác?

Thời Đệ Nhất Cọng Hòa, Ba Lòng là một Quận thuộc Tỉnh Quảng Trị. Sau năm 1960, thực hiện ý đồ “chiếu cố miền Nam”, tức là đưa quân xâm lược Miền Nam Việt Nam, Ba Lòng trở thành một trở ngại chiến lược trên con đường xâm nhập vào Nam của Cọng sản Bắc Việt. Vì vậy, Việt cọng cố nhổ cho được khúc xương Ba Lòng nầy. Bấy giờ, sau khi chế độ Đệ Nhất Cọng Hòa sụp đổ, tình hình chính trị tại Saigon bất ổn, lợi dụng cơ hội đó, Việt cọng tấn công dữ dội vào Quận Ba Lòng, khiến Quận phải di tản, rồi xóa sổ, xem như giao Quận miền núi nầy cho Cọng sản tự do hoạt động. Phía Chính Quyền Miền Nam, chỉ còn giữ được Quận Hương Hóa, nhờ Quận nằm hai bên Quốc Lộ 9, con đường chiến lược, chúng ta không thể bỏ đi được.

Toàn bộ Trung Tâm Hành Quân Delta được bốc từ Nha Trang ra Phi Trường Ái Tử (Đông Hà). Từ đó, di chuyển lên Quận Hương Hóa ở phía Cùa, hay còn gọi là Tân Sở, căn cứ kháng chiến của Vua Hàm Nghi ngày trước, khi Nhà Vua chuẩn bị chống nhau với Pháp, mở đầu cuộc kháng chiến lâu dài…

Tin tức từ Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I cho biết có nhiều dấu hiệu hoạt động của Việt cọng trong khu vực mật khu Ba Lòng, Khe Sanh, Lao Bảo. Quân Đoàn cần biết đích xác đơn vị, quân số, mục đích của địch ở các vùng này. Đây là những khu vực chuyển quân, khí tài, lương thực của địch cho chiến trường miền Nam của chúng. Dĩ nhiên là trên đường mòn Hồ Chí Minh. Con đường nầy gặp khó khăn khi chúng phải vượt qua Quốc Lộ 9, là con đường nối từ Đông Hà, qua Cam Lộ, Khe Sanh, Lao Bảo, Pha-Lan, Chépone và chấm dứt ở Savanakhet.

Địch không có cách nào khác, dù sinh tử, Việt cọng phải cố sống cố chết vượt qua đường số 9 để vào chiến trường Miền Nam.

Nhận lệnh từ Trung Tâm Hành Quân xong, cầm trong tay tấm bản đồ, tôi lên trực thăng bay một vòng, quan sát để chọn bãi xâm nhập và triệt xuất trong khu vực Ba Lòng, nơi Toán sẽ hoạt động.

Chiều hôm sau, Toán 3 tôi trở lại Trung Tâm Hành Quân, trong một cái nhà tăng bằng vải dầu, dựng trên một khu đồi trọc, trong phạm vi Chi Khu Hương Hóa. Trước mặt là Trung Tá Phan Văn Huấn Chỉ Huy Trưởng, Trưởng phòng 2, Trưởng phòng 3, và các Toán viên, tôi trình bày kế hoạch hành quân với đầy đủ các chi tiết diễn tiến, thâm nhập, lộ trình, đối phó, mật lệnh, liên lạc, triệt xuất v.v… theo đúng chỉ thị đã được đề ra trong Lệnh Hành Quân và từ Đơn Vị Trưởng. Để thi hành nhiệm vụ, sau khi Toán được Trực Thăng UH.1B thả xuống bãi ở phía Nam vùng hành quân, Toán di chuyển thám sát về hướng Bắc, xong chuyển hướng Tây Bắc, trong chu vi 5 x 10 cây số mỗi bề của vùng mà Toán 3 đảm nhận.

Chỉ Huy Trưởng, các Trưởng Phòng đặt cho tôi một số câu hỏi, để nắm chắc mọi tình huống xảy ra mà Toán 3 có thể ứng phó được v.v…

Buổi trình bày kế hoạch chấm dứt, Toán 3 trở về nghỉ ngơi, kiểm soát lại lương thực, vũ khí, đạn dược để chuẩn bị lên đường ngay chiều tối hôm nay.

