Phần I: Miền Nam
Chương 2a: CẢI TẠO
Sau hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền
Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng
đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên
gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình
để lại đã trở thành “lính nguỵ”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp
ngay trong mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính
Việt Nam Cộng Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi.
Lữ đoàn 203 được lệnh rút
về Long Bình lúc 5 giờ chiều ngày 30-4, nhường công việc chiếm đóng Dinh và bảo
vệ Sài Gòn cho Quân đoàn IV. Nhưng, theo ông Bùi Văn Tùng, gần một trăm chiếc
tăng của ông đã không thể di chuyển, vì giờ đóngười dân Sài Gòn bắt đầu đổ ra
đường. Sau những giờ phút căng thẳng nhất, như sợi dây căng hết cỡ đã đứt tung
ra, mọi người Việt Nam, kể cả những người lính, cho dù ở phía nào, đều cảm thấy
chiến tranh kết thúc!
Chiến tranh kết thúc. Cái
cảm giác ấy, thoạt tiên cũng im ắng như thành phố lúc vừa thôi tiếng súng, đột
nhiên vỡ tung. Dòng người òa ra, tràn ngập đường phố. Một vài thanh niên, học
sinh mạnh dạn tiến vào vườn hoa trước Dinh Độc Lập, sờ vào những chiếc tăng
T54, những chiến xa bấy giờ đã không còn phải bắn, đang nằm lặng lẽ.
“Việt Cộng” trên những chiếc
xe tăng vừa húc đổ cánh cổng cuối cùng, giờ đây, vừa có cái cảm giác viên mãn của
những người chiến thắng, vừa có cái nhẹ nhõmcủa những người lính đã bước qua
ngưỡng của sự khốc liệt, trở nên độ lượng, hiền lành. Thái độ này của các “chú
bộ đội” đã kéo đoàn người đến với những chiếc T54 đông dần lên. Họ bắt đầu tìm
hiểu những khái niệm về “Việt Cộng”, nhiều người“tiến lên”, hỏi thêm về “miền Bắc”.
Chưa ai thực sự biết điều gì sẽ xảy ra cho thành phố, cho mình, nhưng vẫn thấy nhẹ
nhõm và có không ít người còn cảm thấymừng.
Đêm 30-4, ở khu vực trường
Petrus Ký mất điện một lúc. Một vài chiếc tăng của Quân Giải phóng được lệnh chạy
ra đường để “thị uy”. Sáng 1-5, mới khoảng 7 giờ, công chức, giáo viên Petrus
Ký thấy “Cách mạng” đóng trong trường, lục tục ra“trình diện”. “Quân quản” lúc
bấy giờ ai nấy vẫn còn bận đồ bà ba đen, tỏ ra rất lúng túng. Ông Kiệt giao cho
ông Dương Minh Hồ, cán bộ Văn phòng Thành ủy, đi kiếm bộ đồ “coi được” ra tiếp
các thầy cô giáo.
Ngay trong đêm 30-4, những
cán bộ của Đài Phát thanh Giải Phóng từ trên R về đã tiếp quản Đài Phát thanh
Sài Gòn và phát sóng những mệnh lệnh đầu tiên của Ủy ban Quân quản về trật tự,
an ninh, về thu nạp vũ khí chất nổ. Đa số các “lệnh”đã được ông Hà Phú Thuận,
chánh Văn phòng Trung ương Cục, “soạn thảo” theo chỉ đạo của Đảng Uỷ Đặc biệt từ
khi còn ở trên R.
Không chỉ có niềm vui của
những người đi từ trong rừng ra. Trong những ngày đầu, một số quan chức của
Chính quyền Sài Gòn cũng nuôi hy vọng. Tiến sỹNguyễn Văn Hảo là một trong số
đó. Trưa ngày 30-4-1975, ông Hảo có mặt ở Dinh Độc Lập vì cho đến khi chiếc
tăng 390 cán lên thềm Dinh, Chính phủ của Tổng thống Dương Văn Minh vẫn chưa kịp
nhận bàn giao. Khi ấy, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đã di tản. Ông Hảo, Phó thủ tướng,
trở thành người còn lại có cương vị cao nhất trong Chính quyền Trần Văn Hương.
Trước đó ít hôm, ông Hảo
có kêu ông Hồ Ngọc Nhuận. Khi ông Nhuận tới nhà, ông Hảo bỏ bữa cơm tối, đưa
ông Nhuận lên lầu và nói: “Tôi có việc muốn nhờ ông truyền đạt đến Cách mạng. Một
là về mười sáu tấn vàng, người ta nói ông Nguyễn Văn Thiệu mang đi, nhưng thật
sự là tôi đã giữ lại được41. Hai là về nạn thất thoát chất xám. Tôi đã thuyết
phục được một số anh em chuyên viên, trí thức ở lại, nhưng không xuể. Cách mạng
phải làm gì đó, phải nói cái gì đó càng sớm càng tốt”.
Sáng 3-5-1975, Ủy ban Quân
quản ra thông báo: “Cuộc tổng tiến công nổi dậy của quân dân miền Nam ta nhằm đập
tan ngụy quyền tay sai Mỹ đã giành đượcthắng lợi hoàn toàn. Thành phố Sài Gòn,
thành phố được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã hoàn toàn giải
phóng. Để nhanh chóng ổn định trật tự anninh trong thành phố, xây dựng trật tự
cách mạng mới, củng cố và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Để nhanh chóng
khôi phục và ổn định đời sống bình thường của các giới đồng bào trong thành phố
Sài Gòn – Gia Định. Căn cứ quyết định của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà
miền Nam Việt Nam, chúng tôi xin thông báo danh sách Uỷ ban Quân Quản thành phố
Sài Gòn – Gia Định”.
Ủy ban Quân quản lúc ấy gồm
chủ tịch – Thượng tướng Trần Văn Trà, và các phó chủ tịch – Võ Văn Kiệt, Mai
Chí Thọ, Thiếu tướng Hoàng Cầm, Thiếu tướng Trần Văn Danh và ông Cao Đăng Chiếm.
Khi chiến dịch bắt đầu, Mặt
Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam đã tuyên truyền về việc sẽ lập ở miền Nam một
“chính phủ ba thành phần”. Tuy nhiên, khi cờ đã được cắm trên Dinh Độc Lập, Bí
thư Thứ nhất Lê Duẩn quyết định dẹp bỏ ý tưởng này. Ngày 1-5-1975, Tố Hữu đã
chuyển “lệnh” tới Trung ương Cục:
“Gửi anh Tám, anh Bảy [Nhờ
Trung ương Cục chuyển anh Tám]. Xin báo để các anh biết: Theo ý kiến anh Ba42,
về Chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần. Cấu tạo Chính phủ không thể có bọn
tay sai Mỹ, không để cho Mỹ có chỗ dựa và phải làm cho quần chúng thấy rõ sức mạnh,
thế mạnh của cách mạng; ta vừa phát động quần chúng lại vừa buộc Mỹ phải thay đổi
chiến lược. Chính phủ thể hiện tinh thần đó phải gồm ta và những người yêu nước,
thật sự tán thành lập trường hoà bình độc lập, dân chủ, hoà hợp dân tộc, thống
nhất Tổ quốc của ta. Bộ Chính trị chủ trương đối với những người đã đầu hàng ta
như Dương Văn Minh chẳng hạn thì không bắt, nhưng cần có cách quản lý, giám
sát, ta chỉ trừng trị bọn phá hoại hiện hành… trong khi phát động phong trào quần
chúng hành động cách mạng, chú ý chọn lọc, bồi dưỡng cốt cán trong quần chúng.
Để có đủ cán bộ kịp tung ra phát động quần chúng, nên chọn một số cán bộ của Đảng,
đoàn thể và cán bộ quân đội, huấn luyện ngắn ngày về chính sách, về phương pháp
công tác, về kỷ luật. Khi tổ chức lễ mừng trong cả nước, theo ý kiến Bộ Chính
trị, nên có đoàn đại biểu miền Nam ra dự mít tin ở Hà Nội và có đoàn Miền Bắc
vào dự ở Sài Gòn. LÀNH43” .
Ngày 6-5-1975, ông Võ Văn
Kiệt đi cắt tóc chuẩn bị lễ ra mắt Ủy Ban Quân quản. Người thợ cắt tóc thấy một
ông đứng tuổi đi xe U-oát tới, trong khi cắt tóc có bộ đội đứng chờ, tuy không
biết rõ ông là ai, nhưng cắt tóc cho ông xong, đã lễ phép cúi chào, ông trả tiền
thế nào cũng không chịu lấy. Xe U-oát của ông Kiệt đi tới đâu, người dân tránh
ra nhường chỗ rộng rãi cho đi. Những xe khác của “Quân Giải Phóng” cũng được cư
xử như vậy.
Nhiều tuần sau đó, “các
chú bộ đội” đi xe buýt không phải trả tiền và người dân bắt đầu làm quen với những
chiếc xe quân sự chạy vô đường cấm. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Lúc đó, uy thế của
cách mạng trùm lên tất cả”. Ngay cả những “tên ác ôn”, kẻ cướp giật, các băng
nhóm cũng chỉ lo giữ thân hoặc xem xét, theo dõi. Nhưng cũng có những người quá
hăng hái. Hầu hết đàn ông trong cư xá Ngân hàng tại An Phú, Thủ Đức nơi ông Huỳnh
Bửu Sơn cư ngụ giờ đó đã di tản hoặc bị đưa đi cải tạo. Một người gác-dan, lâu
nay vẫn được gọi là “thằng Vàng”, bỗng dưng xưng một cái danh rất kêu, nhảy ra
nắm lấy chức Trưởng ban Quản trị Cư xá.
Những phụ nữ còn lại trong
Cư xá, vốn lâu nay được coi như là các mệnh phụ phu nhân, không chịu. Họ họp lại
và bầu ông Huỳnh Bửu Sơn lên thay. Ông Sơn nhanh nhảu gửi lên xã báo cáo kết quả
ông được bầu chọn là Trưởng Ban. Báo cáo được đóng dấu từ con dấu mà Cư xá vẫn
dùng từ trước.
Lập tức, ông Huỳnh Bửu Sơn
bị triệu tập. Ông vừa ngồi xuống ghế, đã có hai bộ đội xách AK ra hỏi: “Anh biết
tội gì không?”. “Dạ không”. “Cách mạng đã giải phóng rồi mà anh vẫn còn sử dụng
con dấu của Ngụy. Tội anh đáng bắn. Nhưng thôi, từ nay, ông này là Trưởng Ban”.
Người bộ đội nói rồi chỉ tay qua ông Vàng, hình như đã có mặt ở đấy từ trước.
Câu chuyện của ông Huỳnh Bửu
Sơn không phải là hy hữu. Ngày 29-6-1975, một cuộc “đấu tố” với hơn “2000 dân”
đã được nhóm họp trước chợ Thanh Đa:
“Đồng bào đã sôi nổi tố
cáo những tên Lô trưởng Cư xá, điển hình là Lê Văn Minh, Trưởng Lô 9, nguyên là
một viên chức Ngụy quyền, nay tự xưng là người của Cách mạng… Phát huy tinh thần
làm chủ Cư xá, đồng bào đã yêu cầu chánh quyền loại bỏ 24 tên lô trưởng phản động
do Ngụy quyền để lại” [44].
Cuộc cướp chính quyền sớm
nhất ở Sài Gòn được nói là đã diễn ra vào lúc 7 giờ sáng ngày 30-4-1975 tại phường
Trần Quang Khải, quận Một. Chi bộ Đảng bí mật ở đây đã cho vây bót Tân Định, tước
vũ khí của những cảnh sát vào giờ ấy chỉ mong sớm được về với gia đình. Ngay
sau khi Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố Bàn giao chính quyền, ở Quận 11, cờ
cũng được cắm trong Dinh Quận trưởng.
Tiến trình “cướp chính quyền”
và xây dựng chính quyền thường được bắt đầu như trường hợp ở phường Cây Bàng:
“Khi tiếng súng của quân Giải phóng bắn tới tấp vào các căn cứ quân sự của địch,
nhân dân Phường Cây Bàng đồng lòng nổi dậy phá kềm, truy quét kẻ địch, giành
quyền làm chủ về tay mình và tràn ra đường đónchờ quân giải phóng. Khi các chiến
sĩ ta tiến vào, đồng bào mừng reo, hoan hô nhiệt liệt. Ngay sau khi dẹp xong giặc,
uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tựquản được thành lập. Các tổ chức nhân dân
cách mạng cũng được khẩn trương xây dựng. Đến nay, 2-5, Phường Cây bàng đã
thành lập xong Tổ An ninh, Hội Mẹ giải phóng, Tổ Thông tin Tuyên truyền, Tổ Y tế
và Uỷ ban tự quản. Đang xúc tiến thànhlập Tổ Cứu đói và Phòng chống Hoả hoạn”45.
Trước 30-4-1975, tại Sài
Gòn có 735 đảng viên tại chỗ. Trung ương Cục bổ sung thêm 2.820 cán bộ đảng
viên từ trong các cơ quan của R về. Nhưng đến cuối tháng 5-1975, số đảng viên
đã nhanh chóng tăng lên đến 6.553 người. Những chiến sỹ cách mạng nằm vùng, những
người từ trong các căn cứ kháng chiến ra và các “cán bộ 30-4”, nhanh chóng nắm
giữ các vị trí then chốt của thành phố, kiểm soát Đài Phát thanh, thành lập báo
Sài Gòn Giải Phóng và điều hành một hệ thống đoàn thể xuyên suốt từ Thành phố
cho đến các thôn ấp.
Không chỉ có “Cách mạng
30-4”, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận, không ai trong số những người tiếp quản Sài
Gòn năm 1975 có kiến thức về quản lý nhà nước. Mục tiêu lớn nhất đặt ra trong
những ngày đầu là nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, ổn định chủ yếu bằng các
giải pháp chính trị. Riêng các cơ sở kinh tế, giáo dục, y tế… thì dự định từ
trong R là sẽ để cho các ngành, chủ yếu từ miền Bắc vào, tiếp quản những cơ sở
có liên quan đến ngành mình.
“Ngụy Quyền”
Theo ông Nguyễn Văn Trân, Ủy
viên Thường vụ Trung ương Cục: “Khi tiếp quản miền Bắc, cụ Hồ cho lưu dụng hầu
hết các viên chức trong bộ máy hành chánh cũ và bảo lưu mức lương cũ còn cao
hơn cả lương chúng tôi. Cụ Hồ còn đảm bảo tính kế thừa nhà nước bằng cách công
nhận hiệu lực tiếp tục của một số sắc luật có từ thời Pháp. Công việc xây dựng
chính quyền mới, vì thế không nặng như khi chúng tôi làm ở Sài Gòn”.
Hệ thống hành chánh của
Sài Gòn bắt đầu được thiết lập quy củ từ thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông Diệm
vốn là một quan Thượng thư Triều Nguyễn, nhưng khi nắm quyền đã thay đổi phương
thức tuyển chọn quan lại thông qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, bằng việc
thành lập trường Quốc Gia Hành Chánh. Trường Quốc Gia Hành Chánh đào tạo: tham
sự, hệ hai năm cho các chức vụ như trưởng ban, trưởng phòng của các ty; đốc sự,
hệ bốn năm cho các chức vụ phó quận, trưởng ty; và bậc cao học cho các viên chức
hành chánh cấp bộ. Cho đến năm 1960, chức tỉnh trưởng thời ông Diệm vẫn là một
viên chức chính trị.
Khi Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam ra đời, đường lối Cách mạng miền Nam được xác định là phải bằng
“con đường bạo lực”, ông Diệm đáp lại bằng cách “quân sự hoá bộ máy”, bổ nhiệm
các quân nhân đứng đầu cơ quan hành pháp cấp tỉnh, cấp huyện. Một viên chức từ
trường Quốc Gia Hành Chánh ra, đương là quận trưởng, nếu muốn tiếp tục, phải ra
Nha Trang học một khóa quân sự sáu tháng. Ngược lại, một thiếu tá tiểu đoàn trưởng
có năng lực có thể được bổ nhiệm quận trưởng sau khi trải qua một lớp về bộ
binh cao cấp và một lớp sáu tháng về khoa học hành chánh, và sau đó về thực tập
sáu tháng dưới quyền một viên phó quận trước khi được bổ nhiệm làm quận trưởng.
Tuy nhiên, hành chánh vẫn
được coi là một vấn đề cực kỳ chuyên môn, nên dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu, đã có những trì trệ trong việc xử lý nhu cầuhành chánh cho dân, bởi các
vị quận trưởng quan tâm đến quân sự hơn. Thủ tướng đã cùng với Bộ Nội vụ ký một
hướng dẫn, theo đó, các tỉnh trưởng, quận trưởng phải ủy quyền bắt buộc cho cấp
phó. Dưới chế độ Sài Gòn, cấp tỉnh, cấp quận chỉ có một cấp phó và người này phải
là đốc sự tốt nghiệp từ Quốc Gia Hành Chánh ra.
Ở cấp phường xã, tuy không
đòi hỏi phải tốt nghiệp từ trường này, nhưng một xã trưởng, ấp trưởng sau khi
được bầu hay một trưởng phường sau khi được bổ nhiệm đều phải đi học sáu tháng ở
Trường Đào tạo Cán bộ Xã Ấp. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đánh giá cao vai trò của
cán bộ phường xã tới mức ông thường xuyên có mặt trong lễ khai giảng và bế giảng
các lớp học này và nói với các học viên: “Tôi là tổng thống trung ương, các anh
là tổng thống địa phương”.
