Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu bầu bổ sung một số
thành viên cho hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu
184/192. Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều của dư luận trong nước và
quốc tế trên đường Việt Nam trở thành thành viên mới nhất vẫn là những đề tài
nóng.
Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ vừa bầu ra 14 thành viên mới
vào Hội đồng Nhân quyền, đây là cơ quan theo dõi và kiểm soát tình trạng lạm
dụng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết trong những trường hợp cần thiết.
Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất so với 13 nước còn lại, đạt 184/192
phiếu thuận.
Hội đồng nhân quyền LHQ được thành lập năm 2006 với vai trò là
cơ quan quốc tế tối cao về quyền con người, chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền con người trên khắp
toàn cầu, hợp tác chặt chẽ và khuyến khích các quốc gia cải thiện nhân quyền.
Việt Nam đã tự ứng cử cả thành viên Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ 3 năm 2014 – 2016. Ngay từ những ngày đầu tiên, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên diện rộng cả trong nước và nước ngoài, cũng như luôn chủ trương khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Việt Nam cần phải đảm bảo rằng Việt Nam hoàn
toàn tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, giờ là lúc đòi hỏi Việt Nam cần phải
tuyệt đối tôn trọng những nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế.
- Bà Isabelle Arradon
- Bà Isabelle Arradon
Tiền thân của Hội đồng này là Ủy ban nhân quyền LHQ với mục tiêu
là “thúc đẩy và khuyến khích sự tôn rọng các quyền của con người và các
quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính,
ngôn ngữ hoặc tôn giáo.”
Việt Nam đã tự ứng cử cả thành viên Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ 3 năm 2014 – 2016. Ngay từ những ngày đầu tiên, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên diện rộng cả trong nước và nước ngoài, cũng như luôn chủ trương khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Gần đây nhất, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ ngoại giao VN
ngày 7/11, người phát ngôn Lương Thanh Nghị khẳng định “Việt Nam tin
tưởng vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền và
cam kết sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính
hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng trên tinh thần đối thoại, hợp tác,
bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.”
Trên các phương tiện truyền thông “lề phải” Việt Nam vẫn luôn
nhấn mạnh trong những năm qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tự trong tất cả
các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc
tế ghi nhận. Quyền con người được phát huy và sự tham gia tích cực của người
dân vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng
của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Việt Nam cũng đã hoàn thành
một số mục tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của LHQ trong đó có những mục tiêu
quan trọng liên quan đến đảm bảo quyền con người như xóa đói giảm nghèo và bình
đẳng giới.
Việt Nam cũng công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị
phổ dụng, và ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính
trị cũng như Công ước Quốc tế về các Quiyền Kinh tế. Xã hội và Văn hóa.
Những đánh giá khác
biệt
Tuy nhiên, quyền con người, theo các tổ chức đánh giá nhân quyền
độc lập không chỉ giới hạn ở những gì Việt Nam đã và đang đạt được mà theo tiêu
chuẩn chung thì Việt Nam còn cần phải làm nhiều điều hơn nữa. Chính vì thế,
những tổ chức độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty
International (Ân Xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên Giới)… lại
đưa ra những đánh giá khác biệt.
Cụ thể là mới đây, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách
khu vực Châu Á đưa ra nhận định của tổ chức này khi ngày càng có nhiều bloggers
hơn tại Việt Nam bị bắt giữ:
Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam
hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy tòa án Việt
nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính
quyền chiếm đất đai, nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là
chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều
người thuộc mọi giới.
Tổ chức HRW chỉ ra con số những người phản đối ôn hòa bị chính
quyền VN kết tội hình sự là lớn và không ngừng gia tăng. Theo thống kê, trong
năm 2012, ít nhất 40 người được biết là đã bị kết tội và tuyên án tù trong các
phiên tòa không đáp ứng đúng những quy trình và chuẩn mực quốc tế cũng như các
tiêu chuẩn xét xử công bằng. HRW đưa ra con số báo động là chỉ trong vòng 6
tháng đầu năm, Việt Nam đã bắt giữ nhiều hơn con số của cả năm 2012.
