Mai Hoa - Vào ngày Chủ Nhật 5/5 này Anh Ba Sàm
Nguyễn Hữu Vinh sẽ mãn bản án 5 năm tù giam mà nhà cầm quyền đã kết tội ông vì
những bài viết trên trang mạng Anh Ba Sàm do ông thành lập. Nhìn lại vụ án Anh
Ba Sàm – đánh giá của các luật sư về các phiên tòa và bản án, đánh giá những
ảnh hưởng của trang mạng này tới người đọc từ các nhà báo độc lập.
Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh Cộng sản là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời. - Dalai Lama - "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá"- Mikhail Gorbachev - "Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim". - Vladimir Putin
Monday, June 24, 2019
ANH BA SÀM: TỪ THIẾU TÁ CÔNG AN ĐẾN NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VÀ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Nguyễn
Hữu Vinh, tức nhà báo Anh Ba Sàm, là một thám tử tư và là người sáng lập trang
Anh Ba Sàm.
Ông từng
là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, thiếu tá an ninh, nhưng đã tự xin ra khỏi
ngành.
Ông Vinh
bị bắt vào tháng 5/2014 và bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 1999.
TIN VUI: ANH BA SÀM ĐÃ RỜI KHỎI NHÀ TÙ NHỎ TRỞ VỀ NHÀ TÙ LỚN VỚI GIA ĐÌNH VÀ BÈ BẠN
Trịnh Hữu Long - Luật Khoa Tạp Chí
Anh Ba Sàm ra tù, bị trại giam thu giữ trên 1.000 trang ghi
chép cá nhân
Hôm nay, 5/5, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) mãn hạn tù
và được trả tự do tại Trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hoá.
Friday, May 31, 2019
ĐI NHẬN XÁC THẦY
Bia của Thầy Horst Gunter Krainick và phu nhân, cô Elisabeth Krainick. Theo thứ tự từ trái sang phải: anh Đồng Sĩ Nam khóa 5, Thầy Bùi Minh Đức, chị Trần Bích Thủy khóa 7, anh Dương Quang Hớn khóa 6, anh Phan Tiên Thái khóa 5, anh Lê Đình Thương khóa 1, cô Búp (khóa 10?), Thầy Lê Huy Chước, anh Hà Thúc Như Hỷ khóa 2, anh Phạm Đăng Thiện khóa 3, anh Trần Phước khóa 7, anh Hầu Mặc Sửu khóa 1 (quay mặt) và con trai của Thầy Krainick (Mr. Krainick Jr.) |
Tôn Thất Sang
-
Kính dâng hương hồn các vị Giáo Sư Đức
Quốc:
Giáo Sư Gunther Krainick và Phu
Nhân:
-
Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943
-
Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg 1951
-
Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954
-
Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế
Giáo Sư Raymund Discher:
-
Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
-
Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
Bác
Sĩ Alterkoster:
-
Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương
-
Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiểm
NHẠC SỸ VŨ ĐỨC NGHIÊM
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh ngày
30/6/1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong một gia
đình tin kính Chúa. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm là con trai của ông bà Vũ Đức Thọ, và
là em trai của Mục
sư Vũ Đức Chang.
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm say mê âm nhạc
từ thuở nhỏ. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 17 tuổi. Bài hát đầu tiên ông
viết là Bến May (1947), một tình ca. Bài thánh ca đầu tiên ông viết là Đêm Đông Xưa, một ca
khúc được sáng tác vào mùa giáng sinh năm 1947. Bài hát đã được các tín hữu
Tin Lành Việt Nam đón nhận và yêu thích. Mặc dầu bài hát đã được sáng tác
cách đây 70 năm, nhưng Đêm Đông Xưa vẫn thường xuyên được hát tại các nhà thờ
vào dịp lễ Giáng Sinh hằng năm.
NHẠC SỸ THỤC VŨ VÀ “ANH Ở ĐÂY”
Văn Quang
Nhạc sĩ Thục Vũ tên thật là Vũ Văn
Sâm, Trung tá Chiến tranh Chính trị, Tham mưu trưởng khối Chiến tranh chính trị
Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, vào tù năm 1975 và qua đời trong vùng rừng
núi Sơn La, Bắc Việt năm 1977, sau gần hai năm tù đày.
CON NGỰA GIÀ CỦA CHÚA TRỊNH
Phùng
Cung
Phương-Lộ là một làng
nhỏ hẻo lánh, nằm lọt trong một thung lũng phía Nam chân núi Tản, cách chợ
Đan-Lâm chừng bẩy dậm. Từ Đan-Lâm vào Phương-Lộ, trên con đường đất mòn, ngoằn
ngoèo men theo dòng suối phải qua một chiếc cầu bằng đá vắt ngang suối, bên cạnh
một ngôi đền nhỏ. Trong làng có lão già họ Nông, hai đời chuyên nghề buôn ngựa.
Ông cụ sinh ra lão ngày trước là mã phu của triều Trần; khi mãn lính, trở về
làng làm nghề buôn ngựạ Năm mười bốn tuổi, lão đã theo cha ra chợ Đan-Lâm học
nghề. Lớn lên, lão đã nổi tiếng khắp vùng về môn xem tướng ngựa.
Thursday, May 30, 2019
ĐÁ NÁT VÀNG PHAI
Kim Thanh/Người Lính Già Oregon
1. Đầu năm 1976, từ trại Long
Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, cùng với các thành phần “ác ôn, có nợ máu” gồm
An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị (CTCT), Cảnh Sát, Tuyên Úy, có cả Tổng Giám Mục
Nguyễn Văn Thuận –toàn là hàng độc, dữ dằn, cấm kỵ, dưới mắt Việt Cộng. Gần ba
ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên của Việt
Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. Ai ở đâu là chết dí chỗ đấy, tiểu tiện
phải bước qua những thân người nằm rũ liệt, nghe chửi thề inh ỏi khi lỡ đạp lên
bụng một ông khó tính, mới đến được hai cái thùng gỗ nhỏ đặt ở cầu thang, lúc
nào cũng đầy ứ. Nước uống và lương khô được thòng dây xuống, y như cảnh trong
một phim buôn bán nô lệ đã xem đâu rồi.
Thursday, January 31, 2019
VĂN TẾ 74 TỬ SĨ TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA NGÀY 17 – 19.01.1974
Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
Hỡi ơi!
Hỡi ơi!
Nhẹ tựa lông hồng,
Nặng tày non Thái.
Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng,
Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.
Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương,
Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.
Nặng tày non Thái.
Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng,
Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.
Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương,
Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.
TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU
Ðây là một cuốn sách thứ ba của tiến sĩ
Nguyễn Tiến Hưng, cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.” Hai cuốn trước đó là “Hồ sơ
mật Dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Tất cả những tác phẩm của ông
đều rất đồ sộ với phần tổng hợp những chứng liệu đã được giải mật của Hoa Kỳ và
bộ sưu tập của riêng ông.
Từng là Tổng Trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn
của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cho nên những điều mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
viết ra trong tác phẩm của ông phải là những điều cần đọc và nên đọc. Ðiểm cần
nhấn mạnh ở đây rằng lần này, có phần tâm tư của Tổng Thống Thiệu, một cựu lãnh
đạo VNCH mà cho đến lúc qua đời, không có cuốn hồi ký nào hay để lại những bút
tích về một giai đoạn chiến tranh nghiêm trọng liên hệ đến sự mất còn của miền
Nam Việt Nam.
Subscribe to:
Posts (Atom)