Tuy nhiên, “Chính quyền Việt
Nam Cộng Hoà từ Trung ương tới địa phương” trước khi có tuyên bố của Đại tướng
Dương Văn Minh đã bắt đầu “tan rã”. Khoảng gần 200 nghìn người có quan hệ với
người Mỹ hoặc đang làm việc trong bộ máy chính quyền cũ đã kịp thời “di tản”
trong vài tuần lễ trước “30-4”. Số còn lại gần như cũng đã ý thức được tình thế
của mình, tự động “bỏ trống nhiệm sở”. Nhưng cho dù họ có ở lại, thì với mục
tiêu của cuộc chiến tranh kể từ sau Hiệp định Paris là “đập tan bộ máy của
chính quyền tay sai”, việc những người chiến thắng sử dụng chuyên môn của những
viên chức có trình độ cao trong bộ máy Sài Gòn là điều khó xảy ra.
Công Điện ngày 18-4-1975 của
Ban Bí thư xác định đối tượng làm việc trong chính quyền cũ được lưu dụng: “Ta
cần có chính sách mạnh dạn sử dụng những người thật thà phục vụ cách mạng, nhất
là công nhân, lao động, cán bộ kỹ thuật, trừ những phần tử thù địch, bọn mật vụ,
bọn phá hoại hiện hành…”. Theo Chỉ thị ngày 19-4-1975, cũng của Ban Bí thư, với
cấp nhân viên, sau khi “được giáo dục” tại phường, xã: “a, Đối với những tên thật
thà hối cải thì tạo điều kiện cho họ tiến bộ, lập công chuộc tội; b, Đối với số
cảnh sát, cứu hoả thì có thể sử dụng, trừ bọnác ôn phản động và ta phải đưa cán
bộ cốt cán vào để quản lý giáo dục…”. Từ cấp quận phó trở lên, và hầu hết các
chỉ huy cảnh sát từ cấp đội trở lên… đều thuộc diện đưa đi tập trung cải tạo
dài hạn.
Một “đồng chí” được giới
thiệu là “trưởng Ban Tuyên huấn An ninh Miền” đã từng công khai tuyên bố: “Việc
học tập cải tạo đối với công chức, nhân viên nguỵ quyền sẽ phải công phu và
gian khổ về tinh thần hơn so với nguỵ quân vì công chức cao cấp nguỵ quyền là
những người trực tiếp hoặc tham gia tích cực vào bộ máy kềm kẹp nhân dân. Họ được
huấn luyện kỹ càng do đó, ảnh hưởng chế độ cũ về mặt nhận thức và tư tưởng khá
sâu”46.
Sau ngày “giải phóng”, các
chủ trương của nhà nước cũng chủ yếu được vận hành thông qua các phong trào
chính trị, cho dù có sử dụng “ngụy quyền” lưu dụng thì kiến thức chuyên môn của
họ cũng không biết để làm gì. Chưa kể, trong con mắt của chính quyền, theo “đồng
chí Trưởng Ban Tuyên huấn An ninh Miền”: “Họ được huấn luyện kỹ càng để tham
gia tích cực vào bộ máy kìm kẹp nhân dân”47.
“Ngụy Quân”
Một tuần sau, ngày
5-5-1975, Ủy Ban Quân quản Sài Gòn ban bố:
“Mệnh lệnh số 1 về việc ra
trình diện, đăng ký và nộp vũ khí của sĩ quan, binh lính, cảnh sát, và nhân
viên ngụy quyền: Điều I: Tất cả các sĩ quan, binh lính, cảnh sát, tình báo mật
vụ, nhân viên ngụy quyền trong thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định đều phải ra
trình diện và đăng ký. Thời hạn bắt đầu từ ngày 8-5-1975 cho đến ngày 31-5-1975
là ngày cuối cùng. Điều II: Cấp tướng và tá trình diện và đăng ký tại số nhà
213 Đại lộ Hồng Bàng, cấp uý trình diện và đăng ký tại uỷ ban nhân dân cách mạng
quận, cấp hạ sĩ và binh lính trình diện và đăng ký tại uỷ ban nhân dân cách mạng
phường. Cảnh sát, công an tình báo mật vụ trình diện và đăng ký tại trụ sở Ban
an ninh nội chính thuộc Ủy ban Quân Qủan thành phố Sài Gòn. Nhân viên công chức
làm việc tại nhiệm sở nào trình diện và đăng ký tại nhiệm sở nấy. Điều III: Khi
ra trình diện và đăng ký nhất thiết phải mang nộp chứng minh thư, các loại giấy
tờ cá nhân, tất cả vũ khí, trang bị, hồ sơ tài liệu, phương tiện, ngân quỹ… Điều
IV: Người nào, nhà nào, tập thể nào, cơ sở nào có giữ vũ ,khí chất nổ và các
phương tiện, khí tài thông tin đều phải tới khai và nộp tất cả. Điều V: Mệnh lệnh
này phải được triệt để chấp hành đến 24 giờ ngày 31 (ba mươi mốt) tháng 5 (năm)
năm 1975, những người không ra trình diện cố tình lẩn trốn sẽ bị nghiêm trị, những
người đã ra trình diện, đăng ký nhưng còn khai gian, giấu diếm võ khí tài liệu,
phương tiện nghĩa là chưa thành thật, sau này phát hiện ra thì xem như chưa
tuân lệnh, người nào đăng nạp vũ khí, tài liệu, khí tài vật tư quý giá và phát
hiện nhiều vấn đề có giá trị khác sẽ được xem xét khen thưởng xứng đáng. Tất cả
những người đã ra trình diện đăng ký tạm thời trước khi có lịch này đều phải
làm đăng ký chánh thức lại theo mệnh lệnh này. Sài Gòn, ngày 5-5-1975/Thay mặt Ủy
ban Quân quản Thành phố Sài Gòn-Gia Định/Chủ tịch/Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ.”
Việc ra trình diện không
kéo quá dài như dự kiến. Chỉ trong vòng năm ngày, đã có 23 viên tướng có mặt tại
Sài Gòn tự động đến Trung tâm Dự bị Viện Đại học Sài Gòn: Tướng Vũ Văn Giai, tư
lệnh Sư đoàn 3; Tướng trẻ Trần Quốc Lịch, 40 tuổi, tư lệnh Sư 5; Tướng Phan Duy
Tất, chỉ huy trưởng Biệt động Quân khu II; Tướng Hồ Trung Hậu, nguyên phó tư lệnh
Sư Đoàn Dù… Nhưng chủ yếu là những viên tướng đã nghỉ hưu từ trước: Trung tướng
Nguyễn Hữu Có, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sằng, Trung tướng Lê Văn Nghiêm… Cũng
có những người đã thôi chức từ rất lâu như Trung tướng Lê Văn Kim, về hưu từ
năm 1964; Trung tướng Nguyễn Văn Vĩ, nguyên Tổng trưởng Quốc phòng, về hưu từ
năm 1972; Thiếu tướng Lâm Văn Phát, người từng bị Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt
từ năm 1965…
Trong thời điểm khắc nghiệt
nhất của chế độ Sài Gòn, những người “ngoan cố” đã ra đi hoặc đã tuẫn tiết như
Tướng Lê Văn Hưng, phó tư lệnh; Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV và
một số tỉnh trưởng Miền Tây khác. Những người còn lại ở lại và chấp nhận những
gì sẽ đến với mình48.
Ở Sài Gòn, 443.360 người
ra trình diện, trong đó có hai mươi tám viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá,
3.978 thiếu tá, 39.304 sỹ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình
báo các loại, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền,9.306 người trong các đảng
phái được cách mạng coi là “phản động”. Chỉ 4.162 người phải truy bắt trong đó
có một viên tướng và 281 sỹ quan cấp tá.
Gần một tháng sau sau Lệnh
Trình diện, ngày 10-6-1975, Uỷ Ban Quân quản ra thông cáo “Về việc Học tập Cải
tạo Sỹ quan, Hạ sỹ quan, Binh lính và Nhân viên Quân đội Ngụy, Tình báo, Cảnh
sát và Ngụy quyền đã trình diện đăng ký”. Theo đó: Tất cả hạ sỹ quan binh lính
và nhân viên quân đội Nguỵ thuộc các quân binh chủng tại Sài Gòn-Gia Định, tình
báo cảnh sát và nhân viên Nguỵ quyền quận, phường, khóm, xã, ấp đã trình diện
đăng ký phải đi học tập cải tạo trong ba ngày kể từ ngày 11-6-1975 đến ngày
13-6-1975. Nhân viên Nguỵ quyền từ trưởng phó phòng trở xuống thuộc các phủ, bộ,
vụ, viện, nha, sở, ty… đã đăng ký đi học tập từ ngày 18 đến ngày 20-6-1975. Thời
gian học tập liên tục từ 7 giờ đến 16 giờ [giờ ĐôngDương] trưa nghỉ một giờ.
Người đi học tự mang thức ăn trưa và chiều, sau khi học, về nhà nghỉ. Lệnh học
tập này phải được tuyệt đối chấp hành ai không đi học tậpcải tạo đúng thời hạn
coi như phạm pháp.
Cũng trong ngày hôm ấy, lệnh
học tập cải tạo được thông báo đến các sỹ quan theo đó, “sỹ quan quân đội Nguỵ,
cảnh sát, tình báo biệt phái từ thiếu uý đến đại uý” được hướng dẫn: “Phải mang
giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cánhân, lương thực, thực phẩm [bằng
tiền hoặc hiện vật] đủ dùng trong mười ngày kể từ ngày đến tập trung”. “Sỹ quan
cấp tướng, tá”, được hướng dẫn mang theo “thựcphẩm, lương thực đủ dùng trong một
tháng”.
Từ ngày 11-6, tất cả hạ sỹ
quan binh lính đã đến các địa điểm trong Thành phố học tập và họ cảm thấy yên
tâm khi thời gian học tập chỉ có ba ngày, đúng như thông báo và cách tiến hành
thì mang tính “học tập” nhiều hơn là “cải tạo”. Báo chí bắt đầu được sử dụng để
trấn an những sỹ quan còn có chút băn khoăn lo lắng trong lòng.
Bài xã luận “Tiếp tục cải
tạo để trở thành người công dân chân chính” đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng
ngày 17-6-1975 viết: “Đợt học tập cải tạo của binh lính, hạ sỹ quan nguỵ quân
và nhân viên nguỵ quyền mở ra đã được mấy ngày. Trong các thu hoạch của các học
viên, có một điểm chung làm mọi người chú ý: hầu hết đều phát biểu thừa nhận
mình trước kia dù làm bất cứ việc gì trong bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền, đều là
những người có tội với nhân dân, với cách mạng. Họ đều hứa sẽ tự cải tạo mình
thành những con người tốt. Cuộc học tập này đã làm cho phần lớn binh sỹ nguỵ biết
phân biệt ai là địch, ai là ta. Sự phân biệt này rất quan trọng. So với trước
khi học đây là một bước tiến bộ đầu tiên của binh lính nguỵ quân và nhân viên
nguỵ quyền. Nhưng cũng chỉ là một bước tiến đầu tiên mà thôi. Phân biệt được địch,
ta, hứa phấn đấu để trở thành người tốt, mới chỉ là tiến bộ về mặt nhận thức, mới
chỉ là sự bày tỏ thái độ. Họ có thật sự tiến bộ hay không? Thái độ của họ có
thành thật hay không? Hay giả vờ tiến bộ, giả vờ hứa hẹn cốt cho qua cửa ải
này, rồi trà trộn vào cộng đồng dân tộc với những tư tưởng thù địch với dân tộc?
Đối với những con người đã từng bị giặc Mỹ nhồi nhét những tư tưởng xấu xa, ý
thức chống nhân dân, chống cách mạng trong suốt hai mươi năm qua thì làm sao họ
có thể gột rửa hết trong ba ngày học tập? Vì vậy, cách mạng tạo cho họ điều kiện
để chứng minh sự tiến bộ của mình bằng hành động. Nhân dân ta đã có kinh nghiệm:
đánh giá một con người phải căn cứ trên hành động của họ. Ta giáo dục họ những
tư tưởng đúng, là cốt để họ làm đúng chứ không chỉ để nói đúng mà thôi”.
Một bài báo khác dẫn lời
anh Trần Văn Lành, một trung sỹ quân nhu, nói: “Trước khi đi học tập, tôi đã tưởng
là sẽ bị ngược đãi, bị hạ nhục và có thể bị đánh đập nữa”49. Nhưng, “điều đó đã
không xảy ra” và sau học tập, anh Lành đã được cấp “Giấy công nhận hoàn thành học
tập cải tạo” – tờ giấy có giá trị công nhận những người “lính Ngụy” bắt đầu được
“trở lại làm người” trong chế độ mới. Một người khác, được giới thiệu là “Binh
nhất Lê Công Đắc”, thì cho rằng: “Qua cuộc học tập này, chính quyền cách mạng
đã dắt chúng tôi ra khỏi nơi tối tăm, đưa chúng tôi về với nẻo chính nghĩa”50.
Những phát biểu này được các sỹ quan theo dõi sát và khi thấy sau “ba ngày học
tập” binh lính được trở về nhà, thấy “cách mạng đã làm những gì cách mạng nói”,
các sỹ quan đã yên tâm hơn.
Không ai biết rằng, từ
ngày 18-4-1975, Chỉ thị 218/CT-TW của Ban Bí thư đã quy định: “Đối với sỹ quan,
tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dục và lao động; sau này tùy sự
tiến bộ của từng tên sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể. Những
người có chuyên môn kỹ thuật [kể cả lính và sỹ quan] mà ta cần thì có thể dùng
vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh giác và phải quản
lý chặt chẽ, sau này tuỳ theo yêu cầu của ta và tuỳ theo sự tiến bộ của từng
người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành ngoài quân đội. Đối với những phần
tử ác ôn, tình báo an ninh quân đội, sỹ quan tâm lý, bình định chiêu hồi, đầu sỏ
đảng phái phản động trong quân đội, thì bất kể là lính, hạ sỹ quan hay sỹ quan
đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toàn và quản lý chặt
chẽ”51.
Ở nhiều địa phương, một số
“tên ác ôn đầu sỏ” đã được “xử lý” ngay và chỉ vài ngày sau 30-4, các sỹ quan gần
như đã được đưa đi cải tạo. Tuy nhiên, Sài Gòn, nơi tập trung gần nửa triệu sỹ
quan và binh lính chế độ cũ, nơi tập trung sự chú ý của dư luận trong và ngoài
nước, nên mọi quyết định đều được Trung ương Cục và Đảng ủy Đặc biệt bàn bạc
lên kế hoạch.
Ngay trong phòng làm việc
của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung ương Cục đã bàn cách đưa các sỹ quan của
ông đi “cải tạo lâu dài”. Kế hoạch được gọi làChiến dịch X-1. Ông Võ Văn Kiệt
thừa nhận: Việc công bố ba mức thời gian học tập – hạ sỹ quan binh lính, ba
ngày; cấp úy, mười ngày; tướng, tá, một tháng – là có ý để cho các đội tượng ngầm
hiểu rằng, thời gian học tập tối đa của các sỹ quan chỉ là một tháng.
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường,
năm ấy là một sỹ quan biệt phái với quân hàm đại úy, thuộc diện “học tập mười
ngày” viết: “Hầu hết đều bình thản đến cổng, xinvào. Có người cưng con gái đi
theo đỡ đần con rể. Có người thuộc diện “ba ngày” tiễn đưa bạn, ngồi quán nhậu
ngà ngà cũng theo bạn vào cổng cho vui. Có người giải ngũ nằn nì xin ‘đi học để
có cái giấy về dễ làm ăn’. Nhưng, qua con ngựa sắt là dòng sông không trở lại”52.
Nơi tập trung của ông Tạ
Chí Đại Trường là một trường học, ông viết: “Sáng 23- 6-1975, tôi đi vòng giã từ
phố phường rồi cầm khúc bánh mì đến công trường Taberd. Mười giờ 30 sáng. Hai
viên sỹ quan cầm súng lặng lẽ chỉ lối vào. Ngoàiđường vắng, cổng trường kín chỉ
chừa chỗ lách, không thể biết bên trong có gì”53. Những “sỹ quan cấp úy” ấy đã
bình thản đến guichet (quầy) nộp “tiền ăn mười ngày”, lấy biên lai… cho đến khi
vào hành lang, cán bộ tới ra lệnh bỏ đồ kim khí ra, mới thấy có “cái gì nặng nề
lảng vảng”, rồi khi “trời càng về khuya, mưa tầm tã” thì “bắt đầu mới rùng
mình”.
Đại úy Tạ Chí Đại Trường
viết: “Tôi mang mùng giăng trên tầng gác hội trường nhưng không ngủ được. Từ
trên gác nhìn ra bóng tối nhiều hơn ánh sáng… Ánh đèn pha trải dài trên sân nước.
Một vài người lính đi lại mang B40 lắp đầu đạn khiến cáibóng càng dài ra”54. Tối
25-6, Đại úy Trường cùng các chiến hữu nhận được lệnh di chuyển, “Có người dẫn
ra đường. Vắng ngắt. Xe đậu dài ngút”. Rồi, thay vì “học tập mười ngày”, ông thầy
dạy sử Tạ Chí Đại Trường đã phải trải qua các trại từ hôm ấy cho đến tháng
6-1981.
Mười ngày, một tháng qua
nhanh. Không ai nhận được bất cứ tin tức gì liên quan đến những người thân bị
đưa đi học tập. Rồi đột nhiên, một sỹ quan được tha về, người đó là Cựu Tổng
trưởng Quốc phòng, tướng Nguyễn Văn Vỹ.
