Lời kết
Đoàn kết giai cấp tư sản xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tháng 11-20002, Đại hội 16 ĐCSTQ đề ra Đảng phải
đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho
phương hướng tiến lên của văn hoá tiên tiến và đại diện cho lợi ích căn bản của
đông đảo nhân dân Trung Quốc. Trên thực tế, đây là cương lĩnh của chủ nghĩa xã
hội dân chủ. Từ khi đề ra “Ba đại diện” đến nay, để phòng ngừa “phái tả” công
kích, về tuyên truyền đã tìm mọi cách hạ thấp, làm cho nó trở nên mơ hồ, nên
đông đảo nhân dân không hiểu được hàm nghĩa sâu xa của vấn đề trên. Ý nghĩa mới
mẻ của tư tưởng quan trọng này là: đoàn kết giai cấp tư sản, xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Lực lượng sản xuất tiên tiến ở Trung Quốc giai đoạn hiện nay là kinh tế
tư nhân, đại diện cho yêu cầu phát triển của “lực lượng sản xuất tiên tiến” là
đại diện cho yêu cầu phát triển của họ. Đây là sự kế thừa phần đúng đắn trong
“Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (chính “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” khẳng định giai cấp
tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến) và vượt qua phần sai lầm
trong tuyên ngôn, là từ gốc rễ, từ cội nguồn sửa lại cái sai, trở lại cái đúng
trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng, ẩn chứa sự bao dung, bảo hộ và định vị mới đối
với giai cấp tư sản, người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Quan chức
địa phương các cấp hiểu thấu tinh thần của cạp trên, dám mạnh tay phát triển
kinh tế tư nhân ở khu vực mình. Do sự trói buộc của ý thức hệ “tả” khuynh,
không dám thừa nhận như vậy là phát triển chủ nghĩa tư bản. Doanh nghiệp trẻ Lục
Dực Chương thành lập “Công ty hữu hạn cố vấn khả năng cạnh tranh nhà tư bản Thượng
Hải”, do làm trái với quy tắc ngầm “được làm, không được nói”, đưa ba chữ “nhà
tư bản” vào tên xí nghiệp, khi đăng ký, bị Cục quản lý hành chính công thương
Thượng Hải bác bỏ. Lục Dực Chương không chịu, kiện lên Toà án nhân dân Khu Từ Hội.
Quan chức Cục công thương mang theo cuốn “Từ hải” đối chất trước công đường, luận
chứng tính phi pháp của “nhà tư bản”. Toà án phán quyết duy trì quyết định của
bị cáo. Y thức hệ cứng nhắc đã cản trở sự giao lưu giữa đường lối, cương lĩnh của
Đảng với nhân dân như vậy đấy. Cuốn sách này phải triệt để công khai nói rõ một
số vấn đề có thể hiểu ý mà không được nói rai được làm không được nói, muốn quần
chúng đi theo nhưng lại không nói rõ với quần chúng, chủ yếu là vấn đề đi con
đường chủ nghĩa xã hội dân chủ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc
giai đoạn hiện nay.Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất
tiên tiến. “Lực lượng sản xuất” và “lực lượng sản xuất tiên tiến” là hai khái
niệm khác nhau. Lực lượng sản xuất duy trì dây chuyền sản xuất vận hành cân bằng
theo tiêu chuẩn chất lượng và số lượng nhất định; lực lượng sản xuất tiên tiến
phải phá vỡ sự cân bằng cũ, tạo ra tiêu chuẩn chất lượng và số lượng mới, nâng
sản xuất lên một nấc thang mới. Công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất,
nhưng không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; người đại diện cho lực
lượng sản xuất tiên tiến là nhà tư bản, chứ không phải công nhân. Đó là điều đã
được lịch sử phát triển lực lượng sản xuất chứng minh.
Thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản thế kỷ 17, cuộc bạo
động của công nhân phản đối một loại máy dệt diềm hoa gần như lan khớp châu Âu.
Loại máy này phát minh tại Đức, có thể đồng thời dệt 4 đến 6 diềm hoa. Nhưng do
Hội đồng thành phố sợ loại máy này sẽ khiến hàng loạt công nhân phải đi ăn mày,
nên áp chế, và cho người giết chết nhà phát minh.
Năm 1629, một chủ xí nghiệp ở Leiden Hà Lan sử dụng
loại máy trên, dẫn đến cuộc bạo động của công nhân dệt diềm hoa, buộc nhà cầm
quyền thành phố hạ lệnh cấm sử dụng. Quốc hội Hà Lan còn ban bố pháp lệnh cấm,
sử dụng máy dệt. Ngày 19-2-1685, Đức hoàng ra sắc lệnh để ổn định xã hội, cấm sử
dụng loại máy này trên toàn nước Đức. Ở Hamburg, theo mệnh lệnh của chính quyền
thành phố, loại máy trên bị đốt trước dân chúng.
Cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 thế kỷ 17, một
người Hà Lan mở xưởng cưa gỗ bằng sức gió gần London, bị dân chúng phá huỷ. Năm
1758, Everet chế tạo thành công máy cắt lông cừu thuỷ lực đầu tiên, nhưng đã bị
thiêu huỷ bởi 10 vạn người thất nghiệp do loại máy đó gây ra. Năm vạn công nhân
sống bằng nghề chải lông cừu kiến nghị lên Hội đồng thành phố, phản đối máy chải
lông cừu và máy chải bông do Ackerlay phát minh. Hơn 8 vạn công nhân đã tham
gia cuộc đấu tranh phá hoại máy móc ở Lancashire năm 1779. 15 năm đầu thế kỷ
19, khu thủ công nghiệp Anh tiêu biểu là Nottingham bùng nổ phong trào phá hoại
máy móc qui mô lớn do một lãnh tụ công nhân thất nghiệp lãnh đạo, họ điên cuồng
phá huỷ máy móc, mãi đến khi Chính phá dùng vũ lực trấn áp, tới chặn đứng được
làn sóng phá hoại cuồng nhiệt này.
Thời trẻ, sau khi khảo sát khu công nghiệp dệt
Manchester, Ăng-ghen đã tỏ thái độ phủ định, thậm chí phản đối việc đưa máy móc
- kết tinh của khoa học kỹ thuật - vào lĩnh vực sản xuất. Ông phẫn nộ nêu rõ:
- Mỗi cải tiến trên máy móc đều cướp đi bát cơm
của công nhân, cải tiến càng lớn, công nhân thất nghiệp, càng nhiều. Bởi vậy,
chẳng khác gì khủng hoảng thương mại, mỗi cải tiến đều gây hậu quả nghiêm trọng
cho một số công nhân, tức thiếu thốn, nghèo nàn và phạm tội.
Ông nêu ví dụ, phân tích kỹ: Do năng lực sản xuất
của phát minh đầu tiên -máy dệt Jenny một công nhân điều khiển - ít nhất cao gấp
6 lần khung dệt phổ thông, nên cứ một máy dệt Jenny ra đời sẽ làm cho 5 công
nhân dệt thất nghiệp. Máy dệt thuỷ lực có năng lực sản xuất lớn hơn máy dệt
Jenny rất nhiều mà cũng chỉ cần một công nhân điều khiển sẽ tước đoạt sinh kế của
nhiều người hơn. Sau khi nhiều nhà máy sử dụng máy dệt tự động, vai trò của
công nhân dệt hoàn toàn không còn nữa, mà do máy móc thay thế.
Ông nói: Do các loại cải tiến về máy móc, những
công việc nặng nhọc ngày càng được máy móc thay thế, từ đó công tác của những
người đàn ông trưởng thành biến thành việc trông máy móc giản đơn, những việc
phụ nữ thậm chí trẻ em cũng có thể hoàn thành, mà tiền lương lại thấp hơn, thậm
chí giảm 2/3. Như vậy, tuy sản xuất mở rộng, nhưng công nhân lành nghề ngày
càng bị đẩy ra khỏi ngành công nghệ mà không tìm được việc làm nữa; thậm chí,
do máy móc hoàn toàn hay thế sức người, từng ngành lao động bị xoá sổ. Các ông
lớn tư sản có thể hỏi những người quét đường ở Manchestter hoặc bất cứ nơi nào
khác, hỏi những người bán hoa quả, diêm. dây giày, hoặc những người bất đắc dĩ
phải đi ăn xin, xem trước đây họ làm gì, nhiều người trong họ sẽ trả lời: là
công nhân nhà máy, bị máy móc cướp mất việc làm. Trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp ở Anh, do phổ cập rộng rãi máy dệt chạy bằng hơi nước, 80 vạn thợ dệt
lành nghề đã bị đẩy ra đầu đường xó chợ.
Mác chịu ảnh hưởng sâu xa bởi báo cáo điều tra
“Tinh hình giai cấp công nhân Anh” của Ăng-ghen, trong tập 1 “Tư bản luận”, ông
lại thu thập nhiều báo cáo điều tra về các nhà máy, chứng minh kết luận của
Ăng-ghen máy móc cướp mất bát cơm của công nhân. Mác coi máy móc là lực lượng
thù địch của giai cấp công nhân. Ông nói:
“Máy móc không những là người cạnh tranh rất
hùng mạnh, lúc nào cũng có thể khiến công nhân làm thuê trở nên dư thừa, mà nó
còn được các nhà tư bản công khai tuyên bố là lực lượng thù địch công nhân, và
ra sức lợi dụng. Máy móc trở thành vũ khí mạnh mẽ nhất đàn áp bãi công tức những
cuộc bạo động mang tính chu kỳ của lao động phản kháng ách chuyên chế tư bản…
Máy hơi nước vừa ra đời đã đối đầu với “sức người”, khiến các nhà tư bản có thể
đập tan những đòi hỏi ngày càng cao của công nhân - những đòi hỏi có thể làm
cho thể chế nhà máy vừa khởi đầu đã lâm vào khủng hoảng. Có thể viết cả một pho
sử chứng minh rằng nhiều phát minh từ năm 1830 đến nay chỉ nhằm bảo hộ nhà tư bản
đối phó các cuộc bạo động của công nhân”.
Mác và Ăng-ghen đồng tình với công nhân thất
nghiệp, bày tỏ nỗi bất bình của họ, muốn ngăn chặn hiện tượng máy móc chèn ép
công nhân, đây là việc làm hợp đạo lý 100%.
Nhưng để duy trì việc làm, đảm bảo đời sống ổn định
cho công nhân mà yêu cầu chủ xí nghiệp không được tăng thêm máy móc, thiết bị mới,
không được áp dụng kỹ thuật mới, thì như vậy là xoá bỏ sự phát triển của lực lượng
sản xuất, xoá bỏ việc tăng thêm của cải, xoá bỏ tiến bộ xã hội. Ở đây, chúng ta
thấy mầm mống chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mác và Ăng-ghen. Theo ghi chép
trong “Tư bản luận”, hồi ấy cần đến 200 triệu người dùng guồng quay sợi kiểu cũ
mới làm xong phần việc mà 5 vạn người Anh hoàn thành bằng máy quay sợi. Đương
nhiên như vậy không có nghĩa là nói máy quay sợi gạt bỏ vị trí của 200 triệu
người chưa hề tồn tại, mà chỉ nói muốn thay thế máy quay sợi, cần ồ ạt tăng
công nhân”. Tổng dân số Anh năm 1870 là 21 triệu, nếu chỉ dựa vào guồng quay sợi
dùng sức người, thì chẳng những không một công nhân nào thất nghiệp, làm thêm
giờ, thêm ca suốt đời cũng không hết việc, mà từ Quốc vương đến thần dân đều sử
dụng guồng quay sợi cũng làm không hết việc của 200 triệu người. Có máy quay sợi,
5 vạn người có thể thay thế 200 triệu người, năng suất lao động cao gấp 4.000 lần.
Thu nhập quốc dân của Anh cuối thế kỷ 18 là 120 triệu sterling, năm 1870 lên tới
1.200 triệu, tăng gấp 10 lần.
Nhìn từ góc độ lịch sử vĩ mô, dùng máy móc thay
thế công nhân, hoặc gọi là máy móc gạt bỏ công nhân, là việc thiện hàng đầu cứu
giúp trăm họ, thúc đẩy lịch sử tiến lên. Chính lực lượng sản xuất tiên tiến
không ngừng phát triển đã dần dần giải phóng công nhân khỏi lao động cơ bắp nặng
nề, tạo cơ sở vật chất cho một hình thái xã hội cao hơn.
Từ những sự thật lịch sử trên, chúng ta có thể
rút ra kết luận sau: Công nhân không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến.
Trong lực lượng sản xuất bao gồm máy móc và lao động phụ trợ của công nhân,
công nhân ở vào vị trí tiêu cực, bị động, họ mong muốn duy trì hiện trạng trong
lao động sản xuất có tiền lương ổn định và đời sống ổn định, họ sợ việc cải tiến
máy móc hoặc phát minh máy móc mới sẽ buộc họ phải đổi nghề thậm chí mất cả cần
câu cơm. Theo bản năng, công nhân thù địch máy móc mới, họ không đại diện cho lực
lượng sản xuất tiên tiến. Sau khi máy móc mới, kỹ thuật mới được sử dụng rộng
rãi, lực lượng sản xuất tiên tiến liền biến thành lực lượng sản xuất phổ thông,
máy móc mới, kỹ thuật mới lại đang trong quá trình phát minh. Thế là công nhân
lại đứng lên phản đối máy móc mới, kỹ thuật mới cao cấp hơn sắp phát minh làm rối
loạn trật tự đời sống và công tác vừa tạm ổn định của họ. Lực lượng sản xuất là
một khái niệm tương đối và luôn luôn biến động, nó vĩnh viễn ở vị trí đối lập với
lợi ích đã có của công nhân, nhưng việc thật sự giải phóng giai cấp công nhân lại
gửi gắm vào lực lượng sản xuất phát triển vô hạn và tổng của cải xã hội không
ngừng tăng thêm. Trước đây chúng ta vẫn tuyên truyền giai cấp công nhân gắn với
đại sản xuất, là giai cấp tiên tiến nhất, đương nhiên đại diện cho lực lượng sản
xuất tiên tiến; còn nhà tư bản lại cản trở lực lượng sản xuất phát triển,
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành xiềng xích cản trở lực lượng
sản xuất phát triển. Tuyên truyền như vậy là không đúng, vừa không phù hợp sự
thật lịch sử, lại tách khỏi đời sống hiện thực. Chế độ cổ phần có thể mở rộng
vô hạn qui mô sán xuất, giải quyết mâu thuẫn giữa đại sản xuất xã hội hoá và chế
độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Công ty cổ phần là diễn biến hoà bình trong nội
bộ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, dưới điều kiện bảo lưu chế độ tư hữu
tách nhà tư bản khỏi quá trình sản xuất, giám đốc hoặc xưởng trưởng trở thành
linh hồn của xí nghiệp; nhưng thông qua hình thức tổ chức hội đồng quản trị hoặc
đại hội cổ đông, nhà tư bản giám sát hoạt động của xí nghiệp và kiểm soát sự
phát triển của xí nghiệp, như vậy tránh được khuyết tật của xí nghiệp quốc
doanh do “người sở hữu vắng mặt” gây ra là không ai quan tâm đến tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, không ai chịu trách nhiệm về kinh doanh thua lỗ. Dưới chế
độ này, khả năng phát triển vô hạn của lực lượng sản xuất tiên tiến đã phủ định
tính tất yếu và qui luật phát triển khách quan của cách mạng bạo lực.
Khoa học kỹ thuật chuyển hoá thành các loại thiết
bị máy móc dùng vào các việc khác nhau, “thành một lực lượng lao động sản xuất
độc lập”. Thiết bị máy móc tuy là sự phát triển của công cụ thủ công, nhưng
quan hệ giữa chúng với công nhân đã có thay đổi về chất, khác với quan hệ giữa
công cụ thời kỳ công trường thủ công với công nhân. Ở thời kỳ công trường thủ
công, công nhân là chủ thể của lao động, công cụ là phần cơ thể công nhân kéo
dài, có vai trò phụ trợ. Ở thời kỳ đại công nghiệp, máy móc thiết bị là chủ thể
của lao động, công nhân là trợ thủ của thiết bị máy móc, giữ vai trò phụ. Đương
nhiên, máy móc thiết bị không từ trên trời rơi xuống, mà là phát minh, sáng tạo
của con người, là kết cuả lao động gian khổ của các kỹ sư, nhà khoa học, chính
họ đã mang lại cho máy móc thiết bị mạng sống như “con người”. Chúng ta có thể
coi máy móc thiết bị ngày càng tự động hoá là người máy theo nghĩa rộng, nên
máy móc thiết bị cũng có ý nghĩa người lao động, là một loại người lao động tồn
tại dưới hình thức hoá thân. Bản thân máy móc thiết bị là lực lượng sản xuất
tiên tiến tồn tại độc lập tách khỏi công nhân. Sau thế chiến 2, cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật cao, khi khoa học kỹ thuật trở thành nguồn giá
trị thặng dư độc lập, tự động hoá và trí năng hoá sản xuất ngày càng mở rộng
trong các lĩnh vực sản xuất vật chất, thì lý luận của Mác về nhà tư bản bóc lột
công nhân dần dần thu hẹp phạm vi cho đến hoàn toàn không còn tác dụng nữa. Nếu
nhận thức vấn đề theo quan điểm đạo đức thuần tuý, chế độ tư hữu dựa trên cơ sở
bóc lột đương nhiên là vô nhân đạo. Nhưng nhìn từ góc độ duy vật lịch sử, chế độ
tư hữu và bóc lột đều là sản phẩm xã hội phát triển, nó theo bước chân tiến lên
của lịch sử đến với nhân gian. Trong thời kỳ lịch sử nhất định, bản thân tư hữu
và bóc lột là biểu hiện xã hội phát triển và lịch sử tiến lên. Trong xã hội
nguyên thuỷ, mọi người không có sản phẩm thặng dư, cũng không thể có bóc lột và
chế độ tư hữu. Sản xuất phát triển, xã hội loài người có sản phẩm thặng dư, mới
tạo khả năng bóc lột, đẻ ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất sử dụng lao động
làm thuê. Sản xuất phát triển đã làm thay đổi mang tính lịch sử hình thức cụ thể
của chế độ tư hữu, từ chế độ nô lệ đến chế độ phong kiến rồi chế độ tư bản chủ
nghĩa, đồng thời cũng không ngừng thay đổi hình thức bóc lột cụ thể và giảm dần
lượng bóc lột. Chỉ có dưới tiền đề lực lượng sản xuất phát triển cao, bóc lột mới
có thể đi tới tiêu vong. Bởi vậy bóc lột là hiện tượng lịch sử tương ứng trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, lý do lịch sử khiến bóc lột tồn tại: đây
là một quá trình bước tiến xã hội không thể bỏ qua.
Lịch sử phát triển của thế giới tư bản chủ nghĩa
hơn 100 năm qua chứng tỏ cùng với lực lượng sản xuất phát triển, không những thời
gian lao động phổ biến giảm xuống tới mỗi ngày 8 giờ, mà thù lao lao động cho
công nhân cũng vượt nhu cầu ăn mặc, công nhân có nhà lầu, vườn hoa, có các đồ
dùng mà trước đây chỉ giai cấp tư sản mới được hưởng thụ, như ô tô, ti vi tủ lạnh,
máy điều hoà nhiệt độ… Lực lượng sản xuất càng phát triển, bóc lột càng đi gần
tới tiêu vong. Vận dụng lực lượng sản xuất tiên tiến nằm trong tay phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, có thể tăng thêm tổng lượng của cải xã hội và nâng
cao mức sống của toàn thể các thành viên trong xã hội. Đời sống kinh tế có thể
không còn là cuộc giành giật tàn khốc bên này được lợi, bên kia bị thiệt hại,
có thể là một kết cục hai bên cùng chung, khiến mọi người đều được lợi, tuy mức
độ nhiều ít khác nhau. Đó là sự phân hoá đồng hướng mọi người đều có lợi, là điều
bí mật khiến trong các nước phát triển, quan hệ giữa chủ vâ thợ không gay gắt
thêm, không xuất hiện cục diện mang tính bùng nổ.
Sáng tạo phát minh của các nhân viên khoa học kỹ
thuật là dòng nước đầu nguồn của lực lượng sản xuất tiên tiến, nhưng dừng lại ở
phạm trù nghiên cứu khoa học thì không hình thành nổi lực lượng sản xuất hiện
thực. Từ cảnh ngộ của máy dệt diềm hoa nói trên có thể thấy muốn thành quả
nghiên cứu khoa học chuyển hoá thành lực lượng sản xuất là một việc đầy rẫy trở
lực, người nhiệt tình nhất, tích cực nhất, chấp nhận rủi ro để chuyển hoá thành
quả nghiên cứu khoa học thành lực lượng sản xuất là các nhà tư bân được thôi
thúc bởi lợi nhuận siêu ngạch. Chính giai cấp tư sản mà những người mác xít muốn
đánh đổ này là người thúc đẩy, tổ chức và lãnh đạo việc đưa thành quả nghiên cứu
khoa học vào dây chuyền sản xuất nhận thức và thừa nhận kết luận này là điều vô
cứng quan trọng: nhà tư bản là người nắm vị trí chủ đạo trong xí nghiệp hiện đại,
vừa đại diện quan hệ sản xuất tiên tiến, vừa đại diện lực lượng sản xuất tiên
tiến, là người phổ cập kỹ thuật mới, máy móc mới, vật liệu mới.