Nhu cầu thám sát trong rừng phía Tây của Tỉnh Quảng Trị, không chỉ một mình Toán của tôi đảm nhiệm. Khu vực núi non trùng điệp bên nầy Trường Sơn, bên kia là lãnh thổ Lào, sẽ có các Toán Thám Sát Delta khác nữa, hoạt động ở một số khu vực như: Lao Bảo, Làng Vây, Khe Sanh, với những nhiệm vụ nguy hiểm và hấp dẫn hơn, đó là phục kích bắt sống các cán bộ Việt cọng, không được gây thương vong, để mang về khai thác tin tức. Chúng sẽ cho những tin tức nóng hổi và hấp dẫn về tình hình địch hiện tại, hay địch sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Những Toán Thám Sát Delta được giao nhiệm vụ bắt sống địch quân, sau khi phục kích tóm được một tên Việt cọng nào, thì ngay tức khắc, Toán sẽ được trực thăng nhanh chóng vào vùng bốc đưa trở về căn cứ hành quân. Thời gian hoạt động các Toán Thám Sát, vẫn luôn là 7 ngày, nhưng có thể kéo dài hơn hay thu ngắn, tất cả tùy thuộc vào tình hình trận địa, chạm địch, thương vong hay bắt được tù binh.

Với đầy đủ súng đạn, khí tài cần thiết và 7 ngày lương khô, ngay trong chiều nay, Toán tôi được đổ xuống bãi đáp mà tôi đã chọn. Thời điểm đổ quân phải là lúc chiều tàn, khi sương lên nhiều và màn đêm đang từ từ phủ xuống, thời gian đó địch khó quan sát, và theo dõi. Bên cạnh đó, lại có mấy Trực Thăng khác đáp nghi trang thêm một vài nơi, khiến địch, dù có nghi ngờ, cũng không thể phát hiện được nơi chúng tôi đổ bãi.

Đổ bộ xuống bãi, Toán cấp tốc di chuyển theo phương hướng, lộ trình đã được trình bày kế hoạch. Toán tuyệt đối không bao giờ di chuyển trên các con đường mòn, vì để lại nhiều dấu vết, rất dễ bị phục kích và gặp phải nhiều mìn, bẫy. Rừng nhiệt đới, cây rừng to cao, tàng che kín trời. Mặt đất rậm rạp, cây nhỏ, cây mây, cây cọ, cây nứa, che kín, mịt mùng rất khó di chuyển. Toán len lỏi, chậm rãi, vạch lá, men theo sườn rừng, từng bước, từng bước để tránh gây tiếng động.

Sau khi rời xa vị trí xâm nhập, Toán dừng lại tìm chỗ nghỉ quân bên một gốc cổ thụ. Toán bố trí thành một vòng tròn, đầu hướng vào gốc cây, phòng khi đêm tối, bị địch bất ngờ tấn công, thì Toán sẽ phản ứng nhanh chóng về phía trước mà không tác xạ lầm nhau.

Tờ mờ sáng hôm sau, Toán tiếp tục vạch rừng theo hướng đã định mà đi. Cũng chẳng phát hiện được gì. Gần xế chiều, khi đổ xuống một triền núi, thì Toán gặp một con đường mòn chạy từ Tây sang Đông. Dấu tích để lại trên đường cho thấy địch đã có xử dụng. Men theo con đường mòn về hướng Đông, dĩ nhiên vẫn phải đi trong rừng, thêm một đoạn khá dài nữa, Toán lại gặp một con đường mòn lớn rộng khoảng 2 mét, chạy từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam cặp theo sông Đa-Krông. Trên đường cũng thấy dấu tích cũ của xe hơi, hình như đã lâu bọn địch không còn đi trên con đường nầy. Vậy thì chúng xử dụng đường nào? Đường nầy sát biên giới Lào Việt. Hay chúng vạch một đường mới bên phía Lào, khi thấy con đường bên phía nầy đã bị lộ, bị máy bay oanh kích nhiều lần?

Báo cáo mọi phát hiện về Bộ Chỉ Huy, Toán được lệnh tiếp tục di chuyển theo hướng đường mòn nhỏ đi về hướng Đông Đông Bắc. Khu vực hoạt động của Toán, trên phóng đồ hành quân là ở mạn Nam Ba Lòng. Chuyển theo hướng mới, nhìn trên tọa độ bản dồ, Toán tiến gần đến thượng nguồn sông Thạch Hãn và xa hơn là các Thôn Hải Lệ, Tân Lệ và Như Lệ.

