Tượng Thần Tự Do được người Mỹ nói
chung và người dân New York nói riêng coi là biểu tượng đáng tự hào của họ. Đó
là pho tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn vào loại nhất thế giới. Tượng cao
46m, nặng 204 tấn được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m tại một cù lao nhỏ nhìn
ra cảng New York.
Nữ Thần Tự Do là quà tặng của nước
Pháp cho nước Mỹ.
Ít ai biết, tượng Thần Tự Do là tác phẩm của các nhà kiến trúc, điêu khắc Pháp thế kỷ 19. Năm 1875, chính phủ Pháp đã đặt hàng kiến trúc sư Bartholdi một bức tượng để tặng cho chính phủ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ.
Ít ai biết, tượng Thần Tự Do là tác phẩm của các nhà kiến trúc, điêu khắc Pháp thế kỷ 19. Năm 1875, chính phủ Pháp đã đặt hàng kiến trúc sư Bartholdi một bức tượng để tặng cho chính phủ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ.
Bartholdi bắt tay vào công việc này từ
năm 1875, một năm trước lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ.
Nhưng ông không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông đã phải sang Mỹ vài
lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New York. Bức tượng có
cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn pha của cảng. Như vậy pho
tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng cánh tay giơ bó đuốc
đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m,
riêng cái miệng rộng 1m.
Phải mất gần 10 năm, Bartholdi mới hoàn thành công trình tượng thần tự do khổng lồ với khối lượng 204 tấn này. Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 công-ten-nơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng ở New York được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu.
Phải mất gần 10 năm, Bartholdi mới hoàn thành công trình tượng thần tự do khổng lồ với khối lượng 204 tấn này. Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 công-ten-nơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng ở New York được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu.
Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của
các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ, tấm khăn phủ tượng Thần Tự Do được long trọng
kéo xuống. Một trăm năm sau, năm 1986, người Mỹ cùng với tổng thống R.Reagan đã
kỷ niệm trọng thể 100 năm tượng Thần Tự Do.
Bên cạnh tượng Thần
Tự Do khổng lồ được trao tặng cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một
phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông
Seine. Đồng thời, cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của
pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội Chợ
Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu
Nghị Việt – Xô) năm 1887. Nghĩa là cách đây hơn 125 năm, Việt
Nam chúng ta cũng đã có một tượng Nữ Thần Tự Do. Nhiều người hẳn còn ngỡ ngàng
trước thông tin này?
Vị trí đầu tiên tượng Nữ Thần Tự Do đứng,
hay còn gọi là Bà Đầm Xòe, chính là nơi đặt tượng đài vua Lý Thái Tổ bây giờ.
Tượng Nữ Thần Tự Do tại hải cảng
New-York trên đảo Liberty phía nam đảo Ellis là một món quà đặc biệt của Pháp tặng
Hoa Kỳ và được chính thức khánh thành ngày 28 tháng 10, 1886, sau hơn hai năm
thực hiện tượng cùng làm chân đài, để kỷ niệm lễ độc lập ngày 4 tháng 7 1884 của
Hoa Kỳ. Người thực hiện là điêu khắc gia Frédéric Auguste Bartholdi. Tượng đúng
ra mang tên “Tự do Soi Sáng Thế giới” với biểu hiệu tượng là một người phụ nữ mặc
áo choàng rộng đại diện cho Nữ thần La mã mang tên Libertas, đầu đội vương miện
có bẩy tia dài và nhọn tượng trưng cho nguồn sáng tỏa chiếu ra khắp bẩy đại
dương (7 đại dương hiểu theo nghĩa hiện đại là: Pacific Ocean, Atlantic Ocean,
Indian Ocean, Artic Ocean, Mediterranean Ocean, Caribbean Ocean, và Gulf of
Mexico) và bẩy châu (7 châu: Africa, Antarctica, Asia, Australia, Europe, North
America, and South America), tay phải giơ cao một bó đuốc, trong tay trái ôm một
tấm bảng có ghi ngày độc lập Hoa Kỳ (July 4, 1776). Tượng cao 46 m (151 feet).
Dưới chân tượng có sợi xích sắt chặt đứt đoạn hàm ý chống lại ách nô lệ. Tượng
là một biểu tượng cho Tự do và cho Hợp Chủng Quốc: một dấu hiệu đón chào tất cả
những người di dân từ khắp nơi đến đất hứa.