Để nghiên cứu sản phẩm mới, một số xí nghiệp tư
bản chủ nghĩa cỡ lớn, một số trust đều thành lập cơ quan nghiên cứu riêng, coi
nhập kỹ thuật mới, máy móc mới, vật liệu mới là sợi dây sinh mệnh của xí nghiệp.
Sản phẩm mới đẹp hơn sản phẩm cũ, chỉ có làm ra sản phẩm mới, mới thu được lợi
nhuận ngoại ngạch cao hơn lợi nhuận bình quân trong ngành. Một loại sản phẩm mới
được đưa ra thị trường trong thời kỳ nhất định có thể đem lại lợi nhuận ngoại
ngạch cho xí nghiệp, nhưng rất nhanh, các xí nghiệp trong ngành ồ ạt làm theo,
lại đánh bằng tỉ lệ lợi nhuận, tiến tới làm giảm tỉ lệ lợi nhuận bình quân. Lúc
đó lại có xí nghiệp khác đưa ra sản phẩm mới, chạy theo lợi nhuận ngoại ngạch
cao hơn tỉ lệ lợi nhuận bình quân. Cứ như vậy, lực lượng sản xuất xã hội không
ngừng được nâng cao trong cạnh tranh. 150 năm qua, khoa học kỹ thuật ngày càng
đổi mới, lực lượng sản xuất xã hội tiến những bước dài, sản phẩm mới nhiều
không kể xiết, của cải xã hội tăng lên vô hạn, nhà tư bản hoặc giai cấp tư sản
đều lập công đầu.
Xã hội phân chia thành người giàu và người nghèo
là do sản xuất không phát triển mạnh, của cải xã hội thiếu thốn. Con đường đúng
đắn xoá bỏ nghèo nàn là phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, mà lực lượng
này chỉ có thể phát triển đầy đủ bên trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tổng thống Rumani Iliescu từng là đảng viên Đảng
Cộng sản, nay là Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Rumani. Tháng 8-2003 khi sang
thăm Trung Quốc, trả lời phỏng vấn riêng của tạp chí “Hoàn Cầu” đề cập đến khoảng
cách giữa nước mình với Tây Âu, ông từng nêu lên một “sự thật đau khổ”:
“Làm tổng thống Rumani không bằng làm một người
thất nghiệp ở nước Đức, bởi tiền cứu tế cho một người Đức thất nghiệp mỗi tháng
2.300 mác, trong khi lương tháng của Tổng thống Rumani là 1.250 mác”.
Nước Đức có thể phát cho công nhân thất nghiệp
khoản tiền cứu tế hàng tháng cao hơn Tổng thống Rumani, vì họ không tiêu diệt
giai cấp tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa theo biện pháp nêu
trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, mà đã thúc đẩy lực lượng sản xuất tiên tiến
phát triển, cung cấp cơ sở vật chất cần thiết để giai cấp công nhản trong cảnh
thất nghiệp vẫn có thể sống đàng hoàng. Ở đây chúng ta thấy được hàm nghĩa mới
và con đường mới giải phóng giai cấp công nhân.
Giai cấp tư sản mà những người cộng sản chống lại
đã hơn 100 năm hoàn toàn không phải tội đồ và kẻ xấu trời sinh ra. Họ là bộ phận
cần cù nhất, tài năng nhất, thông minh nhất, ưu tú nhất trong đẳng cấp thứ ba.
Tổ tiên họ là nông nô, bậc cha chú họ là dân ven thành thị. “Tuyên ngôn Đảng cộng
sản” viết: “Từ tầng lớp nông nô thời trung thế kỷ đã sản sinh cư dân tự do
thành thị thời kỳ đầu; từ tầng cấp thì dân này đã phát triển những phần tử tư sản
đầu tiên”.
Mác và Ăng-ghen đã chỉ ra một cách đúng đần rằng:
“Giai cấp tư sản giành được vị trí giai cấp thống trị chưa đến 100 năm, nhưng lực
lượng sản xuất do họ tạo ra còn lớn hơn, nhiều hơn tổng lực lượng sản xuất do
các thế hệ trước tạo thành”. Giai cấp tư sản đã sáng tạo phương thức sản xuất
tiên tiến nhất trong lịch sử loài người, là người tổ chức và lãnh đạo đại sản
xuất cơ khí hoá, họ là người tích cực nhất chuyển hoá khoa học kỹ thuật thành lực
lượng sản xuất, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Mặt khác, hai ông lại
đưa ra chủ trương chính trị: Để giải phóng công nhân cùng khổ, phải dùng thủ đoạn
cách mạng bạo lực tiêu diệt tư hữu hoá, tước đoạt giai cấp tư sản, tiêu diệt
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiêu diệt đại diện của lực lượng sản xuất
tiên tiến đưa tất cả các dân tộc kể cả dân tộc dã man nhất tới cuộc sống văn
minh. Đó là sai lầm căn bản của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sạn”, là phần chủ nghĩa
xã hội không tưởng trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen thời kỳ đầu.
Khi công bố “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Mác 30
tuổi, Ăng-ghen 28 tuổi. Chủ nghĩa tư bản Manchester để lại cho hai ông ấn tượng
vô cùng sâu sắc. Họ nhận thức chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ đây, và không thể vượt
qua giới hạn lịch sử mà nguyên mẫu chủ nghĩa tư bản Manchester mang lại.
Khì công bố “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” chính là
đêm trước phái hiến chương Anh quốc chuẩn bị phát động khởi nghĩa tại London,
hình thế đấu tranh giai cấp sắp đến lúc bùng nổ, sự đồng tình với công nhân và
căm phẫn nhà tư bản khiến hai ông mang theo màu sắc đạo đức, tình cảm khi hoàn
chỉnh bản thảo, sai lầm ghép chủ nghĩa tư bản vào tội tử hình, đòi tiêu diệt chế
độ tư hữu, tiêu diệt giai cấp tư sản, chấm dứt phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, hơn nữa nhất thiết phải dùng bạo lực. Do đó, cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa mà Mác và Ăng-ghen đề xướng trở thành một phong trào xã hội chủ nghĩa bạo
lực trương ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân để phá huỷ lực lượng sản xuất
tiên tiến. Sự khác biệt giữa hai ông với những người theo chủ nghĩa xã hội
không tưởng thế kỷ 19 như Saint-Simen, Owe là: các nhà không tưởng lớn thuyết
phục nhà vua và chính phủ tiếp nhận và thực thi phương án xã hội lý tưởng của họ;
Mác và Ăng-ghen phát hiện giai cấp vô sản ngày càng đông có thể là đới thể vật
chất của phong trào xã hội chủ nghĩa trong tương lai, cho rằng thông qua đấu
tranh giai cấp, vũ trang giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản,
là cớ thể cải tạo xã hội. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác khiến chủ nghĩa xã hội từ
một ảo tưởng của nhà tư tưởng biến thành đòi hỏi chính trị và thực tiễn xã hội
của hàng ngàn triệu người, cuối cùng trở thành một phong trào xã hội lớn mạnh.
Ăng-ghen tuyên bố chủ nghĩa xã hội đã từ không tưởng biến thành “khoa học”, và
đã viết một cuốn sách với đầu đề như vậy. Nhưng cái gọi là “khoa học” là tính hữu
hiệu của biện pháp, chứ không phải tính hiện thực của mục tiêu, phần không tưởng
trong mục tiêu của nó không có gì thay đổi “chủ nghĩa xã hội khoa học” trở
thành “chủ nghĩa xã hội bạo lực”, khiến mấy thế hệ những người cộng sản bao gồm
Lenin, Stalin Mao Trạch Đông lầm đường lạc lối. Sai lầm của những tín đồ vĩ đại
này là họ đã lẫn lộn tính hiệu quả của biện pháp với tính hiện thực của mục
tiêu, coi biện pháp là mục tiêu, coi hình thức là bản chất, mà không biết rằng
giành được chính quyền, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là đã
sáng tạo nên năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản. Họ giương cao ngọn cờ
“chủ nghĩa xã hội khoa học”, tịch thu công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, xoá
bỏ kinh tế tiểu nông, tự cho rằng đang vận dụng lý luận mác xít giải phóng và
phát triển lực lượng sản xuất, đấu tranh nhằm xây dựng một chế độ xã hội mới
cao hơn, trên thực tế họ đang cản trở và phá hoại lực lượng sản xuất, xoá bỏ cơ
sở kinh tế để xây dựng xã hội cao hơn. Giai cấp tư sản bị tiêu diệt (tính hữu
hiệu của biện pháp được thực hiện rồi), lực lượng sản xuất tiên tiến cũng theo
đó tiêu vong (tính hiện thực của mục tiêu bị tiêu tan). Cái chế độ công hữu và
kinh tế kế hoạch mang lại cho xã hội là mãi mãi nghèo nàn lạc hậu, mãi mãi là nền
kinh tế tem phiếu. Đó là con đường chung của các nước trong phe xã hội chủ
nghĩa thế kỷ 20.
Từ 1945 đến 1991 là 45 năm nhân dân các nước
khôi phục và phát triển. Trừ Mỹ ra, tất cả các nước bất kể xã hội chủ nghĩa hay
tư bản chủ nghĩa, đều đứng lên từ đống đổ nát của chiến tranh. Đây là 45 năm chạy
đua hoà bình giữa hai loại chế độ. Trong 45 năm ấy, ai hơn, ai kém? Ai đại diện
cho lực lượng sản xuất tiên tiến, ai cản trở lực lượng này phát triển? Ai đem lại
cho dân thường lợi ích vật chất nhìn thấy rõ, có thể nắm lấy và hưởng thụ, ai
dùng những lời lẽ phét lác và trống rỗng lừa bịp dân chúng? Nhân dân đã rút ra
kết luận, lịch sử cũng đã có kết luận.
Đông Đức và Tây Đức được coi là tiền tiêu đối đầu
giữa phe xã hội chủ nghlã và phe tư bản chủ nghĩa. Con cháu cụ Mác đã so sánh kỹ
lưỡng, sâu xa và lâu dài chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc
quan trọng hàng đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa là tịch thu xí nghiệp tư nhân,
thực hiện chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch. Từ năm 1945, các chủ xí nghiệp
(tức các nhà tư bản ở Đông Đức) bắt đầu chạy sang Tây Đức. Đảng Xã hội Thống nhất
(Đảng cộng sản) Đức lúc đầu cho rằng để những phần tử tư sản này bỏ đi hết là
việc tốt, có thể làm trong sạch xã hội, giảm phe phản đối, có lợi cho sự thống
trị của Đảng, nên chẳng những không ngăn cản, mà còn cấp giấy thông hành cho họ
sang Tây Đức. Đến năm 1961 đã có trên 2,7 triệu người bỏ đi. Về sau phát hiện,
không chỉ các nhà tư bản, mà cả những người trí thức như nhà khoa học, giáo sư,
bác sĩ và công nhân kỹ thuật đều chạy sang Tây Đức. Làn sóng lưu vong này ngày
càng dữ dội, trực tiếp de doạ sự tồn tại của Đông Đức, thế là xây “bức tường
Béclin”.
Trước ngày nước Đức thống nhất, thu nhập bình
quân đầu người ở Tây Đức gấp 4 lần Đông Đức.
Giá trị sản phẩm của Tây Đức chiếm 93% toàn bộ
giá trị sản phẩm của hai nước Đức, Đông Đức chỉ chiếm 7%. Sau ngày thống nhất,
Cộng hoà Liên bang Đức với tư cách Chính phủ trung ương toàn nước Đức đã dành một
khoản lớn chi viện đồng bào miền Đông, có vai trò quyết định trong việc giúp đỡ
nhân dân miền Đông khắc phục khó khăn kinh tế, đẩy nhanh cải cách cơ cấu kinh tế.
Sau khi Đảng Xã hội Thống nhất Đức sụp đồ, Shabovski, nguyên uỷ viên Bộ Chính
trị, phụ trách công tác tư tưởng trong thời gian dài của đăng này đã nghiền ngẫm
sâu sắc thất bại của đảng mình. Với nỗi đau nước mất, đảng tan, ông nêu lên hai
chân lý khiến những người cộng sản rơi lệ:
Một là chế độ quốc doanh không bằng chế độ tư hữu.
Trong “khuôn khổ chế độ quốc doanh”, sự phát triển của kinh tế các nước xã hội
chủ nghĩa không bao giờ theo kịp các nước tư bản chủ nghĩa, nói “chủ nghĩa xã hội
là một hình thức năng suất lao động xã hội cao hơn” là dối trá. Tính ưu việt của
chế độ quốc doanh là hư ảo, do các nhà lý luận nặn ra, chẳng hạn họ rất thích
thao thao bất tuyệt rao giảng: “công nhân làm việc trong xí nghiệp quốc doanh
là người chủ, làm việc cho mình; làm việc trong xí nghiệp tư nhân là nô lệ của
nhà tư bản, bị áp bức, bóc lột”. Thể nghiệm thực tế của công nhân Đức là: “lâm
chủ” trong nhà máy quốc doanh ở Đông Đức, mỗi tháng được 500 mác, sang xí nghiệp
tư nhân Tây Đức “chịu áp bức, bóc lột”, mỗi tháng được 2.000 mác. Những người
công nhân “bỏ phiếu bằng chân”, chạy sang Tây Đức, thà chịu “áp bức bóc lột” để
được 2.000 mác, chứ không ở lại Đông Đức “làm chủ”.
Hai là xã hội không thể thiếu các nhà tư bản.
Chân lý “khiến người ta rơi nước mất” này là điều những người cộng sản không muốn
tiếp nhận nhất, nhưng lại buộc phải chấp nhận, chừng nào họ không muốn bị nhân
dân và lịch sử vứt bỏ như Đảng Xã hội Thống nhất Đức. Nhà tư bản là ai? Là tầng
lớp quản lý đời sống kinh tế xã hội. Nixon cho rằng: “45 năm hoà bình ở Đông
Âu, chủ nghĩa cộng sản chà đạp tầng lớp quản lý còn nghiêm trọng hơn 5 năm chiến
tranh ở Tây Âu (thế chiến 2). Các nước Đông Âu thiếu các giám đốc cấp cao, kế
toán trưởng vâ các nhân tài chuyên môn khác làm cho đòn bẩy tư bản chủ nghĩa
phát huy tác dụng”.
Phỉ báng các nhà tư bản, coi họ như yêu ma, đẩy
họ sang phương Tây, khiến Đông Đức khi phát triển kinh tế không còn chỗ dựa,
không có người dẫn đầu lực lượng sản xuất tiên tiến. Đây là sự suy ngẫm lại đầy
đau khổ. So với Tây Đức, Đông Đức thừa gánh nặng ý thức hệ và thiếu một tầng lớp
quản lý. Một thừa một thiếu này là cội nguồn khiến kinh tế Đông Đức không phát
triển lên được, là cội nguồn khiến Đông Đức mất đảng, mất nước, Chúng ta vẫn có
một thiên kiến tự cho là đúng đắn: tiêu diệt chế độ tư hữu, tước đoạt tài sản của
giai cấp tư sản là vì lợi ích của giai cấp công nhân. Sự thật thế nào? Trong 20
năm sau khi xoá bỏ chế độ tư hữu (1957 -1978), do quản lý kém, các xí nghiệp sở
hữu toàn dân của Trung Quốc thua lỗ năm này qua năm khác, lương công nhân chẳng
những không được nâng cao, mà còn giảm 5,7%. Lương bình quân hàng năm của công
nhân từ 582 NDT năm 1957, giảm xuống còn 549 NDT năm 1978. Nhật Bản là nước tư
bản chủ nghĩa bị chúng ta coi là chế độ lạc hậu, họ không tước đoạt tài sản của
giai cấp tư sản, duy trì chế độ tư hữu, từ 1955 đến 1973, tiền lương của công
nhân viên các xí nghiệp 30 người trở lên nâng cao gấp gần 3 lần, năng suất lao
động nâng cao gấp 9 lần. Kết quả, tỉ lệ giá trị thặng dư từ 314% năm 1955 nâng
lên 443% năm 1970. Kết cực là nhà tư bản và công nhân đều có lợi.
Nếu thật sự đại diện cho lợi ích của giai cấp
công nhân, trong 20 năm nâng lương công nhân lên gấp 3 lần, thì phải đoàn kết
giai cấp tư sản, bảo hộ chế độ tư hữu; chế độ tư hữu chẳng những liên quan đến
lợi ích của giai cấp tư sản, mà cũng gắn bó sống còn với lợi ích của giai cấp
công nhân.
Là một học thuyết cứu thế, chủ nghĩa xã hội bạo
lực tuy được truyền bá đã hơn 100 năm, dọc ngang nửa thế kỷ, nhưng cuối cùng chẳng
cải tạo được một ngóc ngách nào trên thế giới, và đã biến khỏi vũ đài lịch sử
cùng với sự tan rã của Liên Xô: Một cuộc cách mạng với chung cục tiêu diệt chế
độ tư hữu, một chế độ xã hội với đặc trưng loại bỏ lực lượng sản xuất tiên tiến
đều không có tương lai, dù dưới danh nghĩa đàng hoàng đến mấy. Giai cấp tư sản
đại diện lực lượng sản xuất tiên tiến và chế độ tư hữu dù bị hiểu lầm đến đâu,
bị coi là yêu quái đến mức nào, cuối cùng đều được loài người chấp nhận. Loài
người đã bất chấp những lời hò hét bình đẳng và chính nghĩa, thoát khỏi xã hội
cộng sản nguyên thuỷ, từng bước đi tới vãn minh như vậy đấy.
Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất
tiên tiến, là một giai cấp không tiêu diệt nổi. “Tiêu diệt” rồi, lại phải mời họ
quay trở lại. Đó là bài học căn bản mà thất bại của Phong trào cộng sản quốc tế
để lại cho đời sau.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Sự lựa chọn của loài
người trong thế kỷ 20 Từ năm 1836 đến năm 1852, nước Đức có đồng minh những người
cộng sản, một tổ chức công nhân bí mật chuẩn bị khởi nghĩa. Lãnh lụ tư tưởng của
tổ chức này “trong túi sẵn cầm nang c6 thể xây dựng thiên đường trên trái đất”.
Đó là đốm lứa của chủ nghĩa cộng sản. Do lý luận không hoàn chỉnh, họ yêu cầu các
nhà trí thức Mác và Ăng-ghen giúp đỡ, thế là “Tuyên ngôn Đảng Cộng sán” ra đời.
Sau khi được công bố năm 1848. “Tuyên ngôn tổng
Cộng sản” tuy đã làm chấn động tầng lớp thống trị các nước châu Âu, nhưng không
được quần chúng nhân dân tiếp nhận rộng rãi. Sau này ôn lại tình hình lúc ấy,
Ăng-ghen nói: “Tuyên ngôn, tuy được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều thứ
tiếng, nhưng nó không ảnh hưởng gì tới các dân tộc khác”. “Từ năm 1852 khi người
cộng sản Koren bị kết án đã kết thúc giai đoạn đầu của phong trào công nhân độc
lập Đức”. Từ đó đã đánh dấu chấm hết giai đoạn đầu của phong trào công nhân Đức
dưới ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản.
Sau thất bại của cách mạng châu Âu năm 1849, Chủ
nghĩa xã hội ở Đức chỉ có thể tồn tại bí mật. Đến năm 1862, học trò của Mác là
Lassall, mới nêu ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Như chúng ta đã thấy. Chủ nghĩa xã hội
của Lassall rất ôn hoà. Nhưng sự xuất hiện của nó trên vũ đài lại đánh dấu khởi
điểm phát triển chủ nghĩa xã hội Đức giai đoạn 2. (Mai Lâm: “Truyện Các Mác”,
trang 396)
Để thay đổi tình trạng lý luận cao siêu ít người
theo kịp, ngày 17-11-1852. Mác và Ăng-ghen đã giải tán Đồng minh những người cộng
sản, hai ông không thành lập Đảng Cộng sản, mà chuyển sang ủng hộ phong trào xã
hội chủ nghĩa ôn hoà của Lassall. Đây là chuyển biến lớn của Mác và Ăng-ghen về
chính trị, từ người cộng sản sang người dân chủ xã hội. Dưới sự chỉ đạo của hai
ông, tháng 8-1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức - chính đảng xã hội chủ nghĩa đầu
tiên trên thế giới - ra đời. Đây là giai đoạn 2 của phong trào công nhân Đức,
giai đoạn chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Vì sao gọi là chủ nghĩa xã hội dân chủ? Người
sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức Liebknecht giải thích:
“Chủ nghĩa xã hội không có dân chủ là chủ nghĩa
xã hội tưởng tượng chủ quan, cũng như dân chủ không có chủ nghĩa xã hội là dân
chủ giả dối. Nhà nước dân chủ là hình thức xã hội duy nhất có thể được tổ chức
theo nguyên tác của chủ nghĩa xã hội. Chính vì chúng ta đã làm rõ mối quan hệ
không thể tách rời giữa chủ nghĩa xã hội và dân chủ, chúng ta mới gọi mình là
những người dân chủ xã hội. Tên gọi nảy bao gồm cương lĩnh của chúng ta”. (Toàn
tập Mác-Ăng-ghen, quyển 21, trang 241)
Từ đó, các chính đảng công nhân mới thành lập ở
các nước châu Âu đều gọi là Đảng Dân chủ Xã hội (cá biệt gọi là Công đảng), chứ
không gọi là Đảng cộng sản.
Trong thư gửi nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Lao động
Ytaly Tarati ngày 26-1-1894, Ăng-ghen đã trích dẫn câu chữ trong “Tuyên ngôn Đảng
cộng sản”, và đã sửa đổi quan trọng bản tuyên ngôn này.
