Thursday, February 28, 2013

THƯ NGỎ GỞI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Kính gửi
Ông Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
 Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,

XIN ÔNG HÃY NGẪM LẠI LỜI MÌNH NÓI!

Thái Thú Nguyễn Phú Trọng Bán Nước
Lời Dẫn:  Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau:

“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến dự thảo sửa đổi hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống chứ còn gì nữa. Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Hả? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, kí đơn tập thể...thì nó là cái gì? Cho nên các đồng chí phải quan tâm xử lý cái này.”

Tuesday, February 26, 2013

KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

NHÀ BÁO NGUYỄN ĐẮC KIÊN BỊ ĐUỔI VIỆC VÌ BÀI BÁO NÀY


Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội
17h59-26.2.2013

Báo Gia Đình và Xã Hội

VỀ BỐ CÁO “KHÔNG TIẾP NGƯỜI NHẬT, NGƯỜI PHI, NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CHÓ”

Nguyễn Thu Trâm, 8406
Gần đây, một nhà hàng bán thức ăn nhanh "Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành của Trung Cộng dán một bố cáo với nội dung  là "Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - Người Philippines - Người Việt Nam và CHÓ". Bố cáo đó đã được một người Mỹ gốc Hoa chụp lại và phổ biến trên mạng xã hội vào ngày 22 tháng 02 vừa qua, đã gây bất bình và phẫn nộ không chỉ riêng ở Việt Nam, mà cả Nhật Bản và Philippines. Đối với những người có lòng tự trọng dân tộc, thì bố cáo đó là một đại xúc phạm danh dự dân tộc, khó có thể bỏ qua.

Monday, February 25, 2013

TUYỆT THỰC Ở TRẠI GIAM CỔNG TRỜI


Lời Phi Lộ
Hoàng Hải Thủy
Tháng Bảy năm 1954, đất nước chia đôi, cả triệu người Việt Nam bỏ miền Bắc đi vào Nam. Năm ấy có một số người Việt ở miền Nam đi ra Bắc, số người này rất ít.
Về văn nghệ sĩ, năm 1954, tôi được biết Trung Sĩ Hoàng Giác, tác giả bản nhạc Ngày Về — Tung cánh chim tìm về tổ ấm.. Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm — Trung sĩ Nguyễn Minh Lang, tiểu thuyết gia, đang làm việc trong Phòng Năm Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn, hai ông bỏ Sài Gòn trở ra Hà Nội. Ở Hà Nội, tôi được biết có ba ông sĩ quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở lại. Đó là các ông Đại Úy Hoàng Phụng Tỵ, nhà thơ, Đại Úy Hoàng Công Khanh, tác giả Kịch Thơ Bến Nước Ngũ Bồ, và Đại Úy Kiều Duy Vĩnh.

Saturday, February 23, 2013

LÊ PHONG LAN, KẺ THỎA DÂM TRÊN NHỮNG OAN HỒN XỨ HUẾ


Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Có lẽ không đâu trên đất nước Việt Nam mà những ngày Xuân về Tết đến lại thê lương, lại “tang chí kỳ ai” như ở Huế, bởi sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 thì cứ hằng năm, từ tiết Nguyễn Đán cho đến Nguyên Tiêu, hàng ngàn gia đình đồng bào Huế âm thầm cúng giỗ và cầu siêu cho thân nhân của họ, là trong số hơn 7.000 nạn nhân  bị cộng quân thảm sát trong đợt “Tổng công kích và Tổng Nổi Dậy” cách đây 45 năm vào dịp tết Mậu Thân 1968.

Friday, February 22, 2013

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO - NGUYỄN TRÃI



Phiên âm Hán Việt
Bản dịch
Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược viết:

CHUYÊN ĐỀ MẬU THÂN 1968 - BÀI 6


Việt Cộng là ai?
Trần Quốc Việt  dịch - Lệ Xá Tây, Nam Việt Nam, 12 tháng 11, 1969 (AP) - Dưới bóng cây nhiều mấu xù xì bà Phan Thị Dân lặng lẽ khóc chồng. Thỉnh thoảng bà vuốt ve tấm vài nhựa màu xanh đựng thi hài chồng được bó chặc bằng sợi dây ny lon - một vài cái xương, những mẩu vải áo quần còn sót lại, và chiếc sọ lộ rõ hai chiếc răng vàng còn nguyên vẹn. 

ÔNG NGHĨ GÌ KHI ĐỨC GIÁO HOÀNG XIN THOÁI VỊ?

