Hội nghị Biển Đông lần 2 dành 1 ghế trống để tưởng nhớ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, diễn giả của hội nghị qua đời khi trên đường đến tham dự. (Hình: Châu Văn Thi/Người Việt) |
Cuộc hội thảo gồm khoảng hai mươi nhân vật
có trái tim sôi sục tình yêu nước vì độ nóng bỏng của ý đồ chiếm lĩnh Biển Đông
của Trung Cộng; như nữ Luật sư trẻ Kiều Trần Như từ Úc Châu tới, hay như người
bản xứ Philippines là Roilo Golez v.v.
Ông Roilo Golez, cựu-Cố-vấn An-ninh
Quốc gia của Tổng-thống Phi Luật Tân, cựu Thượng Nghị Sĩ Philippines đã trình
bày tài liệu phân tích về sự mở mang mới nhất của Trung Quốc ở vùng Việt Nam
quen gọi là Biển Đông, còn Philippines gọi là biển Tây.
Ông Roilo Golez cho rằng
cần có thêm nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và nhiều những cuộc hội thảo
như thế này nhằm giáo dục người dân về mối nguy cơ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuyên bố chung Việt-Phi
Kết thúc hội nghị, 4 nhóm
Xã Hội Dân Sự của Việt Nam và Philippines cùng đồng ý ký tên vào tuyên bố chung
Việt-Phi trong đó nêu rõ: “Các tổ chức Xã Hội Dân Sự cần phải có một tiếng nói
độc lập…Chúng ta không muốn nói những gì chính quyền nói, chúng ta sẽ có tiếng
nói riêng của mình….”
Luật Sư Trịnh Hội, giám
đốc điều hành của tổ chức VOICE cho biết hội nghị đã đồng ý 2 điều chính đó là:
“Những người tham gia đồng ý sẽ tiếp tục vận động những tổ chức XHDS ở
Philippines và Việt Nam cùng hợp tác để tiếp tục ủng hộ Philippines kiện Trung
Quốc ra tòa án quốc tế. Cùng đồng ý sẽ phải thúc đẩy chính phủ Việt Nam thực
hiện điều tương tự là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.”
Tóm lại: “trước những hành động quân
sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian vừa qua nhằm khẳng định
chủ quyền của họ, tạo ra sự đã rồi, để mà họ tìm một thế thượng phong nếu như
họ không còn đường thối lui mà bắt buộc phải ra tòa.”
Tuyên bố chung Việt-Phi ký bởi 4 tổ chức XHDS cho biết những việc cần
làm; tức hội nghị ngày 4 tháng 3 với nội dung vô cùng quan trọng cho hai dân tộc Việt Nam và Phi Luật Tân.
Vậy mà trước khi bắt đầu
hội nghị quan trọng đó, mọi người cùng dành một phút mặc niệm để Tưởng
nhớ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích.
Đồng thời hội nghị để
trống 1 ghế đề tên ông như có sự hiện diện của ông trong cuộc hội thảo lần này!
Vì theo dự định, ngày 4
tháng 3, 2016 Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích sẽ có bài tham luận bàn về quan hệ
Việt-Trung và ông cho rằng mối quan hệ 2 nước đang ở “một khúc quanh phức tạp.”
Do đó, sau đây chúng tôi xin trình bày thêm tại sao
“Ghế trống nhưng quá đầy”?
Đầy là đầy “Sửng sốt, đau
buồn, thương tiếc” cho rất nhiều người.
Vì chỉ một ngày trước hội
nghị, (9 giờ tối 2 Tháng 3 --giờ miền đông Hoa
Kỳ--, tức ngày 3 Tháng 3 ở Phi), khi
đang trên máy bay từ Hoa Thịnh Đốn, Mỹ quốc đến thủ đô Manila, Philippines để
tham dự hội nghị; Giáo Sư Bích đã đột ngột từ trần vì bị nhồi máu cơ tim!
Tiến
sĩ Đào Thị Hợi cùng đi với phu quân Ngọc Bích, liền dùng điện thoại trên máy
bay gọi về Mỹ báo tin buồn cho bào huynh Nguyễn Ngọc Linh rằng vào lúc 9 giờ
tối 2 Tháng Ba (giờ miền đông Hoa Kỳ), Giáo sư Bích vào phòng vệ sinh trên máy
bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi.
Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc Tổ chức VOICE trụ sở tại Manila cũng đã biết tin này, đồng thời có mặt tại phi trường Manila để đón thi hài Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.
Ông
Nguyễn Ngọc Linh từ Hoa Kỳ cũng đã nói chuyện cùng luật sư Trịnh Hội tại
Manila; luật sư Hội cho biết cơ quan hữu trách của Manila đã thực hiện giải
phẫu tử thi, đã cấp giấy chứng tử, và hiện gia đình đang liên lạc với tòa Đại
Sứ Hoa Kỳ tại Manila để hoàn tất thủ tục mang thi hài Giáo Sư Bích về lại Hoa
Kỳ.
