Trong những ngày đầu năm 2018, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bất ngờ nhờ nhà
văn Nguyễn Quang Lập công bố lá thư chứa những dòng tâm sự về cuộc chiến tết
Mậu Thân ở Huế. Ông Tường đã nhờ con gái qua nhà nhà văn Nguyễn Quang Lập mời
ông qua, và tin cậy trao lá thư này cho nhà văn Nguyễn Quang Lập với mong muốn
được công bố trước giao thừa.
Ông Tường là cán bộ hoạt động trong phong trào sinh viên ở Huế,
về sau thoát ly lên rừng tham gia kháng chiến. Sau năm 1975, có lúc ông làm Chủ
tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên. Dĩ nhiên ông là đảng viên Đảng cộng
sản.
Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật.
Là một người được coi là lãnh đạo phong trào quần chúng nổi dậy
ở Huế trong tết Mậu Thân, năm nay 81 tuổi, ông nhìn nhận có nhiều sai lầm như
bức thư của ông dưới đây:
“ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những
tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động
giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm
không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm
chiến tranh cách mạng”.
Về phần nhà văn Nguyễn Quang Lập ông nhận định như sau:
“Với tôi, câu chuyện Mậu thân Huế 68 vẫn còn và còn mãi cho tới khi nào Nhà nước chính thức công bố sự thật nửa thế kỉ qua hoặc một uỷ ban điều tra quốc tế được thành lập để làm rõ trắng đen, còn câu chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường có dính mậu thân Huế 68 hay không đã chấm dứt kể từ khi anh Tường cho công bố bài viết này”.
Về phần nhà văn Nguyễn Quang Lập ông nhận định như sau:
“Với tôi, câu chuyện Mậu thân Huế 68 vẫn còn và còn mãi cho tới khi nào Nhà nước chính thức công bố sự thật nửa thế kỉ qua hoặc một uỷ ban điều tra quốc tế được thành lập để làm rõ trắng đen, còn câu chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường có dính mậu thân Huế 68 hay không đã chấm dứt kể từ khi anh Tường cho công bố bài viết này”.
Dĩ nhiên đây là góc nhìn riêng của ông Tường. Có thể những người
trong cuộc khác sẽ không công nhận cuộc chiến tết Mậu Thân là sai lầm.
“Riêng với tôi, đồng ý với nhà văn Nguyễn Quang Lập là cần sự
công bố của nhà nước về cuộc chiến Mậu Thân một cách thẳng thắn. Trong lịch sử,
Cụ Hồ cũng đã từng công nhận sai lầm của Cải cách ruộng đất đó thôi. Công nhận
sai lầm trong quá khứ cũng là một thái độ đáng trân trọng đối với một chính phủ
ở một đất nước tôn trọng sự thật lịch sử.”
Sau đây là toàn văn bức thư của ông Tường cùng video ông Tường
dẫn theo bức thư.
“Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà
con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn
những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và
bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài
viết này không dành cho họ.
Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968.
Vậy xin thưa:
Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968.
Vậy xin thưa:
1. Mậu Thân 1968 tôi không
về Huế. Tôi, Tiến Sỹ Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu
trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái
(Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên) - để đón các vị trong Liên Minh Các
Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn
Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm…lên chiến khu. Mồng 4 tết tôi được
ông Lê Minh (Bí thư Trị- Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông
Lê Minh báo là “tình hình phức tạp” không về được. Chuyện là thế. Tôi đã trả
lời ở RFI, Hợp Lưu, Báo Tiền Phong chủ nhật… khá đầy đủ. Xin không nói thêm gì
nữa.
2. Sai lầm của tôi là nhận
lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình”
trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi
là kẻ ngoài cuộc.
Tôi xác nhận đây là link clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn:
Tôi xác nhận đây là link clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn:
https://www.youtube.com/watch?v=MaNr16RDrzQ
Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ...Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968”.
Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ...Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968”.
Tôi đã nói rồi, nay xin
nhắc lại:
“Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là
một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi
khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải
gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu
Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc,
và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.”
3. Từ hai sai lầm nói trên
tôi đã tự rước hoạ cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người
dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và
qui kết tôi như một tội phạm chiến tranh.
Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn
lần xin lỗi.”
Sài Gòn, ngày 01 tháng 02
năm 2018
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
No comments:
Post a Comment