Dương Nhất Phàm (Đại Kỷ
Nguyên) - Dịch giả: Daniel Nguyen - Cuộc Cách mạng Văn hóa (Văn Cách) là một hoạt
động chính trị kéo dài 10 năm do Mao Trạch Đông phát động nhằm thanh trừ các
thành phần đối lập trong nội bộ đảng, được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi
là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Nguyên soái quân đội ĐCSTQ trong một cuộc hội
nghị nội bộ từng tiết lộ số người chết trong thời kỳ này, con số quá sức khủng
khiếp khiến ai cũng phải vã mồ hôi lạnh.
Phóng viên cao cấp của
Tân Hoa Xã kiêm cựu tổng biên tập tờ báo Viêm Hoàng Xuân Thu Dương Tục Thằng
trong bài viết có tựa đề “Con đường - Lý luận - Chế độ: suy nghĩ của tôi đối với
Cách mạng Văn hóa”, được xuất bản trong kỳ thứ 104 của loạt bài “Ký ức” vào
ngày 30 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là bài tham luận của ông trong hội thảo “Viết
về thời đại Mao Trạch Đông” do trung tâm Stanford tại Đại học Bắc Kinh tổ chức
vào ngày 25 tháng 10 năm 2013.
Bài viết nói rằng, “con
đường Trung Quốc” do Mao Trạch Đông chỉ dẫn đã tạo ra một địa ngục trần gian thật
sự trong những tháng năm đói kém. Mục đích của cuộc Văn Cách là quét sạch chướng
ngại trên con đường này, lại một lần nữa đọa đày nhân thế, tạo ra một địa ngục
khủng khiếp hơn nữa. Nếu nhìn nhận theo quan niệm truyền thống, đạo đức xã hội
trong thời kỳ ấy đã bị rớt xuống tận giới hạn.
Trong cuộc Cách mạng
Văn hóa, phái “cách mạng” tự ý tàn sát quần chúng. Đây là một bức ảnh chụp hiện
trường của một vụ hành quyết (Ảnh mạng)
Văn Cách phê phán tất cả,
phủ định tất cả, cổ động trào lưu phản kháng, phá vỡ những trật tự cũ. Trong
toàn bộ quá trình Văn Cách, các cơ tầng cao cấp của trung ương sung mãn khí thế
đấu đá quyền lực, mức độ tàn khốc, tính dã man của những cuộc thành trừng chính
trị đều biểu hiện vô cùng ác liệt.
Trong cuộc Văn Cách,
hình thái ý thức của ĐCSTQ đã mê hoặc toàn thể dân chúng, đầu độc tâm lý cả xã
hội, phủ định đạo đức truyền thống. Hình thái ý thức đó cổ vũ cho những hoạt động
quần thể cuồng loạn, toàn dân như phát điên, biến thành một cỗ máy xay đối với
những “tiện dân chính trị” và những người bất đồng chính kiến.
Dưới thì quét “tiện dân chính trị”, trên thì đánh “tập đoàn
quan liêu”.
Từng giai tầng, từng
đơn vị, từng địa phương, từng gia đình đều bị cuốn vào cỗ máy xay khổng lồ đó.
Vợ chồng chửi mắng nhau vì bất đồng quan điểm, cha con trở mặt vì không chung
cách nhìn, bạn bè hại nhau vì không cùng chí hướng. Bất cứ kẻ “điên cuồng” nào
không theo phương hướng của thứ hình thái ý thức này đều bị đám động cuồng loạn
xay nát như tương.
Dưới thứ hình thái ý thức
này của ĐCSTQ, những hành động chỉ điểm và bán rẻ lẫn nhau đều là quang vinh:
con bán rẻ cha, vợ bán rẻ chồng là “vì đại nghĩa quên thân”, trò đánh chết thầy
bởi “tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn yêu chân lý hơn!”. Thứ hình thái ý thức này
thổi bùng lên tất cả những gì hung ác nhất trong nhân tính con người lại còn
khoác bên ngoài tấm áo chính nghĩa tối cao. Sự tàn sát các “tiện dân chính trị”
không được coi là phạm tội trong thời kỳ Văn Cách.
Bài viết còn nói, người
Trung Quốc đã trả một cái giá quá nặng nề cho Văn Cách.
