Cựu tù
nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh bị chặn tại sân bay Nội Bài, bị tịch thu hộ chiếu
và an ninh làm việc, không cho xuất cảnh sang Áo để thăm mẹ đang bị bệnh nặng.
Đây là trường hợp mới nhất công dân bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam. Vì sao an
ninh lại hành xử một cách tùy tiện như thế?
Người chứng kiến
Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức là người đưa Đỗ thị Minh Hạnh ra sân bay
vào sáng ngày 3 tháng 9 đề sang Áo theo thị thực nhập cảnh được đại sứ quán nước
này cấp, vào lúc 11 giờ 30 trưa kể lại sự việc:
Sáng nay vào lúc 7:45 phút, Đỗ thị Minh Hạnh theo hộ chiếu để đi Áo thăm bà mẹ
là bà Trần thị Ngọc Minh bị ba lần mổ ở bên đó ( bà Minh cũng rất mong mỏi được
gặp mặt con sau khi ra tù). Ba tuần nay Minh Hạnh đã xin được visa của Áo, đồng
thời cũng đã gặp các đại sứ quán như Na Uy, Đức, Áo, Hoa Kỳ ở Hà Nội vì trước
đây họ cũng quan tâm đến tình hình của Minh Hạnh.
Đến sân bay, hàng hóa gửi sang cho mẹ đều được kiểm tra hết rồi; khi Minh Hạnh
vào cổng số 2 là cổng hải quan thì họ bắt giữ Minh Hạnh. Họ thu hộ chiếu và giữ
Minh Hạnh tại An ninh Sân bay- phòng Xuất nhập cảnh ở Hải quan Sân bay Nội Bài
Trương Minh Đức
Đến sân bay, hàng hóa gửi sang cho mẹ đều được kiểm tra hết rồi; khi Minh Hạnh
vào cổng số 2 là cổng hải quan thì họ bắt giữ Minh Hạnh. Họ thu hộ chiếu và giữ
Minh Hạnh tại An ninh Sân bay- phòng Xuất nhập cảnh ở Hải quan Sân bay Nội Bài.
Lúc đầu Hạnh còn điện thoại ra được, nhưng sau đó nghe nói họ chuyển Hạnh sang
một phòng khác trong sân bay đó để họ thẩm vấn. Từ đó chúng tôi không liên lạc
được với Minh Hạnh và đến giờ phút này cũng chưa biết được tin tức của Minh Hạnh
ra sao.
Đây là việc làm ngăn chặn những người đấu tranh như Minh Hạnh là người hoạt động
công đoàn vừa ra khỏi nhà tù mà không bị quản chế. Đây cũng là quyền đi lại của
công dân, đi theo visa hợp pháp chứ không phải đi trốn tránh gì hết. Nhưng nhà
cầm quyền Việt Nam họ luôn ngăn chặn điều này để làm khó khăn cho những người đấu
tranh trong nước, và đây cũng không phải là lần đầu tiên.
Nhận định về lý do
Tính đến lúc này có chừng 40 công dân Việt Nam là những nhà hoạt động xã hội bị
cấm xuất cảnh. Trong số này có blogger Nguyễn Lân Thắng, anh cho biết nguyên
nhân an ninh không cho những người như anh đi ra nước ngoài dù đã được nước sở
tại cấp thị thực nhập cảnh:
Tôi nghĩ rằng việc cấm chị Minh Hạnh xuất cảnh, tịch thu visa cũng là tình hình
chung của tất cả những người hoạt động xã hội ở Việt Nam. Việc này rất phổ biến
đối với kể cả những người ‘danh tiếng’ như Hạnh cũng như những người trẻ chưa
có tiếng tăm gì. Đây là chính sách chung của an ninh đối với tất cả mọi người.
Tôi nghĩ rằng việc chặn bắt, tịch thu hộ chiếu tất cả những việc đó nhằm mục
đích trấn áp tất cả những hoạt động mà chính quyền họ không ưng
blogger Nguyễn Lân Thắng
Tôi nghĩ rằng việc chặn bắt, tịch thu hộ chiếu- tất cả những việc đó nhằm mục
đích trấn áp tất cả những hoạt động mà chính quyền họ không ưng.
Cách hành xử tùy tiện
Theo anh Nguyễn Lân Thắng thì hành xử của chính quyền Việt Nam rất khó hiểu và
mang tình tùy tiện:
Thực ra chính sách, quan điểm của an ninh Việt Nam cũng như của các bộ phận
khác trong chính quyền Việt Nam không phải là thống nhất. Điều này phụ thuộc
vào vùng miền, phụ thuộc vào thời điểm, phụ thuộc vào chính bản thân nhóm nào
ra quyết định. Cho nên đó là một sự phản ứng không đồng bộ, đôi khi thế này,
đôi khi thế kia. Họ thay đổi bất thường và điều đó khó có thể biết tại làm sao?