Đêm đó, Toán dừng trú quân giữa rừng, lại quay vòng tròn, chia nhau ngủ và canh chờ địch. Sáng dậy, không thấy mặt trời, nhưng hướng Đông trời sáng hơn, chúng tôi lại đi theo hướng cũ . Khoảng trưa, Toán nghe tiếng người nói lao xao, nhưng không rõ âm thanh từng tiếng để biết họ nói gì. Tuy vậy, chúng tôi cũng đoán được đó là tiếng Bắc. Vậy là rõ, Bộ đội Cọng sản miền Bắc xâm lược. Toán dừng lại, núp kín trong rừng, im lặng tuyệt đối, nghe ngóng và quan sát. Không thấy được địch, chỉ nghe tiếng nói của nhiều người, phỏng chừng ít nhất là cấp Trung Đội đến Đại Đội. Tôi vội chuyển công điện báo cáo về Trung Tâm Hành Quân. Lệnh truyền cho Toán bám sát theo dõi địch quân.

Toán lại lên đường, di chuyển theo hướng đi của bọn chúng, đến gần chiều, nắng chưa tắt hẳn, thì Toán thấy địch đang đóng quân giữa rừng. Bọn chúng đang chuẩn bị ăn uống, tôi ngửi được mùi củi cháy. Quan sát kỹ hơn nữa qua ống nhòm, họ có làm bếp. Bếp của họ, có lò nấu đắp kín đất, có ba bốn ống khói mở ra như hình nan quạt. Đầu mỗi nan quạt, khói đang bay lên, nhẹ và loảng. Cách làm bếp như thế nầy là chia khói ra nhiều ngã, làm cho khói loảng đi, tan trong sương, trong không khí, Máy Bay Trinh Sát của ta khó phát hiện được. Đây đúng là một căn cứ tập trung quân của địch.

Tôi khẩn cấp báo cáo tình hình và tọa độ chính xác của địch về Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Ngay sau đó, chúng tôi được lệnh rút xa ra khỏi vị trí địch ít nhất là 1/2 cây số. Trực Thăng và Chiến Đấu Cơ sẽ tới oanh kích địch.

Nửa giờ sau, Toán tôi nghe rõ từng loạt đạn rocket bắn ra từ các trực thăng võ trang, rồi tiếp sau không lâu là những tiếng nổ kinh hoàng do các oanh tạc cơ Skyraider thả bom xuống đầu giặc. Trước bom rơi đạn nổ như vậy, tôi nghĩ khó hy vọng còn một tên Việt cọng nào sống sót. Và đúng như tiên đoán, sáng ngày hôm sau Toán tôi được lệnh trở vào vùng địch đóng quân để quan sát và báo cáo kết quả.

Thật là thảm khốc, cả một khoảng rừng trở thành bình địa, một vài nơi lửa còn bốc cháy âm ỉ, xác địch đếm được khoảng 15 tên, nằm chết ngổn ngang bên những bếp lửa, dưới những gốc cây hay rãi rác trong những hố sâu do bom cày xới. Có thể một số đã chạy thoát vì các dấu vết và các vật dụng rơi rớt của chúng đã để lại trên các lối mòn dẫn vào các hốc núi hay đổ xuống các bờ suối ven rừng.

Trưa hôm đó, Toán được phi cơ quan sát  L.19 bay lên vùng liên lạc, Toán đã sử dụng pano, kính chiếu để phi cơ xác định tọa độ và hướng dẫn đi đến bãi triệt xuất.

Theo hướng máy bay chỉ điểm, Toán đến một bãi tranh trống nằm trên sườn núi, chung quanh dày đặc rừng cây bao phủ. Toán bố trí đội hình và chờ đợi. Và chỉ một khoảng thời gian ngắn sau, một trực thăng UH.1B được sự yểm trợ của hai trực thăng võ trang khác đáp xuống chính xác giữa khoảng trống bãi tranh để bốc Toán đưa trở về lại Căn Cứ Hành Quân, chấm dứt 7 ngày hoạt động trong rừng sâu của Mật khu Ba Lòng.

Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (7) – Đức Cơ. “Đường đi chưa dứt”

7)- Đức Cơ. “Đường đi chưa dứt”

 

 

“…Trời thấp thật buồn,

Anh khách lạ. Đi lên đi xuống…” 

                                                          “Còn chút gì để nhớ”

Hướng Đông Đông Bắc Đức Cơ là Pleiku, khoảng cách chừng 60 cây số, tính theo đường chim bay. Hướng Bắc  Đức Cơ khoảng 30 cây số là Trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei-Djereng.

Toán 3 Thám Sát của tôi nhận nhiệm vụ xâm nhập hoạt động trong vùng dọc theo biên giới Miên Việt này. Đây là khu vực Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II quan tâm, và có nhu cầu nắm vững tình hình địch trong vùng lãnh thổ của Quân Đoàn.

Sau các trận đánh năm Mậu Thân, quân Cọng sản bị thương vong quá lớn, gần 60 ngàn, gồm binh lính, cán bộ. Bây giờ, mùa Hè năm 1969, quân Cọng sản đang bổ sung, tái trang bị, chuẩn bị cho một chiến dịch mới, có thể là Thu Đông 1969 – 1970.

Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta cùng Toán B.52 cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt và Phi Đội 281 Trực Thăng Hoa Kỳ, được đưa tới Pleiku. Bộ Chỉ Huy đóng bên ngoài khu vực phi trường Pleiku, trên một bãi đổ Trực Thăng, cách Biển Hồ về hướng Bắc 9 cây số.

Bây giờ không có thì giờ để đi thăm cái thành phố nhỏ, dù chỉ “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Trung Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng, cùng các Trưởng Ban 2, Ban 3 đã đi bay tìm hiểu thực địa. Ngày hôm sau, các Toán Trưởng Delta được gọi lên Trung Tâm Hành Quân, để nghe thuyết trình về tình hình địch, bạn và nhận lãnh sứ mệnh, tức là nhận vùng trách nhiệm của mình.

Khu vực Toán 3 nằm sát cạnh biên giới, có thể “vượt biên” nếu cần, dù bất hợp pháp vì vi phạm lãnh thổ nước bạn. Việc ấy không cần quan tâm. Chính Phủ Miên dung dưỡng Việt cọng, để địch dùng lãnh thổ Miên xâm nhập Miền Nam Việt Nam thì sao?

Cũng như thông lệ, sau khi nhận lệnh và phóng đồ Hành Quân xong, tôi lên trực thăng đi quan sát vùng hoạt động. Vùng nầy, việc đổ quân không khó, không phải vì thiên nhiên mà nhờ nhân tạo. Rất nhiều hố bom B-52, bom Napan và rãi rác các vùng cây trơ trụi vì thuốc khai quang, nên việc chọn bãi xâm nhập và triệt xuất chẳng mấy khó khăn…

Buổi chiều, cả Toán 3 lên Trung Tâm Hành Quân trình bày kế hoạch, nhận thêm các chỉ thị, hiệu lệnh và đặc lệnh truyền tin. Đặc lệnh thay đổi mỗi ngày nhằm bảo mật và dự phòng các trở ngại, bất trắc, nếu có v.v…

Trời tuy đã về chiều, nhưng ánh tà dương vẫn còn tỏ sáng, chiếc trực thăng UH-1B chở Toán hạ thấp trên mép bãi hố bom B.52 giữa rừng già. Nhanh như những con sóc, từ hai bên cửa, hai ông bạn Mỹ và bốn chúng tôi nhảy xuống lẩn khuất vào rừng. Máy bay lên cao, không một dấu vết còn lại, địch không thể ngờ.

Nhìn trên bản đồ, từ bãi đổ quân đến biên giới Việt Miên khoảng 2 cây số. Toán đi về hướng Tây. Núi rừng cao nguyên giống nhau, khe suối sâu, sườn núi dựng đứng. Toán cứ phải len lỏi giữa cây rừng mà đi. Đêm đó, Toán dừng chân nghỉ đêm trong một hốc núi đá, bên phần đất Nước ta.

Tờ mờ sáng, Toán thức dậy sớm, tiếp tục di chuyển về hướng Tây. Chưa được bao lâu là vào lãnh thổ Ông Hoàng Xứ Chùa Tháp.

Đi thêm một quãng, lội qua con suối cạn, Toán dừng lại lót dạ, hai bạn đồng minh trèo vượt qua mấy rừng cây, dốc núi coi bộ đã thấm mệt, ngồi bệt xuống đám lá khô, tựa lưng vào các gốc cây, mở bình đông uống nước ừng ực, mặt mũi dầm dề mồ hôi.