Khi làm tượng Nữ thần, ngoài tượng
chính, và một phiên bản gốc kích thước cao hơn 11 m (37 ft 9 inches) đặt ở trên
đảo Grenelle, sông Seine, Paris, Bartholdi có làm một số phiên bản gốc nhỏ có
kích thước cỡ 2.85m (chiếm tỷ lệ 1/16 so với tượng chính), trong số đó, một bản
đặt trong vườn Luxembourg, Paris, và một phiên bản nhỏ cùng cỡ được cho lên tàu
mang sang Việt Nam để dự tham dự Hội Chợ Đấu Xảo (Triển Lãm) Hà Nội (nay là
Cung văn hóa Hữu Nghị Việt – Xô) vào năm 1887.
Lý do sau khi chinh phục được vùng
Đông Dương, và có Hòa ước Patenôtre vào năm 1884 (hòa ước Giáp Thân 1884),
chính phủ Pháp muốn tổ chức một cuộc đấu xảo/triển lãm (thời đó hai chữ đấu xảo
được hiểu theo nghĩa là triển lãm). Địa điểm là một khu đất cỏ trống rộng, nơi
thường được tổ chức thi Hương vào những nãm có cuộc thi. Cuộc triển lãm có mục
đích phô trương sự văn minh, kỹ thuật tân tiến của Pháp cùng ý đồ “khai hóa”,
mang ánh sáng văn minh soi sáng dân thuộc địa qua tượng “Tự Do soi sáng Thế giới”.
"Bà đầm Xòe" đứng trên nóc tháp Rùa và
nhà thờ Lớn bên góc phải.
Sau cuộc triển lãm năm 1887, khu đất
trống phải trả lại cho trường thi Hương diễn ra cứ bốn nãm một lần, tượng được
hội Bắc kỳ tương tế (Fraternite Tonkinoise) mượn tạm để khánh thành trụ sở, sau
đó tượng được Pháp trao lại cho cho chính quyền Hà Nội, Việt Nam, và được mang
đặt tại quảng trường bốn tòa nhà, nơi có một vườn hoa mới làm giữa bốn tòa nhà
được dùng làm tòa Thị chính, Kho bạc, nhà Bưu điện, và phủ Thống sứ , nơi này
sau đó được mang tên là vườn hoa Chí Linh (nơi hiện nay có tượng đài Lý Thái Tổ
và mang tên công viên Lý Thái Tổ).Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm, cũng
không biết đến lịch sử của pho tượng, và cũng không thể biết sau này nó sẽ là một
hình tượng cực kì nổi tiếng, thu hút được nhiều du khách, mà chỉ gọi là tượng
“Bà đầm xòe” thông qua trang phục, dáng vẻ của bức tượng.
Hình vẽ (khuyết danh) từ gần đến xa
cho thấy lưng tượng Paul Bert tay trái dương cờ Pháp nằm tại vườn hoa Paul
Bert/vườn Nhà Kèn nhìn ra hồ Hoàn Kiếm có tượng thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa,
và xa hơn nữa là nhà Thờ Lớn bên góc phải.
Khi chính phủ bảo hộ muốn mang tượng
ông Paul Bert – vị Thống sứ đầu tiên của nhà nước bảo hộ đã qua đời vào ngày
11, ttháng 11, 1886, chỉ sau bẩy tháng nhậm chức Thống sứ- từ Pháp qua để kỷ niệm
Quốc Khánh nước Pháp (14 tháng 7, 1890), họ muốn đặt tượng ông Paul Bert tại vườn
hoa Chí Linh, và như thế là tượng Nữ Thần phải mang đi chỗ khác. Trong khi chờ
đợi một chỗ đặt, tượng Nữ thần phải đứng trên bãi đất đâu đó. Một kỹ sư Pháp
tên Daurelle đề nghị đặt tượng ngay trên nóc Tháp Rùa (Quy sơn Tháp), thế là
sau một thời gian nằm trên đất, dân Hà nội thấy tượng Nữ thần (hay tượng Bà Đầm
Xòe) đứng trên nóc Tháp Rùa, quay mặt về vườn hoa Chí Linh/vườn hoa Paul
Bert/Ngân hàng Đông Dương gần cạnh đó. Vườn hoa Paul Bert còn được gọi là vườn
hoa Nhà kèn, vì ở đấy có một nhà bát giác mà hàng tuần đội kèn đồng của dàn
quân nhạc Pháp ra đó biểu diễn. Những chi tiết này được viết rõ trong cuốn “Le
vieux Tonkin” (Bắc Ký cổ xưa) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong thời
điểm từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).
Hình tư liệu của R. Duboil
Vào ngày 1 tháng 8, 1945 (Cách mạng
tháng Tám), tượng Nữ thần, và một số tượng khác kể cả tượng Paul Bert) bị kéo đổ
do lệnh của ông Trần văn Lai, thị trưởng đầu tiên người Việt của Hà Nội. (Bản
tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng Paul Bert bị kéo đổ
lúc 9 giờ 10 phút, “Bà đầm xoè” bị giật đổ lúc 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945).