Vừa ra khỏi trại, Tướng Vỹ
phát biểu: “Chúng tôi ăn còn ngon hơn bộ đội. Tôi mong những người có thân nhân
đi học tập cải tạo hãy yên lòng và tin tưởng Cáchmạng, đừng tin ở những lời đồn
vô căn cứ”55. Tướng Nguyễn Văn Vỹ là người mà ngay hôm đầu ra trình diện đã
phát biểu: “Tôi hiểu rõ quân đội trong này lắm, tệlắm, xấu lắm; và mấy ngày hôm
nay thấy rõ bộ đội Cách mạng rất kỷ luật, chững chạc, đàng hoàng. Anh em vào
nhà tôi ở cầu Thị Nghè không hề bị mất mát gì hết. Cách mạng vào yên ổn, thanh
bình ngay, ai cũng yên tâm và sung sướng”56.
Ở thời điểm Tướng Vỹ phát
ngôn trên báo, dân chúng không cần phải nghe tin đồn, chồng con họ bặt vô âm
tín đã hơn ba tháng cho dù “Cách mạng nói” sĩ quan cấp úy chỉ đi học tập “mười
ngày”, cấp tá chỉ đi “một tháng”. Tuy nhiên, đấy cũng chưa phải là thời điểm mà
những người ở nhà hay ở bên trong hàng rào dây kẽmgai tuyệt vọng. Chính quyền
biết điều đó và Tướng Vỹ được tha để nói những lời có giá trị trấn an. Đồng thời,
“các sỹ quan và nhân viên ngụy quyền” bắt đầu được
phép và được động viên viết
thư về nhà.
Đầu tháng Bảy, báo Giải
Phóng, tờ báo trong R của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, cho đăng lá thư
của ông Trần Văn Tức “nguyên là đại úy cảnh sát ở Côn Sơn”, gửi vợ là bà “Nguyễn
Bích Thủy, ở số 52-54 Nguyễn Khắc, Sài Gòn 2”. Khi cho đăng lá thư, tờ Giải Phóng
nói rõ là “để bạn đọc hiểu thêm cuộc sống hiện naycủa các sĩ quan (trong quân đội
ngụy trước đây) đang học tập cải tạo”57. Thông điệp mà Chính quyền muốn gửi qua
bức thư này được lồng vào một cách vụng về: “À, ở thư trước anh quên dặn em là
đừng tin lời đồn nhảm của bọn phản động của bọn ngụy tuyên truyền làm cho em và
ba má ở nhà hoang mang lo sợ. Nếu người nàonói xuyên tạc đó là bọn lưu manh thừa
dịp để làm tiền hoặc bọn ngụy phản cách mạng, em nên đến chánh quyền cách mạng
tố cáo họ. Anh cố gắng học tập cải tạo tốt để chánh phủ cách mạng khoan hồng
cho những đứa con lạc lối được thành người công dân chân chính và sớm về đoàn tụ
với gia đình tăng gia sản xuất”58. Hơn một tháng sau, tờ Tin Sáng có bài phỏng
vấn bà “LQL”, người vừa trở lại Sài Gòn sau chuyến thăm chồng là “Thiếu tá Tiểu
Đoàn phó Tiểu Đoàn 7, Thủy Quân Lục Chiến Ngụy”. Tờ Tin Sáng không nói rõ chị L
thăm chồng ở trại nào và chồng chị là ai, chỉ giới thiệu: “Thiếu tá và cả Tiểu
đoàn 7 của ông đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An và đã
cùng toàn bộ binh lính trong Tiểu đoàn 7 đầu hàng quân đội giải phóng ngày 27-3
vừa qua”. Câu chuyện ở trại cải tạo được tờ Tin Sáng dẫn dắt cho thấy không khí
trong các trại cải tạo từa tựa như một trại hè59. Bài phỏng vấn kết thúc bằng lời
dặn dò của người chồng: “Em yên trí về lo làm ăn, ở đây em khỏi lo hai thứ rượu
và gái, đã làm hai đứa thường mất hạnh phúc như trước kia. Cuộc sống ở đây rất
điều hòa và lành mạnh như em đã thấy, chắc chắn bọn anh sẽ khá hơn trước”.
Người phỏng vấn, phóng
viên Phan Bảo An, sử dụng những ngôn từ như “tên tướng ngụy…”, khiến người đọc
có cảm giác nó được viết bởi một cán bộ tuyên huấn từ “R” về hoặc từ Bắc vào.
Nhưng Phan Bảo An là bút danh của ông Phan Xuân Huy, một cựu dân biểu Sài Gòn.
Ông Phan Xuân Huy nói rằng cuộc phỏng vấn ông thực hiện được là tình cờ chứ
không phải do Chính quyền sắp xếp60; tuy nhiên, về sau ông mới phát hiện ra
“người vợ” là con của một gia đình Cách mạng.
Cho đến tháng 9-1975, chỉ
những người có nhân thân rất đặc biệt mới có thểvào trại thăm thân nhân. Lá thư
của “ông Trần Văn Tức gửi vợ là bà Nguyễn Bích Thủy” trùng hợp với thời gian mà
ở các trại cải tạo, “ngụy quân, ngụy quyền” được yêu cầu viết thư về nhà. Nhà sử
học Tạ Chí Đại Trường, thời gian này đang cải tạo ở Trảng Lớn, Tây Ninh, kể:
“Thư hàng tháng được coi như là một ân huệ của Nhànước ban cho người có tội phải
cải tạo,‘dựa trên ý thức truyền thống thông cảm với tình gia đình đậm đà của
người dân Việt Nam’… Thư gửi được quản giáo kiểm duyệt. Nội dung thư cứ phải
nói ‘học tập tốt, lao động tốt’ và phải động viên gia đình”61. “Đoàn tụ”Có lẽ
không mấy gia đình ở miền Nam không đồng thời có người thân vừa ở phía bên này
vừa ở phía bên kia. Và có lẽ không có ở đâu, ý thức hệ lại chia cách tình thân
đến thế. Ông Tư Bôn, giám đốc Việt Nam Tổng Phát hành, có cậu ruột là một cán bộ
cộng sản nổi tiếng, ông Mai Văn Bộ, nhưng vẫn không thoát vòng lao lý. Ở đề lao
Gia Định, ông Bộ có vào thăm nhưng người cháu đang bị liệt vẫn tiếp tục bị giam
cầm.
Nhà văn Doãn Quốc Sĩ là
con rể của nhà thơ Tú Mỡ – người có tác phẩm được miền Bắc đưa vào sách giáo
khoa phổ thông – nhưng vẫn phải đi tù. Doãn Quốc Sĩ bị tù tổng cộng mười bốn
năm, trong thời gian đó ông không được gặp mặt bố mẹ đang sống ở Hà Nội, thậm
chí không được gặp cả người anh ruột Doãn Nho là một nhạc sĩ con cưng chế độ.
Trung tá Phan Lạc Phúc62
cũng có cùng hoàn cảnh như nhà văn Doãn Quốc Sĩ. Ông Phúc có một người em ruột
là sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, năm 1962 tham gia đảo chính bất thành, đi theo Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Nhưng sau năm 1975, ông Phan Lạc Phúc vẫn phải
chịu hơn mười năm cải tạo.
Đại úy Dù Phan Nhật Nam63
có cha là ông Phan Văn Trình, vốn là một sỹ quan tình báo được Việt Minh đánh
vào Sở Mật thám Liên bang Đông Pháp. Ngày 2-9-1950, ông Trình đã lập công bằng
cách lấy hồ sơ của Sở Mật thám mang ra Việt Bắc. Nhưng, như số phận của nhiều
nhà tình báo khác, ông Phan Văn Trình đã không được tin dùng. Ông chỉ là một
cán bộ nhỏ công tác ở Hải Phòng và sau năm1975 về Nam chỉ nhận được chức phó chủ
tịch một phường ở Sài Gòn. Đại úy Phan Nhật Nam biết trước là không thể nhờ vả
được gì vào bố mình. Bởi chính ông, năm 1973, đã từng gây khó khăn cho bố64.
Theo ông Phan Nhật Nam:
“Năm 1981, ở Mỹ, khi Mặt trận Hoàng Cơ Minh trao giải cho cuốn sách của tôi, Tù
binh và Hòa bình, ở trại Lam Sơn, Thanh Hóa, từ ngày 7-9-1981, tôi bắt đầu bị
cùm trong phòng biệt giam. Trong hoàn cảnh đó, ngày 8-5-1985, khi ba tôi lên
thăm, ông vất vả ra Hà Nội chờ xin giấy thăm nuôi tôi ở Cục Quản lý trại giam,
thay vì có thể xin ở trại như các tù nhân khác. Cuộc thăm nuôi lại chỉ được diễn
ra trong vòng mười lăm phút. Cho dù đó là lần đầu tiên gặp nhau sau hơn ba mươi
năm, tôi vẫn nói với ông: Ba vất vả quá, thôi đừng thăm nuôi nữa, đợi khi ra
tù, con về”65.
Cũng có không ít quan chức
Cách mạng thay vì bảo lãnh, đã vận động ngay chính những người trong gia đình
mình đi “học tập”. Có người muốn chứng minh với Đảng sự “chí công vô tư”. Có
người tin là cần thiết đối với người thân của họ.
Thiếu úy Việt Nam Cộng Hòa
Lưu Đình Triều có ba mẹ là cán bộ cao cấp của Cách mạng. Năm 1954, lúc Lưu Đình
Triều một tuổi, chị gái Triều ba tuổi, anh đãđược ba mẹ để lại cho bà ngoại để
đi tập kết. Trong suốt hơn hai mươi năm, hai chị em Lưu Đình Triều đã lớn lên
như những đứa trẻ mồ côi trong khi ba mẹ mình sống ở Hà Nội trong một phần căn
biệt thự trên đường Điện Biên Phủ với sổ mua hàng “Tôn Đản”. Ba anh là ông Lưu
Quý Kỳ, vụ trưởng Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương kiêm tổng thư ký Hội Nhà
báo. Còn anh, năm 1972, khi Chính quyền Sài Gòn tạm đóng cửa các trường đại học
và hạ bớt tuổi hoãn quân dịch của sinh viên, như nhiều sinh viên khác, Lưu Đình
Triều bị động viên vào lính.
Năm 1975, ông Lưu Quý Kỳ
trở về, Lưu Đình Triều nhớ lại: “Bao lần tôi đã nằm tưởng tượng ra cảnh hội ngộ
này và nghĩ rằng lúc ấy tôi sẽ hét vang cái tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng
chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều
đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
Lúc đó, do tình hình đi lại
khó khăn, ông Lưu Quý Kỳ về Nam trước, vợ và con ông, những người sinh ra ở Hà
Nội, đã gửi gắm tình cảm vào chiếc máy ghi âm mà ông Kỳ mang theo. Cô em gái
Triều sau khi thăm hỏi anh chị, hồn nhiên hỏi: “Từ hôm giải phóng tới giờ anh
chị biết bài hát nào mới chưa. Em và con Thảo, con chú Tân, hay hát lắm. Để bọn
em hát cho anh chị nghe nhé”. Rồi hai cô gái Hà Nội cất giọng lanh lảnh hát
trong máy ghi âm: Sài Gòn đó, quê ta ơi / Trong biển lửa vẫn ngời ngời / Ta đi
như sóng căm hờn dâng trào / Xô lên trên xác quân thù hung bạo / Giành một mùa
xuân tươi sáng khắp miền Nam…
Lưu Đình Triều viết: “Khi
nghe tới đó, tim tôi như thắt lại. Một ‘quân thù’ đang đứng cạnh ba đây. Ba có
biết không? Có căm hờn nó không? Từ giờ phút đó, niềm vui hội ngộ trong tôi giảm
hẳn. Chỉ có nỗi lo âu, thắc thỏm là mới dâng trào”.
Vài tháng sau, Lưu Đình
Triều vẫn phải đi cải tạo. Trong thời gian ở trại, Lưu Đình Triều kể: “Ban ngày
chúng tôi phải học lý luận, ban đêm học hát những bàinhư Bão Nổi Lên Rồi, Rầm Rập
bước Chân Ta Đi Trên Đường Phố Sài Gòn… Sau khi được “lên lớp” về Truyền thống
Chống Ngoại xâm, Đường lối Sáng suốt của ĐảngTa, Cuộc Chiến tranh Chính nghĩa,
Chính sách Khoan hồng của Chính phủ Cách mạng…, các trại viên phải tập trung thảo
luận, theo hướng: phải phân tích được âm mưu của Mỹ – Ngụy; phải nhận ra Ngụy
quyền không chính nghĩa, chỉ có Cáchmạng mới chính nghĩa. Học xong lại phải
“soi rọi bản thân”, kể ra những tội lỗi của mình, mỗi người phải nghĩ cho ra một
điều phi nghĩa của Quân đội Việt Nam Cộng hòa”.
Lưu Đình Triều nói: “Tôi dẫn
chuyện lính Sư 7 hành quân bắt gà, bắt heo của dân. Có người là lính tài vụ, cả
đời chỉ đi phát lương, với mong muốn được Chính phủ khoan hồng, đã nhận phát
lương cũng coi như tạo điều kiện cho lính đi càn quấy. Có người than, tao nghĩ
không ra tội, chúng mày ạ”.
Từ tháng thứ ba, Triều kể:
“Mỗi tháng, trại viên được thăm nuôi một lần. Trong số những người thăm nuôi có
người quê Biên Hòa, tôi nhắn chị tôi đi thăm. Hóa ra, khi ấy chị tôi đang đi Hà
Nội. Khi chị tôi về, lên trại đúng lúc trại cấm thăm nuôi vì một sự cố do trại
viên gây ra. Tôi nhìn thấy chị tôi, khoát tay bảo về nhưng chị tôi cứ đứng bên
kia đường không chịu. Một người quản giáo tốt bụng tới vỗ vai, nói: ‘Đi theo
tôi’. Đi ra, vệ binh chặn lại; nhưng người quản giáo can thiệp. Hai chị em nhìn
nhau khóc, khiến người quản giáo cũng khóc”.
Chỉ huy trại khi ấy cũng
biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý
Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về
cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết
thư khuyên “con cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: “Tôi vừa đọc thư
ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc”.
Có những quan chức Cách mạng
không bảo lãnh cho con cháu của mình bởi họ tin rằng những đứa con, đứa cháu lầm
đường của họ cần có thời gian cải tạo. Có những quan chức cẩn trọng biết rằng tờ
bảo lãnh đôi khi sẽ là một trong những cáicớ để khi cần, các đồng chí của mình
đem ra “xử lý”. Ông Trần Quốc Hương nguyên là một nhà chỉ huy tình báo, từng là
cấp trên của “ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ và “trưởng văn phòng báo Time” Phạm Xuân Ẩn.
Năm 1950, ông Hương “đánh” từ Hà Nội vào Nam một cán bộ tình báo có tên là Từ
Câu. Vì hoạt động trong lòng chế độ
Sài Gòn nên con cái của
ông Từ Câu cũng phải đi lính như những gia đình khác. Sau1975, họ cũng phải đi
“học tập”. Khi ông Từ Câu mất, các con ông – thiếu úy Từ Dũng và thiếu úy Từ Tuấn
– đang bị cải tạo ở Minh Hải, gia đình có đơn xin cho con về để tang cha. Ông
Mười Hương phê đơn, chuyển Giám đốc Công an, xin cho họ“được về để tang rồi vào
trại lại”. Trước Đại hội V, ông Trần Quốc Hương66 bị tố cáo “bốn vấn đề”, trong
đó, “một đồng chí trong tiểu ban bảo vệ Đảng” tố ông đã canthiệp cho “hai thiếu
úy Ngụy ra khỏi trại giam”.
“Phản động”
Một diễn biến khác, xuất
hiện ngay từ những ngày Trung ương Cục nhóm họp để triển khai “Chiến dịch X-1,
X-2”, được quan tâm đặc biệt vì liên quan đến an ninh chính trị. Ngày 3-9-1975,
Trung ương Cục được báo cáo:
“Bọn chánh quyền cơ sở đi
tập trung rất ít. Bọn Tuyên úy cũng đi rất ít. Cảnh sát đặc biệt, dự kiến đi
1.500, nhưng chúng tập trung đến 2.460 tên. Nhưng, dự kiến trên 1.000 tuyên úy
chỉ đi 2 tên; dự kiến trên 150 tên chiến tranh tâm lý, đi 46 tên; dự kiến 500 cảnh
sát đã chiến chỉ đi 190 tên; Quân cảnh đi 140 tên; Tình báo dự kiến 1000 chỉ đi
142 tên; Biệt kích 1000 chỉ đi 64 tên; Chiêu hồi dự kiến 300 chỉ đi 130 tên;
Bình Định dự kiến 1500 chỉ đi 55 tên; Dự kiến đợt I, (đối tượng này) là10.200
nhưng chỉ đi 4.800 tên; còn lại tên 5000; ta tổ chức bắt trên 400 tên; bọn cơ sở,
tình báo, quân báo tại chỗ dự kiến 3 vạn mới làm được 8.290 tên. Theo báo cáo
thì việc tổ chức học tập là tốt. Hội nghị chủ trương: Đối với bọn tuyên úy công
giáo, phật giáo và tin lành giáo, Ban Mặt trận Thành mới tới nói chuyện động
viên khuyến khích đi học; các tôn giáo trở về phải có ý kiến với từng người để
họ đi học. Sau cuộc nói chuyện sẽ tổ chức bắt nếu họ không chịu đi trình diện.
Đối với biệt kích, gia hạn đăng ký một thời gian; đề cao bọn ra trình diện; kêu
gọi gia đình động viên con em họ đi học sau đó tổ chức truy bắt” [67].
Chính sách cải tạo cũng đã
đi vào lịch sử Tòa thánh Vatican từ ngày 15-8-1975, khi Đức Giám mục Nguyễn Văn
Thuận được mời tới Dinh Độc Lập, tại đây ông bị bắt giữ và trong ngày hôm ấy được
di lý ra trại giam Cây Vông, Phú Khánh.