Đã hai ngày trôi qua, Toán đi dọc theo biên giới về hướng Bắc 360 độ, đúng theo lộ trình qui định suốt cả ngày, vượt qua hơn 2 cây số đường rừng, không phát hiện được gì. Trời càng về chiều, trong rừng càng tối om, Toán tìm chỗ kín đáo, đóng quân, một đêm nữa lại trôi đi…

Qua ngày mai, theo lệnh truyền đạt của Bộ Chỉ Huy Hành Quân, Toán đi về hướng Đông, trở lại phần đất của nước ta. Vùng trên này, núi cao, rừng rậm hơn, lại gặp phải cơn mưa dông đổ xuống dài giờ, nên đường dốc, ướt, đã khó trèo lại càng khó hơn, thêm phần bị đám vắt tung hoành, cứ đeo bám lên tay, đầu, cổ, phải lấy thuốc bôi để trừ khử bọn chúng, nên quãng đường đi cũng chỉ mới vượt qua biên giới chừng trên một cây số thì trời đã tối, Toán rẽ vào một đám rừng âm u, bố trí dừng quân qua đêm.

Sáng kế tiếp, trên lãnh thổ nước ta. Toán vẫn di chuyển theo hướng Đông. Chừng hai giờ sau, vừa đổ xuống một trũng rừng, lội qua một con suối, nước chảy róc rách, Toán đi xuôi theo dòng nước khoảng 200 mét, thì trông thấy một căn cứ địch, nằm gọn lỏn trong một rừng cây cao, cũng không cách xa bờ suối.

Căn cứ là mấy ngôi nhà dài, bọn Việt cọng thường gọi là “lán trại”. Nhà lợp lá, dưới những tàng cây lớn và cao, máy bay trinh sát khó phát hiện. Tiến đến gần hơn, quan sát kỹ địch tình như thế nào?

Té ra, căn cứ đã bị bỏ hoang!

Tại sao địch bỏ hoang?

Tôi tự hỏi.

Bị ta phát hiện hay nhu cầu không còn nữa. Tết Mậu Thân, chết biết bao nhiêu mạng, lán trại cho ai ở nữa? Nhìn qua phía trái, tôi chợt thấy có mấy ngôi mộ, chôn cất sơ sài trên con đường từ căn cứ đi xuống hướng suối.

Chuyện mồ mả trong rừng không lạ gì với tôi. Nhưng mấy trận đụng độ gần đây, bắt một số tù binh địch, chúng tôi thấy lính tráng Cọng sản còn con nít quá, nghĩa là chúng chưa tới 18 tuổi. Tuổi chúng 15, 16 là nhiều. Nghe lời khai của chúng tôi thấy tội nghiệp hơn là tức giận.

Hao hụt quá lớn ở chiến trường Miền Nam, Cọng sản phải tăng quân nhưng hạ tuổi. Trước Mậu Thân, thanh niên miền Bắc đủ 18 tuổi mới bị bắt thi hành cái gọi là “nghĩa vụ quân sự”. Gọi là nghĩa vụ nhưng lại bắt buộc thi hành. Sau Tết Mậu Thân, để đủ quân số chi viện cho Miền Nam, “đảng và nhà nước” Cọng sản Hà Nội phải “vay tuổi thanh niên”. Vay 2 tuổi, (tức 16 tuổi là đủ để thi hành “nghĩa vụ”), có nơi vay 3 tuổi (tức là mới 15 tuổi).

Đã vay thì phải trả. Đảng và Nhà Nước vay thì bao giờ trả? Hay vay mà không trả! Trả bằng gì? Chữ nghĩa Cọng sản hay thật. Nói càng hay thì lường gạt càng dễ.

Trên đường rút lui xa căn cứ, tôi cứ vẩn vơ suy nghĩ về mấy tên lính con nít cọng sản xâm nhập nầy. Biết đâu những ngôi mộ kia là nơi bỏ xác của những thằng lính con nít ấy.

“Mẹ già lên núi, tìm xương con mình!” Đúng là Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn chẳng biết gì cả, ngồi ở thành phố mà nói mò. Đây là Vùng Tam Biên, Mẹ già lên tới Pleiku, Kontum thì Mẹ không còn hơi mà đi nữa, làm sao tới được chỗ hùm beo nầy. Con của Mẹ chết ở đó thì nằm lại đó, nơi khỉ ho cò gáy này muôn đời đó Mẹ ơi!!!

