Friday, August 5, 2016

PHÁT HIỆN CÁ CHẾT XẾP LỚP DƯỚI ĐÁY BIỂN Ở QUẢNG BÌNH


Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp Chuyển Tin - Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả.
Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình.

Chúng tôi đã gửi cho Bộ TN&TM, Bộ KH&CN. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ không được công bố”- ông Tám nói.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ này phải chuyển cho Bộ TN&MT, KH&CN để công bố nguyên nhân. Hiện việc truy tìm nguyên nhân cá chết có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Việc công bố nguyên nhân phải chính xác, minh bạch nên cần thời gian.

Theo ông Tám, thống kê từ các địa phương, số cá chết trôi nổi, dạt vào bờ khoảng 100 tấn. Số cá chết chìm dưới đáy không thống kê được. Dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng đây là sự cố nghiêm trọng chưa có bao giờ.
Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển
Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Bình cho biết: Họ phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển từ bờ ra từ 1 đến 6 hải lí.
Ông Nguyễn Hơn, ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết khi lặn xuống đáy biển, nơi có rạn san hô để bắt cá, thấy cá chết xếp lớp. Bên cạnh đó, rạn san hô bị phủ một lớp bùn đen kịt khác với ngày xưa. “Nhìn trên mặt biển thì thấy màu nước vẫn bình thường rứa đó, nhưng mà lặn xuống thì có màu vàng đục” - ông Hơn nói.
Ông Nguyễn Cần cũng ở xã Nhân Trạch, chuyên thả lưới bắt cá gần bờ cho biết, khi tấm lưới cũ của ông thả xuống đáy biển, sau đó kéo lên thì sạch bóng. “Lưới đánh ở vùng rạn thường rất bẩn, chỉ vài tháng là đen sì. Nhưng đợt này tui mà thả xuống, khi kéo lên lưới lại trắng tinh như mới mua. Tui nghi đáy biển có chất tẩy rửa” - ông Cần nói.
Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lí, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.
Trước phản ánh của người dân, ngày 5/5, Sở TN&MT Quảng Bình đã có công văn đề nghị Bộ TN&MT vào cuộc.
Quảng Trị: Cá chết gây thiệt hại 134 tỷ đồng
Đến thời điểm này, dù tình trạng cá chết không còn xuất hiện ở vùng ven biển Quảng Trị nữa, song các sản phẩm đánh bắt hải sản tiêu thụ vẫn chưa bắt nhịp được như bình thường trước đây. Thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Trị cho thấy, cá chết gây thiệt hại tại tỉnh này khoảng 134 tỷ đồng; hơn 42.000 người và hơn 2.500 tàu thuyền bị ảnh hưởng.
Sau khi đến kiểm tra các điểm thu mua, chế biến hải sản đánh bắt xa bờ tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh là nơi bị thiệt hại nặng, chiều tối 5/5, ông Hà Sỹ Đồng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy hải sản về các địa phương, trực 24/24h để cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với những loại cá đánh bắt xa bờ. “Tỉnh cũng đã kết nối, kêu gọi một số doanh nghiệp thu mua cá cho bà con. Có doanh nghiệp thu mua đến cả tấn cá thu của tàu xa bờ mới cập cảng. Đối với những doanh nghiệp đồng hành với ngư dân trong thời điểm này, UBND tỉnh sẽ có chính sách trợ giá để khuyến khích họ”, ông Đồng nói.
Hàng tấn cá nuôi chết trong vùng đầm phá
Chiều 5/5, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế cho biết, cá nuôi trên vùng đầm phá thuộc địa bàn tỉnh này lại chết, với số lượng hàng tấn.
Theo kiểm tra bước đầu từ Sở NN&PTNT tỉnh, cá nuôi tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) đều gần cửa biển Thuận An bị chết khoảng 4 tấn, ở hàng chục lồng nuôi, chủ yếu là các loài mú, vẩu, hồng, chẽm, dìa... Trước đó, vào giữa tháng 4, cá nuôi tại vùng đầm Lập An gần cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) từng chết hàng loạt. Nguyên nhân cá chết vẫn chưa được xác định. Theo kết quả quan trắc từ Sở TN&MT tỉnh TT-Huế, các chỉ tiêu hóa lý mẫu nước lấy trên đầm phá Tam Giang gần vùng nuôi xảy ra cá chết hàng loạt, cũng như vị trí cửa biển và bãi tắm Thuận An, đều nằm trong giới hạn an toàn.
Tất nhiên đó là luận điệu muôn đời của cộng sản nhằm bao biện cho hành động dâng bán đất đai của bao đời tiên tổ cho ngoại bang vì mưu lợi riêng tư của cá nhân và phe nhóm, nhằm giảm thiểu sự phẫn nộ của người dân. Tội ác tàn hại môi trường sinh thái của đất nước này cần phải truy nguyên từ tên tội đồ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã đồng lõa, ký văn tự dâng bán biển đảo, đất liền cho Hán tặc, để rồi những thế hệ thuộc hạ của y cứ thế, tiếp tục cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ: Hồ Chí Minh ơi là Hồ Chí Minh, Đảng Công Sản ơi là Đảng Cộng Sản!

Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp Chuyển Tin

No comments:

Post a Comment