Việc Tòa Thánh bổ nhiệm
Giám mục Nguyễn Văn Thuận, người gọi ông Ngô Đình Diệm là cậu ruột, làm giám mục
phó Tổng Giáo phận Sài Gòn vào ngày 25-4-1975 (chỉ chưa đầy một tuần trước khi
“giải phóng”) đã làm cho Cách mạng lo lắng. Bản thân nội bộ công giáo cũng có
những hoạt động được cho là “mờ ám”; một số linh mục được coi là “cấp tiến” đã
ám chỉ các tín hữu của Đức Cha Thuận là “phản động”. Ngày 13-5-1975, một nhóm
sinh viên công giáo đã đột nhập vào Tòa Tổng Giám mục đòi Đức Cha Thuận phải từ
chức. Ngày hôm sau, 14-5, chính họ lại cũng đột nhập vào Tòa Khâm xua đuổi Đức
Khâm sứ Henri Lemaitre.
Chính quyền không đứng
ngoài những hoạt động “cấp tiến” này, nhưng Chính quyền cũng đã hoang mang khi
những hành động quá khích như vậy tác động trở lại. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận
là trong buổi chiều bắt Đức Cha Thuận, Chính quyền đã triệu tập tất cả các linh
mục, tu sĩ nam nữ tới tòa nhà Quốc hội Sài Gòn để nghe “nói chuyện”, nhằm tránh
những phản ứng khiến cho tình hình phức tạp thêm. Người dân Sài Gòn quan sát những
diễn biến ấy trong nỗi lo sợ rất rõ ràng, nhưng thái độ của mỗi người thì một
khác. Nhà báo Đoàn Kế Tường kể: “Sáng 29- 4-1975, tôi và một người bạn gặp nhau
trên cầu Sài Gòn, anh hỏi: ‘Đi không?’. Tôi nói không lưỡng lự: ‘Không. Tôi còn
mẹ già ở Quảng Trị’. Anh chia tay tôi xuống Tân Cảng, một chiếc tàu hải quân
đang đợi chúng tôi ở đó. Nhưng tôi không thể ngờ được là mọi thứ sau 30-4 nó lại
đảo lộn lên như thế”.
Đoàn Kế Tường sinh năm
1947 tại làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Vì cha từng
đi lính Tây nên năm 1960 khi mới mười ba tuổi, ông được đưa vào học trường Thiếu
sinh quân ở Vũng Tàu, được huấn luyện trở thành lính Biệt kích. Từ năm 1965 được
đưa lên tác chiến ở vùng Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long. Là lính trận thật sự,
hai lần bị thương, nhưng chàng trai trẻ mười tám tuổivẫn có chút máu Quảng Trị,
làm thơ từ trong rừng sâu gửi về các tờ báo ở Sài Gòn rồi được kết nạp vào Hội
Văn – Nghệ – Sỹ Quân đội.
Năm 1969, nhân Đại hội Văn
– Nghệ – Sỹ Quân đội toàn quốc, Đoàn Kế Tường nhờ Chu Tử [68] xin cho về lại
Sài Gòn làm báo. Chu Tử, một nhà báo quen biết nhiều nhân vật có thế lực, đã nhờ
Trung tướng Lê Nguyên Khang can thiệp, đưa Tường cuối năm ấy về Sài Gòn làm
trong tờ báo Đời của Quân đội. Đầu năm 1970 khi Chu Tử ra thêm tờ nhật báo Sóng
Thần, Đoàn Kế Tường vừa viết cho Đời vừa viết thêm cho Sóng Thần. Tại đây, anh
chơi thân với họa sỹ Ớt (Huỳnh Bá Thành), đang làm cho báo Điện Tín. Tường kể:
“Buổi trưa chúng tôi vẫn cùng nhau binh xập xám”.
Nhưng, sau cái ranh giới
30-4-1975, Ớt và Tường không bao giờ có thể “binh xập xám” với nhau. Huỳnh Bá
Thành là một cán bộ An ninh T4, biết những ngườinhư Đoàn Kế Tường ở lại và “tư
tưởng đang có những diễn biến phức tạp”. Trong Hội nghị ngày 3-9-1975, Trung
ương Cục lưu ý “các đối tượng làm việc cho các cơ quan Mỹ, văn nghệ sĩ, báo
chí, ký giả” và phân công: “An ninh phối hợp với Hoavận, tình báo nghiên cứu đề
xuất phương án đối với Quốc Dân Đảng, Tàu đặc vụ và nhân viên làm việc với nhân
viên Mỹ. Tuyên Huấn Thành và Thông tin Văn Hóa nghiên cứu kỹ đối với văn nghệ sỹ,
ký giả”69.
Đoàn Kế Tường kể tiếp:
“Tôi trốn trình diện dù có quá khứ là thiếu úy biệt kích rồi cùng người bạn
thân là Dương Đức Dũng tham gia vào tổ chức Dân quân phục quốc70. .. Chúng tôi
in truyền đơn, in lời kêu gọi và phát tán chúng. Ngày 29-4-1975, Tướng Nguyễn
Cao Kỳ đã lấy trực thăng bay ra hàng không mẫu hạm Midway mà chúng tôi vẫn nghĩ
là ông lên rừng lập chiến khu. Chúng tôi cùng nhau hát: Tôi đi theo anh, Nguyễn
Cao Kỳ, anh hùng của dân / Tôi đi theo anh, Nguyễn Cao Kỳ, anhhùng rừng xanh71.
Khi đó, tôi còn quá trẻ lại đầy máu nghệ sỹ, cứ nghĩ những việc làm của mình
cũng như một cuộc chơi mà sinh viên Sài Gòn vẫn làm hồi trước 1975”.
Nhưng Sài Gòn đã không còn
như “hồi trước 1975”. Đoàn Kế Tường kể tiếp: “Trong những ngày ấy, Huỳnh Bá
Thành có gặp tôi hỏi, nếu muốn làm báo Tin Sáng thì Thành sẽ giúp, nhưng tôi chỉ
đáp cụt lủn: Không! Tôi sẽ vào rừng!”. Đêm 22-10- 1975, Huỳnh Bá Thành đến nhà
Đoàn Kế Tường còng tay người bạn từng binh xậpxám hôm nào. Trong đêm ấy, Dương
Đức Dũng, Thái Sơn và giáo sư Lê Việt Cương cùng bị bắt.
Gần bốn tháng sau, ngày
10-2-1976, Nguyễn Việt Hưng, Trần Kim Định bị bắt. Đêm 12 rạng sáng 13-2-1976,
lực lượng an ninh Thành phố bắt đầu tấn công nhà thờ Vinh Sơn, thu giữ các thiết
bị phát thanh và in tiền giả. Hai linh mục cố thủ trong nhà thờ đã dùng súng và
lựu đạn chống trả quyết liệt, bắn chết Nguyễn Văn Ràng, một cán bộ an ninh. Mãi
tới gần sáng, lực lượng bao vây mới khống chế được nhà thờ, hai linh mục Nguyễn
Hữu Nghị và Nguyễn Quang Minh cùng 3 người khác bị bắt.
Vụ nhà thờ Vinh Sơn chưa kịp
lắng xuống thì ngày 1-4-1976, xảy ra một vụ nổ ở Hồ Con Rùa72 làm cho một người
chết, bốn người bị thương và phá hủy hoàn toàn con rùa làm bằng đồng đặt giữa hồ.
Hai ngày sau, báo Sài Gòn
Giải Phóng đăng bản tin có tựa đề, “Tóm gọn tại chỗ bọn phản động và phá hoại”,
với mấy dòng ngắn gọn: “Ngày 1-4, bọn phản động và phá hoại, trong âm mưu phá rối
trật tự trị an và cuộc sống yên lành của nhân dân ta, đã gây tiếng nổ tại công
trường quốc tế (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Một tên trong bọn chúng bị chết
tại chỗ và bọn còn lại đã bị an ninh ta tóm cổ đưa về điều tra”73. Cùng ngày, tờ
Giải phóng, cũng đăng bản tin với độ dài và nội dung: “Trừng trị tại chỗ bọn phản
động và phá hoại: Tối 1-4-1976, bọn phản động và phá hoại, trong âm mưu phá rối
trật tự trị an và cuộc sống yên lành của nhân dân ta,đã gây tiếng nổ tại công
trường quốc tế (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Công trường này ở ngã tư đường
Duy Tân, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân; ở giữa có một vườn hoa nhỏ, đồng bào ta
thường ra ngoài hóng mát. Một tên trong bọn phản động bị chết tại chỗ và bọn
còn lại đã bị an ninh ta tóm cổ đưa về điều tra”74.
Vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ tối,
được Huỳnh Bá Thành kể lại là “vang dội từ phía sau lưng đuổi tới, nhà cửa hai
bên đường rung chuyển và đó đây tiếng kính vỡ rơi lổn cổn, khô khốc”75. Khi
“trinh sát” đến hiện trường, theo Huỳnh Bá Thành: “Mùi thuốc nổ vẫn còn khét lẹt.
Một cảnh tượng hãi hùng trước mắt Trường Sơn: một thâyngười đầy máu, bay mất
cái đầu và đôi bàn tay, đang được anh em cảnh sát khiêng lại để gần chỗ đặt chất
nổ. Bốn thanh niên bị thương máu me đầy mình được xe cảnh sát tức tốc đưa đi cấp
cứu. Bên cạnh cảnh tượng chết chóc và thương tích rùng rợn ấy, con rùa bằng đồng
to tướng bị chất nổ làm banh ra từng mảnh nhỏ, văng ra vung vãi. Theo giám định
hiện trường của các đồng chí cán bộ cảnh sát thuộc bộ phận khoa học hình sự đã
xác định sơ bộ: chất nố được đặt ngay ở thâncon rùa đồng, loại TNT có sức công
phá ước chừng mười đến mười lăm kilogam”76.
Việc Chính quyền vội vàng
kết luận trên báo chí người chết là “một tên trong bọn phản động” là chưa có
căn cứ. Huỳnh Bá Thành, người mà báo Tuổi Trẻ nói rằng đã “tham gia điều tra từ
đầu cho tới khi kết thúc vụ án”77, cũng thừa nhận rằng: “Không tìm thấy giấy tờ
tùy thân nào trong người hắn… khó mà kết luận tuổi tác chính xác khi người chết
không còn mặt mũi và hai bàn tay. Nạn nhân mặc chiếc quân jean Mỹ bạc màu, chiếc
áo kaki đã sờn, chân đi dép nhựa mòn sát gót.
Cũng thật khó mà kết luận
thành phần xã hội của kẻ đặt chất nổ”78.
Theo Huỳnh Bá Thành thì có
ít nhất ba trường hợp đã đến công an đầu thú, một số kẻ khác đã bị bắt khi đang
ba hoa ở quán café rằng mình là chủ mưu, nhưng “hóa ra bọn họ đều là những kẻ
háo danh hoặc có vấn đề về tâm thần”. Nhiều vụ “bắt bí mật” đã được ngành an
ninh thực hiện, một trong số đó là Lỗ Hung79. Lỗ Hung khai nhận và theo Huỳnh
Bá Thành, trong người anh ta có một mảnh giấy ghi: “Làm thêm ba thẻ tổ viên tổ
hợp ván sàn”. Theo Thành thì vợ chồng nhà vănTrần Dạ Từ và Nhã Ca80 cũng có một
tổ hợp ván sàn và Lầu Phá Xấu, theo đặc tình của Thành là Đặng Hoàng Hà81, người
mà nữ đặc tình này biết là thường xuyên qua lại với vợ chồng nhà văn Nhã Ca.
Trên thực tế, cho dù mãi tới
ngày 6-4-1976 vụ án mới “được làm sáng tỏ”, nhưng ngày 2-4-1976, tức là chỉ mười
hai giờ sau vụ nổ, những người như Nhã Ca, Trần Dạ Từ đã bị bắt. Nhà văn Duyên
Anh kể: “Buổi tối, mùng 2-4-1976, tôi định xuống Cây Quéo kiếm Trần Dạ Từ hỏi
xem Từ có đem về nhà cuốn Em Yêu nào không. Em Yêu là cuốn sách mới nhất của
tôi, nhờ Trần Dạ Từ in mướn. Sách chưa kịp vô bìa, thì Sài Gòn mất. Rẽ vào đường
Ngô Tùng Châu, nhìn con ngõ nhà anh chị Hoàng Văn Đức thấy tối tăm, bùi ngùi
quá, tự nhiên, tôi đạp xe về. Đêm ấy, vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca bị bắt cùng
với Đặng Hoàng Hà82, Đặng Hải Sơn. Nếu tôi có mặt ở nhà Từ, tôi cũng bị bắt
luôn. Cũng đêm ấy, Trịnh Viết Thành, Nguyễn
Mạnh Côn lên đường trực chỉ
Sở Công an”83.
Một chiến dịch bắt bớ văn
nghệ sỹ được kéo dài cho đến ngày 28-4-1976. Duyên Anh kể tiếp: “Đêm ấy, đêm
kinh hoàng, đêm mở đầu chiến dịch khủng bố văn nghệ sĩ. Hôm sau, cả Sài Gòn xôn
xao vụ bắt bớ nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Tối mồng 3-4, tôi đến nhà Mai Thảo ở
101 Phan Đình Phùng xem Mai Thảo bị bắt chưa. Tôi ngồi ngoài xe hơi của Đặng
Xuân Côn, bảo Côn xuống hỏi thăm Nguyễn Đăng Viên, anh ruột Mai Thảo. Viên rất
thông minh, anh trả lời Mai Thảo đi vắng và nhờ Côn, nếu gặp Mai Thảo, nhắn về
gấp. Viên ra dấu cho Côn chuồn lẹ. Côn hiểu ý vì đã đoán ra hai khách lạ nón cối,
dép râu, nhìn Côn không chớp mắt. Tôi rú ga, vọt mau. Côn ngoái lại, hai khách
công an đã phóng ra vỉa hè. ‘Nó đến bắt Mai Thảo’, Côn nói. Tôi đi tìm dấu vết
Mai Thảo, không lùng nổi tung tích Mai Thảo. Công an không bắtđược Mai Thảo, đã
giả vờ quên tôi. Để tôi kiếm giùm Mai Thảo”84.
Đến chiều ngày 8-4-1976
thì chính Duyên Anh cũng chịu chung số phận. Ôngkể: “Trước đó nửa tiếng đồng hồ,
tôi đang băm thịt, nấu cháo nuôi vợ ốm, ông tổ trưởng dân phố của tôi dẫn ông
phường trưởng và công an phường đến thăm gia đình tôi, hỏi chuyện sinh hoạt phường
khóm và nếp sống mới. Tôi bỏ nồi cháo dưới bếp để tiếp chính quyền. Chừng mười
phút, một ông công an cáo lỗi ra về. Mười phút sau, mật vụ ập vào nhà tôi, súng
ngắn súng dài đầy đủ. Cộng sản luôn luôn chơi chắc ăn. Họ giả vờ thăm viếng
tôi. Khi biết đích xác tôi có mặt ỏ nhà, họ mới đến bắt… Cảnh tượng gia đình
tôi, bấy giờ, thật bi thảm. Vợ tôi đang đau nặng, vụt tỉnh, tung mền chạy ra
phòng khách. Tôi nhìn cái còng nhãn hiệu Mỹ do cộng sản siết dính trên tay
mình, nhìn vợ tôi mặt mày tái mét, nhìn ba đứa con tôi ngơ ngác, nước mắt chảy
ròng ròng. Tôi đợi công an đến bắt tôi sau khi tôi hay tin họ đã bắt Nguyễn Mạnh
Côn, Trịnh Viết Thành, Doãn Quốc Sĩ…”[85].
Lý do “bọn phản động cho nổ
Hồ Con Rùa” được Huỳnh Bá Thành thuật lại trong cuốn sách mà báo Tuổi Trẻ khẳng
định là “một câu chuyện hoàn toàn có thật” là nhằm phá con rùa “ếm đuôi rồng” để
cho đuôi rồng quậy phá chế độ mới86.
Duyên Anh, một nhân vật của
cuốn sách Vụ Án Hồ Con Rùa, nhận xét: “Bỏ qua thứ văn chương hạng bét và thứ kiến
thức tình báo giày dép của Huỳnh Bá Thành, cộng sản khẳng định chúng tôi là tay
sai của CIA gài lại. Căn nhà số 104 đường Công Lý (sau này đổi thành Nam Kỳ Khởi
Nghĩa) của vợ chồng Đằng Giao là trụ sở lui tới họp bàn của chúng tôi. Bút hiệu
của chúng tôi được nhai nhái hơi hơi giống. Đằng Giao là Đỗ Gia. Chu Thị Thủy
là Chu Nữ. Vợ chồng Nhã Ca, Trần Dạ Từ là Lê Dạ, Tú Dung. Nguyễn Mạnh Côn là
Nguyễn Côn. Tôi là Vũ Long… Cộng sản đề cao Hoàng Hà Đặng (tên thật Đặng Hoàng
Hà) như một ‘lãnh tụ’ ghê gớm, ngang cơ với Hồ Chí Minh thuở hoạt động bí mật.
Thật ra, Đặng Hoàng Hà chỉ là anh phóng viên tài tử, con người hiền lành, chưa
từng biết tình báo là cái gì. Đưa chúng tôi lên mây, trao mìn về cho chúng tôi,
cho chúng tôi thảo luận chiến lược(!) với các đại cố vấn Mỹ trước 1975 rồi khi
‘tóm’ được chúng tôi thì mô tả chúng tôi là những thằng ‘ăn mày’, những thằng
‘đói thuốc phiện thất thểu’ vào tù đền tội, và ‘xưng em’ với nữ công an ngọt xớt”87.