 Tiến Sỹ Đặng Huy Văn (Viết tặng một người bạn học cùng trường, cùng tuổi)               

Ông nghĩ gì lúc nghe tin Đức Giáo Hoàng xin thoái vị?
Khi Ngài vừa mới tiếp ông cách đó hai mươi ngày[1]
Trải sáu trăm năm rồi mới có một lần như thế
Một vị Giáo Hoàng xin từ chức hôm nay!

Wednesday, February 20, 2013

BẢN CÁO TRẠNG TỘI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Đặng Chí Hùng  - Để tiếp nối Phần 1 của Bản cáo trạng đã đăng tạiDanlambao, tôi xin gửi đến bạn đọc bài số 2 này để bạn đọc tiếp tục tìm hiểu và góp ý về những sự thật cần phải cho thế giới thấy được tội ác cũng như bản chất tàn độc và dối trá của ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đối với dân tộc Việt Nam.

Tuesday, February 19, 2013

MẬU THÂN 1968 “GUINESS” NÓI LÁO CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM



Hoàng Thanh Trúc - Có loại bom, đạn pháo Mỹ nào đủ tàn bạo và dã man để đi lựa từng cái sọ người mà đập cho vỡ trước khi phát nổ và còn lấp đất lại? Loại bom nào đủ “thông minh” để trói tay từng chùm nạn nhân trước khi nổ, nhưng lại làm cho nạn nhân chết mà không banh xác? Loại “đạn pháo” nào lùa hàng trăm thầy cô giáo ra bờ suối cột tay chân đập đầu dìm họ xuống đó?...

Sunday, February 17, 2013

LÊ PHONG LAN VÀ ĐỒNG BỌN CÓ CÒN LÀ CON NGƯỜI NỮA KHÔNG?


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Dối trá, bịp bợm vốn là thói thường của cộng sản bởi cộng sản nghĩa là tội ác mà tội chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ tội ác. Và phàm kẻ nào từng đem tội ra làm phương thức để đạt đến cứu cánh thì chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc. Chính vì vậy mà thế gian chẳng ai còn xa lạ gì sự dối trá của cộng sản. 

ÔI THÀ ƠI EM MAU VỀ ĐI HỌC!




TS: Đặng Huy Văn (Lời thương gửi một nữ sinh viên vào tháng 3/1979)

Lời Tác Giả: Những năm từ 1977 đến 1984, trường tôi có một vài lớp đại học tại chức tại tỉnh Cao Bằng. Tháng 11/1978, tôi đã lên thị xã Cao Bằng dạy học. Lớp tôi dạy khoảng 40 sinh viên phần lớn là cán bộ đang làm việc tại địa phương đi học. Nông Thi Thà là một nữ sinh viên trẻ trong lớp đó, tuổi mới 24 người dân tộc Tày xinh xắn quê tận trên Hạ Lang sát biên giới Việt Trung. 

GỞI LÊ PHONG LAN VÀ ĐỒNG BỌN



Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Tôi là một người sinh sau đẻ muộn và cũng là dân Bắc, hay còn gọi là sinh trong cái nôi xã hội chủ nghĩa “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Nói như vậy cho bà rõ tôi không có thân nhân nào trong vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968. Tuy nhiên tôi nói cho bà và đồng bọn rõ rằng: “Dù một giọt máu của DÂN TỘC tôi, ĐỒNG BÀO tôi đổ xuống do tội ác của đồng bọn của bà cũng không thể tha thứ. Huống chi bà và đồng bọn còn cho quay một bộ phim tài liệu lịch sử đổi trắng thay đen 100% để vu cáo tội ác của Hồ Chí Minh và đồng bọn cho người khác - đó là tội ác không thể dung tha.”

LÊ PHONG LAN, LÁO XÁC CHẾT, LỪA NGƯỜI SỐNG



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu năm 1968 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác bài “Hát trên những xác người” sau khi ông chứng kiến cảnh người dân xứ Huế của ông bị thảm sát trong Tết Mậu Thân, thì nay 45 năm sau, đạo diễn gái Lê Phong Lan không biết từ đâu chui ra làm phim láo trên những xác người dân Huế.

Thursday, February 14, 2013

KỶ VẬT MẬU THÂN



Thiện Giao (Người Việt) - Âm nhạc, và những tài liệu sót lại từ biến cố Mậu Thân 1968 sẽ là nguồn lưu giữ lâu dài nhất, chính xác nhất, những chứng tích liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế. 

"HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI": VIỆT CỘNG LẠI TIẾP TỤC DỐI TRÁ, BỊP BỢM VỀ MẬU THÂN 1968



Dân Làm Báo - Bạn email hỏi (và trách): chuyện Mậu Thân đã mấy mươi năm rồi, lôi lại những hận thù làm gì!? Hãy hướng về tương lai và cho quá khứ yên nghỉ... Entry này xin được thay thế cho câu trả lời. Mời bạn nghe vài khúc Hát trên những xác người của chế độ mà bạn đang "cùng đồng hành để hướng về tương lai."