Giáo
Sư Nguyễn Ngọc Linh nói thủ tục, nếu nhanh, là từ 3 đến 5 ngày; chậm cũng đến
10 ngày. Một khi hoàn tất mọi thủ tục, luật sư Trịnh Hội sẽ tháp tùng bà Đào
Thị Hợi để đưa thi hài giáo sư Bích về lại Hoa Kỳ.
Theo tin mới nhất: Thi hài
giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã về đến DC ngày thứ Ba March 08, lúc 3:45 PM.
Vậy khi quí vị đọc bài
nầy thì hiền thê Đào Thị Hợi cùng hiền phu Nguyễn Ngọc Bích đã vượt chặng đường
bay ngót nửa vòng trái đất để về lại quê hương thứ hai là Hoa Kỳ như từ trên 40
năm nay!!!
XXXX
Nếu biết tầm quan trọng
của chiếc ghế trống tưởng niệm “Doctor Nguyen Ngoc Bich” ở Hội-Nghị Việt-Phi kỳ II
năm 2016 thì cũng nên tóm lược Hội-Nghị Về Biển Đông kỳ đầu vào năm 2015, cũng tháng 3, để thấy rõ chiếc ghế trống ấy
chở đầy tình yêu nước Việt Nam chống ngoại xâm Trung Cộng như thế nào? Mở đường
cho những Tổ-chức người
Mỹ gốc Phi Luật Tân và người Mỹ gốc Việt tranh đấu chống giặc cướp ra sao?
Hội-Nghị Việt-Phi
Về Biển Đông năm 2015
Một hội-nghị về Biển Đông rất đặc-sắc
đã diễn ra ở Manila, Phi Luật Tân, vào ngày 27 tháng 3, 2015. Dùng chữ “đặc-sắc” là vì, đây không phải là một hội-nghị
bình-thường như các chính-phủ đã đỡ đầu khá nhiều ở một số quốc gia như
Việt-nam hay Mỹ trong thời-gian qua về các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên có một nỗ lực ở mức quốc-tế mà lại
do các xã-hội dân-sự VN và Phi Luật Tân mời họp để bàn về một đề-tài
nóng bỏng liên-quan đến tương-lai trước mắt của hai nước trước những bước
xâm-lược ngày càng lộ liễu của Trung-Cộng.
Là một sáng-kiến của Họp Mặt Dân Chủ
và VOICE về phía VN, (GĐ VOICE là LS Trịnh Hội đứng trong hình)- hội nghị về
Biển Đông ở Manila đã không thể diễn ra được nếu không có sự tiếp tay sốt sắng
của các tổ-chức dân-sự Phi như U.S. Pinoys for Good Governance (Tổ-chức Người
Mỹ gốc Phi Luật Tân tranh đấu cho một Chính-quyền Tốt đẹp), DI KA Pasisiil
Movement (Phong Trào Yêu Nước Phi), và Institute for Maritime Affairs and Law
of the Sea (Viện nghiên cứu các vấn-đề Biển và Luật Biển) thuộc Viện Đại Học
University of the Philippines. Chính bởi có sự hưởng-ứng tốt của phía Phi
Luật Tân mà hội-nghị đã được tổ-chức ngay tại Trung-tâm Bernas của Trường Luật
Ateneo de Manila, nằm trong khu Rockwell thuộc Makati City, Manila.
Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc Tổ chức VOICE mở đầu
Tổ chức VOICE có trụ sở tại Manila nên rất thành thạo, mời những nhân
vật Phi Luật Tân nào có tiếng nói giá trị để thuyết phục thế giới ủng hộ mình
về chuyện Biển Đông.
Nên mở đầu hội-nghị và chào mừng
quan-khách là Luật-sư Trịnh Hội, Giám đốc Tổ chức VOICE, ông
giới-thiệu hai đại diện Ban Tổ-chức về phía VN và Phi: G.S. Nguyễn Ngọc Bích,
nhân danh Họp Mặt Dân Chủ đến tử Mỹ, và ông Roilo Golez, cựu-Cố-vấn An-ninh
Quốc gia của Tổng-thống Phi Luật Tân và đã từng là một dân-biểu ở Quốc-hội Phi
trong sáu nhiệm-kỳ.
Rõ ràng, chiếc ghế trống mà đầy vì G.S. Nguyễn Ngọc Bích là Ban
Tổ-chức về phía Người Mỹ gốc Việt Nam.
Rồi nghe thêm tài liệu của Dàn
diễn-giả Phi, diễn-giả VN, nhất là Dàn diễn-giả quốc tế với những tên tuổi uy
tín khắp thế giới, ta càng thấy chiếc ghế trống càng đầy và rất đầy.