Trên thực tế, trong những
ngày ấy cũng có rất nhiều những người chống đối chính quyền bằng hành động, có
những người – nhất là giới văn nghệ sỹ – chống đối bằng những lời nói cho sướng
mồm, có những kẻ lợi dụng lòng tin, bày đặt chống đối để lừa đảo tiền tình của
những người dân không ưa chế độ. Nhưng cũng có những cái bẫy được đặt ở đâu đó.
Ngày 6-04-1976, Chính quyền
quyết định tấn công vào nơi được coi là “sào huyệt của bọn phản cách mạng”, đặt
trong một khu rừng ở Tùng Nghĩa, Lâm Đồng, bắn chết sáu người, bắt sống “Chủ tịch
Trần Duy Ninh và tám tên khác”. Ngày 8- 04-1976, bốn mươi ba mục tiêu ở Sài Gòn
bị đồng loạt tấn công: “bắt thêm năm mươi tên, thu giữ một điện đài, hai máy in
bạc giả, một máy phát điện, toàn bộ máy móc để xây dựng đài phát thanh, tám
mươi súng các loại, 100kg thuốc nổ TNT và một số tài liệu phản động”88.
Hành động này còn mang ý
nghĩa trấn áp, vì ngày 29-4-1976, trên cả nước sẽ diễn ra một sự kiện hết sức
quan trọng của Chính quyền Cách mạng: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Thống nhất đầu
tiên của Việt Nam. Chính quyền muốn đảm bảo rằng sẽ không xảy ra sự cố. Nhiều
người đã bị bắt mà cho đến tận khi nhắm mắt lìa đời vẫn không biết lý do là
gì89.
Ngày 7-4-1976, họa sỹ Chóe
bị bắt.
Họa sỹ Chóe tên thật là
Nguyễn Hải Chí, trong thời gian “đi trung sỹ” tại Phòng III, Bộ Tổng Tham mưu,
Chóe nổi tiếng với những tác phẩm biếm họa phản chiến đăng trên báo chí Sài Gòn
chế diễu từ Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger, Tổng thống Nixon cho tới Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu; tranh của Chóe cũng châm biếm cả bà Nguyễn Thị Bình và ông Lê
Đức Thọ… Ở cơ quan Tổng Tham mưu: “Hạ sĩ Nguyễn Hải Chí bé tí trước đại tướng
Cao Văn Viên. Nhưng họa sĩ Chóe thì vĩ đại gấp nghìn lần Cao Văn Viên”90. Trong
chiến tranh, biếm họa của Chóe được các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ đăng.
Chính quyền Sài Gòn cũng
không ưa gì Chóe. Cuối năm 1974, ông bị bắt do vi phạm lệnh “cấm những người
đang phục vụ trong quân đội làm báo”. “Khi đại tướng Tổng tham mưu quân lực Việt
Nam Cộng hòa đào ngũ trốn khỏi Việt Nam quên đọc Huấn thị, Nhật lệnh, nhờ đại
tá thi sĩ Cao Tiêu viết hộ thì hạ sĩ Hải Chí còn nằm ở phòng giam của Cục An
Ninh quân đội”91. Ngày 30-4, chính Cách mạng đã mở cửa nhà tù cho Chóe.
Họa sỹ Chóe nhớ lại: “Một
hôm đi ngang qua quán cà phê 104 Công Lý của Chu Thị Thủy – Đằng Giao, tôi nghe
Nhã Ca kêu, nên có vào ngồi một lúc. Đó là lần duynhất tôi ngồi với họ kể từ
sau ngày 30-4”92. Nhưng sự liên đới của Chóe không chỉ bị Huỳnh Bá Thành lưu ý
trong lần cà phê ấy.
Trong Vụ Án Hồ Con Rùa,
Thành đã viết về mối quan hệ của Tú Dung – Nhã Ca với Barry Hilton: “Viên sĩ
quan CIA người Mỹ tên là Barry Hilton cầm tay chỉ việc cho Tú Dung, thì nữ văn
sĩ này biến thành một ‘nữ biệt kích’ chống cách mạng mộtcách hoàn toàn không
còn lương tri của một người trí thức”. Cách nói đó không chỉ cáo buộc Nhã Ca.
Huỳnh Bá Thành, cũng từng là một họa sỹ biếm, biết Barry Hilton đánh giá cao
tài năng của Chóe. Barry Hilton đã tuyển tranh của Chóe in thành tập The World
of Choe. Sách đã in nhưng vì Barry Hilton là công chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ
nên phải chấp nhận không phát hành tập sách đả kích Bộ trưởng Ngoại giao lúc
đó.
Chóe bị bắt khi đang làm
việc ở tòa soạn báo Lao Động Mới. Ông bị dẫn về nhà ở số 52/8 Quang Trung, Gò Vấp,
lúc đã 6 giờ chiều; công an khám xét tới 9 giờ đêm thì giải ông về trại “tạm
giam”. Huỳnh Bá Thành là người bắt Chóe.
Ba ngày trước tổng tuyển cử,
26-4-1976, An ninh ra lệnh bắt tiếp Luật sưNguyễn Ngọc Bích. Ông Bích không bao
giờ biết vì sao mình bị bắt93. Ông từng làm cho cơ quan trợ giúp Mỹ USAID trong
chương trình “cấp căn cước cho người từ mười sáu tuổi trở lên” và sau khi tốt
nghiệp cử nhân luật, ông nhận được học bổng đi học thêm một năm tại Đại học
Harvard, Mỹ. Tháng 4-1975, ông là “chuyên viên đặc nhiệm” cho Tổng cục Dầu hỏa
và Khoáng sản.
Những cuộc bắt bớ tương tự
kéo dài tới năm 1978. Một trong số đó là nhà trí thức cách mạng Hồ Hữu Tường. Từ
giữa thập niên 1920 khi du học ở Paris, ông Hồ Hữu Tường từng tham gia phong
trào Đệ tứ Quốc tế cùng với các ông Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu. Mặc dù năm
1939, ông Tường từ bỏ chủ nghĩa Marx và phong trào Đệ tứ nhưng năm 1940 ông vẫn
bị người Pháp bắt và đày ra Côn Đảo cho tới năm 1944. Ra tù, với tư cách là một
nhà trí thức, ông Tường có nhiều bài viết nổi tiếng về cả chính trị, kinh tế và
văn hóa phổ biến ở Hà Nội. Năm 1946, ông làm cố vấn cho phái đoàn Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa trong Hội nghị Đà Lạt. Ông là một trong những người biên soạn sách
giáo khoa tiếng Việt cho bậc trung học của nước Việt Nam, lúc ấy, vừa tuyên
ngôn độc lập.
Ông Hồ Hữu Tường bị người
Pháp bắt lại năm 1948 và năm 1957, sau khi về sống ở Sài Gòn, bị chính quyền
Ngô Đình Diệm tuyên án tử hình vì làm cố vấn choMặt trận Thống nhất của Hòa Hảo,
Cao Đài và Bình Xuyên. Nhờ có sự can thiệp của những nhân vật nổi tiếng trên thế
giới như Albert Camus, Nehru, ông được giảm xuống khổ sai. Ông được trả tự do
sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Ra tù, ông được mời làm phó viện
trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và năm 1967, ông tham gia chính trường với tư cách
là một dân biểu đối lập. Ông Hồ Hữu Tường không phải đi cải tạo cho đến khi ông
có một vài “sáng kiến chính trị” vào năm1978, năm ông Tường sáu mươi tám tuổi94.
Ba lần ông thoát khỏi nhà tù, của người Pháp và của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng
tới lần thứ tư thì không. Ngày 26-6-1980, ông Hồ Hữu Tường được đưa từ trại
Z30D ở Hàm Tân về Sài Gòn, nhưng trên đường đi thì ông mất.
Năm 1981, trong khuôn khổ
một hoạt động của US-VN Reconciliation Project, bà Luật sư Ngô Bá Thành được mời
tới Đại học Harvard. Tại đây, bà cho rằng, những người được đi cải tạo là may mắn
vì nếu họ bị đưa ra một phiên tòa như Nuremberg thì có thể họ đã bị xử bắn. Luật
sư Ngô Bá Thành không biết rằng con gái của ông Hồ Hữu Tường, người tù cải tạo
vừa mới chết một năm trước đó, Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm lúc ấy đang dạy lịch sử ở
Harvard cũng được người tổ chức chương trình,ông John McAuliffe, mời dự95. Lập
luận của bà Ngô Bá Thành không mới đối với Hà Nội nhưng rất ngạc nhiên khi nó
được nói ra bởi một luật sư.
Việc đưa vào tù hàng trăm
nghìn con người đã buông súng hoặc không hề cầm súng, không bằng một bản án của
tòa, sau ngày 30-4-1975, và đặc biệt, câu chuyện đưa 1.652 con người trên tàu
Việt Nam Thương Tín vào tù được kể lại sau đây, thật khó để nói là may mắn.
Trưa 29-4-1975, Dân biểu
Nguyễn Hữu Chung có được một “sự vụ lệnh” do Tổng thống Dương Văn Minh ký cho
phép tàu Việt Nam Thương Tín thực hiện chuyến di tản cuối cùng. Sáng 30-4-1975,
khi con tàu này ra tới cửa sông, đã bị B40 bắn theo, giết chết nhà văn Chu Tử,
chủ nhiệm Nhật báo Sống. Con tàu Việt Nam Thương Tín và hàng nghìn người nằm đợi
ở đảo Guam gần năm tháng. Sự chờ đợi trước một tương lai vô định trong khi vợ
con, cha mẹ vẫn đang kẹt lại quê nhà đã khiến cho nhiều người muốn quay lại Việt
Nam, nơi mà họ tin là đã bắt đầu thống nhất và chắc chắn có hòa bình.
Một trong số ấy là Đại úy
tình báo Võ Tính96. Ông Võ Tính được người Mỹ tạo điều kiện đưa toàn bộ gia
đình di tản. Tuy nhiên, cha ông nói: “Tao chờ đến ngàyđất nước thống nhất, tại
sao tao phải đi khi ngày đó gần kề”. Còn cha vợ ông thì khi đó đang mong hai
người con trai tập kết từ năm 1954 trở lại.
Ông Võ Tính đã định ở lại
Việt Nam, nhưng vào những ngày cuối tháng 4-1975, người Mỹ khuyến cáo là sẽ vô
cùng nguy hiểm. Ông Tính được đưa ra Phú Quốc và khi Tướng Dương Văn Minh tuyên
bố đầu hàng, ông được đưa ra Hạm đội 7 để rồi sau đó tới Guam. Cũng như nhiều
người lính khác, Đại úy Võ Tính không chắc có bị “Việt Cộng” trả thù trong khi,
từ trong thẳm sâu, ông nhận thấy chỉ có Việt Nammới là tổ quốc. Không tìm được
lý do hợp lý để bỏ nước, bỏ cha mẹ già, người vợ trẻ và 3 đứa con thơ, Đại úy
Võ Tính đã tham gia vận động để người Mỹ cho phép những người Việt quay lại Việt
Nam bằng con tàu Việt Nam Thương Tín.
Ngày 29-9-1975, sau khi
Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nhận được sự đồng ý của Chính phủ Lâm thời Cộng
hòa Miền Nam Việt Nam, tàu Việt Nam Thương Tín rời Guam trong một buổi lễ tiễn
đưa trang trọng: có những phụ nữ mặc áo dài, chào cờ và được truyền hình Mỹ tường
thuật. Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ được ủy nhiệm chỉ huy chuyến trở về của
con tàu này.
Sau hai tuần hải hành, tàu
Việt Nam Thương Tín về đến hải phận Vũng Tàu. Mãi tới hôm sau, hai tàu Hải Quân
treo cờ đỏ sao vàng mới chạy ra và dừng lại cách tàu Việt Nam Thương Tín gần
200m. Những người lính Hải quân dùng ống nhòm quan sát rất kỹ và sau mấy giờ, họ
hướng dẫn tàu Việt Nam Thương Tín chạy ngược ra phía miền Trung. Những người trở
về bắt đầu linh cảm điều gì đó bất thường nhưng họ vẫn còn hy vọng và vẫn còn
chờ đợi.
Tới Nha Trang, tàu bị dẫn
vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Tất cả mọi người đều bị dồn lên những chiếc
xe bít bùng và khi được chở tới Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II thì mọi người
được lệnh “phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân,
được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn
đi nhốt vào phòng giam”. Trừ một đứa bé khi ấy 7 tuổi, tất cả đều phải đi tù,
người ít nhất 9 tháng, người lâu nhất – Trung tá Trần Đình Trụ – phải ở tù tới
13 năm.
Chú thích chương II
41Theo ông Huỳnh Bửu Sơn,
ngay trong ngày 1-5-1975, Cách mạng đã biết trong kho có số vàng này, nhưng phải
khi ôngđi học tập về thì mới chính thức bàn giao. Ông Huỳnh Bửu Sơn là một
trong hai người nắm giữ chìa khóa kho vàng và trực tiếp giao vàng cho hai người,
một người bộ đội tên là Duyệt, một người về sau làm giám đốc ngân hàng Cần Thơ.
Kho dự trữ chứa 15,7 tấn vàng, gồm: vàng thoi FRD của Mỹ, vàng thoi Montagu của
Nam Phi và vàng thoi Kim Thành, có nguồn gốc là vàng lậu do hải quan bắt tịch
thu về đưa cho hãng Kim Thành đúc lại. Ngoài ra còn có các đồng tiền vàng của Mỹ,
Double Eagle, mệnh giá 20 USD nhưng được làm từ một lượng vàng trị giá 420 USD;
đồng Pesos của Mexico; đồng vàng Napoleon… Ngoài số vàng hiện vật, 15,7 tấn,
Ngân hàng Quốc gia còn bàn giao 5,5 tấn vàng khác đang được giữ tại Thụy Sỹ (được
lấy ra sau khi người Mỹ bỏ cấm vận).
42Tên gọi thân mật của Lê
Duẩn.
43Tố Hữu.
44Sài Gòn Giải Phóng,
2-7-1975.
45Sài Gòn Giải Phóng,
6-5-1975.
46Sài Gòn Giải Phóng số ra
ngày 8-11-1975.
47Sài Gòn Giải Phóng,
8-11-1975.
48Gần như hầu hết nhân
viên tình báo và sỹ quan cảnh sát đều bị kẹt lại. Theo ông Phan Ngọc Vượng, cán
bộ làm việc trong Ban R, Nha Nghiên cứu, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo: Ngày
21-4-1975, Phủ nhận được điện từ phía Mỹ cho biết, theo kế hoạch di tản của
Kissinger, ngày 24, 25-4-1975, tất cả cán bộ tình báo và các sỹ quan cảnh sát sẽ
được đưa đi. Bức điện được chuyển cho Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình, tổng giám đốc
Cảnh sát Quốc gia kiêm đặc ủy trưởng Đặc ủy Trung ương Tình báo. Ngày
22-4-1975, khi họp để bàn về vấn đề di tản, Tướng Bình tuyên bố: “Tình báo và cảnh
sát phải ở lại đến phút cuối cùng chứ không thể di tản trong tình hình này”. Mọi
người đều cho rằng đó là một quyết định cần thiết. Nhưng, ngày 23-4, Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Ngày 24-4-1975, Nguyễn Khắc Bình lặng lẽ di tản
không một lời bàn giao cho thuộc cấp. Tổng thống tạm quyền Trần Văn Hương bổ
nghiệm ông Nguyễn Phát Lộc (đi cải tạo cho tới khi chết ở trại giam Nam Hà), phụ
tá kế hoạch của ông Bình, làm đặc ủy trưởng. Ngày 26-4, ông Lộc cử ông giám đốc
Trung tâm thẩm vấn quốc gia qua tòa Đại sứ Mỹ liên hệ việc thực hiện kế hoạch
di tản. Ông giám đốc thay vì chuẩn bị kế hoạch cho các đồng sự đã tìm đường di
tản với gia đình. Ngày 28-4, ông Lộc cử tiếp giám đốc nha tình báo quốc ngoại
đi, ông giám đốc nha cũng âm thầm di tản nốt. Chiều ngày 28-4-1975, tòa Đại sứ
Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên Phủ Đặc ủy tập trung ở số 3 Bạch Đằng chờ. Đến chiều
hôm sau, lại có yêu cầu chuyển sang số 2 Nguyễn Hậu. Tại đây, mọi người được
yêu cầu phải nộp lại tất cả súng ống. Nhưng, tới 1 giờ sáng ngày 30-4-1975 thì
tất cả liên lạc giữa Tòa Đại sứ và Phủ Đặc ủy đều bị cắt. Gần sáng, chuyến máy
bay cuối cùng chở Đại sứ Mỹ rời khỏi Sài Gòn. Hầu như tất cả cán bộ của Phủ Đặc
ủy tình báo, lực lượng được ưu tiên di tản khỏi Sài Gòn, đều bị kẹt lại.
49Sài Gòn Giải Phóng,
14-6-1975.
50Sài Gòn Giải Phóng,
14-6-1975.