CHUYÊN ĐỀ MẬU THÂN 1968 - BÀI 4




Tâm Chung (Chính Luận) - HUE 12-4- Người ta lại mới tìm thêm được 48 xác nạn nhân bị C.S. hành quyết trong cuộc tấn công dịp Tết Mậu Thân tại khu Huế. Như vậy cho tới nay tổng số xác tìm thấy đã lên đến gần 2.000 người. Đại tá Lê Văn Thân Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng Huế cho biết tổng số nạn nhân có lẽ sẽ lên tới 3.000 hoặc hơn. Ông so sánh vụ hành quyết tập thể này của C.S. với "những hành động dã man nhất trong Thế Chiến 2". 

CHUYÊN ĐỀ MẬU THÂN 1968 - BÀI 3



Trần Quốc Việt / Dân Làm Báo - Ngày người cộng sản vào Huế là ngày họ đã bỏ lại sau lưng hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần của con người. Và ngày họ rút ra khỏi Huế là ngày những người văn minh cảm thấy kinh hoàng và không thể tưởng tượng nổi trước sự tàn ác không thể nào diễn tả nỗi... 

VALENTINE CHO TẠ PHONG TẦN


TS: Đặng Huy Văn -  (Thương gửi nhà báo tự do Tạ Phong Tần)

 Tôi biết tại Bố Lá hôm nay ngày Valentine vắng ngắt
Dù ai mang quà tới tặng em cũng đều phải quay về
Vì đây không phải là Thánh Đường để ôm em ngây ngất
Cũng không phải là Xứ Sở Tình Yêu xưa má kể em nghe

Wednesday, February 13, 2013

KHAI BÚT ĐẦU XUÂN TRƯỚC TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ

Tết Quý Tỵ
Sáng mùng hai
Trời lất phất mưa xuân
Mưa đang rơi hay nước mắt rơi
Trên tượng đài Đức Thái Tổ?
Một ngàn lẻ ba năm rồi
Sao dân mình vẫn khổ?
Hỡi những kẻ đã ngộ xưng
“Đầy tớ của nhân dân”!

Saturday, February 9, 2013

NỖI ĐAU TẾT MẬU THÂN CHƯA CÓ PHÚT NÀO NGUÔI!


Lời Tác Giả: Tôi có một sinh viên người Thuận An, TP Huế. Ông bà nội của cậu ấy đều bị giết trong Tết Mậu Thân 1968. Ông nội cậu là một bác sĩ quân y phải ở lại đơn vị trực tết nên bà nội phải từ Thuận An lên Huế ăn tết cùng chồng. Tảng sáng mùng 2 Tết, ông nội đã bị bộ đội quân GP giết chết khi họ tiến vào còn bà nội thì bị bắt giam nhưng vì bà còn trẻ (22 tuổi) nên bị bắt đi đào hố chôn người trên Bãi Dâu ngay trong đêm mùng 2 Tết. Do thấy chôn cả người đang sống nên bà đã lao xuống dòng Sông Hương để chạy trốn và đã bị bắn chết, 45 năm rồi vẫn chưa tìm được mộ. Tết này, hai anh em cậu ấy quyết định thuê đò dọc đi xuôi Hương Giang từ bến đò Tuần về cửa Thuận An để vào các làng ven Sông Hương dò tìm theo lời khuyên của một nhà ngoại cảm. Và cậu hi vọng sẽ có người vớt được xác bà trên dòng sông đem chôn. Cầu Trời Lạy Phật phù hộ cho anh em cậu ấy tìm được mộ bà nội để ba mạ cậu bớt đau thương. Nhân dịp tròn 45 năm biến cố Tết Mậu thân, tôi xin có một bài viết để sẽ chia nỗi lòng cùng quí vị độc giả gần xa.

Friday, February 8, 2013

NHÌN LẠI QUÊ HƯƠNG 38 NĂM SAU NGÀY “THẮNG CUỘC”



Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Gần đây, cuốn “BÊN THẮNG CUỘC” do một nhà báo, nguyên là cán binh cộng sản thời hậu chiến, viết và xuất bản tại Hoa Kỳ và phổ biến rộng rãi bằng cả sách giấy và sách điện tử, đã gây xôn xao trong trong các cộng đồng người Việt Nam tự do định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như đối với cả người Việt Nam ở quốc nội. Cũng nhiều lời khen, lắm tiếng chê cho “BÊN THẮNG CUỘC” bởi khách quan mà nhìn nhận thì đấy là một trong những cuốn sách có nhiều thông tin từ cả hai phía. Nhưng theo đa phần những người đã đọc qua thì “BÊN THẮNG CUỘC” chỉ nói lên được một phần ba sự thật, còn lại chỉ toàn là dối trá, nhất là những thông tin liên quan đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đến các tướng lãnh, đến các chính khách và ngay cả đến các Quân Cán Chính cũng như đồng bào miền Nam trước cũng như sau ngày mất nước.

