Friday, May 31, 2019

NGƯỜI NHÂN CHỨNG QUA ÐÊM... TRÊN ÐẠI LỘ KINH HOÀNG


Bài thứ 9, Trong Loạt Bài Quảng Trị Mùa Hè 72 Trên Đại Lộ Kinh Hoàng
Giao Chỉ, San Jose
Khi đi tìm nhân chứng của 1 chiến trường hết sức oan nghiệt và thê lương, hết sức dũng mãnh và hào hùng, tôi vẫn không quên đoạn đường đầy xác người trên quốc lộ số 1.
Ngay khi chiến trường còn vương khói súng, cây bút nhẩy dù, đại úy Phan nhật Nam đã viết “ Mùa hè đỏ lửa “. Tác phẩm đem vinh quang cho tác giả đồng thời cũng làm khổ ông sau 1975. Nhưng trước sau “Mùa hè đỏ lửa”  đã gắn liền vào tên tuổi Phan nhật Nam.

ĐI NHẬN XÁC THẦY

Bia của Thầy Horst Gunter Krainick và phu nhân, cô Elisabeth Krainick. Theo thứ tự từ trái sang phải: anh Đồng Sĩ Nam khóa 5, Thầy Bùi Minh Đức, chị Trần Bích Thủy khóa 7, anh Dương Quang Hớn khóa 6, anh Phan Tiên Thái khóa 5, anh Lê Đình Thương khóa 1, cô Búp (khóa 10?), Thầy Lê Huy Chước, anh Hà Thúc Như Hỷ khóa 2, anh Phạm Đăng Thiện khóa 3, anh Trần Phước khóa 7, anh Hầu Mặc Sửu khóa 1 (quay mặt) và con trai của Thầy Krainick (Mr. Krainick Jr.)
 Tôn Thất Sang
-        Kính dâng hương hồn các vị Giáo Sư Đức Quốc:
 Giáo Sư Gunther Krainick và Phu Nhân:
- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943
- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg    1951
- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954
- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế
 Giáo Sư Raymund Discher:
- Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
- Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
 Bác Sĩ Alterkoster:
- Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương
- Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiểm

NHẠC SỸ VŨ ĐỨC NGHIÊM


Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh ngày 30/6/1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong một gia đình tin kính Chúa. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm là con trai của ông bà Vũ Đức Thọ, và là em trai của Mục sư Vũ Đức Chang.
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm say mê âm nhạc từ thuở nhỏ. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 17 tuổi.  Bài hát đầu tiên ông viết là Bến May (1947), một tình ca. Bài thánh ca đầu tiên ông viết là Đêm Đông Xưa, một ca khúc được sáng tác vào mùa giáng sinh năm 1947.  Bài hát đã được các tín hữu Tin Lành Việt Nam đón nhận và yêu thích.  Mặc dầu bài hát đã được sáng tác cách đây 70 năm, nhưng Đêm Đông Xưa vẫn thường xuyên được hát tại các nhà thờ vào dịp lễ Giáng Sinh hằng năm.

NHẠC SỸ THỤC VŨ VÀ “ANH Ở ĐÂY”


Văn Quang
Nhạc sĩ Thục Vũ tên thật là Vũ Văn Sâm, Trung tá Chiến tranh Chính trị, Tham mưu trưởng khối Chiến tranh chính trị Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, vào tù năm 1975 và qua đời trong vùng rừng núi Sơn La, Bắc Việt năm 1977, sau gần hai năm tù đày.

CON NGỰA GIÀ CỦA CHÚA TRỊNH


Phùng Cung
Phương-Lộ là một làng nhỏ hẻo lánh, nằm lọt trong một thung lũng phía Nam chân núi Tản, cách chợ Đan-Lâm chừng bẩy dậm. Từ Đan-Lâm vào Phương-Lộ, trên con đường đất mòn, ngoằn ngoèo men theo dòng suối phải qua một chiếc cầu bằng đá vắt ngang suối, bên cạnh một ngôi đền nhỏ. Trong làng có lão già họ Nông, hai đời chuyên nghề buôn ngựa. Ông cụ sinh ra lão ngày trước là mã phu của triều Trần; khi mãn lính, trở về làng làm nghề buôn ngựạ Năm mười bốn tuổi, lão đã theo cha ra chợ Đan-Lâm học nghề. Lớn lên, lão đã nổi tiếng khắp vùng về môn xem tướng ngựa.

Thursday, May 30, 2019

ĐÁ NÁT VÀNG PHAI

ĐẠI TÁ NGUYỄN QUỐC QUỲNH, CHỈ HUY TRƯỞNG ĐẠI HỌC CTCT ĐÀ LẠT

Kim Thanh/Người Lính Già Oregon
      1.  Đầu năm 1976, từ trại Long Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, cùng với các thành phần “ác ôn, có nợ máu” gồm An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị (CTCT),  Cảnh Sát, Tuyên Úy, có cả Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận –toàn là hàng độc, dữ dằn, cấm kỵ, dưới mắt Việt Cộng. Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. Ai ở đâu là chết dí chỗ đấy, tiểu tiện phải bước qua những thân người nằm rũ liệt, nghe chửi thề inh ỏi khi lỡ đạp lên bụng một ông khó tính, mới đến được hai cái thùng gỗ nhỏ đặt ở cầu thang, lúc nào cũng đầy ứ. Nước uống và lương khô được thòng dây xuống, y như cảnh trong một phim buôn bán nô lệ đã xem đâu rồi.

EM BÉ GÁI TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG CỦA MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972

Thanh Phong

Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Wednesday, May 29, 2019

TƯỞNG NIỆM 50 NĂM ĐỒNG BÀO HUẾ BỊ CỘNG SẢN BẮC VIỆT THẢM SÁT TRONG BIẾN CỐ MẬU THÂN 1968


Bài nói chuyện ngày 17/2/2018 tại trụ sở Cộng đồng Hạt Tarrant - Dallas
Mai Thanh Truyết – Đả Đảo Cộng Sản
Thưa Quý vị Quan khách,
Hôm nay là ngày mùng 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất, trong lúc mọi người con Việt trong và ngoài nước, cùng ngồi với nhau để ôn lại một kỷ niệm đau thương của dân tộc, đặc biệt đối với bà con đất Thần kinh, nhưng tại Việt Nam, đảng CSBV, qua hơn 700 báo chí và các cơ quan truyền thông, truyền hình, liên mạng…cùng đồng lòng lên đồng tập thể, qua những đề tựa thật kêu, nhưng rỗng tuếch như:

Saturday, May 25, 2019

CHUYỆN TÙ “CẢI TẠO” CỦA PHÓ TỔNG THANH TRA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VNCH - TRẦN ĐỖ CUNG


Trần Đỗ Cung
 “…Phí phạm “chất xám” như vậy để cho ba chục năm thống nhất đất nước vẫn lạc hậu. Bây giờ kêu gọi trí thức và “chất xám” trở về xây dựng lại nước thì thật khôi hài và có tin được chăng?...”