Thiếu nhân đạo
Còn theo nhà báo Trương Minh Đức thì bản thân cô Đỗ thị Minh Hạnh hiện đang phải
chữa bệnh phụ khoa, nhưng vì tình cảm đối với người mẹ cũng đang trải qua phẫu
thuật chữa những chứng bệnh nặng nên phải cố xin Áo cấp vi sa để sang thăm và
chăm sóc mẹ. Nước Áo cũng vì nhân đạo mà cấp visa cho cô, trong khi đó thì phía
Việt Nam lại ngăn không cho cô lên đường:
Tôi cũng vừa biết Minh Hạnh sau khi ra tù cũng mang nhiều chứng bệnh, trong thời
gian biết mẹ bệnh thì bên này Minh Hạnh cũng bệnh chứ không phải khỏe. Cô bị bệnh
phụ khoa phụ nữ. Khi xin visa, đợt trước 2 tuần, Minh Hạnh ra điều trị tại Bệnh
viện Đa Khoa Hà Nội. Sau đó Minh Hạnh trở vào Sài Gòn để gặp gỡ một số anh em ở
phía Bắc vào để tham dự phiên tòa chị Bùi thị Minh Hằng và hai người bạn ở Đồng
Tháp. Phiên tòa xong thì Minh Hạnh ra lại Hà Nội vào ngày 27 và chờ cho đến
ngày 3 để lên máy bay đi thăm mẹ. Đợt hai này Minh Hạnh cũng phải đến Bệnh viện
Đa Khoa Hà Nội để chữa bệnh.
Đây là việc làm mà tôi thấy đối với một cô gái nhỏ bé như thế rất là tội nghiệp.
Đến lúc này chính quyền Việt Nam vẫn ngăn cản việc này, tôi thấy là việc làm
không có nhân đạo chút nào hết
nhà báo Trương Minh Đức
Đây là việc làm mà tôi thấy đối với một cô gái nhỏ bé như thế rất là tội nghiệp.
Đến lúc này chính quyền Việt Nam vẫn ngăn cản việc này, tôi thấy là việc làm
không có nhân đạo chút nào hết.
Khó khăn trong đòi hỏi quyền
Blogger Nguyễn Lân Thắng khẳng định dù bị tước quyền xuất cảnh nhưng những người
như anh tiếp tục lên tiếng đòi hỏi quyền được đi lại của công dân dù rằng công
việc này ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn:
Hiện tại cũng có nỗ lực của nhiều nhóm xã hội dân sự khác nhau, để tuyên truyền
về quyền con người, rồi những vấn đề tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do thông
tin; thế nhưng điều quan trọng là thay đổi nhận thức trong xã hội còn rất chậm
chạp. Bởi vì sự lạc hậu của Việt Nam về những vấn đề quyền con người.. Điều đó
không thể một sớm một chiều mà có thể tác động được.
Và những nhóm nhân quyền, những nhóm hoạt động cho quyền con người đó chỉ thực
sự thành công khi mà có thể lay chuyển đám đông lớn trong xã hội ủng hộ họ.
Cho đến bây giờ có thể có rất ít những người ngấm ngầm ủng hộ nhưng cũng vì
‘cơm áo, gạo tiền’, cũng vì những cái vướng víu nên chưa thể ra mặt để ủng hộ
những hoạt động đó.
Hiện tại ở Việt Nam, trong đấu tranh tồn tại hằng chục các hội, nhóm khác nhau.
Việc lập hội, lập nhóm, sự tuyên bố rất dễ dàng; nhưng thực chất là những hội
‘hữu danh, vô thực’ chứ không có nhiều hội có khả năng hoạt động để có thể tổ
chức, để có thể làm những hành động phản kháng nào đó.
Cái khó nhất ở Việt Nam là văn hóa tổ chức, văn hóa hợp tác, làm việc nhóm rất
thiếu. Cho nên sự lên tiếng và hành động của các hội nhóm còn rất hạn chế.
Trong thời gian vừa qua một số người sau khi ra nước ngoài về đã bị an ninh chặn
lại làm việc ở sân bay, rồi tịch thu hộ chiếu của họ. Một số người khác như trường
hợp cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh trong ngày 3 tháng 9, chưa ra nước
ngoài bao giờ nhưng khi đến sân bay thì bị an ninh chặn lại không cho xuất cảnh.
Ngoài 40 người từng gặp trở ngại với phía an ninh trong việc xuất nhập cảnh,
tin cho biết danh sách những người bị cấm xuất cảnh như thế tại Việt Nam hiện
nay lên đến cả vài ngàn người.
NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN, CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ ĐỖ THỊ MINH HẠNH BỊ TẠM
GIỮ TẠI PHI TRƯỜNG NỘI BÀI
Vào khoảng
8 giờ sáng ngày 3 tháng 9, cô Đỗ thị Minh Hạnh đang làm thủ tục xuất cảnh tại
phi trường Nội Bài thì công an xuất nhập cảnh đã tịch thu hộ chiếu và cho biết
cô bị cấm xuất cảnh. Qua cuộc điện đàm vội vàng với thông tín viên Tường An của
Đài Á Châu Tự Do, cô cho biết:
“Cơ
quan xuất nhập cảnh đòi giữ ở đây, không cho ra ngoài. Cục xuất nhập cảnh…
không được đi, không được ra nước ngoài... Công an Lâm Đồng đề nghị công an xuất
nhập cảnh không cho con ra khỏi nước Việt Nam“.