51Hiểu biết của chính quyền
mới trước cách gọi các chức danh trong chế độ cũ đã gây ra không ít tình trạng
trớ trêu. Sự suy diễn của những người chiến thắng trước những ngôn từ rổn rảng
mà Chính quyền Sài Gòn thích dùng đã làm điêu đứng biết bao số phận. Chữ “chiêu
hồi” bên cạnh chức năng “dân vận, thông tin” của cơ quan Thông tin Chiêu hồi đã
khiến cho các quan chức thuộc loại “văn nghệ” này phải cải tạo lâu hơn những
“ngụy quyền” đồng cấp. Số phận của nhiều “sỹ quan biệt phái” cũng khá là bi
đát. Có người trong số họ do có tiền bạc hoặc ô dù, “chạy” được cái “biệt phái”
từ một đơn vị tác chiến sang văn phòng. Có khoảng 15.000 người là giáo chức,
viên chức y tế, sau Mậu Thân, sau “Mùa Hè Đỏ lửa 72”, bị động viên vào Trường Sỹ
quan Thủ Đức, huấn luyện một thời gian, nhận “lon” như một thứ quân dự bị rồi về
dạy học hay chữa bệnh. Khi bị tập trung cải tạo, tên gọi “sỹ quan biệt phái” đã
làm cho họ bị nghi ngờ: Nếu không phải “CIA” thì chắc cũng thuộc thành phần ghê
gớm lắm. Đặc biệt, các sỹ quan ở cơ quan “Chiến tranh Chính trị” vốn chỉ đi
cùng các em văn công xuống đơn vị đàn hát, đã bị tưởng là các “chính trị viên”,
nên nhiều người đã phải chịu hơn mười năm tù tội. Những người tốt nghiệp trường
Quốc Gia Hành chánh cũng suýt bị “mục xương” vì, theo Tổng Thư ký Hội Trí thức
Yêu nước Huỳnh Kim Báu, mới đầu Cách mạng tưởng trường này cũng có vai trò như
“Trường Đảng”.
52Tạ Chí Đại Trường, 1993,
trang 53-54.
53Sđd, trang 54.
54Sđd, trang 55.
55Sài Gòn Giải Phóng,
19-8-1975.
56Sài Gòn Giải Phóng,
15-5-1975.
57Bức thư nói là của ông
Trần Văn Tức viết: “Em mến... Anh lúc này mạnh khỏe lắm, ăn uống nhiều hơn ở
nhà, mỗi ngày ba bữa ăn, học tập cải tạo vui vẻ lắm, nhất là học tập về lao động
để quen với nếp sống đồng quê như làm rẫy cuốc giống, trồng tỉa chung với chúng
bạn nên cảm thấy vui vẻ. Chiều ra xem mấy luống rau cải xanh um tươi tốt cũng
như lúc ở nhà anh làm ruộng làm rẫy chiều chiều dẫn em và các con đi xem vậy.
Sau ngày mãn khóa về chúng ta sẽ tìm lại nếp sống ruộng rẫy ở quê nhà... Ngày
29-7-75, Trần Văn Tức”.
58Giải Phóng, 7-8-1975.
59“Hỏi: Trên đường đi thăm
anh, chị nghĩ thế nào về anh ấy? Đáp: Hồi trước anh ấy là “cây nhậu”, nên về
nhà thường bỏ cơm, cho nên da vàng và thân hình ốm mảnh khảnh. Tôi nghĩ khi phải
học tập lao động, sợ anh chịu không nổi. Hình ảnh lởn vởn trong đầu tôi là một
anh L ốm o, gầy mòn thân hình tiều tụy, đuổi ruồi không bay. Hỏi: Khi đã gặp
anh L chị thấy anh ấy như thế nào? Đáp: Anh L bây giờ da sạm nắng, thân hình rắn
chắc hơn trước. Tôi thấy anh ấy mập gấp đôi trước kia cho nên nghi anh ấy bị bịnh
phù thủng, tôi có thử bấm vào cánh tay, bắp đùi coi thử có thiệt không nhưng thấy
các bắp thịt rất cứng do đó tôi mừng vô cùng. Hỏi: Khi đến trại chị gặp anh L
đang làm gì? Đáp: Khi đến trại tôi gặp anh C tiểu đoàn trưởng đang ở trần chơi
vô lây (bóng chuyền). Tôi đã òa lên khóc vì vừa mừng vừa tủi, đến 11 giờ anh L
đi làm về gặp tôi. Anh L đã bỏ ăn trưa để được nói chuyện, hỏi thăm tin tức bà
con ở Sài Gòn. Hỏi: Chị thấy anh em ăn uống như thế nào? Đáp: Tôi không dự buổi
ăn tập thể, nhưng anh có đem cho tôi bắp nấu, cơm thịt chả bông cho tôi. Tôi hỏi
có hụt phần ăn của anh không? Anh L cho biết, ở đây ăn uống rất đầy đủ, ở đây gần
suối nên anh em câu được cả cá lóc nữa. Trưa tôi ở đó thì anh em câu được một
con và quyết định nấu cháo vào buổi chiều. Hỏi: Chị thấy anh em cán bộ tập huấn
như thế nào? Đáp: Các anh ấy rất tốt. tôi có mang theo mấy số Tin Sáng, các anh
ấy và anh em học tập cùng chia nhau đọc. Mấy anh cán bộ cứ hỏi thăm tôi về Sài
Gòn hoài. Trên nguyên tắc, mỗi người thăm chồng được hai giờ, nhưng thông cảm
tôi từ Sài Gòn ra, hơn nữa vợ chồng lâu ngày mới gặp nên các anh cán bộ đã tế
nhị sắp xếp cho vợ chồng tôi được gặp riêng và nhiều giờ hơn.
60Trả lời phỏng vấn tác giả.
61Trả lời phỏng vấn tác giả.
62Ký giả Lô Răng.
63Nhà văn, nổi tiếng với
tác phẩm Mùa Hè Đỏ Lửa, viết về Chiến dịch Quảng Trị 1972.
64Sau Hiệp định Paris năm
1973, Đại úy Phan Nhật Nam là trưởng Ban Hoạt vụ của Ban Trao trả Tù binh thuộc
phía Việt Nam Cộng hòa trong Ủy ban liên hiệp bốn bên thi hành Hiệp định Paris.
Ông Nam kể: “Hàng tuần, vào ngày thứ Sáu, tôi lại bay ra Hà Nội để nhận tù
binh. Thứ Sáu, ngày 4-3-1973, khi tôi ra Hà Nội, Thiếu tá Bùi Tín, lúc ấy là sỹ
quan báo chí của Tướng Lê Quang Hòa, gặp và vận động tôi ở lại miền Bắc. Tôi nhận
lời. Ông Phạm Văn Đồng viết tư văn gửi xuống Hải Phòng mời ba tôi lên. Bùi Tín
cho tổ chức một cuộc họp báo tại sân bay Gia Lâm. Khi mọi người đã an tọa, ước
có khoảng hơn hai mươi nhà báo trong đó có các nhà báo Đông Âu và có cả một nhà
báo Pháp. Tôi mở cặp, lấy cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa và một tập nhạc, rồi nói: Tôi sinh
ra ở Huế, nơi năm Mậu Thân, các ông cộng sản đã thảm sát hơn 3.000 người. Còn
đây là cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa, viết về Quảng Trị, nơi, vào ngày 29-4-1972, tôi đã
chụp những hình ảnh chết chóc trên Đại lộ Kinh hoàng. Đây là mười hai nhạc sỹ
du ca, không có ai trong họ ca ngợi chiến tranh. Chúng tôi không gây chiến
tranh… Tới đó, ông Bùi Tín bảo tôi: Thôi Nam, về”. Về Sài Gòn, theo Đại úy Phan
Nhật Nam: “Tôi viết cuốn Tù binh và Hòa bình, xuất bản năm 1974 bởi nhà xuất bản
Hiện Đại, tại trang 174, tôi cho rằng: Rồi đây, chúng ta sẽ là tù binh trong một
nền hòa bình ngụy danh. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
sẽ lần lượt đóng hết vai trò đoản kỳ của nó. Và trận cuối cùng vẫn là giữa
chúng ta với những sư đoàn chính quy chủ lực Bắc Việt qua tấm đệm ba mầu, lá cờ
Mặt trận - thứ phế phẩm sẽ nhanh chóng bị vất bỏ khi trận chiến tàn cuộc”.
65Ông Phan Nhật Nam phủ nhận
các nguồn tin nói rằng ông cự tuyệt gặp người cha cộng sản.
66Ủy viên Trung ương khóa
IV, VI.
67Biên bản giao ban Trung
ương Cục ngày 3-9-1975.
68Một nhà báo quê Hải
Phòng, chủ nhiệm báo Sống tại Sài Gòn trong thập niên 1960, sinh năm 1917. Ngày
30-4-1975 ông bị chết bởi một trái đạn B40 ở cửa biển Cần Giờ khi đang rời Việt
Nam trên con tàu Việt Nam Thương Tín.
69Biên bản giao ban Trung
ương Cục ngày 3-9-1975.
70Lực lượng Dân quân Phục
quốc do Thượng sỹ Nguyễn Việt Hưng thành lập vào tháng 8-1975. Một số linh mục
di cư đã tham gia như linh mục Nguyễn Hữu Nghị, nhà thờ An Lạc, linh mục Nguyễn
Quang Minh, nhà thờ Vinh Sơn. Lực lượng này còn thu nhận một số sỹ quan trốn học
tập cải tạo khác như trung tá Phạm Văn Hậu, trung tá Trần Kim Định và một người
mà Cách mạng gọi là CIA, ông Nguyễn Khác Chính. Ông Nguyễn Việt Hưng tự phong
cho mình quân hàm “thiếu tướng”, giữ chức “Tư lệnh quân đoàn biệt chính và biệt
khu thủ đô”.
71Theo Dương Đức Dũng, bài
hát do Hùng Cường sáng tác.
72Hồ Con Rùa là một trong
những vị trí được xây dựng sớm nhất ở Sài Gòn. Vào năm 1878, người Pháp xây ở
đây một tháp nước. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp
ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường, chạy từ sau lưng nhà thờ Đức Bà, được
mở rộng và nối dài đến đường Mayer (về sau đổi Hiền Vương, nay là Võ Thị Sáu) ,
từ đó vị trí này trở thành giao lộ với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre.
Người Pháp đã từng cho xây ở đây tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với một hồ
nước nhỏ, biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Các tượng đài này
tồn tại đến năm 1956 thì bị phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước. Giao lộ cũng được đổi
tên thành Công trường Chiến sĩ. Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng
tu và chỉnh trang, được dựng thêm và điều chỉnh năm cột bê tông cao có dạng năm
bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa, mang tên Công
trường Quốc Tế.
73Sài Gòn Giải Phóng,
3-4-1976.
74Giải Phóng, 3-4-1976.
75Huỳnh Bá Thành, 1983,
trang 106.
76Sđd, trang 106.
77Sđd, trang 3.
78Huỳnh Bá Thành, 1983,
trang 106-107.
79Lỗ Hung khai: “Lầu Phá Xấu
và tôi đã đột nhập vào thành phố bằng các ngả đường do chúng tôi điều nghiên
trước, và có chở theo 10 kí chất nổ TNT lấy từ Bàu Hàm, Đồng Nai. Lúc đến thành
phố, Lầu Phá Xấu đưa cho tôi một số tiền khá lớn để thực hiện việc đặt chất nổ,
đồng thời hắn bảo tôi đến nhà thờ Đức Bà để gặp một thanh niên mặc áo bộ đội ngồi
ngay dưới chân tượng Đức Mẹ. Lầu Phá Xấu giới thiệu Rănggô - tên kẻ bụi đời cho
tôi… Tôi chỉ cách cho hắn đem cái hộp để dưới bụng con rùa đồng và chỉ cách rút
tờ giấy mười đồng ra khỏi cái hộp. Tôi cũng giao ước một cách chắc chắn rằng
khi hắn đem tờ giấy 10 đồng ấy lại đưa cho tôi thì tôi sẽ thưởng cho hắn 2.000
đồng. Rănggo nghe đến tiền thì mắt sáng lên, hắn vui vẻ nhận lời không một chút
đắn đo… Lúc nhắc điều ấy tôi biết rất chắc hắn sẽ chết không toàn thây vì tờ giấy
10 đồng chỉ là một vật cách điện mong manh, rút nó đi, chiếc hộp đựng đầy TNT sẽ
phát nổ tức khắc!”. Theo Huỳnh Bá Thành: “Cấu tạo kíp nổ để giết luôn kẻ đặt chất
nổ là phương pháp bịt đầu mối dã man mà bọn chuyên trách vũ trang phá hoại của
CIA và bọn biệt kích Mỹ thường sử dụng” (Huỳnh Bá Thành, Sđd, trang 108).
80Người mà trong cuốn sách
Huỳnh Bá Thành gọi là Lê Dạ và Tú Dung.
81Người trong cuốn sách của
Huỳnh Bá Thành được đổi thành Hoàng Hà Đặng.
82Đặng Hoàng Hà bị bắt,
sau khi ra tù thì vượt biên. Tuy nhiên, trong “Vụ Án Hồ Con Rùa”, nhân vật
Hoàng Hà Đặng không phải bị bắt mà chạy thoát vào rừng. Đây là một vụ án có nhiều
nghi vấn, nếu Đặng Hoàng Hà là thủ phạm của vụ nổ thì Chính quyền hoàn toàn có
thể ngăn chặn vì “Ba Sơn”, một người do công an cài vào, biết trước từng đường
đi nước bước của “tổ chức” này.
83Duyên Anh, 1987, trang
48.
84Sđd, trang 49.
85Duyên Anh, 1987, trang
18-19.
86Trà Mi, đặc tình trong
“Vụ án Hồ Con Rùa”, nói: “Anh biết tại sao bọn phá hoại đặt chất nổ tại hồ Con
Rùa không? Theo Đặng, lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên nắm chính quyền, Thiệu
đã cho một cố vấn chính trị qua Đài Loan mời một thầy địa lý về giúp Thiệu coi
hướng để xây Dinh Độc Lập. Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã giới thiệu một thầy địa
lý nổi tiếng có một không hai trên thế giới. Thầy địa lý đó đã qua Sài Gòn ở
trên sáu tháng. Trong thời gian ấy, Giáo sư Chung Chen Kim - tên thầy địa lý -
đi xem xét vùng đất ngay Dinh Độc Lập và xung quanh Dinh Độc Lập, đã phát hiện
một ‘long mạch’ rất tốt dưới mặt đất. ‘Long mạch’ đó có cái đầu ‘long’ nằm ngay
phần đất Dinh Độc Lập và có cái đuôi “long” ở công trường chiến sĩ… thầy địa lý
Đài Loan bày Thiệu xây một cái dinh đồ sộ ở đầu rồng. Để cho Phủ Đầu rồng tức
Dinh Độc Lập được yên ổn, tổng thống Thiệu cai trị được muôn năm, đồng thời phải
xây một cái hồ ở đuôi rồng và ếm một con rùa để cho đuôi rồng khỏi quật lật,
vùng vẫy. Nếu đuôi rồng vùng vẫy thì đầu rồng lắc lư dễ sụp đổ ngai vàng. Thiệu
tin, công trường Chiến sĩ được phá đi để xây Công trường Quốc tế tức hồ Con
Rùa. Nhóm Hoàng Hà Đặng mê tín như Thiệu.
Chúng tin rằng nếu đặt chất
nổ làm bay con rùa đồng, không còn ếm được đuôi rồng nữa, ắt đuôi này sẽ quẫy
và chế độ cộng sản phải sụp đổ! Chính lòng mê tín của Đặng và đồng bọn, em tin
rằng kế hoạch phá hoại hồ Con Rùa có sự tham gia của Hoàng Hà Đặng và Hoàng Sơn
Cước” (Huỳnh Bá Thành, 1983, trang 120-121).
87Duyên Anh, 1987, trang
(?).
88Những sự kiện lịch sử Đảng
bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 1975-1995, cuốn I.
89Trong chiến dịch từ
2-4-1976 đến 28-4-1976, giới nhà văn, nhà thơ bị bắt gồm: Dương Nghiễm Mậu,
Doãn Quốc Sĩ, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Lê Xuyên, Nguyễn Mạnh Côn, Thế Viên, Thái Thủy,
Mặc Thu, Vũ Hoàng Chương, Duyên Anh, (ngoài ra còn có: Nguyễn Sĩ Tế bị bắt trước
chiến dịch vì bị “tình nghi trong tổ chức phản động”; Hồ Hữu Tường bị bắt năm
1977; Hoàng Hải Thủy bị bắt năm 1977, can tội gởi bài vở ra nước ngoài; Nguyễn
Đình Toàn bị bắt năm 1977, can tội âm mưu vượt biên; Nguyễn Thụy Long bị bắt
năm 1977, can tội phản động; Nhà thơ duy nhất được đưa ra tòa kết án 18 năm khổ
sai lao động là Tú Kếu “trong tổ chức chống phá cách mạng”); Nhà báo bị bắt gồm:
Đằng Giao, Chu Thị Thủy và đứa con mới sinh được vài ngày, Hồng Dương, Thanh
Thương Hoàng, Văn Kha, Hồ Nam, Đào Xuân Hiệp, Như Phong, Nguyễn Văn Minh, Trịnh
Viết Thành, Anh Quân, Xuyên Sơn, Cao Sơn, Đặng Hải Sơn, Đặng Hoàng Hà, Lê Vũ Bắc
Tiến, Sao Biển, Nguyễn Văn Mau, Hồ Văn Đồng, Lê Hiền, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,
Tô Ngọc, Uyên Thao, Lý Đại Nguyên, Vương Hữu Đức, Mai Thế Yên, Tô Kiều Phương,
Mai Đức Khôi, Lê Trọng Khôi, (Ngoài ra còn Nguyễn Tú bị bắt từ đêm 30-4- 1975
và đã chết ở khám Chí Hòa vì bại liệt; Trần Việt Sơn cũng bị bắt trước chiến dịch
2-4-1976, được tha sau 3 năm tù đày và đã chết trong khoảng tháng 9-1983). Đạo
diễn điện ảnh bị bắt gồm: Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Đặng
Minh Khánh; Soạn giả cải lương bị bắt gồm: Mộc Linh; Giám đốc các nhà phát hành
bị bắt gồm: Nam Cường, Đồng Nai, Độc Lập, Khai Trí (Nhà sách Khai Trí); Họa sĩ
bị bắt gồm: Nguyễn Hải Chí (Chóe); Dịch giả bị bắt gồm: Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn
Hữu Trọng.