Trong Hội nghị Bộ Chính
trị Trung ương nhiệm kỳ thứ 12, ông Diệp Kiếm Anh đã báo cáo về số người thiệt
mạng trong Cách Mạng văn hóa như sau:
1. Các sự kiện đấu tố
quy mô có hơn 4.300 sự kiện, số người chết 123.700 người;
2. 500.000 cán bộ bị đấu
tố, hơn 302.700 cán bộ bị bắt bớ phi pháp, hơn 115.500 cán bộ tử vong bất bình
thường.
3. Ở thành thị có
4.180.000 nhân sĩ các giới bị chụp mũ là từng phản cách mạng, đang phản cách mạng,
phần tử chống đối giai cấp, phần tử chủ nghĩa xét lại, phản động học thuật, số
người tử vong bất bình thường có hơn 630.000 người.
4. Nông thôn có hơn
5.200.000 gia đình địa chủ, phú nông (bao gồm cả bộ phận thượng – trung nông) bị
bức hại, có 1.200.000 địa chủ, phú nông cùng gia đình tử vong bất bình thường.
5. Có tới hơn
130.000.000 người hứng chịu các xâm hại mang tính chất chính trị theo nhiều mức
độ khác nhau, hơn 557.000 người mất tích.
Bài viết còn nói, những
con số về các nạn nhân tử vong trong cuộc Cách mạng Văn hóa có nhiều nguồn khác
nhau, trên thực tế không có cách nào thống kê hết những người bị hại trong cuộc
vận động chính trị này, nhưng chúng ta vẫn có thể chắc chắn một điều, đây chính
là một đại kiếp nạn khủng khiếp đối với dân chúng Trung Quốc.
Giản lược về “thảm họa
mười năm Văn Cách”
Đây là cuộc vận động
chính trị do lãnh đạo ĐCSTQ đương thời Mao Trạch Đông phát khởi, nhằm thanh trừ
những thành phần bất đồng chính kiến trong nội bộ đảng. Về sau, cuộc vận động
này được ĐCSTQ gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Trong cuộc Cách mạng Văn
hóa, hàng trăm triệu công dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử tri thức, quan chức
cấp cao trong đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số
người chết trong sự kiện này cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, các nhà sử học
dự tính con số có thể đạt đến 2 triệu người. Cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Hồ
Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư rằng: “Lúc đó có khoảng
100 triệu người bị liên lụy, chiếm gầm 1/10 dân số Trung Quốc”.
Trong cuốn sách “Sự thật
về vận động chính trị từ lúc kiến quốc cho đến nay” do Phòng Nghiên cứu Lịch sử
Đảng của Trung ương Đảng tiết lộ:
“Tháng 5 năm 1984,
Trung ương Đảng đã từng có cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm 7
tháng, một lần nữa thống kê, xác nhận những con số liên quan đến Cách mạng Văn
hóa:
- Hơn 4.200.000 người bị
bắt giữ và thẩm tra;
- Hơn 1.728.000 người tử
vong bất bình thường;
- Hơn 135.000 người bị
hành quyết vì bị khép tội phản cách mạng;
- Số người chết trong
những cuộc đấu tố có hơn 237.000 người,
- Hơn 7.030.000 người bị
tàn phế;
- Hơn 71.200 gia đình
tan nát”.
Các chuyên gia còn căn
cứ trên những ghi chép tại các huyện thị địa phương, ước đoán những các trường
hợp tử vong bất bình thường ít nhất cũng đạt đến con số 7.730.000 người.
Trừ số người chết ra,
lúc cuộc Cách mạng Văn hóa vừa mới bắt đầu, Trung Quốc còn nổi lên phong trào tự
sát, rất nhiều phần tử tri thức nổi tiếng của Trung Quốc như Lão Xá, Phó Lôi,
Tiễn Bá Tán, Ngô Hàm, Chư An Bình đều bị dồn đến đường cùng trong thời kỳ đầu
Văn Cách. Cách mạng Văn hóa là thời kỳ phe “cực tả” điên cuồng nhất, tàn sát những
“kẻ địch của giai cấp” một cách dã man nhất.
Dương Nhất Phàm - (Đại Kỷ Nguyên)
Dương Nhất Phàm - (Đại Kỷ Nguyên)
No comments:
Post a Comment