Mẹ của
cô Đỗ Thị Minh Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh, sau những chuyến đi dài vận động
cho con, trở về Áo bà bị bệnh nặng, bắt đầu nhiễm trùng từ răng, miệng,
nhưng do bị tiểu đường nhẹ nên đã lan đến mắt và não. Ngày 25/7 vừa qua
bà phải vào bệnh viện tại Áo cấp cứu và trải qua 3 cuộc giải phẩu. Theo lời gia
đình cho biết, sau 28 ngày nằm bệnh viện, bà đã trở về nhà để hồi sức trong khi
chờ đợi trở lại bệnh viện để bác sĩ chạy tim do chứng đông máu.
Cơ quan
xuất nhập cảnh đòi giữ ở đây, không cho ra ngoài. Cục xuất nhập cảnh… không được
đi, không được ra nước ngoài... Công an Lâm Đồng đề nghị công an xuất nhập cảnh
không cho con ra khỏi nước Việt Nam
cô Đỗ
thị Minh Hạnh
Cách
đây hơn 1 tháng , Cô Minh Hạnh đã đến Trà Vinh để yêu cầu trả lại hộ chiếu mà
cơ quan này giữ khi bắt cô vào năm 2010. Sau đó, cô được toà đại sứ Áo cấp visa
đi Áo trong vòng 46 ngày vì lý do nhân đạo để thăm Mẹ đang bệnh nặng. Cô Hạnh
nói
“ Bây
giờ Mẹ đang nằm để chuẩn bị mổ nữa , thì bên Áo vì lý do nhân đạo nên Áo
đã cấp visa cho để qua thăm Mẹ, nhưng không biết vì lý do làm sao mà họ không
cho”
Dù đã
có visa nhưng cô Hạnh không hiểu tại sao công an xuất nhập cảnh không cho đi,
cô nói:
“Dạ, chỉ
nói là bên công an Lâm Đồng không cho xuất nhập cảnh mà không có cho cụ thể nào
hết. Bây giờ không cho nghe điện thoại, không cho nghe điện thoại cô ơi…”
Cuộc điện
đàm bị cắt đứt nửa chừng và sau đó, gia đình, bạn bè, không một ai liên lạc được
với cô Minh Hạnh.
Dạ, chỉ
nói là bên công an Lâm Đồng không cho xuất nhập cảnh mà không có cho cụ thể nào
hết. Bây giờ không cho nghe điện thoại, không cho nghe điện thoại cô ơi…
cô Đỗ
thị Minh Hạnh
Cũng
xin nhắc lại, cô Đỗ thị Minh Hạnh bị bắt ngày 23/2/2010 và bị kết án 7 năm tù
trong phiên toà sơ thẩm ngày 26/10/2010 tại Trà Vinh cùng với anh Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng ( 9 năm tù) và anh Đoàn Huy Chương (7 năm tù) vì đã tổ chức
đình công cho công nhân hảng giầy Mỹ Phong tại Trà Vinh.
Ngày 26
tháng 6 vừa qua, cô Đỗ thị Minh Hạnh được đặc xá và không bị quản chế. Sau khi
lấy lại được hộ chiếu và có visa, Hạnh mua vé máy bay hảng hàng không Aeroflot
của Nga để sang thăm Mẹ từ ngày 3/9 đến ngày 18/10. Nhưng sáng ngày 3/9, cô đã
bị công an xuất nhập cảnh ngăn lại lúc đang làm thủ tục xuất cảnh. Mẹ cô, bà Ngọc
Minh, hiện vẫn phải thở bằng ống dưỡng khi nơi cổ và không nói chuyện được đã
ngất xỉu khi nghe tin con mình bị chặn lại ở phi trường.
Cô Minh
Hạnh đã bị giữ nhiều tiếng đồng hồ ở sân bay Nội Bài dưới sự canh gác nghiêm ngặt
của công an. Những công an này mặc thường phục và trong đó có một công an đã từng
làm việc với Hạnh trong trại giam Thanh Xuân trước đây.
Công an
xuất nhập cảnh đòi chở Hạnh về Hà Nội rồi thả nhưng Hạnh không bằng lòng, nói rằng
sao không thả tôi ngay tại sân bay Nội bài mà chở về Hà Nội ?
Khoảng
1 giờ trưa, giờ Việt Nam, Hạnh có liên lạc được ra ngoài và sau đó thì
không ai nhận được tin tức gì của Hạnh nữa. Đến 4 giờ chiều cùng ngày, mọi người
vẫn còn đang tụ tập trước sân bay Nội Bài chờ tin cô Đỗ thị Minh Hạnh.
No comments:
Post a Comment