Nguyên văn là:
“Trong các giai đoạn phát triển mà cuộc đấu
tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trải qua, những người cộng sản
luôn luôn đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào… Những người cộng sản phấn
đấu vi mục đích và lợi ích gần nhất của giai cấp công nhân, nhưng trong cuộc vận
động hiện nay, họ còn đồng thời kiên trì tương lai của phong trào”.
Câu chữ sau khi sửa đổi:
“Trong các giai đoạn phát triển mà cuộc đấu
tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trải qua, những người xã hội chủ
nghĩa luôn đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào… Họ đấu tranh vì mục
đích và lợi ích gần nhất của giai cấp công nhân, nhưng trong cuộc vận động hiện
nay, họ còn đồng thời đại diện cho tương lai của phong trào”.
Sửa đổi quan trọng này chứng tỏ Ăng-ghen cho rằng
“những người xã hội” mới thật sự đại diện cho lợi ích trước mắt và lợi ích lâu
dài của giai cấp vô sản, “những người cộng sản” không được phong trào công nhân
châu Âu chấp nhận, nên rút khỏi vũ đài lịch sử.
Từ khi thành lập Hiệp hội công nhân quốc tế
1864, trong các văn kiện do Mác khởi thảo, khái niệm “chủ nghĩa cộng sản” đã bị
thay thế bởi từ “chủ nghĩa xã hội”. Mác không còn cố chấp về cách mạng bạo lực,
ông đề ra hai con đường cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa:
Tổ chức của công nhân không thể hoàn toàn giống
nhau về mọi chi tiết, ở Newburgh cũng như Barcelona, London cũng như Berlin. Chẳng
hạn ở nước Anh, con đường biểu hiện sức mạnh chính trị của mình đã mở ra trước
giai cấp công nhân. Phàm những nơi lợi dụng tuyên truyền hoà bình có thể đạt mục
đích trên nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, tổ chức khôi nghĩa là không sáng suốt. Ở
Pháp, những pháp lệnh bức hại nhiều không kể xiết và cuộc đối kháng một mất một
còn giữa các giai cấp xem ra sẽ khiến cuộc chiến tranh xã hội tức kết cục bạo lực
là không tránh khỏi. Nhưng việc đạt kết cục đó bằng phương thức gì phái do giai
cấp công nhân nước đó quyết định. Quốc tế sẽ không ra bất cứ mệnh lệnh nào, thậm
chí chưa chắc đã đưa ra kiến nghị nào về vấn đề này. (Phát biểu của Mác với
phóng viên báo “Le Monde“ ngày 3-7-1871) Sau cuộc huyết chiến giữa Công xã
Paris và Chính phủ tư sản Pháp năm 1871, giai cấp tư sản châu Âu nói chung thực
hiện chính sách nhượng bộ đối với giai cấp công nhân, khiến Mác và Ăng-ghen thấy
rõ hơn khả năng quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội, thế là hai ông nhiều lần
nói về quá độ hoà bình, khiến học thuyết của họ toàn diện hơn, càng phản ánh được
đời sống thực tế trong các nước châu Âu. Phát biểu trước cuộc mít tinh quần
chúng ở Amsterdam ngày 8-9-1872, Mác đã nói với công nhân và những người ủng hộ
Chi bộ Hà Lan thuộc Hiệp hội công nhân quốc tế:
“Chúng tôi hiểu phải tính tới chế độ, phong tục
và truyền thống của các nước; chúng tôi cũng không phủ nhận ở một số nước như Mỹ,
Anh - và nếu như tôi hiểu rõ hơn chế độ của các bạn, có lẽ có thể cộng thêm Hà
Lan - công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hoà bình”.
(Tuyển tập Mác-Ăng-ghen quyển 18, trang 179)
Năm 1866, bùng nổ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Sau khi khủng hoảng qua đi, tập trung tư bản có sự phát triển kinh người. Các
công ty cổ phần và các ngân hàng đầu tư qui mô lớn ra đời đã làm thay đổi cơ cấu
xã hội của chủ nghĩa tư bản. Cùng với sự xuất hiện của thể chế ngân hàng mới,
tích luỹ tư bản không còn dựa vào các chủ xí nghiệp tự tập hợp vốn qua tiết kiệm
và dự trữ, mà dựa vào dự trữ của toàn xã hội. Thu hút vốn của xã hội để xây dựng
xí nghiệp, thế là các công ty cổ phần ra đời. Trên lục địa châu Âu, ngành này
tiếp theo ngành kia biến thành các xí nghiệp cổ phần, trước hết là công nghiệp
gang thép, tiếp đó là công nghiệp hoá chất, ngành chế tạo máy và ngành dệt. Mác
rất quan tâm đến thay đổi này. Ông cho rằng các công ty cổ phần “đã từ bỏ sản
nghiệp tư hữu của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở bản thân hệ thống tư bản chủ
nghĩa”, “đây là sự từ bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong phạm vi bản
thân phương thức này, do đó là một mâu thuẫn tự từ bỏ, rõ ràng đây chỉ là một
điểm quá độ để chuyển sang một hình thức sản xuất mới”. (Tư bản luận quyển 3,
trang 504, Nhà xuất bản Nhân dân, bản in năm 1966). Nhà tư bản không còn xí
nghiệp tư nhân, mà chỉ có tài sản tư nhân, phần tài sản tư nhân này là một bộ
phận tài sản xí nghiệp được lượng hoá bằng tiền. Họ không còn là chủ xí nghiệp
nữa, mà chỉ là cổ đông của xí nghiệp, là chủ nợ hợp pháp của một phần nhất định
trong lợi nhuận của công ty. Công ty cổ phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc
và xưởng trưởng tổ chức và chỉ huy sản xuất, tách quyền sở hữu và quyền quản lý
xí nghiệp. Đội ngũ quản lý nắm quyền kinh doanh xí nghiệp, ảo hoá quyền thống
trị của giai cấp tư sản. Việc tách quyền sở hữu và quyền quản lý là một cuộc
“cách mạng” hoà bình, tạo khả năng quá độ hoà bình sang một chế độ mới.
Trong “Tư bản luận” quyển 1, Mác viết:
“Sự lũng đoạn của tư bản trở thành vật cản trở
phương thức sản xuất cùng tồn tại và phồn thịnh dưới sự lũng đoạn này. Tư liệu
sản xuất đã tập trung và lao động đã xã hội hoá tới mức không thể chứa đựng
trong vỏ bọc tư bản chủ nghĩa. Chiếc vỏ này sắp nổ tung. Hồi chuông chôn vùi chế
độ tư hữu tư bản chủ nghĩa sấp điểm rồi. Kẻ tước đoạt sắp bị tước đoạt rồi”.
Đó chính là “mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội hoá
và chế độ chiếm hữu tự nhân về tư liệu sản xuất” mà chúng ta thường nói đến
trong sách giáo khoa. Luận đoán này đúng, trước khi công ty cổ phần ra đời. Bởi
ngoài việc giai cấp công nhân đứng lên làm cách mạng, lật đổ chế độ tư bản chủ
nghĩa, tước đoạt những kẻ tước đoạt ra, đời sống xã hội chưa cung cấp phương
pháp khác giải quyết vấn đề này.
Đấy là hạn chế lịch sử khi Mác viết “Tư bản luận”
tập 1.
Công ty cổ phần đã phá vỡ lũng đoạn, sáng tạo
hình thức chiếm hữu xã hội hoá tư liệu sản xuất tương xứng với “tập trung tư liệu
sản xuất và xã hội hoá lao động”. Mác không phải học giả khư khư bám lấy cái
cũ, bảo vệ luận đoán đã lỗi thời. Sau khi nghiên cứu công ty cổ phần, Mác đưa
ngay ra kết luận mới:
“Trong công ty cổ phần, chức năng đã tách khỏi
quyền sở hữu tư bản, lao động cũng đã hoàn toàn tách khỏi quyền sở hữu tư liệu
sản xuất và quyền sở hữu lao động thặng dư. Kết quả sản xuất tư bản chủ nghĩa
phát triển đến cực độ là điểm quá độ phải trải qua, đề tư bản lại chuyển hoá
thành sở hữu của người sản xuất, song lúc đó nó không còn là tài sản tư hữu của
từng người sản xuất riêng lẻ, mà là tài sản chung của những người cùng sản xuất,
là tài sản xã hội trực tiếp”. (Tư bản luận, quyển 3, trang 502).
Công ty cổ phần ra đời khiến Mác chẳng những tìm
được hình thức coi tư liệu sản xuất “là tài sản chung của những người cùng sản
xuất, tài sản xã hội trực tiếp”, mâ còn tìm được điểm quá độ “tư bản chuyển hoá
thành sở hữu của người sản xuất”) tức “thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân”, đó
là cổ phiếu. Hình thức mới của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hiện thực mà
Mác tính đến khi viết quyển 3 “Tư bản luận” là để mỗi cá nhân đều có thể chiếm
một số cổ phần nhất định của xí nghiệp, cụ thể là chế độ công hữu này được thực
hiện theo chế độ tư hữu về cổ phần, với đặc trưng công nhân viên chức có cổ phần,
các cổ đông nhỏ, cổ đông lớn cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất, là xã hội hoá quyền
sở hữu tư liệu sản xuất thực hiện dưới hình thức chế độ toàn dân nắm cổ phần.
Công ty cổ phần ra đời khiến sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện
nhân tố xã hội chủ nghĩa. Ăng-ghen cho rằng: “Sản xuất tư bản chủ nghĩa do các
công ty cổ phần kinh doanh không còn là sản xuất tư nhân, mà là sản xuất mưu lợi
cho rất nhiều người kết hợp cùng nhau. Nếu chúng ta từ các công ty cổ phần xem
xét các Trust chi phối và lũng đoạn toàn bộ ngành công nghiệp, thì ở đó chẳng
những sản xuất tư nhân đã ngừng, mà tính vô kế hoạch cũng không còn nữa”.
Về chính trị, Anh, Mỹ, Đức… đã từng bước thực hiện
nền chính trị chính đảng, các đảng của giai cấp công nhân có số ghế nhất định
trong quốc hội. Chẳng hạn số phiếu Đảng Dân chủ Xã hội giành được ngày càng
tăng. Năm 1893, Ăng-ghen nói: “Nếu đến năm 1895 mới tổ chức bầu cử, thì chúng
ta sẽ được 3,5 triệu lá phiếu. Cả nước Đức có 10 triệu cử tri, bình quân có 7
triệu người tham gia bỏ phiếu, Nếu trong 7 triệu cử tri Đức có 3,5 triệu cử tri
ủng hộ chúng ta, thì Đế quốc Đức không thể tiếp tục tồn tại như ngày nay được nữa”.
(Toàn tập Mác-Ăng-ghen, quyển 22, trang 629).
Đã có khả năng giai cấp công nhân nắm chính quyền
bằng biện pháp hợp pháp. Ăng-ghen thậm chí dự đoán đến cuối thế kỷ 19, Đảng Dân
chủ Xã hội Đức có thể gánh vác sứ mệnh quản lý nhà nước. Chủ nghĩa tư bản sẽ
hoàn thành quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã hội như vậy. Quyển 3 “Tư bản luận”
đã lật đổ kết luận của quyển 1, không cần làm “nổ tung” cái “vỏ ngoài” của chủ
nghĩa tư bản nữa. Chủ nghĩa tư bản Manchester trong đầu Mác (chủ nghĩa tư bản
nguyên thuỷ) đã diệt vong. Sau đó, dưới hình thức chế độ cổ phần, chủ nghĩa tư
bản đã thoát khỏi nền chính trị do một số ít người thao túng, dần dần xã hội chủ
nghĩa hoá. Mác tin chắc vào xu thế phát triển lịch sử này, chỉ có “các nhà kinh
tế học tầm thường không hình dung nổi các hình, thức phát triển trong nội bộ
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, có thể ly khai và tách khỏi tính chất tư
bản chủ nghĩa đối lập với họ”. Những ý kiến trên trong “Tư bản luận” quyển 3 phảng
phất như Mác để lại cho các nhà kinh tế học tầm thường “cách mạng nhất” đời sau
không tin vào quá độ hoà bình.
Mác nhận định: Công ty cổ phần về kinh tế là
“tài sản chung của những người sản xuất, tài sản xã hội trực tiếp”, nhưng nó
không xoá bỏ chế độ tư hữu, mà dùng chế độ sở hữu cá nhân cổ quyền phân tán
thay thế chế độ sở hữu tư nhân của một số người, lấy đó làm hình thức thực hiện
chế độ công hữu; con đường nghị viện về chính trị không phải là đập tan bộ máy
nhà nước cũ, mà thông qua bầu cử nắm lấy bộ máy ấy. Đó chính là con đường xã hội
dân chủ đường nét rõ ràng mà Mác và Ăng-ghen đã phác hoạ vào những năm cuối đời,
tuy chưa viết thành văn.
Năm 1883, Mác tạ thế. Sau đó, Ăng-ghen tiếp tục
lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế trong 12 năm, và đã thành lập Quốc tế 2
vào năm 1889. Ăng-ghen chỉ đạo cụ thể Đảng Dân chủ Xã hội Đức tiến hành cuộc đấu
tranh hợp pháp, nhấn mạnh thành công của Đảng trong tuyển cử có ý nghĩa rất lớn
đối với toàn bộ phong trào công nhân quốc tế:
“Có thể hình dung trong một nước mà cơ quan đại
nghị nhân dân tập trung mọi quyền lực vào tay mình, chỉ cần được đại đa số nhân
dân ủng hộ là có thể tuỳ ý hành động theo hiến pháp, thì xã hội cũ có thể hoà
bình bước sang xã hội mới, chẳng hạn trong các nước cộng hoà dân chủ như Mỹ,
Pháp, trong nước quân chủ như Anh”. (Toàn tập Mác- Ăng-ghen, quyển 22, trang
173).
Ngày 6-3-1895, trong “Lời nói đầu” cuốn “Đấu
tranh giai cấp ở Pháp”, Ăng-ghen đã suy ngẫm lại và sửa chữa lần cuối cùng toàn
bộ hệ thống của chủ nghĩa Mác:
“Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm,
quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều
hơn: không những đã loại bỏ những sai lầm mê muội của chúng ta hồi đó, mà còn
hoàn toàn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu
tranh năm 1848 (chỉ cách mạng bạo lực trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” - chú
thích của người trích dẫn) nay đã lỗi thời về mọi mặt, đây là điểm đáng nghiên
cứu kỹ lưỡng hơn”.
Lịch sử đã chứng tỏ rõ ràng tình hình phát triển
kinh tế ở lục địa châu Âu lúc đó còn lâu mới chín muồi tới mức có thể loại trừ
chủ nghĩa tư bản… Vào năm 1848, rất ít khả năng cải tạo xã hội bằng một cuộc đột
kích giản đơn.
Khởi nghĩa kiểu cũ, chiến đấu trên đường phố với
những công sự có vai trò quyết định ở mọi nơi nay phần lớn đã lỗi thời.
Nếu điều kiện tiến hành chiến tranh giữa các nước
đã thay đổi, thì điều kiện đấu tranh giai cấp cũng đã thay đổi. Thời đại thực
thi tập kích đột ngột, thời đại một thiểu số tự giác dẫn dắt quần chúng không lự
giác tiến hành cách mạng đã qua rồi.
Một phương thức đấu tranh mới mẻ của giai cấp vô
sản được áp dụng và phát triển nhanh. Vốn dĩ trong bộ máy nhà nước mà giai cấp
tư sản dùng để tổ chức nền thống trị của họ cũng có nhiều cái giai cấp vô sản
có thể lợi dụng để đấu tranh với chính bộ máy đó. Công nhân bắt đầu tham gia
tranh cử các hội đồng địa phương, Uỷ ban thị trấn và toà án trọng tài công
thương. Họ bắt đầu cùng giai cấp tư sản giành giật từng chiếc ghế do bầu cử sản
sinh, chỉ cần có đủ số phiếu công nhân tham gia biểu quyết khi chiếc ghế đó
thay chủ. Kết quả là giai cấp tư sản và chính phủ sợ các hoạt động hợp pháp của
chính đảng công nhân hơn cả các hoạt động phi pháp của các chính đảng này, sợ
các thành tựu tuyển cử hơn cả các thành tựu khởi nghĩa.
Trong các nước nói tiếng Roman, người ta cũng bắt
đầu hiểu thêm phải sửa đổi sách lược cũ. Nơi nào người ta cũng noi theo tấm
gương của Đức lợi dụng tuyển cử để giành lấy mọi trận địa mà chúng ta có thể
giành được. Những cuộc tấn công không có chuẩn bị lùi xuống vị trí thứ yếu ở khắp
nơi. (Toàn tập Mác-Ăng-ghen, quyển 22, trang 595-607)
Ngày 5-8-1895, không đầy 5 tháng sau khi đưa ra
những ý kiến trên, Ăng-ghen qua đời. Nếu như cái quan đinh luận, thì đây là những
ý kiến cuối cùng của Ăng-ghen về sách lược cách mạng của các nước châu Âu. Ông
hy vọng thông qua cuộc đấu tranh hợp pháp của giai cấp công nhân giành được
chính quyền, bảo lưu phương sản xuất tư bản chủ nghĩa, quá độ hoà bình lên chủ
nghĩa xã hội. Phải nói đây là di ngôn cuối cùng của Ăng-ghen đối với phong trào
xã hội chủ nghĩa ở các nước châu Âu, là sự sửa đổi quan trọng đối với “sách lược
cũ” trong tuyên ngôn Đảng cộng sản. Như vậy, trong tác phẩm của Mác và Ăng-ghen
có hai con đường xã hội chủ nghĩa: con đường chủ nghĩa xã hội bạo lực và con đường
chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tuyên ngôn Đảng cộng sản và Quyển 1 “Tư bản luận” là
căn cứ lý luận của chủ nghĩa xã hội bạo lực; Quyển 3 “Tư bản luận” và Lời nói đầu
cuốn “Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp” là cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội dân
chủ. Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời càng ngả sang con đường quá độ hoà
bình. Coi cách mạng bạo lực là con đường chính thống duy nhất để thực hiện chủ
nghĩa xã hội là trái với bản ý của Mác và Ăng-ghen.
Trước khi qua đời, Ăng-ghen chỉ định hai học trò
trung thành là Bebel và Bumstan làm người thực hiện đi chúc vê tác phẩm của
ông. Phát huy tư tưởng của Ăng-ghen về hoà bình lâu dài đi lên chủ nghĩa xã hội,
Burnstan tiến thêm một bước, đề ra con đường thực hiện chủ nghĩa hội là “dân chủ”
chứ không phải “chuyên chính”, là “hoà bình lâu dài” chứ không phải dựa vào
“cách mạng bạo lực”. Với tiêu chí hai tác phẩm “Các vấn đề của chủ nghĩa xã hội”,
“Tiền đề của chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ của các đảng dân chủ xã hội” của
Burnstan công bố trong hai năm 1898 và 1899, nội bộ các đảng xã hội trong Quốc
tế 2 bắt đầu xem xét lại lý luận và phong trào xã hội chủ nghĩa trước đây.
Những người dân chủ xã hội các nước châu Âu
trung thành thực hiện đi huấn của Mác và Ăng-ghen, coi con đường xã hội dân chủ
là chính tông, bảo hộ chế độ tư hữu, đoàn kết với giai cấp tư sản, thực hiện biện
pháp, công nhân viên có cổ phiếu, cổ đông nhỏ và cổ đông lớn cùng chiếm hữu tư
liệu sản xuất, thực hiện xã hội hoá tư liệu sản xuất.
Đây là mấu chốt thành công của họ. Những người
dân chủ xã hội tôn trọng chủ nghĩa Mác, nhưng không câu nệ vào chủ nghĩa Mác,
không có xiềng xích ý thức hệ, tất cả xuất phát từ thực tế, tiếp thu rộng rãi
các tư tưởng tiên tiến cải thiện xã hội trong lịch sử và đời sống thực tế, làm
phong phú và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Ngày 30-6-1951, Đại hội lần thứ nhất các đảng xã
hội trên thế giới họp tại Frankfurt (Tây Đức) đã chính thức tuyên bố thành lập
Quốc tế Xã hội, thông qua cương lĩnh cơ bản: “Mục tiêu và nhiệm vụ của chủ
nghĩa xã hội dân chủ” (gọi tắt là Tuyên ngôn Frankkfurt). Bản cương lĩnh này đã
tổng kết lý luận và thực tiễn của các đảng xã hội, lần đầu tiên dùng hình thức
“chủ nghĩa xã hội dân chủ” để giải thích hệ thống tư tưởng, lý luận của Quốc tế
Xã hội. “Tuyên ngôn Frankfurt” cho rằng: “Nhiều nước phương Tây đã đặt cơ sở
cho xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong các nước này, những khiếm khuyết của chủ
nghĩa tư bản đang mất đi, xã hội mang sức sống mới. Giá trị của các nguyên tấc
xã hội chủ nghĩa đang được chứng minh trong hành động”. Chủ nghĩa xã hội dân chủ
trên thực tế là phong trào các đảng dân chủ xã hội lãnh đạo giai cấp công nhân
và các tầng lớp lao động khác đoàn kết với giai cấp tư sản, thúc đẩy chủ nghĩa
tư bản chuyền biến sang chủ nghĩa xã hội. Các đại biểu coi tổ chức quốc tế mới
thành lập này là giai đoạn mới trong lịch sử của tổ chức quốc tế được thành lập
ở London năm 1864 với sự tham gia của Mác… Lenin đã phủ định tư tưởng mác xít về
chủ nghĩa xã hội sẽ đồng thời thắng lợi trong các nước tư bản chủ nghĩa kinh tế
phát triển cao, là cho rằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành thắng
lợi trước ở các nước phương Đông kinh tế lạc hậu, khâu yếu nhất trong chuỗi mắt
xích của chủ nghĩa đế quốc. Thế chiến I đã đưa phong trào xã hội chủ nghĩa đến
chia rẽ. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười trong điều kiện lịch sử đặc thù đã
tăng cường mạnh mẽ vị trí của phái cách mạng bạo lực. Lenin dựng ngọn cờ khác,
ngày 18-1-1918 đã đổi phái đa số trong Đảng Dân chủ Xã hội thành Đảng cộng sản,
đồng thời thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ 3). Phái cách mạng bạo lực
công kích “quá độ hoà bình” là con đường xét lại, phản bội chủ nghĩa Mác, còn
việc họ sửa đổi chủ nghĩa Mác lại là “phát triển sáng tạo”.