Thursday, February 7, 2013

THƯ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM CHÀO MỪNG LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH VỪA THOÁT KHỎI NHÀ TÙ NHỎ

Hôm nay là một ngày thật đặc biệt đối với phong trào Con Đường Việt Nam: ngày luật sư Lê Công Định bước ra khỏi nhà tù để trở về với vòng tay gia đình và bạn bè. Một ngày mà rất nhiều người chúng ta đã đón chờ từ lâu.

Trước đó vài ngày, chúng tôi nhận được tin anh sẽ về vào ngày 26 Tết. Trong tâm trạng chờ đợi, chúng tôi chỉ biết cùng nhau cầu mong cho điều này trở thành sự thực. Tất cả mọi người đã từng mừng hụt vào năm ngoái, khi nhà cầm quyền có ý định trả tự do cho anh Định nhưng sau đó rút lại quyết định này vào phút cuối.

VỀ MỘT CON NGƯỜI TRONG TÙ

Trần Huỳnh Duy Thức
Lê Thăng Long
Lê Công Định đã về. Niềm vui sắp được gặp lại bạn tràn ngập. Những điều tốt đẹp đang mở ra. Nhưng nhớ đến một người bạn khác vẫn còn trong vòng lao lý mà chạnh lòng. Có lẽ thời điểm mà những người xa nhà khắc khoải nhất là Tết. Đã trải qua 3 cái Tết trong tù tôi hiểu rõ cảm giác đó. Những người ở ngoài nhưng phải xa quê hương vào những ngày Tết còn không tránh được nỗi nhớ nhà. Những người phải vào tù vì tình yêu quê hương thì bị chia cắt với gia đình vào những thời khắc xum vầy thiêng liêng là một nỗi đau với họ.

Wednesday, February 6, 2013

MẬU THÂN TRONG TÂM KHẢM MỘT NHÀ THƠ


Lời Tác Giả: Tình cờ có người thấy một ông già đi xe lăn được mấy người khênh từ máy bay xuống vào trưa ngày 3/2/2013 tại sân bay Phú Bài TP Huế. Nhìn một lúc mới có thể nhận ra, đó là một nhà thơ có những tập kí khá ấn tượng. Nhưng điều làm mọi người ấn tượng nhất là ông từ một giáo sư, một nhà thơ trước 1966 ở Huế có một cuộc sống khá giả mà đã đoạn tuyệt với quá khứ giàu sang để đi theo du kích chống lại bạn bè và những học trò cùng giai cấp của ông. Đặc biệt Tết Mậu Thân 1968, ông đã giúp "bộ đội Giải Phóng Miền Nam" giết chết rất nhiều những người dân vô tội mà phần nhiều là bạn bè và học trò cũ của mình. Ông là một nhân chứng sống của lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam.

Monday, February 4, 2013

EM BÉ TRIỀU TIÊN ƠI!

Người mẹ Triều Tiên ngơ ngác
Về nhà chẳng thấy con đâu
Hỏi chồng, “Anh nào có biết”
“Ăn đi, anh kể em sau!”

Đang khi đói hoa cả mắt
Thầy nồi xáo thịt trong nhà
Như có thần linh mách bảo
Đi tìm ra đống xương da


Saturday, February 2, 2013

45 NĂM SAU MẬU THÂN, MÁU VẪN CHƯA KHÔ TRÊN THÀNH PHỐ HUẾ

Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê Phong Lan thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế…
  “Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là “cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.” – Đạo diễn Lê Phong Lan.

Friday, February 1, 2013

GIÁ XUÂN NÀY CON ĐƯỢC VỀ THĂM MẸ, MẸ ƠI!


(Từ quần đảo Trường Sa con gửi mẹ, mẹ ơi!)

 Mẹ ơi!
Giá xuân này
Con được về thăm mẹ!
Để lợp lại mái nhà xưa
Cho đỡ dột những ngày mưa
Ở nhà chỉ còn mẹ và em gái con
Gắng đừng buồn mẹ nhé!
Tết này con phải ở lại Trường Sa
Vì giặc Tàu quậy phá luôn!