Đơn cử như Phần trình bầy của ba diễn-giả
Phi Luật Tân được điều hợp bởi Tiến-sĩ Jeremy Barns, giám-đốc Bảo-tàng-viện
Quốc gia Phi Luật Tân gồm ba ông bà diễn-giả phụ trách phần mình của phía Phi
Luật Tân:
-- Chính ông Roilo Golez (cựu-Cố-vấn
An-ninh Quốc gia của Tổng-thống Phi Luật Tân và đã từng là một dân-biểu ở Quốc-hội
Phi trong sáu nhiệm-kỳ như đã giới thiệu) mở màn với một bài diễn-thuyết đầy ắp
dữ-kiện, đi kèm theo là những hình ảnh chứng minh sự xâm lấn của Trung-Cộng vào
các vùng biển của Phi như bãi cạn Scarborough hay bãi san-hô Mischief chưa kể
những sự xây cất của Trung-Cộng trên những đảo hay đá, bãi ngầm bãi cạn ở
Trường-sa đe doạ an-ninh trong toàn vùng.
--Tiến-sĩ Jay Batongbacal trình bầy nội-dung
về vụ kiện của Phi Luật Tân đưa Trung-Cộng ra Toà Trọng-tài ở The Hague, Hoà
Lan, và những kết-quả mà ta có thể mong chờ được từ vụ kiện đó.
--Cuối cùng là bà Tiến-sĩ Celia B.
Lamkin nói về những cuộc vận-động của người Mỹ gốc Phi Luật Tân trong những năm
qua nhằm chuyển đổi chính-sách của Hoa-kỳ về Biển Đông, nhất là đối với an-ninh
quốc-phòng của Phi Luật Tân.
Tưởng cũng nên nhắc, một số cuộc
vận-động bên cạnh Quốc-hội Hoa-kỳ và biểu tình của người Mỹ gốc Phi ở
Washington DC, Los Angeles, San Francisco, Houston v.v. cũng đã có sự tham-dự
của người Mỹ gốc Việt.
Phần Việt Nam do G.S Đặng Đình Khiết, đến từ Virginia, Mỹ điều hợp
--Người chính được giao trọng-trách
trình bầy quan-điểm của phía Việt Nam là G.S. Nguyễn Ngọc Bích, cũng đến từ
Mỹ. Ông nêu ra những bằng-chứng chủ-quyền lịch-sử không thể chối cãi được
của VN từ thế-kỷ 17, rồi đến các hiệp-định quốc-tế (San Francisco 1951, Genève
1954, Paris 1973 và Định-ước Quốc-tế năm 1973) khẳng-định chủ-quyền của VNCH
trên hai quần-đảo Hoàng Trường-sa, một điều tự nó phủ-nhận công-hàm Phạm Văn
Đồng năm 1958, rồi đề ra mấy hướng giải-quyết hoà-bình những tranh chấp ở Biển
Đông.
--Tiến-sĩ Trần Huy Bích, đến từ
California, đưa ra làm chứng mấy bản-đồ của Trung-quốc có từ dưới thời nhà Minh
và nhà Thanh để cho thấy là điểm cực-Nam của Trung-quốc không hề đi xa quá đảo
Hải-nam. Vào giờ ăn trưa, còn có chiếu dương-ảnh một số bản-đồ rất phong
phú cửa VN và Trung-quốc do học-giả Nguyễn Đình Đầu ở Sài-gòn thu thập được và
chứng minh cho thấy chủ-quyền VN thật rõ ràng.
Dàn diễn-giả quốc-tế do G.S. Đoàn Viết Hoạt điều hợp
Tiến sĩ Carlyle Thayer |
--G.S. Carlyle Thayer, chẳng hạn, đến
từ Úc nơi ông đã dạy ở Trường Quốc Phòng Úc (Australian Defense
University). Ông đã trình bầy là cả quan-điểm của Mỹ lẫn của Úc, do không
muốn bênh bên nào trong các quốc gia có tranh chấp nên thành ra cũng như “chấp
nhận” sự lấn lướt của Trung Cộng ở Biển Đông (“acquiescing to China’s
assertiveness in the South China Sea”). Một nhận-định khá sâu sắc và đáng để cho chúng ta
suy gẫm.
--Tiến-sĩ Ota Fumio, một cựu
phó-đề-đốc Nhật-bản, đã có một bài trình bầy thật sâu sắc (theo sự đánh giá của
một tham-dự-viên) vì ông là người độc-nhất trong các diễn-giả đã nối kết được
các mưu-đồ của Trung-Cộng ở Biển Đông với những quan-niệm chiến-lược
chiến-thuật của Tôn Tử mà chính ông đã có dịp quan-sát khi sang thăm các viện
nghiên cứu chiến-lược và quốc-phòng bên lục-địa Trung-hoa. Tóm lại, một
bài viết với chiều sâu tư tưởng của phương Đông!
--Bà Tiến-sĩ Sophie Boisseau du
Rocher thuộc Viện nghiên cứu quan-hệ quốc-tế của Pháp (Institut français des
Relations internationales) nên đủ kiến thức để trình bầy quan-điểm của
Liên-hiệp Âu-châu. Bà cho biết Âu-châu có nhiều quan-tâm về vấn-đề hàng
hải tự do cũng như chiến-lược và thương mại ở Biển Đông, tuy-nhiên Âu-châu
không muốn trông thấy bất ổn nơi đây hay tranh chấp đi đến chiến-tranh.