Chữ nghĩa Lenin là sự kế thừa và phát triển chủ
nghĩa Blanqui. L.A Blanqui (1805- 1881) là người lãnh đạo tổ chức bí mật Pháp
thế kỷ 19, thuộc phái bạo lực trong Quốc tế 1, lãnh tụ quân sự của Công xã
Paris. Chủ nghĩa Blanqui tin chắc rằng bất kể sự phát triển của lực lượng sản
xuất ở vào trình độ nào, chỉ dựa vào cách mạng bạo lực là có thể sáng tạo một
thế giới mới không có bóc lột và áp bức. Ăng-ghen những năm cuối đời đã chán ngấy
chủ nghĩa Blanqui. Ông nói:
“Do Blanqui tưởng tượng mọi cuộc cách mạng đều
là những biến đổi đột ngột do số ít nhà cách mạng thực hiện, tự nhiên cũng nảy
sinh tính tất yếu thực hiện chuyên chính sau khi khởi nghĩa thành công, đương
nhiên, đây không phải là nền chuyên chính của toàn bộ giai cấp cách mạng tức
giai cấp vô sản mà là chuyên chính của số ít người thực hiện biến đổi ấy, mà số
người này lại phục tùng chuyên chính của một người hoặc vài người. (Toàn tập
Mác-Ăng-ghen, quyển 18, trang 580-581)
Lenin và người kế tục ông là Stalin đã phát triển
chủ nghĩa Blanqui, biến việc lãnh đạo một đất nước thành nền chuyên chính của
giai cấp vô sản, lại biến chuyên chính của giai cấp vô sản thành chuyên chính của
Đảng cộng sản, biến chuyên chính của Đảng cộng sản thành chuyên chính của tập
đoàn lãnh đạo, cuối cùng biến chuyên chính của tập đoàn lãnh đạo thành nền độc
tài của cá nhân lãnh tụ tối cao (xem Lenin: Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong
trào cộng sản), đặt cơ sở cho thể chế lãnh đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa bạo
lực. Thể chế cực quyền này đã bóp nghẹt sức sống xã hội, cũng bóp nghẹt sức sống
của đảng cầm quyền, dẫn đến sự suy thoái toàn diện trên các mặt kinh tế, chính
trị khoa học kỹ thuật. Cựu đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô nay là nhằn lãnh đạo
Đảng cộng sản Nga Zyuaganov nói rất đúng: “Nguyên nhân cơ bản khiến Liên Xô và
Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ là sự lũng đoạn đối với tài sản, quyền lực và chân
lý”.
Hai con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã trải
qua sự lựa chọn của loài người trong một thế kỷ. Chủ nghĩa xã hội bạo lực do những
khiếm khuyết lý luận vốn có và sự biến dạng trong truyền bá, đã tạo ra tại Liên
Xô và các nước XHCN Đông Âu tình trạng quyền lực nhà nước dị hoá, chuyên chế độc
tài quan chức tham nhũng, chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch thất bại hoàn
toàn, kinh tế suy thoái, nhân dân lầm than, dẫn đến Liên Xô tan rã, Đông Âu biến
động dữ dội, ngọn đèn Cách mạng tháng Mười vụt tắt. Sau khi phong trào xã hội
chủ nghĩa chủ lưu trên dần dần tiêu tan, chủ nghĩa xã hội dân chủ châu Âu vốn
là một nhánh của phong trào xã hội chủ nghĩa đã bước ra trước vũ đài lịch sử, với
bộ mặt mới, thành tựu mới, thực tiễn mới và lý luận mới. Những người dân chủ xã
hội châu Âu thản nhiên, từ tốn cho người đời thấy con đường xã hội chủ nghĩa mà
họ triển khai. Con đường này không phải là tác phẩm văn hiến kinh điển vĩ đại,
không phải lý tưởng tương lai viển vông hão huyền, mà là xã hội thị dân hiện thực
sống động. Họ dựa vào 4 phép báu nền chính trị dân chủ nghị viện, nền kinh tế
theo chế độ sở hữu hỗn hợp, cơ chế thị trường xã hội, và chế độ bảo hiểm xã hội,
đã thực hiện thành công sự hoà nhập giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội
chủ nghĩa, tạo dựng nên xã hội hài hoà của chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Tây Âu và
Bắc Âu.
Kautsky, người lính tiên phong của chủ nghĩa xã
hội dân chủ nói:
- Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển trong
lòng chủ nghĩa tư bản, chức năng của chủ nghĩa tư bản phát huy càng tốt càng dễ
thiết lập chủ nghĩa xã hội. Quan điểm cho rằng để xây dựng lâu đài xã hội hoàn
toàn mới, phải xoá sạch mọi thứ hiện có là quan điểm hoang đường hết chỗ nói.
Làm như vậy chỉ có nghĩa là xoá sạch mọi tiền đề mà xã hội mới không thể thiếu.
Nó không tạo điều kiện cho xã hội mới, mà buộc chúng ta một lần nữa tạo dựng những
cái cũ. Nó không làm cho chúng ta tiến lên, mà khiến chúng ta thụt lùi.
(Kautsky: “Quan điểm lịch sử duy vật”, quyển 1)
Như vậy đã lật nhào lý luận cực tả trong “Tuyên
ngôn Đảng cộng sản” về đập tan thế giới cũ, hoàn toàn đoạn tuyệt với mọi thứ
truyền thống, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mảnh đất trống không. Quan hệ giữa
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là quan hệ kế thừa và phát triển, chứ
không phải lật đổ và tiêu diệt. Chân lý này đã được chứng minh đầy đủ bởi sự
vươn lên sáng chói của chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu, và sự ảm đạm của chủ
nghĩa cộng sản Liên Xô cũ. Cuối thế kỷ 20, các chính đảng dân chủ xã hội đã cầm
quyền qua tranh cử tại phần lớn các nước châu Âu, khiến châu Âu hoà bình tiến
vào thành tựu lịch sử của chủ nghĩa xã hội dân chủ, an ủi linh hồn Mác và
Ăng-ghen trên thiên đàng. Trong 15 nước thuộc EU có 13 nước Anh, Pháp, Đức, Thụy
Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Hả Lan, Ytaly, Đan Mạch. Hi Lạp. Bỉ, Luxemburg
do các Đảng Dân chủ Xã hội hoặc Công đảng cầm quyền. Quốc tế Xã hội lấy hoa hồng
đỏ làm biểu tượng, người đời ngạc nhiên kêu lên: “Làn sóng đỏ tràn ngập châu
Âu. Ngày 16-4-2003, nguyên thủ các nước châu Âu gặp nhau tại Athen (Hy Lạp). Dưới
sự chứng kiến của Vệ thành xưa, nguyên thủ các thành viên EU và 10 nước thành
viên mớì cùng ký hiệp ước gia nhập liên minh.
Từ đó, các nước Đông Âu Czech, Estonia, Síp,
Latvia, Lidva, Hungari, Manta, Ba Lan, Slovenia và Slovakia gia nhập đại gia
đình EU tuyên các chấm dứt cục diện chia cắt Đông - Tây Âu sau Thế chiến II. Sức
hấp dẫn của EU bắt nguồn từ việc nhân dân các nước thành viên thừa nhận chủ
nghĩa xã hội dân chủ châu Âu. Một châu Âu kinh tế phồn vinh, chính trị ổn định
và xã hội hài hoà xuất hiện đã tăng thêm vài phần sắc mầu rực rỡ cho thế giới
đang hỗn loạn. Các nhà cải cách trên toàn thế giới mưu toan bảo lưu tương lai của
chủ nghĩa xã hội ở đất nước họ đều hướng mắt về Phong trào xã hội dân chủ. Cống
hiến lịch sử của những người dân chủ xã hội cho nền văn minh của loài người là:
đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, hoá giải mối
thù không đội trời chung giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, hoá giải mối
thù không đội trời chung giữa chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ
nghĩa, làm cho phong trào xã hội chủ nghĩa trở thành quá trình tiến hoá hoà
bình lý tính. Những người dân chủ xã hội đã sáng tạo thành công con đường quá độ
hoà bình lên chủ nghĩa xã hội từ khuôn khổ dân chủ của các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển. Trước đây chúng ta bị hạn chế bởi kinh nghiệm hẹp hòi của
cách mạng bạo lực, chỉ trích người khác là “xét lại”, nay xem ra cần khôi phục
danh dự cho chủ nghĩa xét lại, bởi không phải những người dân chủ xã hội không
đấu tranh với giai cấp tư sản, họ không đơn phương nhượng bộ, chẳng những họ
“xét lại” chủ nghĩa xã hội, mà còn “xét lại” cả chủ nghĩa tư bản.
Năm 1965, nhằm học tập những chỗ mạnh của chủ
nghĩa xã hội, khắc phục những khó khăn trong phát triển tự thân, đại diện các
nước tư bản chủ nghĩa từng tụ tập tại thành phố Philadenphi (Mỹ), họp “Đại hội
chủ nghĩa tư bản thế giới” chấn động toàn cầu, ra “Tuyên ngôn của các nhà tư bản”.
Tuyên ngôn nêu rõ: “Tiếp thu kinh nghiệm nhân
dân làm chủ của chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ nghĩa tư bản nhân dân theo chế
độ cổ phần; tiếp thu kinh nghiệm chế độ phúc lợi xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ
nghĩa tư bản phúc lợi suốt đời (đảm bảo cuộc sống của người dân từ khi sinh ra
cho đến chết), tiếp thu kinh nghiệm kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, thực hiện
chủ nghĩa tư bản kế hoạch có sự can thiệp của nhà nước”. (Biện Hồng Đăng:
“Phương lược vận doanh tư bản”, Nhà xuất bản Cải cách, bản in 1997, trang 227).
Chúng ta quen gọi đó là các nước phương Tây tư bản
chủ nghĩa phát triển, đã trở thành chủ nghĩa tư bản mới, đã “xã hội dân chủ
hoá” ở mức độ khác nhau. Từ những năm 20 thế kỷ 20, Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển,
Na Uy và Mỹ đã lần lượt xuất hiện sự điều hoà mang tính toàn quốc giữa chủ và
thợ, dùng thoả hiệp giai cấp thay thế sự đối lập từng một mất một còn giữa hai
bên, một số người đã bắt đầu đế xướng dùng xây dựng công đề giải quyết vấn đề
thất nghiệp, cũng có nghĩa là lấy việc nhà nước tích cực can thiệp để giải quyết
cuộc khủng hoảng của kinh tế thị trường không còn linh nghiệm nữa. Tổng thõng
Roosevelt lãnh đạo nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
1929 đã mạnh dạn tiếp nhận chính sách của chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ còn gọi là con đường thứ
ba. Nó vừa là yêu cầu nội tại, vừa là đòi hỏi củng cố quan hệ đồng minh Mỹ-Âu.
“Con đường thứ ba” do Thủ tướng Công đảng Anh Blair và nguyên tổng thống Mỹ
Clinton đại điện đề ra là bản sửa đổi của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ngày
3-6-2000, Clinton tham gia Hội nghị cấp cao “Con đường thứ ba” tại Berlin, ông
nói: “Chúng ta muốn kinh tế thị trường, lại muốn xã hội công bằng”, coi hiệu suất
và công bằng là ngọn cờ của con đường này.
Công báo của hội nghị nhấn mạnh:
“Chúng tôi coi trọng kinh tế thị trường phải kết
hợp với trách nhiệm xã hội, từ đó tạo ra kinh tế tăng trưởng, công ăn việc làm
đầy đủ và sự ổn định lâu dài, còn nhà nước trên phương diện chính sách kinh tế
vĩ mô phải duy trì ổn định, ủng hộ các biện pháp tài vụ công cộng kiện toàn,
kiên quyết ngăn chặn lạm phát; nhà nước cũng phải thúc đẩy thị trường tiền tệ ổn
định, nâng cao độ minh bạch và đề xướng cạnh tranh công bằng”. (“Con đường thứ
ba và nước Anh mới”, Nhà xuất bản Phương Đông, bản in lần thứ nhất tháng
12-2001, trang 290-291)
Qua tìm hiểu gần đây được biết có 61 nghị sĩ Mỹ
là hội viên “Những người xã hội dân chủ Mỹ” (Democratic Socialits of America,
viết tắt là DSA). Quan niệm kinh tế của Đảng Dân chủ Mỹ bắt rễ từ tư tưởng kinh
tế của Mác và Keynes, chủ trương chính phủ hướng dẫn kinh tế thị trường, quốc hữu
hoá ở mức độ thích hợp, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, chính phủ xây dựng
trường học, giảm hoặc miễn thuế cho người nghèo, nâng cao phúc lợi, nâng mức
lương tối thiểu, quan tâm nhiều hơn đến nhóm người yếu kém, khuyết tật. Đảng Cộng
hoà lên cầm quyền cũng không thay đổi chính sách xã hội của Đảng Dân chủ. Bởi lẽ
chế độ phúc lợi xã hội mang đặc điểm cứng chỉ tăng không giảm, chỉ lên không xuống,
ai cắt giảm phúc lợi xã hội, người đó sẽ mất phiếu bầu. Công nhân và dân thường
có thể thông qua bỏ phiếu để ngăn chặn chính đảng không lợi cho mình lên cầm
quyền. Chủ nghĩa xã hội dân chủ đã “đỏ hoá” nước Mỹ.
Năm 2000, khi Bush và Gore tranh cử tổng thống Mỹ,
các nhà báo đã phỏng vấn Friedman, người đã đoạt giải Nobel kinh tế học, cố vấn
kinh tế chủ yếu thời Reagan. Câu trả lời của người thầy kinh tế học thị trường
tự do đã 88 tuổi này khiến người ta giật mình: “Nước Mỹ sẽ mạnh bước đi lên chủ
nghĩa xã hội”, bất kể Bush hay Gore vào Nhà Trắng, chỗ khác nhau chỉ là nếu
Bush cầm quyền, có thể chậm một chút, nếu Gore cầm quyền, có thể nhanh hơn.
Thành tựu vĩ đại nhất của chủ nghĩa xã hội dân
chủ là tại những nước tư bản lâu đời, thông qua phát triển mạnh sức sản xuất và
điều tiết phân phối, về cơ bản đã xoá bỏ được sự chênh lệch giữa thành thị và
nông thôn, giữa công nhân và nông dân, giữa lao động chân tay và lao động trí
óc, tạo ra hào quang của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Thành tựu này đã làm cho mô
hình chủ nghĩa xã hội bạo lực Liên Xô trở nên ảm đạm. Đó là nguyên nhân cơ bản
thúc đẩy Liên Xô và các nước Đông Âu “diễn biến hoà binh”.
Những người dân chủ xã hội dùng biện pháp đoàn kết
giai cấp tư sản phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, đã thực hiện cùng giàu
có, chênh lệch ngày càng rút ngắn. Trọng các nước xã hội dân chủ không còn nông
thôn và nông dân. Theo tư liệu do một khách du lịch thu thập hồi tháng 9-2003,
tại thành phố nhỏ Bordeaux ở Pháp, trên 70% thị dân có thu nhập trung bình
1.500 euro/tháng, những người (vốn là nông dân) làm việc ở ngoại ô và các làng
thu nhập 1.000 - 1.200 euro/tháng, tầng lớp cổ trắng có mức lương 1.800 - 2.000
euro/tháng, bác sĩ, luật sư, giáo sư cao hơn, có người lương tháng 8.000 euro,
thu nhập của các cổ đông xí nghiệp lớn, nhân viên quản lý cấp cao, chủ trang trại
nho còn vượt xa mức trên. Cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức và khoa học
kỹ thuật, cơ cấu ngành nghề không ngừng nâng cấp, cơ cấu đội ngũ sản, nghiệp
cũng đang thay đổi, biểu hiện chủ yếu là tầng lớp cổ xanh lấy lao động chân tay
là chính giảm mạnh, tầng lớp cổ trắng lấy lao động trí óc là chính đang tăng
nhanh. Ở Đức đầu thế kỷ 21, công nhân cổ xanh chỉ chiếm 6% tầng lớp ăn lương,
giai cấp công nhân - được “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” coi là quân chủ lực cách mạng
đối địch giai cấp tư sản nay đã biến thành thiểu số, và mức sống của họ cũng đã
cao hơn Tổng thống Rumani. Giai cấp công nhân chẳng cần vùng lên làm cách mạng,
theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, họ đã được “giải phóng” như vậy đó.
Việc thu hẹp ba chênh lệch lớn không trông chờ ở chủ nghĩa tư bản hoàn toàn diệt
vong, mà trông đợi ở chủ nghĩa tư bản phát triển cao.
Trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa dân chủ” J. A Schumpiter, nhà lý luận về chủ nghĩa xã hội dân chủ,
từng là cố vấn Đảng Dân chủ Xã hội Đức, cho rằng chủ nghĩa tư bản về bản chất
là một hình thức biến động kinh tế, vĩnh viễn không thể đứng yên, nó không ngừng
từ nội bộ lâm cho cơ cấu kinh tế này cách mạng hoá, không ngừng huỷ diệt cái
cũ, liên tục sáng tạo cái mới, chủ nghĩa tư bản sẽ tiến hoá lên chủ nghĩa xã hội.
Luận điểm của ông về khoa học kỹ thuật phát triển làm thay đổi quan hệ chủ thợ
sẽ dẫn đến chủ nghĩa tư bản diệt vong, và luận điểm vai trò nổi bật của tầng lớp
giám đốc sẽ dẫn đến các nhà tư bản rút khỏi vũ đài kinh doanh sản xuất, đều được
Đảng Dân chủ Xã hội vận dụng và phát huy. Lý luận sáng tạo và ý kiến hoàn chỉnh
của ông về tiến hoá lên chủ nghĩa xã hội được những người dân chủ xã hội sau Thế
chiến II tôn là cơ sở lý luận hoà bình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Những người dân chủ xã hội cho rằng xã hội tư bản
chủ nghĩa áp bức, bóc lột công nhân như Manchester ở Anh từ thập kỷ 30 thế kỷ
19 đến thập kỷ 20 thế kỷ 20 là “chủ nghĩa tư bản dã man“. Từ thập kỷ 30 thế kỷ
20, qua nỗ lực của các đảng dân chủ xã hội, chủ nghĩa tư bản không ngừng cải
lương khiến “các phần quan trọng trong cương lĩnh xã hội chủ nghĩa đều được thực
thi”. Xin nêu một vài số liệu để chứng minh điểm này. Năm 2004, trong tổng chi
tài chính của chính phủ, tỉ lệ chi công cộng như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội.
Mỹ là 42%, Anh 49%, Canada 52%. Còn Trung Quốc bao nhiêu: 7,4%. Riêng về giáo dục,
kinh phí dùng cho giáo dục nghĩa vụ của Trung Quốc trong một năm chỉ có 150 tỉ
NDT, trong khi Trung Quốc chi 900 tỉ NDT công quỹ cho quan chức xài ô tô, ăn uống,
ra nước ngoài. Tờ “Báo san văn trích” ngày 7-12-2005 đưa tin: xe công một năm tốn
300 ti NDT, “vượt xa chi phí quân sự, nhiều hơn tổng kinh phí giáo dục và y tế”.
Trong “Báo cáo y tế thế giới năm 2000”, tính công bằng trong phân phối tài
chính khám chữa bệnh của Trung Quốc đứng thứ 188 trong số 191 nước.
Chỉ có chi phí quản lý hành chính của Trung Quốc
là “đuổi kịp Anh, vượt Mỹ”: tăng 88 lần trong 25 năm từ. 1978 đến 2003. Tỉ trọng
chi phí quản lý hành chính trong tổng chi tài chính của Trung Quốc năm 1978 là
4,71 %, năm 2003 lên đến 19,3%, trong khi Anh 4,19%, Mỹ 9,9%, Canada 7,1%.
Chúng ta còn dám nói bản chất của chủ nghĩa đế
quốc và chủ nghĩa tư bản không bao giờ thay đổi, chỉ có Trung Quốc ta mới là xã
hội chủ nghĩa không? Còn dám nói các chính phủ tư sản đều áp bức, bốc lột nhân
dân, chỉ có chính phủ Trung Quốc “phục vụ nhân dân” không? Còn dám nói đặc quyền
quan chức mang đậm màu sắc thống trị, mờ nhạt màu sắc phục vụ ở nước ta là do
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa không?