Mới đây nhất, hôm 7/11 vừa qua, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho phổ
biến một bản thông cáo báo chí với nội dung cơ bản là Việt Nam cần phải chấm
dứt ngay việc đàn áp những tiếng nói đối kháng và ngay lập tức phải có những
biện pháp bảo vệ các nhà đấu tranh khỏi sự sách nhiễu hay bỏ tù, chỉ bởi họ lên
tiếng thực hiện quyền của mình. Bà Isabelle Arradon phó giám đốc của Ân Xá Quốc
Tế phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nêu quan điểm của họ đối với
chúng tôi:
Lý do mà chúng tôi phổ biến bản thông cáo này là vì chúng tôi
rất quan ngại về tình hình tại Việt Nam vài năm qua khi ngày càng có nhiều nhà
đấu tranh dân chủ, chính trị bị bắt giữ chỉ với nguyên nhân là họ có những ý
kiến đối kháng… quan trọng hơn đây là thời điểm mà Việt Nam đang kiếm tìm một
ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ và cam kết thực hiện đầy đủ những điều luật
quốc tế về nhân quyền.
Việt Nam cần phải đảm bảo rằng Việt Nam hoàn toàn tôn trọng
quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, giờ là lúc đòi hỏi Việt Nam cần phải tuyệt đối
tôn trọng những nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế.
Bà Isabelle cho biết tổ chức Ân Xá Quốc Tế có phần nói về “những
tiếng nói bị dập tắt” mô tả việc hàng trăm người bị bắt giữ, sách
nhiễu, giam cầm… theo đó, trong vòng vài năm qua, vì lên tiếng với những suy
nghĩ khác biệt mà có đến 75 người ở Việt Nam bị bỏ tù, đơn giản là họ chỉ thể
hiện quyền bày tỏ của mình một cách ôn hòa.
Nhân quyền là một trong những vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam luôn có
những ý kiến trái chiều giữa chính phủ Việt Nam và các tổ chức tranh đấu dân
chủ ở nước ngoài, cũng như ngay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hàng năm, Bộ ngoại
giao Hoa Kỳ vẫn thường công bố về tình hình nhân quyền thế giới, trong đó có
Việt Nam và Việt Nam vẫn nằm trong những quốc gia bị đánh giá là thiếu tự do về
ngôn luận, tự do báo chí và internet dù rằng VN không còn nằm trong danh sách
các nước cần phải quan tâm đặc biệt (CPC) vào năm 2006.
Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng
nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua.
- Ông Phil Robertson
- Ông Phil Robertson
Lên tiếng phản ứng về những cáo buộc mà Hoa Kỳ nêu lên rằng Việt
Nam bắt bớ các bloggers hay ngày càng thắt chặt các quyền tự do ngôn luận, hội
họp… những quyền cơ bản của con người, Việt Nam cho rằng những công dân đó đã
lợi dụng quyền tự do ngôn luận... để tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân
và Việt Nam luôn khẳng định việc bắt giữ các công dân đó không phải vì họ sử
dụng blog hay các trang mạng mà là xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ đề nhân quyền được đánh giá là một cuộc chiến kéo dài, không
có hồi kết giữa các phe ủng hộ và phản đối. Với việc Việt Nam vừa thành công
trở thành thành viên mới nhất của Hội đồng nhân quyền LHQ, hi vọng lời cam kết
của phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam rằng: Việt Nam sẽ đóng góp
tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch,
khách quan bảo vệ các giá trị quyền con người không chỉ trên phạm vi
toàn cầu mà còn ở ngay cả trong nước. Hẳn câu nói “việc nhân nghĩa cốt
ở yên dân” trong Bình Ngô Đại Cáo vẫn giữ nguyên giá trị tự ngàn đời!
No comments:
Post a Comment