Theo bà thì Âu-châu chỉ là một đệ-tam-nhân đáng tin cậy, nhất là nếu ta cần đến
họ trong việc mưu tìm các giải-pháp hoà-bình.
--Ông François Xavier Bonnet, nghiên
cứu gia người Pháp đang làm việc ở IRASEC (Institut de recherche sur l’Asie du
Sud-est contemporaine), Bangkok, Thái-lan. Ông chỉ có một bài thuyết-trình
ngắn nhưng nói về một sự-kiện ít ai biết do công nghiên cứu. Đó là, tất cả
những phiến đá có mốc thời-gian 1902, 1912 và 1921 mà Trung-quốc và Trung-Cộng
thường nêu ra như những bằng-chứng chủ-quyền của họ ở Hoàng Trường-sa đều là
những đồ giả, đồ rởm: bởi ông đã tìm được ra cuộc tranh cãi ở ngay Trung-quốc
về chuyện này khi có nguồn tin cho biết tất cả những phiến đá có mốc thời-gian
đó đều chỉ được đưa ra các đảo vào năm 1937.
--Không có mặt nhưng cũng có bài
tham-luận gởi từ Luân-đôn là ông Bill Hayton, tác-giả một cuốn sách nổi tiếng
nhất về vấn-đề tranh chấp Biển Đông (cuốn The South China Sea: The
Struggle for Power in Asia), theo đó các chấp-thuyết về chủ-quyền lịch-sử
do phía Trung-quốc đưa ra không có giá trị. Vì sao? Vì ông chứng
minh được phần lớn các tên Trung-quốc cho các đảo ở Trường-sa lả dịch thẳng từ
tiếng Anh, như vậy người Trung-quốc chỉ biết về các đảo đó từ sau khi người
Âu-châu đã đến và đặt tên cho các đảo đó.
Tóm lại, các quan-điểm quốc-tế tại hội-nghị
Manila năm 2015 còn nhiều hình ảnh và tài liệu giá
trị của những nhân vật quốc tế, đều đã ủng-hộ và củng-cố cho lập-trường
của Việt-nam và Phi Luật Tân trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông với
Trung-Cộng.
Hội-nghị Biển Đông ở Manila năm 2015 đưa ra Thông-cáo chung (Joint
Statement) gồm năm điểm. Xin chỉ nhắc lại điểm chót:
“Và cuối cùng là ủng-hộ việc
thiết-lập một Ban Công-tác Hỗn-hợp của các Xã-hội dân-sự Phi Luật Tân và Việt
Nam nhằm thúc đẩy những giải-pháp đã được bàn tới ở Hội-nghị Manila này cũng
như tổ-chức những sinh-hoạt tương-tự trong các năm kế tiếp. Chủ-yếu là để
cho phép người dân được học hỏi thêm về các vấn-đề Biển Đông cũng như có tiếng
nói của mình (tỷ như của các ngư-dân VN) trong tiến-trình bàn thảo về Biển Đông.”
Vậy rõ ràng Hội thảo
Biển Đông và Họp Mặt Dân Chủ lần thứ II ở Manila, Philippines ngày 4 tháng 3 năm 2016 nhằm
thúc đẩy những giải-pháp đã được bàn tới ở Hội-nghị Manila 2015 mà GS Nguyễn Ngọc
Bích có tên trong ban tổ chức nên Hội thảo
lần thứ II dành
một ghế trống để tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Bích.
Trên là bằng chứng những “trống mà
đầy” rất quan trọng để giữ biển, đão Việt Nam khỏi vào tay giặc, dập tắt ngòi
lửa chiến tranh trong hiện tại.
Quá khứ cũng đầy
Bây giờ thử nhìn lại quá khứ, GS Nguyễn Ngọc
Bích cũng quá đầy với màu Cờ Vàng và dân tộc Việt Nam:
Nếu ai chưa đọc, xin đọc
lại tiểu sử để có câu hỏi tiếp:
“Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh 1937 tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông học tiểu học ở Vĩnh Yên, sau đó vào trung học ở Chasseloup Laubat, Saigon.
“Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh 1937 tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông học tiểu học ở Vĩnh Yên, sau đó vào trung học ở Chasseloup Laubat, Saigon.
Bào huynh là Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh cho biết
Giáo sư Bích du học Hoa Kỳ năm 1954 theo chương trình học-bổng Fulbright, học
Đại học Princeton và tốt nghiệp ngành Chính trị học năm 1958. Sau đó, ông tiếp
tục theo học môn Á Đông học, Văn học cổ điển Nhật tại Columbia University, New
York và có thời gian sang Nhật bằng học bổng President's Fellowship để thu thập
tài liệu cho luận án cao học. Ngoài ra, ông theo đuổi một số khóa học
ngắn ở Đại học Vienna và Munich (tiếng Đức), Madrid (tiếng Y-pha-nho), USDA
Graduate School (tiếng Trung và tiếng Nga).