Cần có dũng khí thừa nhận: Trong việc mưu phúc lợi cho trăm họ, các Chính phủ Mỹ,
Anh, Canada làm tốt hơn Chính phủ Trung Quốc! Quan chức chính phủ 3 nước này
liêm khiết hơn quan chức chính phủ Trung Quốc! Trung Quốc còn cách chủ nghĩa xã
hội dân chủ quá xa! Đảng cầm quyền Trung Quốc cần học tập các đảng cầm quyền Mỹ,
Anh, Canada, cầm quyền dân chủ vâ liêm khiết, thật sự mưu phúc lợi cho toàn thể
nhân dân, nhanh chóng hoàn thành diễn biến hoà bình sang chủ nghĩa xã hội dân
chủ. Cuộc diễn biến hoà bình nây mang lại ngày càng nhiều phúc lợi cho trăm họ,
khiến quan chức mất ngày câng nhiều đặc quyền. Lấy danh nghĩa “bảo vệ thành quả
cách mạng” để chống lại diễn biến này, thì cái họ muốn “bảo vệ” không phải phúc
lợi của nhân dân, mà là đặc quyền của quan chức. Cuộc diễn biến hoà bình này
không có nghĩa là thua Dulles, mà là thua Ăng-ghen, không phải thua chủ nghĩa đế
quốc, mà thua chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Vượt trên cuộc tranh luận hàng trăm năm về ý thức
hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản xem ai hay, ai dở, chủ nghĩa xã hội
dân chủ đã tập hợp những ưu điểm của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đồng
thời loại trừ khuyết tật của mỗi bên, quan tâm cả công bằng và hiệu suất; là biện
pháp, chính sách và con đường có hiệu quả đã được đời sống thực tế chứng minh,
là trung dung hoá tích cực. Con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ là con đường hoà
bình, lý tính, xây dựng, không xuất khẩu cách mạng, không áp đặt cho người
khác, không có mũi nhọn phê phán, chỉ có sức hấp dẫn nêu gương, không làm hại lợi
ích của bất cứ giai cấp tầng lớp nào, không đe doạ an ninh của bất cứ quốc gia
hoặc khu vực nào, nên nó lược toàn thế giới quan tâm. Nhà sử học Mỹ W. Dulan
nói:
“Mối lo sợ về chủ nghĩa tư bản khiến chủ nghĩa
xã hội nới rộng tự do, mối lo ngại về chủ nghĩa xã hội cũng khiến chủ nghĩa tư
bản tăng thêm bình đẳng, Phương Đông là phương Tây, mà phương Tây cũng là
phương Đông, chẳng bao lâu, hai bên sẽ gặp nhau”.
Lịch sử đang phát triển như vậy. Không phải chủ
nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản, cũng không phải chủ nghĩa tư bản thay
thế chủ nghĩa xã hội, mà là sự kết hợp, dung hoà giữa hai bên, trở thành một chế
độ mới là chủ nghĩa xã hội dân chủ (chủ nghĩa tư bản mới). Con đường chủ nghĩa
xã hội dân chủ đang trở thành con đường loài người cùng chấp nhận, đưa loài người
vào một thế kỷ mới phát triển hoà bình.
Đi con đường của người Thụy Điển
Thời kỳ đầu Trung Quốc cải cách mở cửa, để phá vỡl
trạng thái tinh thần trong đội ngũ cán bộ Trung Quốc do bị nhồi nhét lý luận cực
tả trong thời gian dài tạo ra, như ếch ngói đáy giếng, tự cho mình hơn người,
chỉ có mình là phái tả là cách mạng; Đặng Tiểu Bình đã cử rất nhiều cán bộ cấp
cao ra nước ngoài khảo sát, chủ yếu là Mỹ và châu Âu. Ông rất chú trọng thành tựu
và kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nhiều cán bộ cấp cao sang Tây Bắc
Âu bất giác kêu lên: “Người ta như thế mới là chủ nghĩa xã hội chứ!” Anh là một
nước như thế nào? Nhận thức định hình của chúng ta coi Anh là chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa đế quốc già đời. Trong cuộc tổng tuyền cử năm 1945 sau khi Thế chiến
II kết thúc, Công đảng Anh toàn thắng, lãnh tụ Công đảng Attlee lên làm thủ tướng.
Ông đã tiến hành một cuộc cải cách xã hội dân chủ. Những biện pháp chủ yếu là:
quốc hữu hoá các xí nghiệp khai khoáng, ngân hàng, giao thông vận tải, sản xuất
gang thép, dịch vụ xã hội, nâng thành phần quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế
lên 20%; thông qua thuế luỹ tiến chênh lệch rõ rệt, nhà nước tái phân phối 2/5
tống thu nhập; áp dụng phương pháp phúc lợi toàn dân, đảm bảo rộng rãi cho tất
cả mọi người về chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, sự cố, tuổi già, thương tật, thất
nghiệp, sinh đẻ, tử vong, tất cả mọi người đều tược khám chữa bệnh không mất tiền,
giáo dục trung tiểu học miễn phí. Athee nói: “Chính phủ Công đảng đang thiết lập
ở Anh một chế độ tốt nhất ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội kiểu
Liên Xô” (Vương Tiểu Mạn: Con đường phát triển của Công đảng Anh sau Thế chiến
2)
Nếu chúng ta tôn trọng lời tự trần thuật của
lãnh tụ Công đảng Anh, thì từ thập kỷ 50 thế kỷ trước, Anh đã là nước theo chủ
nghĩa xã hội dân chủ rồi. Thể chế phúc lợi xã hội do Chính phủ Công đảng thiết
lập ở thập kỷ 50 có ánh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của nước Anh và châu
Âu. Sau này Đảng Bảo thủ lên cầm quyền không hề thay đổi chính sách phúc lợi xã
hội của Công đảng.
Cuối thập kỷ 70 thế kỷ 20, Phó thủ tướng phụ
trách công nghiệp Trung Quốc Vương Chấn sang thăm Anh. Ông yêu cầu đến thăm một
công nhân thất nghiệp với chủ định rõ rệt “thăm nghèo, hỏi khổ”. Đại sứ Trung
Quốc tại Anh Kha Hoa cùng Vương Chấn đến nhà một công nhân thất nghiệp. Vương
lão có phần loá mắt: đây là công nhân thất nghiệp ư? Ông thấy gì vậy?
Người công nhân thất nghiệp này ở trong nhà lầu
2 tầng, có buồng ăn, buồng khách, xa lông, ti vi, trong tủ trang trí có đồ bạc
cổ quí giá, đằng sau có vườn hoa nhỏ khoảng 50 m2. Do thất nghiệp, ông ta có thể
không nộp thuế, được khám chữa bệnh không mất tiền, con cái được hưởng giáo dục
nghĩa vụ miễn phí.
Xem xong, Vương Chấn cứ xuýt xoa. Thì ra người
công nhân Anh ông vốn coi là đang sống trong nước sôi lửa bóng này lại có mức sống
cao hơn Phó thủ tướng Trung Quốc. Đại sứ Kha Hoa nói với ông: “Tôi đã hỏi một
công nhân vệ sinh, thu nhập của anh ta mỗi tuần khoảng 100 sterling. Người coi
thang máy thu nhập mỗi tuần khoảng 150 sterling”. Tính theo tỉ giá hối đoái hồi
đó, tiền lương hàng tuần của công nhân vệ sinh bằng 592 NDT, công nhân coi
thang máy bằng 886 NDT. Lương của Vương Chấn hồi đó mỗi tháng không đến 400
NDT, mỗi tuần không đến 100 NDT, bằng 1/6 lương công nhân vệ sinh, 1/8 lương
công nhân coi thang máy ở Anh. Nếu so sánh thu nhập giữa dân thường hai nước,
thì khoảng cách đó càng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, tỉ lệ thu nhập
quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc và Anh là 1/42,3, nghĩa là thu nhập
của dân thường Anh cao hơn dân thường Trung Quốc 42 lần. Chủ nghĩa xã hội nghèo
của Trung Quốc thua kém quá rồi.
Tham tán Thương vụ Vu Nhật kể lại: Trong chuyến
thăm trên, Phó thủ tướng Vương Chấn đã tiến hành khảo sát tương đối toàn diện
tình hình kinh tế và đời sống xã hội nước này. Cuối chuyến thăm, có người hỏi
ông nghĩ gì về nước Anh. Thật bất ngờ, Vương Chấn nói: “Tôi thấy nước Anh làm
hay lắm, vật chất cực kỳ dồi dào, ba chênh lệch lớn cơ bản không còn nữa, xã hội
công bằng, phúc lợi xã hội được chú trọng, nếu cộng thêm đảng cộng sản cầm quyền,
thì nước Anh là xã hội cộng sản chủ nghĩa trong lý tưởng của chúng ta”
Binh luận của Vương Chấn về Anh gây chấn động Đại
sứ quán Trung Quốc tại London thuở ấy, cũng thôi thúc mọi người quan tâm hơn đến
thể chế chính trị, kinh tế và tình hình đời sống xã hội nước này.
Sau chuyến thăm trên, Vương Chấn trở thành người
kiên định ủng hộ chính sách cải cách-mở cửa của Đặng Tiểu Bình.
Một Bí thư Thành uỷ sang thăm Thụy Điển trở về
nói:
“Chúng ta thực hiện chủ nghĩa xã hội là tiêu diệt
người hữu sản, khiến tất cả đều thành người vô sản. Người ta thực hiện chủ
nghĩa tư bản là tiêu diệt người vô sản, khiến tất cả đều trở thành người hữu sản”.
Đối với việc “người ta” đã làm, vị bí thư kia rất hâm mộ, nhưng lại có phần
hoang mang, để vạch rõ ranh giới với “chủ nghĩa xét lại”, không dám thừa nhận
việc “người ta” làm là chủ nghĩa xã hội. Đầu thập kỷ 80 thế kỷ 20, Thụy Điển
đang thực hiện “Luật quỹ đầu tư của người làm thuê”, tìm cách để công nhân nắm
cổ phần xí nghiệp, trở thành người hữu sản, giải quyết vấn đề công bằng từ chế
độ sở hữu. Đạo luật trên qui định: từ lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận 50 vạn
curon của phía chủ, trích ra 20% lập quỹ cho công nhân viên xí nghiệp, tăng quỹ
dưỡng lão mà phía chủ nộp thay công nhân thêm 1%, là có thể chuyển một phần lợi
nhuận từ nhà tư bản sang tay công nhân, tiến hành đầu tư sản xuất, khiến công
nhân viên trở thành cổ đông, thành người hữu sản. Theo tính toán của người, thiết
kế đạo luật này, chỉ cần lãi suất của xí nghiệp từ 10 đến 15%, thì khoản chuyển
sang “Quỹ đầu tư của người làm thuê” dưới danh nghĩa công nhân viên trong 20 đến
30 năm có thể chiếm một nửa cổ phần của xí nghiệp. Cùng với tỉ trọng “Quỹ đầu
tư của người làm thuê” trong xí nghiệp ngày càng tăng, có thể từ thể chế kinh tế,
làm thay đổi cơ cấu tư bản tư nhân chiếm vị trí thống trị, thực hiện lý tưởng của
đấng Dân chủ Xã hội là xã hội hoá tư liệu sản xuất.
Thông qua cuộc “cách mạng thầm lặng”, giai cấp
công nhân đã nắm một phần quyền sở hữu xí nghiệp. Đây không phải là những lời lẽ
ngon ngọt lừa bịp công nhân nhằm tranh thủ phiếu bầu. Năm 1982, Đảng Dân chủ Xã
hội thắng lợi trong tổng tuyển cử, trở thành đảng lớn nhất trong Quốc hội, Chủ
tịch Đảng Palmer lên làm thủ tướng. Tuy các nhà tư bản phản đối, và ngáy
4-10-1983 đã tổ chức cuộc biểu tình có 75.000 người tham gia, nhưng đến
12-12-1983, với đa số mong manh chỉ chênh lệch 6 phiếu, Quốc hội Thụy Điển đã
thông qua “Luật quỹ đầu tư của người làm thuê” có hiệu lực từ 11-1984. Năm đầu
tiên thu được 1 tỉ 524 triệu curon, năm thứ hai 1 tỉ 231 triệu, năm thứ ba
(1986) 2 tỉ 710 triệu, cả 3 năm thu được 5 tỉ 465 triệu curon Quỹ cổ phần công
nhân. Chính sách “khiến mọi người đều trở thành người hữu sản” mà Đảng Dân chủ
Xã hội Thụy Điển thực hiện là chân thực, họ gọi đó là “chính sách chủ nghĩa xã
hội quỹ”. Năm 1991, Chính phủ liên hợp của Đảng Bảo thủ và 3 đảng khác lên cầm
quyền đã xoá bỏ Quỹ đầu tư cửa người làm thuê, phản ánh cuộc đấu tranh nghiêm
trọng giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, nhưng lúc đó phần lớn công
nhân đã trở thành người nắm cổ phiếu của xí nghiệp, tuy chỉ là những cổ đông nhỏ.
Trong cuộc tổng tuyển cử mùa thu 1994, với 45% phiếu bầu, Đảng Dân chủ Xã hội
Thụy Điền giành lại vị trí cầm quyền, nhưng không khôi phục Quỹ đầu tư của người
làm thuê, mà đưa ra chủ nghĩa xã hội phúc lợi khoa học kỹ thuật. Họ cho rằng
trong bối cảnh toàn cầu hoá, tri thức và giáo dục cực kỳ quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế việc làm và công bằng xã hội. Để xoá bố bất công xã hội
đang tồn tại, phân phối công bằng cơ hội được giáo dục có hiệu quả hơn tái phân
phối của cải xã hội về sau. Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã đấu tranh bất khuất
vì lợi ích của giai cấp công nhân và tuyệt đại đa số nhân dân.
Trong nhà trưng bày lịch sử Đảng Dân chủ Xã hội
treo chân dung ba lãnh tụ quốc tế là Mác, Ăng-ghen và Lassall, tôn họ là người
thầy của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Bức chân dung thứ 4 mới là người sáng lập Đảng
Dân chủ Xã hội Thụy Điển Branting. Đảng trên cho rằng: “Mô hình, phát triển của
Mác và Ăng-ghen lâ lý luận khoa học. Cũng như mọi lý luận khoa học khác, nó có
đứng vững không, phải được thực tiễn kiểm nghiệm”.
Năm 1920, Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển và Đảng
Nhân dân liên minh cầm quyền, thành lập một loạt xí nghiệp quốc doanh, do hiệu
suất thấp dẫn đến khó khăn kinh tế, năm 1924 mất chính quyền. Bởi lẽ về chính
trị có cơ chế bầu cử dân chủ lựa chọn cái hay, đào thải cái dở, cho nên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất do khuyết tật nội tại “hiệu suất thấp, dẫn đến khó
khán kinh tế” đương nhiên bị đào thải. Cơ chế chính trị dân chủ có thể đảm bảo
kịp thời uốn nắn sai lầm.
Trong thất bại, Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã
tổng kết bài học kinh nghiệm, cho rằng không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội
trong tình trạng hiệu suất sản xuất thấp, của cải xã hội suy giảm. Then chốt của
chủ nghĩa xã hội, mấu chốt để thực hiện công bằng xã hội, không phải chế độ sở
hữu, mà là phương thức phân phối. Họ rút ra kết luận: tư liệu sản xuất phải tư
hữu hoá, chế độ tư hữu hoá về tư liệu sản xuất này mang đặc trưng công nhân có
cổ phần, các cổ đông nhỏ và cổ đông lớn cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất, để
khuyến khích các xí nghiệp tư nhân tạo ra nhiều của cải hơn; phân phối của cải
phải xã hội hoá, do chính quyền và công đoàn nắm giữ, có nghĩa là chính quyền
(dưới sự giám sát của công đoàn) thông qua thu thuế, phân phối một phần lợi nhuận
của xí nghiệp cho nhóm người yếu kém, thu hẹp khoảngcách giàu nghèo, xây dựng
nhà nước phúc lợi. Nhận thức đó trở thành cương lĩnh cầm quyền mới, rất được
lòng người khi họ trở lại cầm quyền vào năm 1932, vừa được công nhân và các tầng
lớp nhân dân lao động khác ủng hộ, vừa được các nhà tư bản ủng hộ, khiến họ
liên tục cầm quyền tới 44 năm!
Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển giải quyết vấn đề
mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong xí nghiệp theo phương thức mới. Sau khi từ bỏ
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hoặc chính sách quốc hữu hoá, Đảng tập
trung vào sự thoả hiệp giữa chủ và thợ. Năm 1936, Liên minh công đoàn (LO) và
Liên minh giới chủ (SAF) đã ký “Thoả thuận Saltsjobaden”, qui định trình tự, cơ
cấu giải quyết tranh chạp giữa chủ và thợ, hạn chế đặc quyền quản lý của chủ xí
nghiệp. Văn bản trên qui định đại diện hai bên thương lượng, cuối cùng đi đến
thoả thuận hai bên cùng tuân theo, thời hạn 1 đến 3 năm. 2 tháng trước ngày hết
hạn, nếu cả hai bên đều không có ý kiến khác, thì thoá thuận trên tiếp tục có
hiệu lực; nếu một bên đưa ra ý kiến khác, tranh chấp không dứt, không đi đến nhất
trí, thì Chính phủ sẽ cử một nhân viên hoà giải tham gia đàm phán, thúc đẩy giải
quyết vấn đề, thoả thuận trên được coi là bước ngoặt trong quan hệ giữa chủ và
thợ ở Thụy Điển, mở ra thời đại mới phối hợp và hợp tác giữa hai bên, có vai
trò quan trọng để nước này ổn định xã hội và phát triển kinh tế từ đó về sau:
Năm 1976. Thụy Điển lại thông qua “Luật cùng giải quyết đời sống lao động”, xoá
bỏ khoản 32 trong Điều lệ Liên minh giới chủ, tức là từ giới chủ một mình giải
quyết vấn đề trước đây đổi thành chủ và thợ cùng quyết định, công đoàn có quyền
tham gia những vấn đề trước đây do phía chủ quyết định, như chiến lược đầu tư,
sản xuất. Nội dung chủ yếu là:
1. Chủ xí nghiệp phải thương lượng với công đoàn
trước khi quyết định những thay đổi lớn trong kinh doanh của xí nghiệp và quyết
định điều kiện làm việc của người làm thuê. Công đoàn có thể yêu cầu tổ chức
thương lượng cấp địa phương hoặc cấp trung ương về bất cứ vấn đề gì, khi yêu cầu
này được đưa ra, phía chủ phải hoãn ra quyết định hoặc hoãn thi hành quyết định,
cho đến khi kết thúc thương lượng.
2. Yêu cầu chủ xí nghiệp thường xuyên thông báo
với công đoàn về thông tin kinh tế kỹ thuật và nguyên tắc chính sách.
3. Công đoàn có quyền xem xét sồ sách và các văn
bản liên quan đến quản lý kinh doanh của xí nghiệp.
Đạo luật trên đã nâng cao vị trí của công nhân
trong xí nghiệp lên rất nhiều.
Đội ngũ giai cấp công nhân Thụy Điển có 4,2 triệu
người, chiếm một nửa dân số cả nước, trong đó có 3 triệu công nhân công nghiệp,
90% số người lao động chân tay tham gia Liên minh công đoàn; 70 vạn nhân viên cổ
trắng thành lập riêng “Tổ chức nhân viên trung ương”. Liên minh công đoàn trung
ương là tổ chức công đoàn lớn nhất, có 25 chi nhánh, 2,5 triệu hội viên. Trong
các cuộc tổng tuyển cử hơn 30 năm qua, 70% công nhân công nghiệp bỏ phiếu cho Đảng
Dân chủ Xã hội, đây là cơ sở giai cấp và hậu thuẫn vững chắc của đảng này. Phần
lớn các nhà lãnh đạo của Đảng ra đời trong phong trào công nhân, 1/2 số nghị sĩ
của Đảng xuất thân từ gia đình công nhân công nghiệp, 1/3 số nghị sĩ của Đảng bản
thân trước đây là công nhân công nghiệp. Các tỉ lệ trên đều lớn hơn tỉ lệ tương
quan của các đảng dân chủ xã hội Tây Âu.
So với tỉ trọng dân số Thụy Điển trong dân số thế
giới, tỉ trọng sản xuất công nghiệp của nước này trong sản xuất công nghiệp thế
giới nhiều gấp 4 lần, xuất khẩu 9 lần, thiết bị cơ khí 14 lần. Xuất khẩu của Thụy
Điển chiếm 35% giá trị tổng sản phẩm quốc dân. 92% số xí nghiệp công nghiệp ở
Thụy Điển là tư nhân. Tỉ trọng xí nghiệp quốc doanh không ảnh hưởng đến tính chất
của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Toàn bộ sự nghiệp công cộng như giao thông, năng
lượng, y tế, giáo dục, phần lớn các ngành khai khoáng, luyện thép, đóng tàu, một
ngân hàng lớn nhất, đã tổ chức thành Hội đồng xí nghiệp toàn quốc với 1,4 triệu
công nhân viên. Trên các mặt giáo dục, y tế, môi trường và phúc lợi xã hội, Đảng
Dân chủ Xã hội không quản lý bằng biện pháp kinh tế thị trường, mà do các ngành
công cộng quản lý. Tất cả các trường học ở Thụy Điển đều là quốc lập, không có
trường tư thục, cũng không có bệnh viện tư nhân, các ngành giáo dục, y tế không
có nghĩa vụ kiếm lợi nhuận.