90Duyên Anh, 1987, trang
51-52.
91Duyên Anh, Sđd, trang
51-52.
92Trả lời phỏng vấn tác giả
năm 1999.
93Tháng 2-1976, ông Nguyễn
Ngọc Bích được mời lên cơ quan công an. Cán bộ hỏi cung đặt vấn đề: “Tại sao
15-4 mới được nhận vào mà Tổng cục đã cho làm chuyên viên đặc nhiệm ngay?”. Luật
sư Nguyễn Ngọc Bích bị giam trong xà lim loại dành cho tử tù suốt một năm và
khi bị hỏi cung: “Anh biết gì về kế hoạch hậu chiến; trong đó, anh được giao
nhiệm vụ gì?”, ông đoán ra, “Cách mạng nghĩ ông là người do Mỹ cài lại”. Hai
năm sau, khi đã được đưa ra phòng giam chung, khi “được” thẩm vấn, luật sư Nguyễn
Ngọc Bích phân bua: “Lưng tôi bị gù thế này làm sao được tuyển làm tình báo!”.
Khi ấy, những người hỏi cung dường như vô tình nói ra lý do khiến ông bị bắt:
“Anh là người do Mỹ đào tạo, anh sẽ chống chúng tôi đến cùng”.
94Theo nhà báo Đinh Quang
Anh Thái, “Ba ngày ở phòng 2 khu A trước khi chuyển sang trại giam T30 Chí
Hòa... về việc bác và tổ chức của bác Năm (tên thân mật của Hồ Hữu Tường) bị bắt,
bác cho biết, ngay khi cộng sản chiếm miền Nam, bác đã in một tập tài liệu của
Việt Nam Độc Lập -Thống Nhất-Trung Lập Đồng Minh Hội, rồi gởi trực tiếp bằng đường
bưu điện cho tất cả giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, từ Bộ Chính trị cho đến các
trung ương ủy viên và tỉnh ủy các tỉnh. Trong tài liệu, bác nói rõ về nhu cầu bắt
buộc Việt Nam phải trung lập trong bối cảnh tình hình của khu vực Á Châu. Bác
khẳng quyết rằng, trung lập là giải pháp duy nhất cho Việt Nam, và bác là người
đầu tiên của Việt Nam kiên trì đeo đuổi lập trường này. Nên, một mai khi tình
thế bị o ép, cộng sản Hà Nội phải nhượng bộ để chấp nhận trung lập thì họ sẽ bắt
buộc phải cậy nhờ đến bác...”.
95Theo Giáo sư Hồ Huệ Tâm.
Phần I: Miền Nam
Chương 2b: CẢI
TẠO
Tù và cải
tạo
Cho dù ở tù hay cải tạo
thì đều là thân phận của những người mất tự do. Nhưng được chuyển từ Đề lao Gia
Định hay Chí Hòa ra trại “cải tạo” vẫn là những gì mà những “người tù” thèm
khát.
Duyên Anh viết: “Nếu tôi
đã phục vụ (trong quân đội) như Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên…97,
tôi sẽ đóng một khoản tiền ăn mười ngày cho đơn vị tôi trình diện học tập ở trường
Gia Long, ở trường Lasan Taberd hay ở cô nhi viện Don Bosco, chẳng hạn. Rồi tôi
chờ đợi xe Molotova, xe GMC, xe đò nữa, chở tôi đến trại nào đó ở Long Giao, ở
Suối Máu, ở Long Thành. Tôi đi tù với hàng ngàn, hàng vạn bạn bè, tôi không việc
gì mà sợ hãi. Ít ra, hai ba năm đầu, bộ đội họ quản lý tôi cũng dễ dãi hơn công
an. Tôi đi lại thong thả khắp trại và đêm đêm cửa phòng tôi không bị khóa chặt.
Nhưng tôi đã thiếu vinh hạnh làm sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi
là nhà văn phản động và công an đã đến còng tay tôi, đưa tôi đi một mình”98.
Khi đã vào những nhà tù như số 4 Phan Đăng Lưu, số 3c Tôn Đức Thắng
hay Chí Hòa thì mới thấy được đi cải tạo cũng là một ân huệ. Luật sư Nguyễn Ngọc
Bích kể: “Sau một năm ở xà lim, tôi được đưa ra phòng giam tập thể, giam chung
với sáu mươi chín người khác trong một phòng. Mỗi người được một phần sàn xi
măng rộng 60cm dài hai mét và được phát một chiếc chiếu. Trong phòng, có các tướng
lĩnh,các bộ trưởng và các viên chức cao cấp của Sài Gòn. Tôi nhận ra trong đó
có những người cùng bị bắt đợt tháng 4-1976 với tôi”.
Bên cạnh những người tù không có án như Đoàn Kế Tường, Linh mục
Thiện, Luậtsư Vũ Đăng Dung, Dân biểu Võ Long Triều, Nguyễn Ngọc Tân, Như Phong,
Lâm Văn Thế, Nguyễn Ngọc Tân, Lê Xuyên… ở các đề lao cũ của Sài Gòn còn có các
nhà “tư sản mại bản” mà trong đó có một số người có được “vinh dự” ra tòa như
Phạm Quang Khai, Trần Thành, Đào Mậu, Tăng Tài, Nguyễn Công Kha, Bùi Kim Bảng,
Nguyễn Văn Trương (Khai Trí), Trương Văn Khôi… và cả những “tên phản động” bị bắt
trong vụ Nhà thờ Vinh Sơn như Nguyễn Việt Hưng, Ali Hùng, linh mục NguyễnVăn
Nghị, linh mục Nguyễn Văn Chức, thiếu tá Tiếp…
Cuối thập niên 1970, ngay cả người Sài Gòn cũng không mấy khi có
gạo trắng, cá tươi, cơm tù không thể nào tránh được cá thịu, gạo hẩm. Nước cũng
là nỗi khát khao của các tù nhân. Ở Chí Hòa, tù nhân Đoàn Kế Tường đã từng tổ
chức biểu tình “đòi đi tắm”. “Họ bị cai ngục dẫn đến một phòng trống. Bọn trật
tự cầy cáo trói tay họ lại và đấm đá hội đồng. Người nào cũng tím bầm mắt, máu
khô còn ứa trên mép. Rồi họ bị tống vào biệt giam khu FG. Không chịu nổi biệt
giam Chí Hòa, họđành làm Tự kiểm nhận lỗi. Riêng Đoàn Kế Tường kiên trì. Tất cả
lắc đầu, thở dài”99.
Nhiều thứ bệnh đi theo người tù như tiêu chảy, kiết lị… nhưng
thuốc men gần như không có; những năm đó, ngay cả công an, bộ đội và dân chúng
cũng đều phải dùng “xuyên tâm liên chữa bá bệnh”100. Nhưng, không có gì làm khổ
người tù như ghẻ, lở. Theo Duyên Anh: “Ghẻ đề lao ranh mãnh lắm. Nó cứ nhè ‘của
quý’ mà lập chiến khu. Tù nhân này cởi truồng, chổng mông để tù nhân nọ bôi thuốc.
Bôi xong, vội vàng lấy quạt lia. Vì thuốc xót vô cùng”101. Trong hoàn cảnh ấy,
những người tù ở Đề lao Gia Định, Chí Hòa coi việc được đưa tới các trại cải tạo
là giảm nhẹ.
Trước Tết 1977, hai phần ba văn nghệ sĩ và ký giả, trong đó có
Nhã Ca, được tập trung tại khu A, Chí Hòa, học tập một tháng rồi được thả về.
Những người như Doãn Quốc Sĩ, Lê Xuyên, Nguyễn Mạnh Côn, Đằng Giao, Trần Dạ Từ,
Chóe, Duyên Anh… phần lớn vẫn “ở tù”; cá biệt, những người cứng đầu như Đoàn Kế
Tường thì bị giữ lại suốt 10 năm ở Chí Hòa. Trong khi đó, một số khác được chuyển
từ chế độ tù sang “cải tạo”.
Nhưng đấy là câu chuyện xảy ra trước năm 1978. Khi Chiến tranh
Biên giới Tây Nam xảy ra và ở phía Bắc, Trung Quốc bắt đầu đe dọa, các trại cải
tạo được chuyển giao từ quân đội sang cho công an. Theo Đại úy Phan Nhật Nam:
“Chúng tôi bắt đầu chịu cảnh tội tù khắc nghiệt”.
Ngày 8-5-1975, sau khi trình diện, ngoại trừ Tướng Nguyễn Văn Vỹ
bị bệnh nặng, các sỹ quan cấp tướng102 và cấp tá bị giữ lại để học tập đợt một
tại Ðại học xá Minh Mạng, Chợ Lớn trước khi đưa về Trung tâm Huấn luyện Quang
Trung. Sau đó, các tướng được đưa ra Bắc bằng máy bay trong khi các sỹ quan cấp
thấp hơn được đưa ra Bắc bằng tàu thủy và xe lửa. Nơi đến của những người bị
coi là “nguy hiểm” này là các trại giam Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hà Tây, Nam
Hà, Thanh Hóa, Nghệ An.
Như những người tù thâm niên khác, Trung tá Phan Lạc Phúc đã trải
qua những nhà tù gian khổ nhất: Trại Long Khánh – Suối Máu, Liên trại 2 Sơn La,
Trại Yên Hạ (Sơn La), Trại Tân Lập (Vĩnh Phú), Trại Thanh Phong (Thanh Hóa), Trại
Tân Kỳ(Nghệ Tĩnh), Trại Ba Sao (Hà Nam Ninh), Trại Xuân Lộc (Đồng Nai). Yếu tố
chính để Phan Lạc Phúc chịu cải tạo lâu là vì ông đã từng học thông tin báo chí
tại Hoa Kỳ, từng làm chủ bút Nhật báo Tiền Tuyến, báo của Quân lực Việt Nam Cộng
hòa.
Sau một năm bị giam ở trại Long Giao và Suối Máu, ngày
10-6-1976, ông Phúc được đưa ra Bắc trong đợt đầu tiên. Ông viết: “Chúng tôi
đang ngồi ở sân tập kết trại Suối Máu thì người bạn thân cùng ngành của chúng
tôi là Tạ Ty chạy hốt hoảng: ‘Đi chuyến này hở. Ra Bắc đấy. Thế là năm niên đấy.
Có nhắn gì về nhà không?’ Tôi và Hùng nhìn nhau cười nói với bạn: ‘Nói hộ với
gia đình là tụi tôi đi raBắc ngày hôm nay. Ở lại khỏe nha’. Người bạn họa sĩ
tài danh của miền Nam ngậm ngùi tạm biệt ‘Hẹn gặp lại nhau sớm ở Sài Gòn…’
”103.
Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận nhớ lại buổi tối ông bị đưa ra khỏi
Sài Gòn: “Ngày 1-12-1976, lúc 9 giờ tối, bất thình lình tôi bị gọi cùng với vài
tù nhân khác. Chúng tôi bị xích người này với người kia từng hai người một và
được đẩy lên mộtxe cam nhông. Cuộc hành trình ngắn đưa chúng tôi tới Tân Cảng.
Chúng tôi thấy một con tàu trước mặt, hoàn toàn chìm trong bóng tối để dân
chúng khỏi để ý.
Chúng tôi bị đưa lên tàu đi ra miền Bắc… Tôi bị đem xuống hầm
tàu, nơi chứa than.
Chỉ có một ngọn đèn dầu nhỏ leo lét cháy. Chúng tôi tất cả là
1.500 người, trong một tình cảnh không thể tả được… Ngày hôm sau, khi một chút
ánh sáng mặt trời lọt vào hầm tàu, tôi nhận ra chung quanh tôi những gương mặt
buồn sầu và tuyệt vọng của các tù nhân khác. Bầu không khí sầu thảm như đám
tang. Một tù nhân đã tìm cách treo cổ tự tử với một sợi dây thép. Những người
khác gọi tôi. Tôi đến nói chuyện với anh”104. Trung tá Phan Lạc Phúc cũng được
đưa ra Bắc bằng tàu và chuyến đi của ông cũng gian khổ không kém gì chuyến tàu
của Đức cha Nguyễn Văn Thuận, nhưng những gì mà họ gặp trong quãng đường chuyển
tù chỉ mới là những thử thách ban đầu105.
“Thăm Nuôi”
Thời gian cải tạo càng tăng thêm thì tiền bạc của người nhà tù
nhân cũng như ngân sách của “Cách mạng” càng dần cạn kiệt. Từ Tết năm 1976, các
suất ăn bắt đầu bị cắt bớt; đến cuối năm 1977, lương thực của tù nhân được thay
bằng lúamạch, thường gọi là bo bo. Theo Đại úy Tạ Chí Đại Trường, tới mùa Thu
năm 1978, mỗi người chỉ còn 300g gạo một ngày. “Rau muống, rau lang không kịp
ra đọt non, rau dại cũng bị vặt khi vừa mới nhú. Củ chuối bị đào hết lên”.
Không phải học viên cải tạo nào cũng biết rằng lúc ấy ở “ngoài
xã hội”, cái bao tử của thường dân cũng không no đủ hơn. Chính quản giáo, ban
ngày “hắc” thế nhưng đêm xuống cũng tìm gặp những người tù vừa được thăm nuôi để
“xin tý mỡ”. Những ngày có đồ thăm nuôi là những ngày trong trại tưng bừng. Những
láthư viết từ trại những năm tháng về sau chủ yếu là liệt kê các “nhu yếu” thăm
nuôi. Ông Tạ Chí Đại Trường kể: “Cũng có người vẫn giữ được tiền, mỗi lần thăm
nuôi lại có khuân có vác, nhưng cũng có người chỉ có thể mang theo mấy ổ bánh
mì, lủi thủi với chồng: Không biết lần sau có còn vay được tiền đi thăm anh”. Dần
dà, những người tù bắt đầu biết thăm nuôi đang trở thành một gánh nặng cho nhữngngười
mẹ, người vợ ở quê cũng đang đói khổ. Để đi đến các trại cải tạo thăm chồng,
thăm cha, những người con lính, vợ lính đã phải nếm biết bao tủi nhục.
Từ năm 1978, họa sỹ Chóe bị đưa lên trại Gia Trung, Gia Lai. Hai
năm ở trại “tạm giam” của cơ quan An ninh Điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu, Chóe chỉ
được nhận đồ chứ không được gặp người nhà. Hai năm ấy, do phải nằm trên sàn xi
măng,chân ông, vốn phong thấp, đã gần như bị liệt. Đến Gia Trung, được thăm
nuôi thì đường sá lại quá xa xôi, cách trở.
Vợ Chóe, bà Nguyễn Thị Kim Loan, năm ấy phải một mình nuôi bốn đứa
con, đồ đạc trong nhà gần như đã bán hết. Cũng như hàng triệu gia đình Sài Gòn,
nhà bà cũng được Chính quyền cấp cho “sổ gạo”, nói là gạo nhưng những năm ấy
thường chỉ có bo bo hoặc khoai; tiêu chuẩn một ký gạo được Nhà nước bán thay thế
bằng 2 ký khoai. Không chỉ những người vợ có chồng bị đưa đi cải tạo, trong “chế
độ mới” đàn ông trở thành vai trò thứ yếu vì không có việc làm, cuộc sống chỉ
còn có thể trông cậy vào tài xoay xở, mua bán lặt vặt của những người phụ nữ.
Bà Loan lả một phụ nữ công giáo di cư từ Phát Diệm, đã từng làm
thư ký trong Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam Cộng hòa, từng sống hết sức phong lưu nhờ
nhuận bút những bức tranh biếm của chồng đăng trên các báo Sài Gòn, báo Mỹ. Từ
khi chồng “đi Gia Trung”, bà Loan phải mua từng bộ đồ cũ, từng bịch xà bông,
chen chúc trên xe đò, giấu giếm đem về An Giang quê chồng, bán, kiếm từng đồng
chênh lệch giá.
Kiếm tiền để đi thăm nuôi đã khó, mỗi một chuyến đi từ Sài Gòn
lên Gia Lai là cả một “đoạn trường”. Trước hết, phải “chạy” xin cái giấy của
Phường, rồi từ 3 giờ chiều đã phải ra bến xe xếp hàng. Chính sách “cải tạo nhân
đạo” đã biến những hãng xe đò tư nhân như Phi Long, Phi Hổ một thời khoanh tay
mời khách mua vé, mời khách lên xe, trở thành những “chuyến xe bão táp”. Có mặt
từ chiều ở bến xe, đợi đến 3 giờ sáng “xe khách quốc doanh” bắt đầu bán vé,
chen chúc, la ó, nhưng có khi đến lượt mình thì vé hết vì xe ít, nhà nước ưu
tiên bán trước cho cán bộ có “giấy công tác”.