Sau nhiều năm sống, học và làm việc ở ngoại quốc, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về nước năm 1972, cùng với hiền thê là Tiến sĩ Đào Thị Hợi thành lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn, đồng thời giữ chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ dân Vận Chiêu Hồi do ông Hoàng Đức Nhã làm Tổng trưởng. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cũng là Tổng Giám Đốc sau cùng của Việt Tấn Xã.
Sau nhiều năm sống, học và làm việc ở ngoại quốc, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về nước năm 1972, cùng với hiền thê là Tiến sĩ Đào Thị Hợi thành lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn, đồng thời giữ chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ dân Vận Chiêu Hồi do ông Hoàng Đức Nhã làm Tổng trưởng. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cũng là Tổng Giám Đốc sau cùng của Việt Tấn Xã.
Khi cộng sản chiếm miền Nam Tháng Tư năm 1975,
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích rời quê nhà sang Hoa Kỳ sống tại Virginia cho tới khi
ông vĩnh viễn ra đi.” (Ngưng trích)
Hẳn không ai ngờ, ngay từ giờ phút nầy, 8 tháng 3
năm 2016, đôi uyên ương Đào Thị Hợi và Nguyễn Ngọc Bích vẫn sánh vai nhau bay
về Hoa Kỳ từ Manila, nơi có Chiếc ghế trống tưởng niệm, và sắp về lại Virginia
như đôi chim liền cánh bên nhau từ nửa thế kỷ qua.
Nhưng câu hỏi là: đôi uyên ương Đào Thị Hợi và Nguyễn
Ngọc Bích đã làm gì ở Virginia từ khi rời thủ đô Saigon?
Đáp: Tháng Tư Đen năm 1975
khi Cộng sản chiếm Saigon, hạ Cờ Vàng của VNCH, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tị nạn
ở Mỹ đã không hề ngơi nghỉ, lập tức hoạt động để năm 1976 vươn cao lại ngọn cờ
Vàng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Chuyện Cờ Vàng VNCH được vươn cao tại
thủ đô Hoa Thịnh Đốn
Còn nhớ trên Dân Làm Báo, trong bài “Phản chiến Mỹ Joan Baez viết về ngày 30 tháng 4,1975”, chúng tôi ôn lại
việc gặp Joan
Baez tìm đến hoang đảo tị nạn Air Raya, Indonesia để biết tại sao “Hòa Bình” rồi
mà còn liều chết vượt biên? Rồi hảnh diện kể chuyện vươn cao Cờ
Vàng cao tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, có công nhiều người, trong đó có Nguyễn Ngọc Bích. Vắn
tắt rằng:
“Ca
sĩ Joan Baez ôm hết chồng thơ từ các trại tị nạn về Hoa Thịnh Đốn, khiếu
nại với Tổng thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái
Lan thăm người vượt biển. Bà cùng nhiều đoàn thể khác nữa như Đại
Đức Thích Giác Đức cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ngô Vương Toại –nguyên là
sinh viên rất chống Cộng thời VNCH--kêu gào Jimmy Carter phải nhận cho người tị
nạn Đông Dương vào Mỹ.”(Ngưng trích)
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đọc trên Dân Làm Báo, gọi Việt Nữ cám ơn và cho biết còn nhiều chi
tiết về hai chữ Việt-nam và Cờ Vàng lắm. GS Bích gián tiếp
bổ túc những gì trong sách chúng tôi viết về “CS đàn áp Phật giáo” ở Việt Nam
khiến 12
tu-sĩ và cư-sĩ Phật-giáo ở Dược-sư Thiền-viện (Cần-thơ, tháng 12/1976)- thì ở Mỹ,
cũng năm 1976, Hội
Nhân-quyền yểm-trợ cho Thượng-tọa Thích Giác Đức lên New York ngồi tuyệt thực
trước trụ-sở Liên-hiệp-quốc sau vụ tự-thiêu của 12 tu-sĩ và cư-sĩ Phật-giáo
đó---hình của Thượng Tọa tuyệt thực còn được đăng cả lên báo New York Times.
Nào là Thượng Tọa Thích Giác Đức
cùng chúng tôi lo dựng Chùa Việt-Nam vùng Hoa-thịnh-đốn –sau mới
đổi tên là Chùa Giác Hoàng--, Giác Đức, Vương Toại, nhiều người nữa, cùng lên tiếng cho những người trong các trại tập
trung cải tạo; lo phục vụ Trung Tâm Định-Cư Kiều bào ngay từ năm 1976. v.v
Khi nhà văn tranh đấu Ngô Vương Toại tạ thế ngày 03 tháng 04 năm 2014 tại Nhà thương Fairfax, Virginia. Nhiều
người thương tiếc viết về thành tích hoạt động từ trước và sau năm 1975 ở hải ngoại của người quá cố, trong đó có
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với bài “Toại
ơi” và chính chúng tôi cũng được tác giả gởi cho một bản.