Sau này, tượng được mang về vườn hoa Cửa Nam
Sau này, tượng được mang về vườn hoa Cửa Nam
Báo chí viết về việc kéo đổ tượng
Paul Bert và tượng nữ thần Tự Do thời bấy giờ.
Người Việt thời nay liệu có thấy tiếc?
Những tượng đồng bị kéo đổ này được
mang cất vào trong kho phế vật của sở Lục lộ thành phố Hà Nội từ năm 1945. Vào
năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công dự án đúc tượng phật A Di
Ðà. Tài liệu cho biết trong ba năm chuẩn bị đúc tượng (1949-1952), chùa đã kêu
gọi khách thập phương đóng góp nhiều đồ đồng để đúc tượng nhưng vẫn không đủ số
lượng nên đã đến xin chính quyền ban cho những tượng đồng trong kho của sở Lục
lộ Thành phố, và ông thị trưởng thành phố đã chấp thuận cho chùa Thần Quang tất
cả số tượng đồng trong kho, trong số đó có cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert.
Ngày 26 tháng 10, 1952, sồ đồng thu
thập đủ loại và từ nhiều tượng kể cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert được đun
nóng chảy rồi đổ vào khuôn để đúc tượng A Di Đà cho chùa Thần Quang, làng Ngũ
Xã. Pho đại tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang này có tư thế ngồi bằng. Tượng
có chiều cao 3.95 m, chu vi phần dưới là 11.6m, chu vi toà sen (bệ tượng) là 15
m, tổng cộng trọng lượng là khoảng trên dưới 10 tấn.
Phiên bản Tượng Nữ thần “Tự Do soi
sáng Thế giới” được Pháp tặng cho Việt Nam vào năm 1887, qua nhiều thăng trầm
di chuyển nhiều lần, rồi nằm trong bóng tối nhà kho hơn bảy năm trời, sau cùng
tượng đã bị nấu chảy để lấy đồng đúc tượng A Di Đà vào năm 1952. Như vậy tổng cộng
tượng Tư do đã hiện diện ở Hà Nội, Việt Nam được khoảng 65 năm (1887-1952)
Năm 2012 là vừa tròn 60 năm tượng “Tự
do soi sáng Thế giới” ở Việt Nam đã nằm trong tâm, thân của tượng A Di Đà của
chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã. Vậy là 61 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam tự
mình đánh mất một hình ảnh huyền thoại của thế giới.
17 ĐIỀU THÚ VỊ ÍT BIẾT VỀ NỮ THẦN TỰ DO
Tượng
Nữ thần Tự do nằm trên hòn đảo Liberty (đảo Tự Do), cảng New York, Mỹ được biết
đến là một trong những kỳ quan thế giới nổi tiếng. Tuy vậy, không phải ai cũng
biết đến những sự thật thú vị về biểu tượng về tự do này.
Tượng
Nữ thần Tự do là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích
thước cực lớn, do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành
vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Trải qua hàng trăm năm, bức tượng đã chứng kiến
những dấu mốc đáng nhớ của nước Mỹ. Thế nhưng bạn đã nghe nói đến 17 sự thật
xoay quanh bức tượng Nữ thần Tự do này chưa?
1. Tượng
Nữ thần Tự do có tên đầy đủ là Liberty Enlightening the World (Nữ thần Tự do
soi sáng thế giới).
2. Ngọn
đuốc là biểu trưng kỷ niệm ngày Độc lập Mỹ, ngày 4-7-1776
3. Bức tượng nặng 204 tấn và cao 93 m.
4. Hình tượng mẫu cho bức tượng là Libertas – nữ
thần tự do của người La Mã.
6. Người nghĩ ra ý tưởng về tượng Nữ thần Tự do là
Edouard de Laboulaye. Qua đó, Edouard hy vọng món quà là niềm cảm hứng cho người
Pháp đấu tranh vì dân tộc dưới chế độ quân chủ Napoleon III.
7. Vào năm 1984, phần đuốc của bức tượng đã thay bằng
vàng 24k.
Nữ thần tự do đã hứng chịu khoảng 600 tia sét.
13. Năm 1984, bức tượng được đưa vào danh sách Di
sản văn hóa của UNESCO.
14. Bức tượng có nhiều bản sao trên thế giới,
trong đó phải kể đến Pháp, Brazil, Trung Quốc…
15. Năm 2004, bức tượng Nữ thần Tự do mới được mở
lại cho du khách tham quan sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9.
16. Màu xanh của bức tượng là do đồng bị oxy hóa
và bị ăn mòn theo thời gian.
No comments:
Post a Comment