Cơ sở của nông nghiệp Thụy Điển là 11 vạn nông
trang gia đình, mà chỉ có 12.000 công nhân nông nghiệp làm thuê, gánh nặng chủ
yếu đặt lên vai các chủ nông trang và các thành viên gia đình họ. Nhân khẩu
tham gia sản xuất nông nghiệp ở Thụy Điển chỉ chiếm 3,8% tổng nhân khẩu cả nước,
còn số người gia công, bảo quản nông sản và sản xuất thực phẩm nhiều gấp 3 lần
thế. Thụy Điển dư thừa từ 30% đến 50% lương thực, thịt, hạt có dầu, xuất khẩu
sang các nước Ban tích. Thụy Điển cũng có tổ chức hợp tác xã phục vụ các nông
trang gia đình, như hợp tác xã con giống, hợp tác xã nghề sữa hợp tác xã lâm
nghiệp, xã viên tự bầu cơ quan lãnh đạo. Nông dân có tổ chức riêng là Liên minh
chủ nông trang Thụy Điển. Nhà nước và Liên minh chủ nông trang bàn bạc các vấn
đề quan trọng như giá nông sản, trợ giá, tín dụng, thuế. Nhà nước và các hợp
tác xã ký hợp đồng kinh tế. Khi cần nâng cao lợi nhuận sản xuất nông nghiệp hoặc
giảm chi phí cho người tiêu dùng, nhà nước mới can thiệp vào việc hình thành
giá cả. Khi ấy, nhà nước phải trích ra vài tỉ curon từ ngân sách quốc gia để trợ
giá. Thông qua chính sách kinh tế, nhà nước nâng đỡ các chủ nông trang nhỏ,
“ràng buộc” các chủ nông trang lớn.
GDP bình quân đầu người của Thụy Điển năm 2002
là 25.400 USD. Đã thiết lập chế độ phúc lợi xã hội toàn dân “từ lúc lọt lòng tới
khi rời khỏi cõi đời”. Một công dân Thụy Điển từ lúc ra đời đến khi 16 tuổi được
hưởng trợ cấp vị thành niên của chính phủ, ốm đau được hưởng bảo hiểm y tế đi học
từ giáo dục nghĩa vụ 9 năm đến đại học đều không phải trả học phí, sau khi trưởng
thành đi làm lại được đưa vào hệ thống bảo hiểm xã hội, cho đến khi già vào viện
dưỡng lão, đi hết chặng đường cuối cùng của đời người.
Thụy Điển là nước có khoảng cách giàu nghèo nhỏ
nhất trên thế giới. Trong 10% số dân thu nhập cao nhất và 60% số dân thu nhập
thấp nhất. Khoảng cách thu nhập trước khi nộp thuế có trường hợp gấp 144 lần,
đòn bẩy cân bằng của chính phủ khiến khoảng cách thu nhập bình quân tuyệt đối
sau thuế là 3 lần. Lương tháng của công nhân công nghiệp hiện nay là 2.000 USD,
lương giáo sư trên 4.000 USD, diện tích nhà ở bình quân đầu người 40 m2, 3/4 số
gia đình có ôtô. Thụy Điển thực hiện chế độ thuế lũy tiến siêu ngạch, nghĩa là
thu nhập càng cao, thuế càng nặng, thu nhập càng thấp, thuế càng nhẹ, thấp hơn
rất nhiều phúc lợi mà người nghèo được hưởng. Thuế cao ở Thụy Điển là một chế độ
có lợi cho nhân dân lao động, nó đảm bảo toàn thể các thành viên trong xã hội đều
có thể sống đàng hoàng và tôn nghiêm, tránh có hiệu quả mọi hiện tượng bất công
do khoảng cách giàu nghèo quá lớn tạo ra, tránh có hiệu quả mâu thuẫn xã hội
gay gắt, thực hiện toàn thể các thành viên xã hội đều giàu có và xã hội hài
hòa.
Thụy Điển là một trong những nhà nước liêm khiết
nhất, trong 32 năm không có vụ quan chức tham ô, ăn hối lộ nào, năm 2002 được tổ
chức "Minh bạch Quốc tế " xếp hàng thứ 5 thế giới về mức độ liêm khiết
của chính phủ. Thụy Điển đặc biệt nhấn mạnh công bằng xã hội, quan chức cho đến
thủ tướng đều không có đặc quyền. Thủ tướng sống trong khu dân cư, lúc thường
không có bảo vệ, đi về không có tuỳ tùng, trong nhà không có cần vụ và đầu bếp
do nhà nước cử đến, hàng ngày đi lâm ngồi xe bus hoặc tự lái xe riêng, không được
sử dụng xe công, trừ khi thực hiện công vụ nhà nước. Cả xã hội hài hòa, an
ninh, là một trong những nước. Cả xã hội hai hoà, an ninh, là một trong những
nước có tỉ lệ tội phạm thấp nhất. Nền kinh tế hỗn hợp chủ yếu là kinh tế thị
trường, chế độ phúc lợi xã hội và chính sách hợp tác giai cấp của Thụy Điển thật
độc đáo và thành công. Học giả Anh Lommel đánh giá: “Người ta thường coi Thụy
Điển là đất nước khác thường, bởi nước nay có mức sống rất cao, có chính sách
phúc lợi phát đạt, thị trường lao động ổn định và hài hoà, chính sách hoà bình,
nhất trí và thoả hiệp, một đất nước như bài thơ đồng quê êm đềm, dịu ngọt”.
Mô hình Thụy Điển bao gồm mấy điểm chủ yếu sau:
A. Đảng dân chủ Xã hội Thụy Điển nghiêm khắc
tuân thủ hiến chính dân chủ, nhưng dựa vào chính sách đúng đắn và sự ủng hộ của
nhân dân, liên tục tranh cử và thắng cừ, cầm quyền lâu dài, chủ đạo bước tiến
xã hội, thực hiện cương lĩnh của mình. Đảng thành lập năm 1889, sau cuộc tổng
tuyển cử năm 1917 tham gia chính phủ liên hiệp, đến năm 1920 một mình cầm quyền.
Từ khi lên cầm quyền đến nay, thông qua các cuộc tranh cử, Đảng liên tục được cử
tri chấp nhận, liên tục nắm quyền 44 năm liền từ 1932 đến 1976, sau một thời
gian ngắn rơi vào vị thế đảng đối lập, lại trở lại cầm quyền, xây dựng Thụy Điển
từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước giàu có nhất, công bằng
nhất, liêm khiết nhất, ổn định nhất trên thế giới.
B. Kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc giải quyết
cặp mâu thuẫn công bằng và hiệu suất là: phải tư hữu hoá tư liệu sản xuất (đây
là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất với đặc trưng công nhân nắm cổ phần và
toàn dân nắm cổ phần cùng các cổ đông lớn chiếm hữu tư liệu sản xuất), để khuyến
khích các xí nghiệp tư nhân làm ra nhiều của cải hơn; phải xã hội hoá phân phối
của cải, do chính phủ và công đoàn quản lý. Sai lầm lớn nhất của lý luận mác
xít là lấy tiêu diệt chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm tiền đề xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Không thể xây dựng nổi chủ nghĩa xã hội trong tình hình hiệu suất
sản xuất thấp, của cải xã hội giảm. Dựa vào ba chính sách lớn có đầy đủ việc
làm, phân phối công bằng và phúc lợi xã hội do chính phủ thực hiện, để xoá bỏ nạn
thất nghiệp, nghèo nàn và bất công trong xã hội tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội
hài hoả chủ và thợ cùng thắng lợi.
C. Cơ sở lý luận của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển
là đa nguyên; nhưng chủ yếu là chủ nghĩa Mác, cơ sở giai cấp rộng rãi, nhưng chủ
yếu là giai cấp công nhân. “Đảng Dân chủ Xã hội ra sức xây dựng một xã hội dựa
trên cơ sở lý tưởng dân chủ và mọi người đều bình đẳng. Mục tiêu của Đảng là những
người tự do, bình đằng sống trong một xã hội đoàn kết. Trong cuộc xung đột giữa
chủ và thợ, đấng luôn luôn đại diện cho lợi ích của người lao động. Đảng Dân chủ
Xã hội hiện nay và mãi mãi là chính đảng phản đối chủ nghĩa tư bản, mãi mãi là
người phản đối nhà tư bản thống trị đời sống kinh tế, chính trị”. (Cương lĩnh Đảng
Dân chủ Xã hội Thụy Điển do Đại hội Đảng thông qua 6-11-2001)
Kinh nghiệm cầm quyền của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy
Điển tập trung vào một điểm là thực hiện chính sách đúng đắn vừa đoàn kết vừa đấu
tranh với giai cấp tư sản: khi đoàn kết không quên tìm kiếm phúc lợi cho công
nhân và toàn xã hội, không cho phép nhà tư bản thống trị xã hội; lúc đấu tranh
không làm hại chế độ tư hữu, bảo hộ lợi ích chính đáng của nhà tư bản, bảo hộ sự
phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến. Phần trên đảm bảo tương đối công bằng,
xã hội hài hoà; phần dưới đảm bảo hiệu suất tuyệt đối, kinh tế phát triển. Từ một
xí nghiệp cho đến cả nước, mỗi bước phát triển kinh tế đều là kết cục hai bên
cùng thắng.
Đó là con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ “mô
hình Thụy Điển”.
“Núi không cần cao, có tiên là nổi tiếng. Nước
không cần sâu, có rồng là linh thiêng”. (“Lậu thất minh” - Lưu Vũ Tích đời Đường).
Tuy Thụy Điển là nước nhỏ, Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điền là đảng nhỏ, nhưng là
mẫu mực của chủ nghĩa xã hội dân chủ, kinh nghiệm của Thụy Điền có giá trị bao
trùm thế giới, là cống hiến vĩ đại cho nền văn minh của loài người. Trong khuôn
khổ hiến chính dân chủ, Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển dựa vào chính sách đúng đắn
của mình, đại diện cho lợi ích của đông đảo nhân dân, đã liên tục trúng cử khoá
này sang khoá khác, cầm quyền lâu dài; trong xây dựng kinh tế đã thống nhất giữa
hiệu suất và công bằng, thực hiện phân hoá đồng hướng, cùng trở nên giàu có; xử
lý đúng đắn quan hệ giữa chủ và thợ, phát huy vai trò tích cực của công nhân và
chủ doanh nghiệp, thực hiện chủ và thợ cùng chung; ngàn chặn có hiệu quả sự xuất
hiện của tầng lớp đặc quyền, chặn đứng tệ quan chức dựa vào chức quyền mưu lợi
riêng, tham ô, hối lộ, giữ gìn liêm khiết lâu dài. Những kinh nghiệm trên đã
cho chúng ta mẫu mực thành công để giữ gìn phương hướng xã hội chủ nghĩa trong
cải cách-mở cửa, đi theo con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ có nguồn gốc sâu xa ở
Trung Quốc. Xã hội dân chủ mới mà ĐCSTQ thiết lập chính là hình ảnh thu nhỏ của
chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tháng 1-1940, Mao Trạch Đông công bố tác phẩm “Bàn về
chủ nghĩa dân chủ mới”, về chính trị chủ trương chính phủ liên hiệp, phản đối nền
chuyên chính một đảng; về kinh tế bảo hộ chế độ tư hữu, nhiều thành phần kinh tế
cùng tồn tại, quan tâm cả công hữu và tư hữu, chủ thợ cùng có lợi, thực hiện
chính sách vừa đoàn kết, vừa đấu tranh với giai cấp tư sản. Khi ấy, Mao Trạch
Đông đã có khái niệm chủ nghĩa tư bản mới và chủ nghĩa tư bản cũ, cho rằng chủ
nghĩa dân chủ mới chính là chủ nghĩa tư bản mới. Ông nói:.
“Hiện nay chúng ta thiết lập xã hội dân chủ mới,
vừa mang tính chất tư bản chủ nghĩa, vừa mang tính chất quần chúng nhân dân,
không phải chủ nghĩa xã hội, cũng không phải chủ nghĩa tư bản cũ, mà là chủ
nghĩa tư bản mới, hoặc gọi là chủ nghĩa dân chủ mới”.
Một thành viên Tổ quan sát quân sự Mỹ tại Diên
An hồi đó nhớ lại: Tháng 8-1944, Mao Trạch Đông nhiều lần nói với nhà báo Mỹ
Snow: “Chính sách của ĐCSTQ chỉ là chính sách tự do. Ngay thương nhân Mỹ bảo thủ
nhất cũng không phát hiện trong cương lĩnh của chúng tôi điều gì mang ý nghĩa
khác”. Để hợp tác với người Mỹ, những người cộng sản Trung Quốc còn nghĩ tới vấn
đề có cần đổi tên đảng hay không. Tất cả nói cho cùng đều nhằm mục đích “Trung
Quốc phải công nghiệp hoá”, bởi hồi ấy họ tin rằng việc này chỉ có thể thực hiện
thông qua các xí nghiệp tự do và viện trợ của nước ngoài.
Đến Đại hội 7 ĐCSTQ, Mao Trạch Đông đề ra “xây dựng
nước Trung Hoa mới độc lập, tự do, dân chủ, thống nhất và giàu mạnh”. Phóng
viên Reuter hỏi:
- Ngài định nghĩa thế nào về Trung Quốc tự do
dân chủ?”
Mao trả lời:
- “Trung Quốc tự ao dân chủ” là một nước chính
quyền các cấp cho đến chính phủ trung ương đều ra đời qua cuộc bỏ phiếu kín phổ
biến và bình đắng, và chịu trách nhiệm trước nhân dân bầu ra họ. Nhà nước đó sẽ
thực hiện Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, ba nguyên tắc dân có, dân trị,
dân hưởng của Lincoln, 4 tự do lớn của Roosevelt, và sẽ đảm bảo đất nước độc lập,
đoàn kết, thống nhất, hợp tác với các cường quốc dân chủ.
Chủ nghĩa dân chủ mới của Mao Trạch Đông mang đậm
màu sắc tự do, trong thời gian ngắn đã lôi kéo được thế lực trung gian mở rộng
do giai cấp tư sản dân tộc làm chủ thể, đây là nguyên nhân quan trọng khiến
cách mạng Trung Quốc nhanh chóng giành được thắng lợi. Lý luận kiến quốc dân chủ
mới là tinh hoa của Tư tưởng Mao Trạch Đông.
Đặng Tiểu Bình kế thừa lý luận nây, tham khảo
kinh nghiệm thành công của chủ nghĩa xã hội dân chủ châu Âu, đã hình thành lý
luận về chủ nghĩa xã hội và con đường cải cách-mở cửa mang màu sắc Trung Quốc,
mở ra con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ Trung Quốc.
Tháng 3-2004, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 10 đưa
Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” và điều khoản bảo hộ chế độ tư hữu vào hiến
pháp, đó là cải cách chính trị quan trọng nhất ở Trung Quốc từ ngày cải cách-mở
cửa đến nay. Chế độ tài sản tư hữu là cơ sở của chính thể dân chủ, đánh dấu
Trung Quốc từ đây đi lên con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ. Từ tiêu diệt giai
cấp tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội chuyển sang đoàn kết giai cấp tư sản để
xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi qua nhiều lần so sánh, lấy liên minh công nông
làm cơ sở, đoàn kết giai cấp tư sản cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại cho
công nhân, nông dân và toàn xã hội lợi ích vật chất lớn hơn nhiều so với tiêu
diệt giai cấp tư sản. Đoàn kết giai cấp tư sản không phải là ủng hộ họ “bóc lột”
mà sử dụng họ vào việc quản lý kinh tế, để nâng cao hiệu suất sản xuất, góp phần
tăng thêm tổng lượng của cải xã hội. Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại toàn
diện mang tính thể chế ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cuối thế kỷ 20 là do
không đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, thực hiện
chính sách sai lầm đối với giai cấp tư sản. Đối với các chủ xí nghiệp tư nhân
ra đời sau cải cách-mở cửa, Hiến pháp Trung Quốc không gọi họ là “nhà tư bản”,
mà gọi là “những người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, là bỏ chiếc mũ “bóc
lột” trên đầu các chủ doanh nghiệp tư nhân. Thay đổi tận gốc rễ chính sách đối
với giai cấp tư sản, định vị lại thuộc tính của họ là sự tổng kết sâu sắc nhất
của các nhà lãnh đạo Trung Quốc thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4 về bài học thất bại
của Phong trào cộng sản quốc tế, là sự phát triển trọng đại đối với Lý luận Đặng
Tiểu Bình. Từ nay về sau, đối với giai cấp tư sản, ĐCSTQ thực hiện chính sách vừa
đoàn kết vừa đấu tranh. Khi dân kết không quên điều tiết phân phối, tìm kiếm lợi
ích cho công nhân, nông dân và toàn xã hội; lúc đấu tranh vẫn nhớ bảo hộ chêm độ
tư hữu, để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiên tiến phát triển. Như vậy. Đảng ta
đã tìm được một điểm tựa đúng đắn để xử lý n hệ giữa giai cạp tư sản và giai cấp
công nhân, mọi chính sách quá “tả” hoặc quá “hữu” đều không thể đạt mục đích vừa
phát triển sản xuất, vừa thực hiện công bằng xã hội, vừa phồn vinh kinh tế, vừa
cải thiện đời sống nhân dân. Phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân, làm cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành quá trình tiến hôa hài hoà, lý tính,
trong tình hình lực lượng sản xuất tiên tiến phát triển, tổng lượng của cải xã
hội không ngừng tăng lên, điều tiết phân phối, thực hiện phân hoá đồng hướng,
cùng trở nên giàu có. Cùng giàu có không phải là tước đoạt người hữu sản, mà là
làm cho công nhân, nông dân giàu lên, đảm bảo quần chúng nhân dân cùng hưởng
thành quả phát triển cải cách. Đảm bảo phúc lợi xã hội cho công nhân và nông dân
là nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Đây là then chốt để chính
trị ổn định lâu dài, cũng là then chốt để kinh tế tăng trưởng liên tục. Một nước
lớn như Trung Quốc không thể đi theo con đường phát triển kinh tế dựa vào thị
trường quốc tế mà không phải là thị trường dân tộc. Tổng lượng xuất khẩu của
Trung Quốc chỉ chiếm 20% GDP, còn 80% GDP phải do nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Nếu không có nhu cầu của vùng nông thôn rộng lớn trong nước đối với hàng công
nghiệp, thì thị trường dân tộc của công nghiệp Trung Quốc chỉ là câu nói trống
rỗng. Trong lịch sử không có nước nào có thể vươn lên trong khi hàng loạt nông
dân nước mình phá sản, đời sống liên tục xấu đi. Bởi vậy, nhà nước đặc biệt
quan tâm vấn đề “tam nông” (nông dân, nông nghiệp, nông thôn). Tư duy mới của
những người cộng sản Trung Quốc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiên trì lấy
dân làm gốc, thay đổi quan niệm phát triển, đổi mới mô hình phát triển, tạo dựng
xã hội hài hoà, vươn lên trong hoà bình.
Cuộc sửa đổi hiến pháp lần này gắn với “Cương
lĩnh chung của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc”, có ý nghĩa
lớn. Trước đây mỗi lần uốn nắn sai lầm “tả” khuynh đều làm chắp vá, trên cơ sở
thừa nhận quan điểm “tả”, không thể giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Chỉ có cuộc sửa
đổi hiến pháp lần này đã uốn nắn tận gốc rễ sai lầm của chủ nghĩa xã hội bạo lực,
trở lại cơ sở chính trị thời kỳ dựng nước: hợp tác với giai cấp tư sản. Tại cuộc
họp trù bị Hội nghị Trung ương 3 khoá 7 tháng 6-1950, Mao Trạch Đông nói:
- Hợp tác với giai cấp tư sản là điều khẳng định,
nếu không “cương lĩnh chung” trở thành trang giấy trắng, không lợi về chính trị,
cũng thiệt thòi về kinh tế. Không nể sư cũng phải nể phật, duy trì công thương
nghiệp tư doanh một là duy trì sản xuất, hai là duy trì công nhân, ba là công
nhân còn có thể được hưởng một số phúc lợi. Đương nhiên trong đó cũng phải dành
cho nhà tư bản phần lợi nhuận nhất định. Nhưng nói một cách tương đối, hiện nay
phát triển công thương nghiệp tư doanh, tuy có lợi cho nhà tư bản, nhưng còn có
lợi hơn cho công nhân và nhân dân.
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 10 sửa đổi hiến pháp
theo Lý luận Đặng Tiểu Bình và Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là đã kế thừa
và phát triển “cương lĩnh chung”, biểu hiện ở chỗ:
1. Khôi phục cơ sở chính trị kiến quốc, thừa nhận
và bảo hộ chế độ tư hữu. khôi phục chính sách hợp tác với giai cấp tư sản.
2. Thừa nhận chủ xí nghiệp tư nhân (giai cấp tư
sản) là người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, chứ không phải giai cấp bóc
lột tạm thời được phép tồn tại, vài năm sau lại bị tiêu diệt.
3. Thừa nhận lực lượng sản xuất do phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa tạo rạ là lực lượng sản xuất tiên tiến, các xí nghiệp tư
nhân đại diện cho quan hệ sản xuất tiên tiến, đối với cho không còn là lợi dụng,
hạn chế và cải tạo nữa, mà là khuyến khích, ủng hộ và hướng dẫn.
Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là sản
phẩm kết hợp giữa tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác-Ăng-ghen và thực tiễn
cụ thể trong công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc, nó sẽ xây dựng Trung Quốc
thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ giàu có, văn minh, công bằng, hài hoà,
như châu Âu ngày nay. ĐCSTQ chuyển hướng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ là thuận
theo di huấn của Mác-Ăng-ghen những năm cuối đời, kế thừa truyền thống cách mạng
dân chủ mới, triệt để thoát khỏi mô hình Liên Xô, quay lại với chủ nghĩa Mác tiến
cùng thời đại. Đó là định vị lịch sử của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Đã đến lúc đánh giá lại Mao Trạch Đông.
Sai lầm lớn nhất của Mao sau ngày dựng nước là
đã từ bỏ lý luận kiến quốc dân chủ mới, vội vã thực hiện giấc mơ xây dựng xã hội
đại đồng. Mao tự nhận mình là Mác + Tần Thuỷ Hoàng, dựa vào tuyên truyền và bạo
lực để cải tạo xã hội.
Lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng trong
“Tuyên ngôn Đảng cộng sản” kết hợp với truyền thống phong kiến Trung Quốc đã
hình thành mô hình chủ nghĩa xã hội bạo lực “lấy đấu tranh giai cấp làm then chốt”
của Mao. Hai mươi năm kể từ 1956 khi hoàn thành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, đến
1976 khi Mao qua đời, Đại cách mạng văn hoá kết thúc, là 20 năm văn minh vật chất
và văn minh tinh thần của chủ nghĩa xã hội dân chủ lớn mạnh vượt bậc, cũng là
20 năm chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông vội vã hình thành, phát triển ác
tính, và hoàn toàn tan rã.
“Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử từ ngày dựng
nước đến nay” do Đặng Tiểu Bình chủ trì định ra tháng 6-1981 đã có vai trò lịch
sử và công lao vĩ đại trong việc uốn nắn sai lầm của Mao sau ngày dựng nước,
xoay chuyển phương hướng lịch sử của Trung Quốc, đưa nước ta đi lên con đường cải
cách-mở cửa, nhưng do những hạn chế lịch sử tức nhu cầu sách lược đấu tranh, nó
cũng để lại vấn đề uốn nắn sai lầm “tả” khuynh không triệt để.
Ngày 15-1-1993, Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị
mở rộng họp tại Thượng Hải. Đến dự ngoài các uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị
khoá 14 Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn, Chu Dung Cơ, Lưu
Hoa Thanh, Hồ Cẩm Đào, còn có Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Bành Chân, Vạn Lý, Bạc
Nhất Ba, Dương Thượng Côn, Vương Thụy Lâm.
Tại cuộc họp, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu về một
số năm sau cần đánh giá khoa học và toàn diện vị trí lịch sử, công lao và sai lầm
của Mao Trạch Đông. Giang Trạch Dân đề nghị coi kỷ yếu phát biểu của Đặng và một
số đồng chí khác là chủ đề của Hội nghị Thường vụ Bộ chính trị mở rộng. Hội nghị
biểu quyết, nhất trí thông qua. Đặng Tiểu Bình thẳng thắn nói:
- Do những hạn chế của tình hình trong đảng và
ngoài xã hội lúc đó, đánh giá của Hội nghị Trung ương 6 khoá 11 đối với vị trí
lịch sử, công lao và sai lầm của Mao Trạch Đông có phần không đúng sự thật lịch
sử. Nhiều đồng chí gượng ép tiếp nhận. Lịch sử do chúng ta tạo ra, không thể đảo
ngược, không thể thay đổi. Vẫn có những cuộc tranh luận về công lao và sai lầm
của Mao, tôi đã nói với các đồng chí Bành Chân, Đàm Chấn Lâm, Lục Định Nhất: ý
kiến của các ông đúng, nhưng phải từ từ, xét tình hình, có thể lùi đến đầu thế
kỷ 21, để thế hệ sau đánh giá toàn diện. Công tội của Mao còn sờ sờ ra đó,
không thể di dời, cũng không thay đổi được Có người lo ngại đánh giá toàn diện
Mao Trạch Đông sẽ dẫn đến việc phủ định công lao lịch sử của Đảng cộng sản
Trung Quốc, làm hại vị trí lãnh đạo của Đảng. Tôi thấy chẳng có gì đáng ngại.
Tôi kiến nghị có thể đánh giá toàn diện cuộc đời Mao Trạch Đông sau khi thế hệ
chúng ta ra đi. Đến lúc ấy, môi trường chính trị có lợi hơn, những ý kiến cố chấp
sẽ giảm bớt. Đảng viên cộng sản là những người theo chủ nghĩa duy vật, việc sửa
đổi những sai lầm, những việc làm trái với lòng mình và những nghị quyết không
hoàn chỉnh thể hiện đấng Cộng sán tự tin, có sức mạnh, phải tin rằng tuyệt đại
đa số đảng viên và nhân dân sẽ thông cảm và ủng hộ.
Mười ba năm qua đi, trong và ngoài Đảng đều vang
lên tiếng hô dữ dội: thời cơ đánh giá lại Mao đã chín muồi. Di chứng lớn nhất của
“Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử“ là đã khẳng định cuộc “cải tạo xã hội chủ
nghĩa” đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, và công thương nghiệp tư bản tư
doanh, dành cho nó địa vị chính thống trong lịch sử, từ đó khiến công cuộc cải
cách-mở cửa ngay từ đầu đã mang tội “phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Từ thực hiện
“khoán sản tới hộ” đến đưa vấn đề bảo hộ chế độ tư hữu vào hiến pháp, lịch sử cải
cách mở cửa là lịch sử phá vỡ sự ràng buộc tiến tới hoàn toàn phủ định lịch sử
của “ba cuộc cải tạo lớn”. Để giữ sự nhất trí với nghị quyết, cải cách-mở cửa mỗi
bước đi lên đều phải “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải”, bước đi loạng
choạng, Đặng Tiểu Bình và những người kế tục ông phải thận trọng từng bước lãnh
đạo đất nước này trong những tiếng công kích họ “phục hồi chủ nghĩa tư bản”.
Phòng nghiên cứu văn kiện trung ương căn cứ vào
“Nghị quyết” trên viết ra cuốn “Truyện Mao Trạch Đông”, vẫn khẳng định “ĐCSTQ cải
tạo công thương nghiệp tư bản và các nhà tư bản là một sáng tạo chưa từng có
trong lịch sử loài người”, tạo căn cứ lý luận cho việc quay trở lại đường lối
“tả” khuynh và tiến hành “cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa” lần thứ hai. Theo phái
“tả”, chỉ cần anh thừa nhận “sáng tạo chưa từng có” này, thì cải cách-mở cửa đã
“phản bội con đường xã hội chủ nghĩa do Mao Chủ tịch mở ra, phục hồi chủ nghĩa
tư bản”. Việc đó đã cổ vũ mạnh mẽ và tăng thêm niềm tin cho họ lật đổ chính
sách mới cải cách mở cửa.
Thanh kiếm sắc đó treo lơ lửng trên đầu các
doanh nghiệp tư nhân. Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn chuyển trụ sở chính ra Hồng
Công hoặc nước ngoài, chứng tỏ họ nghi ngại và hoảng hốt, rất không lợi cho sự
phát triển kinh tế của Trung Quốc. Những năm gần đây, nhiều xí nghiệp Trung Quốc
đã mượn đường sang các nơi miễn thuế như Virgin thuộc Anh để chuyền thành vốn
nước ngoài, lắc mình biến thành xí nghiệp bên ngoài, rồi mua các xí nghiệp
trong nước. Quần đảo Tây Ấn Độ Dương diện tích chi có 154 km2 này đã liên tục mấy
năm vượt các nước phát triển Âu Mỹ, trở thành nguồn vốn nước ngoài lớn thứ hai ở
Trung Quốc, sau Hồng Công.
Ngày 16-4-2005, Lý Thành Thụy và 72 nhân vát
“phái tả” khác gửi thư cho Tổng Bí thư ĐCSTQ, đưa ra “kiến nghị về xây dựng tư
tưởng trong đảng” họ dùng sách lược lôi kéo Hồ Cẩm Đào, đề cao Mao Trạch Đông,
hạ thấp Đặng Tiểu Bình, phê phán Giang Trạch Dân, chia rẽ đường, mưu toan khôi
phục toàn diện lý luận và đường lối cực tả Mao Trạch Đông. Phối hợp với đòi hỏi
trên, phái “tả” ồ ạt tung lên mạng nhiều bài đổi trắng thay đen, bóp méo lịch sử,
miêu tả những năm tháng bi thảm làm mấy chục triệu người chết đói thành thế giới
thần tiên. Họ nói cải cách-mở cửa làm hỏng hết mọi việc, cổ động quay lại thời
đại Mao.
Trong tim óc những người Trung Quốc 50 tuổi trở
lên, chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông đã sớm mất hết thanh danh, hoàn
toàn phá sản; điều quan trọng nhất hiện nay là phải cho lớp trẻ biết bộ mặt thật
về thời đại Mao.
Công cuộc cải cách-mở cửa là phủ định chứ không
kế thừa đường lối cực tả “Ba cuộc cải tạo lớn”, Đại tiến vọt và Đại cách mạng
văn hoá. Vạch rõ ranh giới này, cải cách-mở cửa mới có đia vị lịch sử chính thống
uốn nắn cái sai, trở lại cái đúng, mở ra con đường mới. Bảo vệ những sai lầm của
Mao thì không thể tăng cường vị trí cầm quyền của ĐCS cũng không thể mang lại
tính hợp pháp cho cải cách-mở cửa.
Từ khi hoàn thành “Ba cuộc cải tạo lớn” đến đêm
trước cải cách-mở cửa, kết quả tiêu diệt chế độ tư hữu là làm cho toàn bộ đất
nước và nhân dân tuyệt đối bần cùng hoá. Trong 20 năm ấy. Trung Quốc đã tiến
hành các cuộc vận động “nắm khâu cách mạng, thúc đẩy sản xuất”, mỗi cuộc vận động
đều nói nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Vậy lực lượng sản xuất
Trung Quốc phát triển đến mức nào? Đời sống nhân dân được cải thiện bao nhiêu?
Về ăn, năm 1956, bình quân tiêu dùng lương thực mỗi người 204 kg, năm 1976 còn
190 kg, giảm 14 kg; dầu thực vật năm 1956 mỗi người 2,565 kg, năm 1976 còn
1,595 kg, giảm 0,97 kg. Về mặc, năm 1959 bình quân mỗi người gần 9,72 mét vải
các loại năm 1976 còn 7,85 m, giảm 1,87 m, riêng năm 1968 mỗi người chỉ được
phát 3 mét phiếu vải. Trong 20 năm từ 1958 đến 1978, lương công nhân các xí
nghiệp sở hữu toàn dân chẳng những không tăng, mà thực tế còn giảm 5,7%, từ 582
NDT giảm xuống còn 549 NDT/ năm. Theo thống kê của Bộ Nông Lâm năm 1973, có 72
huyện sản lượng lương thực dừng lại ở mức thời kỳ đầu giải phóng, gần một triệu
đội sản xuất (chiếm 20% tổng số đội sản xuất trong cả nước) bình quân phần phối
cả năm mỗi người dưới 40 NDT - Các đội này cơ bản không có phân phối tiền mặt.
Có đội thậm chí ngay duy trì tái sản xuất giản đơn cũng rất khó khăn.
Ông Vạn Lý nói: “Tháng 6-1977. Trung ương Đảng cử
tôi làm Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ An Huy. An Huy hồi đó là một tỉnh nông nghiệp lớn,
đồng thời là trọng điểm tai hoạ của sai lầm “tầ” khuynh. Đại diện của -”Lũ bốn
tên” tại An Huy rất tích cực triển khai phong trào “học tập Đại Trại”, tình
hình nông thôn đặc biệt nghiêm trọng, đời sống nông dân vô cùng khó khăn, ăn
đói, mặc rét, nhà ở không ra nhà, “bàn ghế” cũng đều bằng đất, tìm không ra thứ
đồ gỗ nào. Tôi thật không ngờ giải phóng mấy chục năm rồi mà nhiều vùng nông
thôn vẫn nghèo như vậy. Tôi không thể không tự hỏi mình: Do nguyên nhân nào? Có
thể gọi đây là chủ nghĩa xã hội sao? rốt cuộc công xã nhân dân có vấn đề gì? Vì
sao nông dân không tích cực? Năm tôi vừa đến An Huy, 28 vạn đội sản xuất trong
toàn tỉnh, chỉ có 10% giữ được mức ăn no mặc ấm, 60% thu nhập bình quân đầu người
hàng năm dưới 60 NDT, 40% dưới 40 NDT. Sau “Công xã nhân dân hoá” nảy sinh 3
năm khó khăn, khắp nơi đầy rẫy người mắc bệnh phù thũng và chết đói. Theo thống
kê tương đối chuẩn xác, trong 3 năm “Đại tiến vọt”, 73 huyện ở An Huy có 6,33
triệu người chết đói, đứng đầu cả nước về tỷ lệ này.
Đại tiến vọt và Đại cách mạng văn hoá là sự phát
triển ác tính của chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông. Ba năm Đại tiến vọt,
cả nước có 37,55 triệu người chết đói, thiệt hại kinh tế khoảng 120 tỉ NDT. Mười
năm Đại cách mạng văn hoá, theo lời Diệp Kiếm Anh tại lễ bế mạc Hội nghị công
tác trung ương ngày 30-12-1978, có 100 triệu người bị đấu tố 20 triệu người chết,
lãng phí 800 tỉ NDT. Cộng thêm thu nhập quốc dân thiệt hại 500 tỉ (lời Lý Tiên
Niệm tại Hội nghị kế hoạch toàn quốc 20-12-1977) thì lãng phí và thất thu 1.300
tỷ NDT. Từ năm 1949 thành lập CHND Trung Hoa đến năm 1976 khi Mao qua đời,
không có nội chiến, không có thiên tai nghiêm trọng, mà có trên 57,55 triệu người
chết không bình thường, thiệt hại kinh tế 1.420 tỉ NDT. Đầu tư xây dựng cơ bản
của nhà nước trong gần 30 năm đó là 650 tỉ NDT. Những thiệt hại trong hai sự kiện
trên lớn gấp hơn hai lần tổng đầu tư xây dựng cơ bản trong 30 năm ấy. Có nghĩa
là Mao Trạch Đông đã thiêu sạch 2/3 khoản tiền vốn quý giá lẽ ra có thể dùng để
xây dựng đất nước và cải thiện đời sống nhân dân. Đó là bản kê tổng thành tích
của Mao trong xây dựng đất nước theo đường lối lấy đấu tranh giai cấp làm then
chốt.
Có người mù quáng gây rối đã liệt kê những số liệu
phát triển kinh tế quốc dân được thổi phồng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch để
tô điểm cho thời đại Mao, phủ nhận kinh tế quốc dân hậu kỳ Đại cách mạng văn
hoá đã đứng bên bờ vực sụp đổ Câu chuyện do Chương Hàm Chi kể dưới đây đã bác bỏ
mạnh mê những kẻ gây rối trên. Ngày 25-10-1971, với đa số áp đảo, Đại hội đồng
LHQ đã thông qua nghị quyết số 2758, “thừa nhận đại diện Chính phủ CHND Trung
Hoa là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại THQ, nước CHND Trung Hoa
là 1 trong 5 uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo anh, Tháng 4-1975, Trung Quốc cử
Đặng Tiểu Bình dẫn đầu Đoàn đại biểu dự Kỳ họp đặc biệt thứ 6 LHQ. Mọi việc sắp
xếp xong xuôi, đột nhiên phát hiện sang Mỹ phải dùng USD, không thể dùng NDT,
liền khẩn cấp lệnh cho các ngân hàng trong cả nước tập hợp USD. Được bao nhiêu
38.000 USD, đó là toàn bộ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hồi ấy. Tôi không tin,
tra “Tổng biểu dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc những năm qua”, số liệu trong biểu
năm 1974 là 0000 (vì dưới 100.000 không tính, nên là 4 con số 0). Đặng Tiểi
Bình dẫn Đoàn đại biểu sang New York với toàn bộ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc,
ở trong khách sạn sang trọng, nảy sinh chuyện khó xử là Đoàn không có tiền
“boa” nhân viên phục vụ. Trưởng đoàn Đặng Tiểu Bình đem toàn bộ kinh phí cá
nhân của mình cho nhân viên phục vụ khách sạn, khi về nước chỉ có một thanh
sôcôla làm quà cho cháu gái. Dự trữ ngoại tệ của nước ta hiện nay bao nhiêu?
1.200 tỉ USD, vượt Nhật Bản, đứng đầu thế giới. Cải cách mở cửa đã cứu vãn nền
kinh tế quốc dân đang bên bờ vực thầm sụp đổ. Nay có người nói Đại cách mạng
văn hoá không đẩy kinh tế quốc dân tới bên bờ vực thẳm, xây dựng kinh tế trong
Đại cách mạng văn hoá đạt thành tựu lớn biết chừng nào, toàn là những lời lẽ lảm
như chữa lành vết thương rồi quên ngay những đau đớn đã qua.
Phân biệt chế độ tốt hay xấu, chính sách hay hoặc
dở, một là xem việc cải thiện đời sống nhân dân, hai là xem tốc độ phát triển.
Năm xưa Mao Trạch Đông phát động “Đại tiến vọt” nhằm đuổi kịp Anh, vượt Mỹ về tốc
độ. Kết quả “đuổi và vượt” là: Giá trị tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc
năm 1955 chiếm 47% thế giới, đến 1980 tụt xuống còn 2,5% ; năm 1955 gấp 2 lần
Nhật Bản, năm 1960 ngang nhau, năm 1980 chỉ bằng 1/4 Nhật Bản. Giá trị tổng sản
phẩm quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc năm 1955 bằng 1/2 Nhật Bản,
năm 1980 chưa đến 1/20.
Tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ năm 1960 nhiều hơn
Trung Quốc 460 tỉ USD, đến 1980 con số này là 3.680 tỉ USD. Khoác lác vô biên
“đuổi kịp Anh, vượt Mỹ”, kết quả ngày càng tụt xa, “đại tiến” biến thành “đại thoái”.
Lịch sử tuyên cáo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội không tưởng tiêu biểu là
“ba ngọn cờ hồng” (đường lối chung, Đại tiến vọt, công xã nhân dân) của Mao Trạch
Đông đã phá sản hoàn toàn.
Mao Trạch Đông muốn đất nước và nhân dân giàu
lên, về kinh tế đuổi kịp và vượt các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, thường
xuyên đưa ra khẩu hiệu “giải phóng lực lượng sản xuất”, vội vã muốn đầy sản xuất
lên, song biện pháp lại là “phê phán khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa”,
“ngăn chặn phục hồi chủ nghĩa tư bản”, “túm lấy phái đương quyền trong Đảng đi
theo con đường tư bản chủ nghĩa”, về chính sách cụ thể lại không chấp nhận những
biện pháp có lợi cho lực lượng sản xuất phát triển, như phản đối “ba tự, một
bao” (thị trường tự đo, đất phần trăm, tự chịu lỗ lãi, và khoán sản tới hộ), cắt
“cái đuôi” tư bản chủ nghĩa. Mao phản đối cả chế độ lương 8 bậc và việc phát tiền
thưởng cho công nhân. Trong lĩnh vực kinh tế, khuynh hướng tự phát tư bản chủ
nghĩa (tức những nỗ lực của mọi người theo đuổi làm nhiều hưởng nhiều, phát tài
làm giàu) là linh hồn sống của lực lượng sản xuất tiên tiến. Diệt linh hồn này
thì không bao giờ có lực lượng sản xuất tiên tiến. Muốn giàu lên phải khôi phục
danh dự cho “khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa” bị phê phán bao nhiêu năm
này. “Cáp tiêm diệt phú” (không cho ai giàu lên trước) là tử huyệt của chủ
nghĩa xã hội bạo lực, là nguồn gốc khiến Mao thất bại trong lãnh đạo kinh tế.
Mao cho rằng đó là “chính đạo” mác xít, quyết không thay đổi. Nhưng cho đến chết
Mao cũng không hiểu nổi vì sao phát triển sản xuất theo lý luận của Mao, sản xuất
không lên được? Cải tạo đất nước theo “tuyên ngôn Đảng cộng sản”, vì sao càng cải
tạo, đất nước càng nghèo, nhân dân càng khổ? Đó là bi kịch của một người theo
chủ nghĩa xã hội không tưởng muốn làm việc tốt cho đời.
Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, Mác-Ăng-ghen
đã có một số câu sai lầm (như tiêu diệt chế độ tư hữu), về sau “Tư bản luận” tập
1 (trang 832) đề ra “thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân, trên cơ sở cùng chiếm
hữu tư liệu sản xuất”
Mác đưa ra chủ trương trên do được các công ty cổ
phần gợi ý. Công ty cổ phần là tài sản chung của toàn thể cổ đông, là cơ sở chiếm
hữu cộng đồng, cổ phiếu trong tay mỗi cổ đông trên cơ sở nây là chế độ sở hữu
cá nhân được tái thiết lập đó. Cổ phiếu trong tay cá nhân đương nhiên thuộc về
cá nhân, đương nhiên là chế độ tư hữu. Đây là sự bổ sung và uốn nắn đối vớt
“Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.
Qua nghiên cứu, khảo chứng đến bạc đầu, các học
giả “phải tả” một mực khảo chứng “chế độ sở hữu cá nhân” thành “chế độ công hữu”.