Đọc xong, chúng tôi mới thấy sự vắn tắt của mình trên DLB
sai, như Đại Đức Thích Giác Đức, phải
là Thượng Tọa Thích Giác Đức mới
đúng. Nhưng không quan trọng bằng sự
thiếu sót nhất là chuyện hồi sinh lại
màu Cờ Vàng mà CS tưởng là đã giết chết; chuyện lập Chùa, làm báo về
Trung Thu, báo Tết, mà chuyện nào cũng có tên Việt Nam hay Lửa Việt ngay năm
đầu 1976 sống lưu vong.
Đặc biệt do người trong cuộc viết lại: Giáo Sư
Nguyễn Ngọc Bích, (nguyên Giám Đốc
Đài
Á Châu Tự Do (Radio Free Asia=RFA) rất thân cận với gia đình ông Ngô Vương Toại.
Tưởng
đây cũng là một lịch sử dựng lại Cờ Vàng Quốc Gia và nền văn hóa Việt Nam đầu
tiên cần nhắc lại, vì tác giả viết với tinh thần rất “Hòa đồng tôn giáo”. Nhất
là nhân đây để tưởng niệm ngày về Virginia để an giấc
nghìn thu của Cư sỹ Tâm Viên Nguyễn Ngọc Bích.
Sống
gần thủ đô nước Mỹ và lăn
xả vào công việc cộng-đồng
Trích “Toại ơi!” của Nguyễn
Ngọc Bích.
“Sang Mỹ, gia-đình Toại, cũng như gia-đình
tôi, dọn về Virginia để ở gần thủ-đô nước Mỹ.
Bởi chúng tôi là những người năng động nên không ai bảo ai, cả hai chúng
tôi đều dọn về nơi mà như người Mỹ nói, "where the action is," nơi mọi
sự xảy ra, nơi mà không ít người coi là thủ-phủ của thế-giới. Về đây, chúng tôi lăn xả vào công việc.
Tôi
về đầu quân vào Trung-tâm Định-cư Kiều-bào (National Center for Vietnamese
Resettlement) trên đường "H" mà ông anh tôi, Nguyễn Ngọc Linh, dựng
ra với một hai người bạn Mỹ. Trung-tâm mở
ra vào tháng 7/1975 thì tháng 9, cá-nhân tôi đã được giao ngay việc ra báo tiếng
Anh và tiếng Việt. Báo tiếng Anh mang
tên Vietnam Center Bulletin số đầu có
chủ-đề là "Tết Trung-thu." Bản
tiếng Việt tiếp theo ngay sau đó mang tên Lửa
Việt, một bản tin còn khiêm tốn, chưa đầy 30 trang mỗi số.
Nhưng
cuối năm ấy, chúng tôi đã (..) ra được một số báo Tết Binh Thìn của Lửa Việt, quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng
vào lúc bấy giờ (….) hiển-nhiên, không
thể thiếu Ngô Vương Toại. Số báo này, có
lẽ là số báo Tết đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ (ra tháng 1 năm 1976), giờ
đây đã thành một "collection item," một tập báo quý mà người ta tìm
cách sưu-tập.
Lăn xả vào sinh-hoạt cộng-đồng
Anh
em có nhau, chúng tôi tham-gia đủ thứ.
Trước hết là chuyện dựng lại cờ vàng, trước cả khi có phong trào cờ vàng
của nhiều năm sau. Như 30 tháng Tư đầu
tiên trên đất Mỹ, 30/4/1976, mấy anh em chúng tôi, Lê Văn Khoa, Phó Hồng Hà,
Ngô Vương Toại, Nguyễn Ngọc Bích v.v. dựng bàn thờ tưởng-niệm các chiến-sĩ chết
cho lý-tưởng tự do và các đồng-bào bị hy-sinh trên đường tìm tự do.
Chúng
tôi không đông, có lẽ không quá 50 người nhưng bàn thờ, quay lưng vào Tòa Bạch Ốc
và hướng về đường 16 thẳng tắp trước mặt, có cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trước
gió, thật là một hình ảnh ngạo nghễ. Cùng lúc, dưới đất là những hình nón cờ vàng
làm bằng giấy tượng-trưng cho những người đã nằm xuống vì lý-tưởng quốc
gia. Cảm-động biết mấy, ngày tang đầu
tiên cho VNCH trên đất người!
Xong
đến các sinh-hoạt tranh đấu cho nhân-quyền ở quê nhà. Giai-đoạn này, Công-giáo còn làm việc tay
trong tay với Phật-giáo. Linh-mục Trần
Duy Nhất của Nhà thờ các Thánh Tử Đạo VN không quản ngại lên Chùa Việt-nam vùng
Hoa-thịnh-đốn họp với Thượng-tọa Thích Giác Đức để bàn chuyện lên tiếng cho những
người bị tù đầy trong các trại tập trung mà CS gọi là "học tập cải tạo."