Không đi được là bi kịch vì tiền bạc giành dụm mua cá, mua thịt
kho để lâu không được. Nhà nước sợ tù tích trữ thực phẩm trốn trại nên không
cho thăm nuôi đồ khô, ngay cả mắm ruốc, muối mè. Lên xe được rồi cũng vô cùng
thắc thỏm, những năm ấy nền kinh tế không còn “lệ thuộc nước ngoài”, phụ tùng
không có, xe cộ hỏng hóc giữa đường là chuyện thường. May mắn, chạy suốt ngày
ra tới Phước Tài thì đêm, không được lên đèo An Khê, ngồi ngủ trên xe cho tới 6
giờ sáng.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan: Từ chỗ xe dừng vào tới trại hơn ba
cây số. Quản giáo không cho thuê người gánh. Họ nói, “Giờ này mà các chị vẫn
không bỏ được cái thói tiểu tư sản à”. Dân Sài Gòn gánh không quen, đau vai,
đành cứ phải xách. Xách giỏ thứ nhất lặc lè đi lên chừng trăm thước, quay lại
xách giỏ thứ hai. Đi ba cây số mà mất tới hơn hai giờ. Những hôm xe chết máy,
lên tới trại đã là nửa đêm thứ hai, trời tối như bưng, lũ đàn bà, con nít cứ nhắm
mắt mà đi không nhận ra lối rẽ, bước thẳng vô mấy nấm mồ mới, hét lên. Quản
giáo chạy ra mới biết đã lạc vào trại khác, phải ngủ lại đấy, chờ sáng hôm sau
tìm đến chỗ giam chồng. Lặn lội xa xôi như vậy nhưng rồi cũng chỉ được nhìn thấy
mặt chồng mười lăm phút. Trên một cái bàn cây dài, quản giáo ngồi hai đầu, một
bên là “phạm”, một bên là thân nhân, họ chỉ kịp trao đổi với nhau những lời vội
vã.
Năm 1978, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường cũng đang học tập ở trại
Gia Trung, kể: “Có người xách bịch đồ thăm nuôi về phòng mà băn khoăn không biết
ở ngoàilàm sao vợ nuôi nổi mấy đứa con lại còn chạy được tiền đi thăm mình. Nhưng
cũngcó người thản nhiên, phần vì đã quen đòi hỏi, phần vì không hình dung hết
những gì đang xảy ra, liên tục gửi thư về giục gửi cho thứ này, thứ nọ. Thảm cảnh
gia đình xảy ra từ đó”.
Đại úy Đỗ Duy Luật, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 248, Sư 18. Ngày
19-4-1975, đơn vị ông được điều từ Bình Tuy về Long Khánh, tham gia trận Long
Khánh gây tổn thất nhiều cho quân Giải phóng. Hai ngày sau khi ra trình diện,
ông Luật bị đưa lên Long Giao. Từ tháng thứ hai, ông được viết thư về nhà nhưng
chỉ cho khai số hiệu trại là “L2T2” chứ không cho nói rõ địa danh. Vợ ông, cũng
như vợ của nhiều người lính khác, phải đi hết trại này sang trại khác, nấp sau
những bụi cây cạnh bờ rào dò hỏi với hy vọng mong manh tìm chồng. Những chuyến
đi như vậy làm khánh kiệt dần chút gia tài mọn của những người vợ lính.
Từ năm 1978, ông Luật được di lý từ Sơn La về trại Ba Sao, Phủ
Lý. Mãi tới cuối năm 1979, vợ ông mới tìm được ra thăm. Đó là lần gặp nhau cuối
cùng của hai vợ chồng. Khi trở về bà phát bệnh ung thư rồi chết vào đầu năm
1980. Cũng trong năm ấy, ông được chuyển từ Ba Sao về Hàm Tân, vào trại Z30D.
Tháng 6-1981, ông được tha với lý do là vợ chết. Khi ông Luật trở về, căn nhà
nhỏ của ông ở số 2 Duy Tân không còn nữa, vợ ông đã phải bán, trang trải chi
phí cho những chuyến đi thăm chồng và nuôi ba con nhỏ.
Bán nhà chưa phải là bi kịch lớn nhất. Theo Đại úy Tạ Chí Đại
Trường: “Có những người vợ đã phải đi bán thân. Có những người vợ đã phải sử dụng
thế mạnh của đàn bà để kinh doanh, buôn bán. Khi người trụ cột kinh tế là đàn
bà, con gái và trẻ em, lại phải tìm cách qua mặt công an, luồn lọt công quyền, ứng
biến khi sơthất ngay cả trên đường xa… thì không thể nào trách những người phụ
nữ ấy. Chuyện một bà tứ tuần có mang với anh tài xế xe hàng, một bà vợ sỹ quan
bán chợ trời cặp với anh lính cũ của chồng mình… cũng không có gì bất ngờ khi
nó được đưa vào trại”106.
Cũng có những người tù cải tạo thương vợ thật lòng viết thư về
nói: “Thôi, đời anh như vậy là hết rồi, em nên đi tìm hạnh phúc mới, coi có người
bộ đội nào…”.
Điều đó lại chạm vào tự ái của một số người quản giáo duyệt thư,
nhiều anh đã kiêu hùng, mắng: “Nhà nước giam giữ các anh không phải nhằm mục
đích chia rẽ giađình, và chúng tôi chiến đấu không phải là để cướp đoạt vợ con
của các anh! ”107. Có lẽ, nếu có ai mất vợ thì cũng chỉ vì thời thế. Vợ của nhà
thơ Tạ Ký đã đi lấy chồng“Việt Cộng” khi ông còn bị giam ở trại T6, Long Khánh,
cùng với nhà sử học Tạ Chí Đại Trường và họa sỹ Trịnh Cung.
Trại T6 có một nhà xí hai ngăn nằm ngay rìa đường vào rẫy của
dân, sát bờ rào dây kẽm gai. Thời gian đầu, thân nhân chưa được chính thức thăm
nuôi, các trại viên T6 có sáng kiến dùng nhà xí để nhận tin gia đình và trò
chuyện với người thânmà không bị quản giáo phát hiện. Các trại viên thường thay
phiên nhau ra ngồi
“trực” ở đó để chờ nhận tin nhắn, nhiều tù nhân đã gặp được người
thân, những người cất công đi tìm chồng, tìm con, tìm cha, dù chỉ để nhìn
thoáng thấy mặt nhau trong giây lát hay nói thật nhanh một câu báo tin nhà. Họ
thường phải lên đấy trước, mượn quần áo làm đồng, cuốc xẻng của những nông dân
sống gần trại để ngụy trang và nhờ chính những nông dân này che giấu, men theo
hàng rào kẽm gai như những người dân đi làm ruộng tình cờ ngang qua hố xí. Cũng
chính nơi đó, những người tù nôn nao ngồi chờ…
Một ngày cận Tết năm 1976, đúng vào phiên “trực hố xí” của họa sỹ
Trịnh Cung, ông nhận được tin nhắn: Tạ Ký gặp mẹ lúc 2 giờ trưa nay!”. Trịnh
Cung vội báo tin cho Tạ Ký. Khi đó, theo ông Trịnh Cung: “Đó là một tin vui bất
ngờ của Tạ Ký vì đãnửa năm chưa được thăm nuôi. Nhưng thông tin mà anh nhận được
từ mẹ chỉ là: Vợ con nó lấy thằng Việt cộng rồi. Ở nhà có mẹ lo sắp nhỏ, con
yên tâm. Khi đượcphép, mẹ sẽ đi thăm”108. Không riêng Tạ Ký, không ít sỹ quan
“Ngụy” từ trại cải tạo, khi đột ngột trở về đã phải đột ngột bước ra khỏi nhà
mình, vì “đứa con ngày chiatay còn thơ không còn nhận ra mình, trong khi trong
nhà lại treo cái nón cối”109.
Chú thích chương II
96Đã đổi tên theo đề nghị của nhân chứng.
97Những văn nghệ sỹ phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa đi
trình diện học tập từ tháng 6-1975: Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung Tĩnh, Dương Hùng
Cường, Hà Thượng Nhân, Phan Lạc Phúc, Tô Thùy Yên, Văn Quang, Thảo Trường, Duy
Lam, Phan Nhật Nam, Huy Vân, Đặng Trần Huân, Hoàng Ngọc Liên, Diên Nghị, Phan Lạc
Giang Đông, Vũ Đức Nghiêm, Vũ Văn Sâm (Thục Vũ), Đỗ Tiến Đức, Minh Kỳ, Thế
Uyên, Vũ Thành An, Dương Kiền, Đinh Tiến Luyện, Nhật Bằng; Những người chết
trong trại cải tạo: Minh Kỳ, Thục Vũ, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Tú, Huy Vân; Những
người chết sau khi được tha: Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Hoàng Vĩnh Lộc,
Minh Đăng Khánh, Trần Việt Sơn; Những người được tha rồi bị bắt lại: Hoàng Hải
Thủy, Dương Hùng Cường, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Đình Toàn; Những người mới bị bắt
từ
tháng 4-1984: Nguyễn Hoạt, Phạm Thiên Thư (danh sách của nhà văn
Duyên Anh).
98Duyên Anh, 1987, trang 47.
99Duyên Anh, 1987, trang 417.
100Một loại dược phẩm chế từ một thứ cây có tên gọi là xuyên tâm
liên.
101Duyên Anh, Sđd, trang 245-247.
102Gồm hai mươi bảy tướng ra trình diện và Tướng Lý Tòng Bá bị bắt
tại Củ Chi.
103Phan Lạc Phúc, 2000, trang (?).
104Bài giảng nhân tuần tĩnh tâm cho Giáo triều Roma, theo chỉ định
của Đức Giáo Hoàng John Paul II, ngày 18-3-2000.
105Ông Phan Lạc Phúc viết: “Anh em từ trong Nam ra cứ yên trí là
“học tập một tháng”, nên quần áo mang đi theo làm gì nhiều cho nặng. Ra đây, đụng
cái buốt giá của mùa đông thượng du miền Bắc, thêm mưa phùn ẩm ướt nên cái lạnh
càng thêm thấm thía. Ban đêm cái nền xi măng trong nhà tù nó lạnh như nước đá,
mặc đủ các thứ áo quần hiện có mà vẫn lạnh, mặc cả áo mưa đi ngủ, có anh chui
vào một cái bao tải vừa kiếm được mà vẫn cứ run. Hóa ra cái lạnh ở ngoài vào
thì ít mà cái lạnh ở trong ra thì nhiều. Cái lạnh vì đói cơm nhiều hơn cái lạnh
vì thiếu áo… Đã lâu lắm rồi, người địa phương ở Sơn La nói vậy, mới có năm quá
lạnh như năm nay (1976). Đúng là ‘Giậu đổ bìm leo’, vào cái lúc mà tù cải tạo
ra Bắc, lại đụng ngay một trận rét kinh hồn…Mà xưa nay cái lạnh và cái đói có
quan hệ ‘hữu cơ’ với nhau. Càng đói thì càng rét-mà càng rét thì càng đói. Anh
em đã có người ‘nằm xuống’ vì đói lạnh. Vũ Văn Sâm (viết văn, làm nhạc) chết
đêm 16 rạng sáng 17-11- 1976 bên bịnh xá, sau cơn gió mùa đông bắc đầu tiên. Đến
đầu tháng giêng 1977 (không rõ là ngày 3 hay ngày 13 tháng
giêng, tôi nhớ không được kỹ lắm) Ngô Qúy Thuyết, Tòa án Quân sự
vùng 4 cũng đi luôn, đi rất êm đềm, rất lặng lẽ. Sáng ra không thấy anh ta dậy
nữa, lay chân gọi dậy thì người đã lạnh cứng từ lúc nào rồi. Trong tờ khai của
đội trưởng đội của anh Ngô Qúy Thuyết, có nói rằng: ‘Anh Ngô Qúy Thuyết được đội
cử nuôi heo, anh đói quá nên thường ăn vụng cám heo.
Chắc là bị ngộ độc nên đã chết’… Trước khi đi cải tạo, tháng
6-1975, tôi cân nặng 64 ký. Một năm cải tạo trong Nam, qua trại Long Giao và Suối
Máu, tôi còn 56 ký. Ra Bắc đến trại 1, liên trại 2 Sơn La này được hơn một năm,
tôi còn 44 ký. Trước đây ở Sài Gòn, sáng nào tôi cũng phải tập thể dục để cho
cái bụng bớt mỡ, nhỏ đi. Bây giờ ra Bắc lao động cải tạo, nhờ ơn Cách mạng bụng
tôi không những nhỏ đi mà còn xẹp lép. Trước đây ăn uống sợ mỡ, sợ đường thì
bây giờ sao mà thèm đường thèm mỡ đến thế. Thèm suốt ngày, suốt đêm, thèm cả
vào trong giấc ngủ” (Bạn Bè Gần Xa, trang 60-67, Văn Nghệ California, US,
2000).
106Tạ Chí Đại Trường, 1993, trang (?).
107Sđd, trang (?).
108Trịnh Cung, trả lời phỏng vấn tác giả.
109Tạ Chí Đại Trường, 1993, trang (?).
110Theo tài liệu lưu giữ tại Bảo tàng Việt Nam ở San Jose
(California, Mỹ), tổng số quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1975 là
980.000 người, trong đó, hạ sỹ quan binh sỹ chiếm 890.000 người. Số sỹ quan bị
giam giữ trong các trại cải tạo: cấp tướng, 32 người (ở thời điểm 30-4, có 112
tướng tại ngũ; 80 tướng đã rời Việt Nam vào cuối tháng Tư); cấp đại tá,
366 người (trên tổng số 600 người tại ngũ); cấp trung tá, 1.700
người (trên tổng số 2.500 người); cấp thiếu tá, 5.500 người (trên tổng số 6.500
người); cấp úy, 72.000 người trên tổng số 80.000 người. Ngoài ra, theo số liệu
đăng ký trên toàn miền Nam còn có khoảng 15.000 hạ sỹ quan an ninh, tình báo và
nhân viên thuộc Bộ Nội vụ và Phủ Tổng thống; 1.200 viên chức
và cán bộ “Phượng Hoàng”; 4.553 cán bộ Xây dựng Nông thôn;
19.613 cảnh sát viên; 2.700 cán bộ tâm lý chiến; 315 nghị sỹ, dân biểu; 4.451 đảng
viên các đảng đối lập với Chính phủ Sài Gòn; 101 lãnh tụ chính trị và thành phần
đối lập; 380 văn sỹ, ký giả (Trần Trung Quân, Việt Nam 20 Năm 1975-1995, Đông
Tiến xuất bản).
111Ngoài bốn vị tướng và đại tá được hưởng ân huệ cải tạo dưới
ba năm như: Thiếu tướng Quân y Vũ Ngọc Hoàn; Chuẩn tướng Quân y Phạm Bá Thanh;
Ðại tá Nguyễn văn Lộc, Tư lệnh Sư đoàn 106 Biệt Ðộng Quân vừa thành lập cuối
tháng 4- 1975; Ðại tá Dương Thanh Sơn, em ruột Tổng thống Dương Văn Minh. Ðại
tá Ðàm Trung Mộc, cựu viện trưởng Học viện Cảnh sát Quốc gia, mất tại trại Hà
Tây vào ngày 14-11-1982. Có bốn vị bị cải tạo trên mười năm: Cựu Trung tướng
Nguyễn Hữu Có; Cựu Ðề đốc Trần Văn Chơn; Cựu Thiếu tướng Nguyễn Chấn Á; Cựu Thiếu
tướng Phan Ðình Thứ. Có ba mươi sáu vị bị cải tạo tập trung từ 12 đến 17 năm:
Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, bị bắt khi Phan Rang thất thủ; Chuẩn tướng Phạm
Ngọc Sang, bị bắt cùng Tướng Nghi; Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm; Chuẩn tướng Lê
Trung Tường; Chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc; Thiếu tướng Lê Minh Ðảo; Chuẩn tướng Mạch
Văn Trường; Thiếu tướng Lý Tòng Bá; Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh; Thiếu tướng Ðỗ Kế
Giai; Chuẩn tướng Phạm Duy Chất; Ðại tá Nguyễn Thành Trí; Ðại tá Lê Hữu Ðức;
Chuẩn tướng Lê Văn Thân; Chuẩn tướng Lê Trung Trực; Ðại tá Nguyễn Xuân Hường; Ðại
tá Nguyễn Đức Dung; Chuẩn tướng Trần Quang
Khôi; Ðại tá Trần Ngọc Trúc; Thiếu tưóng Trần Bá Di; Chuần tướng
Vũ Văn Giai; Chuẩn tướng Lê Văn Tư; Thiếu tướng Văn Thành Cao; Thiếu tướng Ðoàn
Văn Quảng; Trung tá Bùi Thế Dung; Ðại tá Hải quân Nguyễn Văn May; Ðại tá Hải
quân Nguyễn Bá Trang; Ðại tá Hải quân Nguyễn Văn Tấn; Thiếu tướng Cảnh sát Bùi
Văn Nhu (chết tại trại Nam Hà); Cựu Thiếu tướng, Nghị Sĩ Huỳnh Văn Cao; Chuẩn
tướng Hồ Trung Hậu; Ðại tá Nguyễn Khắc Tuân (chết tại trại Nam Hà); Ðại tá Lại
Ðức Chuẩn; Ðại tá Phạm Bá Hoa; Ðại tá Ngô Văn Minh; Ðại tá Vũ Ðức Nghiêm.
112Trả lời phỏng vấn tác giả.
113Trong năm 1975, báo Sài Gòn Giải Phỏng không chỉ đặt dưới sự
chỉ đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mà còn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Trung ương Cục. Tác giả những bài xã luận viết trong giai đoạn này là ông
Võ Nhân Lý, tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng. Ông Lý lúc ấy còn là phó Ban
Tuyên huấn Trung ương Cục, cơ quan do ông Nguyễn
Văn Linh làm trưởng ban. Những bài xã luận, theo ông Tô Hòa, phó
Tổng Biên tập Sài Gòn Giải Phóng từ 5-1975, thường được ông Võ Nhân Lý viết sau
khi dự giao ban trong Dinh Độc Lập và quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung
ương Cục.
114Sài Gòn Giải Phóng, 12-6-1975.
115Sài Gòn Giải Phóng, 15-6-1975.
No comments:
Post a Comment