Các học giả tương đối trung lập nói câu thách đố do Mác để lại này có thể treo
cao, nhưng không thể mang ra chỉ đạo cải cách-mở cửa, để tránh xa chế độ tư hữu,
tránh xa chủ nghĩa tư bản, giữ vững con đường cách mạng chính thống. Cải cách-mở
cửa phải uốn nắn cái sai, trở lại cái đúng, là uốn nắn sai lầm của Mao Trạch
Đông “tiêu diệt chế độ tư hữu” và “cắt cái đuôi tư bản chủ nghĩa”, thiết lập lại
chế độ sở hữu cá nhân, phát triển kinh tế tư doanh. Bác bỏ quyền sở hữu cá nhân
là chủ nghĩa xã hội không tưởng, giả hiệu, lừa bịp dân chúng.
Đất phần trăm, tự chịu lỗ lãi, thị trường tự do
và khoán sản đến hộ là “thiết lập lại” chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở “chiếm
hữu cộng đồng tư liệu sản xuất” mà Mác nói.
Công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc hiện nay
đã kế thừa và phát triển “ba tự một bao”, khiến nó càng vẻ vang, rực rỡ. Từ chế
độ khoán gắn với sản lượng ở nông thôn, đến chế độ khoán, cho thuê, bán cho cá
nhân kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ ở thành thị, và chuyển
đổi các xí nghiệp lớn sang chế độ cổ phần, “đều nhằm thiết lập lại chế độ sở hữu
cá nhân trên cơ sở cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất”. Rõ ràng đây là chủ trương
của Mác, mà phái tả cứ một mực khăng định làm như vậy là phục hồi chủ nghĩa tư
bản. Luận cứ của họ là những câu nói của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông. Phái cải
cách không còn sùng bái các miếu thần tạo ra những khốn khổ, nghèo nàn đến mạt
hạng, mà trực tiếp thỉnh giáo Mác. Kết quả họ phát hiện: sau khi cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa thành công, thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân mới đúng, mới
là chủ nghĩa Mác thật sự, mới là con đường thẳng đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngược
lại, trong các tác phẩm của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, nhất là trong các vấn
đề chủ nghĩa xã hội là gì, xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào, có rất nhiều
thứ mác xít giả hiệu, chống chủ nghĩa Mác. Ít nhất, họ đã hoàn toàn sai lầm
trên vấn đề căn bản là phải thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân (tức chế độ tư
hữu), thất bại mang tính chế độ của các nước xã hội chủ nghĩa đã chứng minh họ
sai lầm rồi. Cái chủ nghĩa xã hội mà Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông thực hiện là
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác giả hiệu. Lý luận của họ không thể trở thành
tiêu chuẩn đánh giá cái đúng, cái sai hiện nay. Công cuộc cải cách-mở cửa thu
được thành công lớn bởi đã chấp hành chính sách mác xít lớn “thiết lập lại chế
độ sở hữu cá nhân” này.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Con đường đi tới nô dịch”
xuất bản năm 1944, học giả người Áo Kharyek thiện chí nhắc nhở những người xã hội
chủ nghĩa toàn thế giới: “Phải chăng đang tồn tại một bi kịch lớn hơn, khi
chúng ta tạo dựng có ý thức tương lai của mình theo một lý tưởng cao thượng: có
nhiều khả năng chúng ta đang đi ngược lại mục tiêu mình theo đuổi mà không biết”.
Mao Trạch Đông là một con người lý tưởng chủ nghĩa như vậy, ông muốn đưa mọi
người lên thiên đường, nhưng lại đẩy họ xuống địa ngục lúc nào không biết.
Mãi đến khi vị “đại cứu tinh” này chết đi, các
công xã nhân dân bị giải tán, nông dân được làm chủ vận mệnh của mình, “khuynh
hướng tự phát tư bản chủ nghĩa” của kinh tế tiểu nông được phát huy đầy đủ,
nông dân mới thật sự được cứu thoát khỏi chiếc cùm công xã, những người nông
dân làm ăn riêng lẻ đã thực hiện được giấc mộng sản lượng 450 triệu tấn lương
thực mà Mao Trạch Đông tổn hết tâm sức cũng không làm nổi. Năm 1996, sản lượng
lương thực vượt trên 500 triệu tấn, bông trên 4,2 triệu tấn. Từ đó, cung cấp
lương thực và các nông sản chủ yếu khác của Trung Quốc đã tứ thiếu thốn kéo dài
chuyển sang tổng lượng cơ bản cân bằng, năm được mùa có dư. Trung Quốc chiếm gần
10% đất canh tác trên thế giới, nuôi sống 20% dân số toàn thế giới, và từ năm
1997, hàng năm xuất khẩu nông sản đạt 5 tỉ USD. Huyện Thượng Thái (Hà Nam)
trong Đại tiến vọt chết đói hơn 4 vạn người. Đêm giao thừa năm 2006, có hơn 40
chiếc ô tô con sang trọng đậu ở thôn Lý Kiều, thị trấn Dương Tập, một thôn chỉ
có hơn 700 nhân khẩu ở huyện này, chủ xe đều là những nông dân trong thôn ra
ngoài làm ăn và trở nên giàu có. Chỉ cần trả lại quyền lợi và tự do cho nông
dân, tự họ sẽ lựa chọn con đường phát triển và sáng tạo tương lai xán lạn cho
mình.
Cần thực sự cầu thị rút ra kết luận: Các cuộc “cải
tạo xã hội chủ nghĩa” đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp
tư bản chủ nghĩa, cùng các cuộc Công xã hoá, Đại tiến vọt, Đại cách mạng văn
hoá do Mao Trạch Đông chủ đạo là chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội
bạo lực, gây thiệt hại hết sức đau lòng cho tính mạng và tài sản của nhân dân
Trung Quốc, khiến sự phát triển của xã hội trì trệ, làm chậm tiến trình hiện đại
hoá, là bài học đau đớn con cháu ngàn vạn đời phải ghi sâu.
Công cuộc cải cách-mở cửa do Đặng Tiểu Bình,
Giang Trạch Dân, Hồ Cầm Đào lãnh đạo đã giành được thành tựu lớn lao cả thế giới
đều công nhận, đây là “đạo lý cứng” đủ để thống nhất tư tưởng toàn đảng, toàn
dân. Tại Đại hội giúp nghèo toàn cầu của Ngân hàng Thế giới ngày 26-5- 2004, thủ
tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Từ khi cải cách-mở cửa đến nay, kinh tế quốc dân
Trung Quốc liên tục phát triển nhanh, từ 1979 đến 2003, giá trị tổng sản phẩm
quốc dân từ 362,4 tỉ NDT tăng lên tới 11.690 tỉ NDT, trừ nhân tố giá cả, tăng
trưởng 8,4 lần. Trong thời gian này, mức tiêu dùng bình quân của cư dân cả nước
bình quân hàng năm tăng 7%, tính theo tỉ giá hối đoái hiện hành, giá trị tồng sản
phẩm quốc dân tính theo đầu người năm 2003 đạt 1.090 USD, đời sống nhân dân về
tổng thể đã đạt mức khá giả”.
Từ 1979 đến 2003, thu nhập bình quân của người
dân thành thị Trung Quốc táng gấp 25 lần, từ 400 NDT lên trên 10.000 NDT; thu
nhập bình quân của người dân nông thôn tăng gần 20 lần, từ 150 lên 2.800 NDT.
Năm 1999, càn cứ vào mức tàng trưởng thu nhập bình quân tính theo đầu người,
Ngân hàng Thế giới đã nâng cấp Trung Quốc từ “nước thu nhập thấp” lên “nước thu
nhập thấp vừa phải”.
Lực lượng sản xuất như ảo thuật này từ đâu tới?
Từ sự phát triển chung của nền kinh tế hỗn hợp, chủ yếu là kinh tế tư nhân.
Cũng chính là kinh tế tư bản chủ nghĩa mâ chúng ta muốn xoá sạch trước cải
cách-mở cửa. Có người nói thành tựu ngày nay hoàn toàn dựa vào cơ sở được tạo dựng
trong thời đại Mao Trạch Đông. Chúng ta hãy xem xét một sự thật giản đơn: Năm
1958 phát động 90 triệu nông dân luyện gang thép, lãng phí 2,3 tỉ NDT, làm ra 6
hiệu tấn gang phế liệu, gom cho đủ 10,7 triệu tấn gang, thoả mãn thề diện Mao
Trạch Đông. Sản lượng thép cả nước năm 1976 khi Mao qua đời chỉ có 26 triệu tấn,
song năm 2003 đã đạt 220 triệu tấn, 8 năm liền đứng đầu thế giới. Rốt cuộc, cuộc
cách mạng công nghiệp vĩ đại được hoàn thành khi nào, chẳng lẽ còn phải luận chứng
hay sao? Tô Cương là nhà máy gang thép quốc doanh cỡ lớn có 12.000 công nhân
viên, tổng tài sản 5,3 tỉ NDT, Tập đoàn gang thép Vĩnh Cương (Giang Tô) là một
trong 10 xí nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc có 2.000 công nhân viên, tổng
tài sản 1,5 tỉ NDT. Lợi nhuận và thuế Tô Cương đóng góp cho nhà nước không bằng
một nửa Vĩnh Cương. Theo điều tra, năng suất lao động của các xí nghiệp tư nhân
ít nhất gấp hơn 4 lần xí nghiệp quốc doanh. Năm 1993, nhân dân Trung Quốc chia
tay thời đại kinh tế tem phiếu. Thị trường trong nước vật giá ổn định, hàng hoá
dồi dào, xuất hiện cảnh tượng phồn vinh chưa từng thấy. Chúng ta vào các gia
đình dân thường nhin xem, ti vi mầu, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, máy giặt,
điện thoại bàn, điện thoại di động, máy vi tính, có thứ nào được làm ra trong
thời đại Mao Trạch Đông?
Chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông đã cản
trở và trì hoãn công cuộc phát triển kinh tế và hiện đại hoá Trung Quốc là sự
thật không thể tranh cãi. Công cuộc cải cách-mở cửa đã tạo nên hàng loạt chủ xí
nghiệp tư nhân, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Ngày 30-6-
2005, cuốn sách xanh “Báo cáo về sự phát triển của các xí nghiệp tư nhân Trung
Quốc” đầu tiên ra đời. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Hội liên hiệp công
thương toàn quốc xét từ góc độ phân chia sản nghiệp, các xí nghiệp tư nhân qui
mô lớn chủ yếu tập trung ở sản nghiệp thứ hai (79%) và sản nghiệp thứ ba (20%),
số xí nghiệp ở sản nghiệp thứ nhất chỉ có 1%. Trong sản nghiệp thứ hai, các xí
nghiệp tư nhân chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo (74%) và xây dựng (3%):
trong sản nghiệp thứ ba chủ yếu tập trung trong các ngành thương nghiệp, ăn uống,
tổng hợp, nhà đất. “Sách xanh” dự báo dưới tiền đề kinh tế vĩ mô Trung Quốc
không ngừng được cải thiện, kinh tế tư nhân trong 5 đến 10 năm tới sẽ tiếp tục
tăng trưởng cao trên 4 mặt sau: Một là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm trên 10%, tỉ lệ đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân cũng giữ ở mức trên 60%. Hai là tốc độ tăng giá trị công nghiệp trong lĩnh
vực kinh tế tư nhân cũng ở mức trên dưới 15%. Ba là kinh tế tư nhân mỗi năm sẽ
tiếp nhận khoảng 10 triệu lao động mới. Bốn là xuất khẩu của kinh tế tư nhân sẽ
giữ tốc độ tăng trưởng 30%. Kinh tế tư nhân đã trở thành chủ lực xuất khẩu,
thay thế quốc doanh truyền thống.
Biện pháp chính trị có lợi nhất cho đông đảo
nông dân là miễn thuế nông nghiệp. Trên 20% lượng nông sản chủ yếu tăng lên
trên thế giới trong 25 năm qua đến từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Nông Lâm Đỗ Thanh Lâm nói hiện nay,
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng lương thực, bông, hạt có dầu, rau
tươi, hoa quả, thịt, trứng, thuỷ sản. Sản lượng lương thực hàng năm của Trung
Quốc từ 300 triệu tấn tăng lên 500 triệu tấn, thực hiện bước chuyển biến lịch sử
cung cấp nông sản phẩm chủ yếu từ thiếu thốn triền miên sang tổng lượng đại thể
cân bằng, năm được mùa có dư.
Theo tư liệu do Bộ Tài chính cung cấp, từ khi cải
cách-mở cửa đến nay, công tác giúp nghèo đã thu thành tựu lớn lao, số dân cực
nghèo ở nông thôn từ 250 triệu năm 1958 (di sản Công xã hoá của Mao) giảm xuống
còn 29 triệu cuối năm 2003, giảm 88,4% trong 25 năm, tỉ lệ phát sinh dân nghèo
từ 30% giảm xuống còn trên dưới 3%, vấn đề ăn no, mặc ấm của người nghèo đã cơ
bản được giải quyết.
Báo cáo về sự phát triển của loài người và chỉ
tiêu phát triển trên thế giới do Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới công bố
năm 2005, nêu rõ Trung Quốc là mẫu mực thành công xoá nghèo trên toàn cầu.
Theo Báo cáo công tác năm 2007 của thủ tướng Ôn
Gia Bảo, chính phủ đã tăng đầu tư giải quyết vấn đề giáo dục phổ cập 9 năm. Tài
chính trung ương 3 năm liền dầu tư tổng cộng 9 tỉ NDT cho các công trình xây dựng
trường nội trú ở nông thôn, 7.651 trường được lợi, Công trình giáo dục từ xa hiện
đại dành cho các trường trung tiểu học ở nông thôn đã được đầu tư 8 tỉ NDT, các
trường nằm trên 80% khu vực Miền Trung, Miền Tây và trên 100 triệu học sinh
trung tiểu học có thể cùng được hưởng nền giáo dục chất lượng cao.
Đã cơ bản xây dựng xong hệ thống phòng-chống các
bệnh hiểm nghèo công năng tương đối hoàn thiện bao phủ thành thị và nông thôn,
và hệ thống cứu chữa các sự kiện y tế đột phát. Đã khởi động xây dựng hệ thống
dịch vụ y tế nông thôn, tài chính trung ương đã điều 2,7 tỉ NDT từ quỹ công
trái để xây dựng các công trình cơ sở khám chữa bệnh ở ba cấp huyện, xã, thôn.
Phạm vi thí điểm hợp tác chữa bệnh kiểu mới ở
nông thôn đã được mở rộng ra 1.451 huyện và đơn vị hành chính tương đương, chiếm
50,7% số huyện trong cả nước, có 410 triệu nông dân tham gia; tài chính trung
ương chi 4,27 tỉ NDT, tài chính địa phương cũng chi tương ứng, nâng cao khá nhiều
tiêu chuẩn hỗ trợ nông dân tham gia hợp tác chữa bệnh. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống
dịch vụ y tế ở thành thị lấy khu làm cơ sở. Công tác cứu trợ y tế ở thành thị
và nông thôn được tăng cường. Tài chính trung ương chi 5,1 tỉ NDT để giúp các địa
phương tăng cường dịch vụ y tế công cộng. Công tác phòng chống các bệnh hiểm nghèo
như AIDS có tiến triển rõ rệt.
Tóm lại, khuôn khổ hệ thống bảo hiểm xã hội mang
màu sắc Trung Quốc đã cơ bản hình thành. Thực sự cầu thị mà nói, có được tài lực,
vật lực như vậy là kết quả đoàn kết giai cấp tư sản xây dựng chủ nghĩa xã hội,
sản xuất vươn lên một nấc thang cao.
Các chuyên gia Mỹ dự báo: “Đến năm 2030, tổng lượng
kinh tế của Trung Quốc đại thể đạt mức Mỹ và châu Âu. Thu nhập của mỗi người
dân Trung Quốc có lẽ chỉ bằng 1/5 thu nhập của người Mỹ, nhưng mức sống của người
dân sẽ được nâng cao rõ rệt so với hiện nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ
cảm nhận được thống thay đổi của đất nừôc mình trên các mặt du lịch, giáo dục,
vãn hoá và nhà ở”.
Trong vấn đề chủ nghĩa xã hội là gì và xây dựng
chủ nghĩa xã hội như thế nào đi con đường kiểu Liên Xô, thực hiện chủ nghĩa xã
hội bạo lực, tiêu diệt chế độ tư hữu, càng làm càng nghèo, thất bại rồi; đi con
đường Thụy Điển, thực hiện chủ nghĩa xã hội dân chủ, bảo hộ chế độ tư hữu, đoàn
kết giai cấp tư sản, đã thành công lớn. Thành công này biểu hiện ở năm 2003 đã
sáng tạo năng suất lao động gấp 33 lần (theo tính toán của Cục Thống kê nhà nước,
năng suất lao động cả năm 1978 bằng 11 ngày năm 2003). Năng suất lao động rất
cuộc là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất để chế độ mới chiến thống chế độ cũ,
đường lối đúng đần chiến trung đường lối sai lầm, chủ nghĩa xã hội dân chủ chiến
trang chủ nghĩa xã hội bạo lực.
Cải cách-mở cửa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Trước
sự thách thức của ý thức hệ “tả” khuynh, thực hiện đối sách “không tranh luận”
trong một thời kỳ nhất định là đúng đắn. Phát triển là đạo lý cứng, rất nhiều
việc phải đến khi kinh tế phát triển rồi, mới nói rõ được. Qua hơn 20 năm phát
triển, nay đã có đủ “đạo lý cứng” để nói rõ ràng. Hồ Cẩm Đào đã kịp thời đề ra
nhiệm vụ lịch sử giải quyết triệt để vấn đề ý thức hệ, thực thi công trình
nghiên cứu và xây dựng lý luận mác xít. Phần cốt lõi trong công trình nghiên cứu,
xây dựng lý luận này là phải từ trong di sản của chủ nghĩa Mác, loại bỏ những cặn
bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực (tức chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa
xã hội phong kiến), rút ra tinh hoa chủ nghĩa xã hội dân chủ, thanh lý Tư tưởng
Mao Trạch Đông, phát huy rạng rỡ lý luận dân chủ mới. Loại bỏ đường lối, chính
sách của chủ nghĩa xã hội bạo lực thì không thể không dụng chạm đến lý luận tả
khuynh đẻ ra và bảo vệ những đường lối và chính sách này.
Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu
sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo
điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý
luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc
nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải
cách-mở cửa. Tháng 6-2005, phát biểu tại lớp nghiên cứu chuyên đề nâng cao năng
lực xây dựng xã hội hài hoà của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và bộ, Hồ Cẩm Đào đã đề
ra kiên trì quan điểm phát triển khoa học lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội
hài hoà. Ông nói:
“Lấy con người lâm gốc là kiên trì phát triển vì
nhân dân, phát triển dựa vào nhân dân, thành quả phát triển do nhân dần cùng hưởng,
luôn luôn coi lợi ích cán bản của đông đảo nhân dân làm mục tiêu và điểm xuất
phát cán bần trong công tác của Đảng và Nhà nước, ra sức giải quyết những vấn đề
lợi ích quần chúng quan tâm nhất, trực tiếp nhất, hiện thực nhất.
Trong khi thúc đẩy phát triển, đặt bảo vệ công bằng
xã hội vào vị trí nổi bật hơn, vận dụng tổng hợp nhiều biện phấp, dựa vào luật
pháp, từng bước thiết lập hệ thống đảm bảo công bằng xã hội, với nội dung chủ yếu
là công bằng về quyền lợi, công bằng về cơ hội, công bằng về quy tắc, và công bằng
trong phân phối, khiến toàn thể nhân dân cùng được hưởng thành quả cải cách và
phát triển, công vững bước tiến lên theo hướng giàu có.
Lấy con người làm gốc là tinh tuý của chủ nghĩa
xã hội dân chủ. Trong cuộc cải cách ý thức hệ, phải lấy quan điểm phát triển
khoa học “con người là gốc” của Hồ Câm Đào làm cương lĩnh chung, dựa trên cơ sớ
chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, chủ nghĩa dân
chủ mới của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba
đại diện”, tiếp thu kinh nghiệm quản lý đất nước của các đảng dân chủ xã hội: cầm
quyền dân chủ, cầm quyền liêm khiết, thu hẹp ba sự chênh lệch lớn (giữa thành
thị và nông thôn, công nhân và nông dân, lao động trí óc và lao động chân tay),
tạo dựng ý thức hệ hài hoà với trào lưu dân chủ thế giới, hình thành lý luận cầm
quyền hoàn chinh, thích nghi tình hình đất nước. Lý luận này đặt tên là lý luận
chủ nghĩa xã hội dân chủ, đưa vào điều lệ đáng và hiến pháp. Từ nay không đưa
tên bất cứ ai vào tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để loại bỏ di chứng và
ảnh hưởng của tệ sùng bái cá nhân, thiết lập quyền phát ngôn của phái cải cách.
Đổi tên ĐCSTQ thành Đảng Dàn chủ Xã hội, tham gia Quốc tế xã hội, để kế tục cội
nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội do Mác-Ăng-ghen sáng lập, xác lập vị trí
lịch sử chính thống của phái cải cách, để người trong nước và thế giới thấy
hoàn toàn mới mẻ. Đi bước này sẽ ảnh hưởng lớn lao tới việc thống nhất Trung
Hoa, cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc vơi EU, Mỹ. Nga và các nước dân chủ, tạo
môi trường quốc tế tốt nhất cho Trung Quốc cất cánh bay cao. ■
Trở về Mục Lục ở đầu sách
No comments:
Post a Comment