Đứng đầu Hội Nhân-quyền vùng Thủ-đô hồi
bấy giờ là cụ Hoàng Thế Phiệt, một nhân-sĩ Công-giáo nổi tiếng từ ngày còn ở
đất Bắc, trước 1954.
Hội
Nhân-quyền yểm-trợ cho Thượng-tọa Thích Giác Đức lên New York ngồi tuyệt thực
trước trụ-sở Liên-hiệp-quốc sau vụ tự-thiêu của 12 tu-sĩ và cư-sĩ Phật-giáo ở
Dược-sư Thiền-viện (Cần-thơ, tháng 12/1976)--hình của Thượng Tọa tuyệt thực còn
được đăng cả lên báo New York Times. Rồi bác Phạm Ngọc Lũy, thuyền-trưởng tàu Trường
Xuân, cũng đi cùng nhiều đồng-hương lên yểm-trợ tinh-thần cho Thượng-tọa.
Rồi
chúng tôi đi hát với Joan Baez, một ca-sĩ nổi tiếng phản chiến trước 1975 nhưng
đã sớm có sự phản-tỉnh và lên tiếng cùng cả trăm nhân-sĩ trên nguyên-trang của
tờ New York Times lên án Hà-nội sau
khi đồng-bào VN túa ra biển đi tỵ nạn, vượt biên vượt biển. Cùng thời-gian này, Jean-Paul Sartre ở Pháp
cũng bắt tay Raymond Aron để phản-đối chính-sách của CS ở quê nhà, làm thành một
phong trào quốc-tế rộng lớn.
Vẫn
trong tinh-thần hòa-đồng tôn-giáo, Nghiêm Thị Lan, vợ của Toại, rất nhiều hôm
lên Chùa Việt Nam đường 16 làm bò bía bán lấy tiền gây quỹ cho Chùa mà sau này
được đổi tên thành Giác Hoàng.
Rồi
đến khi cha Vàng bị bắt sau vụ nhà thờ Vinh Sơn hay hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu
(Lê Mạnh Thát) bị tuyên án tử-hình vì âm-mưu lật đổ "chính-quyền,"
chúng tôi cùng với anh Đặng Đình Khiết vận-động ráo riết với Quốc-hội Hoa-kỳ,
sau buộc CS phải giảm án từ tử-hình xuống chung-thân…..” (Hết trích)
Đọc qua tiểu sử, ta thấy con người Nguyễn Ngọc Bích “Năng động”
đúng như ông viết, kiên trì đóng góp trong nhiều lãnh vực văn hóa, giáo dục,
đấu tranh của người Việt Quốc Gia hải ngoại.
Thời Tổng
thống George W.H Bush lãnh đạo Tòa Bạch Ốc, Giáo sư Bích được bổ nhiệm giữ chức
vụ Giám đốc Song Ngữ của Bộ Giáo Dục Liên Bang. Ông cũng từng là giám đốc của
Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) từ ngày đài phát thanh chương trình đầu
tiên về Việt Nam vào tháng 2 năm 1997.
Kể từ ngày
về hưu rời khỏi RFA, ông vẫn giữ chức Chủ tịch ‘Nghị Hội Toàn Quốc Của Người
Việt tại Hoa Kỳ’ và tiếp tục các trước tác văn học, dịch thuật.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cùng nhà văn nữ Trương
Anh Thụy, khởi xướng Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ và đã phát hành rất nhiều
tác phẩm văn học, nghiên cứu trong hơn 20 năm qua.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, để lại một di sản đồ sộ, những đóng góp của ông trong rất nhiều lãnh vực. Và ông cũng để lại tình cảm yêu mến trong lòng nhiều người Việt trong và ngoài nước.
XXX
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, để lại một di sản đồ sộ, những đóng góp của ông trong rất nhiều lãnh vực. Và ông cũng để lại tình cảm yêu mến trong lòng nhiều người Việt trong và ngoài nước.
XXX
Chúng tôi xin trích bài của
nhà báo Đinh Quang Anh Thái trên nhật báo Người Việt, ở Nam Cali đã đau khổ
nghẹn lời khi hay tin GS Nguyễn Ngọc Bích” đột tử ngày 3/3/2016 để kết thúc bài
ngày 8 tháng 3, 2016 lúc thi hài Cố GS Nguyễn Ngọc Bích” sắp đáp xuống
Virginia:
”Nhớ, lần đầu gặp chú Bích vừa từ Mỹ về Sài Gòn…,
hình ảnh thanh niên rõ nét nhất của chú là những bữa cơm trưa tại nhà cô chú lúc cô làm
Viện Trưởng và chú làm Tổng Thư Ký Ðại Học Cửu Long. Chú vui, kể cho đám hậu
sinh chúng tôi nghe những ngày sống và học ở ngoại quốc, những lần đối đầu nẩy
lửa với các nhóm phản chiến bài xích chính nghĩa bảo vệ vùng đất tự do của quân
dân miền Nam.