Toán vẫn hướng Đông thẳng tiến! Chưa tới một cây số, lại gặp đường mòn, không phải một đường mòn từ Đông sang Tây mà còn có một con đường mòn khác, bắt đầu từ con đường mòn nầy đi lên hướng Bắc, hướng Trại Lực Lượng Đặc Biệt Plei-Djereng.

Tới quá trưa, đang mò ra quan sát đường mòn, thì súng nổ. Địch bên kia đường trông thấy chúng tôi nên chúng nổ súng. May mắn không ai bị thương tích gì, Toán nhanh chóng rút vào sâu trong rừng ẩn núp nghe ngóng. Một lúc lâu, không thấy động tỉnh gì, Toán đi chếch lên hướng Bắc một khoảng xa, xong lần ra lại con đường mòn thì rõ mồn một, các dấu vết xe hơi, dấu chân người di chuyển còn hằn rõ nét trên mặt đường. Toán cấp báo về Trung Tâm Hành Quân và nhận được lệnh tiếp tục theo dõi.

Đêm ấy lại ngủ trong rừng già.

Con đường mòn chạy từ Nam lên Bắc, Toán lần theo hướng Bắc mà đi. Mới vừa cho Toán dừng lại, mở tấm bản đồ để xác định tọa độ điểm đứng, thì bất thần tao ngộ chiến một lần nữa. Địch từ trên dốc cao đang đi xuống, không ngờ lại đi ngay vào chỗ Toán dừng quân. Không chần chờ, hai ông Mỹ theo phản ứng tự nhiên hô to:

“Beaucoup vi-xi” và bắn xối xả, một hai tên địch ngã xuống, đám còn lại tản ra núp vào các gốc cây, gò mối, chống trả lại.

Quân số địch phỏng chừng một Trung Đội. Phía chúng tôi có sáu người, Hạ Sĩ Bông Toán viên vừa bị trúng thương ở cổ tay, nhưng vẫn còn chiến đấu được.

Địch không ngưng tiếng súng, vừa bắn, vừa  hô  bằng giọng Bắc kỳ: “Hàng sống, chống chết. Hàng sống chống chết”. Tôi nghĩ thầm: “Đ. mẹ! chống chết, hàng cũng chết”.

Trước tình thế này, Toán theo ám lệnh của tôi, tuần tự tháo lui, leo lên một đồi thấp kế cận bố trí ẩn núp, án binh bất động, đồng thời cùng hai bạn Mỹ, liên lạc về BCH/ Hành Quân để báo cáo sự tình và xin không yểm.

Trên bầu trời, không bao lâu sau đó, đã thấy hai trực thăng UH.1B vần vũ. Trung Tâm Hành Quân nắm rõ được tình hình. Qua máy truyền tin, Trung Tá Phan Văn Huấn, lệnh cho Toán chiếu kính và pano để xác định vị trí, rồi hướng dẫn Toán phải nhanh chóng triệt thối về hướng Đông Đông Bắc, khoảng 200 mét, ở đó có một bãi tranh, nằm yên đó, chờ để triệt xuất.

(Triệt xuất các Toán Thám Sát Delta)

Toán đi được một chặng đường thì thấy hai chiếc Trực Thăng Gunship bay đến, đảo vòng vòng rồi thay nhau xả súng liên tục, dữ dội từng tràng đạn đại liên xuống vị trí Toán chạm địch vừa qua.

Gunship vừa đi thì một phi tuần Skyraider lại xà xuống oanh kích, từng khối lửa bùng lên, sáng rực cả trời chiều. Chắc hẳn là chẳng còn một mống vẹm nào có thể sống sót được.

Chiếc Trực Thăng UH.1B tròng trành đôi ba lần, rồi đáp xuống bãi tranh. Toán ùa ra, lao nhanh lên phi cơ. Chiếc trực thăng cất cánh bay vút lên trời cao, xa dần, xa dần hướng mặt trời lặn, còn le lói vài tia sáng yếu ớt, đang từ từ mờ nhạt trong buổi chiều tà.

Trên đường về, đúng là vui như Tết. Hai lần “tao ngộ” mà chúng tôi vẫn bình an!

Cảm ơn Trời Phật!

No comments:

Post a Comment