Nhớ, lúc chiến tranh gây tang tóc cho
người dân Phước Long, đám sinh viên chúng tôi đến gặp chú xin yểm trợ, chú khóc
nức nở khi nghe kể hoàn cảnh nghiệt ngã của đồng bào chạy loạn.
Nhớ, đêm văn nghệ Hát Cho Tương Lai Thống
Nhất ngày 20 Tháng Bảy, 1974, tại rạp Thống Nhất-Sài Gòn, khi các đoàn
thanh niên và sinh viên đồng ca “Việt Nam, Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Duy, có
đoạn anh em không thuộc lời, chú lao vụt lên sân khấu, giọng vang vang say sưa
hát.
Nhớ, thời chú làm Giám Ðốc Ban Việt Ngữ
Ðài Á Châu Tự Do, mỗi khi chú chấp bút viết một bản văn bằng Anh ngữ, Phó
tổng giám đốc đài là nhà báo Dan Southerland phát thốt lên rằng, không thể
sửa, dù một dấu phẩy bài chú viết. Không chỉ Anh ngữ, chú còn thông thạo tiếng
Pháp, làm thơ Hài Cú tiếng Nhật, đọc tiếng Hoa, hiểu tiếng Ðức và tiếng Spanish
đủ để đi mua sắm.
Nhớ, tính chú hiền, chẳng hề một lần to
tiếng, trách móc ai.
Nhớ,
tâm chú tốt đến độ không nỡ từ chối ai việc gì, dù lớn dù nhỏ. Và cũng vì tất bật
hết việc này đến việc kia, nên nhiều lúc chú bị trách yêu là “luộm thuộm.” (Đinh Quang Anh Thái)
XXX
Xin
mời so lại về ngày Tết Al và Dl để kết thúc chủ đề “Ghế trống nhưng quá đầy” về
con người có kiến thức rộng lớn như GS Nguyễn Ngọc Bích, đã phân biệt Tết Việt--Nam
và Tết Trung-Hoa mà truyền lại thế hệ trẻ.
Ngày
mồng Một Tết Bính Thân Al nhằm ngày 8 tháng 2, 2016 Dl, Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích ra đi vì tranh đấu cho Việt Nam như lý tưởng thời trai trẻ vào ngày 3/3/16
tức ngày vào ngày 25 tháng Giêng Bính Thân, ông trở về thành Cố GS Nguyễn Ngọc
Bích ngày 8/3/16 tức 30 tháng Giêng Bính Thân Al. Tức vẫn còn là tháng Giêng Âm
lịch.
Trong
tháng Giêng Âm lịch, Việt Nam ta có hai ngày lễ Tết tháng Giêng là Tết Nguyên
Đán là ngày Mồng Một (8/2/16 Dl), 15 ngày sau (22/3/16) là ngày Rằm tháng
Giêng, còn gọi là Rằm Thượng Ngươn. Dân ta thường đi chùa, đình cúng bái nên gọi
là Lễ Tết Nguyên Tiêu.
Xin
nghe ông Ngô Đình Vận phụ trách chương trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt phỏng vấn
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nhiều câu hỏi liên quan đến Hồ Chí Minh, gợi lại lịch
sử văn hóa chân chính của Việt Nam cho thế hệ trẻ không còn bị vo tròn bóp méo
bởi nhà cầm quyền XHCN hiện nay.
Như về Lễ Nguyên Tiêu, phân biệt Tết Nguyên
Tiêu của Trung Hoa và Việt Nam. Bài thơ Lễ Nguyên Tiêu của đại văn hòa Nguyễn
Du, nhưng Hồ Chí Minh có nhiều tài nào nhái thơ, ăn cắp văn, đạo thơ. Lúc nào cũng thấy Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích trả lời, nặng nhất là mắn HCM “Xất láo”, nhưng trên môi vẫn nở nụ cười hiền hòa.
Xin
chấm dứt chủ đề “Ghế trống nhưng quá đầy”
là đầy thêm vì Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích vạch trần được “đạo dức của người có biệt
tài đạo văn, đạo thơ và đạo tặc Hồ Chí Minh”!
XXX
Xin cầu chúc Tâm Thiện Nguyễn Ngọc
Bích sớm về mìền Cực lạc. Thành kính phân ưu cùng hiền thê, Tiến sĩ Đào Thị Hợi
và Gia Đình.
Còn “G/S
Nguyễn Ngọc Bích, một Hướng Đạo đã lìa rừng”, tuyệt vời, sẽ nhắc sau với bà
Giáo sư Đào Thị Hợi vì hôm nay cũng là ngày Quốc Tế Phụ Nữ mà bà rất xứng
đáng—đối với Nguyễn Việt Nữ-
Còn hôm nay, giờ nầy, đôi Uyên ương
đang hạ cánh xuống vùng đất Virginia…
Vĩnh biệt nghìn thu, Tâm Thiện Nguyễn
Ngọc Bích (1937-2016)
(8/3/2016)
Nguyễn
Việt Nữ
No comments:
Post a Comment